1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chỉ số phát triển con người tại các nước thu nhập trung bình thấp và một số hàm ý chính sách trong bối cảnh mới

11 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 236,04 KB

Nội dung

Bài viết này sử dụng dữ liệu từ 37 nước thu nhập trung bình thấp (LMIC) trong giai đoạn 2002-2019 để phân tích tác động của FDI tới chỉ số phát triển con người (HDI). Tác động này được đặt trong tương quan so sánh với tác động của các dòng vốn khác như viện trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối và chi tiêu chính phủ và trong bối cảnh xét tới mức độ hiệu quả chính phủ, độ ổn định chính trị và lạm phát tại các nước tiếp nhận.

Trang 1

TỚI CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP

VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

TS Nguyễn Thị Vũ Hà, Bùi Thị Anh 1

Tóm tắt: Các dòng vốn nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và phát triển con người tại các nước tiếp nhận Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy, có những giai đoạn và có những quốc gia, dòng vốn nước ngoài lại không góp phần thúc đẩy phát triển con người hoặc có tác động nhưng rất hạn chế Bài viết này sử dụng dữ liệu từ 37 nước thu nhập trung bình thấp (LMIC) trong giai đoạn 2002-2019 để phân tích tác động của FDI tới chỉ số phát triển con người (HDI) Tác động này được đặt trong tương quan so sánh với tác động của các dòng vốn khác như viện trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối và chi tiêu chính phủ và trong bối cảnh xét tới mức độ hiệu quả chính phủ, độ ổn định chính trị và lạm phát tại các nước tiếp nhận Dựa trên mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng, bài viết cho thấy, trong khi FDI, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị có tác động tích cực nhưng không đáng kể tới chỉ số HDI thì kiều hối và chi tiêu chính phủ lại có tác động tích cực đáng kể tới chỉ số này Ngược lại, ODA và lạm phát lại có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới phát triển con người lại nhóm các nước thu nhập trung bình thấp Trên cơ sở các đánh giá và ước lượng, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện chỉ số HDI tại LMICs trong tương lai

Từ khoá: FDI, ODA, mức độ hiệu quả chính phủ, Chỉ số phát triển con người (HDI), nước thu nhập trung bình thấp.

IMPACTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON HUMAN DEVELOPMENT INDEX

IN LOWER MIDDLE-INCOME COUNTRIES AND SOME POLICY IMPLICATIONS IN THE NEW CONTEXT

Abstract: External capital flows, particularly foreign direct investment (FDI), play an essential role in promoting

economic growth and human development in recipient countries, in theory However, some empirical studies show that foreign capital flows do not encourage or have a minimal impact on human development in several periods and specific countries This paper uses data from 37 low-middle-income countries (LMICs) from 2002 to 2019

to examine the effects of FDI on the human development index (HDI) Besides FDI, the paper also investigates the impact of official aids and remittances and government spending on HDI, concerning government efficiency, political stability and inflation in host countries Based on panel regression analysis, we find that FDI, government efficiency, and political stability positively impact HDI, but the magnitude of these variables’ impact was weak

In addition, remittances and government spending had a statistically positive effect on this index In contrast, ODA and inflation have a significant negative impact on human development in the group of low-middle income countries Finally, based on these assessments and estimates, the paper proposes some recommendations to improve the HDI at LMICs in the future.

Keyword: FDI, ODA, Human Development Index (HDI), Low-middle income countries.

1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: hantv@vnu.edu.vn

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

FDI đã trở thành một trong những động lực chính trong phát triển kinh tế và và ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Là một nguồn vốn ổn định và quan trọng trong số các nguồn vốn nước ngoài, FDI giúp chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và kỹ năng quản lý, tăng năng lực sản xuất và tạo cơ hội việc làm cho các nước tiếp nhận FDI cũng là dòng vốn nước ngoài có triển vọng và ổn định nhất vào các nước đang phát triển trong những năm gần đây đặc biệt tại LMICs, khi mà dòng vốn ODA ưu đãi ngày càng giảm dần do các nước này đã trở thành các nước có thu nhập trung bình Trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào LMICs có thể sẽ có sự biến động mạnh bởi xu hướng suy giảm thương mại và đầu tư trong những năm gần đây Đặc biệt, sự xuất hiện của đại dịch Covid 19

đã khiến cho dòng đầu tư toàn cầu bị giảm mạnh, dẫn tới sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu Ngoài ra, biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế số, nền kinh tế xanh cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư tại LMICs

Với những đóng góp trên thì các dòng vốn nước ngoài đặc biệt là FDI có góp phần thúc đẩy phát triển con người tại các nước tiếp nhận không? Theo WorldBank, năm trên bảy tỷ người trên thế giới và 73% người nghèo trên thế giới sống ở các nước có thu nhập trung bình [1] Các yếu tố liên quan đến khả năng quản trị nội tại của mỗi quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến HDI tại LMICs? Việc thu hút và sử dụng hiệu quả các dòng vốn nước ngoài và mức

độ ổn định chính trị có góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân không? Sự bất

ổn trong các mức giá sẽ khiến chất lượng phát triển con người bị ảnh hưởng như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, trước hết bài viết tổng quan các tài liệu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu Sau đó bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của các dòng vốn nước ngoài tới HDI trong bối cảnh có tính tới khả năng quản trị nội tại của mỗi quốc gia và ảnh hưởng của lạm phát Dựa trên số liệu và mô hình nghiên cứu đã được xây dựng, phần cuối cùng, bài viết trình bày các kết quả và rút ra một số hàm ý chính sách cho các nước thu nhập trung bình thấp trong đó có Việt Nam

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nghiên cứu tác động của FDI tới HDI đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, đặc biệt trong bối cảnh gần đây khi mà chất lượng phát triển con người đang ngày càng được coi trọng hơn tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu về chủ đề này tập trung chủ yếu vào những nội dung sau:

Về tác động của FDI tới chỉ số HDI và các thành tố của HDI, Baghirzade, N (2012) dựa vào

hồi quy đơn biến để đánh giá tác động của FDI tới HDI dựa trên 4 khía cạnh là giáo dục, y tế, thu nhập và tuổi thọ tại 12 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập giai đoạn 1995-2009 Kết quả cho thấy, nhìn chung, FDI có mối tương quan thuận với bốn chỉ số HDI Tuy nhiên mối tương quan giữa FDI với các chỉ số của HDI là khác nhau giữa các quốc gia [2] Tương

tự như vậy, các khía cạnh của HDI như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ nhập nhập học và tổng thu nhập quốc dân ở Nigeria trong giai đoạn 1972–2013 cũng được Gökmenoğlu và cộng

sự nghiên cứu đánh giá Nhóm tác giả đã thực hiện các kiểm định đồng tích hợp Johansen (1988), phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường động (DOLS) và kiểm định Toda-Yamamoto (1995) để ước tính tác động dài hạn của FDI tới HDI Kết quả cho thấy FDI có tác động đáng kể đến HDI ở Nigeria trong giai đoạn nghiên cứu Tuy nhiên, tác động của FDI

Trang 3

đối với HDI là một vấn đề phức tạp, do đó, để có được kết quả tối ưu, các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức và tính đến những ưu và nhược điểm của dòng vốn FDI trên một

số khía cạnh của phát triển con người [3] Khác với Gökmenoğlu và cộng sự, Akram lại phân tách FDI thành dòng FDI chảy vào và FDI chảy ra khi đánh giá tác động tới HDI tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất dựa vào mô hình OLS và hồi quy đơn biến và đa biến Kết quả cho thấy khi xét đơn lẻ, cả FDI vào và ra đều có tác động đến HDI nhưng khi xét cả hai cùng nhau thì chỉ có FDI vào mới có tác động đến HDI do dòng FDI vào mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân trong nước trong khi dòng vốn FDI chảy ra lại mang lại lợi ích gián tiếp cho những người này [4]

Về tác động của FDI cùng với các biến số kinh tế vĩ mô tới chỉ số HDI, Guider và cộng sự (2005)

đã tìm hiểu tác động của FDI và GDP tới HDI tại 30 nước có HDI cao nhất trên toàn thế giới trong giai đoạn từ 1991-2002 Nhóm tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy nhiều bước để đánh giá mối quan hệ này Kết quả cho thấy, chỉ có sự thay đổi của FDI mới tác động đáng kể đến HDI, hàm ý các dòng vốn bên ngoài có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bên trong các quốc gia được nghiên cứu [5] Irdam (2012) thì sử dụng các dòng tài chính bên ngoài là FDI, ODA và kiều hối với dòng tài chính trong nước là chi tiêu chính phủ cho nghiên cứu của mình Các phát hiện chỉ ra rằng kiều hối có mối tương quan thuận với trình độ phát triển của con người đặc biệt lài ở các nước có thu nhập trung bình Tuy nhiên, kiều hối có tác động khác nhau tới HDI tại các nước có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề di cư [6] Ngược lại với kết quả của Irdam, thông qua mô hình tác động cố định (FE), Olcoz-Amaya (2020) khẳng định tác động của kiều hối đối với các chỉ số phát triển con người là tiêu cực FDI và ODA có tác động không đáng kể tới HDI về mặt thống kê Tuy nhiên, chi tiêu cho giáo dục và y tế có tác động tích cực và lớn hơn đến HDI so với lượng kiều hối tại các quốc gia được phân tích trong giai đoạn nghiên cứu [7] Đối với Tamer, C R (2013), tác giả xem xét tác động của FDI và ODA tới HDI tại các nhóm nước có mức thu nhập khác nhau ở Châu Phi dựa vào mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng Theo đó, ở các nước có thu nhập thấp, ODA có tác động tiêu cực đến HDI, trong khi FDI có ảnh hưởng không rõ ràng Ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao hoặc thu nhập cao, FDI lại tác động tích cực và đáng kể đến HDI, trong khi tác động của ODA là tiêu cực Nhìn chung, FDI đã mang lại hiệu quả cao hơn cho phát triển con người Ngoài ra, các nước có thu nhập thấp cần có sự thay đổi cấu trúc nội bộ nền kinh tế để hưởng lợi nhiều hơn từ các loại vốn nước ngoài [8]

Về tác động của FDI tới HDI trong bối cảnh có tính tới ảnh hưởng từ các nhân tố từ thể chế, chính trị, thương mại ở mỗi quốc gia khác nhau, Reiter và cộng sự (2010) đã xem xét ảnh hưởng của

chính sách FDI và tham nhũng đến phát triển con người Kết quả cho thấy dòng vốn FDI có ảnh hưởng tích cực hơn đến việc cải thiện phát triển con người khi thực hiện chính sách hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số ngành kinh tế và phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài so với các nhà đầu tư trong nước Ngoài ra, mối quan hệ giữa FDI

và cải thiện phát triển con người cũng tích cực hơn khi tham nhũng thấp [9] Pérez-Segura (2014) đã kết hợp phân tích FDI với 6 chỉ số quản trị toàn cầu (WGI), viện trợ và độ mở thương mại tới HDI và ba chỉ số thành phần của HDI dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất

dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định (FE) Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực đến việc cải thiện HDI, tuy nhiên, tác động không lớn Các chỉ số quản trị có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc cải thiện HDI [10] Trong những năm trở lại đây, toàn cầu hoá trở

Trang 4

thành xu hướng phát triển trên thế giới Vì vậy Bayer và cộng sự (2020) đã sử dụng đồng thời FDI và tự do hoá thương mại trong nghiên cứu của mình về đánh giá tác động tới HDI ở 11 quốc gia chuyển đổi EU trong giai đoạn 1995-2018 Phân tích hồi quy bảng cho thấy tác động của dòng vốn FDI đối với HDI là tiêu cực, trong khi đó tự do hóa thương mại lại ảnh hưởng tích cực đến HDI Tuy nhiên, mức độ tác động của cả hai biến đều rất yếu [11]

Về tác động của FDI đến giảm nghèo và phúc lợi, Uttama khẳng định mối quan hệ tích cực

có ý nghĩa giữa FDI và xóa đói giảm nghèo ở ASEAN Tuy nhiên, mối quan hệ này có sự khác biệt đáng kể giữa các nước thành viên ASEAN [12] Lee, Y (2015) đã nghiên cứu tác động của ODA và FDI tới phúc lợi của 108 nước nhận ODA từ năm 2005-2013 Dựa vào phân tích dữ liệu bảng, tác giả chứng minh FDI có tác động cao hơn ODA đến HDI khi quan sát với các mẫu tổng thể, nhưng với từng khu vực và mức thu nhập thì kết quả thu được lại khác nhau Ngoài FDI và ODA, tác giả còn xem xét tác động của lạm phát, thương mại, tăng trưởng dân

số, chỉ số chất lượng hành chính, tham nhũng, luật pháp tới HDI [13] Gần đây nhất là nghiên cứu của Anetor và cộng sự (2020), với dữ liệu từ 29 quốc gia ở Châu Phi cận Sahara giai đoạn 1990–2017, bài viết phân tích tác động của FDI, thương mại và viện trợ nước ngoài đối với giảm nghèo tại các nước này Dựa vào mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi, các tác giả đã cho thấy FDI và viện trợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến giảm nghèo ở các nước được nghiên cứu Điều này thể hiện mức vốn FDI cần thiết để xóa đói giảm nghèo đã không đạt được và nguồn viện trợ nước ngoài chưa được phân bổ hợp lý tại các quốc gia này Tuy nhiên, thương mại lại có tác động tích cực và đáng kể đến xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp [14]

Có thể thấy, nghiên cứu đánh giá của FDI tới chỉ số HDI rất đa dạng Từ nghiên cứu tác động của FDI cùng với các dòng tài chính trong và ngoài nước cũng như các yếu tố về quản trị tại các quốc gia tại châu Phi, châu Á, châu Âu đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng khác nhau như phân tích hồi quy đơn biến, đa biến… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích tác động của FDI tới HDI tại các nước có thu nhập trung bình thấp Đây là nhóm các nước ngày càng thu hút nhiều vốn FDI nhưng lại bị suy giảm về vốn ODA do đã tiến tới các điều kiện tốt nghiệp ODA Ngoài ra, đây cũng là nhóm có nhiều

khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp Chính vì vậy, nghiên cứu “Tác động của đầu

tư trực tiếp nước ngoài tới Chỉ số phát triển con người tại các nước thu nhập trung bình thấp và một số hàm ý chính sách trong bối cảnh mới” sẽ đánh giá tác động không chỉ của FDI mà còn các nguồn

tài chính trong và ngoài nước có tính đến các chỉ số quản trị quốc gia cùng với yếu tố lạm phát đến chỉ số HDI, từ đó đề xuất kiến nghị những chính sách phù hợp để thức đẩy sự phát triển của con người

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xem xét tác động của FDI tới HDI tại 37 nước LMIC (phụ lục 1) trong giai đoạn

2002-2019, bài viết sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng Đây là phương pháp đã được Irdam, D (2012), Tamer, C R (2013), Pérez-Segura (2014), LEE, Y (2015), Olcoz-Amaya, K (2020), BAYAR, Y và cộng sự (2020), Anetor và cộng sự (2020) sử dụng

Ngoài ra, trên cơ sở tham khảo các yếu tố ảnh hưởng đến HDI từ các bài nghiên cứu của Olcoz-Amaya, K., Irdam, D., LEE, Y Anetor và cộng sự, bài viết đánh giá tác động của FDI tới HDI trong tương quan so sánh với các nguồn vốn khác như viện trợ phát triển chính thức

Trang 5

(ODA), kiều hối (RET) và chi tiêu chính phủ (GOV) Điều này cũng phù hợp với thực tế bởi các nước LMIC thường xuyên nhận được kiều hối quốc tế và ODA từ các nước tài trợ Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích tác động của các biến số này trong bối cảnh có xem xét tới mức

độ hiệu quả chính phủ (GE), ổn định chính trị (PS) và lạm phát (INF) bởi đây là những yếu

tố liên quan đến việc thu hút và sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả các dòng vốn nước ngoài (tham khảo từ Pérez-Segura, A.) Cụ thể, mô hình nghiên cứu tác động của FDI đến chỉ

số phát triển con người tại các nước LMIC được viết như sau:

HDIit = α0 + α1rFDIit + α2rODAit + α3rGOVit + α4rRETit+ α5GEit + α6PSit + α7INFit + εij Trong đó các biến và dữ liệu được thu thập từ các nguồn có uy tín ứng với các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 1 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

rFDI FDI vào một quốc gia

trong năm (%GDP)

FDI có tác động tích cực đến chỉ số phát triển con người do nguồn vốn đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng đi kèm với chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công

ăn việc làm… từ đó cải thiện nền kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển con người

World Bank

rODA

Hỗ trợ phát triển

chính thức mà một

nước nhận được

(%GDP)

ODA có tác động tích cực đến sự phát triển con người tại các nước nhận do ODA thường hướng tới các mục tiêu phát triển con người (mức sống, tuổi thọ và tỷ lệ giáo dục) ở các nước nhận viện trợ

OECD

rRET Kiều hối một nước

nhận được (%GDP)

Kiều hối có tác động tích cực đến chỉ số phát triển con người do nó trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập cho nền kinh tế tiếp nhận và xóa đói giảm nghèo và đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mô hình tiêu dùng của người nhận và tăng đầu tư vốn nhân lực

World Bank

rGOV Chi tiêu của chính phủ

(%GDP)

Chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực đến HDI do khoản chi tiêu này hướng tới việc làm và phát triển các cơ sở công cộng để tạo ra hiệu ứng cấp số nhân cho việc cải thiện phúc lợi xã hội

IMF

GE Chỉ số Mức độ hiệu

quả chính phủ

Hiệu quả chính phủ tác động tích cực đến HDI do chính phủ hiệu quả có nhiều khả năng

ra các chính sách chắc chắn và hiệu quả có lợi cho sự phát triển của con người

Chỉ số này dao động từ -2.5 đến 2.5 trong đó -2.5 thể hiện mức độ kém hiệu quả nhất

WGI

PS Chỉ số mức độ ổn định

chính trị

Ổn định chính trị tác động tích cực tới HDI do nó có thể đóng vai trò là chất xúc tác trong việc củng cố mối quan hệ giữa tác động của FDI đối với phát triển con người

Chỉ số này dao động từ -2.5 đến 2.5 trong đó -2.5 thể hiện mức độ mức độ ổn định chính trị thấp nhất

WGI

INF

Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng

(% hàng năm)

Lạm phát tác động tiêu cực đến HDI do lạm phát khiến giá hàng hoá tiêu dùng tăng, tác động tiêu cực đến chi tiêu chung của người dân, giảm chi tiêu cho y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác

World Bank

Trang 6

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phân tích thống kê mô tả số liệu (Bảng 2) có thể HDI tại LMICs ở mức trung bình và chênh lệch không lớn LMICs đã có sự tiến bộ trong phát triển con người, thể hiện bằng sự gia tăng HDI qua các năm trong giai đoạn 2002-2019 Nếu như năm 2002, nhóm quốc gia này có 23 nước có chỉ số HDI ở mức thấp thì sau 18 năm phát triển, con số này chỉ còn lại 7 nước Hơn nữa, chỉ số HDI thấp nhất tăng từ 0.375 (tại Djibouti, 2002) lên đến 0.512 (tại Senegal, 2019) Một tín hiệu đáng mừng là số các nước có chỉ số HDI trung bình và cao tăng đáng kể, lần lượt từ 16 nước HDI trung bình và 2 nước HDI cao lên đến 25 và 9 nước Sri Lanka là quốc gia có chỉ số HDI cao nhất vào năm 2019, đạt ở mức 0.782 Việt Nam cũng chứng kiến sự phát triển về chỉ số HDI, tăng từ 0.602 năm 2002 lên đến 0.701 năm 2009 và do

đó nằm trong nhóm các nước có chỉ số HDI cao

Hình 1 Tổng số các nước có HDI thấp, trung bình

và cao giai đoạn 2002-2019

Hình 2: Các nước sự thay phát triển từ mức HDI trung bình

lên HDI cao giai đoạn 2002-2019

Nguồn: [16]

Các nước LMIC có sự chênh lệch khá lớn về các dòng vốn và thu nhập nhận được Tỷ lệ FDI/GDP trung bình trong cả giai đoạn 2002-2019 tại Congo là 14.73%, gấp gần 54,5 lần so với Nepal Một điểm cần lưu ý là có hiện tượng rút vốn FDI về nước trong đó nổi bật là Angola (11 năm với tổng giá trị là 35,2 tỷ USD) Về ODA, tại Sao Tome and Principe, ODA chiếm 26,6% trên tổng số GDP của nước này, trong khi đó tại Ấn độ là 0.29% Lượng kiều hối tại các nước LMIC cũng có sự chênh lệch lớn Tổng lượng kiều hối Moldova chiếm 23.73% tổng GDP, ngược lại con số này chỉ đạt 0.011% Angola Thêm vào đó, Ukraine có tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên tổng GDP cao nhất với 43,97% và Bangladesh là quốc gia có tỷ lệ thấp nhất với 13.25% Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này còn ở mức khá cao Tỷ lệ lạm phát trung bình tại nhóm này là 6.33%, cao hơn so với mức trung bình bình của thế giới là 3.58% Đặc biệt, ở một

số quốc gia có mức rất cao như tại Angola, tỷ lệ lạm phát năm 2002 ở mức 108%, Ukraine năm

2015 ở mức 48,7% Tuy nhiên cũng có những nước lại phải đối mặt với tình trạng giảm phát trong từ 1 – 3 năm như Benin, Cabo Verde, Senegal, Bhutan, Congo, Cote d’lvoice…Về mức

độ hiệu quả chính phủ và độ ổn định chính trị, chỉ số này hầu hết các nước LMIC là thấp Có 18/37 nước có chỉ số PS âm và 26/37 nước có chỉ số GE âm hàm ý khả năng quản trị chính phủ chưa cao ở những nước này

Trang 7

Bảng 2 Phân tích mô tả dữ liệu của các nước thu nhập thấp tại châu Phi

giai đoạn 2002-2019

Nguồn: Tính toán trên phần mềm Stata.

Tương quan giữa các biến của mô hình có giá trị nằm trong khoảng từ -0.25 đến 0.429 đều nhỏ hơn 0.5 và hệ số phóng đại VIF của các biến này đều nhỏ hơn 10 với giá trị VIF trung bình bằng 1.26 (phụ lục 2) Do đó, các biến độc lập của mô hình được xem là phù hợp để đánh giá tác động tới biến phụ thuộc

Kết quả ước lượng tác động của FDI và các biến số tới HDI theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM (bảng 3) cho thấy mô hình pooled OLS đã giải thích được 52.77% tác động của các biến số độc lập tới chỉ số HDI tại các nước LMIC Tuy nhiên, khi sử dụng kiểm định F-test thì thấy Pooled OLS không thích hợp bởi có sự tồn tại của tác động cố định ở mỗi quốc gia (F(36, 618) = 54.17, Prob > F = 0.0000) Chính vì vậy, kiểm định Hausman đã được thực hiện để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM Kết quả cho thấy, mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM

Bảng 3 Kết quả ước tính các yếu tố tác động tới HDI theo Pooled OLS, FEM, REM

_cons 0.503*** 55.01 0.560*** 57.45 0.557*** 42.38

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Stata

Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm định Wald, Wooldredge, VIF để xác định khuyết tật mô hình FEM thì chúng tôi thấy rằng mô hình này có hiện tượng tự tương quan và phương sai

Trang 8

sai số thay đổi Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll & Kraay (1998) để khắc phục các khuyết tật này nhằm đảm bảo ước lượng thu được Kết quả ước tính các yếu tố tác động đến HDI sau khi khắc phục các khuyết tật được trình bày trong Bảng 4

Bảng 4 cho thấy, mô hình được lựa chọn cuối cùng đã giải thích được 22,22% tác động của các biến độc lập lên HDI Các yếu tố như FDI, RET, GOV, PS, GE có tác động tích cực tới HDI tại các nước LMIC trong đó kiều hối có tác động mạnh nhất Ngược lại, ODA có tác động tiêu cực tới HDI tại các nước được nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực đáng kể tới chỉ số HDI, gia tăng lạm phát sẽ làm giảm chỉ số phát triển con người tại các nước được nghiên cứu

Bảng 4 Kết quả ước tính các yếu tố tác động đến HDI theo phương pháp D&K

Regression with Driscoll-Kraay standard errors Number of obs = 662

Drisc/Kraay

HDI Coef Std.Err t P>t [95%Conf Interval]

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Stata.

5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

Trên cơ sở đánh giá tác động của các nguồn vốn nước ngoài đặc biệt là FDI đến HDI tại LMICs trong giai đoạn 2002-2019, chúng tôi thấy rằng, kiều hối và chi tiêu chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc gia tăng HDI tại các nước Ngược lại, ODA và lạm phát lại có tác động tiêu cực đáng kể đến HDI FDI, PS, GE mặc dù có tác động tích cực nhưng lại không đáng kể đến HDI tại các nước nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với các nghiên cứu trước đó của Reiter và cộng sự (2010), Irdam, D (2012), Tamer, C R (2013), Pérez-Segura (2014), Anetor và cộng sự (2020) và Kaukab, M E và cộng sự (2021) Tác động của FDI, tuy như kỳ vọng nhưng lại không đáng kể tới HDI là bởi phần lớn FDI mà nhóm các nước này nhận được được đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ nhưng chưa chú trọng tới khía cạnh trách nhiệm xã hội, những yếu tố góp phần trực tiếp vào việc cải thiện phát triển con người Hơn nữa, FDI không đáp ứng trực tiếp và tức thời các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, giáo dục hoặc xã hội của người dân tại các nước đang phát triển Trong thời gian tới, FDI vào các nước

Trang 9

LMICs sẽ có sự biến động bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến dòng vốn này giảm mạnh vào năm 2020 Dòng vốn FDI toàn cầu giảm hơn 40% xuống còn chưa đến 1 nghìn tỷ USD, từ 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2019 [19] Ngoài ra, nguồn viện trợ ODA ngày càng trở nên khó khăn và ít ỏi đặc biệt đối với LMICs, vốn vay ODA không còn nhiều ưu đãi và dòng kiều hối nước ngoài cũng ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid19 Chính vì vậy, chính phủ LMICs cần phải xây dựng các biện pháp, chính sách để nâng cao chỉ số phát triển con người

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, FDI góp phần thúc đẩy phát triển con người Vì vậy, LMICs cần có chính sách

thu hút và sử dụng FDI hợp lý, hiệu quả trên quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng chuyển đổi và phát triển sang nền kinh tế

số và nền kinh tế xanh đang diễn ra ngày càng rõ nét Chính vì vậy, LMICs cần lưu ý thu hút

có chọn lọc lĩnh vực tiếp nhận FDI và nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI

Thứ hai, kiều hối có tác động tích cực to lớn đến HDI do nguồn vốn này làm tăng chi tiêu

của các hộ gia đình cho giáo dục, y tế và tiêu dùng Tuy nhiên, đại dịch Covid đã khiến cho dòng vốn này suy giảm bởi người lao động bị mất/cắt giảm giờ làm và giảm thu nhập Do đó, việc tận dụng kiều hối để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại LMICs sẽ gặp khó khăn Chính vì vậy, các quốc gia nên đưa ra chính sách thuận lợi và hiệu quả để giảm chi phí của dòng kiều hối bằng cách thiết lập các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng mạnh để giảm bớt dòng kiều hối không chính thức

này dàn trải đặc biệt trong bối cảnh các ưu đãi từ ODA đang giảm dần do các nước đã thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp Các nước cần hướng tới việc thu hút và sử dụng ODA vào các dự án hướng tới phát triển con người và đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng các dự án ODA

Thứ tư, chính phủ các nước cần tăng cường hiệu quả các chính sách kinh tế, xã hội, kiểm

soát tốt tham nhũng, lạm phát và tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường để thu hút các dự án đầu tư FDI, ODA chất lượng

Cuối cùng, do chi tiêu chính phủ có tác động tích cực tới HDI nên các nước cần nâng cao

năng lực huy động các nguồn lực trong nước, đặc biệt là các nguồn lực dựa vào thuế Tăng cường cơ sở thuế, vốn là thành phần chính của nguồn lực trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nước thu nhập trung bình thấp Ngoài ra cần xây dựng khả năng chống chịu và tạo môi trường kinh tế vĩ mô cho việc đánh thuế rộng rãi và lành mạnh và đảm bảo chi tiêu công hiệu quả, hướng tới giải quyết các thách thức phát triển xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bank, W Middle Income Countries Overview [cited 2021 15/06]; Available from: https://www.worldbank.

org/en/country/mic/overview.

2 Baghirzade, N., The impact of foreign direct investment on human development index in commonwealth of

independent states 2012, Eastern Mediterranean University (EMU).

3 Gökmenoğlu, K.K., M.O Apinran, and N Taşpınar, Impact of foreign direct investment on human

development index in Nigeria Business and Economics Research Journal, 2018 9(1): p 1-14.

Trang 10

4 Haddad, A.M., The impacts of the inwards and outwards FDI on the development measured by HDI: The case

of United Arab Emirate International Journal of Economics And Financial Issues, 2018 8(4): p 301-312.

5 Guider, T and M.N McNeese, The Impact of Foreign Direct Investment and Gross Domestic Product on

Human Development Index International Journal of Diversity in Organisations, Communities & Nations,

2005 5(2).

6 Irdam, D., The impact of remittances on human development: A quantitative analysis and policy implications

Sociology, 2012 5(1): p 74-95.

7 Olcoz-Amaya, K., Remittances and HDI 2020.

8 Tamer, C.R., The effects of foreign direct investment and official development assistance on the Human

Development Index in Africa 2013: University of Massachusetts Boston.

9 Reiter, S.L and H.K Steensma, Human development and foreign direct investment in developing countries:

the influence of FDI policy and corruption World development, 2010 38(12): p 1678-1691.

10 Pérez-Segura, A., FDI and Human Development: What is the Role of Governance 2014, Honors Thesis.

11 Bayar, Y and M Gunduz, The impact of Foreign Direct Investment inflows and Trade liberlization on Human Capital Development in EU transition economies Online Journal Modelling the New Eurpoe, 2020(32).

12 Uttama, N P (2015) Foreign direct investment and the poverty reduction nexus in Southeast

Asia Poverty reduction policies and practices in developing Asia, 281.

13 Lee, E., K Jung, and J Sul, Searching for the various effects of subprograms in official development assistance

on human development across 15 Asian countries: Panel regression and fuzzy set approaches Sustainability,

2019 11(4): p 1152.

14 Anetor, F.O., E Esho, and G Verhoef, The impact of foreign direct investment, foreign aid and trade on

poverty reduction: Evidence from Sub-Saharan African countries Cogent Economics & Finance, 2020 8(1):

p 1737347.

15 OECD (2021b), Data from Creditor Reporting System (CRS) - OECD, lấy tại trangweb:

h t t p s : / / s t a t s o e c d o r g / q w i d s / # ? x = 1 & y = 6 & f = 2 : 1 8 8 , 4 : 1 , 7 : 1 , 9 : 8 5 , 3 : 5 1 , 5 : 3 , 8 : 8 5

&q=2:188+4:1+7:1+9:85+3:51+5:3,4+8:85+1:1+6:2010,2011,2012,2013,2014,2015,2016,2017 ngày 15/03/2021

16 UNDP (2021), hdr.undp.org/en/statistics/hdi, truy cập ngày 16/03/2021.

17 Worldbank (2021), https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD?view=chart, truy cập ngày 07/03/2021.

18 Worldwide Governance Indicators Lấy tại trang web: http://www.govindicators.org, truy cập ngày

16/03/2021

19 UNCTAD (2021) World Investment Report 2021: Investing in sustainable recovery New York and Geneva: United Nations.

Ngày đăng: 13/11/2021, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w