HỌC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
XU LY TINH HUONG XAY DUNG DANG DE TAI CAP KHOA HOC CAP CO SO
Trang 2MỤC LỤC
PHAN THU NHAT XU LY TINH HUONG XAY DỰNG ĐẢNG 7
Chuong 1 TINH HUONG XAY DUNG DANG VA XU LY TINH HUONG XAY DUNG DANG ouoccccccccccccsessecsecsecescssesssesevcassnessessarsuessessiessessecsesseesecsvees 7 I Tình huống xây đựng Dang ccecccsccsscssesscssesssesescssecsusssvcssesesseenessecsecareescenees 7 II Vai trò, nguyên tắc và phương pháp xử lý tình huống xây dựng Đảng 12
Chương 2: XỨ LÝ TÌNH HUỐỒNG CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG 21
I Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác tư tưởng của Đảng 21
II Phương pháp xử lý tình huống công tác tư tưởng s- + csccvrxsxeced 22 HI Một số tình huống công tác tư tưởng của Đảng và phương pháp xử lý 23
Chuong 3: XU LY MOT SO TINH HUONG CONG TAC DANG VIEN 34
I Quan niém, đặc điểm tình huống công tác đảng viên - 5 csccscsei 34 II Phương pháp xử lý tình huống công tác đẳng viên .ccccsseireeee 34 HI Phương pháp xử lý một số tình huống -2¿- 2S +k +EvEEeEsrverxzed 35 Chuong 4: XU LY TINH HUONG CONG TAC TO CHUC, CAN BO 41
I Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác tổ chức và cán bộ 41
II Phương pháp xử lý một số tình huống công tác tô chức và cán bộ 41
Chương 5: XỬ LÝ TINH HUONG CONG TAC KIEM TRA, GIÁM SÁT 50 I Khai niệm và đặc điệm của tình huông công tác kiểm tra, giám sát của Đảng 50 H Phương pháp xử lý một số tình huống công tác kiểm tra, giám sát 51
Chương 6: XỬ LÝ TÌNH HUỒNG CƠNG TÁC DÂN VẬN 54
I Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác dân vận của Đảng 54
H Phương pháp xử lý tình huống công tác công tác dân vận của Đảng 57
II Một số tình huống công tác dân vận của Đảng và phương pháp xử lý 60
PHAN THU HAI XU LY TINH HUONG TRONG QUAN LY HANH CHINH NHA NUOC.uoicccccccccecccecsessssessesssesseesssvessessscssscssucssscssecssuessusesecsseeeaees 70 I Quan niệm và đặc trưng của tình huống trong quản lý hành chính nhà nước 70 II Phương pháp xử lý tình huống quản lý hành chính nhà nước 71
II Phương pháp xử lý một số tình huống quản lý hành chính nhà nước 76
Trang 31 Tên học phan: XU LY TINH HUONG XAY DUNG DANG VA CHINH QUYEN NHA NUGC
2 Mã số môn học: XD 03333
3 Phân loại môn học: Môn tự chọn của khối đào tạo chính quy
4 Số đơn vị học trình: 2 (2TC = 1 - 1)
5 Mục đích môn học
Môn học nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức lý luận về tình huống và xử lý tình huống trong công tác Đảng và quán lý hành chính nhà nước Qua đó, học viên có thể vận dụng vào quá trình công tác thực tiễn trong lĩnh vực hay
địa phương nơi công tác
-6 Yêu cầu
-_ Sau khi học xong môn học, học viên có khả năng:
- Về tri thức: Năm được khái niệm, nhận đạng, phân tích được các tình huống và năm được quy trình, phương pháp xử lý tình huống trong tác Đảng và công tác quản lý hành chính nhà nước
- Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học vào việc xử lý các tình huống cụ thể trong lĩnh vực hay địa phương nơi công tác
- Về thái độ: Xây dựng nhận thức đúng đắn về vai trò và cách thức xử lý
Trang 4Xử lý công tác tô chức và cán bộ của Đảng Xử lý tình huông công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Xu ly tinh huéng công tác dân vận của 6 Dang 5 3 2
Tình huống quản lý hành chính nhà nước
7 | và xử lý tình huống quản lý hành chinh| 15 5 10 nhà nước nhà nước Tổng cộng 45 23 22 Học phần gồm: tiết - đơn vị học trình 2.0 - Phần lý thuyết 1.0 - Phần thực hành 1.0 - Thảo luận và làm bài-tập - Xêmina 8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT Họ và tên Cơ quan công tác | Chuyên ngành
1 | TS Nguyễn Thọ Anh HV BC&TT Chinh tri hoc
2 | TS Nguyén Thi Ngoc Loan | HV BC&TT Xây dung Dang
3 | PGS, TS Lam Quéc Tuan |HVCTQGHCM_ | Xây dựng Dang
4 | PGS, TS Dinh Ngoc Giang | HV CTQG HCM Xây dựng Đảng
9, Điều kiên tiên quyết
Sau khi sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo các môn tự chọn 10 Nội dung môn học
10.1 Tổng quan về tình huỗng và xử lý tình huỗng công tác Đảng
10.1.1 Tình huống xây dựng Đảng
Trang 510.2 10 3 19 4 10 5 10 6 10.7
Xử lý tình huỗng công tác tư tưởng
10.2.1 Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác tư tưởng của Đảng
10.2.2 Phương pháp xử lý tình huống công tác tư tưởng
10.2.3 Một số tình huống công tác tư tởng của Đảng và phương pháp xử lý
Xử lý một số tình huỗng công tác đảng viên
10.3.1 Quan niệm, đặc điểm tình huống công tác đảng viên
10.3.2 Phương pháp xử lý tình huống công tác đảng viên 10.2.3 Phương pháp xử lý một số tình huống Xử lý tình huỗng công tác tổ chức và cán bộ 10.4.1 Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác tổ chức và cán bộ | 10.4.2 Phương pháp xử lý một số tình huống công tác tổ chức và cán bộ
Xử lý tình huỗng công tác kiển tra, giám sát
10.5.1 Khái niệm và đặc điểm của tình huống công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
10.5.2 Phương pháp xử lý một số tình huống công tác kiểm tra, giám
sát |
Xit ly tinh huéng cong téc dan van |
10.6.1 Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác dân vận của Đảng 10.6.2 Phương pháp xử lý tình huống công tác công tác dân vận của Đảng 10.6.3 Một số tình huống công tác dân vận của Đảng và phương pháp xử lý
Bài tập xử lý tình huỗng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước 10.7.1 Quan niệm và đặc trưng của tình huống trong quản lý hành
Trang 610.7.2 Phương pháp xử lý tình huống quản lý hành chính nhà nước 10.7.3 Phương pháp xử lý một số tình huống quản lý hành chính nhà
nƯỚC
11 Phương pháp giảng dạy học tập
- Kết hợp giữa thuyết trình truyền thống và trao đổi, tháo luận
- Giảng viên giữ vai trò định hướng là chủ yếu: trên cơ sở tài liệu tham khảo được giới thiệu, giảng viên tổ chức cho học viên trao đổi các vấn đề có liên quan tới nội dung được trình bày 12 Tổ chức, đánh giá môn học: TT _ Cách thức đánh giá Trọng số Kiểm tra điều kiện | 0.10 2 | Tiêu luận 0.30 3 | Thi hết môn 0.60 PMH = KTĐK*0.10 + TL*0.30 + THM*0.60%
13 Phương tiện vật chất đảm bảo: - Tài liệu học tập, nghiên cứu;
- Phương tiện giáng dạy: máy chiếu, amply 14 Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu bắt buộc: tập tài liệu xử lý tình huống công tác đảng và quản lý nhà nước (do khoa biên tập) |
- Tài liệu tham khảo:
1 Xử lý tình huống công tác tư tưởng và công tác dân vận của Đảng,
PGS TS Dinh Ngoc Ninh, NXB Chính trị Quốc gia — Sự thật, H, 2010;
2 Xử lý tình huống trong công tác tư tưởng, TS Mai Đức Ngọc, NXB
Chính trị Quốc gia — Sự thật (TP Hồ Chí Minh), 2015;
3 Xử lý tình huống công tác Đảng giai đoạn hiện nay, TS Ngô Huy Tiếp — TS Dinh Ngọc Giang, NXB Chính trị Quốc gia — Sự thật, H, 2011;
4 Phương pháp xử lý tình huống và nội dung cơ bản trong hoạt động
quản ý hành chính, TŠ Phạm Đức Chính và TS Ngô Thành Can, NXB Chính trị
Trang 7PHẢN THỨ NHẤT
XU LY TINH HUONG XAY DUNG DANG
Chương 1
TINH HUONG XAY DUNG DANG
VA XU LY TINH HUONG XAY DUNG DANG
I TINH HUONG XAY DUNG DANG
1.1 Quan niém
Theo tir dién Tiéng Viét nim 2008: “Tinh hudng la hodn canh dién bién,
thuong bất lợi, cần đối phó ” hay nói cách khác: Tình huong là thực tễ khách
quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến bất lợi cần phải đối phó
Khi nói về tình huỗng là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể Trong cuộc sống, con người thường đặt vấn đề: Có tình huống, đã xuất hiện tình huống: hoặc: khi có tình huống, nếu có tình huống: để thể hiện một sự kiện đột biến trong quá trình vận động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó không bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển
của thực tiễn
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó nhà quản lý tự phải đưa ra
quyết định |
Dinh nghia nay coi tinh huồng là mọi hoàn cảnh thực tế mà người quản lý phải đưa ra quyết định giải quyết Hoàn cảnh đó có khó khăn với những thông tin thường khơng hồn chỉnh hoặc mâu thuẫn Định nghĩa này quan niệm tình
huống khá rộng, là bất kỳ một diễn biến, một hoàn cảnh nào mà đòi hỏi phải đưa
ra quyết định xử lý
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa: 7ình huống là sự diễn biến của tình hình, về mặt cần phải đối phó Ví dụ: “Dự kiến hết mọi tình huỗng
Trang 8ứng phó Việc lựa chọn cách thức giải quyết tùy thuộc vào ý chí chủ quan của
chủ thể hành vi
Từ quan niệm về tình huống và thực tiễn công tác Đảng, có thé thay: Tinh
huống trong công tác Đảng là một sự việc thuộc phạm vi công tác xây dựng Đảng nhưng có tính bất thường, phức tạp đòi hỏi chủ thể trách nhiệm phải xử lý
(giải quyết) để đảm bảo đáp ứng phù hợp
Từ quan niệm về tình huống nêu trên có thể đưa ra khái niệm về xử lý tình huống trong công tác xây dựng Đảng như sau: Xử lý tình huống trong công xây dựng Đảng là hoạt động của chủ thể công tác Đảng nhằm giải quyết sự việc hoặc nhiệm vụ trong một điều kiện cụ thể hoặc một diễn biễn cụ thể
Định nghĩa trên giới hạn cụ thể: 71 nhất, tình huống đó phải xảy ra trong công tác xây dựng Đảng; 7¿ hai, việc xử lý tình huống đó thuộc thấm quyền, trác nhiệm của chủ thể là tổ chức Đảng hoặc cá nhân có thẩm quyền trong công tác Đảng
Quá trình xử lý tình huống chính là quá trình cấp uỷ, tổ chức đảng tập
trung tiễn hành nắm bắt, xử lý thông tin, dé đưa ra kết luận, biện pháp tháo gỡ, khắc phục
1.2 Các dấu hiệu nhận biết của tình huống công tác Đăng
Tình huống công tác đảng khơng phải là tồn bộ hoạt động thực tiễn, diễn
ra hàng ngày của các tổ chức đảng trong quá trình lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội, cũng như tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng Chỉ những sự việc thực tế công tác đảng nào, trong số các hoạt động công tác đảng nói trên, chứa đựng những mâu thuẫn được đây đến độ gay cần, mới tạo nên tình huống Những mâu thuẫn đó biểu hiện ra bên ngoài các sự việc thực tế, dưới dạng các dấu hiệu đặc trưng Bởi vậy, dé xác định một sự việc có phải là tình huống công tác đảng hay không cần căn cứ vào những dấu hiệu có tính đặc trưng sau đây:
Một là, tình hình chính trị, tự tưởng của địa phương, của cơ quan và đơn vị
Trang 9này diễn ra nhiều sự việc phức tạp như mất an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, nhân dân hoang mang song vai trò lãnh dao của tổ chức đảng, sự quản lý của chính quyền mờ nhạt, hoặc bất lực Nơi đó kẻ xấu lộng hành, sự việc xấu bị làm ngơ, không ai dám lên tiếng, không có người đấu tranh khắc phục Song, việc chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của tình hình lại không đơn giản, bởi có sự tiếp tay ở một
mức độ nào đó của những cán bộ, đảng viên giấu mặt Mặt khác, cũng với những
sự việc phức tạp thuộc loại nói trên, nhưng cấp ủy và tổ chức đảng lãnh đạo trực
tiếp ở đó không thể xử lý được Trên thực tế, những sự việc loại này thường có
quan hệ không chỉ trong tổ chức đảng, mà có quan hệ với bên ngoài tổ chức, thậm chí có sự chéng phá của các thế lực thù địch cấu kết, móc nối với bên trong tổ chức đảng Tình hình trên nếu không sớm được giải quyết, có thể gây hậu quả khôn lường Những biểu hiện nói trên được xem là đặc trưng tình huống công tác đảng bởi lẽ, đảng bộ và tổ chức đảng ở những nơi đó là hạt nhân lãnh đạo chính trị, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và đảng bộ cấp trên về những chức năng, nhiệm vụ được giao Đề xảy ra các sự việc nói trên, trước hết thuộc trách nhiệm của đảng bộ, người lãnh đạo chính trị của địa phương, vai trò lãnh đạo của đảng bộ cần được xem xét nghiêm túc
Hai là, xuất hiện nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo lân nhau, nhất là giữa người đứng đâu tổ chức đảng, với người đứng đâu chính quyền cùng cấp Đây là những dấu hiệu đặc trưng của tình huống mất đoàn kết nội bộ Cũng có thể việc khiếu nại tố cáo sai phạm của cán bộ, đảng viên là đúng đắn và cần thiết, đo đấu tranh giải quyết những sai phạm bằng biện pháp tự phê bình và phê bình trong nội bộ tổ chức đảng không hiệu quả Song dấu hiệu đặc trưng của tình huống này là có nhiều đơn thư khiếu nại, tế cáo lẫn nhau trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Tất nhiên, trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tổ cáo giữa những người đứng đầu cùng cấp, thì chỉ cần một lần khiếu nại, tố cáo cũng có thể được xem là tình huống mắt đoàn kết nội bộ
Trang 10giành thắng lợi trong đấu tranh nội bộ, song các lực lượng tiêu cực có xu hướng lấn át các lực lượng tích cực Thực tiễn công tác đảng cho thấy, biểu hiện và nguyên _ nhân gây ra mất đoàn kết trong nội bộ có rất nhiều, nhưng không dễ chỉ đích danh thủ phạm và giải quyết một cách rõ ràng, sáng tỏ Bởi thủ phạm gây mất đoàn kết
nội bộ có thê là bất kỳ ai trong tổ chức đảng, nếu tính đảng, tính trách nhiệm và trí
tuệ của đảng viên ở những nơi đó không cao, sức chiến đấu suy giảm |
Ba là, cấp ủy hoặc người đứng đâu cấp ủy, chính quyền có những sai lam nghiêm trong, tổ chức đảng ở đó không đủ sức giải quyết Những tình huỗng loại này trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay không ít Ví dụ, trong nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của nhân dân cho phát triển kinh tế - văn hóa, cho giao thông, công trình công cộng và phúc lợi xã hội, cấp ủy và chính quyền các địa phương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này thường phải đối mặt với những lợi ích đông đảo của quần chúng nhân dân Ở đó thường chưa có sự đồng thuận của nhân dân với chủ trương thu hồi đất của cấp ủy và chính quyền, dẫn đến sự phản ứng của nhân dân Trong những trường hợp như vậy, do thúc ép từ nhiều phía, các cấp ủy đáng và chính quyền địa phương rất dễ phạm
sai lầm, khi ban hành hành các quyết định hành chính trái với quy định của pháp
Trang 11Tình hình năm ngoài tầm kiểm soát của lãnh đạo xã trong nhiệm vụ lãnh đạo giải phóng mặt bằng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Bồn là, nhân dân có nhiều đơn thư khiếu kiện cán bộ, đảng viên của đảng
bộ và tổ chức đảng Đây cũng là những dẫu hiệu đặc trưng của tình huống công tác đảng Nhân dân ta vốn tin yêu và gắn bó mật thiết với Đảng, bởi vậy, thường đòi hỏi rất cao và giám sát chặt chẽ các hoạt động của đảng viên Một khi nhân dân có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo cán bộ, đảng viên có nghĩa là công tác xây dựng đáng ở các đảng bộ đó đang có vẫn đề không bình thường, những mâu thuẫn nào đó đang trở nên gay gắt, không thể giải quyết bằng các biết pháp thông thường, phê bình, góp ý đảng viên
Việc cần phải khiếu nại, tố cáo thường là những việc phức tạp, tuy xây ra trong nội bộ Đảng, nhưng tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, đến an ninh quốc phòng ở các bộ ngành, địa phương và cơ sở; những sự VIỆC liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân, gây bức xúc trong nhân dân, có thể dẫn đến việc hình thành các điểm nóng về chính trị, gây mất trật tự, an toàn xã hội Bởi vậy, khi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo cán bộ, đảng viên thì cần phải xem xét các đơn thư đó theo quan điểm tình huống, phải điều tra, nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục sớm, không bao che, đỗ lỗi khách quan, không quy
chụp, trù đập người khiếu nại, tố cáo, mở đường cho đảng bộ phát triển _ -
Năm là, cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyên vi phạm nguyên tắc hoạt động của Đảng, vi phạm Điều lệ Đảng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động của đảng bộ Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chỉ rõ, Đảng ta hoạt động tuân theo năm nguyên tắc cơ bản, đó là: Nguyên tắc “Tập
trung dân chú”; “Tự phê bình và phê bình”; “Đảng là khối đoàn kết, thống nhất”;
Trang 12chỉnh các nguyên tắc đảng là cơ sở để giữ vững tính đảng, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong các tô chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo đúng đăn, chặt chẽ của Đảng trong mọi hoàn cảnh Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, việc các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, hoặc cô ý lợi dụng, làm trái nguyên tắc đảng để
trục lợi diễn ra khá phổ biến Tình hình đó thường diễn ra âm thầm, nhưng những tác động xấu của nó lại đễ nhận thấy, đó là tình trạng kỷ luật lỏng lẻo, đảo lộn các
giá trị thông thường trong môi trường chính trị, người tốt, kẻ xấu lẫn lộn Từ môi trường công tác đó diễn ra tình trạng tâm lý, tư tưởng bất an, hoạt động thiếu hăng hái, tích cực; hình thành các nhóm không chính thức để phán ứng lại tình hình vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực Những biểu hiện nói trên cũng cần được xem
là dấu hiệu đặc trưng của tình huống công tác đảng
Ngoài những tình huống công tác đảng có thể gây ra sự phức tạp cho tình hình kinh tế - xã hội nói trên, trong thực tế công tác đảng cũng còn vô số những
tình huống đơn lẻ, không liên quan đến nhiều người, phạm vi ánh hưởng hẹp,
song vẫn cần phải giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho sự phát triển chung Ví dụ những tình huống trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên, trong công tác kiểm tra của Đảng, trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình của các chỉ bộ đảng Do tính đa dạng, phức tạp của các tình huống công tác đảng như vậy, nên cần phải phân loại các tình huông theo tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của nó dé phuc vụ các chủ thể có trách nhiệm xử lý Dựa trên các đặc trưng nói trên, ta có thể phân loại các tình huống công tác đảng thành bốn loại chủ yếu sau: Tình huống sai lệch kế hoạch; tình huống chứa đựng nguy cơ tiềm tàng: tình huống cần hoàn thiện; tình huống “điểm nóng” chính trị Căn cứ theo tính chất, đặc điểm của các loại tình huống đó, các tổ chức đảng chủ động xây dựng phương án và giải pháp xử lý cho phù hợp, tránh su hing túng, bị động khi có tình huống thật xảy ra
II VAI TRO, NGUYEN TAC VA PHUONG PHAP XU LY TINH HUONG XAY
DUNG DANG
2.1 Vai trò của việc xử lý tình huống công tác đảng
Trang 13quyết của người lãnh đạo — người đảng viên và của cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đảng Thực chất đó là các tình huống chính trị xã hội của người đảng viên và tổ
chức đảng Dù ít hay nhiều thì các tình huống đó đều liên quan đến công tác xây dựng nội bộ Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
Việc xử lý đúng đắn các tình huỗng công tác đảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn Đáng cũng như đối với từng đảng bộ và tổ chức đảng thé hiện trên những mặt sau:
Một là, xử lý đúng các tình huống liên quan đến xây dựng nội bộ Đảng như vẫn đề đảng viên, cán bộ, tổ chức cơ sở đảng, chấp hành các nguyên tắc đảng, công tác tư tưởng và công tác kiểm tra giám sát của Đảng là trực tiếp góp phần
giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ Đảng, những mâu thuẫn đang tạo
ra khó khăn trở ngại cho sự phát triển bình thường của Đảng và Nhà nước
Quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng luôn đặt ra cho Đảng phải giải quyết hàng loạt những mâu thuẫn phức tạp, trong đó nỗi lên hai loại mâu thuẫn là: mâu thuẫn giữa sự phát triển không ngừng, đầy biến động phức tạp của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế cũng như trong nước và khả năng nhận thức có hạn, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức có hạn của Đảng lãnh đạo — cằm quyền Đảng ta, với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của Nhà nước và xã hội, do vậy luôn đứng ở trung tâm các sứ kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước Có vai trò quyết định trong các hoạt động nói trên, nhưng cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm
trước nhân dân và dân tộc về toàn bộ các hoạt động của Đảng Sự xuất hiện
những mâu thuẫn trong nhận thức, trong khả năng vươn lên đáp ứng những đòi
hỏi của thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là một tất yếu khách
Trang 14phong, nghĩa là Đảng phải vươn lên để nhận thức cho được những quy luật khách quan và những điều kiện khách quan chi phối các quy luật đó để điều khiển quy luật trong hoạt động thực tiễn Mà điều này lại phụ thuộc vào giải quyết loại mâu thuẫn thứ hai, mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ tổ chức đảng
Những mâu thuẫn này có thé la: Sự khác nhan trong nhận thức của đội ngũ đáng
viên, sự thiếu thống nhất về lợi ích, về tư tưởng và tô chức, sự vi phạm các nguyên tắc đảng, mất đoàn kết nội bộ
Chính những mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng nội bộ Đảng làm cho trình độ trí tuệ và bản lĩnh chính trị của toàn Đảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Hai loại mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức, tô chức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội và mâu thuẫn trong xây dựng nội
bộ Đảng có quan hệ mật thiết với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau Do các
loại mâu thuẫn đó xuất hiện mà nảy sinh các tình huống công tác đảng, các tình huống này chính là biểu hiện ra bên ngoài, có thể nhận thức được, các mâu thuẫn bên trong của Đảng Xử lý đúng các tình huống chính là giải quyết đúng và trúng các mâu thuẫn nảy sinh trong công tác đảng
Hai là, xử lý các tình huống công tác đảng là xử lý các vấn đề chính trị
của Đảng và Nhà nước, không đơn thuần là xử lý các vấn đề hoạt động nội bộ
của Đảng, bởi vậy phải thận trọng và có trách nhiệm cao
Công tác đảng của Đảng cằm quyền là toàn bộ các hoạt động lãnh đạo, chi
đạo và tổ chức của Đảng trên một mặt hoặc trên toàn bộ các lĩnh vực hoạt động
của Đảng Do đó, khi nói tình huỗng công tác đảng là chúng ta nói đến những tình huống nảy sinh trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và nảy sinh trong hoạt động xây dựng nội bộ của Đảng
Trang 15
mọi hoạt động của tô chức đảng cũng như của đảng viên đều có liên quan trực tiếp đến vai trò cầm quyền và quá trình cầm quyền của Đảng Hơn nữa, quần chúng nhân dân từ lâu đã coi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của mình, hết sức quan tâm đến sự vững mạnh của đẢNGàn, đến mỗi quan hệ giữa Đảng với nhân dân Tính tiên phong gương mẫu hay sự suy thoái phâm chất đạo đức, lối sống của từng đảng viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động của mình, đều được quần chúng quan tâm, theo dõi, giám sát Mặt khác, khi trở thành Đảng cẦm quyền, đảng viên của Đảng trở thành cán bộ, công chức hoạt động trong bộ máy nhà nước, hầu hết những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều đo đảng viên của Dang đảm nhận Bởi thế, xây dựng nội bộ Đảng, trong đó có xây đựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước Những vấn đề, những tình huống nảy sinh trong nội bộ Đảng vì thế trực tiếp tác động đến bộ máy nhà nước, đến các tổ chức quần chúng, các đoàn thể nhân dân
Điều đó quy định rằng, khi xử lý các vấn đề công tác đảng, các cơ quan có thẩm quyền phải quán triệt quan điểm: xử lý tình huống công tác đảng là xử lý các vấn đề chính trị của Đảng và của Nhà nước, liên quan trực tiếp đến vấn đề
cầm quyền của Đảng, từ cấp cơ sở đến trung ương |
Ba là, năng lực xử lý các tình huống công tác đảng thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của Đáng nói chung, của các đảng bộ nói riêng
Nếu những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống hoạt động của Đảng là một tat yêu khách quan thì việc rèn luyện và phát triển khả năng nhận biết và đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn là một đòi hỏi khách quan tất yếu, là sự thể hiện năng lực lãnh đạo, sức chiến đâu của Đảng
Trang 16lực đó, nội bộ Đàng phải có sức chiến đấu cao, thể hiện ở khả năng phát hiện và
đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, những mâu thuẫn
đang cản trở sự phát triển của bản thân Đáng, đồng thời có khả năng nhận biết nhanh chóng, chính xác những âm mưu thủ đoạn phá hoại Đảng của các thế lực thù địch để tập trung lực lượng đấu tranh ngăn chặn Chính quá trình nhận biết và đâu tranh giải quyết những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của Dang 1a quá trình rèn luyện năng lực xử lý các tình huống công tác đảng, cũng chính là
một mặt của năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Nếu những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình hoạt động của Đảng là tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi, thì việc rèn luyện khả năng xử lý tốt các mâu thuẫn cũng là tất yếu khách quan Cần chủ động rèn luyện để ứng phó
thường xuyên |
Bốn là, xử lý tốt các tình huống công tác đảng bảo đảm giữ vững ổn định
chính trị, nội bộ Đảng đoàn kết thống nhất, củng cố được niềm tin của quần chúng nhân dân đôi với Đảng, hoạt động lãnh đạo của Đảng ngày càng có hiệu quả tốt
Xử lý các tình huống công tác đảng, như đã nói ở phần trên, là xử lý những vấn đề chính trị của Đảng và trực tiếp liên quan đến công việc của Nhà nước Do vậy, việc xử lý tốt các tình huông công tác đảng góp phần trực tiếp giữ vững ôn định chính trị trong phạm vi toàn Đảng, cũng như ở các đảng bộ địa phương và cơ quan Thực chất của quá trình xử lý tình huống là nhận biết đúng bản chất của các mâu thuẫn đang chỉ phối tình hình, đang gây khó khăn cản trở
sự phát triển, để từ đó tìm được các giải pháp phù hợp hòa giải mâu thuẫn, tháo
gỡ khó khăn, thúc đây sự vật phát triển
Vấn đề giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng ta là vấn đề thuộc về nguyên tắc xây dựng Đảng, nguyên tắc bảo đảm cho Đảng thống nhất về ý chí, tư tưởng, tổ chức và hoạt động Những mâu thuẫn khách quan, chủ quan tạo nên những tình huống xấu về đoàn kết thống nhất trong Đảng là khó tránh khỏi, song
Trang 17Trong điều kiện đổi mới toàn điện sự nghiệp xây dựng đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, những mâu thuẫn trong nhận thức, trong thụ
hưởng lợi ích của sự nghiệp đôi mới, trong công tác tổ chức, cán bộ diễn biến nhanh và khá phức tạp đã trực tiếp nảy sinh những tình huống về đồn kết thơng nhất trong nội bộ Đảng phải giải quyết Việc giải quyết đúng và trúng các tình
huống về đồn kết thơng nhất thường ảnh hưởng tích cực, trực tiếp đến ôn định
chính trị và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng 2.2 Nguyên tắc xứ lý tình huống công tác Đảng
Xử lý tình huống trong xây dựng Đảng là công việc rất hệ trọng vì nó ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của tô chức Đảng, đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đến lợi ích xã hội và nhân dân Bởi vậy, việc xử lý tình hống công tác xây dựng Dang phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản
Thứ nhất, Việc xử lý tình huống phải tuân thủ đường lỗi chính trị, quan
điểm của Đảng và các quy định, hướng dân của Đảng Nguyên tắc này giúp cho
việc xứ lý tình hống đảm bảo tính thống nhất trong Đảng và đảm bảo sự định
hướng chính trị của Đảng Thực hiện nguyên tắc này đồng thời cũng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Thứ hai, việc xử lý tình huống xây dựng Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cằm quyền Đảng lãnh đạo hệ
thống chính trị và xã hội nhưng cũng là thành viên của hệ thống chính trị Cán
bộ, đảng viên là công đân và bản thân tổ chức Đảng là một thiết chế xã hội nên
phải tuân thủ pháp luật Thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi khi xử lý tình huống,
các chủ thể có thâm quyền trách nhiệm cần phải xác định những căn cứ pháp lý phù hợp để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Thứ ba, việc xử lý tình huỗng xây dựng Đảng phải hướng tới mục tiéu đảm bảo tính kỷ luật, bảo vệ trật tu ky cương trong Đảng, đảm bảo sự công bằng xã hội Mọi tình huống phát sinh trong xây dựng Đảng đều đòi hỏi việc xử lý phải thận trọng, hợp lý và công bằng Việc xử lý đúng góp phần quan trọng
Trang 182.3 Phương pháp xử lý tình huống xây dựng Dang
Để xử lý tốt các tình huống công tác dang, các tổ chức đáng và đảng viên có trách nhiệm xử lý phải nhận rõ bản chất các tình huống, những lực lượng {con người, tê chức) tham gia tạo nên tình huống cũng như phải giải quyết các
tình huống Đồng thời dự đoán được chiều hướng phát triển cũng như dự kiến
các giải pháp xử lý Muốn làm tốt những điều nói trên, từ lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng, có thể thấy, khi xử lý các tình huống công tác đảng phải năm vững những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nhận diện tình huỗng, phân tích, đánh giá tình huỗng
Các sự việc, hiện tượng có tính tình huống công tác đảng hết sức phong phú, các sự việc đó xuất hiện trên hai lĩnh vực hoạt động cơ bản của Đảng là: hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội và hoạt động xây dựng nội bộ Đảng Tuy đa dạng và phong phú như vậy, nhưng căn cứ vào các đấu hiệu đặc trưng của tình huống công tác đảng, ta vẫn có thể quy các sự việc công tác đảng về ba loại tình huống cơ bản:
Một là, tình huống sai lệch kế hoạch
Hai là, tình huỗng chứa đựng nguy cơ tiềm tàng Ba là, tình huống cân hoàn thiện
Thứ hai: Xử lý tình huống
Trong thực tiễn, tình huống công tác đảng rất phong phú đa dạng Những sự kiện, diễn biến khác thường có thê xảy ra ở mọi lĩnh vực công tác và với
những hình thức rất khác nhau Có những tình huống là các sự kiện tuy khác
thường nhưng tương đối giản đơn, chỉ cần căn cứ những quy định hiện hành của Đảng để áp dụng xử lý (ví dụ như các tình huống thuộc công tác đảng viên, tình huống công tác kiểm tra, giám sát công tác tổ chức Đại hội Đảng )
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình huống công tác đảng lại diễn ra
Trang 19hỏi phải có quy trình xử lý Qua thực tiễn, có thể khái quát phương pháp xử lý
các tình huống công tác phức tạp gồm bốn bước cơ bản sau: Bước một: tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình huống
Nguyên nhân chỉ phối một tình huống nào đó thường có rất nhiều, thậm chí có nhiều tầng lớp nguyên nhân khác nhau chỉ phối Vì vậy, cần phải phát huy sức mạnh trí tuệ của một nhóm cán bộ có thâm quyền (tập thể lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm) khám phá, chỉ rõ nguyên nhân
Trong việc phân tích nguyên nhân, cần phân biệt rõ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; cần xác định ảnh hưởng của từng nguyên nhân
dẫn đến tình huống
Phân tích, đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình huống giữ vai trò tiền đề của các bước xử lý tiếp theo Xác định nguyên nhân đúng là điều kiện đảm bảo
thực hiện các bước xử lý tiếp theo đúng, dẫn đến kết quả xử lý đúng
Bước hai: tìm giải pháp xử lý tình huỗng
Việc tìm giải pháp xử lý có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến kết quả xử lý tình huống
Thông thường, đối với những tình huống phức tạp thường có thể có nhiều
phương án xử lý Chủ thể xử lý tình huống cần dự liệu nhiều phương án với những phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế và điều kiện thực hiện để rồi quyết
định lựa chọn phương án tối ưu nhất để xứ lý Muốn như vậy, cấp ủy cần quán triệt nguyên tắc lãnh đạo tập thể: phát huy sức mạnh của trí tuệ tập thể để đưa ra
quyết định xử lý tối ưu nhất
Trong lãnh đạo tập thể, cần quán triệt nguyên tắc làm việc chung: mọi thành viên đều có quyền nêu chủ kiến của mình trong phân tích, đánh giá tình huống và đề xuất phương hướng và giải pháp, cách thức xử lý Có sự thảo luận dân chủ, cởi mở trong tập thé thì việc phân tích tình huống đảm bảo tính khách quan, toàn diện hơn Giải pháp xử lý tình huống sẽ có tính khoa học hơn
Bước ba: triển khai kế hoạch thực hiện giải pháp
Trang 20giải pháp tối ưu để xử lý, tập thể có thâm quyền phải triển khai kế hoạch thực hiện giải pháp Kế hoạch đó cần thể hiện rõ những vấn đề sau:
- Nội dung xử lý (các công việc phải tiến hành) - Mục tiêu cần đạt được
- Tiêu chí đánh giá kết quả xử lý tình huống - Thời gian bắt đầu và thời gian phải hoàn tất
- Lực lượng thực hiện - Người chịu trách nhiệm
- Phương tiện và nguồn lực cần thiết - Rủi ro có thê gặp phải
Bước bốn: đánh giá kết quả xử lý tình huống
Việc đánh giá kết quả xử lý tình huống phải dựa vào những mục tiêu, tiêu chí đề ra trong kế hoạch hành động Vì vậy, khi đánh giá phải nêu rõ: giải pháp này đạt mục tiêu ở mức độ nào, có thể so sánh với những tiêu chí nào? Chang han:
- Giải pháp này mang lai lợi ích gì? Có làm phát sinh tình huống mới không?
- Những điểm mạnh, điểm yếu và những hiệu ứng không mong muốn phát sinh khi thực hiện giải pháp
- Năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu và các lực lượng tham gia xử lý tình huống
- Tổng kết kinh nghiệm và rút ra những vấn đề có tính lý luận trong xử lý tình huống
CÂU HỎI ÔN TẬP
Phân tích khái niệm tình huống công tác Đảng Cho ví dụ minh họa Dấu hiệu nhận biết tình huống công tác Dáng Cho ví dụ
Phân tích nguyên tắc xứ lý tình huống xây dựng Đảng Cho ví dụ
>8
B8
Trang 21Chương 2
XU LY TINH HUONG CONG TAC TU TƯỞNG
I QUAN NIEM VA DAC DIEM CUA TINH HUONG CONG TAC TU TUONG
CUA DANG
1.1 Quan niém
Tình huống trong công tác tư tưởng là những sự kiện, biến cô không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội, làm phát sinh những bắt ổn hoặc có khả năng trực tiếp gây nên bắt 6n về tư tưởng hoặc chính trị - xã hội đòi hỏi chủ thể có thẩm quyên phải giải quyết
Tình huống công tác tư tưởng có thể xuất hiện trong diễn biến tâm trạng, tư tưởng xã hội, hoặc có thể xuất hiện trong chính hoạt động của các chủ thể làm công tác tư tưởng ở các bộ phận cấu thành công tác tư tưởng (hoạt động nghiên cứu lý luận, hoạt động tuyên truyền, hoạt động cỗ động và hoạt động văn học, nghệ thuật)
Đối với phạm vi môn học này, chúng ta chỉ xét đến tình huống xuất hiện trong đời sống xã hội (thuộc lĩnh vực tư tưởng)
1.2 Đặc điểm của tình huống công tác tư tướng
Thứ nhát, tình huỗng công tác tư tưởng thường xuất hiện khi có những sự
kiện biến cố có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng xã
hội Những sự kiện đó thường là những chủ trương, chính sách mới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhân đân hay một bộ phận cộng đồng dân cư Biến cố cũng có thể đo những tác động từ bên ngoài (ví dụ như chính sách hạn chế hoặc đóng cửa thị trường xuất khâu lao động của một số quốc gia đối với người lao động Việt Nam) hoặc cũng có thể đo rủi ro bởi thiên tai
Trang 22Thứ ba, việc xử lý tình huống công tác tư tưởng tưởng thường gắn liền với công tác dân vận: muốn giải quyết vấn đề tư tưởng cần phải tuyên truyền, giải thích gắn liền với vận động, thuyết phục Vì vậy có thể có những trường hợp sự kiện, tình huống xảy ra có thể vừa là tình huỗng công tác tư tưởng vừa là tình huống công tác dân vận (ví dụ như trào lưu phụ nữ miền Tây lấy chồng Đài Loan chẳng hạn: vừa là tâm trạng xã hội có thực — đòi hỏi công tác tư tưởng
phải giải quyết, vừa là hiện thực xã hội đòi hỏi hệ thống chính trị phải làm công
tác tuyên truyền, vận động)
Thứ tư, do tính phức tạp của tình huỗng công tác tư tưởng mà đòi hỏi việc xử lý phải thận trọng và cần đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đáng và cần vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp tác động
II PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG
Cũng như công tác dân vận, việc xử lý tình huống công tác tư tưởng rất đa dạng (tùy theo từng tình huống cụ thể) Tuy nhiên, về lý thuyết, có thể khái quát quy trình xử lý tình huống công tác tư tưởng cũng gồm bốn bước cơ bản:
Bước một, phân tích, đánh giá tình huống
- Bước này cần đánh giá tình trạng tư tưởng, phân tích nguyên nhân, dự
báo diễn biến tiếp theo của tình hình tư tưởng
Bước bai, xác định kế hoạch xử ly
- Bước này cần xác định mục tiêu, nội dung, giải pháp tác động và phân
công thực hiện, thời gian và cách thức thực hiện |
Bước ba, tổ chức thực hiện kế hoạch xử ly
-Cấp ủy lãnh đạo quá trình triển khai thực hiện theo kế hoạch Quá trình này đòi hỏi bao gồm cả công tác kiểm tra, giám sát và điều chỉnh tác động để đảm bảo thực hiện mục tiêu
Bước bốn, đánh gái kết quả xử lý
Trang 23Cần lưu ý, việc đánh giá kết quả cũng cần thiết rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ ra những giải pháp ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra
Ill MOT SO TiNH HUONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA DANG VÀ
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Tình huống thứ nhất
Tháng § năm 2013, tại một số trưởng bản của huyện M, tỉnh X báo cáo
với huyện ủy: trong thời gian qua có một số người lạ đến địa phương truyền bá
một đạo lạ Hiện đã có nhiều đồng bào trong đó có cả người nhà cán bộ địa phương tin theo Các buổi tối, nhiều người đã tụ tập tại một gia đình trong bản để đọc kinh và nghe giảng đạo
Đây là một tình huống về công tác tư tưởng tại địa phương huyện M, tỉnh
X với biểu hiện làm xáo trộn tình hình tư tưởng và đời sống của đồng bào địa
phương
Việc xử lý tình huống này thuộc về trách nhiệm của các cấp ủy đảng của
huyện M, tỉnh X
Các bước xử lý cần theo quy trình sau: Bước một: phân tích, đánh giá tình huỗng:
Huyện ủy cần cử cán bộ huyện xuống các xã kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã nắm tính hình, thu thập thông tin
Phân tích nguyên nhân, đánh giá hậu quả và dự báo khả năng diễn biến
của tình hình |
+ Về nguyên nhân:
- Do trình độ dân trí thấp của một bộ phận đồng bào;
- Do một số người lợi dụng niềm tin của đồng bào và sự lơi lỏng trong việc kiểm soạt và quản lý của chính quyền địa phương:
Trang 24mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tiềm tang nguy cơ hình thành điểm nóng chính trị - xã hội tại địa phương Nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, khó kiểm soát
Đây rõ rang là tình huống truyền đạo trái pháp luật
Cơ sở pháp lý để vận dụng xử lý tình huống này là quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (cụ thé là Điều § và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo)
Bước hai: Lập kế hoạch xử lý tình huống
- Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình hoạt động tôn giáo trái pháp luật của huyện
- Ban chỉ đạo huyện tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các địa phương có người theo đạo lạ và có người trái phép truyền đạo cùng với các ban, ngành liên quan đến trách nhiệm xử lý (Ủy ban nhân dân, các đoàn thể, Ban Tuyên giáo,
Ban Dân vận ) để phân tích đánh giá tình hình, bàn và thống nhất kế hoạch
giải quyết vấn đề
Bước ba: tổ chức xử lý tình huống theo kế hoạch
Chỉ đạo Ban Dân vận, Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện cùng các bộ các xã đi nắm thêm tình hình, tuyên truyền, vận động đồng bào không nghe lời những kẻ truyền đạo trái phép
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tiến hành điều tra, xác minh nhân thân những người tuyển đạo trái phép (kiểm tra hành chính những giấy tờ tùy thân); tiến hành xử phạt hành chính và thông báo chấm dứt hoạt động truyền giáo tại địa phương
Bước bốn: đánh giá kết quả xử lý tình huống
- Căn cứ vào kế hoạch triển khai và kết quả đạt được để đánh giá (trong đó cần xác định mức độ hoàn thành công việc của các tổ chức và cá nhân đã được Ban chỉ đạo của Huyện ủy phân công)
Trang 25- Ban chỉ đạo rút kinh nghiệm tô chức thực hiện việc giải quyết, xử lý tình
uống
- Phổ biến thông báo với các địa phương, cơ sở trong huyện
- Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyên cơ sở tiếp tục ổn định tình hình, khôi phục đời sống sinh hoạt bình thường tại địa phương
Tình huống thứ hai
Thời gian gần đây, Huyện ủy, UBND, Hội đồng nhân dân và một số ban ngành của huyện X nhân được nhiều đơn thư tố cáo của các cán bộ chủ chốt của
xã Y có nhiều tiêu cực và biểu hiện sai lệch về tư tưởng chính trị, dao đức, lối
sống Huyện ủy đã lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra tiến hành xác minh nhưng đại đa số các đơn thư không có cơ sở kết luận Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thêm, Huyện ủy X kết luận: tình trạng có nhiều đơn thư tố cáo lẫn nhau của các cán bộ chủ chốt xã Y xuất phát từ sự mất đoàn kết nội bộ của Thường trực Đảng ủy xã Điều này gây sự hoang mang trong nội bộ đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân trong xã, ảnh hưởng xấu đến sự ỗn định và phát triển của xã Y:
Đây là một trong những tình huống thuộc về công tác tư tưởng, đòi hỏi Huyện ủy X và đảng bộ xã Y phải xử lý để ngăn ngừa hậu quả xấu
Cách thức xử lý như sau:
Bước một: phân tích, đánh giá tình huống ị
- Huyện ủy cử cán bộ nắm và phân tích đánh giá tình hình xã Y - Phân tích nguyên nhân và đánh giá hậu quả của tình huống
+ Về nguyên nhân: Là sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất, thiểu nhất trí trong trong nội bộ Thường trực cấp ủy dẫn đến sự chia rẽ mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan đảng ủy, UBND xã Y
+ Về hậu quả:
Trang 26- Làm giảm năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm giảm hiệu lực quản lý của chính quyền và hiệu quả hoạt động của các tô chức chính trị xã hội ở địa phương x4 Y
- Làm giảm sút niềm tin vào Đảng và chính quyền của nhân dân
- Làm chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết trong nhân dân cùng sự hình thành các
phe cánh ủng hộ các cá nhân lãnh đạo |
- Gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị - xã hội và sự phát triển
kinh tế, văn hóa của địa phương
Bước hai: xác định kế hoạch xử lý
Đây là tình huống phức tạp, đòi hỏi việc xử lý phải công phu và tinh tế Kế hoạch xử lý phải thể hiện tang cường sự lãnh đạo của Huyện ủy với việc phát huy tính tích cực tham gia xây dựng Đảng của đội ngũ đảng viên và nhân dân xã Y
Huyện ủy cần có kế hoạch xử lý đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp cơ bản nhất là công tác tư tưởng — chính trị và công tác tổ chức cán bộ
Các công việc cần thiết trong kế hoạch xử lý gồm: + Phân tích, đánh giá nguyên nhân
+ Gặp gỡ, tiếp xúc với từng cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã Y
dé đánh giá tình hình |
+ Gặp gỡ, tiếp xúc với đội ngũ công chức, cán bộ cơ sở xã Y và các Bí thư chi bộ, một số quần chúng nhân dân xã Y
+ Tổ chức Hội nghị cán bộ xảy Y (Đảng ủy mở rộng) để sinh hoạt chuyên đề tư tưởng để lãnh đạo xá y trình bày những tâm tư bức xúc cá nhân và các
thành viên Hội nghị tham gia ý kiến
+ Huyện ủy họp với lãnh đạo xã Y để nghe trình bày và đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với từng đồng chí trong Thường trực Đảng ủy xảy
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát tô chức và hoạt động của đảng bộ xã Y + Chỉ đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện tăng cường hỗ
trợ xã Y thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội
Trang 27Bước ba: tổ chức thực hiện kế hoạch xử ly
- Chỉ đạo thực hiện các nội dung của kế hoạch xử lý tình huống của Huyện ủy
Bước bốn: Đánh giá kết quả xử lý
-Căn cứ vào những yêu cầu và kết quả đạt được của kế hoạch xử lý tỉnh
huống để đánh giá
- Cần rút kinh nghiệm trong lãnh đạo các đảng ủy cơ sở: tăng cường nguyên tắc xây dựng đáng nhất là nguyên tắc phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt đảng gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên
Tình huống thứ ba
Xứ ly du luận xã hội và tâm lý “đám đông”
Trên địa bàn cơ sở, có thể coi “tình huống có vấn đề” là tình huống trong đó mối quan hệ giữa dân với dân hoặc giữa dân với chính quyền mâu thuẫn, căng thăng đến mức có thể chuyển hoá thành các hành vi vượt ra khỏi tầm kiểm
soát của một hoặc cả hai bên Những mâu thuẫn này có thể phát triển thành
“điểm nóng”, các “phản ứng tập thể” và các hệ quả nguy hiểm khác không thể
lường hết được
Việc quan tâm, phát hiện và giải quyết kịp thời tình huống có vấn đề sẽ
giữ gìn sự ôn định, đồng thời thúc đây sự phát triển của xã hội Những thái độ
thiếu quan tâm, bỏ qua, bưng bít sẽ mang lại những hậu quả khôn lường Đó là tính chất hai mặt, rất tích cực, đồng thời rất nguy hiểm của tình huống có vấn đề Nhiều trường hợp, bỏ qua việc xử lý tình huống có vấn đề có thê dẫn đến sự
hình thành điểm nóng xã hội, thậm chí điểm nóng chính trị - xã hội (mâu thuẫn
giữa dân với dân hoặc giữa dân với chính quyền đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một hoặc cả hai bên đến mức độ xung đột đối đầu giữa đám đông quần chúng với chính quyền)
Trang 28thường rất dễ xảy ra Một trong những hiện tượng thường bắt gặp tại các điểm nóng là sự tụ tập đông người một cách không có tổ chức hoặc có nhưng mờ nhạt, lỏng lẻo
Theo các chuyên gia tâm lý học xã hội, đám đông không có tổ chức hoặc
có tô chức lỏng lẻo rất đễ rơi vào trạng thái bị kích động, sẵn sàng thực hiện các
hành vi thiếu lý trí
Trong xử lý tình huống có vấn đề, thì xử lý các tình huống có liên quan tới đám đông là một trong những công việc khó khăn nhất Đám đông là một tập
hợp người vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời
điểm nhất định Đám đông thường được xem là một loại nhóm hỗn hợp, lỏng lẻo, giữa các thành viên không có một mối liên hệ chặt chẽ Các thành viên của đám đông có thê rất khác nhau về thành phần xã hội, trình độ nghề nghiệp, tôn giáo, thậm chí mục đích khiến họ tụ tập lại cũng có thể không giống nhau Trong một đoàn biểu tình, có người thực sự muốn đấu tranh, phản đối, có người đo a dua, tò mò, có người đơn thuần ham vui, thích không khí ồn ào, náo nhiệt
Không phải bất cứ sự hội tụ nào cũng được xem là đám đông Chỉ khi sự
hội tụ đông người đó đem lại những thay đổi về phương điện tâm lý, tạo ra
những trạng thái tâm lý mới, hay xuất hiện "một tâm hồn cộng đồng" thì mới được quan tâm nghiên cứu
Sự hội tụ, tập trung của nhiều cá nhân tạo ra một môi trường tâm lý đặc biệt, kích thích thúc đây hoặc đè nén, ức chế các hành vi của họ Đám đông làm
từng cá nhân mất đi năng lực điều khiển hành vi một cách có ý thức và có lý trí, hành động diễn ra trong trạng thái "bị kích động"
Trong xử lý tình huống có vấn đề, thì xử lý các tình huống có liên quan tới đám đông là một trong những công việc khó khăn nhất Đám đông là một tập
hợp người vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời
điểm nhất định Đám đông thường được xem là một loại nhóm hỗn hợp, lỏng lẻo, giữa các thành viên không có một mối liên hệ chặt chẽ Các thành viên của
Trang 29giáo, thậm chí mục đích khiến họ tụ tập lại cũng có thể không giống nhau Trong một đoàn biểu tình, có người thực sự muốn đấu tranh, phản đối, có người do a dua, tò mò, có người đơn thuần ham vui, thích không khí én ào, náo nhiệt
Không phải bất cứ sự hội tụ nào cũng được xem là đám đông Chỉ khi sự hội tụ đông người đó đem lại những thay đổi về phương diện tâm lý, tạo ra những trạng thái tâm lý mới, hay xuất hiện "một tâm hồn cộng đồng" thì mới
được quan tâm nghiên cứu |
Sự hội tụ, tập trung của nhiều cá nhân tạo ra một môi trường tâm lý đặc biệt, kích thích thúc đây hoặc đè nén, ức chế các hành vi của họ Đám đông làm từng cá nhân mất đi năng lực điều khiển hành vi một cách có ý thức và có lý trí, hành động diễn ra trong trạng thái "bị kích động"
Về trí tuệ của đám đông quân chúng Nếu đặt sang một bên vẫn đề trình độ của các thành viên, thường thấy có hiện tượng sau: nếu tập hợp người càng lớn thì khả năng đưa ra những quyết định chính xác càng giảm Các lập luận có xu hướng thái quá, tư duy chịu sự chỉ phối nặng nề của những tâm trạng hay xúc
cảm nhất thời |
Thuyết phục đám đông quần chúng là công việc khó khăn, có thể bằng những lập luận lô gích chặt chẽ hay bằng các thủ thuật đánh vào tình cảm? Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được một hiệu quả nhất thời, nhanh chóng,, tốt nhất nên áp dụng các biện pháp có khả năng gây ra những xáo trộn tình cảm, hơn là lập luận, lý trí
Giải quyết tình huống có vấn đề, điểm nóng, đặc biệt khi đã xuất hiện các đám đông là công việc khó khăn, phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều ngành
Nắm bắt dư luận xã hội lúc đó là rất cần thiết để giúp cấp ủy và chính quyền giải
quyết tình huống đó Nội dung cụ thể là:
- Lắng nghe một cách tích cục, chủ động nắm bắt nhanh, chính xác dự luận xã hội, thái độ, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân
Trang 30sách, hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách một cách thích hợp Một số nội dung cần thiết phải nắm bắt là:
- Thái độ (đồng tình hay không đồng tình; ủng hộ hay không ủng hộ )
tâm trạng (phấn khởi, chán nản hay thờ ơ ) đối với những chủ trương, chính
sách mới ra của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền các cấp ở địa phương Chú trọng nắm bắt những dư luận tiềm ân, chưa được quần chúng phát biểu ra, nhưng "âm ỉ" và tạo ra những bất ôn về tâm lý và tâm trạng xã hội Để nắm bắt những dư luận này, cách "tiếp xúc thân tình", không chính thức là cách tiếp xúc
tốt nhất để tìm hiểu thông tin
- Dư luận nhân dân về việc tín nhiệm, hay không tín nhiệm đối với các cán bộ, đảng viên ở địa phương, đặc biệt là khi có những vụ việc bất thường (ví dụ như những mâu thuẫn, xô xát trong nhân dân, những vụ vi phạm pháp luật có liên quan tới cán bộ, đảng viên )
- Tâm trạng và mức độ ôn định của tâm trạng người dân đối với đời sống của chính cá nhân và gia đình họ, cũng như đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước
- Khi xảy ra những vụ việc lớn ở cơ sở, khiếu kiện vượt cấp, gây rối trật tự công cộng có sự lôi kéo hay tô chức của những thế lực thù địch, hoặc phản động , phải chú ý tới tất cả những đư luận trong quần chúng nhân dân mang sắc thái tình cảm tiêu cực, như bất bình, hoang mang, lo lắng để đề xuất cách xử lý phù hợp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
Dé thực hiện tốt công tác dư luận xã hội không chỉ cần có năm bắt nhanh, chính xác các ý kiến, đánh giá, phán xét, tâm trạng, thái độ của quần chúng nhân
dân, mà còn phải có những tác động nhất định, xoá bỏ những đư luận xã hội tiêu cực, đặc biệt là những tin đồn thất thiệt, góp phần định hướng, tạo những dư
luận xã hội theo chiều thuận, đấu tranh chống các âm mưu gây dư luận không
thuận, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch Cụ
Trang 31Một là, đối thoại trực tiếp với quần chúng, nhân dân ở cơ sở Làm tốt việc định hướng dư luận xã hội thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, giúp xoá bỏ những tin đồn, thay đổi những dư luận tiêu cực trong nhân dân, nhất
là đối với những chủ trương, quyết sách mới mà người dân chưa hiểu hoặc chưa
nắm được đủ các thông tin nên lo lắng, hoang mang
Việc đối thoại với người đân có thể thực hiện bằng cách chính thức, hoặc
không chính thức Tức là, đối với các cán bộ cấp huyện, những người gần gũi với cơ sở, có thể gặp gỡ quần chúng, nhân dân tại các cuộc họp một cách chính thức, toạ đàm, trao đổi, trả lời theo cách hỏi - đáp với người dân Mặt khác, đối với những vụ việc phức tạp, mang tính chất cá biệt (vi dụ có liên quan tới việc giải toả, đền bù, hay những vụ việc kiện cáo ) cán bộ cấp huyện cần gặp gỡ trực tiếp bên ngoài các cuộc họp, với tư cách một người "hoà giải mâu thuẫn" hơn là một cán bộ cấp trên, để lăng nghe người dân và cùng họ tìm cách khắc
phục những mâu thuẫn, khó khăn
Hai là, quan tâm tác động tới các yếu tố có ảnh hưởng tới việc hình thành
và thay đối thái độ người dân
- Quan tâm tới việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho người dân và liều lượng của thông tin cung cấp ấy Bởi lẽ, sự hiểu biết nhiều hay ít của công
chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện sẽ quyết định sự đánh giá
đúng hay sai của công chúng đối với vấn đề, sự kiện, hiện tượng đó Đối với
những vấn đề, sự kiện, hiện tượng xã hội đơn giản, dé hiểu, ý kiến (dư luận) của
đại đa số nhân dân thường là đúng Đối với những vấn đề phức tạp, mới nảy sinh,
ý kiến đúng thường là ý kiến của thiểu số những người có thông tin, có nhiều am
hiểu chứ không phải là ý kiến của đa số thiếu thông tin, ít am hiểu Như vậy, nội
dung và sắc thái của dư luận xã hội được quyết định trực tiếp bởi trình độ hiểu
biết và các đặc điểm tâm lý xã hội khác của công chúng, nhóm xã hội
Trang 32kiểm soát các thái độ được tập hợp thông qua việc sử dụng những biểu tượng có ý nghĩa, như lời nói, hình ảnh, giọng điệu "
Như vậy, trong bất cứ sự kiện nào, tuyên truyền là một vũ khí rất lợi hại Nếu sự thật nhận được sự hậu thuẫn của tuyên truyền, chúng trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ gấp nhiều lần trong việc hình thành thái độ và hành vi của
con người Sự thật được biên tập tốt là việc tuyên truyền đễ nói nhất
- Trong việc định hướng thái độ và dư luận xã hội, ta phải đứng trên lợi ích của quần chúng để tuyên truyền Đặc biệt phải chú ý tới lợi ích của nhóm xã hột mà các cá nhân tham gia (hội, đồn thể, tơn giáo, dân tộc, thôn, bản ) Phương pháp tổ chức hội họp có định hướng trong nhóm sẽ khiến cho giao tiếp trong nhóm được hình thành và có tác động củng có các thái độ và đánh giá tích cực, thay đôi những dư luận tiêu cực
- Sử dụng cách tiếp cận cá nhân, đối thoại trực tiếp "ngoài cuộc họp", một cách thân tình, không chính thức với quần chúng nhân dân trong việc giải quyết các "điểm nóng", các vụ việc liên quan tới nhân sự, xử ly kỷ luật cán bộ, giải quyết mâu thuẫn nội bộ
Ba là, thường xuyên vạch rõ những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc mà
các thế lực thù địch thường sử dụng để tác động lên sự hình thành dư luận tiêu
cực và thay đôi ý kiên, thái độ của người dân
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trang 33CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA DANG LIEN QUAN DEN VIEC XU LY TINH HUỖNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
VÀ DÂN VẬN
- Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới
- Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới
- Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư về phát triển và
quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác
phụ nữ thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác
đôi với người Việt Nam ở nước ngoài
Trang 34Chương 3
XỬ LÝ MỘT SO TINH HUONG CONG TAC DANG VIÊN
I QUAN NIEM, DAC DIEM TINH HUONG CONG TAC DANG VIEN
1.1 Quan niém
Công tác đảng viên là toàn bộ những hoạt động của tổ chức Đảng nhằm xây dựng, phát triển và rèn luyện, giáo dục đội ngũ đảng viên viên Công tác đảng viên bao gồm các công việc như tạo nguồn lựa chọn người ưu tú để kết nạp vào Đảng, giáo dục rèn luyện, phân công quản lý đảng viên, đánh giá, phát triển đảng viên và đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng
Công tác đảng viên có vị trí vai trò rất quan trọng Làm tốt công tác đảng viên là quyết định nâng cao chất lượng đáng viên và toàn đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ở mỗi thời kỳ cách mạng
Tình huống trong công tác đảng viên !à những sự kiện, diễn biến khách quan trong thực tiễn liên quan đến công tác đảng viên đòi hỏi chủ thể công tác đảng phải giải quyết
1.2 Đặc điểm
- Các sự kiện, diễn biến liên quan đến công tác đảng viên (gồm quy trình thủ tục kết nạp đáng viên, quán lý đảng viên )
- Thường liên quan đến cá nhân (người được xét kết nạp hoặc đảng viên) - Phương pháp xử lý thường được vận dụng thực hiện theo quy định của
Điều lệ Đảng, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ và một số văn bản hướng dẫn của
Trung ương (Hướng dẫn số 45 — QD/TW ngay 01/11/2011 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Hướng dẫn số 08HD/BTCTW ngày 2/6/2007 của Ban chấp hành Trung ương )
I PHUONG PHAP XU LY TINH HUONG CONG TAC DANG VIEN
Xử lý tình thuống trong công tác đảng viên gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Phân tích, đánh giá tình huồng
Bước hai: Lập kế hoạch xử lý tình huống (xác định cơ sở xử lý tình huống,
Trang 35Bước 3: Tiến hành xử lý
Bước 4: Đánh giá việc xử lý
Trong thực tiễn, việc xử lý tình huỗng công tác đảng viên thường được giao cho cơ quan tham mưu hoặc cơ quan có thâm quyền giải quyết (như bộ phận tổ chức cán bộ, Ủy ban kiểm tra của Đảng) Các chủ thể này thường nghiên cứu tình huống, xác định căn cứ giải quyết và đưa ra quyết định xử lý theo những quy định hiện hành của Đảng Bởi vậy, quy trình bốn bước trên đây thường không tách bạch rõ ràng, thường goomg các bước: phân tích tình huống, ra
quyết định xử lý và báo cáo hoặc công bố quyết định xử lý
II PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MOT SO TINH HUONG
Tình huống thứ nhất:
Đồng chí Nguyễn Văn B là cán bộ xã X, huyện Y, tỉnh A được cơ quan cử
đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 03 tháng tại Thành phố Hà Nội Tuy nhiên, do
cuối tuần hoặc tranh thủ ngày nghỉ, đồng chí đó vẫn về cơ quan làm việc nên không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến nơi đồng chí học tập tại
Thành phố Hà Nội Hiện có ý kiến cho rằng việc đồng chí B không thực hiện thủ
tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời là sai Giải quyết vẫn đề này như thế nào? Gợi ý:
Theo Hướng dẫn số 45 — QD/TW ngay 01/11/2011 cia Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, mục 13.3.2 - Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời:
a) “Khi đảng viên thay đổi nơi ở và nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm, khi được cử đi học ở các trường trong nước 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi ở mới”
Như vậy, việc đẳng chí B được cử đi học có thời hạn 03 tháng mà không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến nơi học là sai quy định
Trang 36Đời ông nội của người vào Đảng đã chuyển từ quê ở Nam Định lên sinh sống ở xã X, huyện Y, tỉnh Thái Nguyên đến nay Hiện nay, ở Nam Định không còn họ hàng, anh em thân thích sinh sống Khi tiễn hành thủ tục thâm tra lý lịch của người vào Đảng, có 2 loại ý kiến:
- Đến Nam Định thâm tra - Đến Thái Nguyên dé thâm tra
Xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý:
- Tại điểm 2.4, mục 7, Hướng dẫn số 08§HD/BTCTW ngày 2/6/2007 của
Ban chấp hành Trung ương hướng dẫn khai và chứng nhận lý lịch như sau: “Quê quán: là nơi sinh sống của ông nội; cha đẻ; trường hợp cá biệt ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố mẹ)"
- Trường hợp của người vào Đảng nêu trên cân xác mình thẩm tra lý lịch ở Thái Nguyên
Tình huống thứ ba
Chi bộ A tổ chức kết nạp đảng viên cho một quần chúng và khi làm thủ tục chuyển đảng chính thức thì thấy rằng khi kết nạp đồng chí đó chưa đủ 18 tuổi (tính theo tháng) Hiện có 2 quan điểm:
Quan điểm 1: Đây là 01 đồng chí tốt, có nhiều thành tích Nay khi chuyển
Đảng chính thức đồng chí đó đã trên 18 tuổi thì vẫn công nhận đồng chí ấy là đảng viên và làm các thủ tục xem xét chuyển Đảng chính thức bình thường
Quan điểm 2: Khi kết nạp Đảng, đồng chí đó chưa đủ 18 tuổi nên cần phải dừng ngay việc xét chuyển Đảng chính thức và làm thủ tục gửi lên cấp trên để giải quyết theo các quy định của Đảng
Xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý:
Theo Hướng dan s6 45 — QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI thì quy định về độ tuổi của người vào Đảng: “Tại thời điểm
Trang 37Như vậy, trường hợp nêu ở trên khi kết nạp đảng chưa đủ độ tuôi theo quy định
nên xử lý theo quan điểm 2 là đúng
Tổ chức và cá nhân có liên quan cũng phải xem xét trách nhiệm trong thâm tra xác minh lý lịch của người xin vào Đáng
Tổ chức và cá nhân có liên quan cũng phải xem xét trách nhiệm trong
thâm tra xác minh lý lịch của người xin vào Đảng
Tình huống thứ tư
Chi bộ A có đảng viên dự bị đã đến hạn xét đề nghị công nhận đảng viên
chính thức Chi uỷ lấy ý kiến đoàn thể nơi đảng viên công tác thì có 100% đồng
ý công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức Nhưng khi lấy ý kiến của cấp uỷ nơi cư trú thì không tán thành công nhận đảng viên chính thức cho đảng viên dự bị trên Vậy, trường hợp này giải quyết thế nào? Chỉ bộ A có đảng viên đự bị đã đến hạn xét đề nghị công nhận đảng viên chính thức Chỉ uỷ lấy ý kiến đoàn thể nơi đảng viên công tác thì có 100% đồng ý công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức Nhưng khi lấy ý kiến của cấp uỷ nơi cư trú thì không tán thành công nhận đảng viên chính thức cho đảng viên dự bị trên Vậy, trường hợp này giải quyết thế nào?
Gợi ý:
Trường hợp trên chi bộ nơi đáng viên công tác phối hợp với cấp uỷ nơi,cư trú phân tích kỹ lý do không tán thành trước khi chi bộ xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức
Nếu vì lý do đảng viên dự bị không đủ tiêu chuẩn, điều kiện công nhận đảng viên chính thức theo quy định tại Điều 1, Điều 5, Điều lệ Dang thi chi bd ra nghị quyết đề nghị lên cấp uỷ cấp trên xoá tên đảng viên;
Nếu đảng viên dự bị có khuyết điểm chưa đến mức xoá tên thì tuỷ theo
mức độ khuyết điểm có hình thức kỷ luật đối với đảng viên dự bị để giáo dục
trước khi xét đề nghị công nhận đáng viên chính thức;
Trang 38Tình huống thứ 5
Đ/c Nguyễn Văn B trước kia là đảng viên sau đó bị bắt đi tù và bị khai trừ ra khỏi Đảng 20 năm sau đ/c Nguyễn Văn B được cấp có thâm quyền xác minh là bị oan Vậy đ/c đó có được khôi phục quyền đảng viên hay không và có được tính tuổi Đảng liên tục hay không?
Gợi ý:
Tại Mục 8.2, điểm b Quy định 23-/TW nêu: Chỉ xem xét, khôi phục
quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi
Đảng đã được cấp có thâm quyền thậm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không làm điều gì vi phạm Như vậy đ/c Nguyễn Văn A được khôi phục quyền đảng viên và được tính tuổi Đảng liên tục nếu
trong thời gian bị đưa ra khỏi Đảng đến nay chấp hành tốt chủ trương, chính -
sách của Đảng và không làm điều gì vi phạm Tình huống thứ sáu
Đối với đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú mà công việc không ổn định hoặc nơi làm việc không có tổ chức đảng, thì giải quyết vấn dé sinh hoạt đảng thế nào?
Gợi ý: |
Trường hợp đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có đ/k trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng, đảng viên phải làm đơn báo cáo chỉ uỷ xem xét quyết định:
- Nếu đi làm ăn xa không quá 01 năm (12 tháng), chi bộ có thể vận dụng Điều 7, Điều lệ Đảng và tại mục 9.3, Hướng dẫn 03/HD/BTCTW ngày 29-12- 2006 của BTC TWcho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đi làm ăn xa
Trang 39nhận xét của cơ quan nơi làm việc hoặc chính quyên địa phương (xã, phường) ở các nơi đên làm việc
- Nêu đảng viên cân phải đi làm ăn xa thêm một thời gian nữa, phải báo cáo chỉ uỷ xem xét quyết định
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1 Quan niệm và đặc điểm của tình huống công tác đảng viên Cho ví du 2 Phân tích quy trình xử lý tình huống công tác đáng viên Cho ví dụ xử lý một tình huống cụ thể
3 Hãy cho một ví dụ về tình huống công tác đảng viên và nêu phương pháp |
xử lý tình huống đó
CAC VAN BAN QUY DINH CUA CUA DANG LIEN QUAN DEN XU LY TINH HUONG CONG TAC DANG VIEN
- Hướng dẫn số 20-HD/BTCTW về đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên của Ban Tổ chức Trung ương năm 2008
- Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28-8-2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đảng viên làm kinh tế tư nhân
- Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7-12-2007 của Bộ Chính trị về những
điều đảng viên không được làm
- Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ Chính trị: Một số
điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia
_ sinh hoạt tôn giáo
- Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 8-4-2005 của Ban Tổ chức Trung
ương hướng dẫn thực hiện quy định số 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ Chính trị
- Quy định số 127-QĐ/TW ngày 3-11-2004 của Ban Bí thư về việc đảng
Trang 40nhân với người nước ngoài và kết nạp những người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng
- Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức
Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định số 127-QĐ/TW ngày 3-11-2004 của Ban Bí thư
- Thông tri số 06-TT/TW ngày 2-11-2004 của Ban Bí thư về việc kết nạp
đảng viên là người Hoa
- Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Thông tri số 06-TT/TW ngày 2-11-2004 của Ban Bí thư
- Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 220-
QD/TW ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X
- Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 4-8-2009 của Bộ Chính trị về đại hội các cấp
tiễn tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
- Hướng dẫn số 32-HD/BTCTW ngày 25-9-2009 của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn về thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng
- Hướng dẫn số 33-HD/BTCTW ngày 25-9-2010 của Ban Tổ chức Trung
ương, Hướng dẫn công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ các cấp tiễn tới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
- Quyết định số 94-QÐ/TW ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị về quy |