1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành lý luận chính trị ở học viện báo chí và tuyên truyền giai đoạn 2000 2012

169 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

— WT |

383/46 VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINH

_ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VA TUYEN TRUYEN

Bw

BAO CAO TONG QUAN DE TAI KHOA HOC

ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO

CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN | GIAI DOAN 2000-2012 HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN 3 §4 - £014

Cơ quan chủ trì: Khoa Xã hội học

Cơ quan quản lý: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chủ nhiệm đề tài: TS Lưu Hồng Minh

Trang 2

MUC LUC

PHAN MO DAU

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.] Thao tác hóa khái niệm

1.2 Quan điển, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học ngành lý luận Mac — Lénin

1.3 Cơ sở lý thuyết

1.4 Vài nét về đặc điểm địa bàn và mô tá mẫu nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo và nhu cầu học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.1 Đánh giá về chất lượng đào tạo các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyên( đối với các môn đại cương và các môn chuyên ngành)

2.1.1 Đánh giá về nội dung giảng dạy 2.1.2 Đánh giá về thời lượng giảng dạy 2.1.3 Đánh giá về phương pháp giảng dạy

2.1.4 Đánh giá về phương pháp đánh giá chất lượng học tập 2.1.5 Đánh giá về cơ sở vật chất phục giảng dạy và học tập 2.1.6 Đánh giá chung

Trang 3

2.2.2 Nhu cầu của SV về thời lượng và tỷ lệ phương pháp giảng dạy

2.2.3 Nhu cẩu của SV về phương pháp giảng dạy

2.2.4 Nhu cầu của SV về phương pháp đánh giá chất lượng

học tập

2.2.5 Nhu cầu của SV về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và

học tập

Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3.1 Sự tác động của những yếu tổ chủ quan củasinh viên

3.1.1 Những yếu tô đặc điểm nhân khẩu học xã hội 3.1.2 Những yếu tô khác

Trang 5

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục là một trong những thiết chế cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội loài người Thông qua giáo dục, con người mới có khả năng ghi nhận được các thông tin từ thế giới bên ngoài, hiểu biết lịch sử đã qua và đón nhận mọi thông tin cần thiết liên hệ tới hiện tại Giáo dục được dùng làm phương tiện mang lại sự thay đổi nhằm phát triển một thế hệ gồm những con người có khả năng và biết hướng thiện, nhờ thế mà đóng góp vào sự gia tăng hàng ngũ những con người tốt trong xã hội Mục đích chính yếu của nền giáo dục là nhằm tìm đạt kiến thức, tỉnh thần đạo đức cũng như khả năng kỹ thuật Giáo dục dạy cho con người biết suy nghĩ và đưa ra quyết định đúng đắn Một nền giáo dục toàn diện trang bị cho người học nhiều công cụ hơn để giải quyết vấn đề, một tầm nhìn rộng để thấy được muôn vàn cơ hội và một năng lực sâu sắc để xây dựng một xã hội đầy tính nhân văn

Pham chat của lao động con người trong một quốc gia thường được đánh giá

qua con số dân chúng được giáo dục trong nước Điều này nói lên rằng giáo dục là

cái phải có nếu một quốc gia muốn thành đạt mọi mục tiêu đề ra qua tiến trình lớn mạnh và phát triển Nó giải thích một cách rõ ràng răng các quốc gia giàu có và phát triển trên thế giới có mức dân chúng đi học cao và lực lượng lao động tạo được nhiều năng suất Ngày nay, các quốc gia này đang thực hiện những chương

trình giáo dục và huấn luyện đặc biệt nhằm đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh doanh mới của thế kỷ thứ 21

Trang 6

cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển và tiến bộ xã hội Ngược lại, nó sẽ phá vỡ sự cân bang và ôn định và xã hội cũng như tạo ra sự rối loạn về kinh tế và chính trị Do đó, việc xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ lý luận đã trở thành một trong những vấn đề trọng yếu nhất đối với từng quốc gia

Đối với nước ta, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gan liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “$#a đổi lối làm việc” (1947) đã từng nhân mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ cũng như công tác đào tạo cán bộ của Đảng: *Cản bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đông thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muốn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [12, tr 54-55] Do đó, đào tạo cán bộ là công tác thiết yếu nhất trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ cho hiện tại và tương lai Tuy nhiên, hiện nay, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, một bộ phận lớn của đội ngũ cán bộ của Đảng ta vẫn còn

thiếu hụt về lý luận chính trị Chính điều này đã ảnh hướng không nhỏ đến bản lĩnh

và đạo đức cách mạng của các cán bộ và góp phần tạo ra tình trạng cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kế cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham những, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc

Trong nhiều năm trở lại đây, việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ lý luận đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách của Đáng và nhà nước ta Do vậy, ở nhiều

nơi đã xây dựng và phát triển những trường đào tạo cán bộ để thúc đây việc bồi

Trang 7

nganh giao dục trước đây chính là chỉ chú trọng việc đào tạo cho những cán bộ trình độ trình độ sau đại học hay những người đã đi làm; mà chưa quan tâm đến việc đào tạo những cử nhân chuyên ngành lý luận Đây là một sự thiếu hụt lớn bởi

chỉ những cử nhân khối lý luận mới có một hệ thống lý luận chính trị vững chắc từ

khi còn ngồi trên ghế đại học và do đó, ngay khi ra trường, với tuổi trẻ, họ có thể công hiến nhiều hơn cho Đảng và nhà nước Chính từ điều đó, hiện nay, những cơ sở đào tạo cử nhân lý luận đã được quan tâm hơn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một trong những cái nôi quan trọng góp phần bồi dưỡng cử nhân lý luận tương lai đất nước Trường có tất cả mười một ngành lý luận Mỗi ngành lại tập trung vào những mảng phân tích lý luận chính trị khác nhau Đó là:

1 Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2 Chính trị học

3 Giáo dục chínhtrỊ - 4 Kinh tế chính trị Mac - Lenin

5 Quản lý kinh tế | 6 Quản lý văn hóa tư tưởng

7 Tư tưởng Hồ Chí Minh 8 Quản lý xã hội

9 Triết học 10 Chủ nghĩa xã hội khoa học

11 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

Mỗi ngành trong khối lý luận đều được đào tạo với kiến thức giáo dục đại

cương cùng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Hơn nữa, khung chương trình chỉ tiết của từng môn đều có sự xem xét và đánh giá của Bộ giáo dục Đào tạo Việc nghiên cứu và đưa ra một chương trình đào tạo hợp lý với cử nhân của từng ngành có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp cho việc hình thành kiến thức lý luận chính trị phù hợp và đúng đắn với sinh viên chuyên ngành đó

Trang 8

tam Tuy nhién, hién nay, trong điều kiện phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, một thực tế đang diễn ra là sinh viên học các môn lý luận chưa có tỉnh thần học tập và hứng thú với các môn học của mình Hơn thế nữa, kết quả học tập của sinh viên những chuyên ngành này chưa cao, động lực cũng như cố gắng học tập còn nhiều hạn chế Trong rất nhiều giờ giảng, giảng viên hầu như chỉ cắm cúi vào giáo tính, nhắc lại một cách mn mỏi những điều đã có, đã được ghi chép một cách

đầy đủ, rõ ràng trong sách vở, tài liệu Nhiều giờ học trôi qua trong sự nhàm chán,

nặng nề bởi giáo viên hầu như chỉ biết có lý thuyết suông Bài giảng thiếu sức sống, không thuyết phục, không sinh động đang là một hiện tượng khá phổ biến tại các trường, các cơ sở đào tạo chính trị hiện nay Trong thực tế nhiều học viên đã

đến với các bài học, bài thi các môn lý luận bằng một tâm lý đối phó, chỉ chú trọng

học vẹt, học thuộc lòng, học sao cho miễn là qua được các kỳ thi, còn bản chất vẫn

đề thì hầu như không hiểu hoặc không cần hiểu, niềm đam mê hứng thú hầu như không có Hệ quả tất yếu kéo theo đó là chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo,

giảng dạy thấp, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng và tạo ra tâm lý ức chế, khiên

cưỡng, gò ép cho người học.Từ đó sinh viên dễ cho rằng chính trị dường như là

một lĩnh vực khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức truyền cảm Chính yếu tố này cũng vô hình chung gây nên tình trạng nhiều thí sinh đăng ký dự thi đại học hiện nay đều không lựa chọn những chuyên ngành lý luận mà chuyển sang những chuyên ngành khác như kinh tế, kỹ thuật Điều đó cũng bắt nguồn từ nguyên nhân các môn lý luận chính trị nói chung, bộ môn khoa học với những kiến thức khó, trừu tượng , và vẫn thường được xem là khô khan cũng khó tạo sự hứng thú hơn Cụ thể, lay bộ môn triết học ra làm ví dụ;đối với tri thức triết học có tính chất hàn lâm, kinh viện, nếu không hiểu về các quy luật, không thấy được giá trị của nó trong thực tiễn đối với việc giải thích các hiện tượng, định hướng hành động với tư cách là thế giới quan thì người ta sẽ không thích, không có hứng thú về nó Trong

Trang 9

của GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học trên tap chí Thông tin khoa học xã hội, số 11 năm 2007, khi xét đến nguyên nhân, ông đã viet:

“Không phải lỗi của sinh viên Tôi cũng thấy rằng, đó không phải lỗi tại triết học

Nó phụ thuộc nhiều vào người day triết học, vào cách người ta dạy triết học ” [11, tr 25] Xét cho cùng, nguyên nhân sâu sa của vấn đề là do chương trình khung

chỉ tiết của nhiều môn học lý luận hiện nay đã và đang không phù hợp với hiện

thực khách quan, phương pháp giảng dạy còn rập khuôn, mang cách truyền thống và chưa thu hút được sinh viên Vẫn đề này đã chỉ ra rằng việc xem xét lại nội dung cũng như phương pháp giảng dạy của ngành lý luận hiện nay là điều hết sức

cấp thiết

Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I tại trường Nguyễn Ái Quốc

ngày 7 tháng 9 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Zý luận rất cẩn thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả" Người nhẫn mạnh

cach hoc "ly luận phải liên hệ với thực tế" [13, tr 235] Tuy nhiên, yêu cầu thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy tại các trường chính trị nói chung và các bộ môn lý luận nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế hiện nay vấn đề này dường như đang bị xem nhẹ Từ đó cũng cho thấy công tác giảng dạy lý luận cần phải được xem xét lại từ góc độ phương pháp giáo dục để nó phát huy được khả năng cũng như đáp ứng mong muốn người học

Trang 10

1 Tổng quan nghiên cứu

Giáo dục đại học đóng một vai trò hết sức quan trọng, là chìa khóa then chốt cho sự phát triển của đất nước Sản phẩm đào tạo đại học ngày nay sẽ phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh có tính chất quốc tế hóa cao Nếu sinh viên không áp dụng được những kiến thức chuyên môn, hay tri thức đã được học trong thực tiễn công việc sẽ mau chóng bị đào thải Do vậy, việc nghiên cứuvà đánh giá chương trình đào tạo đại học là cần thiết và cấp bách để phù hợp với nhu cầu từ phía sinh viên cũng như các giảng viên Tuy nhiên, để đưa ra được những nhận xét mang tính khách quan và khoa học về điều này lại không phải là vấn đề đơn giản Ở Việt Nam, đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo lý luận chính trị bậc đại học, cao đẳng phải kế đến các đề tài nghiên cứu, các báo cáo, bản kiến

nghị và những bài viết của ký yếu hội thảo khoa học

Từ sau năm 1990, những cơ sở lý luận đầu tiên của vấn đề đổi mới giảng dạy lý luận chính trị trong nước đã bắt đầu được quan tâm và đề cập đến Tuy nhiên, trong một thời gian dài, những nghiên cứu về vấn đề này chỉ dừng lại ở từng khía cạnh riêng biệt của một số ngành lý luận Năm 1995, nhóm tác giả Khoa CNXHKH bao gồm Dương Xuân Ngọc và các cộng sự thuộc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Đổi mới nội dụng giảng dạy một số chuyên đề lý luận CNXHKH trong điều kiện của cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình ở nước ta hiện nay” [7] Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi cần thiết đối với một số chuyên đề giảng dạy của bộ môn

CNXHKH để phù hợp với tình hình đất nước

Trang 11

2002 về Một số biện pháp nâng cao chất lượng, và hiệu quả giảng dạy, học tập

các môn khoa học Mac — Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã thực sự đặt ra cho vấn đề giáo dục lý luận chính trị nước ta những thách thức cần phải vượt qua [28] Một số nghiên cứu cho thấy bước chuyền biến rõ rệt

về mặt lý luận mới bắt đầu được tiến hành, tiêu biểu có thể kế đến Kỷ yếu hội thảo

khoa học về “Một số vấn đề về thực hiện chương trình kinh tẾ chính trị Mác — Lenin ở Phân viện Báo chỉ và Tuyên truyền dùng cho ngành chuyên và không Chuyên KTCT`” của nhóm tác giả thuộc Khoa KTCT, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2003 [22] Kỷ yếu bao gồm 17 bài viết của nhiều thạc sỹ và tiến sỹ chuyên môn ngành KTCT về việc đổi mới hình thức giảng dạy và đánh giá sinh viên Những kiến nghị trong đề tài đều mang tính thực tiễn và hiệu quả cao để áp

dụng trong thực tế Tuy nhiên, trong nghiên cứu, những đánh giá về chương trình

giảng dạy vẫn chưa quan tâm đến nhu cầu từ phía sinh viên mà chỉ chú trọng vào

những yêu cầu của giáo viên bộ môn |

Năm 2008, tiến sỹ Nguyễn Văn Cư đã thực hiện báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới phương pháp dạy học môn CNXHKH trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Chính trị” [21] với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn CNXHKH ở các trường đại học và cao đẳng đào tạo sinh viên ngành giáo dục chính trị Nghiên cứu không chỉ mô tả và phân tích thực trạng giảng dạy CHXHKH của ngành GHCT hiện nay, góp phần làm rõ được phương hướng đổi mới phương pháp dạy học CNXHKH; mà còn đưa ra những thiết kế bài giảng CNXHKH phù hợp với nhu cầu của giảng viên và sinh viên

Trang 12

HWVBC&TT” [23] Trong đó, khía cạnh “ đổi mới nội dụng, chương trình và phương pháp giảng dạy lý luận Mác — Lênin ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền ” đã được tác giả phân tích khá sâu sắc với những kiến nghị đều dựa trên

thực trạng giảng dạy hiện tại của các ngành khối lý luận của HVBC&TT

Năm 2009, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Lai cùng với một nhóm sinh viên

khoa Giáo dục Chính trị - HVBC&TTđã thực hiện đề tài khoa học cấp sinh viên “Nâng cao chất lượng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên HVEBC& TT” [20] Nghiên cứu được tiến hành nhằm xem xét đặc điểm, vai trò của các môn lý luận chính trị trong chương trình đào tạo đại học, phân tích và đánh gia thực trạng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên; qua đó đề xuất giải pháp dé nang cao chat luong học tập các môn ly luận chính trị của sinh viên HVBC&TT Mac dù đề tài đưa ra rất nhiều giải pháp theo từng mảng riêng biệt như phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá sinh viên nhưng do không

phân rõ đối với từng ngành lý luận của HVBC&TT nên chưa thể hiện được tính thực tiễn, cụ thé và hiệu quả của nó

Trang 13

giả cũng thể hiện những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới phương pháp

giáo dục hiện nay Tuy nhiên, những thuận lợi và khó khăn vẫn được đưa ra khá sơ sài và chủ quan, chỉ mang tính liệt kê mà chưa có sự phân tích sâu sắc Dù vậy, bài

viết của tác giả đã đưa ra được một số biện pháp và kiến nghị đổi mới phương pháp

giáo dục lý luận chính trị hiện nay khá hiệu quả và mang tính thực tiễn cao như | “quan tâm cho kinh phí mua sắm giáo trình, tài liệu tham khảo và tạo điểu kiện

cho các khoa lý luận chính trị xây dựng và phát triển bộ môn Lý luận chính trị,

phát triển phòng tư liệu chuyên dùng; tăng cường một số trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và các hoạt động của bộ môn ” Tù những khái quát trên đã cho

thấy được một số vấn đề bài viết đã chỉ ra được Tuy nhiên, những thực trạng được

đưa ra vẫn thiếu số liệu cụ thể, và kết quả của bài viết mới chỉ dừng lại ở việc xem xét nhu cầu của giáo viên giảng dạy mà chưa có sự điều tra hay xem xét những ý kiến thực tế từ phía sinh viên

Tiếp theo, không thể không kể đến bài viết của tác giả Hồ Thanh Hải đăng

trên tạp chí của Ban Tuyên Giáo trung ương số ra ngày 02/03/2012: “Đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị phải xuất phát từ nhu cầu “tự thân” mỗi giảng viên” Bài viết đã chỉ ra những vấn đề nhận thức của giảng viên đối với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giai đoạn hiện nay Từ mục đích đó, bài viết đã chỉ ra sáu khó khăn chủ yếu các giảng viên đã và đang gặp phải khi đưa phương pháp giáo dục tích cực dạy vào giảng dạy các môn lý luận chính trị

như “ đưng lượng kiến thức ở mỗi bài giảng lý luận chính trị đòi hỏi phải được đề

Trang 14

tác gia chưa đưa ra được những con số để minh chứng cho thực trạng đó Cuối cùng, tác giá chưa trình bày được những nguyên nhân cững như biện pháp đề khắc phục sáu khó khăn trong việc đưa phương pháp giáo dục tích cực dạy vào giảng

dạy các môn lý luận chính trị [14, tr 60] |

Tiếp theo, phải kế đến bài viết “Đối mới nội dung chương trình các môn ly luận chính trị - cần một lộ trình và bước đi cụ thể hơn” của tác giả Nguyễn Tài Quang được đăng trên tạp chí Tuyên Giáo số 12 [18] Bài viết này đã tập trung vào phân tích cách thức thay đổi chương trình giảng dạy của các môn lý luận chính trị

bởi quyết định số 52/2008/QĐÐ —- BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban

hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đảng dùng cho

sinh viên Bài viết của tác giả đã đưa ra vấn dé cấp bách đối với việc phải nhanh

chóng thay đổi thay đổi chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy đối với các chương trình cũ Tuy nhiên những nội dung được đưa ra mới chỉ tập trung vào khối không chuyên ngành lý luận mà chưa chú trọng đến khối chuyên ngành lý luận Hơn nữa, bài viết còn thiếu những số liệu cụ thể để minh chứng cho vấn đề này

Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo khóa luận tốt nghiệp Đại học: “ Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về các môn học Đại cương trong chương trình đào tạo cử nhân các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và tuyên truyền hiện nay” của Nguyễn Hữu Đạt và khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá chương trình đào tạo và nhu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành Chính trị học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyễn” của Nguyễn Lê Vân lớp xã hội học khóa 28

Trang 15

chuyên ngành lý luận Mặt khác, những nguyên nhân các tác giả đưa ra mới chỉ là những nhận xét chủ quan mà chưa thực sự có sự phân tích sâu sắc và tong thé Điều đó cũng bắt nguồn từ việc thiếu đi những thông tin, con số đánh giá một cách toàn diện và chính xác Hơn thế nữa, đây là một vấn đề cấp bách trong xã hội song hầu như lại chưa có một cuộc nghiên cứu xã hội học hoàn chỉnh nào Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo cứ nhân chuyên ngành lí luận chính trị ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2000-2012” với mong muốn có thể cung cấp thêm số liệu để cải thiện tình trạng này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu đánh giá của giảng viên và sinh viên về chương trình đào tạo các chuyên ngành lý luận trong giai đoạn 2000 - 2012 và nhu cầu học tập của SV các ngành lí luận ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trên cơ sở đó, dé tài đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành lý luận tại HVBC TT

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiến hành ngành cứu theo mục đích đặt ra

° Đối chiếu chương trình giảng dạy thực tế với đề cương môn học các ngành lý luận theo chương trình khung đã đăng ký với Bộ

° Khảo sát định lượng và định tính đánh giá của giảng viên và sinh viên về

chương trình đào tạo và nhu cầu học tập các ngành lý luận chính trị của sinh

viền

e _ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo và nhu cầu học

Trang 16

e Đưa ra những khuyến nghị đối với chương trình, nội dung và phương

pháp đào tạo các ngành lí luận để phù hợp với nhu cầu sinh viên thuộc các ngành này

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá chất lượng đào tạo các chuyên ngành lý luận trong giai đoạn 2000- 2012 và nhu cầu học tập của SV các ngành lí luận ở Học viện Báo chí và Tuyên

truyền |

b Khách thỂ nghiên cứu

3 nhóm khách thể:

- Giảng viên (lãnh đạo khoa và giảng viên thường)

- Sinh viên năm 3, năm 4 các ngành lý luận tại Học viện Báo chí Tuyên truyền - Sinh viên đã tốt nghiệp (cả nhóm làm đúng ngành và nhóm không làm đúng ngành)

c Phạm vỉ nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: năm 2012

Không gian nghiên cứu: Chủ yếu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 Giá thuyết nghiên cứu

Trong các môn học đại cương, đa số sinh viên có nhu cầu giảm thời lượng giảng dạy các môn nhóm Khoa học Mác — Lê ni và tăng thời lượng giảng dạy các môn nhóm Khoa học xã hội và nhân văn

Phần lớn sinh viên các ngành lý luận cho rằng khối lượng kiến thức các môn chuyên ngành là vừa đủ so với khả năng tiếp thu của họ

Thuyết trình vẫn được cho là phương pháp phù hợp nhất với đào tạo các ngành

Trang 17

- _ Sinh viên các ngành lý luận cho răng hình thức kiểm tra các môn học chuyên

ngành phù hợp nhất là thi viết hết hoc phan

- _ Khoảng 1⁄3 số sinh viên đánh giá rằng giáo trình các môn Đại cương được cung câp đây đủ và rât ít sô sinh viên đánh giá giáo trình các môn chuyên ngành được cung cấp đầy đủ

6 Thao tác biến số và khung lý thuyết (đối với khách thể nghiên cứu là sinh viên) 6.1 Khung lý thuyết Chú trương của Đảng và Nhà nước về đào tao _ cử nhân lý luận chính trị Mác - Lênin THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO Đặc điểm nhân khẩu hoc cia SV: - Gidi tinh - Năm học -_ Kết quả học tập

- Về nội dung đào tạo - Về thời lượng giảng dạy - Về phương pháp giảng dạy - Về phương pháp đánh giá chất lượng - Về cơ sở vật chất Mức độ yêu thích đối với ngành học và Mong muốn công

việc sau khi tốt nghiệp

Vv

NHU CAU CUA SINH VIEN - Về nội dung đào tạo

- Về thời lượng giảng dạy

Trang 18

e_ Biến phụ thuộc: Đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành lý luận chính trị đ Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2000-2012 «_ Biến độc lập: > Đặc điểm nhân khẩu học xã hội - Giới tính - Năm học - Kết quả học tập kì gần nhất > Mong muốn công việc sau khi tốt nghiệp > Mức độ yêu thích với ngành học

Biến can thiệp:

> Chủ trương và đường lỗi của Đảng và Nhà nước về chương trình đào tạo cử

nhân khối lý luận

> Môi trường kinh tế - xã hội

> Môi trường học tập cua sinh viên

e_ Biến trung gian: Thực trạng và nhu cầu đào tạo cử nhân chuyên ngành lý luận chính trị ở HVBCTTT giai đoạn 2000-2012

-_ Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân các chuyên ngành lý luận chinh tri 6 HVBCTT:

e Đánh giá về nội dung giảng dạy : Đánh giá mức độ thiết thực của nội dung khối kiến thức đại cương, chuyên ngành; mức độ cần thiết của các môn học

e Đánh giá về thời lượng giảng dạy: Đánh giá về thực trạng thời lượng giảng dạy nhóm môn khoa học Mác-Lenin, nhóm môn Khoa học xã hội và nhân văn và nhóm môn riêng

Trang 19

phương pháp thầy cô hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, phương phap Cemina, phương pháp bài tập thực hành, phương pháp đi nghiên cứu thực tế và phương pháp mời chuyên gia đến báo cáo

e Đánh giá về phương pháp đánh giá chất lượng học tập: hình thức kiểm tra các môn đại cương, chuyên ngành; hình thức tổ chức thi học phần các môn Đại cương, chuyên ngành; tỷ lệ hình thức thi học phần môn Đại cương và chuyên ngành

e Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ giảng đạy: mức độ cung cấp giáo trình và tào liệu tham khảo phục vụ các môn Đại cương và các môn chuyên ngành

- Nhu cầu học tập của sinh viên các ngành lý luận tại HƯBC& TT:

> Nhu cầu về nội dung giảng dạy : bao gồm nhu cầu độ thiết thực của nội dung để làm cơ sở tiếp thu các môn chuyên ngành và để vận dụng vào công tác > Nhu cầu về thời lượng giảng dạy : bao gồm nhu cầu về tăng, giảm hay giữ

nguyên thời lượng giáng dạy các nhóm môn khoa học Mác — Lenin, khoa học xã hội — nhân văn, nhóm môn khác và các môn học chuyên ngành

> Nhu cầu về phương pháp giảng day : bao gồm nhu cầu về tỷ lệ phương pháp

thuyết trình, phương pháp thầy cô hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, phương phap Cemina, phương pháp bài tập thực hành, phương pháp đi nghiên cứu thực tế và phương pháp mời chuyên gia đến báo cáo

> Nhu cầu về phương pháp đánh giá chất lượng học tập : bao gồm nhu cầu về hình thức kiểm tra các môn Đại cương, chuyên ngành; nhu cầu về hình thức tổ chức thi học phần các môn Đại cương, chuyên ngành; nhu cầu về tỷ lệ hình thức thi học phần môn Đại cương và các môn chuyên ngành

Trang 20

7 PHUONG PHAP NGHIEN CUU

7.1 Phương pháp luận

Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng những quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng ta, những quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo liên quan đến chương trình đào tạo cử nhân khối lý luận

Phương pháp luận chuyên biệt:

Vận dụng các tiêp cận chuyên ngành xã hội học sau: Lý thuyết chức năng

Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để làm rõ mục đích và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài áp dụng kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính, thông qua các phương pháp cụ thê sau:

a.Phương pháp thu thập thông tin định tính:

Thông tin định tính phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua 3 phương pháp: phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Cụ thể:

e_ Phân tích tài liệu:

Các loại văn bản được sử dụng đề phân tích trong đề tài này bao gồm:

(1)Đề cương các môn học đại cương của 11 ngành lý luận theo chương trình khung đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo

(2) Vớở ghi chép của sinh viên hiện đang học tại trường: toàn bộ vở ghi của các môn: 495 cuốn (trung bình 45 cuốn/ chuyên ngành)

(3) Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý

thuyết cũng như các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí

Trang 21

đến vấn đề nghiên cứu

e_ Phóng vẫn sâu:

Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng cho 3 nhóm đối tượng:

+ Sinh viên đã tốt nghiệp ra trường: 55 cựu sinh viên (5 mẫu/ ngành, gồm 3 người làm đúng ngành và 2 người không làm đúng ngành)

+ Giảng viên 11 ngành lý luận: 44 giảng viên (4 mẫu/ ngành, gồm I1 lãnh đạo khoa và 3 giảng viên thường)

e Tháo luận nhóm:

Thảo luận nhóm được tiến hành với đối tượng sinh viên năm thứ cuối với số lượng 11 cuộc TLN (1 TLN/ ngành; 8 — 10 sinh viên/ cuộc)

b- Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Điều tra bằng bảng hỏi Anket với 2 nhóm đối tượng:

- Sinh viên năm thứ 3, thứ 4 của 11 ngành lý luận: 660 phiếu (60 phiếu/ ngành) Phương pháp chọn mẫu trong mỗi ngành là phương pháp ngẫu nhiên

hệ thống

-_ Giảng viên 11 ngành lý luận: Toàn bộ số giảng viên trong Khoa liên quan đến ngành đào tạo

e_ Mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sinh viên:

Với dung lượng mẫu trong điều tra bằng bảng hỏi là 660 trường hợp, số sinh viên nam chiếm 1⁄3 trong tổng số sinh viên được điều tra, điều này dễ hiểu bởi đặc trưng của trường Học viện Báo chí Tuyên truyền nói chung và khối lý luận nói riêng đó là ít sinh viên nam và nhiều sinh viên nữ

Số lượng sinh viên giữa các ngành được lấy đều nhau, mỗi ngành lấy 60 sinh viên Số lượng sinh viên năm thứ 3 và sinh viên năm thứ 4 tương đối đồng đều

Trang 23

a- Kỹ thuật xử lý thông tin:

Phần mềm SPSS 16.0 được áp dụng để xử lý số liệu định lượng từ phân tích nội dung các môn học cũng như phỏng vấn an két

Phần mềm NVIVO 7.0 được sử dụng để phân tích các đữ liệu phỏng vấn sâu

8.Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

Góp phần làm rõ những thay đổi của chương trình giảng dạy thực tế so với chương trình khung, tìm hiểu những ý kiến đánh giá của sinh viên về chương trình giảng dạy các môn học đại cương và chuyên ngành của các ngành lý luận

Đưa ra những khuyến nghị thay đổi khung chương trình đào tạo và nội dung

chỉ tiết phù hợp với nhu cầu dạy và học của sinh viên và giảng viên giảng dạy các môn ngành lý luận

8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Làm rõ những mong muốn, yêu cầu của sinh viên ngành lý luận đối với các môn chuyên ngành và đại cương

Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn số liệu thực tế và những đánh giá khoa học; từ đó định hướng cho các cho các nhà quản lý đưa ra những thay đổi phù hợp trong chương trình đào tạo của khối lý luận

9 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, phần NỘI DUNG của đề tài bao gồm

3chương cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.5 Thao tác hóa khảúi niệm

1.6 Quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học ngành lý luận Mác — Lênin

Trang 24

1.8 Vài nét vê đặc điểm địa bàn và mô tả mẫu nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo và nhu cầu học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.1 Đánh giá về chất lượng đào tạo các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyên( dỗi với các môn đại cương và các môn chuyên ngành)

2.1.1 Đánh giá về nội dụng giảng dạy 2.1.2 Đánh giá về thời lượng giảng dạy 2.1.3 Đánh giá về phương pháp giảng dạy

2.1.4 Đánh giá về phương pháp đánh giá chất lượng học tập 2.1.5 Đánh giá về cơ sở vật chất phục giảng dạy và học tập

1.2 Nhu cầu học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền (đdỗi với các môn đại cương và các môn chuyên ngành)

1.2.1 Nhu cầu của SV về nội dung giảng dạy

1.2.2 Nhu cầu của SV về thời lượng và tỷ lệ phương pháp giảng day 1.2.3 Nhu cầu của SV về phương pháp giảng dạy

1.2.4 Nhu cầu của SV về phương pháp đánh giá chất lượng học tập 1.2.5 Nhu cầu của SV về cơ sở vật chất phục vụ giảng day va hoc tap

Chương 3: Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3.1 Sự tác động của những yếu tỐ chủ quan củasinh viên 3.1.1 Những yếu tô đặc điểm nhân khẩu học xã hội 3.1.2 Những yếu tổ khác

3.2 Sự tác động từ những yếu tô khách quan đến chất lượng đào tạo và nhu

Trang 25

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

1.1 Thao tác hóa khái niệm

1.1.1 Nhu cầu

Từ lâu “nhu cầu” đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt

Theo nhà sinh học xã hội David Barash, “nhu cau” duoc hiéu 1a “tinh chat của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu câu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài ton tại, phát triển và tiễn hóa ”[24, tr 27] Như vậy, định nghĩa trên cho thấy nhu cầu là sự cần thiết về một cái gì đó không chỉ là ở mặt ngoài mà còn ở bên trong mỗi cá thể

Nhà bác học Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính là

` Aap?

“thể xác” và “linh hồn" [19, tr 38] Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và từ đó, người ta quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tỉnh thần"

Học giả Nguyễn Khắc Viện khi đề cập đến nhu cầu đã đưa ra ba loại cơ bản là “nhu cầu vật chất", “nhu cầu xúc cảm” và “nhu cầu xã hội? [17]

e Các nhu cầu vật chất: là các nhu cầu bẩm sinh Các nhu cầu vật chất

thông thường ở người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh sống như nước,

Trang 26

e Nhu cầu về xúc cảm: Các nhu cầu chung về cảm xúc là: Nhu cầu về tình thương yêu của con người, sự tán thành và kính trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu cầu được cần tới và được người khác mong muốn

e Các nhu cầu xã hội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn các nhu— cầu đó nảy sinh từ nền văn hóa hoặc bối cảnh xã hội mà con người là một thành viên Các nhu cầu xã hội đan xen với các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc

Các nhu cầu trên theo ông luôn có sự đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhan, quan hệ qua lại với nhau tới mức trong thực tế chúng không thể tách rời được nhau Thông qua đáp ứng chúng, con người cũng góp phần đáp ứng các như cầu khác của bản thân

Tổng hợp từ tất cả các định nghĩa trên, trong phạm vi nhận thức hiện tại, “nhu cau” trong đề tài nghiên cứu của tác giả được hiểu là “một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh than dé ton tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau”

1.1.2 Nhu cầu học tập

Nhu cầu học tập là một một nhu cầu cấp cao, thuộc về nhu cầu nhận thức, chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người

Do đó, nhu cầu học tập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài được hiểu là “nhu cầu của con người đối với việc tiếp thu kiến thức từ các thế hệ đi trước, những tri thức thế giới và chọn lọc, tích lũy những tỉnh hoa có ích cho sự nhận thức” Như vậy, “nhu cẩu học tập” sẽ được xem xét dưới góc độ của người học.“Nữu câu học tập” sẽ được xem xét dựa trên việc người học đưa ra những yêu

cầu đối với quá trình tiếp nhận kiến thức của mình

Để có được cái nhìn rõ ràng hơn đối với “#w cẩu học tập”, tác giả đã đi sâu vào phân tích bốn khía cạnh đặc trưng của nó Đó là:

Trang 27

(2) Nhu cầu đối với hình thức tiếp thu (3) Nhu cầu đối với mức độ tiếp thu

(4) Nhu cầu đối với phương pháp đánh giá kiểm tra kết quả học tập 1.1.3 Sinh viên

Sinh viên Việt Nam là tất cả công dân Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện đào tào hệ Đại học và cao đẳng trong nước

Nếu chia theo độ tuổi thì phần lớn họ thuộc độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi Độ tuổi tiếp tục lớn về chất, hăng hái,sang tạo, đững cảm muốn đi vào cuộc sống xã

hội, xác định việc làm, trau dồi nghề nghiệp Nhu cầu của họ quan tâm lớn nhất đó

là nghề nghiệp, việc làm, các biến đổi giá trị xã hội

1.2 Các căn cứ triển khai đào tạo đại học ngành lý luận Mác — Lênin tại HVBCTT

1.2.1 Quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước

Quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lý luận là một trong những vấn đẻ trọng tâm

của Đảng và nhà nước ta Để hình thành cùng phát triển phương pháp luận và thế giới quan khoa học đúng đắn cho các cán bộ Đảng viên, Đảng ta cần có những

đường lối và quyết sách hợp lý đối với việc giúp người học nhận thức được tri thức

khoa học lý luận, năm vững những quy luật vận động khách quan của quá trình cách mạng Vấn đề này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

Trang 28

hết, đó là việc thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận chính trị trong toàn Đảng, và sau đó trong toàn xã hội tùy theo nhu cầu và điều kiện của hiện thực khách quan Do vậy, Đại hội X của Đảng (2006) nhắn mạnh: “Đổi mới công tác giáo đục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình” Các Đại hội Đảng trước đó cũng cho răng: “Äọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao tính độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ”H tr 46- 47}

Ngày 30-7-2005, Bộ Chính trị Khoá IX đã ra Nghị quyết số 52-NQ/TW

về “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa

học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ”, trong đó nhân mạnh: “Đổi mới chương trình, nội đụng đào tạo phải vừa bảo đảm tính khoa học, cơ bản và hệ thống, vừa bảo đảm tính hiện đại, thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ” [3, tr 34]

Quan điểm đó thể hiện tinh thần cơ bản theo quan điểm của Hồ Chí Minh đối với

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị nước ta

Trước tầm quan trọng của việc đào tạo cán bộ lý luận trong nhà trường, ngày

24/06/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 494/ QÐ — TTG về

Trang 29

Căn cứ vào quyết định này, Công văn số 1026/CV-KGTW ngày 14/7/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 3292/CV-TTVH ngày 10/7/2003 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã thông quaviệc “Thẩm định đề cương môn học Tư tưởng Hỗ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng "[2] Điều đó cho thấy việc xem xét nội dung chỉ tiết và chương trình học của môn chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, cao đẳng đều phải được Bộ Giáo dục

Đào tạo xem xét, đánh giá chặt chẽ và kĩ càng

Năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành “Luật Giáo dục ” số 38/2005/QH11; trong đó, Mục 4 trong Luật đã quy định rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục chương trình và giáo trình giáo dục của bậc đại học Đặc biệt, theo điều 41 mục 4, chương trình đào tạo ở bậc đại học đều phải trải qua sự kiểm định và đánh giá chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Bộ rưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gốm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bồ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo đục của trường mình” [25, tr12] Tiép đó, năm 2009, Quốc Hội đã thông qua “Luật sửa đổi, bỗ sung một

số điều của Luật Giáo dục” số 44/2009/QH12 [26] Văn bản này đã quy định rõ

ràng hơn đối với việc biên soạn và tổ chức lựa chọn tài liệu giảng dạy bậc đại học Gần đây nhất, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra thông báo số 125-TB/TW ngày 2-1-2008 kết luận về đề án “7?nh hình giảng dạy, học tập các bộ môn Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới? Ngày 18-9-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết

định số 52/2008/ QĐ-BGDĐT về Ban hành chương trình các môn LLCT trình độ

Trang 30

Ngày 22 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Học

viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ

Chí Minh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ

1.2.2 Quan điểm, chủ trương và chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Không chỉ dừng lại ở điều đó, ngày 29/08/2003, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ

Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 42/2003/TTLT-BGDĐT-BTC về

“Hướng dẫn một số chính sách thực hiện quyết định số 494/QĐ-TTg về "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư trởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ, môn chính trị trong các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính ban hành "[5] Thông tư này đã chỉ rõ hơn về nguồn tài liệu

dành cho sinh viên và đội ngũ cán bộ giảng viên; chế độ tài chính đối với việc biên

soạn chuẩn bị tài liệu cho môn học, công tác phí dành cho nghiên cứu - khảo sát, ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng học và mức chi lương, thưởng, phụ cấp cho các cán bộ giảng viên, và sau cùng là nguồn kinh phí thực hiện

Năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành “Luật Giáo dục” số 38/2005/QH11; trong đó, Mục 4 trong Luật đã quy định rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục chương trình và giáo trình giáo dục của bậc đại học Đặc biệt, theo điều 41 mục 4, chương trình đào tạo ở bậc đại học đều phải trải qua sự kiểm định và đánh giá chặt chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gom co cau nội dụng các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bồ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo đục của trường mình”

Trang 31

số điều cúa Luật Giáo dục” số 44/2009/QH12 [26] Văn bản này đã quy định rõ

ràng hơn đối với việc biên soạn và tổ chức lựa chọn tài liệu giảng dạy bậc đại học 1.2.3 Quan điểm, chú trương và chính sách của HVBCTT

Quyết định số 304/QĐ-HVCTQG về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

- Đào tạo trưởng, phó phòng trở lên của các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương, ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh, thành phố; phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy; trưởng, phó ban tuyên giáo huyện ủy, quận ủy, thị ủy ở trình độ đại học và sau đạ học

_- Dao tạo giảng viên lý luận chính trị bậc đại học cho các Trường Chính trị tỉnh, thành phó, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thé Trung ương, các trường đạ học và cao đẳng

- Đào tạo bậc đại học và sau đại học các chuyên ngành báo , xuất bản và tuyên truyền

- Bồi dưỡng kiến thức mới, nghiệp vụ công tác chuyên môn, lý luận chính trị và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các đối tượng đào tạo nêu trên

1.3 Cơ sở lý thuyết

1.3.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Các nhà xã hội học đầu tiên đặt nền táng cho thuyết cấu trúc — chức năng ra

đời phải kể đến là A Comte ( 1789 — 1857 ), H Spencer (1820 — 1903 ) và đặc biệt

là E Durkheim ( 1858 — 1917) Phân tích về phân công lao động, Dukheim đã giải thích khái niệm chức năng : chức năng là sự thỏa mãn một nhu cầu, tạo một lợi ích, trong đó nhu cầu là một trạng thái xã hội bình thường (lành mạnh) được xác định

tương ứng với các điều kiện môi trường vật chất đặc biệt là khối lượng và mật độ

Trang 32

Ciing néi vé chirc nang, A.R.Radeliffe — Brown (1881 — 1955) cho rang chức năng có nghĩa là đóng góp của một hoạt động để duy trì cấu trúc

Kế thừa các quan niệm trên, R Merton cho rằng mỗi yếu tố cấu trúc đều có thể có nhiều hơn một chức năng và một chức năng nhất định thường được thỏa mãn bởi không chỉ một yếu tố cấu trúc nhất định và chức năng xã hội liên quan tới các hệ quả khác quan sát được chứ không phảo các tâm trạng chủ quan (mục tiêu, lí do, ý nghĩa)

Như vậy, các luận điểm gốc của thuyết chức năng đều nhắn mạnh tính cân băng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc Các tác giả của chủ thuyết này đều cho rằng xã hội là sự liên kết chặt chế của các bộ phận cấu thành nên một

chỉnh thể gọi là xã hội mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định hoạt động nhịp

nhàng với nhau góp phần đảm bảo sự tồn tại cân bằng của chỉnh thể đó với tư cách là một chỉnh thể tương đối bền vững Như vậy để giải thích sự tồn tại của một thiết chế xã hội cần tìm hiểu hệ thống như một tông thể phải thỏa mãn được các nhu cầu của nó nhăm tạo được sự cân băng tương đôi ôn định trong xã hội

Vận dụng lý thuyết chức năng vào ta thấy được vị trí, vai trò, chức năng của các môn Đại cương và các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và tuyên truyền Trong chương trình đào tạo, các môn Đại cương, môn Cơ sở ngành, môn Chuyên ngành đều có chức năng riêng của nó và được sắp xếp đan xen nhau theo một trật tự nhất định để thực hiện chức năng của mình Các môn Đại cương luôn được học vào những năm đầu, có chức năng làm kiến thức nền tảng để giúp sinh viên có thé tiếp cận các môn cơ sở ngành rồi đi sâu vào các môn chuyên ngành sau này

Trang 33

Theo lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, Friedman và Hechter cho rằng tiêu điểm của sự lựa chọn hợp lý là các actor Các actor được xem là có mục đích hoặc mục tiêu về cái là hành động của họ hướng tới Thuyết lựa chọn hợp lý quan tâm đến ít

nhất là hai sự kìm hãm đối với hành động Đầu tiên là sự hiếm hoi của các tiềm

năng Các actor có các tiềm năng khác nhau cũng như có cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng Đối với những người có nhiều tiềm năng thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ Tuy nhiên, đối với những người có ít tiềm năng sự đặt được mục đích có thể khó khăn hoặc bất khả thi Liên quan đến sự hiếm hoi của các tiềm năng là cái giá phải trả của cơ hội Họ có thể bị mất đi một cơ hội khác có cơ may hơn trong hành động kế tiếp của mình Các actor được xem là luôn cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình trong sự lựa chọn

Theo Rodney Stark, “trong những hạn chế về thông tin và các lựa chọn có thể, với ảnh hưởng của quan điểm và ý kiến cá nhân,người ta có khuynh hướng tối đa hóa lợi ích từ sự lựa chọn của mình.” (Rosdney Stark, 2001 Sociology, Eight Edition) Như vậy, sự hiếm hoi của các tiềm năng liên quan mật thiết đến nguồn thông tin mà các actor có thể nhận được và những thứ mà họ có thé co dé lựa chọn Có nghĩa là họ không thể có sự lựa chọn hợp lý để tối đa hóa lợi ích của mình nếu họ không biết gì về chúng hoặc có những hiểu biết lệch lạc về các lợi ích tương đối của sự lựa chọn và họ cũng không thể lựa chọn những cái mà họ không thé có

Một nguôn kìm hãm thứ hai lên các hành động của actor là các thê chê xã hội Như Freidman và Hechter xác định , nội cá thể hành động một cách khuôn sáo, tìm ra cách hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các nguyên tặc gia đình và trường hoc; các mệnh lệnh; các chính sách cứng răn;

Trang 34

chon cai hop ly nhất hoặc dễ chấp nhận nhất, với suy nghĩ là cá nhân sẽ đạt được lợi ích tối đa trong sự lựa chon ay của mình Đây chính là mục đích về sự lựa chọn hợp ly

Nhận thức được những yếu tố bên ngoài có thể vượt lên trên khả năng chọn lựa của cá nhân và cách mà các yếu tố ấy ảnh hưởng đến mỗi con người trong cùng một xã hội Các cá nhân luôn muốn sự lựa chọn mang lại lợi ích cao nhất nhưng họ không luôn hành động giống nhau bởi sở thích và quan điểm riêng của mỗi cá nhân là khác nhau,chính điều này đã khiến các nhân nhìn nhận cái gì là phần thưởng, cái

gi là lợi ích

Vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, ta có thé giải thích được lý do mà các sinh viên đưa ra những lựa chọn cho họ về nội dung, thời lượng, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và phương pháp đánh giá chất lượng học tập các môn đại cương cũng như các môn họ chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân các ngành lý luận Các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 đều đã trải qua các môn học đó cho nên họ có thể biết những cái gì là cần thiết, bổ ích, những cái gì là phù hợp hơn cả để từ đó nhà trường có thể căn cứ vào những đòi hỏi, mong muốn của sinh viên mà có những điều chỉnh hợp lý, giúp nâng cao chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn

1.3.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo vì vậy lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương), nhu cầu

Trang 35

Nhu câu vệ thê chất, sinh lý: nhu câu vê đô ăn, nước uông, không khí, nhu câu về tình dục Nhu câu này được xem là nhu câu cơ bản nhất trong Š

nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow

Nhu cầu an toàn: Con người cần có một mơi trường sống an tồn, sức khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nang Ho cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe Họ cần được sống trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ không bị đe dọa Họ cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích

Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè ) Sức mạnh của họ sẽ được nhân lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội.Sự đơn độc, không gia đình,

không có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối

với sự phát triên tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân

Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được

lắng nghe và không bị coi thường Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn, người

lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ đều có

nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính kiến của cá nhân Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đắng hay không khi còn nhỏ

Trang 36

cùng bởi nó chỉ được để cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã được đáp ứng

1.4.Vài nét về đặc điểm địa bàn và mô tả mẫu nghiên cứu

1.4.1.Về đặc điểm địa bàn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá II, trên cơ sở

hợp nhất 3 trường: Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, Trường Tuyên huấn và

Trường Đại học Nhân dân Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường

Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên: « Irường Tuyên giáo Trung ương (1962-1969)

- _ Trường Tuyên huấn Trung ương (1970 -1983)

‹Ổ Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984 - 2/1990) trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V

« Truong Dai hoc Tuyén giao (1990- 3/1993)

‹ _ Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993 đến 6/2005)

‹ _ Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6/2005 đến nay)

Giai đoạn đầu, theo Nghị quyết 116 NQ/TW ngày 02-8-1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trường trực thuộc Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan được uỷ nhiệm trực tiêp chỉ đạo về mọi mặt

Từ năm 1990, do yêu cầu chung của công tác đào tạo cán bộ của Đảng và phù

Trang 37

quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học Từ thời điểm này, Irường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân Các hoạt động chuyên môn của nhà trường đều thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo và luật Giáo dục

Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc sắp xếp lại các Trường Đảng trực thuộc Trung ương, Nhà trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Theo quyết định này, Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác — Lê

nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ tư tưởng — văn hoá, báo chí và truyền

thông đại chúng cho Đảng và Nhà nước trong phạm vi toàn quốc

Hiện tại Nhà trường đào tạo 26 chuyên ngành bậc đại học, 12 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 31đơn vị Ban, Khoa, Phòng, Viện, Trung

tâm trực thuộc Ban Giám đốc Tổng số đội ngũ cán bộ 365 người, cán bộ nghiên cứu giảng dạy chiếm 75%, trong đó có: 1 Giáo sư, 21 Phó Giáo sư, 62 Tiến sỹ, 90 Thạc sỹ, 9 Giảng viên cao cấp, 94 Giảng viên chính

Trang 38

thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên ngành

đào tạo đặc thù Nhà trường mở rộng các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài, bắt đầu tham gia các dự án Quốc tế Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật Chất lượng đào tạo nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ của Đảng và Nhà nước

Các ngành lý luận của Học viện Báo chí và tuyên truyên bao gôm có: 1 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước 7 Giáo dục chinh tri

2 Kinh tế chính trị Mác Lê — Nin 8 Quản lý kinh tế

3 Quản lý văn hóa — tư tưởng 9 Quản lý xã hội

4 Chủ nghĩa xã hội khoa học 10 Triết học

5 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 11 Chính trị học

6 Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.4.2.Về mẫu nghiên cứu

Với dung lượng mẫu trong điều tra bằng bảng hỏi là 660 trường hợp Đối

tượng cung cấp thông tin bao gồm 171 sinh viên nam và 489 sinh viên nữ thuộc khối lý luận Như vậy số sinh viên nam chiếm 1/3 trong tổng số sinh viên được điều tra, điều nay dé hiểu bởi đặc trưng của trường Học viện Báo chí Tuyên truyền nói chung và khối lý luận nói riêng đó là ít sinh viên nam và nhiều sinh viên nữ

Số lượng sinh viên giữa các ngành được lấy đều nhau, mỗi ngành lấy 60 sinh viên với tiêu chí chọn tối đa sinh viên năm thứ 4 sau đó mới chọn sinh viên năm thứ 3 Tuy nhiên do hồn cảnh khơng cho phép ( sinh viên năm thứ 4 đi thực tập ) cho nên ở một số ngành sinh viên năm 4 ít hơn sinh viên năm 3 Tuy nhiên xét về tổng thể, số lượng sinh viên năm thứ 3 và sinh viên năm thứ 4 tương đối đồng đều nhau với 360 sinh viên năm thứ 3 và 298 sinh viên năm thứ 4

Trang 40

CHUONG 2

Đánh giá chât lượng đào tạo và nhu cầu học tập của sinh viên các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyên

2.1 Đánh giá về chất lượng đào tạo các ngành lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.1.1 Về nội dung đào tạo các môn học đại cương và chuyên ngành a Nội dung đào tạo các môn học đại cương

Theo phân bố chương trình đào tạo cử nhân các ngành khối lý luận tại Học viện báo chí và tuyên truyền, 1/3 thời gian được dùng để giảng dạy các môn học đại cương, thời gian còn lại dùng để giảng dạy các môn cơ sở ngành và chuyên ngành Các môn đại cương chủ yếu được giảng dạy trong năm thứ 1 và năm thứ 2 Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có sự sắp xếp đan xen giữa các môn Đại cương với các môn cơ sở ngành

Bảng 2.1 Các môn đại cương trong chương trình cử nhân của 11 ngành

lý luận

s* Nhóm môn đại cương chung: s* Nhóm môn đại cương riêng: " Nhóm môn Khoa học |" Nhóm môn khoa học xã | - Tâm lý học trong công tác quản

Mác — Lenin: hội và nhân van: lý lãnh đạo

- Triét hoc Mac — Lenin - X&hdi hoc dai cuong - Thể chế chính trị đương đại thé

- Kinh tế chính trị Mác — | - Xây dựng Đảng giới

Lenin -_ Tiếng việt thực hành - Lịch sử phong trào cộng sản và _ Chủ nghĩa xã hội khoa | _ Chính trị học đại cương ; we ex LAS công nhân quốc tế

học - Khoa học quản lý

- Giáo dục học đại cương

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:29

w