1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh bắc giang

131 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 14,32 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN THI TUYET ANH

NGUON NHAN LUC CHO CAC

KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

Ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 60310102

| HOC VIEN BAO 0HÍ& TUYÊN TRUYỆP |

LUAN VAN THAC SY KINH TE CHINH TRI

CHU TICH HOI DONG NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

TS NGO VAN LUONG TS PHAM NGOC DUNG

HA NOI - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và trích dân trong luận văn là trung thực Các kêt quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

MO DAU

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN NGUON NHAN LUC CHO KHU CONG NGHIEP

1.1 Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực cho các KCN

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng phát triển và sử đụng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp

1.3 Kinh nghiệm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp ở một số tỉnh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUÒN NHÂN LỰC TẠI CHỖ Ở

KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG |

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội chi phối đến sự phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại chỗ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang

2.3 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại chỗ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang’

CHUONG 3: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN

NGUON NHAN LUC CHO CAC KHU CONG NGHIEP O TINH

_ BAC GIANG DEN NAM 2015, TAM NHIN DEN NAM 2020

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tại

chỗ cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Trang 4

CCN KCNC KCX CMKT BT - GPMB BOL KCN TNHH TDTT CBCNVC GD- ĐT THCS THPT THCN CDN TCN TTDN ATGT QL CNH- HĐH CNXH KH-CN KT- XH ND NQ TU UBND HDND Cụm công nghiệp Khu công nghệ cao Khu chế xuất

Chuyên môn kỹ thuật

Bồi thường - Giải phóng mặt bằng Ban quản lý khu công nghiệp

Trách nhiệm hữu hạn

Thể dục thé thao

Cán bộ công nhân viên chức

Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Trung tâm dạy nghề An toan giao thông Quốc lộ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội Khoa học - công nghệ Kinh tế - xã hội Nghị định Nghị quyết Thành uỷ

Trang 5

Bang 1.2: Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6 Bang 3.1 Biéu 1.1: Bình quân thu nhập đầu người và tuổi thọ của dân số các nước

Tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 đến nay Tổng hợp cơ cấu GDP và lao động của tỉnh Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh

Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề năm

2010

Thực trạng đội ngũ cán bộ và giáo viên của các cơ sở đạy nghề trên địa bàn

Tổng hợp đánh giá chất lượng đào tạo nghề (qua

Trang 6

quyết định sức mạnh của một quốc gia, vì mọi của cải vật chất đều được làm

nên từ bàn tay và trí 6c của con người

Việt Nam hiện nay đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước

gần 87,840 triệu người tính đến năm 2011, là nước đông dân thứ 13 trên thế

giới và thứ 3 trong khu vực Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng

nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 51,5 % dân số cả nước Cơ câu Dân số

vàng ở nước ta bắt đầu đầu xuất hiện từ năm 2010 Việt Nam đang có thé mạnh lớn về nguồn lực lao động nhưng tại sao chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy kinh tế đi lên? Có nhiều nguyên nhân lí giải cho van dé này, trong đó chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là nguyên nhân mấu chốt

Bắc Giang đang trong quá trình đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp trong nền kinh tế thị

trường và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Quá trình phát triển này không chỉ đòi hỏi một lượng rất lớn các nguồn vốn, tài nguyên và công nghệ mà còn phải có sự phát triển tương xứng về năng lực của con người sử dụng những nguồn lực sản xuất đó Nói cách khác, cần phải có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó có các khu, cụm công nghiệp

Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thé lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân Như vậy, ở đây nguồn lực con người

được coi như một nguồn vốn Nguồn nhân lực của một quốc gia, một địa

Trang 7

bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào

lao động sản xuất kinh doanh xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vao qua trình lao động, là tong thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ

được huy động vào quá trình lao động Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố

quyết định chất lượng và tốc độ CNH, HĐH cũng như sự hoạt động của các

doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp

Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng các khu công nghiệp đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được 5 khu và 33 cụm công nghiệp Qua 11 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp như Đình Trám, Quang Châu, Việt Hàn , cụm công nghiệp Đồi Ngô, nguồn nhân lực ở địa phương ngày càng đáp ứng nhu cầu cho khu, cụm công nghiệp của Bắc Giang

Tuy nhiên, đến nay tình trạng nguồn nhân lực tại chỗ vẫn còn nhiều bất cập: chưa đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp cả về số lượng và chất lượng, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn thiếu và yếu; cơ cấu lao động trong các ngành nghề còn khập khiếng, kỷ luật lao động còn nhiều vấn đề Một bộ phận lớn lao động Bắc Giang ở các khu công nghiệp, không có tay nghề, thiếu ý thức, tác phong, thái độ làm việc càng làm cho mâu thuẫn giữa “thừa” và “thiếu” thêm gay gắt Chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ thấp là nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang còn chiếm tỷ lệ nhỏ

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đến nay, ở trong nước và ngoài nước vấn đề nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Mai Quốc Chánh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999; “Phá/ triển nguồn nhân lực trên thể giới và ở Việt Nam” của các tác giả trong Ban Khoa giáo Trung ương, xuất bản năm 2000; “Chương trình hành động phát triển đào tạo nguồn

nhân lực 10 năm thời kỳ 2001-2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành năm 2001; “Phát triển kinh tế tri thúc” của GS Đặng Hữu, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 2001;

“Nghiên CỨUM COW người và nguồn nhán lực” cha GS Pham Minh Hac,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001; “Vấn dé đào tạo nguồn nhân lực

tiễn hành công nghiệp hoá, hiện đại hođ” của Vũ Hy Chương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002; “Phá triển nguôn nhân lực thông qua giáo đục

đào tạo, kinh nghiệm Đông A”, của Lê Ái Lâm, NXB Khoa học xã hội, Hà N6i 2003; “Ste dung hiệu quả nguon nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hođ° của Nguyễn Hữu Dũng, NXB Lao động, Hà

Nội 2003; “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn để và giải pháp” của

Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

2004; “Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của Ngân hàng thế giới, NXB Văn hố thơng tin năm 2007

Có những luận văn thạc sĩ, tiễn sĩ về nguồn nhân lực như luận văn tiễn

sĩ “Phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri

Trang 9

triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đề xuất được một số giải pháp phát

triển nguồn nhân lực để hình thành nền kinh tế tri thức tại Việt Nam

Luận văn thạc sĩ “Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình ” của Nguyễn 'Văn Khang, luận văn đã nêu khái niệm, vị trí vai trò và nội đung của nguồn nhân lực; thực trạng nguồn

nhân lực ở Hòa Bình Luận văn cũng đã nêu phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại về nguồn nhân lực ở Hòa Bình trong những năm tới

Ngoài ra, trên các diễn đàn và thông tin còn có những bài viết về vấn đề này, ví dụ như: “Nâng chất lượng nguôn lao động, cẩn một chiến lược quốc gia” của Hồng Vân, trên báo Người lao động ngày 4/1/2006; “Nguồn nhân

lực Việt Nam, thừa mà vẫn thiếu" của Ngọc Hang va Nhi Lê, trên báo Dân trí,

ngày 2/1/2007 v.v

Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy:

Thứ nhất: các công trình khoa học đã bàn về nguồn nhân lực: khái niệm, phân loại và vai trò của nguồn nhân lực Trong đó, cũng đã phân tích ưu

thế về thể lực, trí lực

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho các KCN, CCN trong ở cả nước cũng như nhiều nhiều địa bàn tỉnh huyện Khái quát những thành tựu và hạn chế trong sử dụng lực lượng lao động này, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn

chế đó |

Thứ ba, các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp phát triển

Trang 10

Hai là, chưa có công trình nào đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích:

Nhận diện và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Bắc Giang ở các

KCN (bao gém cả khu công nghiệp và cụm công nghiệp); đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở địa bàn Bắc Giang cho các KCN, CƠN trong thời gian tdi

* Nhiém vu:

- Nghién ctru quan niém, vi tri vai tro của nguồn nhân lực đối với sự

phát triển khu công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm một số tỉnh có điều kiện tương đồng với Bắc Giang về giải quyết vấn đề này

- Phân tích, đánh giá thực trạng cung - cầu về nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, làm rõ những kết quả đạt được trong đào tạo và sử dụng nguồn lực này, tồn tại hạn chế và nguyên nhân dựa trên tiếp cận của Kinh tế

chính trị

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ở Bắc Giang đáp ứng yêu cầu phát triển khu công nghiệp trên địa bàn trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực tại chỗ cho các KCN Luận văn không có ý cục bộ địa phương chỉ sử dụng nguồn

Trang 11

văn giới hạn nghiên cứu ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang - nơi học viên

đã và đang công tác Thời gian nghiên cứu từ 2001 đến nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa Mác — Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời sử dụng những lý thuyết kinh tế học hiện nay về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Luận văn sẽ kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận với thực tiễn; đặt

nguồn nhân lực tại chỗ cho các khu công nghiệp trong tổng thé nguồn nhân

lực của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội Luận văn chủ yếu sử dụng

phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử và logic; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích — tổng hợp; thống kê — SO sánh

6 Những đóng góp khoa học của luận văn

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực Trong đó, tập trung phân tích ưu thế về thể lực, trí lực, tập quán địa phương và vai trò của lực

lượng này trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN

Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ ở các khu công nghiệp Bắc Giang, trong đó làm rõ sự khác biệt của việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ ở các khu công nghiệp so với các nguồn lực khác Tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thu hút

Trang 12

những thành tựu, hạn chế đó

_—— Thứ tư, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cho các KƠN, CƠN của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu

Trang 13

1.1 Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp

1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của nguồn nhân lực 1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo quan điểm duy vật lịch sử Mác - Lênin, sản xuất của cải vật chất

là cơ sở của đời sống xã hội Dé tiến hành sản xuất, cần có những yếu tố cơ

bản gồm sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Trong các yếu tố đó, “sức lao động với tư cách là toàn bộ những năng lực thể chất và tỉnh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người

đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó luôn được coi là yếu tố tích cực; năng động, sáng tạo, có ý nghĩa quyết định nhất đối với

sản xuất”[20, tr.25 1]

Theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sức lao động của xã hội không ngừng được hoàn thiện, phát triển và nhận thức Về nguồn lực này

cũng ngày càng được đầy đủ hơn Sự phát triển nhận thức về sức lao động của

xã hội được thể hiện trong khái niệm nguồn nhân lực (NNL)

Nếu như trước đây, NNL chỉ đơn thuần được coi là phương tiện, là một trong số nguồn lực cho phát triển như các nguồn lực vật chất khác, thì ngày

nay NNL còn được xác định là mục tiêu của sự phát triển Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố trí tuệ của con người ngày

càng được đề cao và được đánh giá là nguồn lực vô tận, có tính quyết định đối

với phát triển và tiến bộ xã hội Chính vì thế, nghiên cứu dé phat triển NNL

phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đã và đang là van đề mà mọi quốc gia

Trang 14

dân cư có cơ thể phát triển bình thường (trừ những người bị dị tật) Theo nghĩa này, NNL được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động thực tế của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động đang tham gia vào quá trình sản xuất xã hội

Theo kinh tế chính trị học Mác xít, NNL với tư cách là yếu tố phát triển

kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội mà theo nghĩa cụ thể, nó bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Với cách hiểu

này NNL tương đương với nguồn lao động, nghĩa là nó bao gồm mọi cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng hợp các yếu

tố về thể chất và tính thần được huy động vào quá trình lao động Vai trò của các yếu tố này đã được C.Mác đề cập đến: Sức lao động hay năng lực lao động

là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong

một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử đụng nào đó

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, nó phản ánh

khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động xã hội Quá trình vận động phát triển sản xuất xã hội đòi hỏi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn Sức lao động của con người trong sản xuất, kinh doanh được coi như một yếu tố chi phí sẽ được đưa vào giá thành của sản phẩm thông qua tiền lương, quyền lợi vật chất khác mà người lao động được hưởng và yếu tố này đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và

Trang 15

Theo lý luận về tăng trưởng kinh tế, NNL là yếu tố chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế Mức độ đáp ứng về NNL đóng vai trò quyết định bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong từng điều kiện cụ thể

Theo lý thuyết về con người, đầu tư hợp lý vào phát triển NNL sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn so với các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ

Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB), NNL là toàn bộ vốn

con người bao gồm thé lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp do một cá nhân sở

hữu Đầu tư cho con người là cơ sở vững chắc cho phát triển bền vững Đầu

tư cho giáo dục có tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn so với các lĩnh vực khác

Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quéc (UNDP), NNL là tong thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào

quá trình sản xuất, là nội lực xã hội của một quốc gia Việt Nam đang có NNL

đổi dào, nếu biết khai thác hợp lý sẽ tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước

Theo giáo trình kinh tế học lao động của Đại học Kinh tế quốc dân thì NNL là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất

của sự phát triển xã hội

So voi các nguồn lực kinh tế khác như nguồn lực tài chính, nguồn lực

vật chất và nguồn lực công nghệ, thì NNL chịu sự tác động của cả yếu tố tự

nhiên (sinh, chết ) và yếu tố xã hội (việc làm, thu nhập và thất nghiệp ) NNL cần được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Đó là tổng thê những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động xã hội

Ở nước ta, theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ

Trang 16

NNL thường được xem xét, đánh giá trên các phương diện số lượng, chất lượng, cơ cấu vv Số lượng NNL được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng NNL Chất lượng NNL là tổng thể những đặc trưng,

phán ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động trực tiếp sản

xuất và phát triển của con người Đó là khái niệm tổng hợp bao gồm những

nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối

sống và tỉnh thần của NNL

Tuy nhiên, nguồn lao động khơng bao hàm tồn bộ dân cư trong độ tuổi lao động, nó chỉ bao gồm lực lượng lao động - nghĩa là nó phái loại trừ những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động hoặc không đủ điều kiện lao động Khi tính toán nguồn lao động xã hội thì Tổng cục Thống kê cho rằng: nguồn lao động là những người trong độ tuổi có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

Như vậy, khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm nguồn lao động và

nguồn nhân lực là việc tính hay không tính những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế quốc dân

Ở Việt Nam hiện nay đã thống nhất cách tiếp cận coi NNL chính là nguồn lực lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm

cả những người trên độ tuổi qui định của Bộ luật lao động, nhưng thực tế vẫn

đang tham gia vào quá trình lao động) và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do đang trong tình trạng thất nghiệp, đang đi học, đang đảm đương nội trợ trong gia đình và kế cả không có

nhu cầu làm việc trong thời điểm hiện tại Bộ phận chủ yếu của NNL là nguồn lao động Đó là một bộ phận dân cư có thể tham vào quá trình lao động theo

Trang 17

Ngày nay, khoa học và công nghệ đang ở giai đoạn phát triển cao, các nguồn lực cho sự phát triển đang có nhiều thay đổi rất căn bản, tài nguyên thiên nhiên đang lùi dần về vị trí thứ yếu, kinh tế tri thức đang lên ngôi Trong phân tích kinh tế, người ta thiên về khai thác lợi thế so sánh động Nhưng xã

hội càng phát triển thì nguồn lực lao động với đầy đủ ý nghĩa của nó, trong đó bao hàm cả chủ thể mang trong mình nguồn lực của khoa học, đang ngày một trở nên quan trọng, không những có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, mà thậm chí còn quyết định đến bản chất của toàn bộ

quá trình phát triển |

Từ những nhận thức nêu trên, có thê hiểu, về chất NNL là tổng thể sức lao động của xã hội, bao gom cả thể lực và trí lực, được huy động vào quá

trình phát triển kinh tế - xã hội Nó là tổng thể hữu cơ của nhiều yếu tô hợp

thành như thê chất, trí tuệ cùng với trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn,

kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc v.v .của người lao

động Về lượng, NNL bao gồm toàn bộ những người có khả năng lao động

trong nền kinh tế, trong đó thành phần quan trọng nhất là những người trong

độ tuổi lao động và đang lao động NNL là nguồn lực đặc biệt, nguồn nội lực

quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là

trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức đang

diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, cần phải được quan tâm phát triển Xét trên bình diện cá nhân, NNL bao gồm ba yếu tố cơ bản là thể lực,

trí lực và pham chat Thé Ivc của NNU là trạng thái sức khỏe Một người có sức khỏe tức là có khả năng học tập, rèn luyện và có khả năng làm việc bền

bỉ, lâu đài Ngược lại, nếu thể lực yếu thì tỉnh thần khơng sảng khối, khơng

thé say sua hoc tap, nén han ché vé su phat triển trí tuệ của cá nhân và không thể làm việc bền bi, lâu dài 7ƒ /ực của nguồn NNL là kiến thức, trình độ

Trang 18

định trong phát triển NNL, nhất là trong điều kiện đây mạnh CNH, HĐH gắn

với kinh tế tri thức như Việt Nam Phẩm chất NNL là nhân cách, tính trách

nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc của người lao động Nó

thể hiện những chuẩn mực xã hội của con người ở độ tuổi trưởng thành Phẩm chất kết hợp với trí lực và thể lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách,

của chất lượng NNL từ phương diện cá nhân đến xã hội 1.1.1.2 Phân loại nguồn nhân lực

* Phân loại theo nguồn gốc hình thành Căn cứ vào nguồn gốc hình thành người ta chia nguồn nhân lực thành 3 loại sau:

- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số: bao gồm những người trong độ

tuổi lao động có khả năng lao động, không kế đến trạng thái có làm việc hay

không làm việc Khái niệm này còn gọi là dân số hoạt động (theo Luật lao động của Việt Nam thì bộ phận dân số này bao gồm những người từ 15-60 đối với nam, từ 15-55 đối với nữ) nguồn nhân lực này chiếm một tỷ lệ tương đối lớn thường lớn hơn 50%

- Nguôn nhân lực tham gia hoạt động kinh fế (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế - văn hoá -

xã hội |

- Nguôn nhân lực dự trữ: bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì lý do nào đó chưa tham gia hoạt động kinh tế Số người này đóng vai trò như một nguồn dự trữ về nhân lực Họ bao gồm những người làm

công việc nội trợ, những người đang đi học phổ thông trung học

* Phân loại theo vai trò Căn cứ vào vai trò của bộ phận nguồn nhân lực

người ta chia nguồn nhân lực thành 3 loại sau: |

Trang 19

- Nguồn nhân lực phụ: gồm những người nằm ngoài độ tuổi lao động (trên hoặc dưới độ tuổi lao động) có thể cần và tham gia vào lực lượng sản

xuất

- Nguôn nhân lực bỗ sung

* Phân loại theo trạng thái: Căn cứ vào trạng thái có làm việc hay không - Lực lượng lao động: gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm

- Nguồn lao động: bao gdm những người thuộc lực lượng lao động và

những người thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc

* Phân loại theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động Căn cứ vào

ngành nghè, lĩnh vực hoạt động của nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực hoạt động trong nông nghiệp - Nguồn nhân lực hoạt động trong công nghiệp

- Nguồn nhân lực hoạt động trong dịch vụ

Trang 20

động khoa hoc và công nghệ, NNL cho hoạt động giáo dục và đào tạo v.v

Tuy có phân chia ra thành những bộ phận khác nhau như trên, song nhìn chung NNL có CMKT có những đặc điểm chủ yếu là:

Một là, hoạt động kinh tế xã hội của những người này là lao động phức

tạp dựa trên CMKT đã được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, được trang

bị kỹ năng thực hành về một công việc nào đó Tính phức tạp của lao động càng cao, tức là chuyên môn hóa sản xuất và công việc càng sâu bao nhiêu thì càng đòi hỏi người lao động chuyên môn hóa sâu bấy nhiêu Tức là trình độ CMKT của họ càng cao hơn

Hai là, do được đào tạo về CMKT, nên hoạt động lao động của những

người này có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn so với những người

lao động không có CMKT Tính kỷ luật của họ cũng cao hơn Hoạt động lao

động đòi hỏi có tính chính xác và tự tin hơn Trong cùng một thời gian lao

động, người có CMKÉ sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn

va sản phẩm có giá rẻ hơn vì ít có thao tác làm việc thừa hơn so với những so với người không có CMKT

| Ba ld, hoạt động lao động của người có CMKT T thường có tính chuyên nghiệp, mang bản sắc, cách thức riêng, thậm chí biểu hiện bằng cá tính, phong cách riêng, không dễ lẫn lộn, không dễ hòa tan tuyệt đối vào cái chung Do

tính chuyên môn hóa sâu, nên người lao động đã làm việc ở ngành này rất khó

có thể di chuyển sang làm công việc khác trong một thời gian ngắn Nếu muốn di chuyển sang làm việc ở ngành khác thì phải có một thời gian để được

đào tạo, huấn luyện về CMKT

Bốn là, do làm việc có năng suất và chất lượng cao hơn, nên người có

CMKT có thu nhập cao hơn so với những người không có CMKT Họ cũng ít

_ bị thất nghiệp hơn so với những người không có CMKT, vì họ có nhiều khả

năng thích ứng với công nghệ mới hơn, có điều kiện để tiếp cận thông tin

Trang 21

Năm là, xét về mặt xã hội, người lao động có CMKT, nhất là những

nhà khoa học và những người có chuyên môn sâu, có nhiều sáng tạo trong lao

động, được xã hội trân trọng hơn, được đánh giá ở nấc thang xã hội cao hon

so với những người không có CMTKET

Như vậy,với bat ky quéc gia nao thi nguồn nhân lực cũng là một bộ

phận quan trọng của dân số Nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển

kinh tế - xã hội Giữa nguồn nhân lực và kinh tế có mối quan hệ chặt chế chịu

sự tác động lẫn nhau Những nước chậm phát triển có tốc độ phát triển nguồn nhân lực cao hơn cả, đây chính là một thách thức lớn đối với những nước này trong quá trình phát triển đặc biệt là trong giai đoạn đầu Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trình độ phát triển của quốc gia đó Khi một quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao thì quốc gia đó có nền kinh tế xã hội phát triển Ngược lại khi một quốc gia có chất lượng đội ngũ lao động ở mức thấp thì nền kinh tế xã hội không thể phát triển cao

1.1.1.3 Vai trò của nguôn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực mà trực tiếp là lực lượng lao động là nhân tố quan trọng của đầu vào quá trình sản xuất Việc cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho nền kinh tế là yêu cầu có tính cấp thiết, là điều kiện hàng đầu bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của mỗi quốc gia Việc thừa hay thiếu nguồn nhân lực đều gây ra khó khăn cho sản xuất và tốc độ

tăng trưởng kinh tế |

Trong qua trinh phat triển, ở từng giai đoạn các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau về vai trò của lao động C.Mác là người quan tâm đặc biệt đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị mới của sản phẩm Ông đã khẳng định: “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo, máy sợi con cọc di động Tất cả những cái đó đều là

Trang 22

thành những cơ quan của ý chí con người chế ngự giới tự nhiên Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con người tạo ra,

đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức” [28, tr372]

Kế thừa tư tưởng của C.Mác, V.I Lênin khẳng định vai trò quyết định

của con người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, người lao động” [24, tr130] Các trường phái kinh tế sau Mác như:

trường phái Lausanne (Thụy Sỹ); trường phái kinh tế của J.M.Keynes; trường phái chính hiện đại đều đề cập và khẳng định lao động của một điều kiện không thể thiếu của quá trình sản xuất và việc làm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Một mặt lao động là yếu tố thiết yếu hàng đầu của quá trình sản xuất, mặt khác, lao động là bộ phận quan trọng của dân cư, là lực lượng tiêu dùng đông đảo và là động lực chính thúc đây quá trình tăng trưởng và phát triển Lao động là nhân tổ quyết định việc

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác Về mặt lý luận, nguồn nhân lực vừa

là chủ thể đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức, đồng thời vừa là nhân tốc chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những yếu tố mà mọi tổ chức kinh tế - xã hội đều cần phải có, nhưng tài nguyên nhân văn — con người là đặc biệt quan trọng Không có những con người làm việc thì tổ chức không thể đạt tới mục tiêu Về mặt thực tiễn, kinh nghiệm cho thấy không dựa vào nền tảng người lao động có thể chất, có trình độ và nhiệt tình trách nhiệm cao

Trang 23

hướng giảm dần vai trò của nó thì nhân tố tri thức của con người lại ngày cang gift vi tri quan trọng hơn

Đánh giá con người với tư cách là nguồn lực cơ bản của sự phát triển

kinh tế - xã hội, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc

(UNESCO) khẳng định: “Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển” [40, tr.15] Kế thừa và phát triển những

tư tưởng tiến bộ của nhân loại, khẳng định về vai trò của nguồn lực con

người, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo

hạnh phúc con người là mục tiêu phan đầu cao nhất của chế độ ta” [9, tr.5] va

“Lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển

nhanh và bền vững, nguồn nhân lực con người được coi là nội lực cần khai

thác và phát huy để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [13, tr.6]

Như vậy, cách diễn đạt có sự khác nhau, nhưng sự thống nhất chung

của các quan điểm đều khẳng định vai trò quyết định của con người — nguồn

nhân lực đối với sự phát triển của xã hội Do vậy, trong phát triển kinh tế - xã

hội phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội; phải đặt con người vào vị trí trung tâm, phát triển nguồn nhân lực nhằm khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng để họ có thể tham gia tốt vào quá trình xây dựng và | bảo vệ tổ quốc |

1.1.2 Nguồn nhân lực cho khu, cụm công nghiệp

Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là một

đất nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kịp với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên thế giới Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã

Trang 24

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền

tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản là một đất nước công nghiệp Nước

công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao

động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền

kinhtế _

Đề thực hiện mục tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, xây dựng các khu công nghiệp mới trên toàn quốc trên cơ sở phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tang kỹ thuật; huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, mở rộng

kinh tế đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, để học tập khoa học kỹ

thuật của họ ., tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước

và đặc biệt không thể thiếu là việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Phát triển khu công nghiệp gắn liền với hình thành các vùng kinh tế

trọng điểm, trung tâm đô thị lớn rất cần một lực lượng đông đảo lao động, đặc

biệt là lao động có chất lượng cao Chiến lược phát triển thị trường lao động trong thời gian tới là vấn đê cấp thiết

1.1.2.1 Phát triển nguôn nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp

Thứ nhất, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng cân đến lượng lớn lao động Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần khoảng hơn 100 nghìn lao động trực tiếp Nếu tính độ lan tỏa của nó (hiệu ứng tràn) thì khả năng cần lao động còn lớn hơn nhiều

Trang 25

cặp tại doanh nghiệp theo yêu cầu của công nghệ và dây chuyền sản xuất để vào làm việc (mặc dù không được cấp chứng chỉ) Số còn lại trên 45% được _đào tạo bổ sung kỹ năng mới cho phù hợp với công nghệ áp dụng trong sản xuất Đến nay, nhiều khu công nghiệp đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trường nghề khu công nghiệp Dung Quất, Trung tâm dạy nghề Việt Nam — Singapore, Trường nghề Nghi Sơn, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên — Huế )

Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các

khu công nghiệp và nhà trường (Đồng Nai) Khu công nghiệp là nơi cần hỗ trợ quan trọng lao động kỹ thuật hiện nay

Thứ ba, phát triển khu công nghiệp đông nghĩa với hình thành và phát

triển mạnh mẽ thị trường sức lao động, nhất là lao động có trình độ cao ở

nước fa Hiện nay, lao động làm công ăn lương có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung Về cơ bản, khu công nghiệp sin xuất sản phẩm dùng cho xuất khẩu Ở đó, doanh nghiệp được thử thách trong môi trường cạnh tranh sôi động không chỉ trong nước, mả còn trong môi trường cạnh tranh quốc tế rất gay gắt tạo tiền đề để không ngừng phấn đấu, nâng cao _ tay nghề lao động

Thứ tư, quan hệ lao động trong các khu công nghiệp bước dau duoc

thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và tự định đoạt của các bên theo nguyên tắc

của thị trường và của pháp luật Khu công nghiệp có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng, rất tiên tiến, đạt

trình độ quốc tế và đa dạng, phụ thuộc vào nguồn xuất xứ của FDI (Nhật Bản,

Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Xin-ga-po, EU, Mỹ ) Đây là môi trường

tốt thúc đây việc đào tao, chuyển giao khoa học quản lý đội ngũ cán bộ quản

Trang 26

Yêu cầu cấp thiết là tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các khu công nghiệp Đây là thị trường có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn tham gia vào thị trường quốc tế Như vậy, một trong những yếu tố quyết định chất lượng, sự thành công của các khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp đang trong quá trình hình thành như ở Việt Nam, là nguồn nhân lực!

1.1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu, cựm

công nghiệp

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức Triền khai các khu công nghiệp tại Việt Nam là từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đảng ta khẳng định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội Tại Đại hội X, “Day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gan voi phat triển kinh tế tri thức ” trở thành một nội dung lớn về chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong những thập niên tới Đại hội chỉ rõ: “Tranh thủ cơ hội

thuận lợi do bỗi cảnh quốc té tao ra va tiém nang, loi thế của nước ta để rút

ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế trì thức là yếu tổ quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hođ” Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gan voi kinh tế tri thức là có căn cứ khoa học và phù hợp với xu thế chung của thời đại

Như vậy trong kinh tế tri thức, việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với coi trọng phát triển khoa học công nghệ cao trở thành động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng của nguồn nhân lực nước †a

Trang 27

mẽ của nên kinh tê - xã hội, nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự phát triên

nhanh cả về số lượng và chất lượng

Vẻ số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá đổi đào so với

nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia có số dân lớn, theo báo cáo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009 Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương đã công bố

dân số Việt Nam là hơn 85,8 triệu người Theo khảo sát và dự báo dân SỐ của Tổng cuc thống kê và Văn phòng dân số Hoa Kỳ, dân số Việt Nam năm 2020 ước đạt từ 96-102 triệu dân, năm 2024 đạt 99-108 triệu Như vậy, dân số liên

tục tăng đến năm 2024, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 triéu dân, bằng dân số của tỉnh trung bình hiện nay

Bảng 1.1: Thống kê dân số Việt Nam giai đoạn 2004-2024

Đơn vị tính: Triệu người

Năm - _ 2004 2010 | 2015 | 2020 | 2024

Nguồn cung câp :

Tông cục Thông kê 80,859 | 86,409 | 91,408 | 95,977 | 99,275

Văn phòng Dân số Hoa Kỳ | 85,120 | 91,729 | 97,128 | 102,359 | 108,01

Neguon: Tong cuc thong ké Viét Nam va Van phong dan s6 Hoa Ky Theo két qua Téng điều tra dân số năm 2009, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ các nhóm trong độ tuổi lao động cao gấp đôi

nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc So với năm 1999, ty trọng dân số dưới

15 tuổi giảm từ 33% xuống còn 25% năm Trong khi đó, tỷ trọng dân số nhóm 15 — 59 tăng từ 58% lên 66% vào năm 2009 Nhóm dân số từ 60 trở lên tăng từ 8% lên 9% Thời kỳ này chỉ diễn ra 1 lần trong một thế hệ, thường chỉ

kéo đài trong vòng 15 - 30 năm hoặc 40 năm (tùy thuộc vào việc kiềm chế

mức sinh) Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong

Trang 28

người, nông thôn có 31,9 triệu người) Do đó, có thể thấy nguồn nhân lực của Việt Nam tiềm năng dồi dào cho phát triển kinh tế, đến năm 2020 ước đạt trên 65 triệu người trong độ tuổi lao động

Quy mô nguồn nhân lực của Việt Nam trong những năm tới có đặc điểm nỗi bật là tốc độ tăng lao động nhanh hơn tốc độ tăng dân số Có thể SO

sánh tốc độ tăng của dân số và nguồn lao động tại sơ đồ 1.1

Biểu đồ 1.1: So sánh dân số và nguồn lao động Việt Nam giai đoạn 2004-2014

Đơn vị tính: Triệu người So sánh dân số và lao động Don vị tính triệu người 150,000 5 Bp 100,000 B Dân số ‘S 50,000 INNguồn lao động 0 b Fr OO 8 © YS 3$ o dŸ bh Ss Sh Nam

Nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi từ 15 - 60 (độ tuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuôi dưới 54) Đây là yếu tế rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội

Về chất lượng, Việt Nam là một trong số Ít các quốc gia ở khu vực có

tỷ lệ người lớn biết chữ và trẻ em trong độ tuổi đến trường khá cao Sau gan

30 năm đổi mới, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước

Trang 29

trong khu vực và trên thế giới, người lao động Việt Nam nhìn chung có những

phẩm chất vượt trội như: thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng năm bắt các

kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình hội nhập và tham gia thị trường lao động quốc tế

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế Về

trình độ khoa học và công nghệ của một số nước so với Việt Nam: Hiện nay,

tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp ở Philippine chiếm 29%; Thái

Lan là 30,8%; Malaysia là 51,1%; Singgapore là 73%% và Việt Nam là 20%

Chất lượng nguồn nhân lực thấp là những cân trở rất lớn cho quá trình đây nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam Vì vậy, cần phải tập trung vào việc tăng trưởng chất lượng nguồn nhân lực (bao gồm cả thê lực và trí lực), mà trực tiếp nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Nước ta đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng thê nguồn nhân lực Hiện nay cả nước có khoảng 1,5 triệu người có trình độ cao

đẳng, đại học trở lên Trong số cán bộ có trình độ trên đại học, phần lớn tập

trung làm việc tại các trường đại học, các cơ quan Trung ương và tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đang thiếu nghiêm trọng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo Điều này làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm và gây lăng phí lớn trong đào tạo

Hơn nữa, hiện tượng “thất thoát chất xám” ra nước ngoài và tại chỗ có

xu hướng trẻ hóa và ngày càng gia tăng Hiện nay, một số lượng không ít học

Trang 30

nhiều nước Đó là một trong những cách thức và cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta theo kịp trình độ thế giới; song đó cũng là nguy cơ lớn dẫn đến chảy “chất xám” ra bên ngồi do tình trạng khơng ít học sinh,

sinh viên sau khi được đào tạo đã không trở về phục vụ đất nước Mặt khác,

hiện nay, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, hoặc chấp nhận làm những công việc không phù hợp với

chuyên môn dé tim cách ở lại các thành phố lớn Thêm vào đó, một số lượng

lớn các nhà khoa học nhưng không làm công tác nghiên cứu khoa học theo chuyên ngành đào tạo mà chuyên sang đảm nhiệm công tác quản lý thuần túy

Đây chính là một sự lãng phí “chất xám” tại chỗ hết sức lớn do một bộ phận

không nhỏ nguồn nhân lực chất lượng cao không được sử dụng và đãi ngộ hợp lý

Tóm lại, lực lượng lao động của nước ta cho đến nay phổ biến là loại lao động giản đơn Điều này dẫn đến một thực tế là thừa tiềm tàng lao động - giản đơn không có nghề, song lại thiếu nghiêm trọng lao động trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu Thực tế cho thấy nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng

Do kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh ˆ doanh tăng mạnh nên nhu cầu về lao động có xu hướng tăng nhanh Sự khan hiếm nhân lực tập trung ở số lao động có trình độ, kỹ năng chuyên môn Sau

khi gia nhập tổ chức WTO, đo thiếu sự đón đầu trong đào tạo và chuẩn bị cho hội nhập, chúng ta còn thiếu chủ động về nguồn nhân lực Tình trạng thiếu lao

động không còn dừng lại ở một số ngành nghề và địa phương mà đã trở thành vẫn đề chung của tất cả các khu công nghiệp hiện nay Theo báo cáo, mỗi năm các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước thu hút được lực lượng

Trang 31

và trên đại học còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (khoảng 4-5%), kỹ thuật viên chiếm 4 - 5%, công

nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm hơn 30% và còn lại hơn 60% là lao động

giản đơn Tỷ lệ này cho thấy, trình độ trung bình của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất còn rất thấp

Ở nước ta hiện nay, việc đây mạnh công nghiệp hoá đồng nghĩa với việc gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các khu công nghiệp Mặt trái của quá trình cơng nghiệp hố cho thấy thay vì biến người nông dân thành công nhân thì lại biến họ thành những

người thất nghiệp, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Thực tế này đã

trở thành một thách thức lớn, đặt ra yêu cầu cấp bách phải có những chính sách kịp thời từ phía Chính phủ cũng như doanh nghiệp nhằm tạo cho người dân có việc làm để ổn định đời sống Các nhà quản lý chưa thực sự ý thức

vẫn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo các vấn đề xã hội đời sống người lao

động, nhà ở công nhân trong quản lý hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn tới quản lý việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, pháp luật về lao động của doanh nghiệp còn lỏng lẻo

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng phát triển và sử dụng nguồn nhân

lực cho khu công nghiệp

1.2.1 Nhân tổ ảnh hưởng đến số lượng nguồn nhân lực

Trang 32

NNL ở địa bàn đó càng lớn Tức là tốc độ gia tăng dân số tác động cùng chiều

với tốc độ gia tăng NNL của xã hội Cơ cấu đân số theo độ tuổi cũng là nhân

tố ảnh hưởng đến quy mô NNL Tất nhiên, sự gia tăng dân số và sự thay đổi cơ cấu dân số mới chủ yếu nói lên yếu tố tiềm năng làm gia tăng NNL Nếu tiềm năng này lại không có quy mô gia tăng tương ứng của giáo dục - đào tạo nhân lực thì nó không thê trở thành hiện thực tác động vào nâng cao tốc độ và

chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội được Theo tính toán của

các nhà dân số học thì một cơ cấu thích hợp để bảo cho dân số ổn định là:

- Tỷ lệ trẻ em dưới tuổi lao động là: 26 - 28% - Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là: 60 - 64% - Tỷ lệ người già trên độ tuổi lao động là: 10 - 12%

Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển nguồn nhân lực Khi dân số tăng lên thì sẽ đến giai đoạn lực lượng lao động tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số Do các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, mặt nước, tài nguyên khoáng sản có giới hạn, nên số lao động được sử dụng

trên một đơn vị diện tích đất ngày càng tăng lên, tổng sản phẩm tăng, nhưng sản phẩm bình quân đầu người bị giảm nếu không có sự phát triển nhanh hơn về kinh tế Khi dân số tăng nhanh sẽ làm cho chất lượng vốn nhân lực giảm

xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được Điều này nó liên -

quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em

và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và phần lớn không được đào tạo

Năng suất lao động không cao là nguyên nhân trực tiếp làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm Do đó, tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Trang 33

làm và nạn thất nghiệp, làm xuất hiện các vẫn đề kinh tế xã hội, làm giảm tốc

độ tăng thu nhập bình quân/đầu người Vì vậy, dân số luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của nhà nước và mọi tầng lớp trong xã hội

Sự gia tăng dân số sẽ tăng áp lực việc làm, bởi hàng năm số người đến tuôi lao động gia tăng đòi hỏi phải giải quyết việc làm cho họ Thông thường, các quốc gia khó có thê giải quyết tốt việc làm cho người lao động trong một thời gian ngắn, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, vì muốn có việc làm phải có vốn, thị trường, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả phát triển sản xuất, trong khi tất cả các vấn đề trên, các quốc gia đang phát triển đều gặp

khó khăn Ví dụ: Ở Việt Nam giai đoạn 1985 - 1990 mức tăng dân số bình

quân là 2,25%/năm, mức tăng nguồn lao động là 3,06%2/năm, nhưng mức gia

tăng việc làm chỉ 2,54%/năm Những năm 1990 - 1995 mức gia tăng dân số

bình quân mỗi năm khoảng 1.200 nghìn người và hàng năm trung bình giải

quyết được khoảng 1,1 triệu chỗ làm việc mới, như vậy vẫn còn khoảng 100 nghìn người chưa có việc làm, chưa kể số đôi dư hàng năm từ trước Nghĩa là vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa việc làm và lực lượng lao động dôi dư hàng năm, cầu việc làm thấp hơn cung về nó, vì vậy nạn thất nghiệp vẫn

tồn tại ở mức cao, nhất là đối với lao động không được đào tạo Ngoài ra còn

phải kể đến số lao động bị mất việc làm trong các khu vực kinh tế khác do sức

cạnh tranh kém

Tỷ lệ sinh đẻ cao ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi cũng là yếu tố làm cho tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động hàng năm tăng, việc làm ít tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn chưa cao nên gây tình trạng di

chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, mà chủ yếu là

lao động trẻ, khỏe, có vốn kiến thức khá nhất của khu vực này Từ đó, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng ở khu vực thành thị, còn nông thôn lại thiếu

hụt lao động trẻ, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật dé

Trang 34

Như vậy, dân số tăng nhanh khi trình độ kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế còn thấp gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng NNL Vấn đề đầu tư cho nâng cao năng lực và chất lượng của những người đang trong độ tuôi

lao động và có việc làm gặp khó khăn Bởi cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo còn có nhiều hạn chế và bất cập, hơn nữa NNL chất lượng cao sẽ loại bỏ một số lượng lớn lao động giản đơn, làm trầm trọng thêm

tình trạng thất nghiệp Ngoài ra, NNL trẻ, khỏe đồi đào và đo sức ép về thất nghiệp gia tăng họ chấp nhận làm việc với mức tiền công thấp buộc các doanh nghiệp phải cho những người có kinh nghiệm, có trị thức lớn tuổi về nghỉ các

chế độ sớm nhằm nhường việc làm cho lớp trẻ nên đã dẫn đến tình trạng vừa thiếu chất xám, vừa lãng phí một lượng lớn chất xám, không tận dụng hết được

tiềm năng của NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội

- Mặt khác, dân SỐ tăng nhanh, sản xuất của xã hội cũng phải chuyển

theo hướng đáp ứng yêu cầu của việc tăng dân số Hay nói cách khác, chỉ tiêu

cho mục đích tiêu dùng sẽ lớn hơn so với chi tiêu cho phát triển, đặc biệt là

phát triển nâng cao chất lượng NNL Ngồi ra, do khơng có việc làm cho lớp lao động trẻ sẽ làm cho các tệ nạn xã hội gia tăng, gánh nặng của nhà nước dé giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng lớn Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp cho kinh tế - xã hội phát triển ôn định Nói cách

khác, việc chủ động trong kế hoạch hóa dân số là một điều kiện quan trọng dé

phát triển NNL không chi đối với một quốc gia mà còn đối với cả từng địa

phương tỉnh, thành phó

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Nhóm này bao gồm các nhân tố về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,

giáo dục, đào tạo và cơ chế, chính sách

Trang 35

Đây là nhân tố đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL

hay chất lượng NNL có cách mạng kỹ thuật của một nước Bởi vì, chất lượng

NNL không chỉ phản ảnh trình độ phát triển kinh tế, mà còn phản ảnh trình độ

phát triển xã hội Nếu chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện

mực độ văn minh của một xã hội nhất định Tại một quốc gia có trình độ phát

triển kinh tế cao, thì ở đó NNL cũng có chất lượng cao, kế cả trình độ học

vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, tuổi thọ Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống chung của nhân đân ôn định ở

mức cao sẽ có điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng NNL Chất lượng

NNL là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Bởi sức khỏe,

tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp phụ thuộc vào quá

trình hiện đại hóa của nền kinh tế và chính sách xã hội của mỗi quốc gia Đến

lượt nó, quá trình céng CNH, HDH lai thúc đây sự phát triển của NNL Thông

qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL và các yếu tố cấu phần của chúng,

có thể xác định được hệ thống các nhân tố tác động đến chất lượng NNL

Xem xét chất lượng NNL trước hết phải xem xét chất lượng cuộc sống của dân cư nói chung Chỉ số GDP thực tế bình quân đầu người chỉ là số liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người lao động, đến mặt thể lực của NNL Nó phụ thuộc vào quy mô và tốc độ phát triển GDP cũng như quy mô và tốc độ gia tăng dân số Quan hệ giữa chỉ số này với

NNL được cụ thể hóa trong các chỉ tiêu như: điều kiện sức khỏe, dinh dưỡng,

chăm sóc y tế, chất lượng nhà ở, mức tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ Vì có

Trang 36

Khi trình độ phát triển của kinh tế - xã hội càng cao thì tuổi thọ của người lao động cũng cao, vì họ có điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe cho con người Sức khỏe là trạng thái thoải mái vé thé chat, tinh than x4 hội chứ không đơn thuần là không có bệnh tật Sức khỏe con người là tổng hòa các yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tỉnh thần Sức khỏe là nhân tố tác động trực tiếp đến thể chất của dân cư và NNL, là yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng lao động Trình độ phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống, cải thiện tình hình sức khỏe và dinh đưỡng của con người Tuy nhiên, không thể khẳng định điều ngược

lại, một đất nước có trình độ dân trí cao là nước có nền kinh tế phát triển,

vì trong thực tế có rất nhiều quốc gia có trình độ văn hóa cao, nhưng phát

triển kinh tế lại có phần hạn chế, ví dụ nước Nga Điều đó chứng tỏ rằng,

một quốc gia có NNL chất lượng cao, nhưng nếu không có chính sách sử dụng và khai thác đúng đắn NNL thì cũng không phát triển được Mối quan hệ giữa sức khỏe và phát triển là mối quan hệ hai chiều, bản thân sự phát

triển kinh tế có tác động cải thiện điều kiện sức khỏe và ngược lại, sức khỏe và dinh dưỡng được cải thiện sẽ nâng cao chất lương NNL Mọi

người có thể được lợi nhờ sức khỏe tốt trong hiện tại và việc cải thiện sức

khỏe cho tầng lớp trẻ sẽ dẫn tới một thế hệ khỏe mạnh trong tương lai Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp

bằng việc nâng cao sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung

cao trong khi làm việc Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tô làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp đỡ trẻ trở thành những lao động khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần, đồng thời nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục và

Trang 37

Bảng 1.2: Bình quân thu nhập đầu người và tuôi thọ của dân sô các nước GDP danh Tên nước nghĩa/người Năm/ thời kỳ | Nam giới | Nữ giới (USD) năm 2010 Nhật Bản 36.952 2010 76,11 82,11 My 43.563 2010 - 72,00 78,80 Đức 39,339 2010 72,39 78,88 Pháp 41.006 2010 72,75 80,94 Trung Quốc 3.769 2010 67,78 70,94

Neguon: http://vneconomy.vn/2010 va B6 Y tế và phúc lợi Nhật Bản - Sự phát triển kinh tế - xã hội bao giờ cũng kéo theo quá trình đô thị hóa Thường thì các nước công nghiệp, dân số sống ở thành thị chiếm tỷ lệ

cao Tỷ lệ dân cư thành thị cao sẽ tạo điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục

và đào tạo, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng NNL, nâng cao ý thức tổ

chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho lực lượng này Dân số thành thị cao

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP, tức là giảm lực lượng lao động nông nghiệp trong

tổng lực lượng lao động xã hội

1.2.2.2 Giáo dục và đạo tạo

Giáo dục và đạo tạo giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng NNL Chỉ số trình độ dân trí được tính bằng hai chỉ tiêu:

1) Tỷ lệ người biết chữ 2) Số năm đi học bình quân

Tuy nhiên, để phân tích được đầy đủ hơn về mối quan hệ của NNL với

trình độ dân trí, cần xem xét thêm các chỉ tiêu cụ thể như: tỷ lệ biết chữ hoặc

trình độ học vấn theo nhóm tuổi, giới tính; tình hình giáo dục phổ thông,

Trang 38

van của dân số trong NNL là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội Trong phạm vi nhất định, trình độ học vấn của dân số biểu hiện bằng dân trí của quốc gia đó Tỷ lệ trình độ học vấn của dân số trong NNL là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng NNL và tác động mạnh mé tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ các nước căn cứ vào các chỉ tiêu về trình độ học vấn nêu trên dé xay dung muc tiéu phat trién gido duc trong chiến lược giáo dục quốc gia VÍ dụ, định hướng phát triển giáo dục của Việt Nam là hoàn thành mục tiêu phổ

cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015 Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%,

trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn

trung học phổ thông và tương đương [7] Trình độ dân trí của dân cư phản ánh

trình độ học vấn của lực lượng lao động, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng NNL Trình độ học vấn cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một

cách nhanh chóng những kinh nghiệm cũng như các tiến bộ khoa học, kỹ

thuật vào thực tiễn Trình độ học vấn là cơ sở quan trọng để nâng cao trình độ

và kỹ năng làm việc của người lao động Trình độ học càng cao, cảng tạo ra nhiều thuận lợi mang tính nội sinh để phát triển giáo dục - đào tạo nghề, là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng NNL Thực tế cho thấy, ở phần lớn các quốc gia dân cư có trình độ học vấn cao, thì nền kinh tế phát triển nhanh Tuy nhiên, cũng có những quốc gia dân cư có trình độ học vẫn cao nhưng do chưa tận dụng hết được tiềm năng này nên tốc độ phát triển cũng như năng

suất lao động của họ chưa cao, do cơ chế quản lý, khai thác và sư dụng NNL,

bộ phận hoạt động của dân cư của họ chưa tốt

Ngày nay, khi khoa học, công nghệ và tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của kinh tế và phát triển xã

Trang 39

sáng tạo, yếu tố chủ yêu của chất lượng NNL 1a kết quả trực tiếp của giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo đã và đang đóng vai trò quyết định tới chất lượng NNL của một quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và

đào tạo, chính phủ các nước đều rất quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện

nay, khi phát triển nền kinh tế tri thức đang là xu hướng có tính toàn cầu và cùng với quá trình toàn cầu hóa là quá trình tri thức hóa nền kinh tế thế giới

Thực tế cho thấy, quốc gia nao quan tam dén giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó có NNL chất lượng cao, tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước Muốn có điều đó, phải thông qua quá trình giáo

dục - đảo tạo lâu dài và luôn đổi mới phù hợp yêu cầu của tiến bộ khoa học và

công nghệ Giáo dục và đào tạo giúp cho mỗi người lao động thực hiện và vận động, cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng, làm giảm quy mô gia đình

Để thúc đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, chính phủ các nước đã không ngừng tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo Thông thường, các nước đều dành cho giáo dục và đào tạo khoảng 18 - 23% từ ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, các quốc gia rất coi trọng việc huy động các vốn,

cơ sở vật chất từ mọi nguồn cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là huy động nguồn vốn trong mọi tầng lớp nhân dân Bởi, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với đầu

tư vật chất Ngày nay, khi tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì chất lượng NNL trở thành tài nguyên Do đó, muốn phát triển và sử dụng nó một cách hiệu quả, không có con đường nào khác ngoài con đường học tập,

đào tạo và tự đào tạo Chính vì thế, các quốc gia đã và đang thiết lập một hệ thống giáo dục - đào tạo phù hợp, thích ứng nhất với sự phát triển của khoa học và công nghệ để tạo điều kiện cho mọi người dân có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, coi trọng mọi cấp học, đặc biệt chú trọng tới các bậc đào

tạo cao như dạy nghề, cao đẳng và đại học Phát triển con người, trong đó có

Trang 40

chốt nhất tạo ra giá trị cho nền kinh tế, ở đây giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định Đối với nước ta, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc cải cách giáo dục và đào tạo đang là một yêu cầu cấp bách

1.2.2.3 Nhân tô thuộc về cơ chế chính sách

Hệ thống các chính sách kinh tế, xã hội đúng đắn vì con người là động lực to lớn cho cho phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của NNL cho sự phát triển kinh tế - xã hội Xu hướng chung của chính sách xã hội của nước ta là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần, giữa đáp ứng các nhu

cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội

Thực tế cho thấy, các chính sách của Nhà nước có tác động quan trọng tới việc nâng cao chất lượng NNL, đăc biệt là chính sách phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách sử dụng, tuyển dụng lao động, chính sách thu nhập, bảo hiểm xã hội v.v Vì các chính sách này

đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển NNL Các chính sách của Nhà nước nếu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL; ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển cũng như nâng cao chất lượng NNL Bên cạnh đó, các chính sách của quốc gia phải luôn thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn mới thích ứng được sự phát triển của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, hiện nay đã có nhiều cơ chế chính sách tạo mở và thúc

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:04

w