Cũng như các DCPX khác cho PET, PET/CT, 18F-NaF được điều chế trên các module tổng hợp hóa phóng xạ HPX tự động và sử dụng các ĐVPX phát positron tạo ra từ máy gia tốc vòng cyclotron.. C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ
18F-NaF CHO PET/CT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM
& BÀO CHẾ THUỐC
MÃ SỐ: 62720402
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI – 2021
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện trường Đại Học Dược Hà Nội
Trang 31
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
1 Nguyễn Khắc Thất, Hà Ngọc Khoán (2015), “Nghiên cứu chế tạo mô đun tổng hợp 18F-NaF”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, Vol.10 - No 5/2015
2 Nguyễn Khắc Thất, Hà Ngọc Khoán, Hồ Trọng Tùng, Nguyễn Hữu Sơn, Bùi Quang Khải, Mai Hồng Sơn, Nguyễn Thị Kim Dung, Hán Tuấn Ngọc, Nguyễn quang Huy, Phạm Quang Quân (2016), “Tổng hợp dược chất phóng xạ 18F-NaF cho chụp hình xương bằng PET/CT trên thỏ thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, Vol 11 - No 10/2016
3 Nguyễn Khắc Thất, (2017), “Chuẩn hóa phương pháp HPLC cho xác định độ tinh khiết hóa phóng xạ của DCPX 18F-NaF sản xuất tại Bệnh viện TƯQĐ108”, Hội nghị Điện Quang và Y học hạt nhân toàn quốc lần thứ 19, Đà lạt, tháng 8 -2017, Tr 154
4 Nguyễn Khắc Thất, Phạm Tuấn Linh, Đoàn Thị Ngọc Bích (2018), “Xác định độ pha loãng mẫu thử endotoxin với 18F-NaF sản xuất tại Bệnh viện TƯQĐ108”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, Vol 13 - 7/2018, 169-172
5 Nguyễn Khắc Thất, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Quốc Thắng, Mai Hồng Sơn, Lê Ngọc Hà (2021), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh
18Fluorine–Sodium Fluoride PET/CT trên thỏ thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược Học số 18,04/2021, 168-172
6 Nguyễn Khắc Thất, Trần Văn Diện, Bùi Thanh Rin, Nguyễn Văn Dinh, Phạm Tuấn Linh, Nguyễn Trần Linh (2021), “Nghiên cứu nâng cấp quy trình tổng hợp dược chất phóng xạ 18F-NaF quy mô sản xuất”, Tạp chí
Y Dược học lâm sàng 108, Vo.16 – No 2/2021, 136-142
7 Nguyễn Khắc Thất, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Trần Linh, Lê Ngọc
Hà, Nguyễn Thùy Dương (2021), “Nghiên cứu độc tính của 18F-NaF trên động vật thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, Vo.16 – No 2/2021, 120-127
Trang 42
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Kỹ thuật chụp hình cắt lớp phát bức xạ positron (PET) khi kết hợp với
kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) được gọi là PET/CT Ngày nay, PET/CT
là kỹ thuật hiện đại, cho kết quả chính xác do kết hợp giữa hình ảnh chức năng tế bào của PET và hình ảnh giải phẫu của CT PET là kỹ thuật không xâm lấn, được sử dụng rộng rãi trong tiền lâm sàng và lâm sàng ở mức độ phân tử PET/CT có giá trị cao trong chẩn đoán và đánh giá các giai đoạn ung thư, Alzheimer, tưới máu cơ tim cũng như lập kế hoạch xạ trị và hóa trị
Trong các dược chất phóng xạ (DCPX) được sử dụng cho PET/CT thì
18F-fluorodeoxyglucose (18F-FDG) là DCPX phổ biến nhất Nhưng kỹ thuật PET sử dụng 18F-FDG đôi khi gây dương tính giả với những tổ chức viêm hoặc vị trí mới phẫu thuật do 18F-FDG bị hấp thu cao tại những vị trí đó Bên cạnh đó, những khối u hấp thu glucose thấp sẽ cho kết quả âm tính giả, làm giảm độ chính xác của kỹ thuật PET/CT Do đó, việc nghiên cứu sản xuất các DCPX khác để khắc phục nhược điểm của 18F-FDG trong kỹ thuật PET/CT là rất cần thiết Trong đó, phải kể đến DCPX 18F-NaF - natri fluorid (18F-NaF hay còn gọi là Natri fluorid), được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý về xương như ung thư xương nguyên phát hoặc di căn căn xương Hiện nay, chưa có cơ sở nào tại Việt Nam sản xuất được 18F-NaF và cũng không thể nhập khẩu được do thời gian bán rã của 18F-NaF ngắn (110 phút)
Cũng như các DCPX khác cho PET, PET/CT, 18F-NaF được điều chế trên các module tổng hợp hóa phóng xạ (HPX) tự động và sử dụng các ĐVPX phát positron tạo ra từ máy gia tốc vòng (cyclotron) Các module tự động đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình điều chế DCPX cho PET/CT vì chúng điều khiển quá trình tổng hợp, tinh chế sản phẩm và đảm bảo an toàn bức xạ Bên cạnh đó, quá trình điều chế DCPX có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng vì nồng độ ĐVPX tham gia phản ứng chỉ cỡ nanomol Để có các module tự động, các trung tâm cyclotron có thể mua từ các hãng nổi tiếng trên thế giới với chi phí cao và việc nhập khẩu
Trang 53
thiết bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp Do đó, việc tự nghiên cứu thiết
kế, chế tạo sẽ giảm được chi phí đầu tư cũng như có thể làm chủ kỹ thuật trong quy trình sử dụng
Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu phát triển DCPX
18F-NaF cho PET/CT ở Việt Nam là vấn đề rất cấp bách nhằm phục vụ cho nhu cầu của bệnh nhân cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền Y học Hạt nhân (YHHN) nước nhà Do đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế dược chất phóng xạ 18F-NaF cho PET/CT”
2 Mục tiêu của luận án
• Xây dựng quy trình điều chế dược chất phóng xạ
18F-NaF tự động hoàn toàn trên bộ kit và module tự thiết kế, tích hợp được với hệ thống cyclotron 30 MeV của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Sản phẩm dược chất phóng xạ 18F-NaF đạt tiêu chuẩn Dược điển Mỹ 2020
• Đánh giá khả năng ứng dụng và tính an toàn của dược chất phóng xạ
18F-NaF trên động vật thực nghiệm cho phát triển kỹ thuật ghi hình
18F-NaF PET/CT
3 Nội dung của luận án
• Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bộ kít và module điều khiển các bước tự động của quá trình tổng hợp DCPX 18F-NaF
• Xây dựng qui trình điều chế DCPX 18F-NaF
• Xây dựng phương pháp xác định độ tinh khiết hóa phóng xạ của 18NaF trên sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
F-• Xác định độ pha loãng mẫu 18F-NaF phù hợp với test thử nhanh endotoxin
• Đánh giá chất lượng DCPX 18F-NaF theo tiêu chuẩn dược điển Mỹ
2020
• Kiểm tra độ ổn định của DCPX 18F-NaF
Trang 64
• Thử nghiệm phân bố phóng xạ của 18F-NaF trên chuột nhắt trắng
• Thử nghiệm chụp hình 18F-NaF/PET-CT so sánh với 99mMDP/SPECT
Tc-• Thử nghiệm độc tính cấp của 18F-NaF trên chuột nhắt trắng
4 Những đóng góp mới của luận án
• Chúng tôi đã nghiên cứu, chế tạo thành công module và kit điều chế
18F-NaF hoàn toàn tự động, hoạt động hiệu quả với hiệu suất cao, chi phí thấp hơn nhiều so với nhập khẩu, đóng góp vào sự phát triển các dược chất phóng xạ cho PET, PET/CT
• Chúng tôi đã điều chế thành công dược chất phóng xạ 18F-NaF dạng tiêm, đã thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật cho các bệnh lý về xương, đánh giá độ ổn định và chất lượng của thuốc cho thấy chất lượng thuốc đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Mỹ 2020 Đây là cơ sở để thức đẩy các nghiên cứu tiếp theo về sản xuất dược chất phóng xạ trong nước, đóng góp vào sự phát triển của nền Y học hạt nhân trong nước
Chương 1 TỔNG QUAN
Phần tổng quan trình bày các nội dung: Giới thiệu về kỹ thuật chụp hình phân tử, vai trò của DCPX trong kỹ thuật ghi hình PET; Hóa phóng xạ của 18F; Tự động hóa trong sản xuất 18F-NaF; các tiêu chuẩn kiểm nghiệm
18F-NaF theo một số dược điển; vai trò của 18F-NaF trong lâm sàng
Trang 75
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU, THIÊT BỊ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu và thiết bị
• Nguyên liệu, hóa chất, tá sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Mỹ 2020 hoặc tinh khiết phân tích
• Hệ thống máy gia tốc, các hệ thống hotcell (tủ phóng xạ) hiện đại, các thiết bị phân tích đáng giá tin cậy
2.2.1 Thiết kế và chế tạo kít, module tổng hợp DCPX 18 F-NaF
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình điều chế 18F-NaF
Đảm bảo an toàn
bức xạ Proton 18 MeV (Cyclotron)
Bia chứa H218O
Lưu mẫu Chia liều (rô bốt) PET/CT nghiên cứu, chẩn đoán
Trang 86
2.2.2 Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết
Tiêu chuẩn áp dụng theo USP2020
• Tính chất: quan sát bằng mắt thường
• pH: giấy pH 0-14
• Chu kỳ bán rã : Sử dụng phần mềm Gina Star
• Độ tinh khiết hóa phóng xạ: HPLC gắn đầu dò phóng xạ NaI(Tl)
• Độ tinh khiết hạt nhân: Phổ gamma đa kênh sử dụng phần mềm Ginnie2000
• Nội độc tố vi khuẩn bằng phương pháp LAL test trên máy Endosafe PTS
• Vô khuẩn: Phương pháp nuôi cấy
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của DCPX 18 F-NaF
Đánh giá độ ổn định của DCPX 18F-NaF trong vòng 8 giờ kể từ khi kết thúc tổng hợp dựa trên các tiêu chuẩn theo USP2020 như sau: Tính chất; pH; Độ tinh khiết hóa phóng xạ; chu kỳ bán rã và nội độc tố vi khuẩn
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu phân bố của 18 F-NaF trong các cơ quan
tổ chức của chuột nhắt
Tiêm 0,2 mCi/0,2 ml 18F-NaF vào đuôi chuột Giết và mổ chuột ở các thời điểm 2,5; 5; 10; 20; 30; 45 và 60 phút Tiến hành đo hoạt độ phóng xạ trên máy phân tích phổ gamma đa kênh và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 2.0
2.2.5 Đánh giá đặc điểm phân bố phóng xạ trên xạ hình 18 F-NaF PET/CT trên thỏ thực nghiệm
12 thỏ 2 – 2,5 kg chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 6 con, nhóm 1 chụp NaF PET/CT sau 30 phút, nhóm 2 sau 45 phút sau khi tiêm 18F-NaF 2 ±0,2 mCi/con
Chỉ số hấp thu cao nhất được tính như sau:
Trang 97
SUVmax = mức tập trung phóng xạ tại thời điểm đo nhân với khối lượng
cơ thể và chia cho hoạt độ phóng xạ tiêm
12 thỏ 2 – 2,5 kg chia 3 lô, mỗi lô 4 con 3 con chụp 18F-NaF PET/CT,
1 con chụp NaCl 0,9% PET/CT Sau 1 tuần theo dõi lấy ngẫu nhiên 1 lô để chụp 99mTc-MDP/SPECT
2.2.6 Phương pháp thử độc tính cấp của nguyên liệu tổng hợp được
Phương pháp thử độc tính cấp theo hướng dẫn của EMALiều tiêm gấp
100 lần quy đổi từ người (17,1 mCi 18F-NaF/kg) theo dõi, xét nghiệm các chỉ số huyết học, sinh hóa và làm giải phẫu vi thể, đại thể chuột sau 24h và
sau 14 ngày Số liệu xử lý trên phần mềm SPSS 2.0
2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mêm Microsoft Excel 2016 và phần mềm SPSS 2.0
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Chế tạo module và kít tổng hợp DCPX 18 F-NaF
và 2 của van A được nối với nhau
3.1.2.Thiết kế tổng thể module
Module điều chế DCPX 18F-NaF được thiết kế tổng thể dạng hình 3D:
Trang 108
Hình 3.1 Mô hình 3D của module điều chế 18F-NaF
3.1.3 Thiết kế tổng thể bộ điều khiển
Căn cứ vào yêu cầu của thiết bị, bộ điều khiển được thiết kế gồm 5 thành phần chính:
- Máy tính: được cài đặt phần mềm điều khiển để điều khiển quá trình tổng hợp dược chất phóng xạ Máy tính giao tiếp với mạch điều khiển trung tâm của thiết bị qua cổng RS485
- Mạch điều khiển trung tâm: Nhận lệnh điều khiển từ máy tính để đưa ra tín hiệu điều khiển cơ cấu chấp hành; nhận các tín hiệu từ cảm biến
và phản hồi về máytính
- Mạch công suất: Khuếch đại tín hiệu điều khiển từ mạch điều khiển trung tâm để điều khiển các động cơ Trong đề tài sử dụng 2 loại động cơ
là 2 động cơ DC 12V dùng để điều khiển pittong P1, P2 và 4 động cơ bước
để điều khiển các van A, B, C,D
- Cơ cấu chấp hành: Bao gồm các động cơ đẩy pittong P1, P1; các động cơ xoay van A, B, C,D
- Cảm biến: Phản hồi trạng thái của thiết bị về mạch điều khiển trung tâm Trong thiết bị sử dụng các công tác hành trình để giới hạn hành trình của các pittong P1 vàP2
3.1.4 chế tạo module điều chế 18 F-NaF
Trang 119
Từ sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển, tiến hành thiết kế mạch in; chế tạo mạch và lắp ráp với nguồn, mạch công suất; mạch giao tiếp với máy tính
Chương trình điều khiển thiết bị được xây dựng trên phần mềm LabVIEW Giao diện phần mềm được xây dựng như Hình 4.2
Hình 3.2 Giao diện phần mềm điều khiển module
3.1.5 Đánh giá độ ổn định hoạt động của kít tổng và module tự chế tạo
Thực hiện vận hành module trên 50 mẫu kít và kết quả cho thấy các bước vận hành của module chính xác và ổn định, chỉ có 2% kít rò rỉ Tuy nhiên đây là lỗi khi thao tác lắp kít của người vận hành Sau khi điều chỉnh lại, kít hoạt động bình thường Do vậy khi thao tác cũng cần một số lưu ý để kít hoạt động hiệu quả
3.1.6 Bước đầu thử nghiệm trên mẫu nóng
Thử nghiệm điều chế 3 mẻ 18F-NaF cho hiệu suất tổng hợp khoảng 80% Sản phẩm cuối đạt tiêu chuẩn Dược điển Mỹ 2020
3.2 Chuẩn hóa phương pháp xác định độ tinh khiết hóa phóng xạ của
18 F-NaF trên HPLC
Các kết quả kiểm tra chuẩn hóa phương pháp HPLC để nhận diện 18NaF cho thấy thời gian lưu trung bình của 18F-NaF và NaF lần lượt là 4,56
Trang 123.4 Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế DCPX 18 F-NaF
Để xây dựng qui trình tổng hợp DCPX 18F-NaF đạt hiệu suất cao, ổn định so với những kết quả sơ bộ thu được khi đánh giá khả năng năng tổng hợp HPX của bộ kít và module tự chế tạo, luận án tiến hành khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp như sau:
3.4.1 Ảnh hưởng của thể tích NaCl 0,9% và nước rửa tạp chất đến hiệu suất tổng hợp 18 F-NaF
Chúng tôi sử dụng lượng natrri clorid 0,9% và lượng nước cất ở 3 thể tích khác nhau Lượng [18F] bắt đầu tham gia phản ứng có HĐPX cỡ 10 mCi
và thời gian tổng hợp là 20 phút, kết quả cho thấy hiệu suất tổng hợp đạt cao nhất khi phối hợp tỷ lệ 3ml dung dịch NaCl 0,9%, 5 ml nước cất và 5 ml dung dịch natri clorid 0,9% , 3 ml nước cất Tỷ lệ phối hợp 3ml dung dịch natri clorid 0,9%, 5 ml nước cất cho hiệu suất cao hơn một chút nhưng sự khác biệt giữa hai phương pháp này không có ý nghĩa thống kê với P < 0,01 Hiệu suất thấp nhất khi phối hợp 5 ml nước rửa đường ống kít và 5 ml dung dịch natri clorid 0,9% vì có hai mẫu cho hiệu suất gần bằng 0
3.4.2 Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp đến hiệu suất tổng hợp 18 F-NaF
Kết quả khảo sát cho thấy với thời gian tổng hợp giảm từ 20 phút xuống còn 15 phút làm tăng hiệu suất gần 4% Tuy nhiên khi giảm thời gian tổng hợp xuống còn 10 phút, hiệu xuất chỉ còn chưa tới 3% Cả 3 mẻ với thời gian tổng hợp 10 phút sau khi được kiểm tra đều cho thấy cột QMA bị
Trang 1311
nứt vỡ Điều này cho thấy tốc độ vận chuyển dung môi tăng lên đồng nghĩa với thời gian tổng hợp giảm xuống có ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất tổng hợp Trong thí nghiệm trên thiết bị của nhóm nghiên cứu cho thấy thời gian tổng hợp 15 phút cho hiệu suất cao nhất
3.4.3 Điều chế 18 F-NaF thu được ở quy mô 100 mCi/mẻ
Khi bắn bia nước giàu oxy-18 ở mức năng lượng 18 MeV, cường độ chùm tia ổn định ở mức 35 đến 36,5 µA và thời gian bắn bia trong 5 phút, quy trình tổng hợp sử dụng 3 ml NaCl 0,9% và 5 ml nước cất dùng để rửa
và thời gian tổng hợp là 15 phút lượng 18F-NaF thu được là 89,84 ±3,87 mCi với hiệu suất kết thức tổng hợp (EOS) là 83,65 ±2,20% và hiệu suất tổng hợp hiệu chỉnh về thời điểm kết thúc bắn bia (EOB) là 92,44 ±2,40%
3.4.4 Quy trình chế 18 F-NaF quy mô 1000 mCi/mẻ
c)Quy trình điều chế
• Vô trùng hotcell tổng hợp và chia liều
• Chuẩn bị nguyên vật liệu, hoạt hóa các cột trao đổi ion, lắp đặt kít vào module tổng hợp, lắp kít chia liều
• Khởi động máy gia tốc, nạp nước giàu 18O vào bia
Trang 1412
• Gia tốc chùm proton ở năng lượng 18 MeV, cường độ chùm tia duy trì
35 đến 36,5 µA, thời gian bắn bia trong 30 phút
• Kết thúc bắn bia, nhấn nút vận chuyển nước giàu 18O có chứa 18F sang hotcell có đặt module tổng hợp 18F-NaF
• Nhấn biểu tượng “Start” trên màn hình giao diện chương trình tổng hợp 18F-NaF trên máy tính Quá trình này sẽ tự động kết thúc sau 15 phút
• Chia liều cho kiểm nghiệm, các thí nghiệm khác
• Toàn bộ quá trình chuẩn bị, bắn bia, tổng hợp, chia liều, kiểm nghiệm được giám sát chặt chẽ về an toàn bức xạ
d) Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng DCPX 18 F-NaF
Các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng theo USP 2020:
Tính chất: Trong suốt, không màu, không hat; pH: 4,5 – 8,0; Chu kỳ bán rã: 105 – 115; Phổ gamma: Xuất hiện đỉnh 511 keV hoặc có thể có cả đỉnh 1022 keV và độ tinh khiết hạt nhân ≥ 99,5%; độ tinh khiết hóa phóng
xạ ≥ 95%; Edotoxin ≤ 175/V EU/ml; Vô khuẩn: Phải vô khuẩn
3.5 Khảo sát mối tương quan thời gian bắn bia và hoạt độ phóng xạ của 18 F-NaF
Chúng tôi sử dụng công thức điều chế, các thông số kỹ thuật và quy trình điều chế đã được khảo sát ở quy mô 100 mCi/mẻ để tiến hành khảo sát thời gian tổng hợp và hoạt độ phóng xạ của sản phẩm 18F-NaF tạo ra Hoạt
độ phóng xạ tuyến tính với thời gian bắn bia từ 15 đến 30 phút và với 30 phút bắn bia đủ tạo ra khoảng 1000±100 mCi NaF/mẻ
Sản phẩm 18F-NaF sau khi tổng hợp 8 giờ không có sự thay đổi về màu sắc, pH Tỷ lệ sai lệch thời gian lưu giữa mẫu 18F-NaF và mẫu chuẩn NaF đều < 2%, yêu cầu ≤5% T1/2 từ 105 – 115 phút, độ tinh khiết HPX >