Xây dựng công thức điều chế 18F-NaF tự động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế dược chất phóng xạ 18f naf cho pet CT TT (Trang 25 - 26)

• Đã thiết kế, chế tạo được bộ kit và module điều khiển tự động hoàn toàn quá trình điều chế 18F-NaF.

• Đã khảo sát được các yếu tố về công thức và thông số kỹ thuật như tỷ lệ sử dụng dung dịch NaCl 0,9% và nước cất cũng như thời gian tổng hợp ảnh hưởng đến hiệu suất điều chế 18F-NaF. Đã chuẩn hóa được phương pháp xác định độ tinh khiết hóa phóng xạ trên HPLC và xác định được độ pha loãng mẫu 18F-NaF phù hợp với test thử nhanh nội độc tố vi khuẩn trên máy PTS Endosafe và khảo sát độ ổn định của

18F-NaF trong thời gian 8 giờ kể từ khi kết thúc tổng hợp ở 20 – 250 C

• Đã xây dựng được tiêu chuẩn chất lượngcho 18F-NaF theo USP 2020.

2. Đánh giá tiền lâm sàng của 18F-NaF trên động vật

• Đã khảo sát được sự phân bố DCPX 18F-NaF trong các cơ quan, tổ chức trên chuột nhắt trắng và cho thấy, 18F-NaF tập trung nhiều vào hệ xương, sự thay đổi tỷ lệ 18F-NaF hấp thu giữa cơ và xương từ đó cho thấy thời gian bắt đầu xạ hình PET/CT nên thực hiện từ 45-60 phút sau khi tiêm thuốc.

• Đã tiến hành so sánh bán định lượng hoạt độ phóng xạ 18F-NaF trên hình ảnh PET/CT ở thỏ thực nghiệm theo thời gian qua chỉ số SUVmax được thực hiện 45 phút sau khi tiêm thuốc cho thấy DCPX tập trung chủ yếu ở xương và bàng quang.

• Đã tiến hành so sánh hình ảnh xạ hình xương giữa phương pháp truyền thống là 99mTc-MDP SPECT và 18F-NaF PET/CT cho thấy cho thấy độ tập trung phóng xạ của cả 2 phương pháp đều ở xương và bàng quang nhưng với kỹ thuật 18F-NaF PET/CT cho ảnh có độ phân giải

24

cao hơn, hình ảnh khung xương rõ ràng và sắc nét hơn hình ảnh 99mTc-

MDP SPECT.

• Đã tiến hành đánh giá độc tính cấp của DCPX 18F-NaF trên chuột nhắt trắng với liều gấp 100 lần qui đổi ra liều sử dụng trên người, kết quả cho thấy với liều này vẫn chưa gây độc cho chuột ngay khi tiêm thuốc 24 giờ và sau 14 ngày.

B.ĐỀ XUẤT

• Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề nghị tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng để phát triển kỹ thuật xạ hình 18F-NaF

PET/CT giúp cho các nhà lâm sàng có thêm công cụ chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

• Nghiên cứu, phát triển, bào chế các DCPX khác có đánh dấu với nhân phóng xạ 18F-fluorid như 18F-FCH, 18F -FLT, 18F -FMISO, 18F -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế dược chất phóng xạ 18f naf cho pet CT TT (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)