$B [Ad
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
| QUỐC GIA HÒ CHÍMINH _
HOC VIEN BAO CHÍ VA TUYEN TRUYEN
NGUYEN HUYEN THANH
TU TUONG HO CHI MINH VE MAU THUAN XA HOI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI DAT NUOC TA HIEN NAY
Trang 2tôi Các số liệu, kêt quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực Những kêt luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bồ trong bát cứ công trình nào
Trang 3MÂU THUẪN XÃ HỘI 2222222222222222222222131222 mirrd 7
1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội 7
1.1.1 Truyền thống của đất nước, quê hương, gia đình 7
1.1.2 Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây 10
1.1.3 Chủ nghĩa Mác - Lnin 5 55c nhe 14 1.1.4 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh 2-5 5 5ecxerxesecee 15 1.2 Lý luận về mâu thuẫn xã hội -ccccccsrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrd 17 1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vê mâu thuẫn và vai trò | của nó đối với sự phát triển xã hội -. -ccceccereriererrrrieee 17 1.2.2 Mau thudn x4 hOd Ă 23
CHUONG 2: TU’ TUONG HO CHi MINH VE CAC MAU THUAN XA HOI TIEU BIEU VA PHUONG PHAP GIAI QUYET MAU THUAN XA HOI DO CUA HO CHi MINH TRONG CÁCH MANG VIET NAM 27
2.1 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân, đế quốc 27
2.1.1 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp 27
2.1.2 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ 36
2.2 Mâu thuẫn giai cấp và phương pháp giải quyết mâu thuẫn giai cấp 40
Trang 42.4.2 Mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị .- 5-5-5 +5s5s+++s+xsss2 62
2.4.3 Mâu thuẫn trong lĩnh vực xã hội 5x +2+zcxcxcxsrczed 66
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VẺ MÂU
THUAN XA HOI DOI VỚI ĐẮT NƯỚC TA HIỆN NAY 71
3.1 Nhận thức về mâu thuẫn xã hội trong giai đoạn hiện nay ¬ 71
3.1.1 Tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay 71
3.1.2 Tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . 72
3.2 Van dung tu tong Hồ Chí Minh trong giải quyết mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam 73
Trang 5được cả thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, được Unesco công nhận là
danh nhân văn hóa thế giới Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Đúng như Tổng bí thư Lê Duẫn từng nói: “Dân tộc ta, non
sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại Và chính
người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta”[12, 515] Xuất phát từ lòng yêu thương vô hạn đối với nhân đân Việt Nam và nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp đầu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng Sản Việt Nam, sáng lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong cuộc đời hoạt động của mình, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thé của Việt Nam để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú mà nền tảng là tư tưởng triết học Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội là nét đặc sắc trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng của Người về phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong từng thời kỳ cách mạng là cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta vận dụng giải quyết các mâu thuẫn xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta |
| Với lòng ngưỡng mộ của một người học triết học với bậc đại nhân, đại trí,
đại dũng như Hồ Chí Minh, tôi ham mê tìm tòi, nghiên cứu tư tưởng triết học của
Trang 6ta hién nay”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn điện và sâu sắc về
những vẫn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức rộng lớn, bao trùm các lĩnh vực chính tri, xa hội, đạo đức, kinh tế, văn hóa, quân sự và cả tu tưởng triết học Cho đến nay nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã cOI Hồ Chí Minh là nhà triết học,
nhà biện chứng
Có thể nói các tài liệu viết về Hồ Chí Minh là một kho tư liệu lớn Có nhiều
tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của Người của các tác giả trong nước và nước ngoài Trong đó có các tác phẩm của các nhà lãnh tụ Đảng và Nhà Nước như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đức Bình, Hoàng Tùng Tuy nhiên các tác phẩm viết về tư tưởng triết học Hồ Chí Minh thì chưa nhiều Có thể kể đến một số tác phẩm, công trình khoa học sau đây:
Cuốn “Te tưởng triết học Hồ Chí Minh” (NXB Lao Động Hà Nội - tái bản
lần thứ 2, năm 2000) đo GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên Trong tác phẩm trên, các
vẫn đề triết học đã được nghiên cứu một cách cơ bản ở cả hai góc độ: tư tưởng triết học và việc vận dụng cơ sở triết học vào hoạt động thực tiễn Tuy nhiên cuốn sách vẫn cần có sự nghiên cứu bổ sung
Cuốn “Tu ứưởng biện chứng Hà Chí Minh” (NXB Chính trị quốc gia, Hà
Trang 7Nội, năm 2007) của GS.TS Hoàng Chí Bảo cũng cho ta một cách nhìn tổng hợp, khái quát về tư duy Hồ Chí Minh, dưới góc độ phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn Cuốn sách là một công trình dày đặn, công phu và thê hiện tâm huyết của một nhà khoa học, một nhà lý luận Đây là công trình đã tìm hiểu và trình bày tổng quah những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh của một số công trình, cũng như nhận định trước đó của các tác giả khác về phương pháp và phương pháp luận
Hồ Chí Minh
Cuốn “Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hỗ Chí Minh ”(NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) của PGS Hồ Kiếm Việt lại chủ yếu viết về đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh và vấn đề con người với lịch sử, con người xã hội
gắn với giai cấp, dân tộc và giải phóng dân tộc
Cuốn “Phương pháp và phong cách Hỗ Chí Minh” (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2010) do GS Đặng Xuân Kỳ chủ biên Cuốn sách là một trong số ít những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh một cách khái quát và hệ thống
Ngoài ra còn một số cuốn sách như: Cuốn “Về # tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993, của đại tướng Võ Nguyên Giáp; cuén “Hé Chi
Minh học và mình triết Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, của
Bùi Đình Phong; Cuốn “Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu về Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997,-do PGS Song Thành(chủ biên); Cuốn “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc”, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2006, của PGS Song Thành
Luận văn cũng tham khảo các bài viết như: Triết jý hành động Hồ Chí Minh,
tạp chí cộng sản điện tử, của PGS TS Nguyễn Hùng Hậu - Học viện Chính Trị
Trang 8Những tác phẩm, công trình, bài viết trên là những tư liệu quý Chúng đã cung cấp một cách nhìn tổng hợp, khái quát về tư tưởng triết học, tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ Các tác phẩm viết về tư tưởng triết học Hồ Chí Minh tương đối nhiều nhưng “7 tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuần xã hội và ý
nghĩa của nó đối với đất nước ta hiện nay” là một đề tài còn mới mẻ, chưa có tác
phẩm, đề tài khoa học, luận văn nào đi sâu nghiên cứu 3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn và mâu thuẫn xã hội, đề tài đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về một số mâu thuẫn xã hội tiêu biểu và phương pháp giải quyết các mâu thuẫn đó của Người trong cách mạng Việt Nam Từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội trong việc giải quyết mâu thuẫn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ:
1, Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội
2, Tư tưởng Hồ Chí Minh về các mâu thuẫn xã hội tiêu biểu và phương pháp
giải quyết các mâu thuẫn đó của Người trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam 3, Ý nghĩa của tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội đối với đất nước ta hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn Đảng ta vận đụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta trên nhiều phương diện Ở đây luận văn chỉ xin đi sâu
Trang 95.1 Cơ sử lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về mâu thuẫn biện chứng, mâu thuẫn xã hội và phương pháp giải quyết mâu thuẫn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu, trình bày trên cơ sở những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn biện chứng, mâu
thuẫn xã hội và phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội
Luận văn đã sử đụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng
hợp, logic, lịch sử, hệ thống hóa, khái quát hóa
5.3 Nguồn tài liệu
* Tài liệu nghiên cứu Gồm có: - Hồ Chí Minh toàn tập - Văn kiện Đảng toàn tập - C Mác và Ph Ănghen toàn tập - Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
*Tai liệu tham khảo
- Các giáo trình triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt
Nam dùng cho cử nhân, cao cấp lý luận chính trị - Các cuốn sách đã được xuất bản của các tác giả
- Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của
luận văn
Trang 10vận dụng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để chỉ ra mâu thuẫn cơ bản,
chủ yếu, mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn đối kháng; biểu hiện của nó và
phương pháp giải quyết các mâu thuẫn đó ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, giảng viên giảng dạy các bộ
môn Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Kết cấu của luận văn
Trang 111.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội 1.1.1 Truyền thông của đất nước, quê hương, gia đình
Vì 6 vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ thời
dựng nước đến nay nước ta luôn trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước
lớn Do vậy, dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta Ngay từ buổi đầu mới đựng nước, ông cha ta đã phải kháng chiến chống quân Tần, quân Triệu, rồi tiếp đến là hàng nghìn năm đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc Đến thời phong kiến độc lập, đặc biệt là các triều đại Lý, Trần, Lê, nước ta là nước phong kiến cường thịnh ở châu Á song nhân dân ta vẫn phải tiến hành nhiều cuộc đấu tranh giữ nước Đến thế ký XIX, XX, nhân dân ta lại phải đương đầu với những tên đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ Nhờ truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, nhân dân ta
đã vượt qua mọi thăng trầm, thử thách, kiên cường, bất khuất đấu tranh chống lại
mọi thế lực ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước
Truyền yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tỉnh thần của con người Việt Nam Truyền thống yêu nước ấy không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất mà đã phát triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dòng chủ lưu của tư tưởng
Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc
Chính sức mạnh của truyền thống yêu nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông bao đời đã thúc đây Nguyễn Tắt Thành đi tìm đường cứu nước Đó là cũng là động lực tư tưởng, tình cảm chỉ phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cuộc đời mình
Cùng với tỉnh thần yêu nước, tỉnh thần đoàn kết dân tộc là giá trị tỉnh thần hết sức quý báu của dân tộc Do đất nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới gió mùa
Trang 12đã trở thành tình cảm sâu sắc, thiêng liêng Tư tưởng đoàn kết dân tộc còn được thể
hiện rõ hơn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Trong lịch sử nhân dân ta thường phải chống lại kẻ địch mạnh hơn ta rất nhiều lần Để thắng được kẻ thù thì dân tộc ta phải đoàn kết, chung sức chung lòng bảo vệ đất nước Với ý chí đó nhân dân ta đã đánh thắng bắt cứ kẻ thù nào xâm lược
Thấy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, ông cha ta cũng thay được sức mạnh
của nhân dân Trong quá khứ các vị “vua sáng tôi hiền” sở dĩ làm nên nghiệp lớn là
vì đã hiểu được chân lý “lây dân làm gốc”, “dân là nước, nước là nước dân”, “day
thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là đân” Vì vậy phải thực hiện “thân dân”,
“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”[43, tr.215] Tinh thần đoàn kết đó là
sức mạnh của toàn đân tộc, đồng thời là cơ sở cho Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc về nguyên nhân của mọi thắng lợi của dân tộc ta |
Hồ Chí Minh đó từ những khái quát giàu tính triết lý của cha ông rồi sử dụng thế giới quan và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã tổng kết, rút ra phương pháp luận triết học của mình để chỉ đạo việc hoạch định đường lối chiến
lược, sách lược để giải quyết những mâu thuẫn xã hội đưa tới thắng lợi cho cách
mạng Việt Nam
Quê hương Nghệ Tĩnh của Người là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân tộc, nhiều chí sỹ yêu nước như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu,
Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Trần
Phú Những tên tuổi ấy đã được ghi vào sử sách dé lại tắm gương cho đời sau kính
phục, noi theo Đây cũng là nơi có thành quách, đại vạc, đại Huệ do Hồ Quý Ly, Hồ
Hán Thương dựng nên, có di tích thành Lục Niên do Lê Lợi xây dựng
Trong đó, Người có ảnh hưởng lớn đến cậu học trò nhỏ Nguyễn Tắt Thành là
Trang 13cha ông nhưng lại thất bại nên Người đã hun đúc trong mình ý chí đi tìm chân lý của thời đại để về giải quyết những mâu thuẫn đang ton tại trong lòng dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng từ tư tưởng, phong cách của cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là nhà nho yêu nước, học rộng biết
nhiều Cụ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà nghèo, nhưng
với trí thông minh, đức tính kiên cường, bất khuất và nghị lực quả cảm phi thường, Cụ đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện bằng được chí hướng của mình Cụ là người sống gần gũi với dân, có lòng thương đân sâu sắc, chủ trương đựa vào dân để thực hiện mọi cải cách chính trị, xã hội, thường xuyên trăn trở con đường cứu nước, cứu dân, luôn liên hệ với những người có tư tưởng yêu nước, mưu đại sự Bên cạnh đó
những cuộc đàm đạo Nho học, nhân tình thế thái của cụ với các nhà Nho đã làm cho
cậu thanh niên Nguyễn Tat Thành hiểu được thời cuộc và sự day dứt của bậc cha chú trước cảnh nước mắt nhà tan Vấn đề thời cuộc quan hệ đến sự sống còn của dân tộc đã ngày một thắm sâu vào trái tim, khối óc của Người
Trong gia đình, không chỉ có cha vì dân vì nước mà chị cả Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm cũng là những người hoạt động cách mạng sôi nổi, đã từng bị tù đày khố sai trong nhiều năm, họ cũng đã cống hiến cả đời cho cách mạng
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội phần nào chịu ảnh
Trang 141.1.2 Tỉnh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từ
nhỏ Hồ Chí Minh đã được giáo đục Hán học Thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh đã được
học chữ Hán với những nhà Nho yêu nước, đã được tiếp thu triết lý và đạo đức
Khổng, Mạnh qua những sách kinh điển của Nho Giáo, đã được sống trong nề nếp gia phong của gia đình nội ngoại, chịu ảnh hưởng của vùng quê Nghệ Tĩnh nghèo nhưng hiếu học và yêu nước Người cũng đã từng sống ở Kinh thành Huế, nơi ngự trị của vua chúa phong kiến nhà Nguyễn vốn sùng bái Nho Giáo Thấy rõ tính chất thủ cựu, ươn hèn của chúng và cảm nhận sâu sắc tắm lòng nhân ái, nghĩa tình của
người dân xứ Huế |
Những kiến thức Hán học mà Người được tiếp thu từ nhỏ đã ăn sâu vào trí nhớ, để lại những dấu ấn sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của Người Vì vậy không có gì lạ khi Người có thể làm thơ bằng chữ Hán, trong nhiều bài nói, bài viết của mình, Người đã sử dụng có cải biên những khái niệm, các mệnh đề tích cực của Nho Giáo để diễn đạt tư tưởng của mình Chang hạn như 8 về mà Khổng Tử đã nêu và được ghi lại trong sách “Đại học” đó là: “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tê gia, trị quốc, bình thiên hạ” Trong đó “Cách vật” là đến với sự vật khách quan; “Trí
tri” 1a đạt đến sự hiểu biết chắc chắn, “Thành ý” là lấy cái thành tâm của mình để
lôi cuốn mọi người; “Chính tâm” là làm cho lòng mình theo đúng với chân lý mình phát hiện; “Tu thân” là tụ dưỡng đạo đức cách mạng nhằm mục đích tác động đến xã hội; “tề ø14” là làm cho mọi gia đình được yên ấm, tiến bộ; “Trị quốc” là làm cho đất nước có kỷ cương, chính quyền bền vững: “bình thiên hạ” là làm cho thiên hạ được yên ổn, thái bình, dùng tắm gương của mình để thiên hạ noi theo
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo,
Người đã khai thác, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp của Nho Giáo để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Đạo đức Nho Giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người không phái là những giáo điều “Tam cương”, “Ngũ thường”, nhằm bảo vệ tôn t¡ trật tự phong kiến mà là tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “Tu thân”, sự ham học
Trang 15của Nho giáo mà chúng ta “nên học” là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, truyền thống hiếu học
Nho giáo là sản phẩm của thời Xuân Thu - Chiến quốc, do đó, bên cạnh những nội dung tích cực nhất định, đạo Khổng cũng có những mặt tiêu cực, duy tâm, lạc hậu, phản động như: tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệp, doanh lợi Những luận điểm đó hoàn toàn xa lạ với
Hồ Chí Minh Người luôn đầu tranh cho một xã hội bình đẳng, dân chú, tôn trọng
lao động, tôn trọng phụ nữ, chủ trương nam nữ bình quyền
Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh Về phương pháp cách mạng, Người kế thừa tư tưởng về tính quy luật của Lão Tử, tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa âm và dương trong tác phẩm Kinh Dịch Tư tưởng của Tôn Tử cũng được Hồ Chí Minh nghiên cứu, vận dụng vào chiến lược, chiến thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp Chỉ trong tập IV Hồ Chí Minh toàn tập, Người đã viết 2 bài về vận dụng Binh pháp Tôn Tử trong chiến tranh Trong các bài viết này, Bác đã nhắn mạnh và đưa ra 10 nguyên lý chính để sáng tạo ra Binh pháp của Tôn Tử và những nguyên tắc để thực hành kế hư thực của Tôn Tử Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử trong việc thực hành kỷ luật chế độ khen thưởng với người cán bộ cách mạng
Người cũng tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta” Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc - độc lập; đân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gon trong quéc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Là người mác - xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân
Trang 16nan, thương người như thé thuong than, nép sống có đạo đức, trong sạch, giản dị,
tinh thần bình đẳng, tỉnh thần dân chủ, chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tỉnh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẫn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân,
với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân
Văn hóa phương Tây cũng ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội Năm 1905, Nguyễn Tất Thành được thân phụ cho đi học lớp dự bị trường Pháp được mở tại Vinh với suy nghĩ: “Muốn đánh kẻ thù phải học tiếng kẻ thù để hiểu được kẻ thù” Tháng 5 năm 1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào Huế làm quan Nguyễn Tất Thành cùng anh theo cha vào Huế học ở trường tiểu học Đông Ba Năm 1908 - 1909, hai anh em chuyền sang học trường quốc học Huế Tuy vốn tiếng Pháp còn ít di, Nguyễn Tắt Thành bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp, làm giàu vốn tri thức của mình Trong số các thầy dạy ở trường, có thầy Lê Văn Miến trong giờ học thầy dành nhiều thời gian để nói chuyện với học sinh về những thành tựu dân chủ và văn minh phương Tây, kích thích lòng ham hiểu biết của học sinh Chính nhờ thầy và những sách báo tiến bộ mà Người được tiếp xúc, ý muốn sang phương Tây dé tìm hiểu tình hình các nước và học hói thành tựu văn minh nhân loại
từng bước lớn dần lên trong tâm trí Nguyễn Tất Thành Vì thế, ngày 5/6/1911, tàu
Torevin rời bến cảng nhà Rồng đi Mác Xây mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước thương dân, ơm ấp một hồi bão lớn: tìm hiểu văn minh thế giới, ra sức học hỏi để trở về giúp nước
Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, chủ yếu ở châu Âu, Người chịu ảnh hưởng sâu rộng những văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây Người vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, Kim, Cổ Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá
trị toàn nhân loại và vĩnh cửu Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tỉnh thần
Trang 17Người tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của đại cách mạng Pháp, người tiếp thu tận gốc những tư tưởng này trong các tác phẩm của các nhà khai sáng
Pháp: Môngtexkio, Rútxô, Xanhximông
Người nghiên cứu cách mạng tư sản Mỹ 1776 Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, trong đó đề cập đến “quyền bình đẳng”, “quyền sống”, “quyền tự đo”, “quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người Người khâm phục ý chí
giành độc lập, tự do của nhân dân Mỹ Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân
quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các đân tộc Nội dung nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945 Nhưng đồng thời Người cũng phát hiện những nghịch lý đẳng sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là điều kiện sống khủng khiếp của những người da đen
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình
Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa, nghệ thuật của châu Âu Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nỗi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây Sông ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm
lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ
của nước Pháp
Trang 18động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cỗ vũ, dìu dắt
trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M Ca-sanh, P.V
Cu-tuya-ri-ê, G Mông-mút-xô mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành Con
người Ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ
của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển
Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả
1.1.3 Chủ nghĩa Mác - Lênin
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối
với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác - Lênin Có thể nói, Người đã tiếp
thu phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác - xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản
Suốt 10 năm đi tìm đường, Hồ Chí Minh đã đi qua bốn châu: Á, Âu, Phi,
Trang 19và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác — Lênin”[6, tr.268]
Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam
Lấy phương pháp biện chứng làm cơ sở, Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc tình hình xã hội Việt Nam, đánh giá đúng các quan hệ xã hội đã có trong các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm tòi, lựa chọn, sử dụng phương pháp cách mạng thích hợp
Chủ nghĩa Mác - Lênin với bản chất khoa học và cách mạng của nó đã giúp Người chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt thành người cộng sản chân chính
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, giải đáp được những vấn đề của thực tiễn đặt ra, đưa cách mạng
nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh đưa những tư tưởng truyền thống của dân tộc lên tầm cao mới, đưa những tỉnh hoa văn hóa của nhân loại mà Hồ Chí Minh tiếp thu được vào phục Vụ trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Như vậy tắt cả những truyền thống quý báu của quê hương dân tộc, hiểu biết sâu sắc về tỉnh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đã góp phần
quan trọng vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mâu thuẫn xã hội sau
1.1.4 Nhân tổ chủ quan Hồ Chí Minh
Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò quan trọng frong việc
hình thành tư tưởng của Người về mâu thuẫn xã hội Bởi vì, tư tưởng lý luận hay
Trang 20sắc, ngày đêm lo nghĩ về tương lai của Tổ quốc, tiền đồ của dân tộc Người đã ôm ấp chí lớn cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ Người có một lý tưởng cao cả, có bản lĩnh kiên định, ý chí kiên cường trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn lựa Đối với Người,mọi gian nguy không sờn lòng, thử thách nào cũng vượt qua
Nổi bật ở Hồ Chí Minh là những tư chất và phẩm chất sau đây: Tư chất chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác và tầm nhìn sâu rộng v.V Người có lòng tin mãnh liệt ở nhân dân, hiểu rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân
đần trong sự nghiệp cách mạng, có đầu óc thực tiễn, thiết thực cụ thể, lý luận gan
liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm Người còn là tắm gương mẫu mực về đạo đức
cách mạng, tác phong giản dị, khiêm tốn, có khả năng hắm dẫn và thuyết phục, gần
gũi với mọi người, với mọi tầng lớp nhân dân Người là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, đã kết tỉnh những gì tốt đẹp nhất của đân tộc, vươn tới tầm thời đại, đấu tranh
không mệt mỏi cho độc lập dân tộc và tự đo, ấp no hạnh phúc của nhân dân
Những tư chất và phẩm chất cao quý ấy được Hồ Chí Minh phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Chính điều này góp phần cắt nghĩa vì sao vào đầu thế kỷ XX đã có hàng trăm người Việt Nam sang Pháp và cũng đã có nhiều người tham gia Đảng xã hội Pháp và chắc chắn trong số những người Việt Nam yêu nước ở Pháp lúc đó không phải chỉ có Hồ Chí Minh đọc Luận cương của Lênin, nhưng chỉ có duy nhất Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản và cũng là một người dan thuộc địa tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Bản Luận cương đó đã đáp ứng được sự khao khát cháy bỏng của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học
thuyết, quan điểm khác nhau, đúng và sai, thật và giả đan xen lẫn lộn, trong khi
Trang 21đường lối, mà Người đã nhận thức được độc lập cho dân tộc không thể tách rời chủ nghĩa xã hội
Ngoài ra, cuộc sống lao động và hoạt động cách mạng của Người gắn liền với những người lao động, giai cấp công nhân ở chính quốc, thuộc địa đã mang lại cho người tình yêu thương giai cấp, yêu thương những người lao động, cảm thông với những người cùng khổ một cách sâu sắc
1.2 Lý luận về mâu thuẫn xã hội
1.2.1 Quan diém của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn và vai trò của
nó đối với sự phát triễn xã hội
1.2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn
Chủ nghĩa Mác - Lênin xem lý luận về mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng Trên tinh thần đó, Lênin đã đưa ra định nghĩa về phép biện chứng: “Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”[55, tr.240] Cũng với ý nghĩa đó trong tiểu luận “về vấn đề phép biện chứng” trong tác phẩm Bút ký triết học, Lênin nêu ra một định nghĩa ngắn gọn về phép biện chứng từ góc độ mâu thuẫn: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó là thực chất của phép biện chứng”[55, tr.378] Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển là đo đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong của chính bán thân các sự vật hiện tượng quyết định
Trong tác phẩm chống Duyrinh, Ănghen đã nêu ra một số quan điểm nền tảng của quy luật mâu thuẫn Chẳng hạn, Ông khẳng định rằng “Mọi sự vật đều hàm
chứa mâu thuẫn bên trong”[4, tr.420 ], “Các mặt đối lập không thê tách rời cũng
không thể không đối lập mà nó luôn thâm nhập lẫn nhau”[4, tr510 ], đặc biệt Ông
đã đưa ra một quan điểm rất có giá trị đó là “Mau thuẫn tổn tại khách quan trong các quá trình, trong các sự vật Sự vận động chính là quá trình không ngừng tự nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn Khi mâu thuẫn chấm đứt thì sự vật cũng chấm đứt sự
Trang 22Dựa trên những quan điểm của Ănghen, Lênin đã kế thừa, phát triển và đưa ra những quan điểm của mình về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Tác phẩm thể hiện tập trung nhất quan điểm của Lênin về quy luật này là tác phẩm “Bút ký triết học” Trong tác phẩm này, Lênin đã đưa ra các khái niệm, quan
điểm về mặt đối lap, su théng nhất của các mặt đối lap, su đấu tranh của các mặt đối lập, mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Mặt đối lập là phạm trù triết học chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau nhưng là cơ sở, tiền đề của nhau, cùng tổn tại trong một sự vật, hiện tượng
Các mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Chẳng hạn: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong hóa học có hiện tượng
hóa hợp và phân giải, trong sinh học có các quá trình đồng hóa và dị hóa, trong xã hội có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong tư duy có chân lý và sai lầm
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng tổn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Tuy nhiên không phải bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn
biện chứng Bởi vì, trong cùng một sự vật, hiện tượng khách quan không chỉ tồn tại hai mặt đối lập, trong cùng một thời điểm có thể tồn tại nhiều mặt đối lập Chỉ có
các mặt đối lập là cùng ton tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau thì hai mặt đối lập đó mới tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, liên hệ, phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm tiền đề và ngược lại
Sự cân bằng tác động ngang nhau của các mặt đối lập là một bộ phận của sự thống nhất của các mặt đối lập
Trang 23nhất” của các mặt đối lập Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa chúng song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn
tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, én định tương đối của sự
vật Tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa dạng, phức tạp
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà còn luôn đấu tranh với nhau Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ, gạt bỏ, phủ định biện chứng lẫn nhau của
các mặt đối lập
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn, nó diễn ra liên tục
trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kế cả trong trạng thái sự vật ôn định cũng như khi chuyên hóa nhảy vọt về chất
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến Sự
chuyển hóa giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng, bài trừ và phủ định lẫn nhau Trong giới tự nhiên, chuyển hóa của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát còn trong xã hội, chuyển hóa của các mặt đối lập nhất thiết phải thông qua hoạt động có ý thức của con người Do đó, không nên hiểu
Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đối vị trí một cách đơn
giản máy móc Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hóa theo các phương thức sau:
Phương thức thứ nhất: Các mặt đối lập bài trừ, phủ định lẫn nhau Ví dụ: chế
độ phong kiến thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến
Trang 24với nhau, giải quyết mâu thuẫn này ta được quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất ở trình độ mới cao hơn
Phương thức thứ ba: Mặt đối lập này loại bỏ mặt kia trong quá trình phát triển Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyền từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan lieu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phương thức thứ tư: Các mặt đối lập có xu hướng vận động trái ngược nhau Ví dụ: quá trình đồng hóa và dị hóa diễn ra trong cơ thể động vật và con người
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có mối quan hệ với nhau Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ôn định và tính thay đổi Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Nói về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin chỉ ra rằng: mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó - nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nó diễn ra thường xuyên,
liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Kế cả trong trạng thái sự vật ôn định,
cũng như chuyển hoá nhảy vọt về chất Lênin viết “sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua trong tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động tuyệt
đối”[55, tr.379 - 3801
Như vậy, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác
động khác nhau của các mặt đối lập nhưng sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
Trang 251.2.1.2 Phuong pháp giải quyết mâu thuẫn
Trong nhận thức: Sự vật nào cũng bao hàm trong nó những mâu thuẫn Để nhận thức đúng sự vật phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải đi sâu nghiên cứu những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn
Trong hoạt động thực tiễn: Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên trong thực tế ta không nên phủ nhận, giấu diếm, che đậy mâu thuẫn mà phải nhìn thẳng vào mâu thuẫn để tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải chủ động, tích cực trong việc giải quyết mâu thuẫn Đề thúc đây sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn, phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn Một mặt, phải chống thai độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cực thúc đây các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muỗi Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết mâu thuẫn khác nhau, phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, phù hợp với từng loại mâu thuẫn, phù
hợp với điều kiện cụ thể |
1.2.1.3 Vai trò của mâu thuận đối với sự phat triển của xã hội
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển Khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau đó ngày càng phát triển đi đến đối lập Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện chín muỗi chúng sẽ chuyến hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế Điều ấy có nghĩa là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự
Trang 26thuẫn này lại triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật cũ luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển V.I Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”155, tr.395]
1.2.1.4 Phân loại mâu thuân
Mâu thuẫn tồn tại trong tẤt cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả
các giai đoạn phát triển của chúng Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng Tính phong phú, đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại giữa chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tôn tại
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, Người ta phân biệt thành
mâu thuẫn bên trong và bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ g1ữa sự vật đó với sự vật khác
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ
bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ được thay đổi về bản chất Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó khẳng định bán chất của sự vật Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu
Trang 27bật của mâu thuẫn cơ bán hay là kết quả của sự vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều
kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời
và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chỉ phối Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
Trong xã hội, căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, có lợi ích
cơ bản đối lập nhau Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực
lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác đỉnh đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương pháp đối kháng, giải quyết mâu thuẫn không đối kháng thì phải bằng phương pháp trong nội bộ nhân dân
1.2.2 Mâu thuẫn xã hội
1.2.2.1 Khái niệm mâu thuân xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về mâu thuẫn xã hội, chăng hạn:
Xuất phát từ tiền đề phương pháp luận có người cho rằng: “mâu thuẫn xã hội
là tiền đề và kết quả hoạt động của chủ thé xã hội”[49, tr.43]
Hoặc, có người định nghĩa: “Mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn biện chứng diễn
ra trong sự vận động và phát triển của xã hội”{49, tr.44]
Dựa trên định nghĩa “mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành nguồn pốc của mọi sự vận động và phát triển” theo tôi có thể định nghĩa mâu thuẫn xã hội như sau: Mâu thuẫn xã hội là sự thống nhất và đấu tranh giữa những con người, những khuynh hướng, các lực lượng và các thực thể, thiết chế xã hội tương ứng có lợi ích đối lập nhau tạo thành nguồn gốc phát
Trang 28Chỉ ra các mặt đôi lập trong xã hội, Hồ Chí Minh việt:
“Thê giới có mâu thuẫn, có hai phe Trong nước có mâu thuẫn, có hai phe Trong mình có mâu thuẫn, có hai phe
Nếu đấu tranh để phe thiện thắng thì phe ác phải bại
Nếu không đấu tranh mà để phe thiện thất bại thì là hỏng ”[11, tr.59]
Trong mâu thuẫn xã hội có thể chia thành những mâu thuẫn sau: mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc; mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị; mâu thuẫn trong lĩnh
vực kinh tế, mâu thuẫn trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, mâu thuẫn trong lĩnh vực
xã hội
1.2.2.2 Phân loại mâu thuẫn xã hội
Mau thuẫn xã hội cũng phong phú, đa dạng, có thể được chia thành các loại sau: Mâu thuẫn giữa các giai cấp - dân tộc, mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng, mâu thuẫn trong
lĩnh vực văn hóa - xã hội
1.2.2.3 Phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội
Trong xã hội, mâu thuẫn tồn tại đưới nhiều hình thức khác nhau, việc phân tích mâu thuẫn có ý nghĩa rất quan trọng Như chúng ta biết, trong mỗi một sự việc, hiện tượng không chỉ có mâu thuẫn mà cùng một lúc có thể rất nhiều mâu thuẫn Việc giải quyết mâu thuẫn là điều tất nhiên nhưng không thể còng một lúc chúng ta giải quyết được tất cá các mâu thuẫn Chính vì thế mà phải xác định xem mâu thuẫn
nào cần phải giải quyết trước Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công việc bất kỳ to nhỏ,
Trang 29đúng Việc chính, việc gấp thì làm trước Không nên luộm thuộm, không có kế
hoạch, gặp việc nào làm việc Ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp”[9, tr.292]
Phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đi sâu phân tích, nắm thật vững tính chất, đặc điểm, xu thế của từng mặt đối lập và quy luật vận động của các mâu thuẫn mà tác động vào các mặt đối lập bằng phương thức, phương pháp phù hợp, có hiệu quả Người từng căn dặn cán bộ cách mạng: “Khi việc gì có mâu thuẫn phải tìm cách giải quyết, tức là có vấn đề Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc mâu thuẫn trong vấn đề đó là gì Phải điều tra, phải nghiên cứu cái mâu thuẫn đó Phải phân tách rõ rang và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ Phải đề ra cách giải quyết”[9, tr.302]
Như vậy, nghiên cứu mâu thuẫn xã hội cho ta thấy được cái nào mang lại cho mình lợi ích và cái nào không mang lại lợi ích từ đó giúp cho chúng ta xác định đúng và chính xác đội tượng cần giải quyết mâu thuẫn Do vậy, chúng ta có những quyết định hợp lý, tránh được những sai lầm đang tiếc do không có phương pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn
TIEU KET CHUONG I
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trước hết từ những giá trị văn hoá
truyền thống là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, lòng nhân ái, đoàn kết của dân tộc; tiếp đến là những tỉnh hoa văn hoá của phương Đông và phương Tây, trong đó có tỉnh hoa của Nho giáo về triết lí hành động, tư
tưởng nhập thế, giúp đời của Phật Giáo, tiếp thu tư tưởng của Lão Tử, Tôn Tử, Hàn
Phi Tử; tỉnh hoa của văn hoá phương Tây về dân chủ, cách mạng, tự đo, bình đẳng, bác ái; nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin mới là nguồn gốc chủ yếu tạo nên tư tưởng Hồ
Chí Minh về mâu thuẫn xã hội Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược đất
Trang 30nên đã không thành công Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước quê hương lầm than nô lệ, thấy được sự căm giận tột cùng của nhân dân đối với thực dân phong kiến, được sống trong không khí sục sôi cách mạng và chứng kiến tỉnh thần đầu tranh kiên cường bắt khuất của cha ơng
Ngồi những nguồn gốc chủ yếu nêu trên còn cần phải nói đến những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất, tư chất, bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, phong cách được tôi luyện trong cuộc sống, trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài của Hồ
Chí Minh
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về mâu thuẫn và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minh đã kế thừa, chọn lọc, vận dụng sáng
tạo để bước đầu hình thành nên những tư tưởng, quan điểm về mâu thuẫn xã hội
Những tư tướng ấy sẽ được Người bổ sung, phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mang sau nay
Trang 31CHUONG 2: TU TUONG HO CHI MINH VE CAC MAU THUAN XA HOI TIEU BIEU VA PHUONG PHAP GIAI QUYET MAU THUAN XA HOI DO
CUA HO CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nét nổi bật nhất trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là tư tưởng của Người
về mâu thuẫn xã hội Quá trình Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp, xây dựng xã hội mới là quá trình phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn xác định từng loại mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn ấy đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi
2.1 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân, để quốc 2.1.1 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp 2.1.1.1 Thời kỳ trước cách mạng tháng Tắm
Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động Từ chỗ là
một quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Bọn phong kiến và bọn đế quốc cấu kết với nhan để áp bức, bóc lột nhân dân ta Vì thế, bên cạnh mâu thuẫn vốn có tồn tại trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến thì một mâu thuẫn khác nảy sinh là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp Tuy nhiên, trong bai mâu thuẫn đó, Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp Vì vậy, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là chống thực dân Pháp
xâm lược Đến thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi Nhật nhảy vào Đông
Dương thì Hồ Chí Minh bổ sung thêm mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam mà đại đa số là công nhân, nông đân với thực dân Pháp và phát xít Nhật
Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp đặt ách đô hộ và thi hành chính sách phán động, phản diện Chế độ thực dân là chế độ phi nhân tính, chúng không
từ bỏ bất cứ hành động thô bạo, man rợ nào đối với con người
Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt nham hiểm, thâm độc đồng thời lên án chế
Trang 32dân các nước thuộc địa qua hàng loạt các tác phẩm, bài viết như: “Tâm địa thực
dân”, “Khai hóa giết người”, “Thù ghét chủng tộc”, “Bản án chế độ thực dân
Pháp” Với lý lẽ sắc bén và dẫn chứng hùng hồn, Hồ Chí Minh đã cho ta thấy tội
ác tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta
Trong tác phẩm “Vẫn đề bản xứ”, Người viết: “Về hành chính và pháp lý, cả một vực thắm cách biệt giữa người Âu với người bản xứ Người Âu hưởng mọi tự
do và ngự trị như người chủ tuyệt đối, còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc
day dat đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca vì nếu anh ta đám phản
đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc một tên cách mạng và bị đối
xử đúng với tội trạng ấy”[5, tr.7]
Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định: kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực
dân Pháp Sự áp bức vô nhân đạo của thực dân Pháp làm cho đồng bào ta hiểu rằng: Có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội Việt Nam đầu thế kỷ
XX, Hé Chi Minh da phát hiện ra hai mâu thuẫn cơ bản nhưng trong việc giải quyết mâu thuẫn, Hồ Chí Minh không cơi hai mâu thuẫn đó ngang nhau, phải tiến hành song song, đồng thời mà theo Người mâu thuẫn nỗi lên gay gắt nhất trở thành mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với để thực dân Pháp Người xác định: Có giải quyết được vấn đề dân tộc mới giải quyết được vấn đề dân chủ Vì vậy, ngay trong Chính cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minh cũng chỉ nêu chủ trương “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo ”[7, tr.2] mà chưa nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, cũng tạm gác khẩu
hiệu tịch thu ruộng đất, đề thêm khâu hiệu “giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”[7, tr.3]
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lôi cuốn hàng chục triệu nông dân hăng hái chiến đấu cùng giai cấp công nhân làm nên cuộc cách mạng long trời lở
đất, giành lại độc lập cho dân tộc Thắng lợi đó là sự thể hiện tư tưởng biện chứng
Trang 33Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở chỗ
Người luôn biết khéo léo lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù Trong nội dung
của “Chính cương văn tắt” và “sách lược văn tắt” đã xác định: “Lợi dụng triệt để mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa, cô lập kẻ thù chính là làm suy yếu chúng qua đó mà làm tăng thêm lực lượng cách mạng” [7, tr.3]
Để giải quyết mâu thuẫn giữa ta và thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khéo léo
lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa để quốc và chủ nghĩa phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa để quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật
Đầu năm 1945, mâu thuẫn giữa Pháp, Nhật ở Đông Dương ngày càng trở nên gay gắt “Cả hai quân thù Pháp, Nhật đều đang sửa soạn tới chỗ tao sống mày chết
quyết liệt cùng nhau ”[9, tr.412]
Tình thế thất bại của phát xít Nhật ở Thái Bình Dương buộc chúng phải làm
cuộc đảo chính lật đỗ Pháp để độc chiếm Đông Dương và trừ mối họa bị quân Pháp đánh và sau lưng khi quân Đồng Minh đỗ bộ lên Đông Dương, đồng thời nối liền các thuộc địa của chúng 9/3/1945, Nhật nỗ súng lật đỗ Pháp trên toàn cối Đông Dương Quân Pháp chống cự rất yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng
Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh cho rằng: Phe đế quốc đù hung hăng, dù
nhất trí với nhau ở âm mưu gây chiến, âm mưu xâm chiếm thuộc địa, song nội bộ
chúng chứa nhiều mâu thuẫn sâu sắc Chúng tranh quyền đạt lợi lẫn nhau, điều đó
làm cho chúng suy yếu thậm chí lâm vào khủng hoảng Đó là điều kiện thuận lợi đối
Trang 34Dé giải quyết mâu thuẫn giữa ta và thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp và thế giới Đó chính là nét độc
đáo trong phương pháp giải quyết mâu thuẫn của Người
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết tranh thủ triệt để sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp và các nước trên thế giới đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Người yêu cầu chúng ta phân biệt rõ kẻ thù xâm lược với nhân dân tiến bộ tại các nước đó Quan điểm của Người rất rõ ràng: Đối với kẻ thù xâm lược thì chúng ta phải kiên
quyết chống nhưng đối với nhân dân tiến bộ các nước đó thì phải đoàn kết Càng
đoàn kết tốt với nhân dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới chúng ta càng có điều kiện đấu tranh hiệu quả chống bọn xâm lược
Trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương, Người viết: “Chúng tôi không thù ghét gì dân tộc Pháp Sự chiến đấu của chúng tôi không nhằm đánh vào nước Pháp cũng không nhằm đánh vào người Pháp lương thiện mà chỉ chống lại sự tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân Pháp”[ 8, tr.65]
Như vậy, trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu,để giải quyết mâu thuẫn này, Người chú ý lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân Pháp và nhân đân thế giới
2.1.1.2 Thời kỳ mới giành được độc lập (9/ 1945 - 12/1946)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời thì ngay lập tức lại phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, dân tộc ta bước vào thời kỳ hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”
Trang 35Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp đó, vấn đề quan trọng liên quan đến sự sống còn của vận mệnh dân tộc là phân loại kẻ thù, xác định kẻ thù chủ yếu
Đối với đế quốc Mỹ, Mỹ biết rõ hơn ai hết, lúc này nháy vào Đông Dương
không những động chạm đến Pháp mà còn động đến cả Anh nữa Từ sự phân tích đó
Bác Hồ và Đảng ta nhận định: Mỹ tuy là tên đế quốc hùng mạnh nhưng chưa phải là
kẻ thù trực tiếp của cách mạng lúc này
Đối với đế quốc Anh, Hồ Chí Minh nhận định: thái độ của Anh khi dọn
đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta là hết sức hung hăng, nhưng khi quyết
định chọn con đường giúp Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Anh hết sức lúng túng
Từ sự phân tích trên Bác và Đảng ta nhận định quân đội Anh không phải là đối
tượng tiếp của nước ta sau này
Đối với quân Tưởng: Nếu được Pháp nhường cho một số quyền lợi quan trọng thì sớm muộn quân Tưởng cũng sẽ rút về nước để đối phó với cách mạng Trung Quốc
Thái độ của thực dân Pháp: Thực dân Pháp quyết tâm bằng mọi giá muốn cướp được nước ta, và thực tế chúng đã xâm lược nước ta Từ đó Bác và Đảng xác định kẻ thù chính của dân tộc ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng
Bên cạnh đó, với sự phân tích, vạch trần thái độ, tư tưởng của từng kẻ thù một cách khoa học như trên là cơ sở để Đảng, Bác Hồ đề ra các chủ trương, đường
lối để tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, sử dụng phương pháp “đánh
thắng từng bước”
Trước sức mạnh của quân Pháp lúc này, Đảng và Bác có sách lược đấu tranh
đó là “hòa đề tiến” Để thực hiện chủ trương hòa hoãn với Pháp là kẻ đã từng thống
trị nước ta gần một thế kỷ và đang thẳng tay tàn sát đồng bào miền Nam là điều không phải dễ dàng Trong thư “Nói chuyện cùng đồng bào” trước khi sang Pháp
đàm phán 31/5/1946, để nhân dân hiểu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cam kết: “Tôi xin
đồng bào cứ bình tĩnh, tôi hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải người
Trang 36đích là phấn đấu cho Tổ quốc và hạnh phúc nhân dân Những khi tôi phải ẩn nấp
nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó Ngày nay vâng lệnh chính phủ, theo ý quốc dân, tôi phải xa xôi ngàn dặm, tạm biệt đồng bào cùng với đoàn đại biểu qua Pháp cũng vì mục đích đó ”[8, tr.240]
Lịch sử đã chứng minh: Đảng và Bác Hồ chủ trương hòa hoãn với Pháp lúc
này là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt Hiệp định sơ bộ ngày 6/6/1946 là văn kiện |
có tính chất pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, | Đây là thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng Với bản hiệp định này ta còn lợi dụng được mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng, mượn tay bọn thực dân Pháp tống cổ bọn Tưởng ra khỏi nước ta, tạo cơ sở cần thiết để quét sạch bọn phản động, tay sai của Tưởng Nhờ đó Đảng ta có điều kiện để củng cố chính quyển đân chủ nhân dân, nhân dân Nam bộ có giây phút nghỉ ngơi để củng cố lại lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Dé tran 4p bon phản động trong nước trước hết là bọn Việt Quốc, Việt Cách là điều không đơn giản Đảng và Bác Hồ thực hiện chủ trương: Một mặt kêu gọi
nhân dân phải biết kiên nhẫn giữ vững hòa bình để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù
chính là thực dân Pháp, mặt khác dựa vào sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, chính phủ kiên nhẫn thương lượng với Việt Quốc, Việt Cách Đồng thời chúng ta vạch
trần bộ mặt phản dân hại nước của bọn này, ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn, thăng
tay trừng trị những tên phản động ngoan cố, phân hóa cao độ ngay trong hàng ngũ bọn chúng
Hồ Chí Minh cũng thấy rõ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao Bác xác định không thể dùng đấu tranh ngoại giao để giải quyết vấn đề dân tộc nhưng cần sử
_ dụng nó như một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù và phục vụ cho những mục
tiêu trước mắt của cách mạng
Nhận lời mời của chính phủ Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường sang thăm nước Pháp, trong thời gian ở Pháp, Người đã làm cho nhân dân Pháp và nhân
dân thế giới hiểu rõ cuộc đầu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta Dư luận Pháp,
Trang 37Người kêu gọi chính phủ Pháp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam: “Người Việt Nam và người Pháp đỗ máu nhiều rồi, đã chịu tai vạ chiến tranh nhiều rồi Nếu tình thế này kéo dài nữa thì sẽ bị bọn khiêu khích lợi dụng phá hoại tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt Pháp Tôi yêu Tổ quốc và đồng bào tôi, tôi cũng yêu nước Pháp và nhân dân Pháp Vì vậy tôi tha thiết kêu gọi quốc hội và chính phủ Pháp hãy nghĩ đến quyền lợi chung tối cao của hai dân tộc Pháp - Việt, để cung chính phủ Việt Nam thi hành Tạm ước, để xây đắp sự cộng tác Pháp - Việt thân thiện lâu đài”[8, tr.466] |
Người cũng viết thư cho binh lính Pháp, trong đó có đoạn: “Giữa các bạn và chúng tôi không thù ghé gì cả, chỉ vì quyền lợi ích kỷ mà bọn thực dân phản động
khơi ra những xung đột Lợi lộc thì họ hưởng, chết chóc thì các bạn cam chịu,
những huy chương thắng trận thì về bọn quân phiệt Nhưng đối với các bạn và gia đình các bạn chỉ là sự đau khổ khốn cùng Các bạn có thể bằng lòng hy sinh máu của các bạn và đời các bạn cho bọn phản động không? Trở lại với chúng tôi, các
bạn sẽ bị tiếp đãi như bạn của chúng tôi”[8, tr.483]
Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách ngăn chặn chiến tranh xảy ra vì điều đó gây
thiệt hại cho cả hai bên Người đưa ra chủ trương hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ lẫn
nhau thay cho quan hệ xung đột, thù địch Người viết: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp Trong khi phải giữ chủ quyền của Tổ Quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh Người Việt Nam và người Pháp có thể và cần bắt tay nhau tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc ”[8, tr303]
Bằng thái độ vừa mềm mỏng, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, Hồ Chí
Minh đã tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình Chúng tôi không
muốn chiến tranh Tôi biết là nhân đân Pháp không muốn chiến tranh Cuộc chiến
tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ cách Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm ”[8, tr.473]
Trang 38Pháp chấp nhận điều đình, nối lại đàm phán để đi đến hiệp định chính thức vào đầu
năm 1947 Nhờ chủ trương đấu tranh ngoại giao tích cực ta đã tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới Nhờ đó ta tận dụng được mọi khả năng hòa bình và thời gian hòa hoãn dé tăng cường lực lượng mọi mặt chuẩn bị thế và lực cho cách mạng
Trong điều kiện hết sức phức tạp thời kỳ này, Bác cũng coi trọng mở rộng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế nhằm phá vỡ bao vây kẻ thù, tăng thêm khả năng cho cuộc kháng chiến của đất nước
Trên trường quốc tế thời gian này Hồ Chí Minh rất chú trọng sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, xu thế chống đế quốc bao gồm các tổ chức cá nhân ngay trên nước Pháp, những khuynh hướng chống đối, ly khai trong nội bộ bọn cằm quyền hoặc quân đội của chúng Tinh thần nhân đạo của Hồ Chí Minh cảm hóa được ngày càng đông những người Pháp có thiện chí chống thực
dân Pháp hiếu chiến
Chủ trương hòa hợp dân tộc được Bác và Đảng thực hiện khá thành công và đa dạng, quy tụ được những đối tượng khác nhau tạm thời đứng cùng một chiến tuyến chống xâm lược Với tài năng đức độ của mình, Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo các tổ chức, đảng phái, cá nhân kế cả những người từng có lỗi lầm vào hàng ngũ cách mạng Ngay cả những phần tử phản động nhất như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam Người cũng chủ trương đánh thức phần lương tri còn lại, cảm hóa họ bằng đạo lý chỉ rõ chính tà để tranh thủ hoặc chí ít cũng làm họ nhụt chí
Qua nghiên cứu giai đoạn lịch sử này ta thấy một điều hiếm có tưởng như là nghịch lý: một dân tộc lạc hậu nghèo nàn vào bậc nhất của thế giới, vừa mới thoát
khỏi ách thống trị của thực dân đế quốc lại bị kẻ thù bao vây bến phía, phải đối phó
Trang 39hẹp, cô lập tới mức cao nhất kẻ thù của cách mạng, đồng thời coi trọng đoàn kết
mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ tạo nên
so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng, tạo điều kiện tiêu diệt triệt để mặt
đối kháng |
2.1.1.3 Thời kỳ toàn quốc kháng chién (1946 - 1954)
Trước dã tâm của thực dân Pháp hòng thôn tính nước ta một lần nữa, Hồ Chí Minh lại đặt nhiệm vụ chống Pháp lên hàng đầu Người cùng Trung Ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc
Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp thời kỳ này càng trở nên sâu sắc Để giải quyết mâu thuẫn, Bác Hồ và Đảng ta luôn lựa chọn phương pháp
phù hợp Chống lại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thì
phương pháp cách mạng của ta thời kỳ này là “chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, đựa vào sức mình là chính” Với chiến lược này, chúng ta đã giành được thắng lợi ở chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947 Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Pháp
Bị thất bại trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” thực dân Pháp buộc phải chuyển hướng sang “đánh lâu đài” với âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt” Trước tình hình đó, Đảng và Bác chú trọng
đây mạnh chiến tranh đu kích, coi “du kích chiến tranh là chính, vận động chiến là
phụ trợ”, củng cố khối đoàn kết toàn dân, chống âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân Với ý chí “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ”, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và đạt được những thắng lợi ngày càng to
lớn mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ
Trang 40nước Đánh giá về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa
nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực đân hùng mạnh Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng
hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới
2.1.2 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đễ quốc Mỹ
Chiến thắng Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên
Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ rút quân về nước, lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền đân tộc của ba nước Đông Dương Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân trên cả nước còn chưa hoàn thành Nhân dân Việt Nam vừa lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đây mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
Trong bối cảnh lịch sử ấy, Đảng ta xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ thuộc về hai chiến lược khác nhau Thứ nhất là đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, thứ hai là đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Hai nhiệm vụ này có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau Nếu không ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thì không thể có chỗ dựa vững chắc để thống nhất nước nhà
Tháng 9/1960, Đảng ta họp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Dang
tại Hà Nội Đại hội có nhiệm vụ định ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu