1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số, các căn cứ đại cách mạng ở miền núi (1930 1995)

150 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

7 ICH 450

Sola ỦY BAN DÂN TỘC VẢ MIỄN NÚI

DU AN DIEU TRA CO BAN - MGI TRUONG SO 06/UBDT

~>-

TRUYEN THONG BAU TRANH CACH MANG

CUA DONG BAO CAC DAN TOC THIEU SO,

CAC CAN CU DIA CACH MANG 0 MIEN NUI (1930-1995)

HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN

3614- @ø44i

Chi nbiém ; PTS TRÌNH MÚU Tha ky Khoa hoc : Gu nhdn Pham Ba Sanh

Vor su tham gia cua cac can b6 khoa hoc : Cir nhdn Trinh Hong Hanh

Trang 2

_ _Lamot quéc gia da dân tộc, các dân tộc ở miền núi nước ta đã có quá

trình lịch sử đấn tranh oanh liệt, góp phần xứng đáng cửa mình trong lao động hòa bình, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước bảo vệ chủ quyền

quốc gia dân tộc Đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ta

đã nhận rõ vị thế chiến lược của các vùng miền núi vừa hiểm yếu, vừa là

biên cương, phên dâu quốc gia, nơi sinh tụ của nhiều dân tộc thiểu số anh

em để đề ra các chủ trương, chính sách nhằm đoàn kết, hòa hợp, thực hiện sự bình đẳng và phát triển phong trào cách mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm

vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa đất nước định hướng lên chủ nghĩa xã hội

Mười năm cuối cùng của thế kỷ XX những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở hầu khắp các khu vực của thế giới, mà một trong những nguyên nhân có

phần chủ yếu và cơ bản là giải quyết không đúng các vấn để dân tộc, sắc tộc ở các nước Chính những vấn đề dân tộc và sắc tộc đã làm chia rẽ nhiều quốc gia vốn tưởng như ổn định trước đây Vì vậy, nó đòi hỏi chúng

ta phải nghiên cứu một cách cẩn thận, khoa học dé rút ra những kinh

nghiệm cần thiết để vừa phát huy truyền thống và SỨC mạnh của dân tộc vừa

giữ được khối đoàn kết toàn dân, ồn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội

Ở nước ta, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cuộc cách mạng xã hội chủ ngh1a, nhân dân các dân tộc trong các căn cứ địa đã

góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Đảng ta trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo đã có nhiều

chủ trương, chính sách đúng dấn, được vận dụng trong thực tiễn cần được

tổng kết để chỉ rõ những chủ trương đúng đắn cần được phát thuy và những

hạn chế cần được khắc phục trong tình trạng hiện nay, chống lại âm mưu lợi

dụng của các thế lực chống cổï‡g trên vấn để dân tộc để kích động chống

Trang 3

Vùng miền núi nước ta với điều kiện tự nhiên hiểm trở, là phên dậu của

quốc gia, nơi cư trú của của đồng bào các dân tộc, là địa bàn thuận lợi không chỉ cho hoạt động của Đảng và Chính phủ trong thời kỳ bí mật mà

còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

_ Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Bác Hồ đã dựa vào vùng

miền núi để tập hợp lực lượng, gây dựng phong trào, phát động quần chúng dùng địa bàn miền núi làm bàn đạp, nơi tập dượt và hình thành các quyết

định lịch sử trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945, tạo bàn đạp giải phóng đồng bằng và cả nước -

Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và

những năm chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975), Đảng và Nhà nước cũng đã

' dựa vào miền núi để tổ chức cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, tập hợp lực lượng, đánh lui từng bước, đánh đồ từng bộ phận, tiến tới thực hiện mục tiêu

hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước định hướng lên chủ nghia xã hội, miền núi - nơi sinh tụ của các dân tộc thiểu số vẫn, sẽ mãi là địa bàn chiến lược sung yếu, là cửa ngõ của Tổ quốc trong công cuộc bảo vệ

chủ quyền và an ninh quốc gia |

Qua các thời kỳ lịch sử toàn vùng miền núi từ Việt Bắc đến Tây Bắc, từ duyên hải miền Trung, Tây Nguyên đến Đông và Tây Nam Bộ, nhiều nơi trở thành căn cứ đóng quân, đóng cơ quan của Trung Ương Đảng, nơi chuẩn bị mọi mặt và thực thi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, trở

thành chỗ dựa cho cách mạng Các địa danh như Bắc Sơn, Võ Nhai, Tân

Trào, Pác Bó, Hòa - Ninh - Thanh, Vần - Hiền Lương, Ba To, Léc Ninh,

Đồng Tháp Mười đã đi vào lịch sử nước ta như là những căn cứ địa cách mạng Đồng bào các dân tộc nước ta đã không tiếc công sức, tài sản, tính mạng đóng góp cho kháng chiến, nhất là đồng bào thuộc khu căn cứ địa:

cách mạng

Trang 4

TONG QUAN VE MIEN NUI VA CAc DAN TOc THIéU SO VIET NAM

1 Cộng hoà xõ hội chủ nghĩa Việt Nam về vị thế của miền núi trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước |

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta 1am 6 cực Dong Nam cua lục dia Au - A, phia Bac gidp Trung Quốc, phía Tay giáp Lào và Cămpuchia, phía Đông và Nam giáp Thái Bình Dương

Đất nước ta có diện tích trên mặt đất khoảng 33 van km”, gồm các vùng

rừng núi, trung du, đồng bằng, hải đảo, một bờ biển dài hơn 3000 km, một vùng thêm lục địa rộng lớn chạy dài ven biển, trong đó miền núi đồi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ Đây là địa vực cư trú chủ yếu của đồng bao thiểu

SỐ

Các dân tộc thiểu số đều sống trên miền rừng núi bao la, mà núi rừng lại là nguồn tài nguyên vô tận của Tổ quốc Vì thế các vùng dân tộc thiểu số chiếm vị trí quan trọng về kinh tế, Trên suốt dọc biên giới (chỉ tính Ở miền

Bắc đã dài 3000 km) cũng 'là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số, do đó các

vùng dân tộc trở thành những vùng xung yếu về mặt quốc phòng

Xưa kia, ông cha ta đã dựa vào địa thế hiểm trở và tinh thần chiến dau anh dũng của nhân dân các dân tộc, biến nhiều nơi ở vùng núi thành mỏ

chôn quân giặc ngoại xâm như đèo Sài Hồ chôn xác quân Nguyên, ải Chỉ Lang chôn xác Liễu Thăng Chi Lãng là một trong những chiến trường

chính chống xâm lăng dưới nhiều triểu đại Chính nơi đây, tổ tiên ta đã đánh thắng oanh liệt các đạo quân xâm lược hung hãn Tống, Nguyên, Ì Minh

Trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của nhân dân ta chống bọn đế

quốc xâm lược, nhiều vùng dân tộc thiểu số đã trở thành căn cứ địa cách

mạng Những chiến dịch lớn có tính chất quyết định thang lợi của khang

Trang 5

dân tộc với cách mạng Điều đó còn thể hiện thái độ và trách nhiệm của

Đảng ta trong việc xây dựng tình doàn kết tỉnh thần nhân đạo tương thân, - tương ái, thương yêu đùm bọc của cả nước với vùng miền núi nơi có nhiều

dân tộc thiểu số sinh sống, vùng có nhiều khó khăn và nghèo khổ nhất nước

ta hiện nay

Tuy nhiên, vùng miền núi nói chung, vùng căn cứ đía cách mạng nói

riêng hiện vẫn là vùng nghèo khổ nhất nước ta Do còn nhiều khó khăn, địa

hình hiểm trở, phức tạp, tuy có lợi cho hoạt động cách mạng nhưng bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đã và đang khiến cho vùng chiến khu, căn cứ

địa cách mạng tụt hậu ngày càng xa so với các vùng xung quanh và so với

cả nước Hơn lúc nào hết, đây là địa bàn đang diễn ra một cuộc tranh chấp

giữa ta và địch, mà các vấn đề lịch sử là một trong những nội dung được các thế lực phản động đặc biệt lợi dụng làm xói mòn tình cảm yêu nước, lòng tự hào của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, gây nghi ky, chia rẽ giữa các dân tộc

Sau 20 năm thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng

ta cần phải nhìn lại, đánh giá đúng những đóng góp lịch sử và cũng chỉ rõ thực trạng tình hình các khu căn cứ địa cách mạng

Để có cơ sở xác định các khu căn cứ địa cách mạng, các tiêu chuẩn căn

cứ địa, vị trí và vai trò các căn cứ địa trong lịch sử đấu tranh cách mạng đang là một đòi hỏi cấp bách Nghiên cứu “7ruyền thống dấu tranh cách mạng của đồng bào các đân tộc thiểu số, các căn cứ địa cách mạng ở miền

núi, giai đoạn ¡930 - 1995” nhằm mục tiéu trình bầy một cách tổng quát,

hệ thống lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc miền núi, số -những bài học nhằm giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Đề xuất các tiêu chuẩn

xác định, xếp loại các khu căn cứ địa cách mạng làm căn cứ xây dựng, triển

Trang 6

đấu anh đũng khác của nhân dân ta, lập lại hồ bình ở Đơng Dương

Nhiều địa danh miền núi như: Bông Lau, sông Lô, Điện Biên Phủ, An

Khê, Plâyme, Chưpông, Asầu, khe Xanh đã góp phần làm sáng chói những trang sử của dân tộc Việt Nam anh hùng

Những vùng biên giới có núi non hiểm trở, có nhiều cửa ải, đường giao

thông với nước ngoài, có vị trí chiến lược quan trọng cần kể đến là Việt Bắc,

Tây Bắc, Tây Nguyên

Việt Bắc - nơi có hang Pắc Bó mà Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ kính yêu của tất cả các dân tộc ở Việt Nam về nước lần đầu tiên, đóng cơ quan Trung Ương Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa - là

quê hương của đồng bào Nùng, Giáy, Tày trong lịch sử đã từng là căn cứ địa chống phong kiến ngoại xâm, căn cứ địa cách mạng và kháng chiến Việt Bắc có một vị trí đặc biệt trọng yếu nằm sát biên giới Việt - Trung, thuận tiện đường đi giữa miền ngược và miền xuôi, địa hình đa dạng, rừng

núi hiểm trở, chiếm đến 2/3 diện tích

Vi trí của Việt Bắc giúp cho nơi đây dễ tiếp thu phong trào cách mạng

ở bẻn ngoài tới, đồng thời là chỗ tựa vững chắc cho hoạt động cách mạng

bên trong Do có vị trí chiến lược, Việt Bắc trở thành mối quan tâm hàng

đầu của các thế lực ngoại xâm, các tập đoàn phong kiến Vì vậy, Việt Bắc đã

trở thành thành luỹ của đất nước trong lịch sử hàng ngàn năm chống xâm

lược phương Bắc Và ngót một thế ký gần đây, nhân dân Việt Bắc đã ủng hộ và tham gia hầu hết những phong trào yêu nước chống đế quốc xâm lược, từ phong trào Văn Thân, Hoàng Hoa Thám đến phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo

Trang 7

Trong kháng chiến, Việt Bắc trở thành hậu phương vững chắc, là nơi trú

chân của các cơ quan Trung Ương Đảng, Chính phú và các kho tàng xí

nghiệp quan trọng Nhân dân các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc đã hãng hái

tham gia kháng chiến, cùng quân đội phá tan cuộc tiến công Thu - Đông của giặc Pháp năm 1947, chiến thắng địch ở biên giới năm 1950, giữ vững căn

cứ địa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến

Bên cạnh Việt Bắc, phải kể đến vùng rừng núi Tây Bắc, quê hương của

các dân tộc Thái, Mường, Hmông có chung đường biên giới với Trung

Quốc và Lào Vùng này có rất nhiều núi cao, đường đi lối lại rất khó khăn, dân cư thưa thớt, xa vùng trung tâm Địa hình hiểm trở lại tạo ra những

thuận lợi, giúp cho đồng bào miền núi dễ dàng ẩn náu trong những cuộc chiến đấu chống xâm lược

Vào những năm 20 của thế ky XV, nghĩa quân của Lê Lợi đã dựa vào

địa hình hiểm trở để xây dựng lực lượng, quyết chiến với giặc Minh Từ

những năm 50 của thế kỷ X1X, khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc chinh

phục Tây Bắc thì nhân dân các dân tộc ở đây đã liên tục đứng lên tổ chức dấu tranh bảo vệ quê hương Dựa vào địa hình miền núi phúc tạp, những cuộc khởi nghĩa của người Giáy, người Dao đã nổ ra và tồn tại được khá

lâu Nhận rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng địa đầu Tổ quốc này,

Trung Ương Đảng đã quyết định xây dựng những khu căn cứ cách mạng Ờ

đây, bởi no dap ứng được nhu cầu hậu cần tại chỗ nếu bị địch bao vây, đồng thời hệ thống giao thông phức tạp lại gây khó khăn cho địch song lại phù hợp cho bảo tồn lực lượng ta Các căn cứ Hiền Lương - Tú Lý, Thạch Yên - Cao Phong, Mường Khói và Diễm đã ra đời Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng chủ trương xây dựng những vùng an toàn (ATK) ở Tây Bắc, đây là những trung tâm chính trị, kinh tế, có nhiệm vụ đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến Lịch sử hiện đại Việt Nam đã ghi những trang hào hùng cho

nhân dân các dân tộc Tay, Bác, đặc biệt là sự kiện Điện Biên Phủ năm 1954

Chiến thắng đó có được là nhờ một phần to lớn công lao đóng góp của hậu

phương Tây Bắc, với hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, hàng trăm ngàn

Trang 8

các dân tộc Tây Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ mà Trung Ương

Dang giao cho

Miền đất có nhiều cao nguyên và núi nổi tiếng của đất nước ta phải kể

đến nữa đó là vùng rừng núi chạy từ dãy Hoành Sơn cho đến vùng đất cao

các tỉnh Đông và Bắc Nam Bộ Õ đây có dãy Trường Sơn chạy từ Bắc chí Nam ngăn thành hai vùng lớn, một bên là vùng dọc Trường Sơn (vùng núi các tỉnh Trung châu từ Quảng Bình vào Bà Rịa, Biên Hoà lên Thủ Dầu Mớt,

Tây Ninh) và một bên là vùng các cao nguyên Tây Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) Ngoài người Chàm và người Khơ me ở xen kẽ với người Kinh tại vùng đồng bảng, còn có ước 30 dân tộc thiểu số khác ở các vùng rừng nui, cao nguyén doc Trường Sơn Những vùng tập trung đông dân cư nhất là từ thung lũng các con sông bát nguồn từ đỉnh Trường Sơn hoặc từ Tây Nguyên

Các thung lũng này có,ít nhiều ruộng đất ven sông, lâm: thổ sản, lại là đường đi lại thuận tiện giữa Tây Nguyên và Trung châu Ỡ Tây Nguyên, có nhiều cao nguyên đất đỏ bazan rộng lớn như Đắc Lắc, Plâycu, Công Tum,

Lang Biang, Di Linh Một số cao nguyên có núi non hiểm trở song điều kiện

thiên nhiên thuận lợi hơn so với vùng dọc Trường Sơn Hai cao nguyên

Plâycu và Đắc Lắc có những vùng đất rộng và bằng phẳng từ 50 đến 60 km,

rất thuận lợi cho phát triển kinh tế Ỡ đây còn rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản khác Đây là khu trung tâm của miền Nam bán đảo Đông Dương, có địa thế hiểm trở và hơn 600 km đường biên giới với hai nước Lào và Cămpuchia

Do có lợi thế vẻ kinh tế và vị trí quan trọng như vậy nên Tây Nguyên trở thành mục tiêu của các thế lực ngoại xâm Năm 1858, chủ nghĩa thực dân phương Tây nổ súng xâm lược nước ta Từ 1860, Công Tum trở thành

trung tâm ảnh hưởng của chúng Và cũng kể từ đó, nhân dân các dân tộc Ở

đây đã anh dũng đứng lên chống Pháp Dãy núi Vũ Quang trên dãy Trường Sơn, đánh dấu nơi nghịa,quân của Phạn Đình Phùng xây dựng cán cứ quân - sự, lập xưởng chế tạo vũ khí chống Pháp trồng 10 năm Dựa vào núi rừng hiểm trở, cuộc khởi nghĩa của liên minh các dân tộc do Tù trưởng Minông

Trang 9

11

Tây Nguyên là một miếng mồi ngon đối với bọn thực dân, lại là một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nằm trên các trục đường giao thông giữa Việt Nam, Lào và Campuchia nên cuối 1945, sau khi gây hấn ở Nam Bộ, thực dân Pháp tiến hành xâm chiếm Tây Nguyên, đến tháng 6 - 1945, hầu hết đất đai vùng Tây Nguyên bị tạm chiếm Đến thời kỳ đế quốc Mỹ xâm

lược miền Nam Việt Nam, chúng đã ra sức biến vùng Tây Nguyên thành căn

cứ quân sự chiến lược để khống chế phong trào cách mạng của nhân dân ta

và nhân dân các nước Đông Nam Á, hòng chia cắt lâu đài đất nước Ia, gay

lại chiến tranh xâm lược ở Đông Dương

Để chống lại kẻ thù, dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở, nhân dân các

dân tộc ở Tây Nguyên đã phát triển chiến tranh du kích ở khắp nơi rong

suốt thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ Trong cuộc chiến đấu trực diện

chống đế quốc Mỹ của đồng bào miền Nam, nhân dân các dân tộc dọc

Trường Sơn và Tây Nguyên đã góp phần công sức rất quan trọng Đồng bào vốn,có truyền thống chiến đấu rất mưu trí, san dạ và rất thiện chiến ở miền núi rừng Giặc đi đến đâu cũng bị màng lưới chiến tranh du kích bao vây, sa

hố chông, bị ăn mìn, ăn đạn, tên thuốc độc của dụ kích Du kích dựa lợi thế của núi rừng, lúc ẩn núp, lúc xuất kích, 1c tO vào đánh sau lưng địch làm

cho chúng hoảng sợ, không dám đi sâu vào căn cứ của ta Trong kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa chi thu hẹp trong một số vùng nhưng trong chống Mỹ, phong trào đấu tranh lan rộng, liên kết chặt chế các buôn lại để chống kẻ thù Dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đồng bào các dân tộc dọc Trường Sơn và Tây Nguyên quyết chiến đấu, giành được những

thắng lợi quan trọng Cuộc nổi đậy vĩ đại vào mùa Xuân 1975 đã bắt đầu từ

Tây Nguyên, gióng lên hồi chuông kết thúc số phận của bọn đế quốc thực

dân tại miền Nam Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam

Vùng đất tụ cư đông đảo người dân tộc nữa ở nước ta đó là vùng đồng

bào Khơ me Tây Nam Bộ Phần lớn đồng bào sống thành từng “sóc” (làng) trong vùng châu thổ miền Tây Nam Bộ, hơn nửa số dân tập trung ở các tỉnh

Trang 10

xen kẽ với làng người Kinh Miột số vùng ở Rạch Giá trước là những cánh đồng xa xôi, những vùng rừng rú hoang vu, người Khơ me đã đến khai phá

làm ruộng Đồng bào Khơ me sống tập trung thành từng vùng lớn, trong những vùng ấy, Sóc Trăng quan trọng hơn cả, là trung tâm văn hoá và chính

trị của người Khơ me Nam Bộ Thời Pháp thuộc, các co Guan dau nao cha Phật giáo và các phong trào văn hoá, xã hội, chính trị của người Khơ me đều đóng Ở Soc Trăng Vì vậy, Sóc Trăng là vùng chiến lược quan trọng ở Nam Bộ mà các thế lực xâm lược Pháp, Mỹ qua các thời kỳ đều chú ý tới Không những thế, bọn đế quốc thực dân còn âm mưu giữ vùng này để phong toả biên giới Việt Nam - Cămpuchia

Từ khi có Đảng lãnh đạo, người Khơ me đã cùng với người Kinh tham

gia cuộc chiến đấu giành độc lập tự do và tiếp đến là chống Pháp, chống MÍỹ xâm lược Trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng bào Khơ me vốn có

truyền thống yêu nước, dựa vào địa hình có nhiều sông ngòi, kênh rạch đã phát triển mạnh chiến tranh du kích, gày cho địch nhiều thiệt hại lớn Ở đây

có vùng Bảy Núi, hỏi chống Pháp được xây dựng làm căn cứ, là nơi đứng chân đồng thời là bàn đạp hoạt động của bộ đội ta ra vùng địch ở Châu Đốc Đồng bào Khơ me sống ở Bảy Núi đã trở thành hậu phương vững chắc cho kháng chiến Truyền thống đấu tranh của người Khơ me lại càng được phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Đặc biệt, thời kỳ này nổi bật lên những cuộc đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh của MÍỹ của sư sãi

người Khơ me Đồng bào Khơ me đã cùng với người Việt, người Hoa nổi dậy tổng công kích kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1975, giành lại tư do, độc lập cho Tổ quốc

Trang 11

Đầu năm 1979, Trung Quốc đã huy động hàng ngàn quân ấp sát Diên

giới phía Bắc nước ta Từ Quảng Ninh đến Lai Châu, chúng đều tập trung

quân đe doa, khiêu khích Trước những hành động thô bạo, xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam của phía Trung Quốc, nhân dân cả nước, mà trước hết là đồng bào các dân tộc ở miền núi Diên giới đã đề cao cảnh giác, tăng cường tuyến phòng thủ biên giới, sẵn sàng đánh thắng kẻ thi

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trong các cuộc đấu tranh bao we Tổ quốc; đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền đều có mặt, cùng

chung sức, chung lòng Từ khi có Đảng lãnh đạo, đồng bào các dân tộc đã

kẻ vai sát cánh cùng với đồng bào người Kinh, cùng chiến đấu và chiến thắng trên mặt trận bảo vệ và xây dung đất nước Điều đó thể hiện sức mạnh

giữ nước của nhân dân ta, khả năng và điều kiên đánh thắng bất cứ kẻ thù

xâm lược nào Điều đó cũng chứng minh rằng đồng bào các dân tộc thiểu số _ở dọc biên giới cũng như mọi miền Tổ quốc đã, đang và sẽ luôn luôn phát huy truyền thống giữ nước, tạo thành một khối vững mạnh trong cộng đồn ứa Việt Nam mà không một thé luc nào có thẻ phá vỡ nổi

2 Đặc điểm phân bố dân cư các dên tộc ở miển núi Việt Nam

Ngày 02 - 3 - 1979, Tổng cục Thống kê đã chính thức ban hành "Danh

mục các thành phần dân tộc Việt Nam "được xác định trên 3 tiêu chuẩn: đặc

điểm ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức tự giác dân tộc Ngoà dân tộc Kinh là dân tộc đa số, thành phần dân tộc ít người ở Việt Nam là 535 dan toc ‘?

Theo Báo cáo số liệu dân tộc trong cuộc Tổng điều tra dân s6 nam 1989, dan số các dân tộc thiểu số có khoảng 8,5 triệu người (dân số cả nước là hơn 64 triệu người)

Dân số của các dân tộc thiểu số rất chênh lệch nhau Trong số 53 dân

tộc chỉ có 7 dân: tộc đông khoảng từ 50 vạn đến 100 van người là Tay, Thai, Hoa, Kho me,, Muong, Ning va H'méng Co 5 dan tộc có số lượng 10 van đếu 40 van người? Khoảng 4 - 5 dân tộc có số lượng vài chục đến vài trám

Trang 12

người Còn lại các dân tộc khác có số lượng người từ một ngàn đến 190 ngàn người

Do hoàn cảnh đất nước ta hẹp, rừng núi nhiều, chiếm tới 2/3 diện tích:

đất đai toàn quốc, các dân tộc có dân số chênh lệch nhau và cư trú ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, cho nên về mặt địa vực cư trú của

các dân tộc thiểu số đã diễn ra hình thái là: trong khi dân tộc Kinh đông

nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển và ở các thị xã, thị trấn suốt từ Bắc chí Nam, có nơi mật độ tới cả nghìn người trong một kilômét vuông, thì các dân tộc ít người lại sống rải rác trên khắp các miền rùng núi, địa thế hiểm trở, đất rộng người thưa, mật độ thưa thớt, có nơi chỉ khoảng chục người một kilômét vuông Chỉ có một vài dân tộc sống ở đồng bằng và

ven biên như một bộ phận dân tộc Khơ me sống ở đồng bằng Nam Bộ, đồng

bào Chàm ở đồng bằng Nam Trung Bộ

Ở nước ta, trừ một vài dân tộc thiểu số tương đối đông người và đến ở Việt Nam từ lâu đời như Tày, Thái, Mường, Khơ me, Ba na, Ê đê, Sống tương đối tập trung ở một số vùng nhất định, còn các dân tộc khác thường

sống xen kẽ với nhau Do đó, ở các địa phương miền núi hiện nay, dân cư

nhiều tỉnh có từ 5 đến 10 dân tộc (Gia Lai - Công Tum, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Hà Tuyên ) Ở nhiều nơi, một số bộ phận dân tộc Kinh cũng sống xen kế trong vùng các dân tộc thiểu số (Hà Bác, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Quảng Nam - Đà Nắng )

._ Vì vậy, đặc điềm của sự phân bố dân cư các dân tộc là không có lãnh

thổ của từng tộc người rõ rệt mà sống xen kẽ với nhau vì sự phát triển (đặc biệt là ở miền cực Bắc đất nước)

Cuộc sống xen kẽ giữa các dân tộc, tộc người không dẫn đến sự đồng

hóa, mà dẫn đến việc tạo thành và xây dựng một cộng đồng lớn mạnh Những quan hệ dòng tộc, đồng tộc là cơ sở chủ yếu của sự cố kết trong nhiều dân tộc thiểu số Những quy ước chặt chế của dòng họ nhằm quản lý

các thành viên, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau dưới sự

lãnh đạo của người đứng đầu Những mối quan hệ đó là yếu tố quan trọng

Trang 13

kiện phát triển mới Cuộc sống xem kế tạo nên những tập quán tốt đẹp: giúp nhau trong sản xuất, làm nhà cửa, trong ma chay, cưới xin, khi có hoạn

nạn Trong suốt chiều dài lich sử đất nước, các dân tộc luôn đoàn kết với nhau, cùng nhau chống ngoại xâm đề cùng tồn tại

Hình thái cư trú xen kế nhau thúc day sự hoà hợp và tin cây gắn bó va

giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, đi tới xoá bỏ sự cách biệt giữa các dân tộc và giữa các vùng dân cư Xu hướng giao lưu mở rộng quan hệ về chính

trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc đã dẫn đến sự hợp tác, xích lại

gần nhau trong lao động sáng tạo, đời sống sinh hoạt văn hoá, hôn nhân gia đình Thực tế đó không làm lu mờ, xoá bỏ ý thức dân tộc ở mỗi cá nhân,

không làm tan biến những bản sắc riêng biệt, những đặc thù văn hoá, tâm lý dân tộc

Tuy nhiên, đặc điểm sống xen kế với nhau, cùng với trình độ kinh tế - xã hội thấp, nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn tồn tai trong các dân

tộc thiểu số lại trở thành điều kiện cho các thế lực phản động lợi dụng, gây

chia rẽ, xung đột giữa các dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của cộng,

đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Từ ngày hoà bình lập lại, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc thiểu số, đồng thời giúp họ loại bỏ dần những hạn chế, yếu kém để trở thành một cộng đồng dân tộc hoà thuận, hùng mạnh trên đất nước Việt

Nam

`

3 Truyén thong đấu tranh của các dân tộc thiểu số trước khi Đảng ra đời Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, từ thời các Vua Hùng đến nay, các dân tộc anh em trên đất nước ta đã chung lưng đấu cật, ẻ

kẻ vai sát cánh xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp Mỗi khi có giặc ngoại xâm, tất cả các dân tộc dù dong người hay ít người, ở miền núi hay

miền xuôi đều đồng tâm nhất trí thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của mình Tà bảo vệ đất nước Kinh nghiệm của lịch sử đã cho đồng bào dân tộc thấy rõ "nước mất thì nhà tan" khi quân | thi dày xếo lên Tổ quốc, đặt được ách

Trang 14

thẳng tay ấp bức, bóc lột Tình thần đoàn kết và đấu tranh của các dân tộc

anh em là một truyền thống hết sức vẻ vang Khối đoàn kết ấy đã được thử

thách qua nhiều cuộc chống xâm lược, trở nên ngày một vững mạnh

Ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, vào thế ký thứ II trước Công nguyên, người Lạc Việt và Âu Việt đã cùng nhau chống quân Tần xâm lược Đây là đạo quân tàn bạo khét tiếng thời bấy giờ, gây bao tang tóc

và thâm hoa cho các dân tộc ở chung quanh, song với sức mạnh đoàn kết, tổ

tiên chúng ta đã chiến thắng lẫy lừng Sách Hoài Nam Tử đã chép: "(họ) đều

vào trong rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt Họ cùng

nhau cử người kiệt tuấn làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá

(quân Tần), giết được Đồ Thư (quân Tần), thây phơi, máu chảy hàng mấy chục van ngưới

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh đổ ách thống trị phong kiến nhà Hán là cơng sức của tồn thẻ dân tộc trong đó có sự tham gia của các dân tộc miền ¡ "tất cả những người Man, người Lý ở bốn quận Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam Hợp Phố đều nhất tê đứng đậy hưởng ứng” (Việt sử thông giám

cương mục)

Suốt trong nghìn năm Bắc thuộc, dựa vào tĩnh thần đoàn két va bén bi

đấu tranh, nhân dân các dân tộc đã nhiều lần đứng dậy khởi nghĩa chống

ách thống trị của bọn phong kiến Trung Quốc và giành được quyền độc lập, tự chủ dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền Sau Ngô

Quyền đánh tháng Nam Hán, trải qua Dinh, Lé, Ly, Trần, Lê nối đời dựng

nước, biết bao lần xâm lược phong kiến Trung Quốc dụng đến bờ cõi nước ta đều nếm mùi thất bại cay đắng Trên trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm đều ghi công lao của các dân tộc ít người, nhân dân miền núi vùng biên giới Tên tuổi của Thân Cảnh Phúc, Hà Khuất, Nguyễn Thế Lộc, Hà Bồng,

Hà Đặc, Lê Lai, Xa Khả Tham và Diết bao anh hùng không tên khác là những đại biểu xuất sắc của các dân tộc trong công cuộc giữ nước, chống | xâm lược |

Trang 15

17

vào căn cứ địa miền núi Chiến thắng oanh liệt chống quân Thanh xâm lược

đã có sự tham gia dang kể của một bộ phận các đân tộc ít người Trong thời

kỳ phong kiến tự chủ, đứng trước hoạ xâm lãng, giai cấp thống trị chưa đi vào giai đoạn suy tàn, nếu biết tập hợp, đoàn Kết tất cả các dân tộc trong

nước thì có khả năng đánh thắng quản xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc

Lịch sử đã ghi nhận nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm có sự

tham gia của đông đảo các dân tộc thiểu số |

Dưới triéu Ly, trong cudc khang chiến chống quân xâm lược nhà Tống

thế ky XI, Ly Thuong Kiệt đã huy động tới 5000 quân người dân tộc thiểu

ˆ số, Các thể ty địa phương Vĩ Thủ An, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hồng Kim

Man, Tơn Đản đã lãnh đạo đội quân miền núi làm nhiệm vụ xung kích vượt biên giới đánh phá các trại tập trung của quân Tống, theo kế hoạch tấn

công để tự vệ của Lý Thường Kiet Hon 10 vạn quân Tống đã bị quét sạch ra

khỏi bờ cõi sau chiến thắng sông Như Nguyệt (sông Cầu) lịch sử

Thế ký XIH dưới triểu Trần, đồng bào thiểu số cũng lập được nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mong Giac Nguyén ba lan xam chiếm nước ta, lần nào triều đình ở Thăng Long cũng được nhân dân miền biên giới báo cho biết trước sự chuyển quân của giặc để

có biện pháp đối phó kịp thời Các tướng người thiểu số như Hà Khuất, Lương Uất đã phát động nhân dân miền núi hưởng ứng cuộc kháng chiến

chống quân Nguyên xâm lược do vua tôi nhà Trần phát động Hai anh em người Mường là Hà Đặc và Hà Chương đã chỉ huy đánh địch ở vùng Cự Đà

(Vĩnh Phú) Õ Cao Bằng, Lạng Sơn các đôi dân binh Tày, Nùng do Nguyễn

Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh chỉ huy đã chặn đánh bọn bán nước Trần Kiện ở trại

La Lục, góp phần vào công cuộc vị đại ba lần đánh thắng quân Nguyên

(1258, 1285, 1257 - 1288)

Cuộc kháng chiến lâu đài 10 năm của Lê Lợi chống quân xâm lược nhà

Minh (thé ky XV) được đông đảo đồng bảo thiểu số tham gia, nhiều sự kiện đã được ghi chép trong các sử sách hoặc do truyền thuyết dân gian Kể lại

Ngay từ khí:người anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ đại nghĩa chống

¥

Trang 16

hộ Người Mường gọi Lê Lợi, Nguyễn Trãi là những thủ lĩnh của mình Năm 1418, họ lập ra những đội dân bình Mường và tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến Năm 1419, người Thái, người Lào ở Quan Hoá góp

nhiều công sức, lương thực, ngựa, voi cho nghĩa quân bị vây ở Lệ Sơn Tại

miền Tây Bắc, Sa Khả Tham - một thủ nh nghĩa quân người Thái có nhiều công trạng trong kháng chiến được Lê Lợi phong sắc Tại Việt Bắc, Hoàng

Thiên Hữu, Nông Văn Lịch (Cao Bằng, Lạng Sơn), Chu Sư Nhan, Dương

Khác Chung, Hoàng Am (Bắc Thái) cũng lãnh đạo người Tày, Nùng tham gia chiến đấu Bốn anh hùng người dân tộc Tày : Hoàng Đại Huẻ, Hoàng

Đại Liễu (em Đại Huể), Hoàng Thị Kim Liên, Hoàng Thị Kim Hoa (con Đại Huẻ) đã tham gia trân tiêu diệt tên tướng xâm lược Liều Thăng ở chân núi

Mã Yên Sơn gần ải Chi Lăng, Bốn vị anh hùng này đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu, đời sau được nhân dân tôn thờ làm thành hoàng ở địa phương

Đội quân của các dân tộc mà lịch sử gọi là "đội quân áo đỏ" đã có mặt trong tất cả các chiến trường quan trọng mà Lê Lợi, Nguyễn Trãi dấy binh trong 10 năm ròng kháng chiến Nhân dân các dân tộc đã góp phần cùng người Việt quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành độc lập cho dân tộc

Những ngày người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mộ nghĩa ở vùng An Khê (1771), các dân tộc ở đây, đặc biệt là người Ba na đã có mặt Suốt cả

một chặng đường dài hành quân từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong

đội ngũ nghĩa quân Quang Trung không lúc nào vắng mặt các chiến si quan tượng dũng cảm Tây Nguyên Đi đến đâu nghĩa quân cũng được người các dân tộc hoan nghênh nhiệt liệt và tham gia một cách tích cực Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của các dân tộc, năm 1781, vua Quang Trung đã phong sắc cho một số thủ lnh người Mường (Hoà Bình) tiêu biểu trong

chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp một phần công trang vào sự nghiệp làm

sụp đổ ách thống trị của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn và đại phá quân

xâm lược Mãn Thanh

Điểm qua cdc thời kỳ lịch sử, khi giai cấp p phong kiến Việt Nam trong

Trang 17

19

hợp, đoàn kết được tất cả các dân tộc trong nước đánh thắng quân xâm lược,

bảo vệ được độc lập dân tộc

Nhưng vào giữa và cuối thế ký XIX, hành động bán nước của bọn vua quan triều Nguyễn Gia Long đã làm cho nhân dân các dân tộc ở Việt Nam phải sống lầm than ngót một thế kỷ dưới ách thống trị vô cùng tàn bạo của bọn thực dân Lịch sử Việt Nam lại chứng kiến một thế kỷ các dân tộc Việt Nam đoàn kết chiến đấu chống quân thù, quyết giành bằng được tự do, đệc

lập cho Tổ quốc

Năm 1862, giặc Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, ráo riết

xúc tiến chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Cùng vớt người Việt ở các tỉnh Nam

Bộ, người Khơ me, người Xtiêng, Người Chăm (Chàm) ở ba tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh đã cùng nhau đi theo ngọn cờ yêu nước do hai nhà

sư Khơ me là Pu Cam Pô và Pu Cam Pai phất lên Cuộc chiến đấu này đã phối hợp được với nghĩa quản Trương Quyền (con Trương Định) thành một cao trào đấu tranh rộng rãi ở Đông Nam Bộ, kéo dài ngót 20 năm Căn cứ dia Xray Méang được xây dựng ở vùng đồng bào Xttêng Thanh niên Xtiêng tham gia đông đảo, là nguồn bổ sung dồi dào cho nghĩa quân Cuộc đấu tranh bền bi, dũng cảm của đồng bào các dân tộc ở đây đã gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề

_ Sau khi triểu đình Huế ký Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp (1884), Tôn Thất Thuyết thuộc phe chủ chiến hạ lệnh tấn công vào đại bản doanh của quân đội viễn chính Pháp đóng ở Mang Cá (Huẻ) đêm 4 rạng ngày 5 - 7 - 1885, mở màn cho phong trào Cần Vương, kéo dài hơn 10 năm Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi trốn ra miền núi Quảng Bình, tung Hịch Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước Nhân dân

các dân tộc Việt Nam lại đoàn kết hưởng ung

Trondahiing ngay dau khang chiến, vua Hàm Ng ghi đã được đồng bào

— các dân tộc ở hai sườn núi 'Bắc Trường Sơn tận tình giúổ đỡ Đồng bào Vân N Kiều, Ta Ôi, Ba His cung cấp lương thực, chặt cây, đốn gỗ xây dựng doanh w

Trang 18

‘Wigs &

Đồng bào Ba na ở Tây Nam Binh Dinh gop cong suc quan trong Theo ngọn cờ của Mai Xuân Thưởng, đồng bào đã chặn đánh bọn thực dân lên xâm lược đất Tây Nguyên Tiếp theo là khởi nghĩa của Võ Trứ ở Phú Yên, đồng bào Ba na cũng tham gia đông đảo Khởi nghĩa của nghĩa quân Việt -

Thượng có tới nghìn người tấn công giặc ở tỉnh ly Phú Yên

Õ ngoài Bắc, tại Thanh Hoá, hưởng ứng phong trào Cần Vương, thủ lĩnh

người Mường Hà Văn Mao đã lãnh đạo các đội quân địa phương xây dựng

căn cứ chống Pháp, tham gia vào các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh, gây cho địch nhiều thiệt hai

Tiếp theo là phong trào Cầm Bá Thước, thủ lĩnh người Mường (Thuong Xuân - Thanh Hoá) hưởng ứng phong trào Tống Duy Tân ở miền xi

Ở Ninh Bình và Hồ Bình, phong trào Cần Vương do Đốc Tâm và Đốc

ngữ chỉ huy cũng được đồng bào Mường nhiệt liệt ủng hộ

Ö Tây Bắc, có phong trào do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo kéo dài từ

năm 1387 đến 1890, tập hợp đông đảo đồng bào Mường, Thái, Mèo chống

Pháp dưới sự chỉ huy trực tiếp của các thỏ ty, thân hào, thân sĩ địa phương Các thủ lĩnh người Hmông như Đèo Chính Lục, người Dao như Đặng Phúc

Thành là những tướng chỉ huy rất mưu trí, dũng cảm Nghĩa quân của các ông đã gây cho địch những thiệt hại bất ngờ N guyên Quang Bích được vua phong làm Hiệp thống quân vụ Bác Kỳ, đại bản doanh đóng ở Nghĩa Lộc

Ở rừng núi Việt Bắc, thủ lĩnh người Tầy là Lương Tuấn Tú đã hô hào nhân dân địa phương ủng hộ Tôn Thất Thuyết; Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh)

cũng dấy binh đánh đồn Pháp ở phủ Lạng Thương Phong trào Cần Vương lan rộng cả ra vùng người Hoa ở Quảng Ninh Tổ chức "Thiên lôi hội” do cụ Phan Boi Châu để xướng nắm 1012 với mục đích "chống Pháp, giành lại - nước Việt Nam, thành lập cộng hoà dân quốc” được các dân tộc ít người tham gia nhiệt liệt Năm 1914, nổ ra cuộc bạo động ở Móng Cái do Thàm

Cam Sáy, dân tộc Hoa (đẳng viên Việt Nam Quang Phục Hội) chỉ huy

Năm, 1921, nổ tá buộc bạo động ở Lạng Sơn, do thủ lĩnh người Tầy cầm

Trang 19

thi xã Lạng Sơn Cuộc bạo động này đã chấm dứt phong trào Quang Phục Hội

Tiếp theo là một phong trào rộng lớn lan rộng khắp các vùng dân tộc H'mong, Dao, Sán dìu, Sán chay ở Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Hà Bắc và dọc Trường Sơn, Tây Nguyên Nhiều cuộc khởi nghĩa nhuốm màu thần bí Các thủ lĩnh thường tự xưng là vua do trời phái xuống để đánh đuổi bọn cướp

nước Quần chúng vốn bản tính chất phác, lại căm thù sâu sắc bọn thống tn,

nên tuyệt đối tin tưởng, phục tùng những người thủ lĩnh Các thủ lĩnh phần lớn là những tộc trưởng hay tù trưởng, có quan hệ về dòng máu, họ hàng thân thuộc với nhân dân nẻn dễ tập hợp được quần chúng chống xâm lược

Ở vùng đồng bào Dao, đáng chú ý nhất là khởi nghĩa ở Liên Sơn (Vĩnh Phú) Thủ lĩnh tư xưng là "Vua Bắc kỳ”, chọn chùa Tai Tiêu trên sườn núi

phía Đông Tam Đảo làm nơt tụ hợp quần chúng Tháng 6 - 1892 hơn 300 nghĩa quản vây đánh đồn Liên Sơn

Năm 1901, đồng bào Dao ở vùng Bắc Quang (Hà Giang) nổi lên chống Pháp dưới sự chỉ huy của Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc và sau đó là Triệu Tiến Tiên Khẩu hiệu chống Pháp là chống đi phu, nộp thuế, đánh

đuổi thực dân Pháp, làm cho người Dao được tự do sung sướng

Năm 1938 nổ ra cuộc vận động chống Pháp ở vùng Đại Từ (Bắc Thái)

Lãnh tụ là Bàn Kim Cấn, tự xưng vua “Minh nhân", mục tiêu đánh đuổi thực

dân Pháp, xoá bỏ phu phen, thuế má, đem lại độc lập tự do cho người Dao

Phong trào lan rộng ở Bắc Thái, Vĩnh Phú, Yên Bái, Lang Son

O vùng người Mèo, đáng chú ý nhat 1A khoi nghia cha Sting Mi Chang ở Mèo Vạc (Đồng Văn - Hà Giang) Ông tập hợp được 600 - 700 nghĩa quân, trang bi sting kip, hoa mai Em gái là Súng Thị Mỷ tu dong lap đội dân quân gái để tiếp tế lương thực cho nghĩa quân

_, Nam 1918, cổ.cuộc nổi dậy của Yang Tả Chay và đồng bào Mèo chống Pháp bắt phu, thu bac trang, thu thuốc phiện Nó lan rộng trong các vùng Mèo.ở Tây Bắc, lan sang cả Thượng Lào, thâm nhập vào hàng ngũ dịch

Vàng Tả Chay được nhân dân Mèo tôn là "Va Tủa Chay” tướng quân Phong

Trang 20

Ở vùng đồng bào dọc Trường Sơn và Tây Nguyên, từ những năm đầu thế ký XX đến năm 1939, đã nổ ra rất nhiều cuộc vũ trang khởi nghia chống

thực dân Pháp Đồng bào Xơ đãng liên tục nổi dậy đánh đồn, giết quan Pháp

những năm 1901, 1908, 1909, 1922, 1937 Bên cạnh đó là các cuộc đấu

tranh của đồng bào người Ba na năm 1925, 1931 va 1936

Năm 1902 - 1904, đồng bào Gia rai ở vùng Plâycu, Công Tum, Đắc Lắc

chống Pháp thu thuế, bắt phu, bắt lính

Ở Tây Nguyên, giặc Pháp bất hàng loạt người đi phu, làm đồn điển,

dựng trại lính, đắp đường Năm 1901 - 1905, nhân dân Ê đê vùng Đắc Lắc,

dưới sự chí huy của Ama Dơhao, tù trưởng lớn nhất trong vùng nỏi lên

chống áp bức, bóc lột

Sau khi chiếm đóng vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp đặt hệ thống đồn bét chang chit đề kìm kẹp nhân dân Nhân dân Mnông, dưới sự chỉ huy của N'Trang Lơng dùng mưu tiêu diet đồn Bumêra N'Trang Lơng đã đâm chết tên trưởng đồn Hăngri Mét, hô nghĩa quân tiêu diệt lính nguy Dựa vào địa

thế núi rừng hiểm trở, nghĩa quân chiến đấu dẻo dai trong hơn 20 năm (1914 - 1935) N'Trang Lơng được toàn thể nhân dân Tây Nguyên tôn kính, coI như người anh hùng dân tộc mình

Cuối cùng, một phong trào quần chúng chống Pháp hết sức rộng rãi đã nổ ra từ 1937 đến 1939 ở Tây Nguyên, đó là phong trào Sãm Bó Răm (nước Thần), thu hút hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên, Trường Sơn, gây cho địch những thất bại đáng kể

Điểm lại những nét chính tren con đường lịch sử của dân tộc, chúng ta thấy rõ công sức to lớn của nhân dân các dân tộc thiểu số đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước Bất kể một dân tộc nào dù đơng hay Ít người, từ vùng Việt Bắc đến Tây Bắc, từ Tây Nguyên đến đồng bảng Nam Bộ, khi có kẻ thù đến phá hoại cuộc sống bình yên họ đều tự động đứng lên đoàn kết đấu tranh Truyền thống tốt đẹp ấy đã có, từ lâu đời và được phát huy

mạnh mỹ từ năm 1930 Trước khi có Đảng, những cuộc khởi nghĩa của các dân tộc Ít người đều mang tính tự ‘phat và chưa giành được thắng lợi cuối

Trang 21

`) G2

xích lại gần nhau hơn, đấu tranh quyết liệt hon để giành tự do, độc lập Và

từ khi hoà bình, thống nhất được thiết lập trên đất nước thân yêu, đồng bào các dân tộc anh em lại cùng nhân dân cả nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Chính khối đại đoàn kết dân tộc đã đảm bảo vững chắc cho thang loi

của chúng ta trong chiến đấu cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước Tổng kết lịch sử hàng nghìn năm, cũng như mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chủ Tịch đã nêu lên một chân lý:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”

“Đồn kết chính là cội nguồn sức sống mãnh liệt của nhân dân ta qua mấy ngàn năm lịch sử, là bài học mà Bác Hồ suốt đời dạy bảo chúng ta, là

bí quyết của chúng ta để kháng chiến thắng lợi, là lực lượng của chúng ta để

xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công

Nhân dân ta đã có truyền thống đoàn Kết từ buổi đầu dựng nước Nét

nỏi bật đặc sắc của truyền thống đoàn kết của Việt Nam là sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em; người miền xuôi và người miền núi, mỗi đân tộc có bản

sắc của mình nhưng tất cả các dân tộc đều gắn bó với nhau trong cộng đồng

dân tộc Việt Nam” %

Trang 22

DONG BAO CAC DAN TỘC Ở MIỂN NÚI

TRONG CUOC DAU TRANH GIANH CHINH QUYEN (1930 - 1945)

z

1 Đảng ra đời, chủ trương của Đảng và 8ác Hồ với miền núi

Tháng Š - 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta Phong kiến Việt Nam

đã đầu hàng thực dân Pháp Kể từ đó, thực dân Pháp đã thực hiện mọi chính

sách ác độc đối với nước ta Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa

thực dân Pháp không hé thay đổi cái châm ngôn chia để trị của nó Chính vì thế mà một nước Việt Nam đã bị chia năm sẻ bảy" ©)_

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã làm cho xã hội

Việt Nam có những biến đổi cách mạng - giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành

Dưới sự lãnh đạo của những sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội

Châu và Phan Chu Trinh, các phong trào yêu nước ở nước ta không chỉ có những khẩu hiệu về dân tộc, mà còn có những khẩu hiệu về dân sinh, dân: chủ; không chỉ có hình thức đấu tranh vũ trang mà còn có cả những hình thức đấu tranh chính trị đấu tranh văn hoá, tư tưởng Phong trào “Đông du',

việc tuyên truyền những tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng; lập hội buôn,

mở mang công thương nghiệp dân tộc đều là những cuộc vận động dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản Khắp trong cả nước, phong trào chống

Pháp tuy sôi nổi nhưng tản mạn, không có sức mạnh quy tụ các cuộc đấu tranh, không đoàn kết được toàn dân Vì thế, các phong trào đều bị dập tắt bởi sự đàn áp của thực dân Pháp

Những cuộc đấu tranh kể trên chưa thể giành được thắng lợi bởi lẽ

nhân dân ta chưa có một đường lối đúng đắn của một chính đảng thực sự cách mạng

Trang 23

a]

25

Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng bởi thiếu đường lối thì cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công (1917) Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên được cách mạng tháng Mười thức tỉnh Người da di tu chủ nghĩa yêu nước hướng về cách mạng

tháng Mười, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin

Thời gian bôn ba hải ngoại, lăn lộn trong phong trào cách mạng thế giới từ 1911 - 1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải

phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng

thế giới" 0

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, tổ chức cán bộ cho việc thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo

nhân dân Đông Dương trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam Với hoạt động tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ngày 3 - 2 - 1950 Đảng Cộng sản Việt Nam đã dược thành lập

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Bác Hồ đã nhận rõ vị chí chiến lược của các vùng miền núi (vừa hiểm yếu, vừa là biên cương Tổ quốc, lại là nơi

sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số) để đề ra các chủ trương, chính

sách nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng, xây dựng và phát triển phong trào cách mạng, thực hiện các quyết định lịch sử, đảm bảo thắng lợi cho cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân yee =

Tại Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ VI (trong phiên hợp lần thứ 31

ngày 11-8 -1935) đồng chí Văn Tân (tức Hoàng Văn Nọn) đã đọc báo cáo

trước Đại hội về phong trào cách mạng ở Đông Dương Trong bản báo cáo,

đồng chí chỉ rõ rằng Đông Dương cũng như Việt Nam có nhiều thành phần

dân tộc, có những đặc thù riêng, rong: đó đồng bào các dân tộc thiểu số _

sống ở miền núi Việt Nam cần phải có sự lãnh đạo, hướng dẫn của Đảng Từ

sự phan tich vé thuc té phong trào Ở miền núi, đông chí chỉ rõ: "Nhiệm vụ trước mắt của Đảng là phải đẩy mạnh hoạt động, tăng cường ảnh hưởng của

Trang 24

mình trong các dân tộc thiểu số, trước tiên là trong các dân tộc đứng lên dân

W(t)

toc cach mang

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (khoảng 88%) còn lại hon 50 thành phần dân tộc khác (khoảng 12%), sống rải rác khắp cả nước Đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta cư trú trên địa bàn chiếm 2/3 diện tích cả nước, bao gồm một phần đồng bằng và đa

| phần ở trung du và miền núi, dọc theo các biên giới Việt - Trung, Việt - Lão

và Việt - Cămpuchia Với đặc điểm sống xen kẽ, cài răng lược nên đã tạo

điều kiện thuận lợi cho việc sây dựng phong trào, xây dựng được mặt trận

đoàn kết thống nhất dân tộc

Trong các cương lĩnh của mình, Đảng ta luôn coi việc ˆ giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của

chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy, ngay sau khi thành lập, Đảng ta đã thực hiện

chính sách "Đoàn kết tất cả các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng và tương trợ để tranh thủ độc lập, tự do, hạnh phúc chung” Quan điểm đó chính là sự

vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Miền núi Việt Nam, mà Cao Bằng là khai điểm đã vinh dự được tiếp

thu tri thức cách mạng sớm nhất trong cả nước, trở thành "đầu nguồn” của cách mạng Việt Nam Trong tư tưởng chiến lược của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Cao Bằng, nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh với "những con người tính tình chất phác, thích việc nghĩa, có việc đã qua mà vẫn tưởng nhớ, dựng cờ xướng nghĩa đánh kẻ thù chung" ® hồn tồn "thiên thời, địa lợi, nhân hoà " cho cách mạng Việt Nam Người nhận định: "Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng

Việt Nam Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm CƠ SỞ lien lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát

Trang 25

27

được Có nối phong trào được với Thái Nguyên toàn quốc thì khi phát động

đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tấn công, lúc khó khăn có thể giữ” (Đ

Với quan điểm chiến lược đó, miền núi Việt Nam đã từng bước gánh vác những nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dan ở nước ta

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng là một quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ song rất cương quyết chống lại mọi chính sách phi dấn tộc, chống lại mọi chính sách, âm mưu của kẻ thù đi ngược lại quyền lợi của

nhân dân Để hiểu được quá trình xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc

của Đảng với miền núi cần làm rõ tiến trình đấu tranh cách mạng cũng như vai trò, vị trí của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, trước hết là trong những năm đấu tranh giành chính quyền trên phạm vị cả nước

2 Đồng bào cóc dân tộc miển núi Việt Nam trong cao trào cách mọng 1930 - 1951

Tình hình cách mạng Việt Nam những năm cuối thập ky 20 của thế kỹ XX chịu sự tác động lớn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế Đông Dương cũng như Việt Nam bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa những năm 1929 - 1933 Cuộc khủng hoảng xảy ra trầm trọng, toàn diện khiến đời sống của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá đất đỏ, công nhân bị sa thải đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại

trong khi đó, thực dân Pháp ra sức bóc lột, vơ vét của cải, tài nguyên đất

nước ta Đây là tiền đề thúc đẩy quần chúng, trước hết là quần chúng công nông tích cực đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phản động tay sa

- Năm 1930, Đảng ta chủ trương phát động quần chúng đấu tranh nhằm đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống khủng bố trắng, đòi trả lại

những người bị thực dan Pháp bat g giam Chủ trương trên đây của Đảng được quần chúng công nông hưởng ứng Một làn sóng đấu tranh dân tộc, dân chủ dấy lên manh mé trong ca muigé.; Mở đầu là phong trào của công nhân Phú

Riéng (Nam Bộ), công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân nhà máy

\

Trang 26

diém Bến Thủy đã anh dũng tiên phong trong cao trào cách mạng 1930 - 1951

Cao trào cách mạng đã phát triển sôi động, trước hết ở đồng bằng sau đó phát triển lên các vùng miền núi Đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp

phần sức mạnh trong cao trào cùng ca nước `

Đối với phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào Khơ me Tây Nam Bộ có những đặc điểm mới Kể từ sau khi Dang cong san Viét Nam ta đời ngày, các đảng viên và cán bộ của Đảng ở vùng Khơ me Tây Nam Bộ đã thâm nhập vào các đồn điền, phưm, sóc tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lao động hiểu đường lối của Đảng là thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, hướng dẫn đấu tranh dân sinh, dân chủ, chống khủng bố, đàn áp Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đã được các đảng viên, cán

bộ bám sát, đi sâu chuyển tải đến nhân dân lao động, làm đồng bào thêm tin

tưởng và kiên cường đấu tranh cho sự nghiệp của Đảng Nội dung đấu tranh

của đồng bào Khơ me Tây Nam Bộ rất thiết thực và cụ thể : chống địa chủ

cướp đất, phát động phong trào cứu đói, mà diển hình là cuộc đấu tranh của

hơn 2000 nông dân Hà Tiên

Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh liên khu V, được sự châm ngòi của Đảng đã nổ ra một số cuộc đấu

tranh hòa vào cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc Trong đó nổi bật là cuộc

đấu tranh của quần chúng lao động ở các huyện Trà Bồng, Ba Tơ (Quảng Ngãi)

Ngày 30 - 1 - 1931, hàng ngàn quần chúng nhân dân trong huyện đã tổ chức biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của bọn thực dân, phong kiến

Cuộc biểu tình đã bị thực dân Pháp đàn áp và bất đi một số đồng chí cán bộ

của phong trào

Trang 27

29

thù Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, binh lính và bọn

kiểm lí khiếp sợ đã phải chấp nhận các yêu sách của nhân dân Phong trào cách mạng đã tạo ra một vùng rộng lớn mà trong đó gần như hoàn toàn tự do Phong trào ngày càng phát triển manh, thực dân Pháp và tay sai thực sự lo so, chúng đã điều động lực lượng quân sự từ các nơi khác về đàn áp, giải tán cuộc biểu tình tuần hành ở Ba Tơ và bất đi một số cán bộ tiên phong dũng cảm của phong trào

Cuối năm 1931, phong trào cách mạng cả nước tạm thời lắng xuống

Nhiều cán bộ trung kiên bị địch bất, bị đưa đi tù đầy Ở nhiều nhà từ khác

nhau trong cả nước, trong đó có các nhà tù ở Công Tum, Buôn Ma Thuột

Trong tù đầy, các chiến sĩ cách mạng kiên cường da tim được những hình

thức đấu tranh mới phù hợp Họ đã tranh thủ những người lính gác tù, tuyên

truyền giác ngộ được nhiều tù thường phạm, đặc biệt còn tranh thủ vận dụng và gây thiện cảm, những ảnh hưởng tốt trong anh em n binh lính và nhân dân

Thượng - Kinh trong vùng

Năm 1932, Đảng Cộng sản đã ra lời kêu gọi đồng bào các dan téc it người trong cả nước đứng lên chống chính sách chia rẽ, gây hăn thù giữa

các đân tộc, chống cướp đất và vơ vết bóc lột, đánh đổ bọn phong ! kiến, bọn tù trưởng làm tay sai cho đế quốc và bầu ra uỷ ban nông dân

Được giác ngộ đường lối cách mạng của Đảng, phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã có những bước phát triển hết sức quan trọng Từ việc bảo vệ, giúp đỡ các đồng chí tù chính trị vượt ngục đến các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của hàng vạn quần chúng nhân dân

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với cách mạng Việt Nam nói chung cũng như với đồng bào các dân tộc Tây

Đắc nói riêng Mặc dù các tỉnh trong vùng Tây Bắc chưa có có tổ chức Đảng

ngay trong nam 1930 Song chính tính thần đấu tranh và phong trao dau

tranh của cộng đồng các dân tộc Tây Bac 1a manh đất màu mỡ gieo mầm tư

Trang 28

Any

mỗi tỉnh của Tây Bắc, phong trào đấu tranh vẫn được phát triển nối tiếp truyền thống đấu tranh ở những thời kỳ trước Thực dân Pháp thẳng tay dan ấp, khủng bố gắt gao và thiết lập các nhà tù ở các nơi để bắt bớ, giam cầm những chiến sĩ cách mạng, qua đó từng bước thủ tiêu phong trào đấu tranh

của nhân dân Tây Bắc cũng nhự cả nước _

Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp lập nên năm 1907 Trong những năm đầu, chúng chủ yếu giam cầm những chiến sĩ địa phương Sau này, nó đã trở thành nơi giam cầm những chiến sĩ trung kiên mà thực dân Pháp di chuyển từ nhiều nơi khác nhau trong cả nước Trong những năm 30, thực

dân Pháp đã đưa tù nhân từ các nơi về nhà tù Sơn La, trong đó có "loại tù

nguy hiểm" như bọn thực dân Pháp thường gọi - như đồng chí Trường

Chinh, Lê Duẩn Riêng đồng chí Lê Duẩn bị giam cầm 2 tháng ở nhà tù Son La

Đối với đồng bào các dân tộc Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, That Nguyên (còn gọi là vùng Việt Bác), Đảng ta đã có chủ trương xúc tiến xây

dựng và phát triển phong trào cách mạng ở các tỉnh này Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa trọng đại đối với phong trào cách mạng của

nhân dân các dân tộc Việt Bắc Từ đây, sức mạnh tiêm tàng, ngọn lửa đấu

tranh vì độc lập dân tộc của đồng bào được Đảng từng bước khơi dậy, nhân lên thành sức mạnh cách mạng hướng theo ngọn cờ cách mạng của Đảng Nhân dân các dân tộc Việt Bắc bước vào giai đoạn đấu tranh hòa nhịp cùng phong trào cách mạng cả nước

Nhân dân các dân tộc Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành

xây dựng, củng cố và phát triển các cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng

cách mạng, từng bước đấu tranh chống bất phu , đòi giám thuế, chống đánh đập, rải truyền don, treo co

Tại Cao: Bằng, các chi bộ Đảng được xây dung va phat triển ở Hòa An, Nguyên Bình, “Hà Quảng, Quang Uyén, Thach An Thang 7 - 1933, Ban can

su Dang Cao Bang được ban lãnh đạo hải ngoại Đảng cộng sản Đông Dương

Trang 29

31

cong nhan Dén nam 1935, cơ sở đã lan ra toàn tỉnh Được Đảng tuyên truyền, vàn động, tổ chức, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, H Mông,

Dao ở Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình tham gia các đồn thể như

Cơng Hội đỏ, Nông Hội đỏ Trên cơ sở đó, nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã từng bước đấu tranh từ rải truyền đơn, treo cờ, đấu tranh đòi giảm thuế, đấu tranh chống bất phu tiến tới biểu tình, xuống đường: Mùa tròng ngô

năm 1933, 300 phu làm đường ở Hòa An thuộc các tổng Tượng Yên,

Nhượng Bạn, Hòa Đàm, Tĩnh Oa đấu tranh chống bất phu vào các ngấy

mùa, đồng bào đòi nếu đi phu phải có công, phải được trả thù lao (tính công

tra gao) Dich dan 4p, đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã làm đơn kiện lên thống sứ Bắc Kỳ, buộc địch phải nhượng bộ Ngày | - 5- 1933 và L-5- 1934, hon 100 phu lam đường ở Nặm Vang (Hòa An) đã đấu tranh đòi cấp tiền công Ngày I - 5 - 1935, nhân đân các dân tộc ở Hòa An, Ha Quang, Nguyên Bình, Quảng Uyên Thạch An tổ chức ký niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh,

chào mừng Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương, với các

hình thức rải truyền dơn, treo cờ, khẩu hiệu Tháng 6 - 1935, 200 phu làm

đường ở Hà Quảng đã nổi dậy đấu tranh chống đánh đập đòi cấp gạo Nhân

dân ở Tĩnh Oa, Xuân Phách (Hòa An) tiếp tục chống bắt phu làm đường, đòi trả tiền công Trong thời gian từ 1230 - 1935, ở các châu Quảng Uyên, Thạch An, Phục Hòa, đồng bào đã tổ chức đưa đón các cán bộ của Cao Bằng đi lại, chấp nối, giữa vững mối liên hệ với các vùng, với các bộ phận Đảng Ở

dưới xuôi cũng như với Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng đóng ở Trung

Quốc

Tại Lạng Sơn, từ cuối năm 1931, do sự hoạt động tích cực của đồng chí

Hoàng Văn Thụ, 10 tổ chức quần chúng trung kiên được xây dựng ở Khơ - Loch (chau Van Uyên) 8 gdm 30 hoi vién Ti Kho Loch, phong trao lan rong

ra các nơi thu hút đồng bào các dân tộc ở Thất Khê, Tràng Định, xuống Bắc

Sơn Giữa năm 1933,'chỉ bộ Đảng đầu tiên ở Lạng Sơn được thành lập tại

'Văn Uyên, Giữa năm 1934, Ban cán sự Đảng ở Lạng Sơn được tổ chức Dưới, sư lãnh đạo của: các: ‘dang viên, từ 1933 đến 1935, nhân dân các dân tỘC

Lạng Sơn đã tổ chức các cuộc rải truyền đơn, treo cỜ ở các thị trấn, trên các

Trang 30

Tại Hà Giang, trong những năm 1930 đến 1936, nhan dan cac dan toc Tày, Dao, Nùng ở Bắc Quang, VỊ Xuyên, Hoàng Su Phì đã đoàn kết với nhau

đấu tranh chống bất phu, thu thuế

Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Bắc, đặc biệt là ở Cao Bằng, Lang Sơn đã góp phần khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo của Đảng, bước đầu tập dượt quần chúng nhân dân các dân tộc đấu tranh, tạo những điều kiện quan trọng cho sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của các tổ chức Đảng trong vùng Nhận xét về phong trào ở Cao Bằng, Lạng Sơn trong

giai đoạn này, Đại hội lần thứ nhất của Đảng (1235) khẳng định : “ cuộc

tranh đấu của công nông người Thổ, người Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn có tổ chức chu đáo và theo những khẩu hiệu cộng sản rất rõ rệt ( ) công nông các dân tộc thiểu số chẳng những đã vào hàng ngũ của Đảng và các đoàn

thể khác do Đảng lãnh đạo mà họ giữ một địa vị rất quan trọng trong các cơ

quan chỉ đạo từ hạ cấp cho tới thượng cấp ( ) Đại hội chác chắn rằng ở các miền dân tộc thiểu số đã có điều kiện khách quan sản sàng cho sự phát triển

+ A ^ 9 l

cach mang van dong” “”’

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã phát triển hầu khắp cả nước cũng như miễn núi Việt Nam Đỉnh cao của

cao trào cách mạng là Xô Viết Nghệ Tĩnh, trong đó huyện miền núi Thanh Chương ? đã tiên phong thủ tiêu chính quyền địch để lập Xô Viết

Hoà cùng cuộc đấu tranh của công nông cả nước, công nông miền núi Nghệ An đã anh dũng xuống đường vì những mục tiéu dan sinh, chống

khủng bố, đánh đập Công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ (Nghệ An) đình

công, đòi tăng lương mỗi ngày 5 xu Chộc đấu tranh lan rộng - công nông các tỉnh Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương đã phối hợp với nhau trong đấu tranh Thực dân Pháp dã dùng chính sách khủng bố để chống lại phong

trào Chúng ra lệnh đàn áp đoàn biểu tình ở Vinh - Bến Thuỷ, Thanh

Chương Phong trào cách mạng càng phát triển mạnh khi địch khủng bố đồn biểu tình -

® gân Tài Đoàn : Khu Quang Trung (hỏi ky ‘Nha xudt barr Vin hóa dân tộc Hà Nội 1984

Trang 31

"Phong trào cách mạng ở Nghệ An bắt đầu từ Vĩnh - Bến Thuỷ, sau đó

là phong trào của công nông Thanh Chương, từ đó phát triển lên các huyện

miền núi khác ở Nghệ Tĩnh như Nghĩa Đàn (các xã Hồng Lam, Tn Hoà, Tn

Chi, Cu Lam, Thọ Lộc, Sen Sẻ ); huyện Con Cuông (các xã Làng Môn, Đồng Khùa, Làng Bàu, Cửa Rào, Kẻ Tại, Chõ Yên) Dưới sự lãnh đạo của cdc chi bộ, đồng bào ở các huyện miền núi hướng đấu tranh chống khủng

bố, ủng hộ cách mạng ở miền xuôi" °)

Trong cao trào cách mạng, lực lượng cách mạng, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo của Nghệ An và Hà Tĩnh đã dựa vào miền núi để phát triển phong trào và bảo vệ lực lượng Tại Hà Tĩnh, tỉnh ủy bám trụ trong nông thôn

huyện Can Lộc (huyện đồng bằng) nhưng khi địch khủng bố gắt gao, phải

phan tan va di chuyén lén huyén mién nui Huong Khe để duy trì hoạt động Tháng 8 - 1931, tỉnh ủy Nghệ An cùng với huyện uý Thanh Chương và Anh Sơn rút vào rừng núi Sau khi xây dựng được một số cơ sở, đến đầu năm 1932, tỉnh uỷ trở vẻ Tràng Ri (giáp ranh 3 huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Nam Đàn ) tiếp tục chỉ đạo phong trào

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, mặc dù bị địch khủng bố đẫm máu nhưng nó có ý nghĩa lớn lao không những cho đồng bào các dân tộc miền núi mà còn cho cả nước Khi đánh giá về cao trào cách mạng 1930 - 1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Tuy dé quốc Pháp đã dập tắt được phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã chứng minh

tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng

tháng Tám thắng lợi" ®

3, Đổng bào cóc dôn tộc miển núi trong co trào van déng dan chu 1936 -

1939

Kể từ 17 - 3 - 1931, cơ quan Trung Ương Đảng, rồi đến các cơ quan xứ uý, tỉnh uỷ, huyện uỷ đều bị địch tìm mọi biện pháp tấn công dữ dội Trước

Lich sa Dang 56 Nghe Tĩnh (sơ thảo) Tập I - 1987 Tr 90 - 95

Trang 32

tình đó, Đảng đã đề ra bản Chương trình hành động của Đảng (1932), thông qua các cuộc đấu tranh vừa hợp pháp, vừa không hợp pháp, trên nhiều trận

địa khác nhau, với những thời gian và không gian khác nhau (trong suốt

những năm 1932 - 1935) nhằm củng cố lại tổ chức Đảng

Đầu năm 1934, hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục ở cả Bắc - Trung - Nam và Lào Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài được chính thức thành lập, đứng đầưà đồng chí Lê Hồng Phong

Trên cơ sở đó, Đại hội Đảng lần thứ nhất (3 - 1935) được tiến hành

nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp của Đảng tiến lên qua cao trào dân chủ 1936 -

1939 |

Tháng 7 - 1936, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Xuất phát từ tình hình quốc tế và trong nước, được sự hướng dẫn của Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935), Hội nghị xác định: "Mục tiêu

trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống

phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và

bè lũ tay sat” Trên cơ sở đó, phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã dấy lên sôi

nổi, mạnh mẽ trên phạm vi cả nước cũng như ở miền núi, với hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu

Ngay từ § - 1936, nắm việc Quốc hội Pháp sẽ cử đoàn đại biểu sang nghiên cứu Đông Dương để thực hiện chương trình cải cách của Mặt trận

nhân dân Pháp, Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động Đại hội Đông Dương, thông qua hình thành mặt trận thống nhất rộng rãi chống kẻ thù

Trang 33

nước, của từng địa phương đã tác động sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân

Nam kỳ, trong đó có đồng bào miền núi

Đối với đồng bào Khơ me Tây Nam Bộ, trong cao trào vận động dân

chủ 1936 - 1939 có những đặc điểm mới Đảng bộ các tỉnh lãnh đạo nhân

dân sử dụng nhiều hình thức dấu tranh Với tổ chức công khai và bán công

khai, phong trào đấu tranh của đồng bào đòi quyền lợi về kinh tế như chia ruộng đất, giảm tô, đòi thi hành dân chủ, đòi bỏ thuế thân Tính thần đấu tranh của đồng bào Khơ me Tây Nam Bộ thời kỳ này rất sôi nổi, chứng tỏ sức mạnh của Đảng Thông qua phong trào, Đảng bộ lựa chọn những quần

chúng trung kiên để phát triển Đảng, xây dựng tổ chức Đảng

Hòa cùng với cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong cao trào 1936 - 1939 của nhân đân Nam kỳ, đồng bào các đân tộc Tây Nguyên và miền

Tây các tỉnh liên khu V đã thể hiện năng lực đấu tranh với những nét mới so

với trước Tháng 7 - 1937, hai thủ nh người Cơ ho ở Di Linh là Kvoal vâ KNhòi đã phát động đồng bào dân tộc tham gia phong trào 'MIộ Cộ” với nội dung chống đi xâu, làm culi trong các đồn điền và thực hiện đoàn kết Thượng - Kinh, sắm sửa vũ khí đứng lên chống Pháp Phong trâo đã thu hút được hàng vạn người thuộc nhiều sắc tộc tham gia

Tháng 5 - 1938, thực dân Pháp đã đưa quân lên đàn áp và bắt đi các thủ [ĩnh của phong trào Chúng lập toà án xét xử và kết tội họ là âm mưu làm

loạn, chống lại chính quyền Mặc dù K”Voai và KNhòi, mỗi người bị kết án

20 năm tù nhưng không ngăn cản, không làm nhụt được ý chí đấu tranh của đồng bào các dân tộc ở đây

Năm 1937, Săm Brăm, người dân tộc Chăm ở Tây Phú Yên đã phát

động nhân dân đứng lên chống đi phu, chống cướp bóc của chính quyền

thực dân phong kiến Quần chúng nhân dân thường gọi phong trào này là

"nước thần" - "nước xu" Tên gọi của phong trào mang tính chất tôn giáo,

huyền bí để thu hút quần chúng nhân dân Phong trào đã nhanh chóng lan

Trang 34

Phú Yên Các lực lượng vũ trang đã tập kích đánh phá hàng chục đồn bốt địch như : Tra Mi, Tra Bong, Son Ha, Dac Lay, Dac Xut, Dac To, Kong Blong, Kom Dac, An Khe, Đắc Dớt Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào đấu tranh, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng quân sự để đàn

4p Nam 1938, Sam Bram bi bất và đầy ở Buôn Ma Thuột, nhưng ở nhiêu

nơi nhân dân vẫn tiếp tục duy trì cuộc đấu tranh cho đến cách mạng tháng

Tám năm 1945 | 7

Cao trào 1936 - 1939, dấy lên sôi nổi ở quê hương Xô Viết Ngày 24 -

2 - 1037, trước sự đấu tranh của quần chúng công nông Nghệ An và Hà

Tinh, Goda (Zustin Godard) - dai biểu Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp,

sang điều tra tình hình Đông Dương - đã phải tiếp một đoàn đại biểu gồm 30 người do đồng chí Hà Huy Giáp dẫn đầu Đoàn đại biểu thay mặt cho

công nhân nhà máy Trường Thị, Đề Pô, Samanal, máy In, thợ máy đưa đơn bày tỏ nguyện vọng về quyền dân sinh, dân chủ của mình và được Gôđa tiếp nhận Trong quá trình gập mặt, đối diện chất vấn Gôđa, đoàn đại biểu nhân dân Nghệ Tĩnh lại một lần nữa thể hiện tính cách mạng của mình

Cao trào 1936 - 1939, được đồng bào các dân tộc Việt Bắc tiếp nhận

nhanh chóng Cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc Việt Bắc bước vào giai đoạn đấu tranh mới vì mục tiêu cơm, áo, hòa bình Trong giai đoạn này,

các cơ sở Đảng tiếp tục được xảy dựng và củng cố ở Cao Bằng Ở Lạng Sơn, hai chi bộ Đảng được thành lập ở Bắc Sơn và Tràng Định Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, đẳng viên từ Cao Bằng, Lạng Sơn, các đoàn thể quần

33 66 ^ ek]

chúng như “hội bản”, “hội làng”, phe giáp”, hội “tương tế “ái hữu” phát triển xuống Thái Nguyên (trong các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Bình và Tuyên Quang (vùng thi xã) Các sách báo cách mạng và tiến bộ

như “Tin tức”, “Đời nay”, “Tiếng vang”, “Le Travail” được phổ biến trong

nhân dân các dân tộc, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân đấu tranh

Phong t trào đấu tranh dân sinh, dân chủ ở Cao Bằng được mở đầu bằng

cuộc đấu tranM của 500 đồng bào các dân tộc ở Hòa Ân, Hà Quảng, Nguyên

Trang 35

37

hành chính và được cử đại biểu tham gia “Dong Duong Đại hội” Tiếp đó,

vào tháng 10 - 1936, 200 phu ở Quảng Uyên làm đường ở Lũng Đính (thuộc Trùng Khánh) đòi cấp tiên, gạo Cuối năm 1936, ở Thông Nông (Hà Quang), déng bao cdc dan toc Tay, Nung, Dao ky vao don doi giam thué

than, cir dai biéu vé Ha Noi gap Thống sứ Bắc Kỳ đưa yêu sách Sang năm

1937, nhân dân các dân.tộc ở Quảng Uyên, Hà Quảng, Nguyên Bình đã cử

đại biểu ra thị xã Cao Bằng dự cuộc mít tỉnh, đưa “dân nguyện” cho Z Gòda, đại biểu Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp sang điều tra Đơđg Dương Tại Thạch An, quần chúng nhân dân tổ chức biểu tình đưa ra bản dân nguyện cho đại biểu Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp tại Bá Lủng vào ngày 21 - 2 Khoảng 2000 đồng bào các dân tộc ở Hòa An đã tập hợp, đợi

gần một tuần lễ để đưa bản dân nguyện cho Gôđa tại cây số 8, đường từ thị xã Cao Bằng đi Nguyên Bình vào chiều ngày 25 - 2, sau đó cùng với nhân

dân Hà Quảng tổ chức một cuộc mít tính lớn to rõ nguyện vọng dân sinh, dân chủ Ở các huyện Thạch An, Quảng Uyên nhân dân đã làm dơn đòi

giảm thuế, đòi những quyền dân chủ dân sinh |

Cùng với nhân dân Cao Bằng, đồng bào các dân tộc ở Bắc Sơn, Tràng Định (Lạng Sơn) đấu tranh chống bát phu trong ngày mùa, chống bất lính, chống đánh đập phu diễn ra tạo nên không khí sôi nổi trong tỉnh

Giữa năm 1938, nhân dân các dân tộc ở Võ Nhai (Thái Nguyên) đã cử đại biểu mang đơn có chữ ký của đồng bào các dân tộc trong châu đòi chính

quyền địch không được đánh đập, cưỡng bức phu làm việc Hàng tram người đã mang theo cuốc, thuổng kéo lên đấu tranh tại tòa sứ Thái

Nguyên, buộc địch phải nhượng bộ

Cũng trong năm 1938, phu làm đường ở Ngô Khe (Bắc Quang, Hà

Giang) liên tiếp đấu tranh, đình công chống bọn cai lý, đánh đập cúp lương Ngoài các hình thức trên, nhân dân các dân tộc Ở Việt Bắc còn tham gia _ các phong trào thể dục, thể thao, học văn hóa, học võ dân tộc, lấy chữ ký đồi thả tù binh chính trị phạm Thông qua các hoạt động đó để tuyên a truyền chủ trương, đường lối của Đảng Sức mạnh tinh than da dan trở thành “lực lượng cách mạng, biểu hiện tập trung ở phong trào đấu tranh mạnh mẽ

Trang 36

của phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc thiểu số Việt Bắc Với

những hình thức phong phú, đa dạng, cuộc đấu tranh đó đã biểu thị tỉnh thần, khát vọng cách mạng của các tầng lớp nhán dân các dân tộc; thể hiện sự tin tưởng, quyết tâm chiến đấu và sự trung thành vào đường lối của Đảng Thông qua phong trào, uy tín và ảnh hướng của Đảng trong nhân dân các

dân tộc ngày càng được tăng cường, cơ sở Đảng ngày càng phát triển và

củng cố vững chắc; khối đoàn kết dân tộc được nhân lên, trình độ nhận thức, kinh nghiệm đấu tranh của đồng bào được đẩy lên một bước Đó là những

tiền đề cơ bản để nhân dân các dân tộc Việt Bắc bước vào giai đoạn đấu

tranh sôi sục với kẻ thù, giai đoạn oanh liệt nhất của mình - là căn cứ địa nổi

tiếng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập 1939 - 1245

Trong đi kiện lịch sử mới, có những biến động thuận lợi cho cuộc đấu

tranh dân sinh, dân chủ Ở Đông Dương Vận dụng tư tưởng của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Đảng ta đã phát dộng nhân dân cả nước thực hiện phong trào Đông Dương Đại hội, "đón Côđda” Qua đó, tập hợp lực

lượng cách mạng, rèn luyện đội ngũ và phương pháp đấu tranh chằm giáo

dục phương pháp cách mạng cho nhân dân lao động trên phạm vi cả nước Đảng ta hiểu rõ rằng, mục tiêu đấu tranh trong cao trào 1936 - 1939 chưa

phải là cuối cùng nhưng hết sức cần thiết : “Chúng ta tán thành những cải

cách có ích cho dân chúng nhưng thái độ ấy không thể làm cho ta quên

nhiệm vụ duy nhất đấu tranh đòi quyền độc lập cho xứ Đông Dương"

4 Đổng bào các dân tộc miển núi Việt Nam trong cao trào dau tranh cách mang gidanh chinh quyén (1939 - 1945)

Ngày I1 - 9 - 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan Ngày 3 - 9, Anh,

Pháp tuyên chiến với Đức Cuộc chiến tranh thế giới I bùng nổ Sự kiện

quốc tế đó đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến tình hình Đông Dương cũng

như ‘Viet Nam " | |

Trang 37

ao

bộ máy cai trị, thực hiện "chính sách kinh tế chỉ huy" nhằm vơ vét tài sản và nhân lực phục vụ và bù đấp những phí tổn chiến tranh của chúng Mọi quyền lợi dân sinh, dân chủ mà nhân dân ta giành được trong cao trào 1936

- 1939 đã bị thực dân Pháp xoá bỏ Mọi tổ chức ái hữu của công nhân và các

tổ chức khác của nhân dân ta bị giải tán Những người cộng sản bị truy lùng,

bị kiểm soát gắt gao

Trước tình hình mới, ngày 29 - 9 - 1939, Trung Ương Dang ra thong

cáo cho các cấp và giải thích rõ "Tình hình đã thay đổi nhiều Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng Tất cả các đồng

chí phải thấu hiểu vấn để dân tộc giải phóng làm cho mọi người hiểu rõ

vấn đề dân tộc giải phóng” °`

Hơn một tháng sau đó, từ ngày 6 đến 8 - l1 - 1939, tại Bà Điểm, Hóc Mon (Gia Dinh) Trung Uong Dang da hop và nhân định "cuộc khủng hoảng

kinh tế - chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương nổ bùng và tiền đồ cách mạng giải phóng Đông Dương

nhất định sẽ quang minh rực rỡ" '” Từ nhận định đúng đấn, Đảng ta chỉ rõ

đối tượng của cách mạng Đông Dương lúc này là chủ nghĩa đế quốc và bọn

tay sal phản bội dân tộc, xác định cách mạng hiện tại là cách mạng giải

phóng đân tộc

Hội nghị khẳng định rằng : "Bước đường sinh tồn của.các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để

tranh lấy giải phóng dân tộc " °

Hỏi nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ chỉ thu ruộng đất của đế quốc và bọn tay sai Đồng thời, Hội nghị chủ trương thành, lap Mat tran thong nhat dan toc phan dé Déng Duong thay cho : Mặt trận dân chủ Dong | Duong trước đó, chủ trương thành lập các cong hội,

` a r

w

® Văn kiện Đảng Tập TH Ban nghiên e cứu Lịch sứ Đáng | Truhg Ương Hà nội 1977 TT 19

® Tà/ liệu đã dẫn (như trên) Tr 34 4

Trang 38

nông hội, thanh niên phản đế; nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng, phải đoàn kết, thống nhất ý chí và hoạt động trong toàn Đảng, toàn dân; củng cố

cơ sở các vùng miền núi

Nội dung của Hội nghị Trung Ương Đảng tháng 11 - 1939 đánh dấu sự trưởng thành mới của Đảng, thể hiện sự cụ thể hoá một bước đường lối của

Đảng từ 1930 "

Sau Hội nghị (11 - 1939), tình hình có nhiều diễn biến mới : quân Pháp

đầu hàng Đức ở chính quốc; Nhật vào Đông Dương (9 - 1940) Dé kip thoi chi dao phong trào cách mạng, từ mùng 6 đến mùng 9 - 11 - 1240, Trung Ương Đảng họp tai Dinh Bang (Tu Son, Bac Ninh) Hội nghị dự đoán “một

cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy Đảng phải chuẩn bị gánh lấy cái sứ

mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị 4p bức Đông Dương võ trang

bạo động giành lấy chính quyền tự do, độc lập ø

Về công tác chuẩn bị lực lượng, Hội nghị chỉ rõ cần phải chọn những

người ưu tú để tổ chức các đội tự Vệ, tổ chức nhân dân cách mạng quần chúng tiến lên võ trang bạo động Hội nghị xác định kẻ thù là phát xít Pháp

- Nhật Trong Hội nghị, Đảng ta đã dưa ra những quyết định đúng dan 1a duy trì va phát triển đội du kích Bắc Sơn và hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn nổ ra vì đồng chí Phan Đăng Lưu về muộn so với thời gian khởi nghĩa (23 - 11- 1940) |

Trong khi khói lửa của khới nghĩa Nam kỳ còn chưa dứt thì cuộc binh biến của anh em binh lính Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An) xuất hiện

(1 - 1941) Dưới sự lãnh đạo của Đội Cung, binh lính đã nổi dậy giết chết

đồn trưởng đồn kiểm lâm, rồi kéo về Vinh Mặc dù cuộc binh biến thất bại

vì chưa đủ điều kiện, song nó đã là 'những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc

Đông Dương"

Trước những biến động của- -thé gist và trong nước, đồng chí Nguyễn ˆ Ái Quốc đã quyết định về nước trực tiếp 4ãnh đạo cách mạng Ngay sau khi về nước, đồng chí đã triệu tập Hội nghị Trung Ương Đảng (5 - 1941) Trên

Trang 39

41 cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta xác định 'nếu không giành được độc lập cho dân tộc trong lúc này thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn nam cũng không đòi lại được” Hội nghị xác định nhiệm vụ trung tâm trong thời ky nay la chuẩn bị khởi nghĩa mà con đường khởi nghĩa là khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận

Việt Minh theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển tư tưởng các hội nghị Trung Ương (11 - 1939 va 11 - 1940), Hoi nghi Trung Ương Đảng tháng 5 - 1941 đã hoàn chỉnh chủ trương, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Đường lối giải phóng dân tộc mà Hội nghị hoàn chỉnh phù hợp với nguyện vọng của nhân

dân Việt Nam nói chung và nhân dân miền núi nói riêng

Dưới sư lãnh đạo của Đang qua các hội nghị Trung Ương Đảng VI, VIL, VI (il - 1939, 11 - 1940 va 5 - 1941) nhân dân các dan toc miền

núi bước sang một thời kỳ lịch sử mới - tích cực chuẩn bị lực lượng để thực hiện

khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc

Trước tình hình mới trên thế giới cũng như trong nước, Đảng ta tiến hành chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, dưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Công cuộc chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang được thực

hiện khẩn trương Trong bối cảnh đó, Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách

mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn trong giờ phút quyết

định của cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong chiến công của căn cứ địa

Việt Bắc có công lao đóng góp của đồng bào các dân tộc trong vùng trên tất

cả các phương diện tinh than, vat chat

Dưới sự lãnh dao của Đảng, nhân dân Việt Bắc mà trước hết là nhân

Bác Sơn đã nổ tiếng súng khởi nghĩa vũ trang đầu tiên vào chính quyền thực dân, phong kiến Vào ngày 27 - 3 - 1940, báo hiệu sự vùng dậy của nhân dân Thượng du Bác Kỳ Hơn 600 đồng bào thuộc các dân tộc Tày, Nùng, T Dao thuộc các xã Bắc Sơn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Trấn Yên, với vũ khí đủ

loại, từ súng kíp đến dáo, mac, gay sộc đã tiến công châu ly Bac Son (Lang Son), tổ chức mít tỉnh tuyến bố xóa bỏ chính quyền đế quốc

Trang 40

kiến Mặc dù bị địch khủng bố ác liệt, nhân dân ở Bắc Sơn, sau đó là nhân

dân các dân tộc ở Lâm Thượng, Tràng Xá, Làng Mười, La Hiên (thuộc Võ Nhai - Thái Nguyên), Cây Thị (thuộc Đồng Hỷ - Thái Nguyên) vẫn tham gia, giúp đỡ đôi du kích Bắc Sơn Núi rừng và đồng bào các dân tộc Việt Bắc dưới sự chỉ đạo của Đảng đã che trở, tạo điều kiện duy trì và phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn Ngày 1 - 5 - 1941, đội Cứu Quốc quân thứ nhất

được thành lập gồm 32 chiến sĩ con em các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao

đã chiến đấu dũng cảm và đạt nhiều thành tích x Trong khi nhan dan Bac Son - V6 Nhai đang cùng đội du kích đấu

tranh chống khủng bố thì đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao,

H Mông ở Cao Bằng, trước hết là ở ba châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, tích cực tham gia vào các Hội cứu quốc Chỉ trong vòng 3 tháng, số hội viên ba châu đã lên tới

2000 người Việc xây dựng thành công các tổ chức cứu quốc thí điểm của

Mặt trân Việt Minh là một trong những cơ sở để Trung Ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trong toàn quốc lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh Đồng thời, bằng việc tham gia vào các hội cứu quốc, phát triển, mở rộng phong trào, nhân dân các dân tộc ở Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình đã đóng góp vào thành công của Hội nghị lần thứ Vil cua Trung ương

Đảng - hội nghị quyết định chuyển xoay vận nước bằng công cuộc chuẩn bị

khởi nghĩa vũ trang `

Sau Hội nghị Trung Ương VI, phong trào đấu tranh của các dân tộc Việt Bắc phát triển ngày càng mạnh mrể, nhất là ở hai căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai

Từ tháng 7 - 1941 đến tháng 2 - 1942, nhân dân Bác Sơn (Lạng Sơn),

“V6 Nhai (Thái Nguyên) đã cùng với cứu quốc quân đấu tranh chống lại cuộc

khủng bố qui mô và kéo dài của địch, bảo, vệ.và phát triển phong trào Nhân dân đã giúp đỡ cứu quốc quân hoạt động, „,theo đối những tên phản động, nổi

trống, gõ mõ mỗi khi địch càn quét, đưã đơn kiện mỗi khi địch cướp bóc,

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:09

w