TIM HIEU KHAI NIEM KIEN THUC THONG TIN GOP PHAN DAM BAO CHAT LUONG DAO TAO
CU NHAN CHUYEN NGANH KHOA HOC THONG TIN - THU VIEN
Nguyên Hoàng Sơn Bộ món Thông tin - Thư viện Kiến thức thông tin (KT TT) là một khái niệm trừu tượng
Với quan niệm như vậy KTTT là khái niệm không thé dé
dàng định nghĩa được hay nó có thể hiểu theo một chiều được
Nó là một cụm từ thể hiện một khái niệm xúc tích, vừa mang
tính trừu tượng cao, vừa mang tính cụ thể Nó tập trung vào một vấn để nào đó mang tính định hướng Cụ thể, KTTT có thể hiểu như là khả năng sử dụng thông tin hay khả năng sở hữu được, nắm trong tay một lĩnh vực thông tin nào đó
CÁC ĐỊNH NGHĨA TỪ NHỮNG NĂM 70
Trong một đệ trình của Paul Zurkowski, Chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp thông tin tới Uỷ ban Quốc gia về khoa
học thư viện và thông tin, ông đã nêu lên mục tiêu đạt được
KTTT toàn quốc ở thập niên kế tiếp Zurkowski đã trình bày một môi trường dịch vụ thông tin mà ở đó người ta phải tìm
Trang 2bao gồm các ngân hàng thông tin, các nhà môi giới thông tin, các nhà xuất bản và những hoạt động đánh giá thông tin Mối quan hệ truyền thống giữa những hoạt động thông tin và những thư viện này cũng được ông đề cap toi Zurkowski con xem xét cách thức chuyển đổi vị trí giữa khu vực này với nhau
và ông cũng nêu lên những vấn đề chính sách cần phải giải
quyết để từ đó môi trường thông tin có thể được kích hoạt, phát triển nhằm đáp ứng cho | quốc gia có KTTT
Zurkowski là người đầu tiên sử dụng khái niệm KT TT với nội dung như sau: Những người được đào tạo để ứng dụng các
nguồn thông tin vào trong công việc của họ được gọi là những
người có KTTT Họ được học những công nghệ, những kỹ năng để tận dụng được những công cụ thông tin cũng như các
nguồn tin chủ yếu để tạo nên những giải pháp thông tin giải
quyết cho các vấn đề của họ Trong định nghĩa này, Zurkowski đã nêu lên những điểm sau:
- Các nguồn thông tin được áp dụng vào trong các tình
huống giải quyết công việc
- Các công nghệ, kỹ năng cần có để sử dụng các công cụ thông tin và các nguồn thông tin chính yếu
- Thông tin được sử dụng để giải quyết vấn đề
Khái niệm KTTT vào năm 1976 lại xuất hiện một lần nữa trong một bài trình bày của Lee Burchinal tại một hội thảo của thư viện A&M Texas noi về tương lai của việc tổ chức thông tin: “Để trở thành người có KTTT, cần phải có một hệ thống các kỹ năng mới Chúng bao gồm các phương thức để xác
định và sử dụng thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề và ra
quyết định một cách có hiệu quả ” Định nghĩa của Burchinal đã liên kết KT FT với:
- Các kỹ năng bao gồm kỹ năng xác định nguồn tin và sử
Trang 3- Sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Sử dụng thông tin hiệu quả
Cùng năm đó, cũng xuất hiện một số các định nghĩa khác về KTTT nhưng không thuộc lĩnh vực Thông tin - thư viện Cees Hamelink, một nhà cố vấn cho chương trình nghiên cứu
truyền thông đại chúng, sử dụng định nghĩa KTTT để nhằm
chỉ vào một xã hội có nhu cầu muốn thoát khỏi những hậu quả mang tính áp chế của phương tiện truyền thông đại chúng đã
được thể chế hóa và được cấu trúc đang bị các thế lực điều khiển và kìm giữ theo ý muốn của họ và truyền bá những
thông tin đã được chế biến theo ý đồ chính trị về những sự
kiện thế giới
Quan điểm của ông cho rằng phải tạo cơ hội cho mọi
người ra những quyết định của chính mình ở trong tình huống của họ và trước những thông tin sự kiện mới xảy ra Hamelink đã gợi ý thiết lập các kênh thông tin thay thế hay các mạng
thông tin độc lập với những lợi ích chính trị và kinh tế: “Điều quan trọng nhất của những kênh thông tin mới là nó có thể chống lại được với các kênh truyền thông đại chúng đang
thống trị Và chúng ta có thể học cách sử dụng thông tin bằng
các phương tiện thay thế trên
Hamelink coi sử dụng thông tin bảng cách mới này có
liên quan tới KTTTT và xác định coi đây 1a kha nang nam được
những khía cạnh toàn diện và độc lập về các sự kiện tin tức
Cho dù cách tiếp cận của Hamelink có liên quan đến việc diễn
Trang 4KTTT con rat can thiét cho viéc dam bảo sự sống còn của các tổ chức dân chủ Mọi công dân đều có quyền bình đẳng nhưng
những cử tri khi có KTTTT ở trong một vị trí nhất định sẽ có
những quyết định thông minh hơn so với những người không
có KTTT Việc sử dụng thông tin vào trong quá trình ra quyết định giúp các công dân hồn thành trách nhiệm cơng dân của mình là một sự tối cần thiết”
Vào năm 1979, tổ chức IIA (Hiệp hội các ngành công
nghiệp thông tin) đã được đưa ra một định nghĩa về KTTT mà
không đề cập đến tính đặc thù của thông tin khi sử dụng trong các công sở và nơi làm việc như định nghĩa của Zurkowski đã
đề cập: “Định nghĩa của HA cho rằng một người có KTTT là người biết các cong nghệ và các kỹ năng để sử dụng các công
cụ thông tin để tạo lập các quyết định giải quyết các vấn đề”
Trong cùng năm đó, trong một bài báo viết về tương lai của nghề thư viện, Robert Taylor đã giới thiệu một khái niệm về
KTTT nhấn mạnh:
“Một định nghĩa về KTTT một cách đúng đắn phải bao
gồm các yếu tố sau:
* Để giải quyết mọi vấn đề điều cần thiết là phải có đủ
thông tin và số liệu
* Phải có kiến thức hiểu biết về nguồn thông tin (Ai và ở đâu) là một điều kiện tiên quyết
* Quá trình thông tin diễn ra liên tục cũng quan trọng như
những quá trình thông tin diễn ra rời rạc
* Có những chiến lược tìm tin để bổ sung thông tin.”
Taylor đã liên hệ nghề nghiệp thư viện với KTTT và cho
thấy rằng đại đa số các vấn đề (chứ không phải là tất cả) được
Trang 5các nguồn tin là rất cần thiết đồng thời có các chiến lược để bổ
sung thông tin
Các định nghĩa của thập kỷ 70 đã làm nối bật một số các nhu cầu đối với KTTT nhưng vẫn chưa tiếp cận được điểm mốc để xác định các kỹ năng và kiến thức cần để xử lý thông tin tại cùng thời điểm đó
Để phân tích các định nghĩa xuất hiện trong những năm 70, chúng ta có thể suy ra rằng thông tin cũng rất thiết yếu cho xã hội, việc xử lí thông tin ngày càng phức tạp vì sự phát triển
theo số mũ của thông tin Burchina tin rằng chúng ta sẽ cần
một tập hợp các kỹ năng mới về thông tin Đa số các định nghĩa được nhấn mạnh vào việc sử dụng hay ứng dụng thông
tin ngay khi nó vừa được tìm thấy cũng như việc sử dụng nó cho việc ra quyết định Việc sử dụng không chỉ là thông tin mà còn là các công cụ thông tin (giúp cho việc truy cập thông
tin) được Zurkowski và HA đề cập Nhiều định nghĩa xuất hiện trong các bối cảnh vai trò của các thư viện trong tương lai đang được tranh luận, chúng chỉ ra một mối liên hệ giữa nghề
Thông tin - Thư viện và KTTT Những định nghĩa thập kỉ 70 đã làm đã làm nối nổi bật một số các yêu cầu cần với KTTT nhưng không cụ thể
CÁC ĐỊNH NGHĨA CỦA NHỮNG NĂM 80
Vào đầu những năm 80, công nghệ thông tin bắt đầu được
ứng dụng nhiều vào trong hoạt động của xã hội Năm 1982, tổ chức IIA đã tiến hành một nghiên cứu gồm 4 giai đoạn về hạ tầng thông tin của Mỹ Những công nghệ mới của thập kỷ này được coi như là một yếu tố quan trọng của KTTT nghiên cứu này đã chỉ ra “có một khoảng cách phân biệt giữa l người
Trang 6công nghệ này va do vay da tự làm hạn chế sự tiếp cận tới các
nguồn tri thức”
Vào cùng năm đó, tạp chí Time đã chọn máy vi tính là
chiếc máy hàng đầu của năm do va Forest Horton da coi vai
"trò tiềm tàng của máy tính như là một nguồn thông tin trong kỷ nguyên thông tin Ông đã để cập đến mối quan tâm ngày càng tăng của tờ tạp chí này về các khả năng xử lý các vấn đề
của máy tính qua định nghĩa về kiến thức máy tính như sau:
“Kiến thức máy tính phải gắn liền với sự gia lăng nhận '
thức để hiểu được máy tính có thể và không thể làm được gì?”.Có hai thành tố tạo nên kiến thức máy tinh | la phần cứng và phần mềm
Tuy nhiên, ông tiếp tục lý giải rằng KTTT con phat t trién
cao hơn kiến thức máy tính Mặc dù sự lý giải về kiến thức
máy tính của Horton còn rất đơn giản những nhận thức về
KTTT của ông cũng đáng để ghi nhận Định nghĩa này đã
đánh dấu, báo hiệu về sử chuyển đổi nhận thức về KTTT trong
thập kỷ 80, đưa chúng ta bước vào lĩnh VỰC khoa học xử lý
thông tin trên cơ sở có máy tính trợ giup
Vậy KTTT lại trái ngược lại với kiến thức của máy tính, nó mang ý nghĩa tăng nhận thức của các cá nhân và các doanh
nghiệp về sự bùng nổ tri thức và làm thế nào các hệ thống
thông tin có máy móc hỗ trợ có thể giúp nhận biết, truy nhập các tệp dữ liệu, tài liệu cần có để hỗ trợ giải quyết vấn đề và ra quyết định
Các công cụ có máy tính trợ giúp và các nguồn tin mà
Horton liệt kê đã cho thấy phương thức mà máy tính được áp dụng cho việc xử lý thông tin đã được đặt nền móng vào đầu những nam 80 Cơ sở dữ liệu trực tuyến, dịch vụ truyền thông,
thư điện tử, các dịch tóm tắt đánh chỉ số, tìm kiếm của chính
Trang 7William Demo, từ năm 1986 đã tiếp tục đưa ra những ý kiến
bằng việc xem xét những khối lượng thông tin đồ sộ Ông đã
liệt kê nhiều ví dụ về công nghệ như máy vi tính, truyền hình
cáp, xuất bản điện tử, truyền thông vệ tính, Videotext, cơ sở dữ liệu trực tuyến, CD - ROM lưu trữ thông tin Quan điểm
của ông cho rằng để nắm được các công nghệ mới này đòi hỏi
cần phải có kỹ năng tri thức mới Kỹ năng mới này được ông
gọi là KTTT Mặc dầu Demo không đưa ra một định nghĩa đây đủ về KTTT nhưng ông chỉ ra rằng chỉ có những người nắm được các kỹ năng cần thiết này mới có thể thu được lợi
ích đầy đủ từ thời đại thông tin
Hiển nhiên rằng vào giữa những năm 80, công nghệ thông tin tiên tiến bắt đầu đáp ứng được những yêu cầu xử lý thông tin Demo cho rằng cùng với những kỹ năng và kiến thức
thông tin truyền thống, KTTT đã tạo nên tiền đề chung cho việc tự học tập suốt đời Ông cũng nhận thấy rằng nội hàm của
KTTT có thể giải thích ở nhiều góc độ nghề nghiệp như: Thư
viện, giáo dục, truyền thơng Ơng cũng gợi ý rằng, trong tất
cả các định nghĩa đang có lúc đó thì có một định nghĩa trong lĩnh vực đào tạo người dùng tin trong thư viện đã cố gắng đưa
ra một cách chi tiết những vẫn dé để xác định KTTT theo
phương diện chức năng tương ứng Định nghĩa này trước đó một năm cũng được nêu ra và từ đó đến nay vẫn mang tính cụ thể nhất Người ta coi nó như một cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khái niệm KTTT bởi vì chính nó đã
cho thấy sự hợp nhất của KTTT với việc đào tạo thư viện và
KTTT trở thành một vấn đề nổi cộm trong ngành thư viện Định nghĩa được hình thành trong năm 1985 tại thư viện Auraria ở khu học xá Devor của trường Đại học Tổng hợp
Colorado Thư viện ở đây tiến hành nghiên cứu chương trình
Trang 8KTTT cua 30 nghìn sinh viên (có độ tuổi từ 18 trở lên) như thế
nào?
Định nghĩa có nội dung như sau: KTTT là khả năng truy cập và đánh giá thông tin thỏa mãn một nhu cầu tin nhất định
một cách hiệu quả (theo Martin Tessmer, 1985) KTTT có những đặc điểm sau:
* Là một tập hợp các kỹ năng và kiến thức thích hợp
- Các kỹ năng (chiến lược nghiên cứu, đánh giá thông tin) - Kiến thức về sử dụng các công cụ, và nguồn tin
* Được hình thành, phát triển qua tích luỹ Den qua cac thái độ, hành vị như: - Sự bền bỉ - Sự chú ý đến các chi tiết - Sự thận trọng chú ý khi tiếp cận các nguồn tin in ấn và các nguồn tin ở dạng khác
* Sự thâm dụng về thời gian và sức lực
* Nhu cầu tin - hoạt động giải quyết vấn đề
* Sư khác biệt nhưng vẫn có nét tương đồng giữa KTTFT và kiến thức máy tính
KTTT không phải là:
* Chỉ đơn thuần là các kiến thức về các nguồn tin
* Chỉ đơn thuần coi thư viện là nguồn tin duy nhất
* Tìm kiếm thông tin (mà còn hiểu và đánh giá thông tin)
Trang 9* Mot tập hợp các kỹ năng cần có là một trong những dặc
điểm của KTTT Chúng được coi như là chiến lược nghiên cứu
và đánh giá thông tin
* KTTT không chỉ giới hạn ở việc chỉ xác định nguồn tin
mà còn phải hiểu và đánh giá nguồn tin đó
* Thư viện không phải là nguồn thông tin duy nhất
* KTTT đòi hỏi những thái độ đặc thù như nhận biết được
nhu cầu tin và việc sử dụng chính xác thông tin
Xuất phát từ lĩnh vực đào tạo người dùng tin, một lĩnh vực
chỉ tập trung vào vấn đề tìm tin trong thư viện, những quan
điểm trên đã mang đến cho ta một lĩnh vực khác rộng hơn mà
việc đào tạo người dùng tin phải thực hiện trong tương lai
Định nghĩa trên đã đưa ra một loạt các tham số về các nguồn
tin hiện có và nhấn mạnh rằng tìm kiếm thông tin không chỉ đơn thuần giới hạn trong không gian của thư viện
Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, vấn đề KTTT
được xã hội rất chú ý Ví du vao nam 1987, Carol Kuhlthau da đưa ra một câu hỏi như sau:
Trong một xã hội thông tin, một người có KT là người
nhu thé nao? KTTT có quan hệ mật thiết đến chức năng nhận
thức Nó liên quan đến khả năng đọc, lĩnh hội và sử dụng thông tin thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày Nó cũng liên
quan đến khả năng nhận biết nhu cầu tin và tìm kiếm thông tin
để trợ giúp việc ra quyết định KTTT đòi hỏi những khả năng để quản lý một khối lượng lớn thông tin từ máy tính và từ các
kênh thông tin đại chúng và khả năng tự học suốt đời Bởi vì
những thay đổi về công nghệ và xã hội đòi hỏi cần có những
kỹ năng và kiến thức mới
Trang 10cua thong tin, la kha nang xác định vị trí các thong tin do, tim và sử dụng chúng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định, khả
nang tạo ra thông tin và xử lý thông tin thong qua các công cụ xử lý thông tin điện tử
Nói tóm lại, KTTT là sự phát triển tất yếu của nhận thức truyền thống về tri thức, là một sự phản ứng trước cuộc cách
mạng thông tin mà chúng ta đang phải đương đầu
Vào nửa cuối thập kỷ, các nhà thư viện ở các trường học
đã diem lại các chương trình đào tạo người dùng tin với quan điểm hướng tới tương lai Họ đã có một sự chuyển đổi về khái niêm khi đánh giá lại những mục tiêu phát triển của mình Đó
là sự thay đổi về khái niệm Kiến thức thư viện thành Kiến thức thông tin Vào cuối thập kỷ này, các hướng dẫn về kỹ năng
thư viên được coi như là quá thiếu so với nhu cầu học tập
trong một xã hội thông tin và nhiều chương trình đào tạo
người dùng tin trong thư viện đã được thay đổi để trở thành chương trình đào tạo về KTTTT Trong giai đoạn những năm 80
cua thé ky 20, các thư viện ở Mỹ đã chú ý đặc biệt đến vai trò
của thư viện trong quá trình học tập Một số báo cáo đã cho thấy sự cần thiết về đổi mới giáo dục trong quốc gia, như báo cáo “Sự hiểm họa của một quốc gia” hay báo cáo “Các trường
Đại học” Sự tiếp nhận khái niệm KTTT là một sự phản hồi của lĩnh vực thư viện trước sự thờ ơ hay tảng lờ của quá trình
đối mới giáo dục Giờ đây, các nhà thư viện đã bát đầu chú ý đến mối quan hệ giữa chương trình đào tạo người dùng tin với quá trình tự học tập suốt đời
Trong năm 1987, một Hội nghị quốc gia với chủ đề “Các thư viện và sự tìm kiếm một nền giáo dục tiên tiến” do trường
Trang 11các trường Đại học, giảng viên thư viện, các đại diện của Chính phủ, giới kinh doanh và các tổ chức giáo dục Trong bản báo cáo tại Hội nghị, bà Patricia Breivik đã chỉ ra những vấn để của thời đại và hướng phát triển của các thư viện
trường học Bà lưu ý về sự thống nhất cần có rằng: để đổi mới
đào tạo sau đại học, sự hội nhập hoàn toàn của thư viện vào
quá trình đào tạo là một điều thiết yếu Đây là một lĩnh vực
mà bản báo cáo “Các trường đại học” đã nhấn mạnh, còn bản
báo cáo “Nguy cơ của một quốc gia” cũng đưa ra vấn đề sinh
viên phải được chuẩn bị để cho quá trình tự học suốt đời
Bà đã giải thích: để thực hiện được học tập suốt đời, người
sinh viên phải có KTTT, nhờ đó mà người sinh viên mới có
thể:
* Hiểu được các quá trình để nắm bắt thông tin, bao gồm
cả hệ thống tìm tin và truyền tin
* Có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các kênh thông tin khác, bao gồm cả các thư viện để đáp ứng sự đa
dạng của nhu cầu tin
* Trang bị được những kỹ năng cơ bản để tiếp nhận và lưu
trữ thông tin như: kỹ năng về cơ sở dữ liệu, kỹ năng xử lý
bảng biểu và văn bản
* Là những công dân có trách nhiệm, sáng suốt trong việc xem xét các vấn đề chính sách xã hội có liên quan đến thông tin như: bản quyền, thông tin cá nhân, thông tin chính phủ và các vấn đề chính sách thông tin sẽ nảy sinh
Trong hội nghị 1987 cũng có các ý kiến khác như: đối với những sinh viên muốn có được KTTTT thì ở trình độ sau đại học học cần phải được trang bị các kỹ năng xử lý thông tin và các môn học về KTTT phải được dạy xen lẫn với việc học các
Trang 12Như vậy vào cuối thập kỷ này, khi nhận thức về KTTT phát triển sâu rộng, người ta đã nhận định rằng các kỹ năng về KTFT nên được dạy song song với các môn học khác KTTT đã trở thành một vấn đề giáo dục phổ biến mà ở đó người cán bộ thư viện với tư cách là một giáo viên giảng dạy đóng vai trò
chủ đạo Vào cuối thập kỷ 80, vai trò của các kỹ nang thư viện
trong giảng dạy được nghiên cứu, các chương trình đào tạo về người dùng tin được mở rộng để bao quát rộng hơn những vấn
đề liên quan đến việc giảng dạy KTTT Theo W.B.Lukeubill
giải thích thì: khi KT TT được áp dụng vào thư viện, nó không chỉ dùng lại các kỹ năng xác định nguồn tin và có những kết
quả tìm phù hợp với nhu cầu tìm mà việc giảng dạy người
dùng tin còn tạo cho ta có khả năng xúc tiến các chiến lược nhằm giúp có những giải pháp tiếp cận hữu hiệu để thỏa mãn
nhu cầu tin
Tuy nhiên, vào những năm 80, không phải mọi quan điểm
về KTTT đều xuất phát từ lĩnh vực thư viện Ở Hà Lan, ủy ban
cố vấn về giáo dục và công nghệ thông tin thành lập năm 1981 đã đưa ra một bản báo cáo đầu tiên trong năm 1982 với một tiêu đề “Học công nghệ thông tin” để giới thiệu cho học sinh phổ thông Viện phát triển giáo dục quốc gia đã bắt tay tiến hành một dự án quốc gia 1983 nhằm hướng dẫn cho tất cả học sinh phổ thông (lứa tuổi từ 12 - 16 tuổi) về công nghệ thông
tin Mục tiêu của dự án là đưa chương trình học này vào dạy xen lẫn với chương trình học chính khóa Trong bản báo cáo lần thứ 2 năm 1984, ủy ban này đưa ra một chủ đề mới “Kiến thức thông tin và kiến thức máy tính” với định nghĩa: các kỹ
năng và kiến thức sử dụng máy tính, lấy thông tin để giải quyết vấn đề hay tăng hiểu biết về một vấn đề xác định cũng
như điều khiển các quá trình hoạt động
Trang 13là phải học các kỹ năng lập trình và cách sử dụng máy tính mà chỉ là sự giới thiệu về khoa học thông tin Còn máy tính được
coi như là một phần của khoa học thông tin và khoa học máy
tính mà mọi công dân đều phải biết
Chương trình học kiến thức thông tin và máy tính của Hà Lan chia ra thành 4 lĩnh vực chính: Ứng dụng công nghệ thông
tin, Xử lý thông tin và dữ liệu, Các hệ thống xử lý đữ liệu và Vai trò của công nghệ thông tin trong xã hội Rõ ràng là,
chương trình học của Hà Lan trong những năm 80 có liên
quan chủ yếu máy tính hơn là việc xử lý thông tin nói chung Trong những năm 80 ở Mỹ có xuất bản 2 tài liệu đều nhấn
mạnh vai trò của thư viện trong việc giảng dạy KTTT Một tài liệu của Patricia Breivik và E.Gordon Gee (Có sau hội nghị 1987) tập trung vào vai trò của các thư viện trong giáo dục đào tạo ở bậc cao Một tài liệu nữa là báo cáo của Hiệp hội thư
viện Mỹ Cả hai tài liệu trên đều đưa KTTT lên hàng đầu với
tư cách là một vấn đề giáo dục kết hợp với thư viện Tài liệu
của Gee và Breivik được ủy ban giáo dục Mỹ xuất bản Do
vậy, nó cho thay tầm quan trọng của KT được đánh giá cao
ở mức độ quốc gia trong lĩnh vực giáo dục
Vào cùng thời điểm phát hành tài liệu trên, Paticia Breivik là cán bộ thư viện còn E.Gordon Gee là hiệu trường
của trường đại học tổng hợp Colorado Cả hai người đều có
chung một quan điểm là: “Giáo dục chất lượng phải tạo cho sinh viên trở thành người tự học tập suốt đời Yêu cầu đối với
sinh viên là phải trở thành những người tiêu dùng thông tin có
Trang 14Ho tin vao vai trò quan trọng cua thư viện trong linh vực đào tạo: Các thư viện là nơi các trí thức khoa học được sắp xếp theo một quy tắc nhất định Các thư viện tạo ra một môi
trường thông tin mà ở đó sinh viên rất cần có để sống, học tập
và nghiên cứu Các thư viện là một môi trường tự nhiên mà ở
đó các vấn đề sẽ được giải quyết trong một thế giới thông tin
vô hạn Và cuối cùng các thư viện và các cán bộ thư viện có thể giúp sinh viên lĩnh hội được các KTT quan trọng
Việc trường đại học tổng hợp Colorado đã đưa KTTT vào trong chương trình giảng dạy đã làm cơ sở để tài liệu bàn tới
Cũng giống như các trường đại học khác của Mỹ vào cuối
nhứng năm 70 các sinh viên cao học của trường Colorado đã bát buộc phải học các khoá về kiến thức máy tính Tuy nhiên,
để họ có được KTTT thì những khóa học này vẫn chưa đủ
Các cán bộ thư viện tại các trường đại học lúc đó giữ vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng KT TT và các nhà quản lý
thư viện tin rằng thư viện đóng vai trò quan trong trong vấn đề cải tiến chất lượng giáo dục Mối quan hệ cộng tác giữa thư
viện và các nhà quản lý các trường đại học đã mở đường cho việc giảng dạy KT TT tại trường dai hoc Colorado
Breivik và Gee đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự
cộng tác trong nỗ lực đào tạo KT TT: sự cộng tác giữa các thư
viện với các nhà quản lý trường đại học, sự cộng tác giữa thư
viện với các lớp học, sự cộng tác giữa các thư viện với giới doanh nghiệp Vì vậy giảng dạy KTTFT là trách nhiệm chung
của thư viện, của trường đại học và của cộng đồng xã hội
Tài liệu quan trọng thứ hai ra đời vào năm 1989 là bản báo cáo của Hội đồng chủ tịch hiệp hội thư viện Mỹ ALA
Báo cáo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc lĩnh hội KTTT và nhấn mạnh rằng KTTT chỉ có thể tiếp nhận được
trên cơ sở có phương pháp học mới Bản báo cáo này được
Trang 15Định nghĩa về KTTT của hiệp hội thư viện Mỹ như sau: Để có
KT FT, một người phải nhận biết được khi nào nhu cầu tin nảy sinh và có khả năng xác định vị trí nguồn tin, đánh giá, sử dụng có hiệu quả thông tin để thỏa mãn nhu cầu tin Hơn nữa, người có KTT phải biết cách học tập vì họ biết cách thức tổ chức của tri thức, cách thức tìm kiếm thông tin và cách thức sử dụng thông tin Họ là những người được đào tạo để tự học suốt đời bởi vì họ có thể luôn sẵn sàng tìm được thông tin
thoả mãn nhu cầu của mình cho bất kỳ công việc nào cần có
thông tin để giải quyết
Bản báo cáo này đã thảo luận về vai trò của KTTT đối với
các cá nhân, các doanh nghiệp và các công dân Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của thông tin trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề Những đề xuất nâng cao tiêu chuẩn KTTT
tập trung vào việc giảm khoảng cách giữa các lớp học với thư
viện bằng việc áp dụng một mô hình học tập mới Những øì họ được học ở đây không có nghĩa là một chương trình học mới hoàn toàn về thông tin mà thực ra là sự tái tổ chức lại quá trình
học Những sách giáo khoa, những sách bài tập, bài giảng vân
luôn cần phải có trong quá trình học, quá trình giải quyết vấn
đề trong suốt cuộc đời của người học
Quá trình học tập luôn phải có mối quan hệ linh hoạt với các quá trình:
- Biết được thời điểm họ có nhu cầu tin
- Nhận biết được thông tin cần cho vấn đẻ gì - Tìm được thông tin thoả mãn nhu cầu
- Đánh giá được thong tin
- Tổ chức được thông tin
Trang 16Việc tái cấu trúc quá trình học trên không chỉ phát triển
KTTT của sinh viên mà còn thúc đẩy việc tự học cả đời của họ và làm tốt công việc chuyên môn cũng như thực thi trách nhiệm công dân
Bản báo cáo này đã đề cập tới tất cả các định nghĩa về
KTTT xuất hiện trong những năm 80 và quan trọng nhất là
những kỹ năng xử lý thông tin thực sự cần cho KTTT Sau sự xuất hiện của bản báo cáo này, diễn đàn quốc gia về KTTT đã
được thành lập để tiếp tục xúc tiến, phát triển KTTT trên khắp
nước Mỹ
Vào cuối những năm 80, người ta càng quan tâm tới
KTTT tài liệu này đã cho thấy sự chuyển đổi về nội dung khái niệm này của những năm 80 so với những năm 70 Những đỉnh nghĩa những năm 70 nhấn mạnh một thực tế rằng KTTT cần một tập hợp các kỹ năng mới để sử dụng thông tin và các công cụ thông tin có hiệu quả và việc sử dụng thông tin vào vấn đề ra quyết định và giải quyết vấn đê
Còn những định nghĩa trong những năm 80 đã bổ sung
một số vấn đề mới sau:
- Cần phải xem xét công nghệ thông tin mới về phương
diện, cách thức mà chúng hỗ trợ cho việc xử lý thông tin và các kỹ năng cần có để sử dụng công nghệ thông tin
- Những thái độ đặc biệt như: Sự nhận biết nhu cầu tin, sự
sản sàng tìm và sử dụng thông tin, đánh giá giá trị thông tin và
việc áp dụng chính xác thông tin
- Các kỹ năng tư duy bậc cao như hiểu và đánh giá thông
tin (tìm được thông tin cũng chỉ là một phần cla KTTT)
- Mặc dầu thư viện được coi như là nơi lưu trữ các nguồn tin, chúng ta không nên coi chúng là nguồn thông tin duy
Trang 17- KTTT nếu chỉ là kỹ năng thư viện hay kỹ năng máy tính
thì vấn là chưa đủ
- Chương trình đào tạo người dùng tin phải bao quát toàn
bộ các kỹ năng cần thiết của KTTTT
- Trong một xã hội thông tin, KT FT được coi như là một
mắt xích trong chuỗi mắt xích phát triển của tri thức
- KTTT là điều kiện tiên quyết để một con người trở thành một công dân năng động và có trách nhiệm
- Mục tiêu của KFT là sự lĩnh hội các kỹ năng học tập suốt đời Giúp con người có thể độc lập tự học và nghiên cứu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
- Giảng dạy KTTT giúp đổi mới cải tiến giáo dục nhằm tạo sự độc lập học tập, nghiên cứu của người học
- Giang day KTTT là sự kết hợp giữa thư viện và giáo dục đào tạo
- Để giảng dạy KTTFT có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục
đào tạo, đòi hỏi nó phải được giảng dạy xen lần với các môn
học khác
- Có nhiều kỹ năng thông tin khác đòi hỏi ở KT TT: + Biết được thời điểm nảy sinh nhu cầu tin
+ Nhận biết được nhu cầu tin để trình bày thành yêu cầu tin
+ Tìm thông tin thoả mãn nhu cầu
+ Đánh giá thông tin tìm được + Tổ chức thông tin
+ Sử dụng thông tin này có hiệu quả để làm sáng tỏ vấn
Trang 18Vào cuối những năm 80, KTTT khong con ở dạng khái
niệm sơ khai nữa Người ta đã định nghĩa nó rất rõ ràng Lĩnh vực này đã bao quát tổng hợp những kỹ năng và kiến thức cụ
thể cân cho quá trình xử lý thông tin trong một xã hội đang bị biến đổi bởi thông tin và công nghệ tiên tiến
CÁC ĐỊNH NGHĨA TRONG NHỮNG NÀM 90
Vào đầu những năm 90, nội hàm về KTTT đã nêu nói chung đã được Hiệp hội thư viện Mỹ chấp nhận KTTT đã trở thành một vấn đề chủ đạo trong giới thư viện bởi vì họ thấy
được sự đóng góp của mình đối với quá trình tự học tập suốt
đời của các thành viên trong xã hội Đã xuất hiện 3 xu hướng phát triển của KTTTT trong những năm 90
- Xu hướng tập trung quan tâm vào KT FT
- Xu hướng KTTT được coi như là một mắt xích trong chuỗi mát xích phát triển tri thức
- Xu hướng các cán bộ thư viện đánh giá vai trò của họ trong sự phát triển KTTT
A Xu hướng tập trung quan tâm vào KTTT
Mac dau vào nửa đầu những năm 90 đã có những dấu hiệu
về chương trình và khóa học vẻ KTTT, nhưng trong báo cáo
của Hiệp hội thư viện Mỹ thì cho thấy xu hướng phát triển KTTT ở nhiều quốc gia Đã có một số khóa học được diễn ra
trong các trường đại học Người ta cũng chú ý đến các mô
hình va lý thuyết cho chương trình giảng dạy KTET Đa số
Trang 19Ở Hà Lan, năm 1983 khóa học kiến thức thông tin và máy tính được bắt đầu giảng dạy ở hầu hết các trường trung học
Các chương trình giảng dạy này đã đưa ra những vấn đề khoa học thông tin rất rõ ràng: Kiến thức thông tin và máy tính liên quan đến những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thu thập dữ
liệu, tổ chức dữ liệu, xử lý dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu Những
kỹ năng đặc thù này được ngầm hiểu là những vấn đề để áp dụng máy tính có ở trong những môn học về máy tính đã có từ trước đó Quan điểm trên về kỹ năng xử lý thông tin nhấn mạnh một ý rằng: dữ liệu và thông tin là hai khái niệm khác nhau
Kiến thức thông tin và máy tính đều bao hàm cả thu thập
và xử lý dữ liệu thủ công và bằng máy tính Và nó nhấn mạnh
vào điều khác biệt giữa kiến thức và thông tin Những yếu tố
đặc thù về khoa học thông tin được nhận biết như là kiến thức về cơ sở dữ liệu nói chung được sử dụng ở mọi nơi như: Bách khoa thư, lịch trình xe buýt, hệ thống thông tin văn bản và
hình ảnh và nhu cầu cần tổ chức cơ sở đữ liệu để có thể truy
cập và sử dụng được Mặc đầu kiến thức thông tin và máy tính có chiều hướng về việc ứng dụng máy tính, khóa học này giờ
đây đã chuyển về những kỹ năng và kiến thức xử lý thông tin
nói chung với mục đích giải quyết những vấn đề trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin thích hợp Như vậy, nội hàm về
KTTT của Hà Lan giờ đây có thể nhận thấy có nhiều điểm giống với của Mỹ hơn
Trong suốt những năm 90, KTTT là một chủ đề được
nhiều quốc gia quan tâm Cho dù đào tạo KTTT được tiến
hành trong các khóa học và các chương trình khác nhau hay cho dù nó được tiến hành ở một phạm vi rộng hơn nhưng vấn đề công nghệ thông tin vẫn là trọng tâm
Patricia Breivik đã cho rằng chương trình học về thông tin
Trang 20tô chức lại quá trình học Với sự tiếp cận này, bà tin rằng việc
phát triển kỹ năng này sẽ hòa nhập vào trong quá trình học và do vậy nó tạo điều kiện cho quá trình tự học tập suốt đời Lawrence McCrank nhận xét về các chương trình giảng dạy KTTT đã cho rằng bất cứ một chương trình về KTTT được
ngành thư viện đào tạo đều phải coi thư viện như là một cái
cổng để vươn tới các tổ chức và các dịch vụ thông tin khác (như tới các thư viện khác, các kho lưu trữ thông tin, các viện bảo tàng nghệ thuật, các nhà xuất bản, các trung tâm báo chí,
các dịch vụ viên thông và cơ sở dữ liệu ) Bởi vì các thư viện
trường học không phải là nơi độc quyền các nguồn tin Ông cũng cho rằng khái niệm KTTT rất rộng và nó chỉ có thể tiếp
thu hiệu quả khi nó trở thành một ngành học chính thức và
trên diện rộng
B Xu hướng KTTT được coi như là một mắt xích trong chuối mắt xích phát triển tri thức
Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, cả thế giới đều quan tâm
đến vấn đề mù chữ mang tính toàn cầu Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã coi năm 1990 là “Năm xóa nạn mù chữ quốc tế” để
đánh dấu điểm khởi đầu của 10 năm nỗ lực xoá nạn mù chữ Chính nhờ vấn đề trên nên người ta phải cát nghĩa thế nào là một người không bị mù chữ Đó là: “Khả năng đọc và viết đảm bảo cho hoạt động xã hội của một con người”
Các nhà nghiên cứu vào thập kỷ 80 đã cho biết KTTT là một phần của lĩnh vực tri thức Các chuyên gia về giáo dục từ
đầu những năm 80 đã nhận định sẽ khó có thể phân biệt rõ
ràng giữa những người biết chữ và người mũ chữ Bất cứ một
định nghĩa nào về sự biết chữ cần phải xác định rằng đây là một khái niệm luôn luôn biến đổi Nó cho thấy những mức độ phát triển khác nhau về trình độ học vấn của mỗi cá nhân
Trang 21vào nhu cầu của cá nhân và xã hội trong một thời điểm cụ thể
Chính vì lý do phải xét khái niệm biết chữ trong bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị Nên nội dung của nó có liên quan đến sự phát triển nhu cầu tin của xã hội Beverley
Campbell, một chuyên gia về vấn đề về mù chữ và biết chữ
cho rằng: trình độ học vấn bao gồm một tập hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và có một tư duy phê phán, kỹ năng tính
toán Nó bao gồm cả kiến thức về văn hoá để tạo khả năng cho người nói, người viết hay người đọc có thể nhận biết và sử
dụng ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau Đối với một xã hội công nghệ cao, một người được gọi là biết chữ có thể sử dụng ngôn ngữ để tăng cường khả năng giao tiếp, nghĩ, sáng tạo và trình bày vấn đề nhằm tham gia hoạt động xã hội một cách hiệu quả
Việc quan tâm vấn đề biết chữ và mù chữ vào đầu thập kỷ
90 có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển của KTTT
KTT giờ đây được nghiên cứu sâu trong phạm vi vấn đề học
vấn Nó cho biết rằng sự phụ thuộc vào thông tin trong xã hội ngày nay (cho dù một xã hội thông tin phát triển cao hay một xã hội đang phát triển)
C Xu hướng các cán bộ thư viện đánh giá vai trò của họ trong sự phát triển KTTT
Các tài liệu từ đầu những năm 90 đã cho thấy cán bộ thư viện trên toàn thế giới, cả những người làm trực tiếp cũng như
những giảng viên đều chú trọng vào việc thiết lập một vai trò
quyết định cho ngành nghề của họ trong sự phát triển của KTTT Họ đã lập kế hoạch đưa vấn đề KTTT ưu tiên lên hàng đầu và đưa vấn đề này vào giảng dạy ở trong các dịch vụ thư
viện công cộng Và mối quan hệ cộng tác giữa ngành thư viện
Trang 22“Đưa KTTT trở thành vấn dé quan tam hang dau cua xa hội” là chủ đề của diễn đàn quốc gia về KTTT Diễn dan nay đã được thành lập trên cơ sở các kiến nghị trong bản báo của Hiệp hội thư viện Mỹ về vấn đề cần có sự thành lập, phối hợp
của các tổ chức trong toàn quốc nhằm xúc tiến phát triển KTTT Diễn đàn có kế hoạch tập trung vào các nhóm tổ chức
đặc biệt trong xã hội được hưởng lợi ích từ KTTT Diễn đàn
cũng dự định đưa KTTT trở thành một vấn đề ưu tiên trong các trường đại học mà sinh viên sau đại học là nhóm được tập
trung nhiều nhất Diễn đàn cũng dự định xúc tiến, phát triển
KTTT như là một mắt xích trong chuỗi mắt xích tri thức
Trong năm 1991, KTTT trở thành một trong những vấn đề được quan tâm tại hội nghị lần thứ hai của Nhà Trắng về dịch vụ thông tin thư viện Tại đây, hội nghị đã chú ý đến sự đóng
góp của các dịch vụ thông tin thư viện cho một xã hội có trị thức, có năng suất cao và dân chủ Một trong những kiến nghị
của hội nghị đối với chính phủ Mỹ là thành lập một liên minh quốc gia về KTTTT (bao gồm các trường học, các thư viện, các
ngành công nghiệp, chính phủ, các bậc cha mẹ và các thành viên xã hội nói chung) Với mục tiêu phát triển một kế hoạch chiến lược nhằm phát triển các kỹ năng KTTT tổng hợp
“KTTT và các thư viện công cộng” là một đề nghị trong báo cáo của hiệp hội thư viện Mỹ Báo cáo cho rằng các thư viện công cộng có một khả năng tiềm tàng nhất, mạnh mẽ nhất và vươn xa nhất tới mọi thành viên trong cộng đồng xã
hội để thúc đẩy cho quá trình tự học cả đời Mặc dù các thư viện công cộng trước đây không đào tạo người dùng tin (dù nó
có liên quan mật thiết đến các vấn đề về hoc van, tri thức)
Trang 23rằng cần có sự phối hợp giữa các thư viện công cộng và các
trường học với mục đích tạo điều kiện cho thư viện công cộng tiếp cận đến cộng đồng xã hội
“Mối quan hệ cộng tác giữa đội ngũ giảng dạy KTTT và các nhà hoạch định chính sách” Những người ủng hộ KTTT
tin rằng nếu không có mối quan hệ cộng tác giữa hai nhóm
này thì ngành thư viện sẽ không đạt được vai trò chủ đạo trong vấn đề đào tạo KTTT Tuy nhiên, Breivik đã lưu ý rằng sự
cộng tác này chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là đào tạo người dùng tin mà thôi Bà cũng cho rằng các giáo viên, với tư cách
là những chuyên gia về sư phạm và chuyên môn thì rất cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia thông tin - thư viện
KẾT LUẬN
Bài viết này đã cho thấy ý nghĩa, nội hàm của khái niệm
KTTT đã phát triển như thế nào trong suốt ba thập kỷ qua
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xử lý thông tin có hiệu qủa và ngành thư viện đã phản ứng như thế nào đối với sự
phát triển của KTTT Bài viết cũng cho thấy vấn đề KTTT vẫn luôn là vấn dé nổi cộm trong lĩnh vực thư viện nói riêng và của xã hội nói chung tới tận thế kỷ 21 Cho dù sự phát triển của KTTT (với sự quan hệ giữa các kỹ năng giảng dạy để sử dụng thông tin hiệu quả và sự chuẩn bị cho một xã hội có các kỹ năng tự học tập suốt đời) sẽ vượt ra ngoài lĩnh vực thư viện (cụ thể là sự giao thoa với lĩnh vực đào tạo), nó sẽ chỉ phụ thuộc vào sự thành công của các cán bộ thư viện trong việc phát triển vai trò của họ trong cuộc cách mạng KTTT Mặc
dau KTTT da được coi là vấn đề mang tính kết hợp giữa hai ngành thư viện và giáo dục nhưng bài viết này chỉ giới hạn các
Trang 24TAI LIEU THAM KHAO
1 Shirley J Behrens, “Overview of Information Literacy”, Coliege& Libraries News S5(July, 1994): 309-321