Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.. - Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai
Trang 1Ôn tập Phương Tiện Vận Tải
Câu 1: Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân Các tính chất của vận tải 2
Câu 2: Công dụng và phân loại ô tô 3
Câu 3: Cấu tạo chung của ô tô Các thông số khai thác cơ bản của ô tô 3
Câu 4: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải biển Tác dụng của vận tải biển trong buôn bán quốc tế Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển 4
Câu 5-6: nguyên tắc làm việc cơ bản của của tàu thủy/ Các phương pháp phân loại tàu thủy 5
Câu 7: Các thông số kỹ thuật cơ bản của phương tiện thủy 6
Câu 8: Các tính chất cơ bản của tàu thủy 7
Câu 9: Trình bày kết cấu chung của tàu thủy 9
Câu 11: Cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản của vận tải đường sắt Các loại đầu máy và so sánh lựa chọn đầu máy trong vận tải đường sắt 14
Câu 12: Khái niệm, phân loại và công dụng của toa xe sử dụng trong vận tải đường sắt 15
Câu 13: Đặc điểm của vận tải hàng không Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 15
Câu 14: Phân loại máy bay Các yêu cầu chung của kết cấu máy bay 16
Câu 15: Khái niệm, đặc điểm và các mô hình vận tải đa phương thức Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong vận tải đa phương thức 17
Trang 2Câu 1: Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân Các tính chất của vận tải.
Vận tải giữ vai trò quan trọng, tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông
Vận tải có một chức năng đặc biệt là vận chuyển hàng hóa và hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác Không có vận tải thì bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũng không thể thực hiện được Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra… Vận tải cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân
Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, nối liền các ngành , các đơn vị sản xuất với nhau nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất Lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa ngày càng phát triển đời sống nhân dân không ngừng nâng cao đòi hỏi vận tải phải phát triển nhanh chóng mới đáp ứng được nhu cầu vận tải tăng lên không ngừng của nền kinh tế quốc dân
Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty Trong từng xí nghiệp hay công ty…đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm nguyên, vật liệu cho sản xuất cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong
đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất
Các tính chất vận tải:
- Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kĩ thuật, không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động;
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ là thay đổi vị trí của hàng hóa và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hóa
Trang 3Câu 2: Công dụng và phân loại ô tô.
Công dụng:
- Phục vụ nhu cầu đi lại của con người
- Chuyên chở hàng hóa trong sản xuất, phân phối
- Phục vụ các nhu cầu khác: xe cứu hỏa, cứu thương, an ninh quốc phòng, thể thao
Phân loại ô tô:
*Theo công dụng:
- Ô tô chở hàng (ô tô tải) - Ô tô chở khách
- Ô tô du lịch (ô tô cá nhân)
- Ô tô chuyên dùng: ô tô cứu hỏa, cứu thương, ô tô thể thao, quân sự…
*Theo kích cỡ, tải trọng:
- Ô tô tải: 0,55T, 1T, 2T, 4T, 8T, 12T …
- Ô tô du lịch, ô tô khách: 5 chỗ, 8 chỗ, 12 chỗ, 16, 24, 47, 80 chỗ…
*Phân loại theo loại nhiên liệu:
- Ô tô chạy bằng xăng - Ô tô chạy bằng dầu diesel
- Ô tô chạy bằng khí ga - Ô tô chạy bằng nhiên liệu hỗn hợp
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác: dung tích máy, số cầu chủ động, số bánh xe,
kiểu truyền động…
Câu 3: Cấu tạo chung của ô tô Các thông số khai thác cơ bản của ô tô.
Ô tô có cấu tạo gồm các phần sau:
+ Động cơ
+ Phần gầm
+ Phần thân vỏ
+ Phần hệ thống điện
* Thông số kích thước: - Kích thước và hình dáng xe phải phù hợp với chức năng sử dụng Theo GOST 9314 -59 của CHLB Nga qui định chiều rộng của xe không quá 2,5 m; chiều cao không quá 3,8 m; dài không quá 12m; trường hợp kéo nửa moóc dài không quá 20m; kéo hai moóc thì chiều dài tổng cộng không quá 24m
- Các thông số đảm bảo tính cơ động của xe được thể hiện ở bảng:
Loại xe
Khoảng sáng gầm
xe C (mm)
Các góc vát ( độ )
Bán kính thông qua dọc
Rm(mm)
Trang 41 Xe con
2 Xe tải 1,55 t
Trọng tải 812t và có tính
năng thông qua cao
3 Xe khách ( dài từ 716,5 m)
160210 200260 270300 250400 240270
3035 3565 3040 4050 1020
1525 2030 2035 3045 813
24,5 1,53 3,05 1,53,5 4,08
*Các thông số trọng lượng:
- Trọng lượng bản thân xe (tự trọng) Go (Kg, Tấn): bao gồm trọng lượng của xe và các chất lỏng cho phép xe hoạt động: nhiên liệu, dầu, nước, dụng cụ, lốp dự phòng…
- Tải trọng (sức chở ) của xe: Gt (Kg, Tấn) trọng lượng hàng hóa, hành khách cho phép chuyên chở theo thiết kế
- Trọng lượng toàn bộ:G Là tổng tự trọng xe và tải trọng G = Go + Gt
- Tải trọng trục: Ptr (Kg, Tấn, KN): trọng lượng xe phân bố lên các trục xe, phụ thuộc vào
số lượng trục và bố trí trục xe
Câu 4: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải biển Tác dụng của vận tải biển trong buôn bán quốc tế Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển.
*Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển.
- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế
- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên
- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp
Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên
- Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế
- Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng
Trang 5* Tác dụng của vận tải biển trong buôn bán quốc tế.
Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển.
Các tuyến đường biển:Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
Cảng biển:Là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tầu
và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển
Phương tiện vận chuyển:Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tầu biển, tầu biển có hai loại: tầu buôn và tầu quân sự Tầu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải Tầu chở hàng là một loại tầu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tầu buôn
Câu 5-6: nguyên tắc làm việc cơ bản của của tàu thủy/ Các
phương pháp phân loại tàu thủy.
- Ngày nay có thể chia tàu thủy thành các nhóm sau:
* Tàu làm việc trên nguyên tắc khí động học
Trong nhóm này có thể kể hai kiểu tàu đang được dùng phổ biến: tàu trên đệm khí (ACV) tựa hẳn trên một “gối khí” áp lực đủ lớn, được một “váy” mềm bao bọc Tàu hoạt động nhờ lực nâng của “gối”, lực đẩy của chong chóng trong lĩnh vực vận tải người
và hàng, người ta đã đóng acv chở 300 khách, vận tốc 60hl/h Kiểu tàu thứ hai là của nhóm không “mặc váy” nhưng tận dụng ngay thành cứng kéo dài xuống của tàu làm màng giữ khí áp lực lớn Biến dạng của nhóm tàu còn là tàu bọt khí, đẩy bằng thiết bị phụt nước hoặc chân vịt siêu sủi bọt
* Tàu làm việc trên nguyên tắc thủy động lực
Tàu nhóm này làm việc trong nước, làm việc trên nguyên lý thủy động lực Tàu sử dụng lực nâng của cánh chìm, chạy trong nước, để nâng tàu lúc chạy gọi là tàu trên cánh
theo cách gọi của người Nga, thường được gọi là tàu cánh ngầm Cánh của tàu được
dùng dưới hai dạng khác nhau, dạng thường thấy là cánh máy bay, được bẻ gập thành chữ v, đỡ thân tàu Bản thân cánh chạy ngầm sát mặt nước Dạng sau người mỹ gọi là cánh ngầm, với hai chân mang hai thanh trượt, giống như người trượt tuyết Tàu lướt
cũng thuộc nhóm này Tàu có kết cấu đáy dạng tấm trượt, thường được gập thành hình
Trang 6chữ v Tấm trượt khi lướt trong nước chịu lực nâng và lực này nhấc một phần tàu lên, giảm thể tích phần chìm khi chạy
* Tàu hoạt động trên nguyên lý của định luật Archimedes.
Trong trạng thái đứng yên cũng như trạng thái chạy lực đẩy tàu từ dưới lên, gọi là lực nổi do nước tác động, luôn cân bằng với trọng lượng toàn tàu trong trạng thái ấy nhóm này bao gồm các loại tàu chạy sông, tàu đi biển như tàu chở hàng, tàu chở dầu,
tàu khách nói chung, tàu kéo, tàu đánh cá xét về thân tàu, đặc biệt phần thân chìm
dưới nước có tàu một thân, tàu nhiều thân như catamaran hai thân, trimaran ba thân Trong số tàu hai thân còn có một dạng đặc biệt, thân chính thể tích lớn, chìm trong nước, trong khi đó diện tích mặt đường nước của tàu khá nhỏ Tàu này có tên gọi tàu đường nước nhỏ.
Ngoài ra, cùng loại tàu nổi này còn có tàu ngầm, hoạt động chủ yếu trong lòng nước, trên nguyên tắc tàu nhóm ba vừa nêu.
- Theo chức năng chuyên chở và đối tượng phục vụ: tàu hàng, tàu khách, tàu đánh bắt thủy sản, tàu quân sự, tàu nghiên cứu thềm lục địa, tàu chuyên dụng.
Câu 7: Các thông số kỹ thuật cơ bản của phương tiện thủy
1.THỂ TÍCH VÀ TRỌNG LƯỢNG TÀU:
a.Thể tích chiếm nước của thân tàu: kí hiệu V ( m3, cu.ft) là thể tích phần chìm của tàu trong nước
b.Lượng chiếm nước của tàu: kí hiệu D, có giá trị bằng tổng trọng lượng của tàu trong
trạng thái đang tính
c.Lượng chiếm nước tàu không: Do, khi trên tàu chưa chứa hàng, nhiên liệu, hành khách,
thực phẩm
d.Lượng chiếm nước tàu đầy tải: D1, thường dành cho trường hợp tàu đầy tải.
e.Sức chở hay tải trọng tàu đo bằng đơn vị đo trọng lượng, chỉ trọng lượng hàng trên tàu
cùng hành khách, dự trữ, nhiên liệu, dầu nước cho buồng cháy
- Với tàu chở hàng, thành phần sức trở (DWT) không chỉ bao gồm hàng hóa chở trên tàu mà còn dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, Như vậy lượng chiếm nước D bao gồm trọng lượng tàu không và DWT Trọng tải tàu theo DWT tính theo công thức: DW=D-D0
f Tấn đăng kí: RT dùng trong ngành vận tải thủy tính bằng đơn vị đo dung tích Đơn vị đo
tính bằng 100 cu.ft được quy ước là “ 1 tấn đăng kí” Cần phân biệt rõ là tấn đăng kí không tính bằng trọng lượng Tấn đăng ký được sử dụng chính thức và thường xuyên khi đăng kí tàu, là đơn vị chính dùng trong thống kê đội tàu, cơ sở tính thuế khi tàu
Trang 7qua kờnh, dựng tớnh dung tớch tàu và xỏc định tấn đăng kiểm cho tàu là cụng việc bắt buộc trong thiết kế tàu
2 KÍCH THƯỚC TÀU
a.Chiều dài tàu:
+Chiều dài toàn bộ tàu (Lt) là khoảng cỏch đo từ điểm xa nhất trước tàu đến điểm xa nhất sau lỏi
+ Chiều dài đường kết cấu(Lxw) đo trờn đường nước thiết kế, kể từ điểm tiếp nước ở mũ tàu đến điểm tiếp nước phớa sau lỏi
+ Chiều dài giữa 2 trụ (Lpp), là khoảng cỏch đo trờn mặt đường nước, tớnh từ trụ lỏi đến trụ mũi
b.Chiều rộng tàu
+ Chiều rộng tàu lớn nhất Bmax, là khoảng cỏch lớn nhất đo tại mặt cắt ngang tại khu vực rộng nhất của tàu, tớnh từ điểm xa nhất bờn mạn trỏi đến điểm xa nhất bờn mạn phải của tàu
+ Chiều rộng B, là khoảng cỏch đo từ mạn trỏi đến mạn phải tàu, tại mặt cắt ngang tàu đi qua mặt rộng nhất của tàu
c.Chiều cao tàu: kớ hiệu D hoặc H, là khoảng cỏch đo theo chiều thẳng đứng , tớnh từ mộp
trong của tấm ki chớnh đến mộp trờn của xà ngang boong mạn khụ
d.Mớn nước: kớ hiệu d hoặc T, đo trờn trục thẳng đứng, tớnh từ đường cơ bản qua đỏy
tàu , đến đường nước thiết kế Với tàu đỏy bằng mớn nước tiờu chuẩn đo tại giữa tàu
e.Mạn khụ
Chiều cao mạn khụ tàu là hiệu số giữa chiều cao và mớn nước tàu: Fb=D-d hoặc H-T
3 THễNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC TÀU:
a) khỏi niệm về ổn định tàu:
Ổn định là khả năng của tàu chống lại cỏc tỏc động của ngoại lực đó đẩy tàu ra khỏi
vị trớ cõn bằng ban đẩu để đưa tàu trở lại vị trớ cõn bằng này , khi tỏc động ngoại lực khụng cũn nữa
b) Cụng suất tàu: N (Hp, Ps, Cv,kW) là cụng suất định mức của mỏy chớnh tàu thủy, tạo ra
lựa đẩy tàu chống lại cỏc lực cản để tàu chuyển động và phục vụ cỏc hoạt động khỏc theo thiết kế
c) Vận tốc tàu: v (m/s; km/h; HL/h) đặc trưng cho khả năng chuyển động của tàu, ảnh
hưởng đến tớnh năng khai thỏc và kinh tế trong vận tải
Cõu 8: Cỏc tớnh chất cơ bản của tàu thủy.
a ) Tính nổi:
Tính nổi là khả năng của tàu nổi được trên mặt nuớc ở trạng thái cân bằng ứng với trọng tải và mức nước nhất định Tính nổi của tàu
có vị trí quan trọng, nó đảm bảo cho tàu có thể làm công tác vận chuyển hàng hoá hoặc làm công tác chuyên môn khác Tàu có thể chở
Trang 8hàng nhiều hay ít là tuỳ tính nổi Thân tàu chìm trong phần nước chiếm chỗ chịu tác dụng của 2 lực : Trọng lực bản thân của tàu và lực nổi
- Trọng lực bản thân của tàu : Ký hiệu P có điểm đặt lực tại trọng tâm của con tàu, chiều hướng xuống
- Lực nổi (Lực đẩy của nước lên thân tàu) : Ký hiệu D là lực đẩy của phần nuớc bị con tàu chiếm chỗ Điểm đặt lực tại tâm nổi C (trọng tâm của phần thân tàu bị chìm), chiều hướng lên
Khi tàu nổi ổn định thì lực nổi D cân bằng với trọng lượng P của tàu Lúc đó, D và P tác dụng trên cùng phương thẳng đứng có giá trị bằng nhau
b
) Tính ổn định ( thế vững)
Thế vững là khả năng của tàu có thể tự trở về vị trí cân bằng khi
bị nghiêng do tác dụng của ngoại lực (do sóng hoặc gió tác động) Thế vững của tàu được xác định nhờ vị trị trọng tâm G, vị trí
đặt lực nổi C và khuynh tâm M (M là giao điểm giữa mặt phẳng trục dọc của tàu và đường thẳng vuông góc với mặt nước đi qua tâm nổi C )
Tuỳ theo vị trí của 3 điểm : G, C, M mà chia làm 3 trạng thái thế vững : Tốt, trung hoà và kém
+ Thế vững tốt khi M ở phớa trờn của G
+ Thế vững trung hũa khi M trựng với tõm G
+ Thế vững kộm khi M nằm dưới tõm G
c) Tính điều khiển
Tính điều khiển là khả năng tàu giữ được hướng chuyển động cho trước và khi cần
thiết có thể thay đổi dưới tác dụng của bánh lái
Tính điều khiển của tàu gồm 2 đặc tính là đặc tính ổn định và
đặc tính quay trở
+ Tính ổn định trên hướng đi là khả năng tàu giữ được hướng
chuyển động thẳng định trước không cần dùng bánh lái hoặc dùng bánh lái rất ít không phụ thuộc nước sõu hay nông, sóng gió mạnh hay yếu
Nếu tính ổn định hướng đi kém, tàu sẽ bị lệch khỏi hướng đi
định trước và khó duy trì được hướng đi thẳng, sẽ phải bẻ lái nhiều lần làm tăng sức cản, giảm tốc độ và tăng tiêu hao nhiên liệu
Trang 9+ Tính quay trở là khả năng chuyển hướng linh hoạt nhanh chóng,
bán kớnh quay trở nhỏ khi bẻ lái một góc nào đó (vào cảng, luồng hẹp, vùng nghuy hiểm)
Tính điều khiển của tàu phụ thuộc hình dáng thân tàu và hệ thống lái Bánh lái càng xa trọng tâm, khả năng quay trở càng tốt
d) Tính tốc độ (Tính chạy nhanh).
Tính tốc độ là tính năng của tàu khi chạy ở một tốc độ nào đó, máy phát ra một công suất nhỏ nhất để thắng lực cản của nước và không khí Muốn làm tăng tính chạy nhanh của tàu người ta tìm cách làm giảm sức cản của nước và không khí cho tàu
Sức cản của nước liên quan đến hình dáng vỏ tàu, phụ thuộc kích thước dài, rộng của tàu và hình dáng của vỏ tàu và phần thượng tầng thấp
e)
Tính lắc (Tính chòng chành, tính êm dịu vận hành)
Tính lắc là sự dao động của thân tàu quanh một trục
Những dao động của tàu la sự kết hợp của 3 dạng lắc: Lắc ngang, lắc dọc và lắc đứng
- Lắc ngang: Là sự dao động quanh trục dọc, biên độ là góc
nghiêng ngang
- Lắc dọc: Là dao động quanh trục ngang, biên độ là góc nghiêng
dọc
- Lắc đứng: Dao động làm tàu luôn biến thiên mức nước, biên độ
là sự thay đổi mớn nước
Lắc là hiện tượng không có lợi Nó làm tăng sức cản giảm tốc độ của tàu, tốn nhiên liệu, gây ứng lực ảnh hưởng kết cấu, gây khó chịu cho con người, gây nguy cơ lật tàu
Giảm lắc bằng cách gắn thêm long cốt ở ngoài, gắn thêm vây cá hai bên mạn tàu, xếp hàng cân bằng và giảm thấp trọng tâm
f) Tính chống chìm.
Là khả năng của tàu khi bị ngập nước một vài khoang mà vẫn nổi
và vẫn đi lại được Đặc tính này rất quan trọng đối với tàu có nhiều thuyền viên, tàu chở khách, tàu quân sự Tăng tính chống chìm bằng cách chế tạo 2 lớp đáy, làm nhiều bánh ngăn kín nước ngang dọc, chia tàu thành nhiều khoang kín nước
g) Tính bền
Là khả năng thân tàu và các chi tiết cua nó chịu được nội lực, ngoại lực mà không có sự biến dạng phải chế tạo đế tàu có sự bền tốt, cấu trúc thân tàu vững chắc
Trang 10Cõu 9: Trỡnh bày kết cấu chung của tàu thủy
1/ Thân tàu là một cấu trúc kín nước, trong đó đặt các máy móc, thiết bị, vật phẩm dự trữ, hàng hoá Thân tàu bao gồm những bộ phận chủ yếu sau : Khung thân tàu, vỏ tàu, vách ngăn
*Các phần tử kết cấu khung x ư ơ ng t à u:
1 Ki tàu: Là tấm thép dày và chắc chạy dọc dưới đáy tàu từ mũi tới lái
2 Sống dọc đáy : Là những thanh thép chắc đặt dưới đáy tàu và
song song với ki tàu Số lượng sống dọc tuỳ thuộc vào tàu to hay nhỏ
3 Sống cạnh tàu : Là những thanh thép chắc đặt hai bên mạn tàu
chạy dài từ mũi tới lái Sống cạnh tàu nối liền các cong giang với nhau
4 Cong giang : Là những thanh thép cong đặt đứng ở hai bên mạn
tàu và liên kết chặt chẽ với sống cạnh Cong giang được đánh số từ mũi tới lái
5 Sống mũi: Là một thanh thép chắc chắn dọc mũi tàu nối liền với ki
tàu Sống dọc mũi có tác dụng chống va đập với bến bãi cũng nh- các vật nối trên sông biển
6 Sống lái: là thanh thép cong, cứng dọc đuôi tàu và nối liền với ki
tàu Sống lái làm bệ đỡ cho chân vịt và bánh lái đồng thời chống va
đập như sống mũi
7 Đà ngang đáy: Là những tấm thép dày, to bản đặt dưới đáy tàu.
Nó nối liền với các cong giang hai bên mạn thuyền với nhau
8 Xà ngang: Xà ngang là những thanh thép đặt ngang phía trên
thân tàu nối 2 cong giang đối diện nhau và tạo độ cứng vững cho mặt boong
9 Đà dọc: là những thanh thép chạy dọc, nối liền các đà ngang với
nhau và nâng đỡ mặt boong
10 Cột chống: Là những thanh thép chống đỡ giữa các mặt sàn và
đáy tàu
11 Vách ngăn: Là những tấm thép chạy từ đáy tầu đến boong
chính, chia thân tàu thanh các ngăn khác nhau
*Vỏ tàu:
Vỏ tàu là những tấm tôn hoặc gỗ được ghép lại thành khối kín nước bao bọc phía ngoài của khung tàu
+ Vỏ tàu gỗ: Gỗ làm vỏ tàu phải có độ bền cơ học, không ngấm nước, chắc khoẻ, dẻo dai Sau khi ghép, các mối ghép được làm kín và
được thử nước cũng như khí Vỏ tầu có thể được sơn chống ngấm nước,
có khi được bọc một lớp đồng hoặc kẽm