- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, qua hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc - Liên hệ những nhân vật, s[r]
Trang 1Ngày soạn: 17/09/2016
Ngày dạy 9A: 26/09/2016
Ngày dạy 9B: 27/09/2016
Tiết 24 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (T2-HỒI 14)
Ngô gia văn phái
A Mục tiêu cần đạt
1 Kiến thức:
Tiếp tục phân tích giúp học sinh phân tích hành động của người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ để các em hiểu rõ về giai đoạn lịch sử đầy biến động thời ấy
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm được viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi
2 Kĩ năng: Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, qua hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với văn bản liên quan
3 Thái độ: GD học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, căm thù bọn bán
nước hại dân
4 Các năng lực hướng tới
- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực tự quản lí
B Chuẩn bị.
- GV: Tư liệu về Nguyễn Huệ.
- HS: Đọc, kể, tóm tắt hồi 14, soạn câu 1, 2
C Tổ chức các hoạt động dạy học
1- Tổ chức lớp:
9A : /28
9B : /28
2 Kiểm tra :
*Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích hồi 14!
*Gợi ý: Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền
họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như
vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn
Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
*Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung qua phân tích phần đầu
đoạn trích?
*Gợi ý: Vua Quang Trung là người rất mạnh mẽ, quyết đoán nhưng không hề độc
đoán, chuyên quyền:
+ Ông sẵn sàng lắng nghe và làm theo ý kiến của thuộc hạ, lên ngôi vua để giữ lòng người rồi mới xuất quân ra Bắc
+ Ngay khi đến Nghệ An, ông lại cho vời một người Cống sĩ đến để hỏi về việc
đánh quân Thanh như thế nàoChi tiết này cho thấy Quang Trung luôn quan tâm đến ý
dân, lòng dân Khi vị Cống sĩ nói: "Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày,
Trang 2quân Thanh sẽ bị dẹp tan", ông "mừng lắm", không chỉ vì người Cống sĩ nói đúng ý mình
mà chủ yếu là vì chủ trương của ông, quyết tâm của ông đã được nhân dân đồng tình ủng
hộ Bằng chứng là ngay sau đó ông cho tuyển quân, "chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ".
- Nhận xét:
9A:
9B:
3 Bài mới
3.1 Hoạt động 1- Khởi động( Giới thiệu bài: Cho đến nay lịch sử văn học
dân tộc chưa có tác phẩm văn học nào lại tái hiện chân thực và sinh động một giai
đoạn lịch sử nước nhà như tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí Chúng ta đã
phân tích phần 1-a về hình ảnh Nguyễn Huệ qua việc chuẩn bị xuất quân ra Bắc Vậy người chỉ huy tài tình ấy cầm quân ra sao Kết quả của việc đánh quân xâm lược như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ phân tích tiếp.)
3.2 Hoạt động 2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
? Chưa xuất quân nhưng nhà vua
đã hứa sẽ đón năm mới ở Thăng Long
vào ngày mồng 7 Tết và ý muốn lâu
dài tránh chuyện binh đao với phương
Bắc điều đó cho thấy năng lực gì của
vua QT?
? Trong việc dẫn quân ra Bắc đánh
quân Thanh, Nguyễn Huệ đã chứng tỏ
năng lực gì?
? Em hãy kể lại diễn biến các trận
đánh của quân vua QT với quân
giặc ?
? Hình ảnh vua QT- Nguyễn Huệ
trong chiến đấu được tác giả miêu tả
như thế nào?
II Phân tích văn bản.
1 Hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ( Tiếp)
* Diễn biến trận chiến năm kỉ dậu(1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
- Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén + Phân tích tình hình thời cuộc
+ Biết dùng người
- Là người có ý chí chiến thắng, tầm nhìn
xa trông rộng
- Tài dụng binh như thân ( Hành quân thân tốc) trong 4 ngày ( 25-29)
- Vượt qua 350km đường đèo núi
- 1 ngày đã vượt qua 150km để đến Tam Điệp
- Đêm 30 Tết đánh ở Ngọc Hồi dự định 7 ngày thắng nhưng thực tế chỉ cần 5 ngày
- Chiều ngày 5 tháng giêng năm kỉ dậu, đoàn quân áo đỏ tiến thẳng vào Thăng Long
* Diễn biến và kết quả các trận đánh
- Phú Xuyên
- Hạ Hồi
- Ngọc Hồi
- Thăng Long
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận
+ Thân chinh cầm quân, chỉ huy, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ,
Trang 3? Từ việc chỉ huy các trận thắng
quân giặc đã khẳng định phẩm chất gì
của vua Quang Trung?
? Em có suy nghĩ gì về tình cảm và
thái độ của tác giả với vua Quang
Trung
? Em hiểu như thế nào về Tôn Sĩ
Nghị?
? Sự thảm bại của quân tướng nhà
Thanh được miêu tả như thế nào?
? Số phận bi đát của vua tôi Lê
Chiêu Thống phản nước , hại dân đã
được miêu tả như thế nào ?
? Nhận xét gì về hình ảnh Lê Chiêu
Thống?
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì
khi nói về số phận của bạn bán nước?
? Nêu những nhận xét khái quát về
nghệ thuật và nội dung của văn bản?
cưỡi voi đốc thúc
=> Là người có tài mưu lược, tính cách quả cảm, mạnh mẽ, sáng suốt
* Tác giả: tự hào, cảm phục
2 Hình ảnh lũ cướp nước và bè lũ bán nước
* Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị.
- Mưu cầu lợi riêng , thái độ kiêu căng, chủ quan, xem thường, chơi bời tiệc tùng, hênh hoang, khoác lác.=> Một tên tướng bất tài
- Khi quân Tây Sơn đến:
+ Tướng: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp + Quân: rụng rời, sợ hãi, xin hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, hoảng hồn, giằng xéo, xô đẩy nhau mà chết ->nước sông Nhị Hà tắc nghẽn -> Cả tướng và quân chỉ biết lo tháo thân, mạnh ai nấy chạy
* Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống.
+’’Đưa thái hậu ra ngoài’’
+Chạy bán sống bán chết +Cướp thuyền dân
+ Mấy ngày không ăn …->chảy nước mắt -Khi đã chạy sang Tàu : cạo đầu , tết tóc , ăn mặc giống như người Mãn Thanh , gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người
->Lê Chiêu Thống và bầy tôi đã vì lợi ích riêng mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào kẻ thù Họ phải chịu nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh , kết cục phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc
- NT : Kể xen lẫn miêu tả một cách chân thực, sinh động, cụ thể
=> Giọng điệu ngậm ngùi, thương cảm
à Sự hèn nhát, thất bại thảm hại, nhục nhã
à Sự thốt nát của triều đình nhà Lê
III Tổng kết
1 Nghệ thuật.
- Lựa chọn trình tự tự kể theo diễn biến các
sự kiện lịch sử
Trang 43.3 Hoạt động 3 : Luyện tập
? Yếu tố miêu tả góp phần thể hiện
sự việc như thế nào?
? Tại sao vốn là người chung
thành với nhà Lê và không mấy cảm
tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây
Sơn như giặc mà tác giả vẫn ca ngợi
Quang Trung Nguyễn Huệ ?
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử( Người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động
- Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giảvới vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộcvà với bọn giặc cướp nước
2 Nội dung.
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm kỉ dậu (1789)
* Ghi nhớ: Skg/ T72
IV Luyện tập.
Gợi ý:
+ Miêu tả chiến công đại phá quân Thanh
từ tối mồng 3 Tết -> 5 Tết
+ Miêu tả từng trận Hà hồi, Ngọc Hồi + Hình ảnh Quang Trung biểu hiện trong từng trận
- Tác giả vô cùng cảm phục về người anh hùng Nguyễn Huệ, tôn trọng sự thật lịch sử
4 Củng cố
- Đọc ghi nhớ
- Đọc đoạn thơ của Ngô Thì Du
5 Hướng dẫn học bài
- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích
- Cảm nhận của em về một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích
- Soạn: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)