1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bai 24 Tu truong cua ong day co dong dien chay qua

3 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

nhóm kết quả của TN=> Rút ra +Thí nghiệm: Đổi chiều dòng +Nêu Quy tắc: KL: điện trong ống dây -Nắm bàn tay phải, rồi đắt sao +ĐVĐ: Để xác định chiều -Hiện tượng: Các kim NC trên cho b[r]

Trang 1

TIẾT 24: BÀI 24 TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

A.MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của

thanh nam châm thẳng Nắm được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

2 Kỹ năng: Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây có dòng điện Vận

dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện

3.Thái độ: Hứng thú học tập môn Vật lí; Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ;

Tính trung thực trong khoa học; Tinh thần nổ lực cá nhân, hợp tác trong học tập

4.Năng lực hướng tới: Sử dụng kiến thức; Phương pháp; Trao đổi thông tin; Cá thể.

B TÀI LIỆU-PHƯƠNG TIỆN:

1 Phương pháp dạy học: Củng cố, bồi dưỡng HS những hiểu biết về PP thực nghiệm: Nêu dự

đoán, làm TNKT dự đoán để xác nhận kết quả TN có phù hợp với dự đoán không, rút ra kết luận

2 Phương tiện-Hình thức tổ chức dạy học:

+ Phương tiện: Sgk, SBT, Bảng, Bảng phụ, Phiếu học tập

+ Hình thức tổ chức dạy học: Học tập trên lớp ; Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân ;

Tổ chức cho HS làm TN về từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua Từ đó so sánh, tìm sự giống nhau, khác nhau giữa từ phổ của thanh nam châm thẳng với từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua Tổ chức cho HS tìm hiểu quy tắc nắm tay phải, thực hành áp dụng quy tắc để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

3 Chuẩn bị của GV- HS:

- Cho mỗi nhóm HS: 1 Tấm nhựa có các vòng dây của một ống dây; 1 nguồn điện; Mạt sắt; 1 khoá; 3 đoạn dây nối; Bút dạ; Bảng phụ; Phiếu học tập: Bài tập trắc nghiệm

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* TỔ CHỨC: Kiểm tra sĩ số; Ổn định lớp; Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

9A 9B 9C

* KIỂM TRA (10ph):Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi: Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ

phổ của thanh NC thẳng? Nêu quy ước đường cảm ứng từ? Vẽ và xác định chiều đường sức từ biểu diễn Từ trường của NC thẳng? BT 23.1; 23.2 SBT

* BÀI MỚI

1 GIỚI THIỆU BÀI HỌC: Ta đã biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của nam

châm thẳng Còn từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua được biểu diễn như thế nào ?

2 DẠY HỌC BÀI MỚI :

HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG KIẾN THỨC 1.HĐ1: Tạo ra và quan sát

từ phổ của ống dây có dòng

điện chạy qua (15ph):

-Nêu cách tạo ra để quan sát

từ phổ của một ống dây có

dòng điện: Cho dòng điện

chạy qua ống dây, gõ nhẹ

bảng nhựa, quan sát sự sắp

xếp của các mạt sắt

-Tiến hành thí nghiệm theo

nhóm; Quan sát từ phổ bên

trong và bên ngoài ống dây để

Trả lời câu hỏi C1

+ Yêu cầu HS nêu cách tạo ra

để quan sát từ phổ của một ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã có?

+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm tạo ra từ phổ của một ống dây

có dòng điện chạy qua? Quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để Trả lời câu hỏi C1?

+ HDHS Trả lời câu hỏi C1:

I.TỪ PHỔ-ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA:

1.Thí nghiệm:

+Dụng cụ:

+Tiến hành-Hiện tượng:

-Cho dòng điện chạy qua ống dây, gõ nhẹ bảng nhựa, quan sát

sự sắp xếp của các mạt sắt -Dùng bút dạ vẽ theo sự sắp xếp của các mạt sắt

-Đặt các kim NC nối tiếp nhau trên một đường sức từ

Trang 2

HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG KIẾN THỨC

-Thực hiện câu hỏi C2

-Làm C3 theo nhóm và thảo

luận nhóm,

-Rút ra Kết luận

+ Yêu cầu nhóm HS giơ cao bảng nhựa đã vẽ một vài đường sức từ của ống dây?

Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét?

+ Yêu cầu HS làm C 2 +Yêu cầu HS làm C3 theo nhóm HDHS thảo luận nhóm, rút ra Kết luận ?

+Nêu ND phần thông báo kiến thức SGK-66

+Nhận xét:

-Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống

từ phổ của thanh NC thẳng Bên trong ống dây có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song

2.Kết luận: Sgk-66

2.HĐ2: Tìm hiểu quy tắc

nắm tay phải (10 ph):

+Nêu dự đoán và cách KT sự

phụ thuộc của chiều đường

sức từ vào chiều dòng điện:

Đổi chiều dòng điện trong

ống dây, KT sự định hướng

của các kim NC trên đường

sức từ

+Nêu Quy tắc:

-Nắm bàn tay phải, rồi đắt sao

cho bốn ngón tay hướng theo

chiều dòng điện chạy qua các

vòng dây thì ngón tay cái

choãi ra chỉ chiều đường sức

từ trong lòng ống dây

+Áp dụng: Dùng nắm tay

phải xác định chiều đường

sức từ trong ống dây trong

TN H24.3 Sgk-66

+ĐVĐ: Từ trường do dòng điện sịnh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không?

Làm thế nào để Kiểm tra được điều đó?

+Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo nhóm và HDHS thảo luận nhóm kết quả của TN=> Rút ra KL:

+ĐVĐ: Để xác định chiều đường sức từcảu ống dây có dòng điện chạy qua không phải lúc nào cũng cần có kim NC thử, tiến hành TN như trên mà

ta dùng một quy tắc: Quy tắc nắm tay phải:

- Yêu cầu HS nghiên cứu, phát biểu quy tắc nắm tay phải Sgk-66

+Quy tắc nắm tay phải giúp ta xác định được chiều đường sức

từ ở trong lòng ống dây hay bên ngoài ống dây? Chiều đường sức từ bên trong và bên ngoài ống dây có gì khác nhau?

+ Yêu cầu HS dùng nắm tay phải xác định chiều đường sức

từ trong ống dây trong TN H24.3 Sgk-66

II QUY TẮC NẮM TAY PHẢI:

1.Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tó nào?

+Dự đoán: Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện

+Thí nghiệm: Đổi chiều dòng điện trong ống dây

-Hiện tượng: Các kim NC trên đường sức từ đảo lại chiều

+ Kết luận: Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây

2.Quy tắc nắm tay phải:

a.Quy tắc:Nắm bàn tay phải, rồi

đắt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây

b.Áp dụng:

-Xác định chiều đường sức từ H24.3 Sgk-66

3 LUYỆN TẬP-CỦNG CỐ (10ph):

C4 Sgk-67:

- Vẽ đường sức từ qua kim NC

- Áp dụng quy ước chiều đường sức từ: Là chiều đi từ cực Nam xang cực Bắc của kim NC thử đặt trên đường sức từ đó => Đường sức từ dọc theo trục của ống dây có chiều từ A -> B Vậy đầu A: đường sức từ đi vào: Cực từ Nam của ống dây Đầu B đường sức từ đi ra: Cực từ Bắc của ống dây

Trang 3

C5 Sgk-67:

4 HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:

+Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ: Quy tắc nắm tay phải-Có thể em chưa biết

Sgk-+ HDVN:

- Học, nắm vững nội dụng của bài, áp dụng Trả lời câu hỏi-BT:24 SBT

- Chuẩn bị T25: Bài tập

5 DỰ KIẾN KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:

Câu 1: Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua … phần từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm

A: Khác B: Giống C: Thưa hơn

Câu 2: Để xác định một cách thuận tiện chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện sử dụng :

A: Quy tắc nắm tay phải B: Quy tắc bàn tay trái

C: Quy tắc cái đinh ốc

Câu 3: Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?

A: Chiều dòng điện chạy qua ống dây B: Số vòng dây

C: Chất liệu làm dây dẫn

Câu 4: Khi đặt nam châm thẳng gần ống dây ( chưa có dòng điện chạy qua ) Hiện tượng

gì xảy ra ?

A: Chúng hút nhau B: chúng đẩy nhau

C: Chúng tương tác với nhau D: Chúng không tương tác với nhau

Câu 5: Quy tắc nắm tay phải để xác định :

A: Chiều của dòng điện trong ống dây

B: Chiều đường sức từ của ống dây

C: Chiều của dòng điện trong ống dây và chiều đường sức từ của ống dây

D: Chiều của dòng điện trong ống dây hoặc chiều đường sức từ của ống dây

Câu 6: Các đường sức từ trong lòng ống dây :…

A: Vuông góc với nhau B: Gần như song song với nhau

C: Song song với nhau

Câu 7: Câu phát biểu nào đúng ?

A: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

B: Các đường sức từ có chiều xác định

C: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, các đường sức từ có chiều xác định

Câu 8: Có thể thu được từ phổ bằng cách……lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ

A: Rắc mạt nhôm B: Rắc giấy vụn C: Rắc mạt sắt

Câu 9: Bên ngoài nam châm các đường sức từ có chiều:

A: Đi ra từ cực bắc đi vào cực nam B: Đi vào cực bắc đi ra cực nam

C: Đi từ cực nam sang cực bắc

Câu10: Qui ước chiều đường sức từ là chiều đi …….dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó.

A: Từ cực Nam sang cực Bắc C: Vào ở hai cực

B: Từ cực Bắc sang cực Nam D: Ra ở hai cực

Vân Cơ, Ngày tháng năm 2016

XÉT DUYỆT CỦA TTCM

Đặng Thị Xuân Cảnh

Ngày đăng: 13/11/2021, 04:53

w