Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

109 12 0
Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:35

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Kết quả khảo sát trên báo Nhân dân - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Bảng 1.

Kết quả khảo sát trên báo Nhân dân Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2: Kết quả khảo sát trên Báo Nông nghiệp Việt Nam - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Bảng 2.

Kết quả khảo sát trên Báo Nông nghiệp Việt Nam Xem tại trang 47 của tài liệu.
Mô hình và điển hình tiến  tiến  trong  thực  hiện  phát  triển  bền  vững ngành thủy sản - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

h.

ình và điển hình tiến tiến trong thực hiện phát triển bền vững ngành thủy sản Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình thức tuyên truyền trên báo chí bao gồm thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí và cách thức trình bày - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Hình th.

ức tuyên truyền trên báo chí bao gồm thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí và cách thức trình bày Xem tại trang 57 của tài liệu.
nhiên, vì là tạp chí chuyên ngành nên các hình ảnh được sử dụng trên Tạp chí Thủy sản Việt  Nam dễ gây  nhàm  chán  cho  độc  giả khi thường lấy  hình ảnh  các sản phẩm thủy sản như tôm, cá.. - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

nhi.

ên, vì là tạp chí chuyên ngành nên các hình ảnh được sử dụng trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam dễ gây nhàm chán cho độc giả khi thường lấy hình ảnh các sản phẩm thủy sản như tôm, cá Xem tại trang 65 của tài liệu.
trắng cũng hạn chế nhiều đến sự thu hút về hình thức. Nhưng ngược lại, Báo Nông nghiệp Việt Nam lại có thế mạnh trong việc giật tít, khiến cho các bài  viết có sự thu hút đáng kể như các bài viết: Đầu năm vui cùng cá ngừ, Nỗi lo  thắt  ruột,  Nôn  nóng  ” - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

tr.

ắng cũng hạn chế nhiều đến sự thu hút về hình thức. Nhưng ngược lại, Báo Nông nghiệp Việt Nam lại có thế mạnh trong việc giật tít, khiến cho các bài viết có sự thu hút đáng kể như các bài viết: Đầu năm vui cùng cá ngừ, Nỗi lo thắt ruột, Nôn nóng ” Xem tại trang 66 của tài liệu.
Hình 1.1. Biểu đồ về mức độ đánh giá của phóng viên, biên tập viên về hình thức tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản  - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Hình 1.1..

Biểu đồ về mức độ đánh giá của phóng viên, biên tập viên về hình thức tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản Xem tại trang 70 của tài liệu.
Hình 1.2.Biểu đồ đánh giá của phóng viên, biên tập viên về nội dung tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản trên báo in  - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

Hình 1.2..

Biểu đồ đánh giá của phóng viên, biên tập viên về nội dung tuyên truyền phát triển bền vững ngành thủy sản trên báo in Xem tại trang 74 của tài liệu.
Câu 7: Anh (chị) đánh giá thế nào về nội dung và hình thức tuyên truyền về phát triển bền vững ngành thủy sản trên báo in Việt Nam  hiện nay?  - Báo in với nhiệm vụ phát triển bền vững ngành thuỷ sản

u.

7: Anh (chị) đánh giá thế nào về nội dung và hình thức tuyên truyền về phát triển bền vững ngành thủy sản trên báo in Việt Nam hiện nay? Xem tại trang 108 của tài liệu.

Mục lục

  • Chuyên ngành : Báo chí học

  • Mã số : 60.32.01.01

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • 2.1. Tổng quan về ba cơ quan báo chí khảo sát 34

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN

    • 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam

      • 1.1.1. Quan niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững ngành thủy sản

        • Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được hiểu theo khái niệm: “Là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu, yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại, làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

        • Về bản chất, phát triển bền vững là một quá trình phát triển, trong đó quan hệ không gian giữa ba mảng phúc lợi kinh tế, xã hội và môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hòa. Đó là:

        • - Phát triển kinh tế để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người: Cuộc sống lành mạnh và hiệu quả trong sự hài hòa với thiên nhiên.

        • - Phát triển phù hợp về mặt môi trường: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đôi khi không sử dụng nếu nhạy cảm về mặt môi trường, bảo vệ các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ thống hỗ trợ cuộc sống con người (hệ sinh thái...) và đa dạng sinh học.

        • - Phát triển công bằng trong phân phối lợi ích từ sự phát triển: trong xã hội, giữa các thế hệ, giữa các quốc gia (nghĩa vụ với quốc gia khác, hội nhập, đối với cộng đồng quốc tế...)

        • Tuy nhiên đây là 3 mảng lợi ích không dễ gì đạt được, muốn đạt được mục tiêu này phải ít nhiều hy sinh mục tiêu khác. Phát triển bền vững chỉ là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội, nhưng lại là nhu cầu và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, của các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và địa phương.

        • Có thể nói một cách khái quát, phát triển bền vững là một quá trình thay đổi mà trong đó việc khai thác tài nguyên, hướng đầu tư, định hướng phát triển công nghệ và thay đổi về thể chế được tiến hành nhất quán giữa hôm nay và tương lai.

        • Mục tiêu phát triển bền vững nói chung là chấp nhận phát triển đa ngành ở vùng lãnh thổ, giảm nguy cơ đe dọa do thiên tai, bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng, hệ thống hỗ trợ đời sống các loài (gồm cả con người) và đa dạng sinh học; cải thiện sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân nông thôn, ven biển và trên các hải đảo ven bờ.

        • Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.

        • Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau.

        • Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

        • Ngành thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông- lâm- ngư nghiệp. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

        • Để tồn tại và phát triển, từ ngàn xưa con người đã tiến hành các hoạt động sản xuất thủy sản. Hoạt động thủy sản là việc khai thác tài nguyên thủy sản, là tài nguyên tái tạo được, nhưng thường rất nhạy cảm và chịu rủi ro rất cao trước các diễn biến của tự nhiên (đất, nước, khí hậu...) và các tác động nhân sinh trong quá trình phát triển, nên thường chịu nhiều rủi ro về môi trường và dịch bệnh.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan