1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay

141 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương về đẩ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC TÙNG

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC TÙNG

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Doãn Thị Chín

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày…… tháng… năm 20…

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QUTW : Quân ủy Trung ƣơng

QĐNDVN : Quân đội nhân dân Việt Nam VLSQSVN : Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỢ VIỆT NAM- NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 9

1.1 Khái niệm phong cách và phong cách Hồ Chí Minh 9

1.2 Những nội dung cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh 14

1.3 Tầm quan trọng và quan niệm học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên hiện nay 37

Chương 2: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN 52

2.1 Những yếu tố tác động đến việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 52

2.2 Thực trạng học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 54

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 74

3.1 Phương hướng đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thời gian tới 74

3.2 Giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập và làm thep phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thời gian tới 77

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 116 TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt suất - “Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân và non sông đất nước ta” Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một tài sản tinh thần vô giá, trong đó có tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một bộ phận của nền văn hoá dân tộc

Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là ba mặt có liên quan chặt chẽ với nhau Tư tưởng có vai trò chỉ đạo đối với đạo đức, phong cách, đồng thời đạo đức, phong cách lại hiện thực hóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ

Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương về đẩy

mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, trong hệ thống chính trị và nhân dân; việc học tập và làm theo đã thực sự trở thành một yêu cầu bức thiết, một cuộc vận động chính trị to lớn trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân với nhiều nội dung phong phú và thiết thực

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam là cơ quan khoa học đầu Ngành Lịch

sử Quân sự toàn quân; có chức năng tham mưu, đề xuất cho Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác Lịch sử quân sự; thực hiện quản lý Nhà nước về công tác Lịch sử quân sự; chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong toàn quân thực hiện kế hoạch công tác lịch

sử quân sự Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo nghiên cứu Lịch sử quân sự, trực tiếp là yêu cầu xây dựng Viện chính qui, tiên tiến, mẫu mực, hơn bao giờ hết đòi hỏi đội ngũ cán

Trang 7

bộ, đảng viên của Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung

và học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nói riêng

Trong những năm qua, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực và phong cách thực hiện các nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng Tuy nhiên, việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh vẫn còn có những hạn chế nhất định, không ít tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh; sự chuyển biến về phương pháp, tác phong công tác của một số lực lượng còn hạn chế; nhiều chi bộ, đơn vị chưa có các giải pháp mang tính đột phá trong đẩy mạnh học tập và làm theo; việc lựa chọn các mục tiêu phấn đấu, cụ thể hoá tiêu chí phấn đấu và xác định các biện pháp làm theo chưa có trọng tâm, trọng điểm, có chỗ còn biểu hiện hình thức, nội dung chưa đi sâu

và gắn sát với chức trách, nhiệm vụ, cương vị công tác được giao… Vì vậy,

tôi chọn đề tài “Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ, ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và phong cách

Hồ Chí Minh nói riêng đã có rất nhiều các công trình khoa học có giá trị, nghiên cứu khá công phu và sâu sắc Tiêu biểu có thể kể đến những công trình sau:

2.1 Những công trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định rõ yêu

cầu phải đổi mới phương pháp làm việc, xây dựng “phong cách làm việc

Trang 8

Lêninnit”của Đảng Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI trở đi, khái niệm

phong cách đã được sử dụng ngày càng phổ biến, gần như thay thế cho khái niệm phương pháp Trong những năm gần đây, một số đồng chí lãnh đạo cấp cao và nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề phong cách Hồ Chí Minh Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp là những người đã viết nhiều về

Hồ Chí Minh, trong đó vấn đề phong cách Hồ Chí Minh đã được đặt ra và xem xét một cách thích đáng

Giáo sư Đặng Xuân Kỳ trong tác phẩm “Phương pháp và phong cách

Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu, phân tích, luận giải và chỉ ra những đặc trưng

cơ bản, những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh, đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về phong cách Hồ Chí Minh

Cuốn sách “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” do Đặng Xuân

Kỳ (chủ biên), được Nxb Lý luận chính trị tái bản năm 2004 cũng đã đề cập đến những nét đăc trưng trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh và lý giải cho những nét đặc trưng trong phong cách tư duy của Người

Cuốn sách “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Đỗ Hoàng Linh và

Vũ Kim Yến, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2014 đã giới thiệu những nội dung cơ bản về hệ thống phong cách Hồ Chí Minh

Bài viết của tác giả Ánh Hồng đăng trên Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và

Dư luận, số 167 năm 2004, trang 11, 12 với tựa đề “Phong cách Hồ Chí Minh” cũng đã chỉ ra những đặc trưng nổi bật trong các phong cách tư duy,

phong cách làm việc, phong cách diễn đạt

Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Mạch Quang Thắng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 2017

Trong chương 3 tác giả đưa ra khái niệm và trình bày, phân tích những nội dung chủ yếu phong cách Hồ Chí Minh

Trang 9

2.2 Những công trình nghiên cứu về việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh

Trần Văn Phòng (2000) “Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh”,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Ngoài ra, xung quanh phong cách Hồ Chí Minh, trên các báo, tạp chí và công trình khoa học đã có khá nhiều bài viết được đăng tải Các công trình này đã góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và đề xuất nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ nhiều vấn đề về phong cách của Người Tiêu biểu như:

Lưu Văn Ngọc (2009), Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ chính trị viên các trung đoàn bộ binh ở Quân khu 2 hiện nay, Luận

văn chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện chính trị, Hà Nội;

Công trình: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện

khoa học tổ chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998

Công trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ”, của

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2006

Cuốn sách: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Phó giáo sư, tiến

sĩ Nguyễn Thế Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010

“Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh” - cuốn sách do Trần Văn

Phòng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001 đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả bàn về phong cách tư duy Hồ Chí Minh Cuốn sách đề cập đến hai nội dung lớn là các đặc trưng, bản chất phong cách tư duy của Người và xây dựng phong cách tư duy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý

Trang 10

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung cũng đã có những nghiên cứu về phong cách tư duy và việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo Hồ Chí Minh

trong cuốn sách: “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2010

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh” do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng và Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức, Nxb Thông Tin và Truyền thông - 2016 đã tập hợp những bài tham luận, báo cáo về việc thực hiện học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện cuộc vận động này

Bài viết của tác giả Bùi Đình Phong in trên tạp chí Di sản văn hóa số 2 -

2005 từ trang 36-38 với tiêu đề “Phong cách Hồ Chí Minh một giá trị di sản văn hóa dân tộc” cũng đã đề cập đến nội dung phong cách của Người và các giá

trị của phong cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay

Tác giả Trần Quang Tám với cuốn sách “Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và những bài học đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân”, Nxb

Công an nhân dân, 2015

Cuốn sách “Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh” Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội - 2005 của hai tác giả Đại tá Nguyễn Hữu Đức và Tiến sỹ Lê văn Yên ( đồng chủ biên) cũng đã bàn đến phong cách tư duy Hồ Chí Minh

Ngoài ra, trên các báo, tạp chí và công trình khoa học đã có khá nhiều bài viết được đăng tải bàn về phong cách làm việc Hồ Chí Minh Các công trình đó đã góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và nhiều nội dung quan trọng làm

sáng tỏ về phong cách làm việc của Người, đó là: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Xuân Khanh, Tạp chí Khoa học, số 5/

Trang 11

2006, tr 22 - 25; “Học tập tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

của tác giả Nguyễn Anh Minh, Tạp chí Cộng sản, số 2/ 2007, v.v

Các công trình này đã góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và đề xuất nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn về phong cách

Hồ Chí Minh Tuy nhiên, phần lớn các công trình chỉ tiếp cận, đi sâu nghiên cứu, luận giải về một trong những mặt chủ yếu tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh của một đối tượng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy hay học viên cụ thể

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán

bộ, đảng viên nói chung và ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng

Vì vậy, đi sâu nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết và là việc làm có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, là động lực trực tiếp và là

cơ sở khoa học để góp phần xây dựng, phát triển và hoàn thiện động cơ, mục đích và thái độ học tập, nghiên cứu đúng đắn; phương pháp học tập, nghiên cứu

và công tác khoa học, sáng tạo, hiệu quả Thông qua đó góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới; đồng thời thiết thực góp phần thực hiện có chất lượng, hiệu quả cuộc vận động

“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn quân nói chung và Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh và học tập, làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

- Khảo sát, đánh giá thực trạng học tập và làm theo phong cách Hồ Chí

Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam những

năm vừa qua

- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt mạnh trong học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán

bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của

cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh học tập và làm

theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

- Đối tƣợng điều tra, khảo sát chủ yếu là cán bộ, đảng viên đang công tác ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, kết hợp thu thập, tham khảo tƣ liệu, số liệu báo cáo sơ kết, tổng kết có liên quan đến đề tài của các cơ quan chức năng từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận

Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác -

Trang 13

Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong cách Hồ Chí Minh

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gíc, lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn góp phần luận giải quan niệm, nội dung, hình thức, biện

pháp học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở

Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

- Trên sơ sở tổng kết những kinh nghiệm có giá trị chỉ đạo thực tiễn, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cho lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, giảng dạy, giáo dục chính trị

cho cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 14

Chương 1 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN

BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỢ VIỆT NAM-

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

1.1 Khái niệm phong cách và phong cách Hồ Chí Minh

1.1.1 Khái niệm phong cách

Phong cách bao giờ cũng gắn với một con người hoặc một cộng đồng người cụ thể Phong cách được hiểu theo hai nghĩa sau đây:

Theo nghĩa hẹp, phong cách là cách thức riêng của một tác giả, của một nghệ sĩ, thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật của mình Đó là những biểu hiện mang tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, cùng với những đặc điểm thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên những giá trị độc đáo của tác giả, của nghệ sĩ

Theo nghĩa rộng, phong cách là phong thái, phong độ và phẩm cách ổn định của một người nào đó, được thể hiện trong các hoạt động của chủ thể, tạo nên những đặc trưng riêng, những giá trị riêng Nói cách khác, phong cách được hiểu như là các nguyên tắc điều chỉnh hành vi của một người nào đó và trở thành thói quen, thành nền nếp ổn định trong tư duy, trong nói năng, trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng ngày của chủ thể

Theo Từ điển Tiếng Việt, phong cách là: “Sự thể hiện ra bên ngoài những thuộc tính tương đối ổn định, bên trong của con người, đó là cung cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử thường lặp đi, lặp lại, thể hiện nét riêng của mỗi người” Phong cách có tính hệ thống, tương đối ổn định, là đặc điểm

riêng độc đáo trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của một người, một nhóm người nhất định

Như vậy, phong cách là tổng hợp những hoạt động có ý thức, được rèn luyện thành nền nếp, tương đối ổn định của một người, một lớp người, hay

Trang 15

một cộng đồng người, tạo nên dấu ấn riêng, có giá trị xã hội, được biểu hiện trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người

Dù hiểu theo theo Từ điển, nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, thì phong cách

bao giờ cũng là cái riêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định và phản ánh nét đặc trưng của một con người cụ thể Phong cách không phải là cái bẩm sinh,

có sẵn mà được hình thành từ sự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng của chủ thể Phong cách của mỗi người bao giờ cũng là sản phẩm tổng hoà của những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định; được tạo nên bởi các nhân

tố như: truyền thống văn hoá, lối sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân…, luôn mang tính ổn định và được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của chủ thể

Phong cách gắn liền với đời sống của mỗi người, cộng đồng người, gắn chặt với thói quen, tập quán, truyền thống, văn hóa, chịu sự tác động bởi môi trường sống, làm việc Phong cách của mỗi người mang dấu ấn cá nhân rõ nét, chịu sự chi phối bởi phong cách tập thể, phong cách của cộng đồng, nhưng cũng tác động lại phong cách của tập thể và phong cách cộng đồng

Phong cách được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của con người Trong đó, tác phong làm việc, tác phong công tác, tác phong sinh hoạt chỉ là những bộ phận của phong cách con người nói chung Khi nói đến tác phong chủ yếu là nói đến cách sống, cách sinh hoạt, lề lối làm việc Còn nói đến phong cách là nói đến nét riêng, đặc trưng được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của mỗi con người

Khi nghiên cứu phong cách cần chú ý những vấn đề sau:

Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị… ở các thời kỳ phát triển của lịch

sử Do đó phong cách người Việt Nam khác phong cách người Trung Hoa, người Nga hay người Mỹ, người Pháp… Ngay trong một quốc gia, phong

Trang 16

cách của các dân tộc cũng khác nhau, các vùng miền cũng khác nhau Ở Việt Nam, phong cách người miền Bắc khác phong cách người miền Nam

Đối với từng người, phong cách của họ cũng chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội nhất định của nơi mà họ sinh ra và lớn lên, những đặc điểm về truyền thống dòng tộc, thói quen sinh hoạt vùng, miền, gia đình… tác động rất sâu sắc vào phong cách cá nhân và mạng dấu ấn rất riêng của bản thân người đó, ở cùng hoàn cảnh như nhau nhưng phong cách ở từng người bao giờ cũng khác nhau

Phong cách có liên quan và chịu sự phụ thuộc rất sâu sắc vào thế giới quan và nhân sinh quan của từng người Xuất phát từ nhân sinh quan, thế giới quan mà người đó có những suy nghĩ, những việc làm của riêng mình, tạo nên phong cách của bản thân mình

Đạo đức của mỗi người là nhân tố trung tâm tạo nên cốt lõi phong cách của họ Đạo đức chi phối mạnh mẽ vào suy nghĩ, nói năng, cử chỉ và hành động thường ngày của mỗi con người Đó là nhũng cơ sở hình thành nên phong cách của họ

Tác phong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người là sự thể hiện bên ngoài của phong cách Vì vậy có thể coi tác phong là bộ phận của phong cách Từ tác phong của từng người mà ta có thể nhận ra sự khác nhau của người này so với người kia

1.1.2 Khái niệm phong cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà lãnh đạo kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, Người đã để lại một trong những di sản quý báu là: Tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời và phong cách mẫu mực Phong cách Hồ Chí minh thấm đượm tính dân tộc, khoa học, cách mạng, cao

cả và thiết thực, mang đạm dấu ấn riêng của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ

Trang 17

Khái niệm “Phong cách Hồ Chí Minh” được Đại hội VII của Đảng đề cập khi xác định: “Phải tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

ta những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [1, tr.120] Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú về toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Người

Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị

đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ, từ tư duy đến hành động: phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết… Trên cơ sở những công trình nghiên cứu

đó, có thể định nghĩa phong cách Hồ Chí Minh như sau: Phong cách Hồ Chí Minh được hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giá trị, những nét riêng biệt và những đặc điểm thể hiện tính ổn định trong các lĩnh vực hoạt động của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành: Phong cách tư duy; phong cách diễn đạt; phong cách làm việc; phong cách ứng xử; phong cách sinh hoạt Những mặt chủ yếu này đã tạo thành một hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, được thể hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống của Người, để Hồ Chí Minh thực sự trở thành một con người toàn vẹn, với một cuộc sống trọn vẹn

Theo đó, phong cách Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách, được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong hoạt động lý luận và thực tiễn cách mạng của Người, biểu hiện ra trong

tư duy, trong diễn đạt, trong làm việc, trong ứng xử và trong sinh hoạt hàng ngày tạo nên sự khác biệt và những giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trang 18

Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị,

mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, không tách rời tư tưởng, đạo đức của Người, thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt của người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một

nhà văn hóa kiệt xuất, có đạo đức trong sáng và đậm tính nhân văn nhưng rất giản dị, gần gũi, thường nhật Do đó, đề cập tới khái niệm phong cách Hồ Chí Minh, cần lưu ý một số vấn đề như:

Đây là phong cách rất mẫu mực của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, rất vĩ đại nhưng giản dị, gần gũi, thường ngày, gắn với từng hành động, việc làm cụ thể của Hồ Chí Minh suốt đời vì nước, vì dân

Phong cách Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ và là biểu hiện thiết thực, cụ thể, sinh động nhất tư tưởng, đạo đức, phương pháp cách mạng của Người, gắn với lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và của cả dân tộc, một chiến sỹ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị đặc trưng, độc đáo, không thể trộn lẫn, là phong cách của người Việt Nam, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc: yêu nước, thương nòi, đoàn kết cộng đồng, trọng nghĩa vẹn tình của dân tộc Việt Nam Đó là phong cách của một nhà văn hóa lớn của thế giới, của một vĩ nhân, luôn sống vì nghĩa lớn, với tâm trong sáng, đức cao đẹp, trí mẫn tiệp, hành xử mực thước, luôn vì dân và gần gũi gắn bó với nhân dân

Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho chúng ta Phong cách của Người không chỉ mang tính truyền thông và hiện đại, dân tộc và thời đại, khoa học và cách

Trang 19

mạng, là tấm gương mẫu mực, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng, mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng, mà là tấm gương

để mọi người học tập, làm theo Không phải chỉ để người Việt Nam, từ lao động chân tay đến trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm thây ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây cảm thây gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, gồm nhiều yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo logic đi từ những suy nghĩ (phong cách tư duy) đến việc nói và viết (phong cách diễn đạt), biểu hiện qua hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày)

Việc xác định hệ thống phong cách Hồ Chí Minh xuất phát từ những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú của Người - một người đã sống ở nhiều nơi, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau Trong phong cách Hồ Chí Minh, không phải chỉ có những gì thuộc về dân tộc mà còn có cả nhân loại, không phải chỉ có quá khứ mà còn có cả hiện tại và tương lai Phong cách Hồ Chí Minh cũng được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau: khi còn ở trong nước, khi tìm thấy con đường cứu nước, khi trở thành lãnh tụ của Đảng và của dân tộc

1.2 Những nội dung cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị nêu rõ: Phong cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của

Trang 20

Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hoá kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày Đó là: phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại, độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt

lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương

1.2.1 Phong cách tư duy

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với

thực tiễn Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là những nguyên tắc, lề lối mà

Người sử dụng để tiến hành các thao tác chủ quan hóa cái khách quan nhằm rút ra những nhận định, kết luận; những luận điểm, quan điểm, tư tưởng để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Phong cách tư duy Hồ Chí Minh có những biểu hiện đặc trưng chủ yếu sau:

Cách tư duy độc lập của Hồ Chí Minh nghĩa là Người không lệ thuộc,

bắt chước hay dập khuôn máy móc một quan điểm, tư tưởng nào, mà luôn tự mình suy nghĩ tìm cách để hiện thực hóa mục tiêu đầy tính nhân văn, nhân đạo là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự

do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [51, tr.187]

Cách tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh nghĩa là Người luôn làm chủ

tư duy và tư tưởng của mình, không chịu sự chi phối của bất kỳ một định chế, một quan điểm tư tưởng, hay một cá nhân, tổ chức nào và luôn chủ động điều chỉnh tư duy cho phù hợp với diễn biến và đòi hỏi của hiện thực Người sẵn sàng từ bỏ cái mà được thực tiễn chứng minh là cũ, là lỗi thời, lạc hậu, dám

đề xuất cái mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống

Trang 21

Cách tư duy luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn của Hồ Chí Minh

được thể hiện ở thực tiễn luôn là điểm xuất phát của hoạt động tư duy và mọi hoạt động tư duy của Người đều hướng tới cải tạo thực tiễn Việt Nam Chính từ thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp theo các

hệ tư tưởng khác nhau và sự bế tắc về con đường cứu nước đã thôi thúc Hồ Chí Minh suy nghĩ đến việc tìm một con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc

Nhờ có tư duy độc lập, tự chủ, ngay lần đầu tiên đặt chân lên nước Pháp, Hồ Chí Minh đã phát hiện thấy có hai nước Pháp: một nước Pháp của những kẻ giàu có, của bọn tư bản đế quốc thực dân và một nước Pháp của những người vô sản, những người lao động nghèo khổ Khi nhìn thấy cuộc sống của những người da đen, những người lao động cùng khổ ở châu Phi, ở

Mỹ, ở những nơi đã đi qua, Người thấy số phận của những người cùng khổ trên thế gian này đều giống nhau, còn bọn tư bản, đế quốc thực dân ở mọi nơi đều tàn bạo như nhau Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã cảm nhận sâu sắc chỉ có tình hữu ái vô sản là thật mà thôi, và tình hữu ái ấy là hết sức cần thiết cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa chống kẻ thù chung

Tư duy độc lập, tự chủ của Hồ Chí Minh đã làm cho suy nghĩ của Người rất nhanh chóng có sự khác biệt với suy nghĩ của Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường về con đường cứu nước, tuy cả ba người đều có lòng yêu

nước sâu nặng Cuối cùng, Hồ Chí Minh là người tán thành Quốc tế , tham

gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường Cách mạng Tháng Mười Nga Còn Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường thì dừng lại ở chủ nghĩa cải lương, mà chính các ông sau này đã thừa nhận thất bại

Tinh thần độc lập, tự chủ của tư duy Hồ Chí Minh đã có bước phát triển nhảy vọt khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin Từ đây, độc lập, tự chủ

Trang 22

mới thực sự đi đến sáng tạo Cũng từ đây, trình độ tư duy của Người đã đạt đến độ chín để có thể đối chiếu, so sánh, lựa chọn và tổng hợp những cứ liệu mà thực tiễn Việt Nam đã cung cấp, những kinh nghiệm mà cuộc sống

đã đem lại, những tư tưởng của những người đi trước đã gợi mở, để từ đó

đi đến những kết luận mới, những tư tưởng mới Đó là hệ thống những luận điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam - từ đường lối đến phương pháp cách mạng; từ chiến lược đến sách lược; từ xây dựng Đảng lãnh đạo đến xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; từ xây dựng kinh tế, chính trị đến văn hóa, đạo đức, con người Đó là tư tưởng đoàn kết quốc tế gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn dân tộc Việt Nam với thời đại, kết hợp nội lực với ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng họp to lớn của cách mạng Việt Nam

Từ tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh không phải chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn phát triển học thuyết cách mạng

và khoa học ấy bằng những luận điểm mới Ví dụ: chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn, động lực vĩ đại và duy nhất của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; khi cách mạng giành được thắng lợi thì chủ nghĩa dân tộc ấy nhất định sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế; cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

và quay trở lại giúp cho người anh em vô sản ở chính quốc làm cách mạng vô sản thắng lợi Cũng từ đó, Hồ Chí Minh xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam

là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; chủ nghĩa Mác đã được hình thành trên một cơ sở lịch sử nhất định, đó là lịch sử châu Âu, nhưng châu Âu chưa phải là toàn thế giới, vì vậy, chúng ta có thể xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng

cố nó bằng dân tộc học phương Đông…

Trang 23

Tại sao Hồ Chí Minh lại có được phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo như vậy? Đó là do:

Mọi suy nghĩ của Hồ Chí Minh đều lấy thực tế Việt Nam gắn với những biến đổi của thế giới, của thời đại làm điểm xuất phát, lấy cải tạo hiện thực Việt Nam làm mục tiêu

Hồ Chí Minh là người không ngừng mở rộng tư duy, nghiên cứu những

tư tưởng, học thuyết đã có, những kinh nghiệm thành bại của phong trào yêu nước Việt Nam và các cuộc cách mạng các nước; luôn so sánh, lựa chọn và tìm ra cái mới

Người nắm vững linh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật để vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết cách mạng và khoa học

ấy vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; tránh giáo điều, bảo thủ

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh đã đưa đến những tư tưởng phản ánh đúng những quy luật vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, vì vậy, những tư tưởng ấy đã mở đường cho cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên phía trước

1.2.2 Phong cách diễn đạt

Mỗi người đều có phong cách diễn đạt của mình bằng nói và viết Nhờ

đó, tư tưởng có thể giao lưu không phải chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp, vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian Cũng nhờ đó mà tư tưởng của những vĩ nhân vẫn còn lại mãi với đời

Với những cương vị khác nhau và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau, Hồ Chí Minh đã viết và nói với nhiều đối tượng khác nhau và được diễn đạt bằng

nhiều thể loại rất phong phú, đa dạng Về đối tượng, bao gồm từ công nhân,

nông dân, những người lao động bình thường ít học đến những trí thức, các nhà bác học, văn nghệ sĩ, chính khách, những người đứng đầu các nhà nước, các tổ chức quốc tế, các đảng phái, các tôn giáo Còn thể loại người thường

Trang 24

dùng thì có chính luận, báo chí, truyện ký, thơ ca … Từ những bài nói, bài

viết của Hồ Chí Minh, có thể thấy phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh được thể hiện qua việc xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết,

từ đó tìm cách nói, cách viết cho đúng chủ đề, cho phù hợp với đối tượng, nhằm đạt mục đích đã đề ra

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), bài Cách viết (1953), bài

nói tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam, bài nói tại Hội nghị tuyên truyền miền núi (1958) cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã đặt ra 4 vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho việc nói và viết:

1) Nói, viết cái gì?

2) Nói, viết cho ai?

3) Nói, viết để làm gì?

4) Nói, viết như thế nào?

Nói, viết cái gì là phải xác định rõ chủ đề khi nói, khi viết Nói, viết cho ai là nhằm vào đối tượng nào Nói, viết để làm gì là định rõ mục đích của nói và viết nói, viết như thê nào là cách thể hiện bằng thể loại, bằng văn

tự phù hợp Chủ đề, đối tượng, mục đích quyết định cách thể hiện Cách thể hiện làm cho nội dung nói và viết đúng chủ đề, đúng đôi tượng và đạt mục đích nói và viết nếu không xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích và tìm được cách thể hiện phù hợp thì mọi bài nói, bài viết đều không có tác dụng

và trở thành vô nghĩa

Hồ Chí Minh đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt Nam; về phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân thế giới; về những vấn đề mà thời đại đang đặt ra; và như Người đã nêu rõ, tất cả đều nằm trong một chủ đề bao trùm nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người nói và viết cho nhiều đối tượng khác nhau: những đại

Trang 25

biểu của chủ nghĩa thực dân đế quốc, nhân dân các nước thuộc địa, giai cấp

vô sản và những người lao động ở "chính quốc", những người tiến bộ và có lương tri trên toàn thế giới Đó là nhân dân ở các nước anh em cùng chung sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là những bạn bè, đồng chí ở khắp năm châu Và chủ yếu nhất, đó là nhân dân Việt Nam với nhiều giai tầng khác nhau, với các thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa khác nhau, mà số đông là công - nông - binh

Đối với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, Người nói và viết nhằm mục đích vạch trần và tố cáo tội ác của chúng với những chứng cứ không thể chối cãi, những lý lẽ không thể bác bỏ Đối với những đối tượng là người nước ngoài, những bài nói, bài viết của Người đều nhằm thuyết phục bằng những sự thật

rõ ràng, những chân lý hiển nhiên, những lẽ phải thông thường để mọi người đổng tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam Còn đối với nhân dân Việt Nam, Người nói và viết là nhằm giáo dục, giải thích, cổ động, nhắc nhở

để mọi người hiếu được, nhớ được và làm được những gì thuộc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Sự đa dạng của các chủ đề, đối tượng và mục đích đã dẫn đến sự phong phú của cách thể hiện Nhưng sự phong phú của cách thể hiện lại tạo thành những đặc trưng mà mọi người đều có thể tìm thây trong cách nói, cách viết của Hồ Chi Minh

Những đặc điểm trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh

- Chân thực: Trong tất cả các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, mọi sự

kiện được nêu ra đều phản ánh đúng sự thật Bảo đảm tính chân thực, tính chính xác là yêu cầu đầu tiên mà Người đặt ra khi nói, khi viết Chính tính chân thực

đã làm cho những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục cao đối với người nghe, người đọc Để có được tính chân thực trong nói và viết, Người

đã chỉ rõ phải tiến hành công việc điều tra, nghiên cứu tình hình, thu thập tài liệu

Trang 26

rất công phu bằng các hình thức: nghe, hỏi, thấy, xem, ghi chép

Người thường phê phán những hiện tượng thiếu chính xác, thiếu chân thực, thói giả dối khi viết, khi nói với quần chúng hoặc khi báo cáo với cấp trên của cán bộ, đảng viên cũng như của các tố chức đảng và nhà nước: "Báo cáo phải thật thà, gọn gàng, rõ ràng, thiết thực Những tài liệu và con số phải phân tích và chứng thực Không nên hàm hồ, bèo nhèo Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết Không nên nói ẩu" Viết "phải đúng sự thật Không được bịa ra" "Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết", "khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn"

- Ngắn gọn: Đây là một đặc điểm rất nổi bật trong cách nói, cách viết của

Hồ Chí Minh Theo Hồ Chí Minh, ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu có đuôi, có nội dung, thiết thực, thâm thía, chắc chắn, là cô đọng, hàm súc, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch

Người đã nhiều lần nhắc nhở, phê bình cán bộ, đảng viên về bệnh ba hoa, nói, viết vừa dài vừa rỗng, về cách viết, cần tránh lối viết "rau muống", lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như "chắt chắt vào rừng xanh" Về cách nói, cần đi thẳng vào những vấn đề mà quần chúng đang quan tâm, đối tượng nghe đang cần biết, cần hiểu, cần làm Tránh lối nói "mênh mông trời đất", "nói bao la thiên địa", "nói gì đâu đâu", "nói không biết đường ra" trong các cuộc hội họp, mít tinh làm cho người nghe phải chán ngán

- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu: Trong sáng về ý tưởng và văn phong;

giản dị trong cách trình bày, thể hiện; dễ hiểu đôi với người nghe, người đọc -

đó cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh

Muốn nói, viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải học cách nói, cách nghĩ của quần chúng Quần chúng không

Trang 27

phải chỉ là một số cá nhân riêng lẻ, mà là số đông các tầng lớp nhân dân Phải thấy được cái tinh túy trong cách nói, cách nghĩ của số đông ấy để học: đó là cách nói giản dị, thiết thực, rõ ràng, mộc mạc và chân thực, suy nghĩ của người này đi thẳng đến suy nghĩ của người khác; không màu mè, lắt léo, quanh co Tục ngữ, ca dao, câu vè, truyện kể là sự thể hiện tiêu biểu nhất của cách nói, cách nghĩ của quần chúng nhân dân đã được đúc kết trong trường kỳ lịch sử Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên: "Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng Tục ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được Vì cách nói của dân chúng rất đầy

đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói, khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực"[53, tr.341]

Để nói, viết trong sáng, giản dị, dễ hiểu, Hồ Chí Minh còn chỉ ra một căn bệnh cần phải chống, đó là bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính

dùng chữ nước ngoài Bệnh này đưa đến hai cái hại: một là, làm cho quần chúng không hiểu; hai là, làm vẩn đục, làm hỏng ngôn ngữ của dân tộc

Những điều căn dặn của Hồ Chí Minh về cách nói, cách viết không bao giờ mất đi ý nghĩa đối với việc rèn luyện phong cách diễn đạt của các thế hệ cán bộ, đảng viên hôm nay và mai sau

1.2.3 Phong cách làm việc

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh có những đặc điểm rất phong phú Dưới đây là ba đặc điểm chủ yếu nhất, cũng có thể gọi là ba phong cách làm việc chủ yếu nhất

1.2.3.1 Phong cách làm việc quần chúng

Phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, khẳng định sức mạnh của quần chúng: "Đây thuyền

Trang 28

cũng là dân, lật thuyền cũng là dân"; "lật thuyền mới thấy dân như nước"

Nó cũng gắn liền với những tư tưởng, văn hóa phương Đông, dân là gốc (dân

vi bản); quan điểm duy vật lịch sử, "quần chúng nhân dân làm nên lịch sử"

Đây là đặc điểm quan trọng hàng đầu của phong cách làm việc Hồ Chí Minh Phong cách quần chúng được thể hiện bằng những hành động cụ thể: sâu sát, tin yêu, tôn trọng, học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của quần chúng; giáo dục, thuyết phục, lãnh đạo, tổ chức, nêu gương Người thường đến với quần chúng một cách tự nhiên, bình dị, không cần nghi thức, không muôn tiền hô hậu ủng, đón tiếp linh đình Người luôn khẳng định: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" Đó là cơ sở và là sự thể hiện "đường lối quần chúng" của Người Người thường căn dặn: Cán

bộ, đảng viên có học dân thì mới giáo dục được dân; có yêu dân, kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình Làm cho dân kính, dân tin, dân yêu, dân phục là vấn đề thuộc về lòng người Ỷ vào quyền lực đối xử với dân (như coi thường, ức hiếp, cưỡng bức dân ) chỉ có thể làm cho dân sợ, dân ngại, dân xa lánh và khinh ghét, chứ không thể giành được sự tin yêu, kính phục của dân

Phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh thể hiện trong vai trò người lãnh đạo luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên, lên trước Đó là phương châm hành động "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh" [52, tr.51] Người luôn nghĩ về việc chung, đặt lợi ích chung lên trên, lên trước, vì lợi ích của nhân dân để tổ chức quần chúng đấu tranh, mang lại lợi ích cho chính họ Phong cách quần chúng không phải chỉ là phong cách cần thiết của cán bộ đối với dân, mà còn là phong cách của cấp trên đối với cấp dưới, của cán bộ lãnh đạo đối với cán bộ, đảng viên thường

Trang 29

1.2.3.2 Phong cách làm việc dân chủ

Hồ Chí Minh có một phong cách làm việc rất tập thể và dân chủ Theo Người, tôn trọng quyền dân chủ, bình đẳng của mọi người, phát huy dân chủ với đa số người dân là "chìa khóa vạn năng" để giải quyết các công việc Gắn

bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, phát huy tính thần làm chủ của mỗi người trong tập thể - tính thần ấy thấm sâu vào suy nghĩ

và hành động của Người Như Người vẫn thường nói, không một người nào

có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: "Đem so với công việc của cả loài người trong thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi"[53, tr.296]

Với phong cách tập thể - dân chủ, Hồ Chí Minh rất chú ý thực hiện và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng cũng như đối với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ của mỗi người Nhiều lần, Người đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó mà người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc: "Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình Như thế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu

Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ Thế là mất hết dân chủ trong Đảng Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản" [53, tr.319 -320]

Trang 30

Dù ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, có uy tín tuyệt đối trong Đảng và trong nhân dân, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong cách tập thể - dân chủ với Bộ Chính trị, với các cơ quan đảng và nhà nước, chú ý lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và người dân bình thường Đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên ở cương vị lãnh đạo, Người đòi hỏi phải có phong cách tập thể - dân chủ thực sự chứ không phải giả tạo, hình thức

1.2.3.3 Phong cách làm việc khoa học

Tuy sinh ra ở một đất nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh

đã sớm tự xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học Trước hết,

đó là việc quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lý và có ích nhất Nếu không tự mình coi trọng thời gian, tranh thủ thời gian, quyết tâm theo đuổi chí lớn, thì Người đã không thể tiến hành việc tự học trong những điều kiện vô cùng gian khổ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước

Khi đã trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, Người

đã định hình được một phong cách khoa học trong công tác, trong lãnh đạo trên những cương vị mà Người đã đảm nhiệm

Phong cách khoa học của Hồ Chí Minh tập trung ở những điểm chủ yếu dưới đây:

Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp

Người thường dạy cán bộ: "Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào" Kế hoạch đặt ra phải cho sát, cho phù hợp Kế hoạch đặt ra để mình làm và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng; tránh tình trạng đánh chống bỏ dùi Người đã

có nhận xét về một số cán bộ lãnh đạo: "Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực Đặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó Thành thử việc gì

Trang 31

cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để"[53, tr.463]

Trong nhiều cán bộ, đảng viên thường có khuyết điểm là chỉ muốn vạch

ra chương trình, kế hoạch to tát, nhưng lại ít tìm cách để thực hiện cho được chương trình, kế hoạch đã đề ra Hơn nữa, chương trình, kế hoạch này chưa xong, chưa biết kết quả thực hiện ra sao đã nghĩ đến chương trình, kế hoạch khác Vì vậy, Người thường nhắc nhở cán bộ: kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, "phải tổ chức sự thi hành cho đúng"[53, tr.325]

Làm việc phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể

Biết sử dụng bộ máy, sử dụng những người cộng sự, những cơ quan giúp việc để nắm được những thông tin cần thiết, chính xác, sàng lọc những thông tin sai lệch, những báo cáo dối trá, những phản ánh lựa chiều thiếu trung thực

Phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau để lựa chọn ý kiến đúng, không nhầm lẫn đúng với sai

Kết hợp việc điều tra nghiên cứu của bộ máy giúp việc và của người lãnh đạo; người lãnh đạo phải tỉnh táo, khách quan để đề ra yêu cầu với bộ máy giúp việc và chính bản thân mình; "phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt"[53, tr.319]

Phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc, phải "hiểu thấu" mới có thể đi đến quyết định đúng đắn Muốn lãnh đạo đúng, trước hết "phải quyết đinh mọi vấn đề một cách cho đúng" Nếu đưa ra quyết định sai, cấp dưới và quần chúng càng tích cực thực hiện thì hậu quả càng lớn, tổn thất càng nhiều Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta đã thấy không ít trường họp như vậy

Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và của quần chúng

Đây chính là tình thần mà V.I.Lênin đã đề ra: Lãnh đạo mà không kiểm

Trang 32

tra, có nghĩa là không lãnh đạo Hồ Chí Minh đã chi ra: " nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó thì không biết gì đến những nghị quyết đó đã được thực hành đến đâu, có những khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không Họ quên mất kiểm tra Đó là một sai lầm rất to Vì thế mà "đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị mà công việc vẫn không chạy"[53, tr.637]

Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm

và nắm điển hình

"Phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ", "cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể", "phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn" Hồ Chí Minh đã phê phán "bệnh hữu danh vô thực" ở không ít cán bộ, đảng viên: "Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên Làm cho có chuyện, làm lấy rồi Làm được

ít xuýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch Thế là không làm tròn nhiệm vụ của mình Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm"[53, tr.297]

Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm

Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm từng việc, từng chủ trương, thấy rõ đúng - sai, hay -

dở, từ đó kịp thời bổ sung những chủ trương chưa đúng, chưa đủ và quan trọng hơn là rút ra những kết luận mới để phát triển đường lối và lý luận về cách mạng Việt Nam

Ở Hồ Chí Minh, phong cách quần chúng, phong cách tập thể - dân chủ

và phong cách khoa học gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một phong cách làm việc rất hiện đại Phong cách này rất cần thiết đối với tất cả cán bộ, đảng viên, nhất là những người lãnh đạo

Trang 33

Cách làm việc tới nơi, tới chốn, theo Người: “Đã phụ trách việc gì, thì

quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn” [54, tr.131] Cách làm việc tới nơi, tới chốn đòi hỏi trong bất kỳ công việc gì cũng phải bắt đầu từ chỗ chính,

từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc và yêu cầu đặt ra là chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi Nói quyết tâm phải hai, ba mươi, tức là sau khi đã có kế hoạch công tác phải có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi đến chốn, không được đánh trống bỏ dùi

1.2.3.4 Phong cách làm việc nêu gương

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương cho mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt một số nội dung sau:

Trước hết, cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc

Đối với mình, phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học

tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày;

Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật

thà, không dối trá, lừa lọc, luôn khoan dung, độ lượng;

Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc: Phải để

công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà

Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm

Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công

Trang 34

Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không

có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm

Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương mẫu mực về nói phải đi đôi với làm cho mọi người học tập và noi theo Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường

Hồ Chí Minh cho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người phương Đông, coi trọng thực tiễn hơn lý thuyết Chính vì thế, Người nhắc nhở đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản”

mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” Tự mình phải “chính” trước, mới giúp người khác “chính” Mình không “chính”, mà muốn người khác “chính” là vô lý [54, tr.132]

Thứ ba, phải “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau”

Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em Trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò Trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người

Trang 35

có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó

làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu

Suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị Cuộc đời Người

là một tấm gương mẫu mực cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo

1.2.3.5 Phong cách làm việc nói đi đôi với làm

Nói đi đôi với làm là một trong những phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo Theo các nhà nghiên cứu, toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh thực hành năm nội dung căn cốt nhất: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người Thực hành nghĩa là nói thống nhất với làm, chú trọng làm, nói ít làm nhiều

Hồ Chí Minh nhắc nhở: Nói cái gì phải cho dân tin - nói và làm cho nhất quán Với quan niệm đó, trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nói đi đôi với làm Ở Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm Thống nhất giữa lời nói

và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức của bản thân Người

Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh

là ở chỗ, nói luôn luôn đi đôi với làm, dù việc lớn hay nhỏ, tự mình phải làm gương trước Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước ” [54, tr.133]; tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là

vô lý “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được ” [54, tr.133] Tấm gương nói đi đôi với làm của

Trang 36

Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc đặc trưng truyền thống văn hóa phương Đông là “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyền truyền” nên nhiều khi Người đã giải thích lý luận bằng thực tiễn, bằng hành động, bằng việc làm, thấy làm đúng, làm phải, mọi người khác làm theo

Phẩm chất nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta về lẽ sống “thật”, đối lập với giả, với dối như Người đã cảnh báo: “Có những người miệng thì nói: phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân” [54, tr.134]

Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm cần phải thực hiện:

Nói đi đôi với làm, nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn, để thực hiện đúng và tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo; phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lênin, kim chỉ nam cho phương hướng trong công việc thực tế

Nói đi đôi với làm, không được "nói một đằng, làm một nẻo" Nói được, làm được sẽ mang lại hiệu quả công việc, được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ, làm theo Không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm

Không được "hứa mà không làm", trong hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn phải thiết thực

1.2.4 Phong cách ứng xử

Cách ứng xử hay phép ứng xử đó là biểu hiện một nét văn hóa trong quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên Tùy theo phong

Trang 37

tục, tập quán, lối sống đã hình thành trong lịch sử của mỗi dân tộc mà có cách ứng xử khác nhau Cũng tùy theo trình độ học vấn, trình độ văn hóa và tính tình của mỗi cá nhân con người thể hiện cách ứng xử khác nhau

Ứng xử chỉ có trong giao tiếp, được thể hiện bằng ngôn từ, cử chỉ, thái

độ, phong thái, phong độ của chủ thể đối với đối tượng cũng như của chủ thể đối với chính bản thân mình trong quan hệ với đối tượng

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh mang đậm nét văn hoá, hết sức tinh

tế, mềm mỏng, khéo léo và hiệu quả, thấm đượm tính nhân văn và nêu cao

tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân Đây là những nền nếp có tính hệ thống,

ổn định trong giao tiếp và xử lý các mối quan hệ đối với bản thân mình, đối với công việc và đối với người khác

Cách ứng xử mang đậm nét văn hóa, theo Người: “Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta” [52, tr.52] Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh đã có một phong cách ứng xử phù hợp với từng loại đối tượng Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em -

dù đó là nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng hay chỉ là những công nhân, nông dân bình thường, Người có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị Đã nhiều lần, Người tiếp khách quốc tế ngay trên sàn gỗ của ngôi nhà sàn bên ao cá Người có thế bỏ dép, xắn quần lội ruộng, ngồi đạp guồng nước hay đứng kéo gầu giai cùng bà con nông dân Người cũng rất vui cùng múa hát với các cháu thiếu nhi trên thảm cỏ xanh trong khu Phủ Chủ tịch Trong giao tiếp, Người trở thành một người thân thiết nhất đối với mọi người

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã làm cho bất cứ ai gặp Người cũng đều thấy thoải mái, tự nhiên, xua tan đi mọi sự e ngại hay sợ sệt, xóa bỏ mọi

sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân và bình dân Qua giao

Trang 38

tiếp, Hồ Chí Minh đem đến cho mọi người ý thức về sự bình đẳng giữa những con người tự do và làm chủ, về sự yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người Đối với cán bộ và quần chúng nhân dân, phong cách ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái, nhiệt tình; khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người Ai được gặp Người đều thấy phấn khởi, tự tin và cảm thấy mình tuy nhỏ bé nhưng vẫn có thể tham gia đóng góp vào sự nghiệp chung to lớn của tập thể, của cộng đồng dân tộc

Cách ứng ử hết sức tinh tế, mềm m ng, kh o l o và hiệu quả, đó là sự

kết tinh vốn tri thức hiểu biết sâu rộng, uyên bác; tài trí thông minh, nghị lực

và bản lĩnh phi thường với phong thái giản dị, lạc quan, thẳng thắn, tự tin cùng phong cách lịch thiệp, nho nhã, mực thước trong ứng xử Điều này đã giúp Người xử lý khéo léo những tình huống giao tiếp hết sức mềm mỏng mà hiệu quả Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, dù đó là những nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ đảng hay chỉ là những nông dân, công nhân bình thường

Cách ứng ử thấm đượm tính nhân văn, kế thừa và phát huy truyền

thống nhân ái, bao dung của dân tộc, trong phong cách ứng xử của mình, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng, quý mến con người; khoan dung và độ lượng với con người Khi tiếp xúc với mọi người, từ những người nông dân bình thường đang lao động trên đồng ruộng cho đến người thương binh, bệnh binh đang nằm trên giường bệnh; từ bạn bè, đồng chí, anh

em cho đến các cháu thiếu niên, nhi đồng, hay với những người “đối lập” với mình, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện thái độ tự nhiên, chân tình, cởi mở, vừa chủ động, linh hoạt cũng vừa ân cần, gần gũi, làm cho bất kỳ ai được gặp

Trang 39

Người dù chỉ một lần cũng cảm nhận rõ không khí ấm cúng, tình cảm, chan hòa mà rất đỗi yêu thương, gần gũi

Cách ứng ử nêu cao tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân, đây là đặc

điểm nổi bật, xuyên suốt trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh Là một yếu

tố chủ yếu làm nên sự vĩ đại, sức lôi cuốn và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Người Cuộc đời của Người là một hành trình không mệt mỏi mưu cầu lợi ích cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân như Người đã xác định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó” [52, tr.272]

Có thể gọi phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa, chứa đựng những giá trị nhân văn, thể hiện cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ mà con người mong muốn Chính vì vậy, nó có sức cuốn hút

và cảm hóa mọi người, tạo nên sự cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, phấn đấu để ngày càng đẩy lùi và loại trừ được cái giả, cái ác, cái xấu trong quan hệ giữa người với người

1.2.5 Phong cách sinh hoạt

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, được thể hiện trong phong cách sinh hoạt hay còn gọi là phong cách sống thường ngày - từ ăn, mặc, ở, quan hệ gia đình, bạn bè đến nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…Không giống những người khác, cuộc sống riêng của Hồ Chí Minh đã hòa làm một với cuộc đời mà Người đã hiến dâng tất cả cho dân, cho nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người

Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh có những đặc điểm đã trở thành huyền thoại Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng

Trang 40

ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian

Cách sinh hoạt thanh cao, là một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là

bản lĩnh văn hóa của Hồ Chí Minh Người suốt cuộc đời luôn vì việc chung,

vì lợi ích chung của cả dân tộc, của đất nước Cuộc sống riêng của Người đã thực sự hòa nhịp vào lợi ích chung của cả dân tộc, chăm lo cho lợi ích chung của cả dân tộc, dù ở trên bất kỳ cương vị nào Cả cuộc đời của Người là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Cách sinh hoạt thanh cao của

Hồ Chí Minh thể hiện ở yêu thương con người và hòa mình với thiên nhiên Suốt cuộc đời, Người luôn quan tâm và dành tình cảm cho mọi tầng lớp người, luôn cảm thông, chia sẻ nỗi đau của mọi người, mọi nhà

Cách sinh hoạt trong sạch, chính là ở Người có cuộc sống không tư lợi

cho bản thân mình, là người không màng tới công danh địa vị, luôn thực hiện

cần, kiệm, liêm chính Từ trong lời nói đến việc làm, Hồ Chí Minh luôn tự

mình thực hiện cần, kiệm, liêm, chính Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân Người nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức” [58, tr.189] Hồ Chí Minh là người có đời tư trong

sáng, đức khiêm tốn phi thường Cuộc sống đời tư trong sáng và đức khiêm

tốn phi thường của Người đã làm cho Người trở thành một biểu tượng mẫu mực về phong cách sống trong sạch

Cách sinh hoạt giản dị, được thể hiện trước hết là trong sinh hoạt hàng ngày Hồ Chí Minh có cuộc sống như mọi người dân bình thường Người hết

sức giản dị như những người lao động bình thường khác, không có sự phân biệt của một nguyên thủ quốc gia hay một thường dân Sự giản dị đó được thể hiện rõ trong từng chi tiết sinh hoạt đời thường Song ở Hồ Chí Minh, sự giản

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (chủ biên 2008), Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Vũ Ngọc Am (Đồng chủ biên 2007), Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. Ban Bí thƣ Trung ƣơng (2016), Kế hoạch số 03/KH-TW ngày 25/7/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 03/KH-TW ngày 25/7/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Năm: 2016
4. Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (2008), Báo cáo kết quả sơ kết 1 năm thực hiện cuộc vận động, số 52-BC/BCĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (2008), "Báo cáo kết quả sơ kết 1 năm thực hiện cuộc vận động
Tác giả: Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng
Năm: 2008
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
7. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2013), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ƣơng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
8. Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
9. Mai Hồng Bỉnh (2007), “Làm tốt công tác tư tưởng trong quân đội về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9/2007, tr.15 - 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm tốt công tác tư tưởng trong quân đội về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Mai Hồng Bỉnh
Năm: 2007
10. Bộ Chính trị (2013), Quy định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị khoá XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2013
11. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2014
12. Trần Nam Chuân (2016), “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc”, Tạp chí Cộng sản, tháng 5/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Nam Chuân
Năm: 2016
13. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2011), Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Chính phủ Nước CHXHCNVN
Năm: 2011
14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Dung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
15. Nguyễn Bá Dương (2013), Phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2013
16. Nguyễn Bá Dương (2016), Những vấn đề mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2016
17. Thành Duy - Lê Quý Đức (2007), Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay
Tác giả: Thành Duy - Lê Quý Đức
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 2.1: Tình hình chung về đối tượng khảo sát - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
h ụ lục 2.1: Tình hình chung về đối tượng khảo sát (Trang 128)
Sự phát triển của tình hình nhiệm  vụ  Quân  đội  nói  chung  và  Đảng  bộ  VLSQSVN  nói  riêng  - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
ph át triển của tình hình nhiệm vụ Quân đội nói chung và Đảng bộ VLSQSVN nói riêng (Trang 133)
đặc điểm, tình hình, chức năng,  nhiệm  vụ  của  cơ  quan,  đơn vị  - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
c điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị (Trang 134)
Phụ lục 2.8: Đánh giá về nội dung, hình thức, phương pháp học tập - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
h ụ lục 2.8: Đánh giá về nội dung, hình thức, phương pháp học tập (Trang 135)
với đặc điểm tình hình, chức năng,  nhiệm  vụ  của  từng  đối  tƣợng cán bộ, đảng viên  - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
v ới đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của từng đối tƣợng cán bộ, đảng viên (Trang 136)
Hình  thức,  phương  pháp  học - Học tập và làm theo phong cách hồ chí minh của cán bộ, đảng viên ở đảng bộ viện lịch sử quân sự việt nam hiện nay
nh thức, phương pháp học (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w