HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
BAO CAO TONG QUAN
DE TAI KHOA HOC CAP CO SG
XU HUONG TUONG TAC BAO CHI
CUA CONG CHUNG VIET NAM HIEN NAY
Chi nhiém dé tai: TS Nhac Phan Linh
Trang 2MỤC LỤC
MO DAU 2
CHUONG 1:CO SO LY LUẬN VÀ THỰC TIỀN -.5 s-sc ses<csscsssesessessee 21
1.1 Cơ sở lý thuyết của sự tương tác giữa báo chí và công chúng 21
1.1.1 Khải niệm, chức năng và mô hình tương tác xã hội - «+: 21
1.1.2 Tương tác giữa báo chỉ và công chúng " _¬ 23 1.2 Sự phát triển thiết bị thông tin cá nhân và sự giao tiếp mạng 29
1.3 Tiếp cận báo chí của công chúng Việt Nam - 555 52c cccrreererrxee 33 CHƯƠNG 2:CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG TÁC BẢO CHÍ CỦA CÔNG CHỨNG .35
2.1 Nhận diện hình thức và loại hình tương tác báo chí của công chúng 35
2.2 Thực trạng tương tác báo chí của công chúng -ccceseerxee 42 2.1.1 Gửi nhận xét, bình luận về một tỉn/ bài c5 cccccceeeerrrerrrercee 42 2.1.2 Viết bài đăng báo oĂ ScecriHrHrHerreerreero 43 2.1.3 Gửi ảnh, tư liệu mình có đăng bảo HH go 45 2.1.4 Gọi điện đến Đường dây nóng của cơ quan báo chỉ 46
2.1.5 Đềnghị báo chí cung cấp thêm thông tỉn - 5c ccccecccereereee 48 2.1.6 Viết bài báo phản hôi bài báo đã đăng, -oo-ccccccereecee 49 2.1.7 Viết thư góp ý với cơ quan báo chỉ cá ccscceseetcrerrrrrreererrkee 50 CHUONG 3:MUC DICH TUGNG TAC VA CAC YEU TO ANH HUONG DEN TƯƠNG TÁC BÁO CHÍ CỦA CƠNG CHÚNG -eeeeeeeeeeessessrreessosenssroeoaoooae 2 3.1 Nguyên nhân và mục đích tương tác với báo chi của công chúng 52
3.1.1 Nguyên nhân tương tác với báo chí -ccccccSvSEEEEEEEEErrrrrerree 52 3.1.2 Mục đích tương tác với Đảo Chứ so SH Hit 58 3.2 Các yếu tố ánh hưởng đến tương tác báo chí của công chúng 67
3.2.1 Ảnh hưởng từ khả năng tương tác của các loại hình báo chỉ 67
3.2.2 Ảnh hưởng từ đặc điểm nhân khẩu và tâm lý của công chúng, 74
¡4⁄8007.001.04:10140 0006.001577 88
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Ngày 13/11/2015 vừa qua, sự kiện khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của nước Pháp diễn ra do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến hành, làm thiệt mạng hơn 120 người và hăng trăm người bị trương Ngay lập tức, cùng
các hãng thông tấn báo chí trên thế giới, Đài truyền hình Việt Nam VTV đã _
liên tục cập nhật thông tin trên các kênh sóng của mình Đặc biệt, VIV đã thiết lập kênh liên lạc cho các gia đình có người thân đang sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Paris số điện thoại và đường dây nóng với các cơ quan hữu quan ở Việt Nam và Pháp
Một ví dụ khách là khi sự kiện sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, báo điện tử Dân trí đã ngay lập tức chuyên mục Thông tin tìm kiếm người thân tại Nhật Bản Với thế mạnh về khả năng tương
tác cao, chuyên mục nảy đã trở thành cầu nối để độc giả tìm kiếm, liên lạc với người thân tại Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần
Như vậy, có thể thấy, tương tác ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng Tương tác trong hoạt động báo chí ngày càng phát triển theo xu hướng mở rộng hơn, phong phú, đa dạng, thân thiện và hiệu quả hơn
Nếu như với các loại hình báo chí truyền thống, đặc trưng tương tác chủ yếu được xem xét ở góc độ sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí,
người viết báo và người tiếp nhận thông tin, thì đối với các Tòa soạn báo
mạng điện tử, việc tận dụng lợi thế về tính tương tác không những đưa người
Trang 4điều kiện cho họ tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, thu hẹp dần khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và bạn đọc'
Ông giám đốc điều hành của Hiệp hội Báo chí và Xuất bản Quốc tế
(WAN-IFRA), cho biết: “Tương lai của nghành công nghiệp báo chí là làm cách nào giúp người dân tương tác và tham gia vào xã hội của họ Cho dù số lượng phát hành có giảm, báo in, báo điện tử và báo chí trên nền điện thoại di động vẫn sử dụng một số lượng độc giả - và các xu hướng mới nhất cho thấy quảng cáo trên báo in vẫn sống và phát triển tốt tại nhiều quốc gia Nền báo chí chuyên nghiệp hiểu rõ điều đó hơn bao giờ hết, các lợi ích được mang lại bởi kỷ nguyên số hóa đã giúp tăng chất lượng thông tin mà họ đưa tới độc giả, mở ra những vùng đất mới cho báo chí, giúp giảm sự phức tạp của thế giới và tăng cường uy tín với độc g14”; “ Sự phân hóa của thị trường là một sự đe dọa tới mô hình kinh doanh của chúng ta, nhưng vẫn còn cơ hội để quay lại những nhiệm vụ và giá trị cốt lõi của mình: đó là trao quyền tự do cho công dân, bằng cách cung cấp cho họ tin tức và thông tin cần thiết và để xã hội tự đưa ra
các quyết định Các số liệu mới nhất từ Xu hướng Báo chí Thế giới cho thấy
rằng chúng ta có thé thắng lợi trong cuộc đấu tranh này”
Cũng theo cuộc khảo sát, thách thức lớn nhất với các chủ báo đó tiếp
tục và làm cách nào để tăng tính tương tác của độc giả trong các dạng thức số hóa của báo chí Cho dù có hơn một nửa số người sử dụng internet đều từng truy cập vào các website tin tức, thì báo chí vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng thời gian truy cập internet của người dùng, ngày càng có nhiều người đọc tin tức bằng điện thoại và máy tính bảng Theo nghiên cứa tại mỹ, Đức và Pháp, lượng người truy cập để đọc tin tức bằng máy tính bảng cũng như thời
gian đọc tin bằng máy tính bảng là tương đương với loại hình báo in
Trang 5là các mô hình trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực của các phương tiện truyền
thông xã hội, và hiện tượng của sự tham gia của công dân Ý tưởng công dân thường đóng góp nội dung không phải là mới ; báo chí đã truyền tải các con
chữ trong nhiều thế kỷ |
Trong khi cuộc tranh luận rằng tất cả các phương tiện truyền thông xã hội đều là tin tức vẫn diễn ra, thì các cơ quan báo chí đã không lãng phí thời gian khai thác những khía niệm mới, thông qua các mạng xã hội như là một phương tiện tiếp cận tương tác với độc giả của họ Đồng thời cũng khuyến
khích các câu lạc bộ/ diễn đàn đó khiến độc giả của họ tương tác với nhau Và
đó là một trong những sự phát triển mang tính mạnh mẽ và tiềm năng cho tương lai
Đối với mỗi tòa soạn báo, hoạt động tương tác góp phần giúp các cơ quan báo chí nói chung, mỗi nhà báo nói riêng hiểu hơn về công chúng và
nhu cầu, thị hiểu của họ Từ những con số cập nhật về số lượng truy cập trên
mỗi chuyên trang, chuyên mục, với từng bài viết; từ phản hồi, góp ý “hay — dở”, thông tin đúng — sai, bỗ sung thông tin; từ kết quả thăm dò dư luận về trang báo, bài viết; từ những thông tin riêng về mỗi bạn đọc qua E - Mail đã mang đến cho cơ quan báo chí những dữ liệu khá đầy đủ về đặc điểm nhu cầu,
trình độ, sở thích của từng nhóm đối tượng công chúng Trên cơ sở đó, cơ quan báo chí điều chỉnh, bố sung, thay đổi về nội dung, hình thức, mức độ
thông tin, góp phần đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, thu hút và tạo dựng lòng tin
với họ | |
Bên cạnh đó, hoạt động tương tác mang đến cho cơ quan báo chí một
lượng thông tin rộng lớn, có giá trị đặc biệt từ phía bạn đọc Phóng viên có
thể kiểm định dựa trên việc năm thông tin cá nhân do bạn đọc cung cấp, sau
Trang 6Đối với công chúng, hoạt động tương tác giúp họ “sẦn” hơn với cơ quan báo chí.Họ được bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin, góp ý kiến phản hồi ngay sau khi bài báo được đưa lên mạng internet Thay vì phải chờ đợi, họ được sự phúc đáp gần như ngay lập tức của cơ quan báo chí, chí ít là bằng thông tin tự động “Tòa soạn đã nhận được góp ý của bạn” ngay sau khi họ phản hồi Điều này đã làm cho bạn đọc báo mạng điện tử cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn với tờ báo
Ở nước ta, trong những năm gần đây, với hình thức diễn đàn trực tuyến,
tòa soạn đã trở thành cầu nối để công chúng đối thoại trực tiếp với nhân vật Thực chất đây là mối quan hệ tương tác ba chiều (hoặc đa chiều) trên báo mạng điện tử Đa số bạn đọc thích thú với việc tham gia các diễn đàn này, bởi
họ được đặt câu hỏi về vấn đề mình quan tâm và được trả lời trực tiếp bởi
nhân vật tham gia đối thoại Không phải không có lý do khi các cuộc đối thoại trực tuyến với các thành viên của Chính phủ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trong thời gian gần đây luôn thu hút lượng lớn bạn đọc truy cập và đặt câu hỏi trực tiếp với các Bộ trưởng
Với cách đặt vẫn đề như trên, nhằm có cái nhìn tổng thể về thực trạng và khả năng tương tác của công chúng Việt Nam, tác giả quyết định tiến hành thực hiện đề tài “Xu hướng tương tác báo chí của công chúng Việt Nam hiện nay”
2 TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tương tác báo chí của công chúng nằm trong nhóm các nghiên cứu về công chúng truyền thông Do vậy, liên quan đến đề tài, ta có thé chia nội dung tổng quan thành hai nhóm tài liệu sau:
- _ Các nghiên cứu về công chúng truyền thông
Trang 7Ở Việt Nam, trong những năm qua, truyền thông nói chung và báo chínói riêng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.Do đó, nhu cầu nghiên cứu về công chúng nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông được triển khai rộng khắp và được tiếp cận từ nhiều giác độ
e_ Tiếp cận từ bình diện xã hội học báo chí:
Với góc độ tiếp cận rộng, Mai Quỳnh Nam (1996, 1997, 2000, 2001) công bố nhiều công trình liên quan đến công chúng học — một chuyên ngành mới của xã hôi học Việt Nam Ông xem xét mối quan hệ giữa TTĐC và dư luận xã hội, từ đó phân tích mối quan hệ giữa báo chí và công chúng, sự tác động của TTĐC đối với vai trò là phương tiện tổ chức và vận động công
chúng đối với việc hình thành - thê hiện dư luận xã hội và những yêu cầu đổi
mới hoạt động báo chi
Xã hội hoc bao chicua Trần Hữu Quang (2006), là công trình nghiên
cứu tương đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội học báo chí
ở nước ta Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với các quá trình truyền thông, đối với nghề báo, những quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học về công chúng và nội dung truyền thông về ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng Đây là công trình đầu tiên ở trong nước đề cập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí
Một số tác giả tiếp cận vấn đề công chúng dưới góc độ xã hội học, từ
các lĩnh vực khác nhau của đời sống Phạm Bích (1985), đưa ra cách tiếp cận,
Trang 8thực hành của 294 cán bộ hoạt động trong hệ thống TTĐC đối với vẫn đề tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình
Năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu Dư luận xã hội, thuộc Ban Tư tưởng
- Văn hoá Trung ương, đã tiến hành cuộc điều tra quy mô lớn “Về định hướng xem truyền hình” ở Việt Nam tại 24 tỉnh thành trong cả nước với 3475 phiếu điều tra cá nhân Cuộc điều tra này tập trung tìm hiểu hành vi xem truyền hình của công chúng nhằm phục vụ trực tiếp một số yêu cầu cải tiến chất lượng nội dung chương trình và kỹ thuật của đài truyền hình Việt Nam
Đến năm 2002 Trung tâm lại tiến hành một cuộc điều tra “Thăm dò dự luận
khán giả đài truyền hình Việt Nam?” tại 19 tỉnh với sô phiêu 2920 Cuộc điều tra này cung cấp nhiều số liệu cơ bản về nhu cầu, thị hiếu, định hướng và thói
quen xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân
Năm 2001, Trung tâm Đào tạo Phát thanh - Truyền hình thuộc đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện: “Nghiên cứu khán giả truyền hình Việt Nam? tại 5 tỉnh với 2004 phiếu Đề tài đã đưa ra mức độ xem truyền hình của các nhóm công chúng phân theo giới tính, lứa tuôi, nghề nghiệp đối với các chương trình và chuyên mục của đài truyền hình Việt Nam và các đải truyền hình địa phương Hà Nội, Bình Dương
Năm 2005, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả
của Đài Tiếng nói Việt Nam” Dé tai nay da tong kết công tác điều tra thính giả của Đài từ năm 1989 đến năm 2005 đồng thời tiến hành điều tra 1468
thính giả nhằm xác định nhóm thính giả của chương trình Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp và nhiều nội dung dung tương tự đề tài trên để từ đó đưa ra những thông tin giúp Đài cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình
Trang 9niên sinh viên hiện nay nhằm lý giải những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật trong tâm lý tiếp nhận của thanh niên, sinh viên Việt Nam với các
sản phẩm báo chí, qua đó tác giả nêu những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu
quả tiếp nhận của nhóm đối tượng này
e_ Tiếp cận từ bình diện báo chí học:
Trong Báo Phát thanh (2002), Nguyễn Văn Dững bàn về công chúng phát thanh, có định nghĩa khái niệm công chúng, các loại công chúng báo chí,
vai trò công chúng, các nội dung và phương pháp nghiên cứu công chúng
Trong Báo chí với trẻ em (2004), bàn về "nghiên cứu công chúng -
nhóm đối tượng trẻ em", các tác giả nêu vai trò, vị trí của việc nghiên cứu
công chúng - nhóm đối tượng, các nội dung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và một số phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Ở công trình Truyễn thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2006), (Nguyễn Văn Dững chủ biên), với phương pháp tiếp cận hệ thống, các tác giả đề cập vấn đề nghiên cứu công chúng - nhóm đối tượng trong mỗi quan hệ một chu trình truyền thông, phân tích nội dung của nghiên cứu ban đầu về công chúng, gồm ba bình diện, các bước tiễn hành và phương pháp nghiên cứu
Trong những năm qua, các Đề rài tiến sĩ ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu công chúng của các phương tiện thông tin đại chúng Dé tai tién sĩ xã hội hoc "Truyén thông đại chúng và công chúng - trường hợp thành phố Hỗ Chí Minh" của Trần Hữu Quang (1998), là công trình mang tính đại diện và nghiên cứu công chúng truyền thông, mức độ và cách thức tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân TP.HCM, phân tích tương quan giữa đọc báo, xem truyền hình và nghe đài phát thanh, "các frực nội
đụng thường được theo đỗi”, "các mô thức tiép nhận TIĐC”, "sự tác động của một số nhân tổ", những luận giải khoa học từ kết quả điều tra xã hội học
[65, tr 169]
Nam 2008, Tran Bao Khanh đã tiến hành bảo vệ Đề tài tiến sĩ về đề tài:
Trang 10mô tả các đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam và đưa ra một số dự báo về sự thay đôi đặc điểm của công chúng trong thời gian tới
Cũng trong năm 2008, Trần Bá Dung đã bảo vệ Đề tài tiến sĩ với đề tài: “Nhu cau tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội” Đề tài mô tả nhu cầu và mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến những nhu cầu tiếp nhận này
Ngoài ra, nhiều Luận văn thạc sĩ chọn nhóm công chúng — đối tượng của một loại hình báo chí cụ thể hướng tới tác động: Ảnh hưởng của internet
đối với công chúng Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Phạm Thị Thành (2004); Công chúng báo phát thanh hiện nay — khảo sát công chúng Đài Tiếng nói Việt
Nam tại Hà Nội, từ 8 — 1993 đến 8 — 2004, luận văn thạc sĩ, Phạm Thị Thanh
Tinh (2004) Luan van “Nhu cau và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội hiện nay” của Nguyễn
Viết Sơn (2008) nghiên cứu, nhận diện nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí và
điều kiện tiếp nhận của sinh viên, đưa ra các giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và điều kiện tiếp nhận để có thể nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí vào nhóm công chúng sinh viên
Luận văn “Công chúng báo in và báo điện tử”của Nguyễn Thu Giang (2009) đã có những so sánh cụ thể giữa hai nhóm công chúng của hai loại
hình báo chí, đồng thời đưa ra một s6 xu hướng phát triển của báo chí hiện đại
cũng như giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả của hai loại hình báo chí trên
Bên cạnh các Đề tài, Luận văn của chuyên ngành báo chí, Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện rất nhiều các công trình
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại hình truyền thông đại chúng với các nhóm công chúng tiếp nhận Một vài dẫn chứng tiêu biểu như:
- Năm 2004, đề tài “Thực trạng và nhu cầu tiếp cận TTĐC của sinh
Trang 11Đây là một đề tài nghiên cứu với qui mô nhỏ kết hợp định tính và định lượng
dé tìm hiểu về hành vi của sinh viên đối với các ấn phẩm và các chương trình trên phương tiện TTĐC Đề tài đã tổng hợp được những mong muốn của sinh
viên xem các kênh truyền hình, nội dung và các chương trình truyền hình cụ
thể Số liệu của đề tài để phục vụ lớp bồi dưỡng của Hội Nhà báo cho các
phóng viên viết về thanh niên
- Năm 2006, đề tài “Tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng của người dân vùng Tây Bắc” của Khoa Xã hội học — Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho thấy ngay cả những vùng khó khăn như Tây Bắc, những điều kiện tiếp nhận thông tin đại chúng cũng đã ở mức tương đối cao, và cũng
cho thấy tivi vẫn ở ngôi đầu: 79,2% người trả lời có tivi, 69,2% có điện thoại
cố định, 85% có dan âm | thanh/karaoke, trong khi chi c6 32,3% co
radio/cassette Mitc dé xem truyén hinh & nha hang ngay, tir 5 — 6 — 7 ngay/ tuần la 84% số người trả lời Trong khi mức độ nghe đài phát thanh hàng
ngày chi cd 6% |
- Năm 2009, nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của người dân và nhu câu đối với đài phát thanh” được thực hiện tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với mẫu nghiên cứu đại diện là người dân tỉnh Đồng Tháp Nghiên cứu này nhằm bồ sung các nguồn số liệu còn thiếu để phác họa lên bức tranh khá toàn cảnh về việc tiếp cận các phương tiện TTĐC của người dân Việt Nam
- Cũng năm 2009, cuén “Truyén thông Việt Nam trong bỗi cảnh toàn cầu hóa”, Nxb Dân trí là công trình tuyển tập bài nghiên cứu truyền thông của Khoa, đề cập rất nhiều đến các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhu cầu tiếp cận, thực trạng tiếp cận, hiệu quả truyền thông đối với công chúng
Trang 12điều tra của chương trình nghiên cứu "Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại
chung", của Tạp chí Xã hội học, tháng 2-1998
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu có tính hàn lâm đã nêu trên, nhiều công
ty, doanh nghiệp, dự án thuộc các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, nghiên
cứu thị trường đã tiến hành nhiều cuộc điều tra có liên quan đến công chúng các phương tiện thông tin đại chúng
Điển hình như cuộc điều tra của Net Index đã được Kantar Media phối hợp với Yahoo! thực hiện từ năm 2009 để khảo sát về người sử dụng Internet tại Việt Nam Phạm vi điều tra của hai năm 2009, 2010 chọn khảo sát cả khu vực nông thôn, riêng năm 2011 tập trung điều tra khu vực nội thành, đồng
thời tăng số lượng mẫu khảo sát lên 1.500 mẫu Đối tượng nghiên cứu cũng được điều chỉnh từ lứa tuổi 15 đến 54 tuôi thay vì trước đây từ 15 đến tuổi mức trên cùng Mẫu khảo sát chọn ngẫu nhiên, điều tra bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt để tạo tương tác giữa người khảo sát và người trả lời để đảm bảo kết quả thu nhận được chính xác nhất do sự thân
thiện mang lại khác biệt hơn so với khảo sát trên mạng Xu hướng sử dụng internet của người Việt Nam năm 2011 cho thấy hai điểm nỗi bật của cuộc điều tra năm nay, đó là người dùng internet vẫn tăng đều đặn, tỉ lệ người dùng di động để truy cập internet đang tăng nhẹ
Theo Trần Bá Dung, [9], ở Việt Nam, rất ít (cũng có thê nói là chưa có) những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loại hình báo chí tới tất cả các
nhóm công chúng có tính đại diện cho cơ cấu dân số, nhất là từ khi xuất hiện
loại hình báo điện tử - internet Các công trình thường chỉ nghiên cứu riêng rẽ tác động của từng loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh ), từng nhóm công chúng đặc trưng (sinh viên, trẻ em, phụ nữ, nông dân )
Đánh giá trên của Trần Bá Dung có thể coi là cái nhìn khái quát và khách quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến công chúng báo chí cho
Trang 13cứu xu hướng tiếp nhận đối với từng loại hình cụ thể riêng rẽ hoặc tiếp cận
chung đối với các loại hình TTĐC để có cái nhìn tổng thể ở phạm vi hẹp với
một địa bàn cụ thể Các nghiên cứu sâu, chuyên sâu nhằm đi đến sự so sánh toàn diện sự khác biệt về thực trạng tiếp nhận các loại hình TTĐC của công chúng ít khi được thực hiện Đặc biệt, nghiên cứu về các loại hình truyền
thông mới trong xu hướng phát triển của các loại hình báo chí chưa xuất hiện trong bất cứ công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam, trừ các bài báo hay nghiên cứu của các công ty, doanh nghiệp Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng như quản lý truyền thông thiếu các cơ sở khoa học tin cậy để dự báo xu hướng vận động và quan hệ tương quan giữa các loại hình truyền thông đại chúng ở Việt Nam
— 2/2, Các nghiên cứu về tương tác báo chí của công chúng
Trong bài viếtTính tương tác của báo mạng điện tử qua phân tích 100 Báo chí Mỹ của Tanjev Schultz, Viện Nghiên cứu văn hoá và quốc tế, Đại học Bremen cho thấy:dựa trên những quan sát khá ấn tượng, các nhà phê bình nhấn mạnh rằng tổ chức phương tiện truyền thông truyền thống chỉ cung cấp các ảo tưởng về tương tác trên Net (ví dụ, Lasica, năm 1996; Saila, 1997) Những năm trước đây, Katz lập luận rằng hầu hết các tờ báo trực tuyến không cung cấp địa chỉ e-mail của các phóng viên và biên tập viên của họ (Katz, 1994) Một nghiên cứu của Newhagen, Cordes, và Levy (1995) cho thấy răng các biên tập viên của bản tin đã thậm chí không nhìn vào e-mail từ khán giả của họ, mặc dù họ đã khuyến khích mọi người một cách rõ ràng để gửi ý kiến Rõ ràng là chỉ sự sẵn có của các công cụ cho phép truyền thông tương tác cho
biết rất ít về các nhà báo và khán giả của họ sử dụng chúng Tuy nhiên, nó là
một điều kiện cần thiết cho sự bắt đầu của bài giảng tương tác Theo đó, báo chí trực tuyến có thể khai thác e-mail, phòng chat, các cuộc thăm dò trực
Trang 14lập các quá trình truyền thông phản ứng và có thê tương tác Chúng tạo thành các £ừy chọn tương tác.”
_ Bên cạnh đó, phải kế đến một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
như:
Lê Thu Hà, Sự gia tăng tinh tương tác của công chúng — tương lai của báo chí, Tạp chí Nghề báo, 01/2014 |
Nguyễn Minh Huế, Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử, Lạp chí Tuyên giáo số 6, 2012 -
Phạm Thị Thanh Tịnh,Tính tương tác trên báo phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại, Tạp chí Nghề báo
Ngoài ra, một số công trình luận văn, luận án tiêu biểu của học viên các chuyên ngành báo chí, truyền thông của Học viện Báo chí, như luận văn cao học “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng điện tử ”của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hươnghay luận án tiến sỹ “Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam ” năm 2015 của Lê Thu Hà
Luận văn của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương đã trình bày một cách hệ thống các khái niệm về Báo mạng điện tử và tính tương tác như là một đặc trưng của loại hình Báo mạng điện tử; Khảo sát, phân tích hiệu quả tương tác giữa các tờ báo mạng điện tử lớn của Việt Nam đối với công chúng và tổng kết những hình thức, công cụ tương tác hiện đang sử dụng; Đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế khi vận dụng
những hình thức và công cụ tương tác trong hoạt động của loại hình Báo
mạng điện tử, Luận văn chuyên ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Lê Thu Hà với luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng,Xu hướng tiếp
nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam, 2015,đã đưa ra nhận định học vấn quyết định khả năng tương tác với báo chí Cụ thể,những người có trình độ học vấn thấp thường chỉ tập trung theo dõi hàng ngày hai loại hình
Trang 15
báo chí là truyền hình và phát thanh Họ thường quan tâm đến vấn đề xã hội, gắn liền với các thông tin giật gân, xì căng đan Trong khi đó, càng học vấn cao, người ta càng ít quan tâm đến những dạng “rác thông tin” kiểu giật gân, xì căng đan câu khách vốn vẫn xuất hiện trên nhiều sản phâm báo chí hiện nay
Nghiên cứu này cũng chỉ rõ hoạt động tương tác đơn giản nhất là Gởi
nhận xét, bình luận về một bào bảo hay Gọi điện đến đường đây nóng của một cơ báo chí chỉ thực sự diễn ra từ nhóm có trình độ học vẫn trung học phổ
thông trở lên, với 45,1% công chúng có tham gia hoạt động này Những hình thức tương tác cao cấp hơn, phức tạp hơn như Gửi ảnh, tư liệu; Gửi bài đăng
báo; Viết bài phản hôi một bài bảo khác cũng chỉ thực sự diễn ra từ nhóm
trình độ cấp 3 trở lên và thể hiện rõ nhất với nhóm học vấn đại học và trên đại
học |
Trong khuén khé Lién hoan Phat thanh Truyền hình lần thứ 17 năm 2015, đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Tương tác giữa báo chí và mạng xã
hội”.Việc lựa chọn chủ đề hội thảo trong Liên hoan Phát thanh Truyền hình
năm nay nhằm thay đổi cách thức sản xuất chương trình phát thanh truyền
hình của Đài PTTH tỉnh và các Đài TTTH địa phương, thể hiện sự cập nhật
kịp thời với xu thế truyền thông hiện đại
Ngày 13/5/2015, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Văn
phòng đại diện Quỹ tài trợ Konrad — Adenauer — Foundation (Vién
KAS,CHLB Đức) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Tương tác giữa báo chí và
mạng xã hội” Các đại biểu đã tham thảo luận, bày tỏ quan điểm, những sáng
kiến, kinh nghiệm về việc làm thế nào để khai thác được mặt tích cực của sự
tương tác giữa báo chí và mạng xã hội vào quá trình tác nghiệp của nhà báo Các ý kiến cũng thảo luận, phân tích các vấn đề liên quan đến việc nhà báo sử dụng mạng xã hội như thế nào trong quá trình tác nghiệp, đồng thời chỉ ra một
số thách mà báo chí hiện đại đang phải đối mặt trước sự phát triển mạnh mẽ
Trang 16Trên cơ sở quá trình khảo lượccác công trình về công chúng truyền thông và tương tác truyền thông ở trên, tác giả nhận thấy hầu hết các công
trình nghiên cứu về tương tác báo chí còn nhỏ lẻ, thực hiện trong phạm vi
he4pj, quy mô nhỏ, thiếu một nghiên cứu có khả năng bao quát và chi tiết hành động tương tác của công chúng với báo chí Do vậy, nghiên cứu “Xu hướng tương tác báo chí của công chúng Việt Nam hiện nay” của tác giả hi vọng sẽ khỏa lâp được các vân đê trên
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
— Nghiên cứu nhằm làm rõ các hành vi tương tác báo chí và xu hướng tương tác báo chí của công chúng Việt Nam Qua đó,tác giả đề xuấtmột số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường khả năng tương tácvới công chúng của các cơ quan báo chí Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1)Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu về tương tác báo chí của công chúng Việt Nam
(2) Khảo sát, làm rõ các hành vi tương tác báo chí của công chúng
(3)Làm rõ các lý do và các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác báo chí của công chúng
(4) Chỉ ra xu hướng tương tác báo chí của công chúng Việt Nam '
(5)Đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường khả năng tương tác với công chúng của các cơ quan báo chí Việt Nam
4 KHUNG LÝ THUYÉT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
4.1 Giả thuyết nghiên cứu
(1) Công chúng ngày càng có xu hướng tương tác nhiều hơn với báo chí (2) Sự phát triển của báo mạng và sự bùng nỗcác thiết bị đi động cá nhân
Trang 17(3) Thanh niên có xu hướng tương tác báo chí nhiều hơn nhóm trung niên và người cao tuôi
(4) Mức độ sử dụng báo chí của công chúng tỷ lệ thuận với mức độ tương tác 4.2 Khung lý thuyết | Hoạt động của các cơ quan báo chí Việt Nam | XU HƯỚNG TƯƠNG TÁC BAO CHI ' CUA CONG CHUNG ~ ok A Dac diém nhan Ẩ - iA khâu của các nhóm công chúng Giới tính + A Tiếp cận báo chí của công chúng - Độ tuôi - Mức độ e Các hình Trình độ học tiếp cận thức tương van - Nội dung tác báo chí tiép can Nghề nghiệp Điêu kiện kinh tê e Động cơ, lý do tương tác
Sự phát triển của thiết bị thông tin cá nhân và sự bùng nỗ
giao tiếp mạng của công chúng
Các lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng được khái quát từ các nghiên cứu thực nghiệm đầu thế kỷ 20ở Pháp (Trần Hữu Quang, 2008) đều chỉ rõ sự tác động của các yếu tố nhân khẩu như giới tính, độ tuổi, vùng miễn, học vấn, nghè nghiệp v.v có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và phương thức sử dụng báo chí của công chúng Do vậy, các đặc điểm nhân khẩu này được tác giả xác định là nhóm biến số độc lập trong khung lý thuyết, có tác động mạnh nhât đên mức độ và nhu câu sử dụng báo chí của công chúng Việt Nam
Bên cạnh đó, khái niệm xu hướng nhằm chỉ những hoạt động đã, đang và tiếp tục diễn ratheo một cách thức, một con đường, một lối đi nào đó Do
Trang 18nền tảng của hiện tại Với lý luận này, ta xác định được xu hướng tương tác
báo chí của công chúng được hình thành dựa trên nền tảng của thực trạng tiếp
cận và sử dụng báo chí của người dân.Do vậy, thực trạng tiếp cận báo chí của
công chúng được xác định là nhóm biến số cơ sở đóng vai trò trung gian dé hình thành xu hướng tương tác báo chí của công chúng
Tuy nhiên, mỗi liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu với thực trạng sử
dụng và xu hướng tương tác báo chí của công chúng còn cần phải được xem xét trong sự tác động của các yếu tố của môi trường Ở đây, điều kiện khách quan cho sự tiếp cận và tương tác báo chí của công chúng chính là thị trường truyền thông nói chung, cụ thể là sự phát triển và mức độ phủ sóng của các cơ
quan báo chí Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu bạn đọc, khán, thính giả ở
mức độ nào Yếu tế môi trường thứ hai tác động đến hành vi tương tác của công chúng chính là sự phát triển của công nghệ truyền thông cá nhân với các
thiết bị số thuận tiện, với giá thành phải chăng như điện thoại thông minh
(smart phones), máy tính bảng (tablets), hay sự phổ cập hóa mạng viễn thông 3G, 4G, cũng như hình thức phát wifi miễn phí ở các địa điểm công cộng Yếu tố môi trường thứ ba làsự hình thành thói quen và nhu cầu giao tiếp mạng thông qua các diễn đàn điện tử của công chúng truyền thông Tất cả ba yếutố
môi trường này được xác định là nhóm biến số can thiệp có ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình chủ thê cá nhân tương tác với báo chí
5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp luận
* Phương pháp luận chung: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về báo chí — truyền thông
Trang 19* Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết: Truyền
thông đại chúng, lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết xã hội học báo chí trong định
hướng phân tích
5.2 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội nhân văn như phân tích - tổng hợp; quy nạp — diễn dịch
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, bao gồm nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, quan sát — tham dự) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phỏng vẫn Anket)
> Nghiên cứu tài liệu
Các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo, các trang thông tin
điện tử về các nội dung như: PTTTĐC; phương thức tiếp cận các PTTTĐC của công chúng; tác động của các PƯFTĐC đối với công chúng; tương tác báo chí của công chúng v.v
> Phỏng vấn bằng bảng hỏi (Anket):
Kết quả phân tích định lượng được trích xuất từ bộ đữ liệu khảo sát
1800 công chúng truyền thông trên phạm vi toàn quốc của chính tác giả thực hiện từ tháng 01 đến tháng 10/2013 Bộ công cụ này bao quát toàn bộ hoạt động tiếp cận và sử dụng truyền thông của công chúng Việt Nam, trong đó,
nội dụng khảo sát về tương tác báo chí được tách riêng một phần độc lập
Phương thức lấy mẫu của khảo sát này được chia đều theo 03 vùng địa ly Bac — Trung — Nam (600 mau/ ving) Cu thé:
e Mỗi vùng địa lý lấy 2 tỉnh/ thành , với cơ cấu tỉnh công nghiệp và
_ tỉnh nông nghiệp (300 mẫu/ tỉnh) |
Trang 20e Mỗi quận/ huyện/ thị chọn 2 phường/ xã, với cơ cấu ngành nghề khác nhau (75 mẫu/ phường - xã)
e _ Mỗi phường/ xã chọn 1 khu/ tổ/ thôn dân cư để tiễn hành điều tra e© Danh sách mẫu được lập dựa trên danh sách thống kê toàn bộ nhân
khẩu từ 13 tuổi trở lên của các hộ gia đình trong khu/ tổ/ thôn dân
e Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn được thực hiện theo nguyên tắc lấy ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách mẫu đã xây dựng
> Phỏng vấn sâu (PVS):
Dữ liệu PVS được trích xuất từ kết quả phỏng vấn 120 công chúng
truyền thông nằm trong cuộc khảo sát năm 2013,với cơ cau PVSnhư điều tra
bằng bảng hỏi Anket |
e Kỹ thuật xử lý thông tín va số liệu điều tra:
- Xử lý thông tin từ phiếu điều tra Anket bằng phần mềm thống kê định lượng SPSS 20.0 - Xử ly thông tin các cuộc phỏng vấn sâu băng phần mềm thống kê định tính Nvivo 7.0 6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài là công trình có quy mô đủ lớn đề đánh giá khái quát về sự tương tác của công chúng truyền thông Việt Nam với các loại hình báo chí.Các cơ sở lý luận của đề tài góp phần định hình một bộ khung lý thuyết về tiếp cận và nghiên cứu tương tác báo chí của công chúng
Trang 216.2 Ý nghĩa thực tiễn
e Đề tài góp phần trả lời các câu hỏi công chúng Việt Nam đang tương tác với báo chí qua những phương thức nào, bằng những công cụ nào, bởi các lý do nào v.v
e Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý báo chí, các
phóng viên, các nhà truyền thông, các nghiên cứu viên
e Hội nhà báo Việt Nam có thể sử dụng làm báo cáo cho Hiệp hội báo chí thế giới
7 KET CAU CUA DE TAI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, nội dung Đề tài gồm 3
Trang 22CHUONG 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
1.1 Cơ sở lý thuyết của sự tương tác giữa báo chí và công chúng 1.1.1 Khái niệm, chức năng và mô hình tương tác xã hội
°«_ Khúi niệm tương tác: |
Tương tác xã hộilà một khái niệm khá trừu tượng trong Xã hội học.Nó được quy định từ hai khái niệm hành động xã hội và quan hệ xã hội
Hành động xã hội là một khái niệm được các nhà xã hội học như M
Weber, K Mark, G Mead, T.Pasons rất quan tâm.Họ đều coi hành động xã hội là cốt lõi mối quan hệ giữa con người và con người, là cơ sở đời sống xã hội của con người.Có nhiều định nghĩa khác nhau về hành động xã hội nhưng định nghĩa của nhà xã hội học M.Weber được coi là hoàn chỉnh nhất Theo ông: “Hành động xã hội là hành động mang ý nghĩa chủ quan và có định hướng đến người khác”
Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã hội với nhau mà chủ thê đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.Các tác động qua lại giữa các chủ thể được xác lập dựa trên các hành động xã hội
_« Chức năng của tương tác xã hội bao gồm:
- Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân minh, đồng thời nhận diện
được người khác thông qua nhãn xã hội của họ
- Thong qua sự tương tác xã hội, người ta giới thiệu chính bản thân mình bằng nhiều hình thức như: tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục - Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu
dài hình thành nên mô hình xã hội, mô hình xã hội được hiểu là hình mẫu để người ta ứng xử trong trường hợp tương tác cụ thể nào đó mà
Trang 23Ví dụ: A > B nhiều lần tạo thành mô hình xã hội.Có 2 loại mô hình
xã hội:
Mô hình thoả thuận: chấp nhận một mô hình tương tác mà cả hai đều
cảm thấy có lợi để duy trì mối quan của mình
Mô hình xã hội bất bình đẳng: tương tác xã hội mà người lợi thế hơn
tìm cách áp đặt mô hình của mình bất chấp sự chống lại của người khác để duy trì quyền lợi
Mô hình tương xã hội:
Chủ thể xã hội: vừa là chủ thê vừa là khách thể của sự tương tác, chi với tư cách đó người mang tương tác mới thực hiện được vai trò xã hội nhất định, và xác lập được những mối quan hệ nhất định giữa các chủ
thé với nhau |
Hoạt động xã hội: là hoạt động có mục đích của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội Nó gồm năm hoạt động sau:
+ Hoạt động sản xuất vật chất: sản xuất các phương tiện vật chất phục
vụ con người như: lương thực, quân áo, nhà cửa, công cụ sản xuât, tư liệu sản
xuât
+ Hoạt động duy trì nòi giống: tái tạo ra con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triên của xã hội
+ Hoạt động sản xuất các giá trị tỉnh thần: sản phâm là tri thức khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, chuẩn mực giá trị
+ Hoạt động quản lý: điều tiết các hoạt động của chủ thê xã hội và các quan hệ của họ trên cơ sở những quy tắc, chuẩn mực được hình thành trong quá trình tương tác xã hội
+ Hoạt động giao tiếp: là sự trao đôi thông tỉn giữa các chủ thé
Trang 24Đó là quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn cả
vật chất lẫn tỉnh than
Tóm lại, tương tác xã hội được coi là quá trình hành động và hành
động đáp lại của một chủ thê này với một chủ thê khác Tương tác xã hội nói lên rằng hành động có ý thức, mục đích của con người chỉ trở thành hành động khi nó nằm trong và thông qua một số mối quan hệ nhất định về xã hội và quan hệ xã hội luôn gan với mọi hoạt động xã hội mà ta đã trình bày ở trên Các chủ thể hành động trong tương tác đều chịu ảnh hưởng của các giá
trị, chuẩn mực xã hội đồng thời chịu ảnh hưởng của những tiêu văn hoá khác
nhau
1.1.2 Tương tác giữa báo chí và công chúng
q- Khải niệm công chúng và công chúng báo chỉ:
Trong tiếng Anh, công chúng (public) là những tập hợp người, cộng đồng người nói chung
Từ điển tiếng Việt định nghĩa công chúng là “Đông đảo những người
đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên, v.v (nói tổng quát)” Tác giả Mai Quỳnh Nam (1996, 2001), khi bàn về TTĐC và dư luận xã hội, có gián tiếp chỉ ra nội hàm của khái niệm công chúng, khi ông dùng “nhóm công chúng” như là đối tượng “lan truyền thông tin” của báo chí hoặc định nghĩa trực tiếp: “công chúng: người được cung cấp thông tin (người nhận)”
Trong cuốn “Xa héi hoc bdo chi” cha tác gia Trần Hữu Quang (2006), khái niệm công chúng có những đặc trưng: tính chất quảng đại (đông đảo),
tính chất không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau), và tính chất nặc danh (một mặt các nhà truyền thông không thể biết đích xác
Trang 25mà cũng không thể coi đó như một tập bao gồm những cá nhân đơn lẻ và rời rạc nhau Công chúng là một tập hợp xã hội được cấu thành một cách phúc tạp và môi người đêu đang sống trong những mạng lưới xã hội và những
mối quan hệ nhất định”
- _ Công chúng báo chi:
McQuail D (1983, 1987, 1994, 2005), là người nghiên cứu sâu những
khái niệm cơ bản cla TTDC Theo McQuail, khai niém mass audience (khan
— thinh giả, độc giá đại chúng), có những đặc điểm chính là: số lượng thành viên lớn, phân tán rộng khắp, nặc danh, không tương tác lẫn nhau, không
đồng nhất, không có tô chức (hoặc hành động tự phát), và đây chính là những
nội hàm chính của khái niệm công chúng truyền thông được ông sử dụng trong quá trình nghiên cứu |
Dưới góc độ xã hội học, Mai Quỳnh Nam (2003) cho rằng, “công chúng báo chỉ là một tập hợp xã hội rộng lớn, thậm chí ở họ không có mối liên hệ nào ” Công chủng trong các nghiên cứu của tác giả thường gắn với mối tương quan với dư luận xã hội, tính phản hồi với truyền thông
Tác giả Nguyễn Văn Dững (2000, 2002, 2006, 2012) có những cách tiếp cận khác nhau từ góc độ báo chí học Khi xem xét báo chí theo quan điểm hệ thống, công chúng là một bộ phận của hệ thống ấy: “Công chúng là quần thể cư dân mà cơ quan báo chỉ hướng vào để tác động (và trực tiếp hay gián
tiếp chịu sự tác động của báo chị), nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi
ảnh hưởng của mình" Hoặc tác giả cho rằng: “Công chúng báo chí nói chung
có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm bdo chi tac
Trang 26Những nghiên cứu trên có những cách tiếp cận khác nhau nhưng cơ bản
đều cùng một bản chất Kế thừa khái niệm và bỗ sung thực tiễn báo chí, theo
quan điểm của tác giả: Công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí (bao gồm
bao in, truyền hình, phát thanh, báo mạng) hướng vào để tác động, nhằm lôi
kéo, thu phục họ vào phạm vì ảnh hưởng của mình Đẳng thời, công chúng
còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm — phát tán
thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí - truyền thông
b- Tương tac bao chi:
Khai niém “tuong tac trong bao chi” xuất hiện cùng với sự ra đời và
phát triển của loại hình báo mạng điện tử, tuy nhiên nó đã nhanh chóng trở
nên phổ biến và được tất cả các phương tiện truyền thông khai thác triệt
để “Tương tác” đồng nghĩa với việc thu hút người đọc, người nghe, người xem đến với các phương tiện truyền thông, “tương tác” là tăng cường mỗi quan hệ giữa báo chí với công chúng và “tương tác” còn thể hiện đời sống dân chủ trong báo chí Trong báo chí sự trao đổi giữa người truyền đạt và công chúng tiếp nhận càng nhiều thì quá trình truyền thông đạt hiệu quả càng cao
- _ Tính tương tác giữa tờ báo với công chúng:
Tòa soạn hầu như nhận được tức thời những ý kiến phản hồi và quá
trình xử lý, sang lọc, lưu trữ, phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự hỗ trợ của
máy tính và mạng Internet Thông qua email, toa soan có thể gửi đến từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết kiệm thời gian và gắn kết hơn với tờ báo Cũng nhờ vào khả năng tương tác mà tờ báo có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu, vote cho công tác điều tra xã hội học trở nên vô cùng đơn giản, thuần tiện và nhanh chóng
- _ Tỉnh tương tác giữa nhà báo với công chúng:
“Phạm Thị Thanh Tịnh,Tính “tương tác” trên báo phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại, Tạp chí
Trang 27Nhà báo phải nắm được nhu cầu thị yếu của công chúng, lựa chọn vẫn đề, sự kiện hay, tiêu biểu,bằng con mắt và quan điểm của mình gửi gắm vào
trong sự kiện, vẫn đề đó để tạo ra một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, được
phép đăng tải trên các tờ báo mạng Công chúng sẽ từ đó mà đọc nội dung bài báo, biết được tác giả của bài báo là ai và có những ý kiến phải hồi ngay cho
_ nhà báo ở bên dưới một cách nhanh chóng bằng các thao tác đơn giản — -
Nhà báo hiểu được công chúng của họ muốn gì để tìm và lựa chọn đề
tài, viết những bài báo cho thật hay, thật ấn tượng để phục vụ công chúng Còn công chúng sẽ là người phê bình, góp ý hay tán dương khen ngợi để các nhà báo phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, ngày càng hoàn thiện khả năng viết cũng như cải thiện tên tuôi của nhà báo hơn
- Tinh tương tác giữa công chúng với công chúng:
Công chúng ở đây được hiểu là người tiếp nhận những thông tin của báo chí Trên những tờ báo mạng điện tử, công chúng sẽ biết đến nhau qua những chương trình giao lưu, trao đối, đề xuất ý kiến hay những chương trình tương tác như ý kiến bạn đọc, hòm thư góp ý của những trang báo mạng đó Họ có thể làm quen với nhau Các bạn đọc có thể có những quan điểm ý kiến cùng chiều hoặc trái chiều, tạo ra không khí tranh luận sôi nổi trong chương trình tương tác của báo mạng
Như vậy, tóm lại, công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí hướng vào để tác động, nhăm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí — truyền thông |
Tính tương tác giúp rút ngắn khoảng cách giữa báo chí và công chúng, khiến những vấn đề xã hội được nhìn nhận một cách khách quan trên nhiều
bình diện và thể hiện ở các góc độ:
- Có định hướng: là sự định vi trên các tac phẩm báo in, chương trình
phát thanh truyền hình, ví dụ như: “ biết thêm chỉ tiết xin gọi về số điện
Trang 28về trang đầu” Điều này tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho công chúng khi muốn tìm hiểu về thông tin
- Tùy biến: công chúng có thể giao lưu trực tiếp với các nhà báo, tòa soạn, công chúng khác Điều này thê hiện rất rõ ở các chương trình giao lưu trực tiếp, công chúng có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình ngay tại thời
điểm sự kiện đang diễn ra -
- Tạo ra sự phản biện, dư luận xã hội một cách tích cực: Dau do la
những phản hồi đồng thuận hay phản ứng trái chiều thì cũng tạo điều kiện để phóng viên kiểm định, xem xét sự chính xác của thông tin, từ đó nhà báo cũng có thể đề nghị bạn đọc cung cấp thêm thông tin Hoạt động tương tác giúp tạo ra sự gần gũi với cơ quan báo chí, bày tỏ dữ liệu khá đầy đủ về đặc điểm nhu cầu, trình độ, sở thích của từng nhóm đối tượng công chúng
c- Đặc điểm tương tác của các loại hình báo chí
Mỗi loại hình báo chí lại có đặc điểm tương tác riêng:
e Tuong tac cua bao in:
Bao in truyén thống tương tác với công chúng gián tiếp thông qua việc
nhận đơn, thư bạn đọctừ bưu điện Nếu ý kiến nào được sử dụng, tòa soạn sẽ
gửi thư riêng cho độc giả đó hoặc đăng thông tin trên số báo tiếp theo Một hình thức tương tác gián tiếp khác của báo in là chuyển đơn thư bạn đọc đến cơ quan chức riăng để thụ lý, giải quyết
Tuy nhiên, với báo in hiện đại, quá trình chọn lọc và xử lý thông tin từ thư bạn đọc có thể được tiến hành và xử lý nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của
công nghệ thông qua số điện thoại đường dây nóng hay phiên bản điện tử của
các Ấn phẩm in
e_ Tương tác của truyền hình và phát thanh:
Trang 29Hình thức tương tác trực tiếp là tổ chức các chương trình, chuyên mục đối thoại (talk show), trò chơi truyền hình (game show) mời khán / thính giả đến đề tham dự, trao đôi và ghi hình, ghi âm
Tuy nhiên, hiện nay, các đài truyền hình và phát thanh cũng đều phát triên kênh tương tác thông qua các website của đài hay các ân bản điện tử của
_ đài Mô hình tương tác này tạo ra sự linh hoạt, đa chiều giống với bámạng
điện tử
° Tương tác của báo mạng điện tử:
Theo một nội dung nghiên cứu trao đổi trên trang songtre.tv của Khoa Phát thanh — Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, tương tác của báo mạng đòi hỏi mô hình tương tác đa chiều dựa trên ưu thế của công nghệ
Internet Người đọc có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin chứ
không đơn thuần nhận thông tin từ tờ báo |
Trước khi báo mạng điện tử ra đời, tính tương tác trong hoạt động báo
chí đơn giản là sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, nhà báo với người
tiếp nhận thông tin Nhưng sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã làm cho
tương tác trong hoạt động báo chí được mở rộng, có nhiều hình thức hơn và
giảm đi những hạn chế của các hình thức tương tác cũ
Nhìn chung, tính tương tác của báo mạng điện tử được thể hiện khá đa
dạng, phong phú Tính tương tác có tác động không nhỏ đến cơ quan báo chí, các nhà báo phóng viên và sức ảnh hưởng của tờ báo mạng điện tử đó Các nhà quản lý hãy để ý khai thác và phát huy hiệu quả của các trang báo mạng điện tử vì đó là chìa khóa để giữ chân công chúng của các tờ báo mạng điện tử đó
Trang 30
1.2 Sw phat triển của thiết bị thông tin cá nhân và sự bùng nỗ giao tiếp mạng của công chúng?
Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu (MMA) cho biết, tính đến ngày
01/01/2015, dân số Việt Nam là 90,7 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê
bao di động, 40 triệu người dùng Internet, 28 triệu tài khoản mạng xã hội — chủ yếu là Facebook (theo số liệu từ We Are Social”) Trong 28 triệu người dùng Facebook đó thì có 24 triệu người lướt mạng xã hội này bằng điện thoại di động Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu thị trường đếm được một người sử
dụng điện thoại cho các mục đích khác nhau khoảng 150 lần, mỗi lần cách
nhau 6,5 phút
Một nghiên cứu mới đây của Viện Gallup từ Mỹ cho thấy 43% người
Việt Nam có Internet tại nhà, 94%% có điện thoại di động, 37%% có điện thoại
thông minh (smartphone) Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máy tính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10% 48% sử
dụng điện thoại dé đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio và 19% đọc tin
từ báo in
Báo cáo của Google về thị trường Việt Nam năm 2015 chỉ rõ ba xu hướng: hiện tại, cứ 3 người Việt Nam xem truyền hình thì một người vừa coi vừa sử dụng điện thoại, xem các nội dung không liên quan đến chương trình TV Người Việt Nam có xu hướng mua hàng trực tuyến tăng Xu hướng xem video ở Việt Nam là rất phố biến Google đo được cứ 6 trên 10 người trưởng thành ở Việt Nam xem video online Cứ 8/10 khách hàng người Việt lên mạng ít nhất một lần/ngày, những người trẻ dưới 34 tuổi thì lên mạng thường xuyên Nghiên cứu của Google cho thấy 71% dùng Internet vì các lý do cá
nhân; 77% lên mạng tìm thông tin đầu tiên; 36% vừa xem TV vừa sử dụng
một thiết bị khác, trong đó 90% là dùng smartphone
“Báo Bưu điện Việt Nam, http://ictnews.vn/khoi-nghiep/bao-cao-thong-ke-cac-con-so/trung-binh-moi-nguoi-
viet-nam-so-huu-1-4-thue-bao-di-dong-123053.ict
Trang 31Diễn giải chỉ tiết thống kê của "We are Social" cho thấy, tính đến ngày
1/1/2015, Việt Nam có dân số là 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu
người sử dụng internet (tương đương với 44%), 28 triệu người sở hữu tài
khoản mạng xã hội (chiếm 31%),
— di động (tương đương với 141%)
vậy tức là trung bình mỗi người
Việt Nam sở hữu 1,4 thuê bao di
động, và số người sử dụng tài
khoản xã hội trên điện thoại là 24
triệu (tương đương với 26%)
Theo đánh giá về mức độ tăng trưởng trung bình, số người sử dụng internet đã tăng thêm 10% kể
từ 1/1/2014, con số này đối với tải
khoản mạng xã hội là 40%, tuy
nhiên số thuê bao kết nối mạng di động thì đã giảm 4%, còn số người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại da tang 41% Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày bằng máy tính để bàn hoặc máy tính bang la 5 gio 10 phút, con số này với điện thoại là 2
giờ 41 phút, thời gian sử dụng mạng
xã hội trung bình (bất kể qua hình thức nào) là 3 giờ 04 phút, và thời gian
xem tỉ vi trung bình của những người sử dụng internet chỉ là l giờ 48 phút
Trang 32-Về mức độ phố cập internet, số người sử dụng ¡internet là 39,8 triệu người (44% tổng dân số), và có 32,4 triệu người sử dụng internet qua _ từ trên xuống)
Vềlưu tượng giao tiếp với website, c6 76% số page view được thực hiện qua máy tính xách tay hoặc máy để bàn (tăng 1% so với năm ngoái), 20% số này thực hiện qua điện thoại (giảm 3% so với năm ngoái), 4o qua máy tính bảng (giảm 4% so với năm ngoái) và người Việt Nam không dùng bất cứ thiết bị nào
khác để lướt web (#lình 2 từ trên
xuống)
Về tiêu chí người sử dụng mạng xã hội, tổng số tài khoản mạng xã hội
của người Việt Nam là 28 triệu,
chiếm 31% tổng dân số, trong đó số
người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại là 24 triệu người, chiếm 26% tổng dân số (Hình 3 từ trên xuống) Đánh giá chung về các mạng xã hội và công cụ nhắn tin qua mạng xã hội, Facebook là mạng xã hội
được yêu thích nhất Việt Nam với
Trang 33Plus 13%, Skype 12%, Viber 9%, Twitter 8%, Pinterest 5%, LinkedIn 5%,
Instagram 5% va Badoo 4%
Về tiêu chí liên quan đến điện
thoại, có 128,3 triệu người dùng
điện thoại chiếm 141% dân số,
"trong đó 89% số người dùng thuê bao trả trước, 11% số người dùng thuê bao trả sau và 26% số người dùng di động sử dụng các dịch vụ 3G và 4G(Hình 1 từ trên xuống) Các hoạt động của người dùng di động bao gồm: 24% dân số sử dụng các ứng dụng mạng xã hội,
22% người Việt Nam xem các
video trên điện thoại, 18% chơi
game trên điện thoại, 16% tim
kiếm các nội dung dựa trên vị trí
qua điện thoại và 14⁄2 sử dụng dich vu mobile banking(Hinh 2 ti
trên xuống)
Thương mại điện tử trên các thiết bị: 27% dân số sử dụng máy tính để bàn để tìm kiếm sản phẩm cần mua trong tháng vừa qua, con sô này với điện thoại di động là 18% 24% dân số mua một sản phẩm qua hình thức trực tuyến vào tháng trước, con số này với điện thoại di động là 15%(Hình 3 từ trên xuống)
Trang 341.3 Tiếp cận báo chí của công chúng Việt Nam”
* Công chúng truyễền hình lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm dân: tỷ lệ công chúng xem truyền hình với tần suất đều đặn hàng ngày chiếm
tới 72.3%, cao hơn hẳn các loại hình khác Tuy nhiên, xét trong khoảng từ
2006 trở lại đây, tỷ lệ người theo dõi truyền hình trên phạm vi cả nước đã có sự sụt giảm khá rõ rệt qua khảo sát của các công ty truyền thông Có thể thấy rằng sự suy giảm này là một xu thế chuyển dịch khá thú vị: công chúng suy giảm về số lượng tổng cũng như mức độ xem hàng ngày, tuy nhiên công chúng của các kênh, các chương trình, đặc biệt các chương trình hấp dẫn sẽ gia tăng do sự bùng nỗ, cạnh tranh mạnh mẽ của các kênh, các Đài trung ương cũng như địa phương
* Công chúng báo mạng tăng lên mạnh mẽ: Từ 2008 — 2010, báo mang và các trang thông tin điện tử đã bắt đầu có sự địch chuyển, sốn ngơi phát thanh lên vị trí thứ 3 Và đến năm 2011, báo mạng nhanh chóng soán ngôi báo in, vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau truyền hình Khảo sát của tác giả cho thấy, mặc dù vẫn còn 17% công chúng không sử dụng báo mạng do chưa biết tới Internet, số người sử dụng với tần suất “hàng ngày” hiện nay lên đến 67%
* Công chúng báo in giảm dân và chững lại với lượng độc giả thấp:Có 30,5% số người được hỏi khăng định sử dụng báo in với mức độ “hàng ngày”
21,5% trả lời thỉnh thoảng đọc ở tần suất “vài lần/tuần”; 93% là “vài
lần/tháng”; “vài lần/năm” là 3,3% So sánh với những năm trước đây, sự suy giảm công chúng báo in là điều dễ hiểu Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ công chúng nhất định trung thành với loại hình này bởi chất lượng thông tin và những ưu thế tiện lợi khi tiếp nhận như vận chuyên dễ dàng, đọc báo miễn phí Đặc
biệt là công chúng đọc tạp chí vẫn tỉ lệ thuận với SỐ lượng tạp chí gia tăng
* Công chúng phát thanh suy giảm nhưng có dấu hiệu hồi phục:Từ 2008 đến nay, công chúng phát thanh luôn có số lượng ít nhất so với các loại hình còn lại Tỷ lệ người nghe đài hàng ngày chúng tôi khảo sát được thấp nhất với 23%, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ người xem truyền hình Tuy
ŠLê Thu Hà, X⁄ hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam, Luận án Tiên sĩ Truyền thông
Trang 35vậy, xét theo tương quan phát triển so với truyền hình hay báo in, phát thanh lại có dấu hiệu khả quan hơn Công chúng phát thanh vẫn giữ được một lượng nhất định với công chúng ở vùng nông thôn và gia tăng trên các phương tiện giao thông tại thành thị
* Mức độ tiếp nhận của công chúng ngày càng gia tăng về tong thé ca 4
loai hinh Mac du ty lé truyén hình, báo in giám nhưng tỷ lệ đọc báo mạng
tăng nhanh chóng đã giữ được chiều hướng gia tăng này Nếu tính ra số giờ trung bình công chúng xem từng loại hình báo chí trong ngày, kết quả khảo sát cho thấy công chúng sử dụng các phương tiện TTĐC đạt tỷ lệ khá cao:
đọc báo mạng 137,25 phút, truyền hình 132,88 phút, đọc báo in 45,06 phút,
nghe đài 42,6 phút |
* Không gian tiếp nhận tại nhà riêng tăng so với tại cơ quan và nơi công cộng: Với truyền hình, không gian công chúng lựa chọn dé dat tivi xem, đa số công chúng thường đặt tại phòng khách chiếm tới 48%, trong khi đặt tại phòng ngủ chỉ có 5.8%, phòng ăn 1.3% Với báo mạng, công chúng thường sử dụng tại nhà chiếm tới 58.4% vì việc dùng mạng sẽ thoải mái và nhanh
hơn Tai quan café và cơ quan chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, lần lượt là 5.2% va 0.3%
* Nhu câu tích hợp đa phương tiện: Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy nhu cầu sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thiết bị có tính năng đa phương tiện đã tăng vọt Cụ thể có thể thấy qua loại truyền hình internet (18,3%) hoặc xem qua máy vi tính có kết nối internet (26,6%) mà công chúng hiện đang sử dụng Điều đó cũng thể hiện được loại truyền hình mà các nhà cung cấp đưa ra thị trường có được công chúng tiếp nhận phổ biến hay không
Trang 36CHƯƠNG 2
CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG TÁC BẢO CHÍ CỦA CƠNG CHÚNG
'Trên cơ sở các tiếp cận lý thuyết về tương tác báo chí của công chúng và cơ sở thực tiễn về thực trạng sử dụng báo chí của công chúng Việt Nam, trong Chương 2 này, tác giảlàm rõ xu hướng tương tác báo chí của công chúng Việt Nam việcphân tíchcác hình thức tương tác báo chí của công chúng _ Trên cơ sở các mô hình tương tác báo chí liên quan đến công chúng ở
chương 1, tác giả xác định 07 hình thức tương tác báo chí để đưa vào khảo
sát, bao gồm:
(1)Gửi ảnh, tư liệu mình có đăng báo (2)Viết bài đăng báo
(3) Viết một bài báo phản hồi bài báo đã đăng
(4) Gửi nhận xét, bình luận về một bài báo
(5) Đề nghị báo chí cung cấp thêm thông tin
(6) Viết thư góp ý đối với cơ quan báo chí
(7) Gọi điện cho Đường dây nóng của cơ quan báo chí đề thông tin về
một sự việc, vấn đề
Thực ra, còn một hình thức tương tác thứ 8 hiện được công chúng
truyền thông sử dụng khá nhiều là việc bấm nút “LIKE” để biểu thị một sự
đồng tình/ hoặc phản đối phía dưới các tin/ bài/ bình luận trên các báo mạng
điện tử Tuy nhiên, hình thức này do không thể hiện rõ sự chủ động tương tác của công chúng nên tác giả quyết định không đưa vào khảo sát
2.1 Nhận diệnhình thức và loại hình tương tác báo chí của công chúng
Các kết quả khảo sát cho thấy, hành động tương tác với báo chí nhiều
Trang 3731,9% mẫu nghiên cứu (Hình 2.1) Hành động này không chỉ dễ dàng thực
hiện đối với báo mạng diện tử mà ngay cả với các loại hình báo chí truyền thống, việc công chúng nêu/ gửi ý kiến, thắc mắc, phản hồi đến cơ quan báo chí là một hoạt động khá gần gũi
_ Hình 2.1 Các hình thức tương tác báo chí của công chúng
-YTtợhtYentfvr-vhe—arerrc9dcroPt-T-TT-./A7E27407.-4.-02/204/ 8 mrrrrrnAdrgtttsertirberberrmrr
Gửi nhận xét, bình luận về 1bàibáo ad «4a 31,9
Viết bai dingb4o 15.7
Gửi ảnh, tư liệu mình có đăng báo
Gọi điện cho Đường dây nóng của 1 cơ quan
báo chí để thông tin về một sự việc, vấn đề
Đề nghị báo chí cung cấp thêm thôngtin ai oa 13,1
Viết 1 bài báo phản hồi bài báo đã dang pena = ng) 12,2
Viết thư góp ý đối với cơ quan báo chí
Bên cạnh những phản hồi, thắc mắc, còn có nhiều đóng góp mang tính chất xây dựng nhằm nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo
Qua đó, tòa soạn không chỉ hiểu được tâm tư, tình cảm của bạn đọc mà còn
thu thập và phân loại được đối tượng độc giả của mình Nhưng thông tin trên thường được đăng trong các mục như: “Bạn đọc viết”, “ý kiến bạn đọc”, “hộp thư bạn đọc” Đây là công việc rất quan trọng bởi qua đó công chúng
cảm nhận được sự coi trọng khi đến với báo chí
Một điểm rất đáng lưu ý là có đến 1/5 công chúng truyền thông đã từng
Viết và gửi tin/ bài đề đăng báo 19,7% mẫu nghiên cứu cho biết đã từng thực
hiện hành động tương tác này
Đứng thứ ba về hoạt động tương tác là việc Gứi ảnh, tư liệu mình có
đăng báo, chiếm 18,6% mẫu nghiên cứu
Như vậy, các dữ liệu ở Hình 2.1 cho thấy sự khá tích cực của công
chúng Việt Nam khi sử dụng báo chí Đó là sự tiếp cận một cách chủ động,
Trang 38biểu thị nhu cầu tiếp nhận thông tin tự giác chứ không phải là thụ động theo kiểu ngồi đợi nhà truyền thông cung cấp gì thì chấp nhận cái đó
Khi xét riêng các loại hình báo chí, ta nhận mức độ tương tác giữa các nhóm công chúng có sự khác biệt rõ rệt (Bảng 2 l) Bảng 2.1 Các hình thức tương tác của công chúng - xét theo loại hình báo chí Truyền | Nghe Đọc | Đọc bảo hình đài báo in mạng
| Gửi ảnh, tư liệu mình có đăng báo i97 | 227 | 27,4 | 23,8
2 Viết bài đăng báo 20,8 | 24,1 28,6 25,1
3 Đề nghị báo chí cung câp thêm thông tin 13 19,8 18,8 17,6
4 Gửi nhận xét, bình luận về 1 bài báo 27,1 33,4 41,6 41,6 -
5 Viét bài báo phản hôi bài báo đã đăng 11,8 | 17,3 18 16,4 : 6 Viết thư góp ý đôi với cơ quan báo chí 12 17,9 17,7 15,4
7 Gọi điện cho Đường dây nóng của cơ
18,2 19 16,3
quan báo chí 14
e Công chung báo incó truyên thống tương tác lâu đời nhất
Nhìn chung, công chúng báo in có mức độ tương tác cao nhật so với công chúng truyền hình, phát thanh và báo mạng Có đến 41,6% công chúng
báo in đã từng Gửi nhận xét, bình luận về 1 bài báo Hơn 1⁄4 công chúng báo
in (27,4%) đã từng Gửi ảnh, tư liệu mình cócho cơ quan báo chí Thậm chí,
28,6% còn chủ động Viết tin/ bài để đăng báo Ngoài ra, những hình thức
tương tác khác như Viết bài báo phản hồi bài báo đã đăng hay Gọi điện cho Đường dây nóng của cơ quan báo chí cũng cho thây sự vượt trội của công chúng báo in so với các nhóm công chúng của ba loại hình báo chí còn lại
Kết quả nghiên cứu này là một bất ngờ.Bởi, như ta đã biết, thị phần của báo in đang ngày càng sụt giảm trên phạm vi quy mơ tồn thế giới, trong đó
Trang 39tâm của công chúng dành cho báo in giảm mạnh Hầu hết các tờ báo in đều phải giảm số lượng phát hành Đặc biệt, nhiều cơ quan báo chí còn quyết định xóa bỏ, không xuất bản báo giấy do ít được công chúng quan tâm
Các dữ liệu khảo sát khách quan đã gây sự ngạc nhiên lớn cho chính tác giả bởi công chúng báo in lại có sự tương tác nhiều nhất với các tòa soạn Di tìm lời lý giải, tác giả phát hiện ra một lý do cơ bản Cho dù báo mạng đang chiếm ưu thế nhưng mới chỉ thu hút công chúng trong một khoảng thời gian ngắn, 10 - 15 năm trở lại đây Trong khi đó, ở Việt Nam, trước khi báo mạng phát triển, báo in luôn là kênh thông tin cơ bản và quan trọng nhất của người dân
Những năm trước đây, truyền hình và phát thanh do những yêu cầu đặt
ra về mặt kỹ thuật, cũng như điều kiện kinh tế, báo in trở thành món ăn tỉnh
thần thuận tiện nhất đối với phàn lớn công chúng Sự thuận tiện thé hiện ở chố
báo in đến tay độc giả qua hai kênh quen thuộc là phát không ở cơ quan hoặc cá nhân mua.Chính điều này là cơ sở hình thành một nhu cầu và thói quen tương tác của một lượng đông đảo độc giả với các cơ quan tòa soạn báo in Những chuyên mục tương tác nỗi tiếng như GócTầm thư của báo Tiền phong, Cửa số tình yêu, Hộp thư bạn đọc, Kết bạn bốn phương v.v đã từng rất nỗi
tiếng và thu hút đông đảo độc giả báo chí một thời
Một lý do khác khiên công chúng truyền thống thích tương tác với báo
in là bởi sự thuận tiện trong việc sử dụng và lưu trữ Khác với truyền hình và
phát thanh, kế cả so với báo mạng, việc tiếp nhận thông tin từ báo in là thuận
lợi nhất do không phụ thuộc vào bất cứ thiết bị hay điều kiện nào của môi
trường Do đó, độc giả có cơ hội đọc đi đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm về
những nọi dung thông tin trên báo in Từ đó, nhu cầu tương tác có điều kiện
nảy sinh |
Tuy nhiên, dựa trên thực tế SỰ phát triển và thuận tiện của báo mạng
điện tử, sự gắn kết giữa độc giả và báo in đang có xu hướng giảm dan theo
Trang 40nay của báo in mà là sự tích tụ các hoạt động tương táccả trong quá khứ đến hiện tại Như vậy, có thể kế luận, công chúng Việt Nam có truyền thống
tương tác lâu đời nhất với bao in
e_ Công chúng báo mạng điện tửtương tác nhiều nhất ở hiện tại
Bảng 2.1 cho thấy sự bám sát số liệu của công chúng báo mạng với
công chúng báo in Đặc biệt, hành động Gửi nhận xét, bình luận về 1 tin/
bàitrên báo mạng cũng chiếm tới 41,6% mẫu khảo sát
Số liệu này bằng số liệu tương tác của công chúng báo in nhưng có sự khác nhau về bản chất Như đã phân tích ở trên,số liệu của công chúng báo in
là sự tích tụ theo thời gian và đang có xu hướng sụt giảm mạnh Trong khi đó,
môi trường thông tin truyền thông hiện tại, chủ yếu, dựa trên môi trường kết nối mạng Internet toàn cầu Do đó, tương tác báo mạng diễn ra mạnh mẽ và có xu hướng tăng liên tục |Ẩ1ime trotmeoresa dụ x - BÀ: vnexpress.net/tint f7 Các tab (mới đóng, G9 IPhofde<iPad - [À1 NHAC KHONG LOI
Thị trường Indonesia 240 triệu dân ;c6 quy mô.gấp khoảng 10 lận Việt Nam, mỗi năm bắn: 1,2 triệu xe Ghinh phủ nước nấy liên lục thay đổi-nhiều chính sách từ những năm' 1860 khi nên ¿ông righiệp 4 bảnh manh nha Tuy thay đổi: những
chỉnh sách đưa ra đều nhằm phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ, đây: manh sản xuấtÍreng nước, nhằm biển Indonesia thánh: một công xưởng: sản
xuất ôtð của thể giới, Những để làm được điệu này điều quan trong trước tiên
la Indonesia Không:hạn chế thị tường trong nước Ghinh:sách này, trái ngược
so.với Việt Nam: ˆ Một ví dụ vê các bình
luận cúa công chúng trên wane) on GE) A i báo điện tứ VnExpress Bkav TOP 10 \ “ÔNG 900.00 0 được đặt ngay phía dưới Ne
tanta ee ch eh oe tin/ bai ` kiần bạn đọc (28) - : :Mớï.nhất] Guian tâm nhất
Tôi đã sốc nặng Khi biết chiếc Vios giỗng y nữ ở VN mới lĩnh đờt2015 bán 25TN-:Ớ: ta 257tr chữa mua được cãi vios taxi hãng hải đời 2005 Chăn hết:chỗ nói
Laia - 1 giữ trước 5 THÍ lỗi ƒ Thíche& - 218 | VÌ phạm | Chia sẽ * Chiếc toybita Camry LE biên mý giá ~20000%450 triệu) khi vẻ Việt Nam giá 1;8 lŸ,nhự vậy 1ï mọi người hiệu
gược thuế phí chiếm bad rihléu trong cai xe.nay
Zz Noug dén.~ 4 gid:turéc: š Trả tới | Thích dê - 464 | VI phạm ! Chia sé
Phân tích quả chuẩn, dan thtité rinự tối đang mong trué giảm từng ngày đế khong phai mua dt bInh dan gia
háng sang nữa
a Khánh Ngân - 1 giờ trước # Trả lờ3' † Thich ale - :50 | VIpHami |:CHiã sẻ
Tính thuận tiện của báo mạng thể hiện ở chỗ dưới bat ky tin bai nao, các cơ quan báo chí đêu có Boxcho độc giả bình luận tức thời Thêm vào đó,
với những người ngại viết, có thể bấm nút “LIKE” để thể hiện sự tán đồng