1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sản xuất chương trình phát thanh tiếng dao (khảo sát cơ quan thường trú khu vực tây bắc của vov và đài phát thanh – truyền hình yên bái 6 tháng đầu năm 2014)

138 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI

  • 1.1. Cơ sở lý luận

  • 1.1.1.Một số khái niệm

    • Sản xuất, xét theo góc độ là một động từ, là việc tạo ra của cải vật chất nói chung, còn theo góc độ danh từ, sản xuất là hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động. Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại [27, tr832].

    • Từ những khái niệm chương trình phát thanh và định nghĩa về sản xuất nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm sản xuất chương trình phát thanh như sau: “ Sản xuất chương trình phát thanh là hoạt động của những người làm báo phát thanh, bao gồm chỉ đạo sản xuất, đạo diễn, phóng viên biên tập, phát thanh viên, kỹ thuật viên để tạo ra sản phẩm là chương trình phát thanh, trong đó các thành phần tin bài, âm nhạc, lời dẫn … được bố trí, sắp xếp một cách một hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhiệm vụ của một cơ quan truyền thông và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe”.

    • - Sản xuất chương trình phát thanh dân tộc

    • Dân tộc hiện có nhiều định nghĩa, với nhiều quan điểm lập trường khác nhau.

    • Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Viện khoa học xã hội Việt Nam do Hoàng Phê chủ biên, tái bản năm 1992 định nghĩa dân tộc như sau:

    • Dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hóa và tính cách [27, tr255].

    • Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc.

    • Dân tộc là công đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung.

    • Còn dân tộc thiểu số thì được định nghĩa “ Dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. [27, tr255].

    • Các nhà dân tộc học cho rằng, điểm đặc trưng nhất của dân tộc là ở chỗ nó có tính bền vững và là những quy tắc tồn tại hàng nghìn năm. Mỗi dân tộc có sự thống nhất xác định bên trong, cả những nét dặc thù để phân biệt nó với dân tộc khác. Để phấn biệt các dân tộc, người ta căn cứ vào tập quán của đời sống gia đình, hôn nhân, các phong tục và ngôn ngữ.

    • “Khái niệm dân tộc thực chất phải hiểu là tộc người (ehlnic). Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả quá trìn tự nhiên – lịch sử”[18].

    • “Dân tộc thiểu số” là khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ có ý nghĩa gần giũ như: Dân tộc bản địa, dân tộc thiểu số bản địa, bộ tộc, bộ lạc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người… Sự tồn tại thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử.

    • “Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này và dân tộc khác. Một ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với một tộc người nhất định”. [18, tr73].

    • Khái niệm dân tộc thiểu số hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể và trong đời sống xã hội. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “ dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Đây là cơ sở để hình thành lên khái niệm dân dân tộc thiểu số. “ Là dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. [27, tr255].

    • Còn tiêu chí để xác định thành phần dân tộc nước ta là:

    • - Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ;

    • - Có các điểm chung về mặt sinh hoạt - văn hóa;

    • - Có ý thức tự giác tộc người [18, tr137].

    • Sản xuất chương trình phát thanh dân tộc cơ bản cũng như sản xuất các chương trình phát thanh, gồm hoạt động của một ê kíp với các thành phần: Đạo diễn, phóng viên, biên tập, phát thanh viên, kỹ thuật viên để làm ra một chương trình phát thanh.

    • Tuy nhiên, sản xuất chương trình phát thanh dân tộc ngoài các yếu tố trên, yêu cầu bắt buộc phải có các biên dịch viên, phát thanh viên là người dân tộc trực tiếp dịch và thể hiện tác phẩm trên sóng. Bởi trên thực tế các phóng viên, đạo diễn đều không phải là người dân tộc thiểu số, hoặc là người dân tộc thiểu số, song vẫn viết tin, bài bằng tiếng phổ thông.

    • Vì vậy “Sản xuất chương trình phát thanh dân tộc trước tiên phải đảm bảo các yếu tố của sản xuất một chương trình phát thanh; đồng thời phải có bộ phận dịch thuật, phát thanh viên thể hiện tác phẩm là người dân tộc, phục vụ công chúng là người dân tộc mà chương trình phát thanh hướng tới”

  • 1.1.2. Một số vấn đề lý luận truyền thông về lĩnh vực dân tộc

  • 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các chương trình tiếng dân tộc ở Đài TNVN và các Đài PT - TH các tỉnh.

  • Phát thanh dân tộc được Đài TNVN xây dựng từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, bước phát triển vượt bậc của Phát thanh tiếng dân tộc thiểu số của Đài TNVN được tính từ mốc ngày 1 tháng 4 năm 1990, khi chương trình tiếng Mông được phát sóng. Loạt chương trình đầu tiên được sản xuất với sự phối hợp của biên dịch viên, phát thanh viên Đài PT – TH Hoàng Liên Sơn lúc bấy giờ. Khi tỉnh Hoàng Liên Sơn chia tách, ngày 7 tháng 9 năm 1991, chương trình tiếng Mông chuyển về Hà Nội, thuộc Ban phát thanh dân tộc, mỗi ngày sản xuất một chương trình thời sự tổng hợp, có thêm một chương trình chuyên đề phổ biến kiến thức.

  • 1.2.2. Đặc điểm cộng đồng người Dao ở nước ta.

  • 1.2.3. Vị trí, vai trò chương trình tiếng Dao trên sóng phát thanh của Đài TNVN và Đài PT – TH các tỉnh.

  • Tiểu kết chương 1.

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DAO CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM VÀ ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH YÊN BÁI

  • 2.1. Khảo sát quy trình tổ chức sản xuất chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Yên Bái.

  • 2.1.1. Quá trình thành lập và khung chương trình phát sóng tiếng Dao của Đài TNVN và Đài PT – TH Yên Bái. - Quá trình thành lập và khung chương trình phát sóng tiếng Dao của Đài TNVN. Thực hiện quyết định của Tổng Giám đốc Đài TNVN, chương trình phát thanh tiếng Dao thuộc Hệ Phát thanh Dân tộc (VOV4) do Cơ quan thường trú Đài TNVN khu vực Tây Bắc sản xuất phát sóng ngày 7 tháng 5 năm 2006. Mỗi ngày, sản xuất một chương trình phát thanh thời lượng 30 phút, phát đi lúc buổi trưa 11h đến 11h30, buổi tối phát lại 20h30 đến 21h (có thay phần tin trong nước và quốc tế) và phát lại vào buổi sáng hôm sau, từ 8h30 đến 9h. Riêng thứ 7 là chương trình 30 phút văn hóa, văn nghệ giải trí và chủ nhật là chương trình ca nhạc thời lượng cũng 30 phút. Kết cấu chương trình đảm bảo theo đúng quy định khung chương trình phát thanh của Hệ Phát thanh Dân tộc ( VOV4).

  • Chương trình được sản xuất tại Cơ quan thường khu vực Tây Bắc (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La), truyền tín hiệu phát sóng qua vệ tinh Vinasat1, sau đó các đài phát sóng thu phát trực tiếp, đáp ứng nhu cầu nghe đài của đồng bào Dao ở Tây Bắc, Đông Bắc nơi có đông bà con người Dao đang sinh sống.

  • Hơn 8 năm qua, chương trình phát thanh tiếng Dao của Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Đài TNVN giao. Chương trình được khán giả quan tâm theo dõi. Qua các cuộc giao ban tuần của Hệ VOV4 và giao ban tuần của Đài TNVN, chương trình thường xuyên có những tin, bài được đánh giá tốt. Chương trình ngày càng được cải tiến cả về nội dung và hình thức thông tin.

  • 2.2. Đánh giá nội dung, hình thức thể hiện chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Yên Bái.

  • 2.2.1. Thành công về nội dung, hình thức thể hiện chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Yên Bái.

  • Bảng 2.1. Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình

  • Bảng 2.2. Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình

  • Bảng 2.4. Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình

  • Bảng 2.5. Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình

  • Tiểu kết chương 2

  • Chương 3

  • GIẢI PHÁP CẢI TIẾN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DAO CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM VÀ ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH YÊN BÁI

  • 3.1. Một số phương hướng, nguyên tắc chung

  • 3.1.1.Bám sát đặc điểm và đối tượng chương trình phát thanh dân tộc thiểu số.

  • 3.2. Đề xuất cải tiến chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Yên Bái

  • Tiểu kết chương 3

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Nội dung

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w