Lập bảng về Cách mạng tư sản Anh theo các nội dung: Lực lượng lãnh đạo; Nhiệm vụ cách mạng; Hình thức cách mạng; Lực lượng tham gia; Kết quả; Tính chất.. Tại sao cách mạng công nghiệp di[r]
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1 Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan quân Xiêm xâm lược trong trận
A Bạch Đằng B Chi Lăng C Rạch Gầm - Xoài Mút D Ngọc Hồi - Đống Đa Câu 2 Trước khi tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng
đế, lấy niên hiệu là
A Quang Trung B Thái Nhạc C Hồng Đức D Quang Thuận.
Câu 3 Năm 1804 vua Gia Long đã cho đổi tên nước ta là gì?
A An Nam B Đại Nam C Đại Việt D Việt Nam.
Câu 4 Trong các thế kỉ XVI - XVIII, bộ phận văn học nào chưa xuất hiện?
A Văn học chữ Quốc ngữ B Văn học chữ Hán
C Văn học chữ Nôm D Văn học dân gian.
Câu 5 Phong trào Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn là bước đầu thống nhất đất nước và
A tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
B đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
C tạo điều kiện cho khoa cử phát triển.
D khôi phục lại quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Câu 6 Tác phẩm Lịch triều Hiến chương loại chí do ai biên soạn?
A Trịnh Hoài Đức B Ngô Cao Lãng C Ngô Thời Nhậm D Phan Huy Chú.
Câu 7 Về tổng thể, các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là
A trọng nông, ức thương B trọng thương, ức nông.
C kìm hãm công thương nghiệp D không cho các ngành nghề mới phát triển Câu 8 Năm 1831 - 1832, vị vua nào của nhà Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính?
A Gia Long B Minh Mạng C Thiệu Trị D Tự Đức.
Câu 9 Đến thế kỉ XVII, việc xâm nhập của hình thức kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa vào nông
nghiệp ở nước Anh đã đưa đến sự ra đời của tầng lớp nào?
A Quý tộc phong kiến B Quý tộc mới C Tư sản D Quý tộc thương nghiệp Câu 10 Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
A Thực hiện chính sách “đóng cửa”
B Xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại.
C Liên kết chặt chẽ với nhà Thanh để có chỗ dựa.
D Thực hiện chính sách “mở cửa”.
Câu 11 Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao khi nào?
A Nội chiến bùng nổ B Vua Sác-lơ I bị bắt.
C Nền Cộng hòa được thiết lập C Nền quân chủ lập hiến được thiết lập.
Câu 12 Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba ở nước
Pháp cuối thế kỉ XVIII là
A tiểu tư sản B nông dân C tư sản D thị dân.
II TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm)
Lập bảng về Cách mạng tư sản Anh theo các nội dung: Lực lượng lãnh đạo; Nhiệm vụ cách mạng; Hình thức cách mạng; Lực lượng tham gia; Kết quả; Tính chất
Câu 2 (4,0 điểm)
Tại sao cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nhất ở Anh? Trình bày hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
===== HẾT =====
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 10
I TRẮC NGHIỆM
Mỗi phương án trả lời đúng được 0,25 điểm
II TỰ LUẬN
Câ
u 1
Lập bảng về Cách mạng tư sản Anh theo các nội dung: Lực lượng lãnh đạo; Nhiệm vụ cách mạng; Hình thức cách mạng; Lực lượng tham gia; Kết quả;
Tính chất
3,0 đ
Lực lượng lãnh đạo Tư sản, quý tộc mới 0,5
Nhiệm vụ cách mạng Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển
0,5
Lực lượng tham gia Đông đảo quần chúng nhân dân 0,5
Kết quả Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến 0,5
Tính chất Là cuộc Cách mạng tư sản không triệt để 0,5 Câ
u 2
Tại sao cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nhất ở Anh? Trình bày hệ
quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế
kỉ XIX.
4,0 đ
* Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nhất ở Anh vì:
- CM tư sản ở Anh diễn ra sớm, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản
xuất…
- Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm Điều kiện về nhân công, sự phát
triển kĩ thuật…
* Hệ quả kinh tế:
- Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản…nhiều trung tâm công nghiệp và
thành thị đông dân xuất hiện… nâng cao năng suất lao động
- Thúc đẩy mạnh mẽ những chuyển biến trong các ngành kinh tế khác, đặc
biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải…
* Hệ quả xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản công nghiệp
và vô sản công nghiệp.
- Mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp vô sản
với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên
0,75 0,75
0,75 0,75
0,5 0,5