1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tuyên truyền của đảng trong thời kỳ mới đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm

196 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 22,6 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH — HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN ˆ

d4 -

LƯƠNG NGỌC VĨNH

CONG TAC TUYEN TRUYEN CUA DANG

Trang 2

MỤC LỤC Mở đầu

Chương 1: Tuyên truyền và công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản

Việt Nam |

Chương 2: Những nguyên tắc tuyên truyền của Đảng Chương 3: Tuyên truyền chính trị

Chương 4: Tuyên truyền kinh tế và văn hóa, đạo đức, lối sống Chương 5: Tuyên truyền quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Chương 6: Tuyên truyền pháp luật và điển hình tiên tiến

Chương 7: Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác tuyên

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài |

Công tác tư tưởng được cấu thành bởi ba hình thái là công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động, trong đó công tác tuyên truyền là hình thái đặc biệt nhất, mang đầy đủ các đặc trưng của công tác tư tưởng Công tác tuyên truyên là cầu nối giữa công tác lý luận và công tác cô động, là khâu tạo tiên đề để chuyên hóa từ tư tưởng thành hành động, thành sức mạnh

vật chất của phong trào cách mạng

Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng _ cũng như trong tiễn trình phát triển của xã hội loài người Vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền thê hiện ở chỗ, nó truyền bá, phô biến hệ tư tưởng |

cách mạng trong xã hội, trước hết là trong các lực lượng xã hội tiên tiễn, khơi

- đậy tính sáng tạo cách mạng của quân chúng, động viên lực lượng quân chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phân tổ chức các phong trào cách mạng,

chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, lý luận và con người cho các cuộc cách mạng

| Cong tac tuyén truyén con góp phân đắc lực vào công tác xây dựng Đảng, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của Đảng,

dau tranh chồng âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Trong sự nghiệp đổi mới, công tác tuyên truyền đã vận dụng sáng tạo

những bài học kinh nghiệm qua các thời kỳ cách mạng, đổi mới mạnh mẽ cả

về nội dung, hình thức và phương tiện, góp phân đưa đường lối đổi mới của Đảng thâm nhập vào quan chúng, khơi dậy các phong trào cách mạng rộng

lớn tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

Trang 4

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ cách mạng mới, với yêu câu vả nhiệm vụ ngày càng cao cùng với sự biễn đổi nhanh chóng của thực tiễn làm cho sự nỗ lực đôi mới của công tác tuyên truyền vẫn chưa đáp Ứng được yêu câu Công tác tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng còn thiếu sắc bén,

thiếu sức thuyết phục, tính chiến dau con hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa

linh hoạt Một số cấp ủy đảng còn coi nhẹ tuyên truyền chính trị Nội dung, phương thức tuyên truyền chậm đổi mới, một chiều, áp đặt, chưa lôi cuốn, hấp dẫn nhất là đối tượng thanh niên

Những năm tới, sự nghiệp đối mới đất nước trong bôi cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi song cũng đứng trước nhiều

khó khăn, thách thức Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng

khoa học kỹ thuật, là những khó khăn do yếu kém nội tại của nền kinh tế đang

chuyên đổi, những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường: sự yếu | kém, tha hoá trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; sự chéng pha

quyết liệt va tỉnh vi của kẻ thù, nhất là âm mưu thúc đây nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ ta sẽ là những nhân tố thách thức đối với công tác tuyên truyền Thực tế đó, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng

Những năm qua, việc nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về công tác tuyên truyền đã được quan tâm, nhất là khi trong bối cảnh bùng nỗ thông tin, tính phổ biến của internet và mạng xã hội ngày càng lan rộng Dé dap ung yéu

cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu đang đi theo hai hướng Một là, xu hướng

nghiên cứu cơ bản, lây mục tiêu phát triển, hoàn thiện tri thức về công tác

tuyên truyền là chủ yếu Xu hướng này tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất, những vấn đề có tính quy luật trong công tác tuyên truyền,

tổng kết thực tiễn thành các bài học kinh nghiệm, quan điểm chỉ đạo, phương

châm tuyên truyền Hai là, trong quá trình doi mới đất nước, đối tượng tuyên truyền đang có sự biến đổi rõ rệt, thêm vào đó là tác động của mạng thông tin

Trang 5

tướng Vì vậy, nhu câu cấp thiết hiện nay là phải tiếp tục nghiên cứu, tông kết thực tiễn để cập nhật các tri thức mới về công tác tuyên truyền Với trách

nhiệm của một đơn vị làm công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ tư

tưởng của Đảng, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu ở cả hai hướng trên, một mặt nhằm hoàn thiện tri thức lý luận về công tác tuyên truyền, mặt khác tổng hợp, khai thác các tri thức mới và kỹ năng tuyên truyền để phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư tưởng của Đảng

Với những lý do đó, nghiên cứu về công tác tuyên truyền của Đảng

trong thời kỳ mới là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước những năm 1990, một số lượng lớn các công trình, tài liệu về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô được được dịch sang tiếng Việt, như: “Phương pháp luận công tác t tưởng” của D.A Vôn-cô-gô-nỗp,

“Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô” của X.I.Xu-rơ-ni-tren-cô,

“Tỳ điển bách khoa quân sự Xô - Viết” (tiếng Nga), “Công tác đẳng - Chính trị trong lực lượng vũ trang Xô - Viết” ( bản dịch tiếng Việt), tuyên tập các

bài viết của Lênin Về công tác tuyên truyền và cổ động, Nxb Sự thật, Hà

Nội, 1983 |

Những công trình này đã đưa ra quan niệm về tuyên truyền vô sản, đi: sâu nghiên cứu đặc trưng, sự khác biệt giữa tuyên truyền vô sản và tuyên truyền tư sản; những vấn đề có tính nguyên tắc của tuyên truyền vô sản, nội dung, phương pháp tuyên truyền dưới chủ nghĩa xã hội; về sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác tuyên truyền

Trang 6

tuyên truyền đấu tranh trên mặt trận tư tưởng Giáo trình “Công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới, của Nxb Đại học Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, năm 1986 coi công tác tuyên truyền là một hoạt động: quan trọng của công tác chính trị trong quân đội với ba nội dung cơ bản là: giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác và “bốn nguyên tắc” cơ bản; giáo dục những

vấn đề cơ bản xây dựng hiện đại hoá CNXH Trung Quốc và xây dựng hiện

đại hoá, chính quy hoá quân đội cách mạng; giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên Trong đó, nội dung giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên

gdm: giáo dục nhiệm vụ và tinh thé, phẩm chất đạo đức, truyền thống, chủ

nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, pháp chế và đân chủ

XHCN, ky luật tổ chức

| Hién nay, bang cong cụ tìm kiếm trên mạng internet, có thé dé dang tim doc các tài liệu dé cap đến hoạt động tuyên truyền bằng tiếng Anh, như: “Propaganda”, “What are Tool of Propaganda?”, “Propaganda in NaZi Germany” Trong s6 tai liéu nay, cdc hoc giả phương Tây sử dụng phố biến thuật ngữ tuyên truyền (propaganda) hoặc tuyên truyền chính trị (political propaganda) để chỉ hoạt động truyền bá các nội dung liên quan đến việc giành, giữ chính quyên của các đảng phái chính trị Trong đó, mục đích của tuyên truyền chính trị là nhằm thay đôi quan điểm và hành vi của đối tượng, từ chỗ phản đối, thờ ơ đến việc ủng hộ cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng tranh cử hoặc đảng cầm quyên |

_ Nhu vay, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đều đã quan tâm nghiên cứu khám phá những vấn đề bản chất và tính quy luật của tuyên truyền Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, có nhiều công trình nghiên cứu về tuyên truyền bằng tiếng Anh chưa được nghiên cứu tham khảo với tỉnh than

kế thừa có chọn lọc những vẫn đề thuộc về kỹ thuật tuyên truyền

Trang 7

tưởng tuy có cách tiếp cận, phạm vi, mức độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau

nhưng ít nhiều đều đề cập đến hoạt động truyền bá nội dung chính trị với các

tên gọi khác nhau |

-_ Trong cuỗn “Đổi mới công tác giáo đục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên cơ sở”, tắc giả Vũ Ngọc Am coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng thuộc hình thái của công tác tuyên truyền, một trong ba hình thái của công tác tư tưởng Theo tác giá, mục đích của công tác giáo dục chính trị tư tưởng là truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho hệ tư tưởng

trở thành hệ tư tưởng chỉ phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, giúp

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng thế giới quan, phương pháp luận

đúng đăn, khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao nhận thức chính trị, ngày càng năm chắc và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, thực hiện thăng

lợi đường lỗi, nhiệm vụ chính trị; cỗ vũ, động viên khơi dậy nhiệt tình cách

mạng, tỉnh thân tự giác và tính tích cực trong quá trinh cải tạo, xây dựng xã

hội mới XHCN |

Tiếp cận dưới góc độ khoa học chuyên ngành, giáo trình “Nguyên lý

công tác tw tưởng”, tập l, do tác giả Lương Khắc Hiếu chủ biên, các nhà

khoa học thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Trung tâm đảo tạo và nghiên cứu về khoa học công tác tư tưởng coi tuyên truyền là một hình thái của công tác tư tưởng và chỉ rõ sự khác biệt giữa công tác lý luận, công tác tuyên truyền và cỗ động với nội dung tuyên truyền rất phong phú, bao hàm: hệ thống tri thức chính trị mà cốt lõi là chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lỗi, chính sách của Đảng: truyền thống chính trị và những

giá trị chính trị được đúc kết trong lịch sử; lý tưởng chính trị của giai cấp, dân

Trang 8

Hiện nay, Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có tập bài giảng mang tên Nguyên lý tuyên truyền phục vụ giảng dạy môn học cùng tên Công trình này là kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả trong những năm trước đây Nội dung công trình đã nghiên cứu, hệ thông hóa được những tri thức lý luận cơ bản về công tác tuyên truyền Tuy nhiên, do kế thừa các công trình nghiên cứu của Liên Xô trước đây nên có nhiều nội dung

đã lạc hậu và chưa cập nhật những đôi tượng, lĩnh vực cần đây mạnh tuyên

truyền trong thời kỳ mới

Như vậy, có thể khẳng định, hiện nay chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách hệ thống, đây đủ và sâu sắc, cập nhật về công tác tuyên truyền của Đảng trong tình hình mới

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu của đề tài: Hệ thông hóa, bổ sung, phát triển lý luận về công tác tuyên truyền của Đảng; đề xuất phương hướng và giải pháp dé đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

- Đề tải có các nhiệm vụ:

_*+ Nghiên cứu bố sung, phát triển lý luận về công tác tuyên truyền, đặc biệt là tiếp thu những thành tựu nghiên cứu mới nhất về tuyên truyền

_ + Đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ¬

- Đối tượng nghiên cứu của để tài là công tác tuyên truyền của Đảng

Cộng sản Việt Nam | |

- Pham vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu bản chất, tính quy luật và các nội dung của công tác tuyên truyền

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

phân tích và tổng hợp, lô gíc và lịch sử; các phương pháp của bộ môn nguyên lý công tác tư tưởng, tâm lý học, giáo dục học và xã hội học như: hệ thống - cầu trúc, chuyên gia, tống kết điển hình

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu góp phần gia tăng tri thức về công tác tuyên truyền của Đảng |

- Cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp đỗi mới công tác tuyên truyền

- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm giáo trình đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa - tư tưởng: tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ

lãnh đạo, quản lý làm công tác báo chí, xuất bản và công tác tư tưởng: tài liệu - tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ngành chính trị học, xây dựng

đảng ở các học viện, trường đại học trên cả nước |

7 Két cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 7

Trang 10

Chương Í

TUYEN TRUYEN VA CONG TAC TUYEN TRUYEN

CUA DANG CONG SAN VIET NAM

1.1 Tuyén truyén - mét hinh thire truyén thông đặc biệt 1.1.1 Quan niệm về tuyên truyền

Theo nhiều tải liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện vào

khoảng những năm đầu của thế kỷ XVII, được nhà thờ La-mã sử dụng để chỉ

các hoạt động truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo dân chúng tin và theo đạo Ki-tô Sau này, thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng rộng rãi trong xã hội | để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của người

khác và định hướng hành động của họ theo một khuynh hướng nhất định

Tuyên truyền là một dạng của truyền thông, ra đời từ nhu cầu trao đổi thông tin của con người, nhưng tuyên truyền là một hình thức đặc biệt của truyền thông Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ, tuyên truyền là hoạt động truyền

thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ, ý kiến và

hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng, chính trị

hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp được chọn lọc và kiểm soát chặt chẽ Về bản chất, tuyên truyền cũng là hoạt động truyền thông,

nhưng thông tin trong hoạt động tuyên truyền chỉ là một chức năng, là tiền đề

để thực hiện chức năng nhận thức và chức năng tác động làm thay đối thái độ, niềm tin và hành động của đối tượng theo một mục đích nhất định Trong khi

đó, truyền thông chủ yếu đề cập đến nội dung trao đổi thông tin giữa chủ thê và đôi tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người Trong truyền thông người ta chú trọng đến chức năng thông tin, nội dung thông tín, phương

thức truyền tin, độ tin cậy của thông tin hơn là việc làm thay đổi thái độ và

hành động của đối tượng

Trang 11

_ được che đậy một cách hết sức tinh vi Trong khi đó, tuyên truyền luôn công khai và nhân mạnh mục đích lôi kéo quần chúng của nó |

Ra đời từ hoạt động truyền đạo trong nhà thờ công giáo nhưng tuyên truyền được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Theo các nhà khoa học mácxít, tuyên truyền nói chung được hiểu theo hai cấp độ Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính

trị, triết học, kinh tế, khoa học, nghệ thuật nhằm biến những quan điểm, tư

tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng theo

một khuynh hướng nhất định Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá

những quan điểm lý luận của một giai cấp nhất định cho đông đảo quân chúng Theo quan điểm này, tuyên truyền đồng nghĩa với tuyên truyền chính

trị, mà mục đích của nó là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối

tượng tuyên truyền để phục vụ lợi ích của một giai cấp nhất định Vì lý do

này, xã hội phương Tây thường có tư tưởng kỳ thị tuyên truyền, coi đó là hoạt động nhằm lôi kéo quần chúng bằng bắt cứ giá nào kế cả thủ đoạn nhồi sO,

tay nao, lira bip

Theo quan điểm của V.I.Lênin, tuyên truyền của giai cấp vô sản là một mặt công tác của Đảng Cộng sản nhắm truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng đó trở thành hệ tư tưởng chỉ phối trong đời sông tỉnh thần xã hội Công tác tuyên truyền là một trong ba hình thái (bộ phận) của công tác tư tưởng, bao gồm công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cô động Ba bộ phận đó tương ứng với ba quá trình của công tác

tư tưởng là sản xuất hệ tư tưởng, tái sản xuất hệ tư tưởng và vật chất hóa hệ

tư tưởng Theo đó, công tác tuyên truyền thuộc quá trình tái sản xuất hệ tư tưởng, có chức năng truyền bá hệ tư tưởng, là khâu trung gian giữa công tác lý luận và công tác cổ động Mặc dù tuyên bế công khai tính mục đích của

Trang 12

cộng sản đều thừa nhận nguyên tắc tính khoa học, chân thật, tính thuyết phục

.của công tác tuyên truyền

Xét ở phương thức tác động, tuyên truyền còn là hoạt động xã hội đặc

biệt Tính chất đặc biệt của nó thẻ hiện ở chỗ cả chủ thể và đối tượng đều là

con người Hoạt động tuyên truyền là hoạt động của con người tác động đến _con người Con người với tư cách là đối tượng, nhưng nếu xem xét trong quan hệ đối với thông tin thì con người lại là chủ thể tiếp nhận Vì vậy, có thể nói tuyên truyền là hoạt động có chủ thể kép: chủ thể truyền bá và chủ thể tiếp

nhận thông tin Đây là đặc điểm chỉ phối đến việc xác định mục đích, lựa

chọn nội dung, phương thức và đánh giá hiệu quả tuyên truyền 1.1.2 Quá trình phát triển của tuyên truyền

Là một dạng truyền thông đặc biệt, sự ra đời và phát triển của tuyên truyền gắn bó mật thiết với sự phát triển của các phương tiện truyền thông

Sự xuất hiện ngôn ngữ là yếu tố quyết định sự tiến hoá của người nguyên thuỷ tự nhiên thành xã hội Ngôn ngữ nói là phương tiện truyền thông sơ khai nhất, quan trọng bậc nhất của con người Bắt đầu từ những tín hiệu

âm thanh đơn giản trong lao động, sinh hoạt, dần dần xuất hiện hệ thông Các

tín hiệu âm thanh được cả cộng đồng thống nhất sử dụng để giao tiếp Nhờ có ngôn ngữ nói, những cá thê người nguyên thuỷ có thể trao đổi tâm tư, tình

cảm, ý đồ và kinh nghiệm trong cuộc sống Ngôn ngữ có-chức năng ngữ

nghĩa, thông tin và khái quát, cho nên dùng ngôn ngữ nói làm phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, ưu thế hơn các phương tiện khác

Chữ viết ra đời, khắc phục được những hạn chế của ngôn ngữ nói trong truyền thông, cho nên chữ viết có tác dụng thúc đây tuyên truyền phát triển mạnh mẽ Hình thức đơn giản nhất của chữ viết ra đời khoảng thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên do người Sumeren ở vùng Lưỡng

Hà sáng tạo nên Hệ thông chữ cái ra đời khoảng thiên niên kỷ thứ I trước

Trang 13

Cùng với sự phát triển và hoàn thiện chữ viết, khoa hủng biện ra đời,

nó hồn thiện lơgIc diễn đạt, tăng tính thuyết phục và hiệu quả của ngôn ngữ nói Giữa thiên niên ky thir I trước Công nguyên, khoa hùng biện ra đời từ hoạt động bào chữa tại các toà án ở Sisile Corax là người đầu tiên quan tâm va tim cach nang cao hiệu qủa của lời nói Thuật hùng biện ra đời thúc đây hoạt động tuyên truyền phát triển, nó làm cho tuyên truyền có tính thuyết phục, hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền được nâng lên

Kỹ thuật in và sách ra đời ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên Có thê nói, sách là một phương tiện thông tin đại chúng, một trong các công cụ tuyên truyền xuất hiện sớm nhất và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của tuyên truyền Sách chứa đựng các giá trị văn hoá tỉnh thần và là công cụ tích luỹ, lưu trữ và truyền bá các tri thức, các gia tri

văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác Về hình thức, sách là sản phẩm văn

hoá vật chất vô cùng đa dạng, ngoải ngôn ngữ, cái vỏ vật chất của tác phẩm văn hoá - là màu sắc, đường nét, ký hiệu, sách tồn tại dưới dạng các vật thể

mang tin, sách có dung lượng truyền tải, cất øiữ lớn hơn, phố biến rộng rãi

hơn nên có tác dụng rất lớn trong hoạt động tuyên truyễn

Sách ở thời cổ đại rất thô sơ, xuất hiện cùng chữ viết ở các trung tâm văn minh lớn Sách ở vùng Lưỡng Hà có từ ba đến bốn ngàn năm trước Công nguyên dưới dạng các tấm đất nung có chữ viết xếp lại với nhau Sách có trong nén van minh Hy Lạp, tồn tại dưới dạng các cuộn giấy bằng vỏ cây, giấy chỉ thảo có chữ viết tượng hình Sách trong nền văn hoá Trung Quốc cổ đại và phương Đông được làm băng các thanh tre mài nhẫn có chữ viết, các tâm đa thú, vải lụa, v.v Trung, Quốc phát minh ra giấy ở thế kỷ thứ II trước Công nguyên và công nghệ in làm cho sách có những bước phát triển mới về nội dung, thay đổi về hình thức

Trang 14

kỹ thuật in sách hiện đại và các cuốn sách in hiện đại Trong thời đại văn

minh tư sản, sách trở thành một phương tiện tuyên truyền quan trọng nhất trong xã hội

Báo chí ra đời có tác dụng thúc đây tuyên truyền phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVI, dau thé ky XVIL Đó là những sản phẩm định kỳ, chuyển tải nội dung thông tin thời sự, được nhân bản bằng máy 1n phát

triển rộng rãi trong xã hội Nó là phương tiện tuyên truyền quan trong trong

xã hội hiện đại Báo phát thanh ra đời khoảng thập niên thứ hai của thế kỷ XX, do Alechxandoro va Fmaecsin phát hiện ra Giai đoạn từ 1920-1945 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của báo phát thanh Báo phát thanh có đặc điểm là kết hợp sử dụng lời nói, tiếng động, âm nhạc để tác động trực tiếp đến thính giác của người nghe Vì vậy, nó tạo nên tính hấp dẫn, thông tin nhanh, với không gian rộng, đến được với nhiều người cùng một lúc |

Vô tuyến truyền hình ra đời vào năm 1927 ở Mỹ Ngày nay vô tuyến

truyền hình đã phát triển rộng khắp, kỹ thuật được hoàn thiện như truyền hình

màu, truyền hình số, v.v Đặc trưng của truyền hình là hình ảnh động, có

thực; ầm thanh, lời bình, nhạc tác động đến nguoi xem Bao truyền hình khắc

phục được hạn chế của báo in chỉ mang đến thông tin qua những con chữ, hình ảnh và ký hiệu khô cứng Báo truyền hình hấp dẫn nhờ vào khả năng

biểu cảm qua âm thanh lời nói, qua hình ảnh động và các bản nhạc, chương

trình biểu diễn nghệ thuật, chương trình giải trí |

Sử dụng các phương tiện báo chí để tuyên truyền, sẽ phát huy được những ưu thế của chúng là thông tin nhanh chóng, rộng khắp đến đối tượng cùng một lúc, tạo nên tính thống nhất trong nhận thức và hành động của đỗi tượng Thông tin có tính tổng hợp, toàn diện, kịp thời các vẫn đề của đời sông, xã hội Vì thế báo chí có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, tạo nên bước tiễn mới của tuyên truyền

Trang 15

truyền đạt thông tin, nó tạo ra một phương thức thông tin mới Cùng với mạng máy tính toàn cầu, vệ tỉnh nhân tạo, cáp quang, mạng Infernet ra đời là những phương tiện kỹ thuật trợ giúp đắc lực cho tuyên truyền Nó mở rộng khả năng _ giao tiếp giữa con người với con người, con người trao đối thư từ, truyền các dữ liệu thông tin, cung cấp các chương trình thông tin tuyên truyền có hiệu quả Nhờ vậy con người có khả năng tiếp cận được các nguôn thông tin không lỗ, phong phú, đáp ứng được nhu cầu thông tin của con người trong thời đại thông tin

Sự phát triển của tuyên truyền không chỉ thể hiện ở các phương tiện mà

còn thể hiện ở một khía cạnh khác đó là kỹ thuật (thủ thuật) tuyên truyền

Cùng với việc tận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, giai cấp chủ thể

tuyên truyền cũng tiếp thu những thành tựu của các ngành khoa học xã hội và

nhân văn, tổng kết thực tiễn hình thành quy trình, phương pháp nhằm tuyên

truyền đạt hiệu quả cao nhất Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, trên thế giới người ta thường dùng các kỹ thuật tuyên truyền sau đây: | |

Một là, tuyên truyền hùa theo: khích lệ cá nhân đi theo mục đích của đảm đông Kỹ thuật này dựa vào quy luật tâm lý đám đông Khi một cá nhân

thay một đám đông tập hợp với một mục đích chung, cá nhân đó dễ bị lôi kéo,

hành động theo vì cho rằng đám đông khó có thể sai lầm

Hai là, tuyên truyền nhồi sọ: cung cấp cho đối tượng thật nhiều thông

tin phục vụ cho mục đích tuyên truyễn Những thông tin đó được lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố lòng tin trong quan chúng

Ba là, tuyên truyền hoa mỹ: dùng ngôn từ có tính cô đọng, khái quát cao, dễ đi vào lòng người để kêu gọi, hiệu triệu quân chúng Những ngôn từ

này thường thê hiện qua các khẩu hiệu, các slogan được sử dụng rộng rãi trên

thế giới, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

Bốn là, tuyên truyền hạ nhục: dùng các ngôn từ có nghĩa xấu xa, thấp hén dé phi bang, hạ nhục đối thủ, gây nên sự hoang mang, lo lắng, căm ghét ở quan ching Théng tin trong kiéu tuyén truyén này có thê có thật hoặc không có thật, hoặc bị cắt xén nhằm ý đồ bôi nhọ đối phương và nó thường phát huy

Trang 16

Năm là, tuyên truyền mị dân: đưa hình ảnh của mình, người phe mình

như là một người giản di, hoa đồng để tạo lòng tin và thân thiện VỚI quan chúng Đưa ra các khẩu hiệu hành động đem lại lợi ích cho quần chúng Đa số

quân chúng thường đồng cảm với những người quan tâm đến họ, bảo vệ lợi ích của họ, vì vậy những nhân vật được tuyên truyền theo cách này thường được quần chúng ngưỡng mộ, yêu mến |

Sau là, tuyên truyền mượn danh: dùng hình ảnh, sự hiện diện hay trích

_lời của một nhân vật nỗi tiếng để củng cô lập luận của mình hoặc đánh bóng

cá nhân mình, người phe mình |

Bảy là, tuyên truyền suy tôn: thổi phông những ưu điểm, thành tích của cá nhân nào đó, so sánh họ với những cá nhân khác từng được quần chúng tin

tưởng, yêu mến |

“Tuyên truyền là một hoạt động chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội loài người Bởi vì chỉ có con người mới có nhu câu trao đổi tư tưởng, văn hoá và cũng chỉ có con người mới có khả năng trao truyện cho nhau tu tưởng, văn hoá Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tác động vào mỗi quan hệ xã hội và diễn ra trong điều kiện xã hội nhất định Tuyên truyền cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố môi trường — xã hội Tuyên truyền

phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhiệm

vụ xây dựng xã hội mới càng phức tạp, nặng nề Điều đó đòi hỏi truyền bá sâu rộng hệ tư tưởng của giai cấp thống trị nhằm giác ngộ, động viên mọi người

tích cực tham gia xây dựng xã hội Mặt khác, xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tuyên truyền, chẳng hạn, phương tiện tuyên truyền hiện đại ra

đời cho phép thông tin nhanh hơn, chất lượng thông tin cao hon va su anh hưởng của tuyên truyền đến nhận thức, thai độ, hành vi của con người cũng

mạnh mẽ hơn

_1⁄2 Công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.2.1 Quan niệm về công tác tuyên truyền của Đảng

Những năm 20 của thế kỷ XX, nước ta đang chìm đắm trong vòng nô lệ, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâm vào bế tắc vì thiếu lý luận đúng đắn

Trang 17

đầu là Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền bá vào _ Việt Nam Hoạt động tuyên truyền của lớp chiến sĩ cách mạng đầu tiên đã làm thức tỉnh cả dân tộc Những người giác ngộ nhất, tiên tiến nhất đã tập hợp

trong mét tổ chức chính trị đó là Đảng Cộng sản Việt Nam Có thể nói, Đảng _

vừa là sản phẩm của tuyên truyền cách mạng, vừa là chủ thể của công tác tuyên truyền

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh nhiệm vụ dẫn dắt dân tộc ra khỏi vòng nô lệ Để thực hiện được nhiệm vụ lớn lao ay, Dang vừa phải tiếp tục

tuyên truyền để mở rộng tổ chức và mài sắc ý chí của mình, vừa phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ của Đảng Cách mạng không chỉ là công việc của Đảng mà là sự nghiệp của quan

chung, chi khi nao quan chúng được tuyên truyền, được giác ngộ, không sợ

gian khô hy sinh, quyết tâm chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng thì cách

mạng mới có thể thành công Có thể nói, khi đã xác định được đường lối

cách mạng đúng đắn thì công việc đầu tiên và quan trọng nhất của Đảng là tiến hành công tác tuyên truyền Sau khi giành được chính quyền, Đảng trở thành đảng cầm quyên, công tác tuyên truyền tiếp tục gánh vác nhiệm vụ nặng nề là làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tỉnh thần xã hội, nâng cao nhận thức, xây dựng lòng tin, cỗ vũ hành động cách mạng của quân chúng trong sự nghiệp xây dựng

chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa |

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rang “Tuyén truyén la dem mét viéc gi dé dé

noi cho dan hiéu, dan nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục tiêu đó là tuyên truyền thất bạ?" Ì Như vậy, tuyên truyền là một hoạt động của

Đảng do Đảng lãnh đạo và tiến hành với mục đích tập hợp quân chúng nhân dân dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Tuyên truyền khác với công tác tuyên

truyền ở chỗ, tuyên truyền là một hoạt động với các quy trình, thao tác cụ thể

nhằm tác động làm biến đổi nhận thức, thái độ và hành động của đối tượng

Trang 18

Công tác tuyên truyền là một mặt công tác của Đảng, nhân mạnh đến vai trò chủ thê từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền

Công tác tH)ên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phán cua cong tac tu trởng nhằm truyền bá chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênn, tư tưởng Hô Chí Minh, duong lỗi, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các tri thức của nhân loại nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng | niêm tin và cô vũ hành động tích cực của quân chúng trong su nghiệp xáy `

dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ thê của công tác tuyên truyền là Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể _là cấp dy đảng và chính quyên các cấp, các tô chức chính trị - xã hội, các cơ _ quan chuyên trách làm công tác tuyên truyền của Đảng, các thiết chế văn hóa,

cán bộ, đảng viên của Đảng và quân chúng tích cực

Nội dung của công tác tuyên truyền toản diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước là nội dung cốt lõi

Phương thức tiễn hành công tác tuyên truyền rất phong phú, đa dạng Tuyên truyền sử dụng tông hợp các phương pháp, hình thức, phương tiện của công tác tư tưởng, của hệ thống giáo đục quốc dân, cả truyền thống và hiện đại, kế thừa các phương thức tuyên truyễn trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng và tiếp thu, học hỏi phương thức tuyên truyền của các nước trên thế giới

Cần phân biệt tuyên truyền với một số thuật ngữ có liên quan như:

thông tín, cỗ động, giáo dục

Trang 19

Trước khi cô động, đôi tượng đã được tuyên truyền thì cô động mới có hiệu : quả Do đó, khi nói công tác tuyên truyền đã bao hàm cả công tác cô động

Thông tin là một cách nói khác của truyền thông Thông tin chủ yếu đề cập nội dung trao đôi tri thức giữa chủ thể và đôi tượng nhằm thỏa mãn nhu

cầu hiểu biết của con người Thông tin nhân mạnh đến tính chân thực của tri

thức, cung cấp trí thức không vì lợi ích của một tô chức, phe nhóm nào trong xã hội Trong khi đó, tuyên truyền là hoạt động có mục đích của một giai cấp nhất định nhằm lôi kéo, tập họp quần chúng tin tưởng và hành động vì lợi ích _ của giai cấp đó

Nếu hiểu giáo dục theo nghĩa rộng nhất là quá trình xã hội hóa con

người thì tuyên truyền có nghĩa hẹp hơn Giáo dục mang tính xã hội, tính

nhân loại còn tuyên truyền mang tính giai cấp, tính chính trị nhiều hơn Giáo dục hướng vào xây dựng nhân cách con người, tuyên truyền hướng tới xây dựng con người về mặt chính trị, tức xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và quân chúng

Trong công tác xây dựng Đảng, thuật ngữ giáo dục thường được hiểu là giáo dục lý luận chính trị Giáo dục lý luận chính trị thường có nghĩa là đào tạo qua trường lớp Do đó, đối tượng giáo dục lý luận chính trị chủ yếu là cán bộ, đảng viên, còn đối tượng của tuyên truyền là tất cả mọi người trong xã hội Như vậy đối tượng của tuyên truyền rộng hơn, phức tạp hơn đối tượng của giáo dục lý luận chính trị Nội dung của giáo dục lý luận chính trị là van dé co ban, chung nhất về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lỗi, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khoa học xã hội và nhân văn Đây là những

vấn đề lý luận cơ bản có tính khoa học, hệ thông và lôgic chặt chẽ Noi dung

giáo dục lý luận chính trị sâu hơn, hẹp hơn nội dung tuyên truyền Nội dung

tuyên truyền rộng hơn, sinh động, cụ thé, thoi su hơn Hình thức tiễn hành giao dục lý luận chính trị là thông qua lớp học tập trung, tại chức, bồi dưỡng,

sinh hoạt chính trị theo những chương trình, kê hoạch chặt chế, thông nhất từ Trung ương đến địa phương Phương thức tuyên truyền phong phú sinh động,

Trang 20

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền 1.2.2.1 Chức năng của công tác tuyên truyền

Chức năng công tác tuyên truyền được hiểu là những nhiệm vụ chung, bao quát, mang tính ổn định mà: nhờ việc thực hiện chúng chủ thê tuyên truyền tác động một cách có mục đích đến ý thức và hành vi của đối tượng

Chức năng công tác tuyên truyền mang tính khách quan và được quy định bởi hệ tư tưởng và mục đích của công tác tuyên truyền

- Chức năng thông tin chính trị

Là một dạng đặc biệt của truyền thông nên tuyên truyền cũng có chức năng thông tin và đây là chức năng cơ bản, đầu tiên của công tác tuyên truyền, Tuyên truyền đem lại thông tin mới nhằm thực hiện mục đích là nâng

cao nhận thức của đối tượng Khác với các hoạt động truyền thông, nội dung

cốt lõi của tuyên truyền là phố biến đường lỗi, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, những thông tin trong nội bộ đảng Qua đó, làm giàu

thé giới tỉnh thần của con newoi bang những tin tức về sự thật, sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội; nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân về các

vân đề đối nội, đối ngoại của Đảng và thông qua công tác này mà quần chúng có thê tiếp thu một cách tốt nhất những nguồn thông tin của chính địa phương mình Do đó, chức năng quan trọng hàng đầu của công tác tuyên truyền là thông tin chính trị

Chức năng thông tin chính trị của tuyên truyền còn xuất phát ở mục đích lôi kéo quần chúng của nó, bởi lẽ muốn quân chúng tin và hành động theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng thì trước hết nhà tuyên truyền phải cung cấp cho họ thông tin về mục tiêu, lý tưởng đó Chỉ trên CƠ SỞ hiểu biết rõ ràng những lợi ích mà mục tiêu, lý tưởng của Đảng mang lại thì quần chúng mới

tin tưởng và sẵn sàng hành động một cách tự giác, sáng tạo theo mục tiêu, lý

tưởng đó

Trước khi Đảng giành được chính quyên, hoạt động tuyên truyền chủ

Trang 21

Đảng giành được chính quyền và tiến hành công cuộc xây dựng chế độ mới,

công tác tuyên truyền vừa phải tiếp tục làm nhiệm vụ thuyết phục, vận động quân chúng thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, vừa phải thực hiện

chức năng đáp ứng nhu câu thông tỉn nói chung và thông tin chính trị của quan chung

Thực hiện chức năng này, tuyên truyền mang đến cho đối tượng những thông tin chủ yếu về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những nhiệm vụ chính trị

quan trọng, thông tin thời sự chính trị trong nước và quốc tế Bên cạnh những

thông tin chính trị là cốt lõi, nội dung tuyên truyền còn bao hàm những thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong nước và quốc tế

Nhờ có chức năng nảy, công tác tuyên truyền tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đáp ứng nhu câu thông tin của con người Vì vậy, người ta cho rằng, tuyên truyền còn có chức năng kinh tế, chức năng giải trí

- Chức năng giáo đục tư tưởng s

Đây là chức năng hết sức quan trọng của công tác tuyên truyền Tuyên

truyền thực hiện nhiệm vụ truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của đất nước và

địa phương làm cho mọi người hiểu sâu sắc và quyết tâm thực hiện thăng lợi

đường lỗi, chính sách

Ở bình diện xã hội, tuyên truyền gop phan dac luc lam cho hệ tu tưởng

_của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tỉnh

thần xã hội Ở bình diện cá nhân, tuyên truyền hình thành ý thức chính trị, bản

lĩnh lập trường chính trị cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng

Chức năng giáo dục tư tưởng của công tác tuyên truyền thực hiện qua nội dung sau: Giáo dục lý luận và hình thành tư duy lý luận; giáo dục chính trị tư tưởng và hình thành văn hoá chính trị, giáo dục thế giới quan và hình thành

thé gidi quan khoa học; giáo dục lao động và hình thành thái độ lao động mới; giáo dục kinh tế, hình thảnh văn hoá kinh tế; giáo dục đạo đức và lối sống

Trang 22

dịch” của nhân dân đối với ảnh hưởng của hệ tư tưởng thù địch và “diễn biến -

hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc

Tuyên truyền góp phần vao giải quyết vấn đề tư tưởng phát sinh trong

quan chúng, đồng thời định hướng thái độ, tư tưởng và tạo sự thống nhất về tư

tưởng trong nhân dân

- Chức năng tô chức, cổ vũ hành động

Công tác tuyên truyền và cô động có mối quan hệ khăng khít với nhau, trong tuyên truyền đã có cô động, trước khi cỗ động phải tuyên truyền Do đó, tuyên truyền góp phần vận động, thuyết phục quần chúng, tập hợp, tô chức họ

tham gia vào xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Thực hiện chức năng thông tin và chức năng giáo dục tư tưởng, công tác tuyên truyên tạo ra được nhận thức mới, tư tưởng tiên tiến Tuyên truyền tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, thống nhất về tư tưởng sẽ dẫn đến thống nhất

về hành động Đó là điều kiện chin mudi để hình thành các tổ chức Tuyên

truyền còn có sức hiệu triệu rất lớn Trên cơ sở thống nhất về tư tưởng, tuyên truyền sẽ khơi dậy ý chí quyết tâm, sẵn sàng hành động của quần chúng Từ

sức mạnh tỉnh thân, thông qua tô chức trở thành sức mạnh vật chất thể hiện

thông qua hoạt động cách mạng của quần chúng trong xây dựng và bảo vệ chế

độ xã hội chủ nghĩa |

Chức năng tổ chức, cỗ vũ hành động thê hiện thông qua việc hướng dẫn tập hợp quần chúng tham gia vào các quá trình tư tưởng, tham gia vào giải

quyết nhiệm vụ chính trị, tham gia ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, phê phán cái

tiêu cực, lạc hậu trong đời sống xã hội Cô vũ khích lệ quan chúng sáng tạo, tích cực, chủ động tham gia các phong trào thi đua, tham gia các cuộc vận

động cách mạng rộng lớn hoặc một hình thức tập hợp nào đó nhằm thực hiện

những nhiệm vụ chính trị đặt ra

- Chúc năng phê phán

Trang 23

quan điểm, tư tưởng đối lập, thù địch, những tàn dư tư tưởng lạc hậu, lỗi thời của quá khứ, những quan điểm lệch lạc, đỗi lập với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh

Thực hiện chức năng này, công tác tuyên truyền tập trung phê phán

triệt để, sâu sắc với thái độ khách quan mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội,

chủ nghĩa xét lại và mọi trào lưu tư tưởng đổi lập với hệ tư tưởng Mác-Lênin

Đầu tranh không khoan nhượng với các học thuyết tư sản, ca ngợi một chiều

chủ nghĩa tư bản, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, bôi nhọ, xuyên tạc chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện

thực, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội

Tuyên truyền còn tích cực đấu tranh phê phán những tàn dư, ảnh hưởng của tư tưởng và hành vi lỗi thời, lạc hậu còn rơi rớt trong xã hội, không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay Đấu tranh với biểu hiện tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện lệch lạc, xa lạ, trái với quan điểm, đường lối của Pang Dau

tranh chéng mọi thủ đoạn của âm mưu “diễn biến hoà bình” mà kẻ địch đang sử dụng để ráo riết chồng lại chế độ ta, âm mưu lật đỗ chế độ xã hội chủ nghĩa

mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng

Các chức năng của công tác tuyên truyền đều quan trọng như nhau, mỗi chức năng giữ một vai trò riêng, không thé thay thể được trong quá trình tuyên truyền Do vậy khi tiễn hành tuyên truyền không thể coi nhẹ chức năng nào để tránh phiến diện, làm cho công tác tuyên truyền kém hiệu quả

1.2.2.2 Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền

Nhiệm vụ chung của công tác tuyên truyền do nhiệm vụ chính trị của cách mạng và mục đích tuyên truyền quy định Mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng khác nhau, công tác tuyên truyền có nhiệm vụ khác nhau Công tác tuyên truyền của Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay có các nhiệm vụ chung sau đây: -

Trang 24

với đường lỗi, chính sách của Đảng Giáo dục mọi người hiểu rõ nhiệm vụ

chính trị của đất nước, của địa phương và quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm

vụ ấy |

- Truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

những tỉnh hóa văn hóa, tư tưởng của dân tộc và nhân loại nhằm nâng cao

nhận thức, góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học trong

toàn xã hội | s |

- Hướng dẫn, cỗ vũ quân chúng tích cực thực hiện đường lối, chính

sách của Dang và pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Phát hiện, cỗ vũ

những điển hình tiên tiến và đồng thời cảnh báo trước đư luận xã hội những

hiện tượng, khuynh hướng xấu, lạc hậu từ khi chúng còn phôi thai

- Đầu tranh chống các quan điểm, tư tưởng lệch lạc, trái với chủ nghĩa

Mac - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, các luận điệu phản tuyên truyền của địch, đầu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu

cực xã hội

Trên cơ sở những nhiệm vụ chung, tuỳ theo từng địa phương, trong tung giai doan nhất định để xác định những nhiệm vụ cụ thể của công tác tuyên truyền

Hiện nay, nhiệm vụ trung tâm của nước ta là đây mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Công tác tuyên truyền tập trung vào nhiệm vụ

chủ yếu như sau: |

- Giáo dục sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho

các tầng lớp nhân dân Chỉ khi nào nhân dân kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì mới đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá đất nước

Trang 25

mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của Đảng Tuyên truyền, giáo dục cho

mọi người hiểu sâu sắc nội dung, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, những thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tễ | |

- Gido duc truyén thong, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống moi,

xây dựng đời sống văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Tuyên truyền góp phần vào nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ mới, tri thức của thời đại cho nhân dân để mọi người tham 81a vào quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Đầu tranh chỗng lại các quan điểm sai trái với hệ tư tưởng Mác — Lênin, đường lỗi quan điểm của Đảng ta; chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

¬ Đầu tranh loại bỏ chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh viện, dau tranh chống chủ nghĩa xét lại đang muốn lái sự nghiệp cách mạng của Đảng ta di chệch hướng xã hội chủ nghĩa Đầu tranh chống những ảnh hưởng tiêu cực từ

mặt trái cơ chế thị trường và các tiêu cực xã hội khác

- Tuyên truyền phổ biến các kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho nhân dân lao động Nâng cao chất lượng thông tin, đa dang hoa thông tin để đáp ứng nhu câu thông tin ngày càng cao trong xã hội

- Tuyên truyền quốc phòng, an ninh xây dựng tiềm lực tỉnh thần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo Đẩy mạnh thông tin đối ngoại phục vụ quá trình mở rộng hợp tác và giao lưu

quốc tế

1.2.3 Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền

1.2.3.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền là một tất

yếu khách quan | | |

Công tác tuyên truyền là một bộ phận cấu thành quan trọng của công

tác tư tưởng — một hoạt động do Đảng lập ra, phục vụ cho lợi ích của Đảng và

Trang 26

Nguyên nhân sâu xa đòi hỏi công tác tuyên truyễn phải đặt đưới sự lãnh đạo của Đảng là do hệ tư tưởng - nội dung cốt lõi của công tác tuyên truyền

mang tính giai cấp và tính đảng V.I.Lênin viết: “Wẩn đề đặt ra chỉ là như thế

này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa Không có hệ tư _ tưởng trung gian vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; và

chăng, trong một xã hội bị những đối kháng giai cấp chia sẻ thì khong co hé tu tưởng Ởở ngoài hoặc ở trên các giai cấp”

Công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta góp phần đắc lực vào việc truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, vì vậy nó mang tính đảng cộng sản |

Trải qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta khẳng định: “công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thònh đặc biệt trong toàn bộ hoạt động

592

của Đảng ” công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng là

hoạt động do Đảng lập ra, do Đảng tiễn hành để phục vụ lợi ích của Đảng, do đó tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Mặt khác, tuyên truyền là một

bộ phận trong toản bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong khi đó, Đảng là

lực lượng lãnh đạo toàn diện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cho nên Đảng phải lãnh đạo công tác tuyén truyén

Công tác tuyên truyền là một hoạt động đa dạng, nhiều phương tiện, nhiều lực lượng xã hội tham gia với nội dung, hình thức, phương pháp phong phú, do đó không thể thiếu sự phối hợp thống nhất cùng phục vụ một mục tiêu chung Trong hệ thống công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đảm bảo sự thống nhất, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của toàn bộ hệ thống

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tuyên truyền thông qua Ban Chấp hành Trung ương, các cấp uỷ đảng, cơ quan tham mưu và các đảng

VY, I Lénin, Toàn tập, tập, tập 6, Nxb Tiến bộ Matxcova, 1975, tr.49-50

Trang 27

viên, cấp uy viên Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều đồn thể, tơ chức xã hội

và chính quyền nhà nước, toàn bộ hệ thống chính trị cùng tham gia công tác tuyên truyền Tất nhiên trách nhiệm đó trước hết là của các tô chức Đảng của toàn thể đảng viên Hồ Chí Minh viết: “Kinh qua đảng viên và các tổ chúc ` của Đảng, Đảng liên hệ chặt chẽ với quân chúng, tuyên truyền, giáo dục và tô chức quần chúng, lãnh đạo các đoàn thể cách mạng của quan ching’ Như_- vậy, tất cả các cấp trong bộ máy của Đảng từ tổ chức cơ sở đến cấp cao nhất đều là chủ thể lãnh đạo công tác tuyên truyền Trong đó, mỗi cấp lại cũng | chính là đối tượng lãnh đạo của cơ quan Đảng cấp trên Các yếu tố trong cùng một hệ thống công tác tuyên truyền: cán bộ tuyên truyền, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, đối tượng tuyên truyền đều là đối tượng lãnh đạo của các cấp uỷ cùng cấp Chẳng hạn, trong phạm vi một tỉnh, những phương tiện tuyên truyền như tuyên truyền miệng, các phương tiện thông tin đại chúng, văn hoá-văn nghệ, hệ thống giáo dục lý luận chính trị với những thiết chế tương ứng đều là đối tượng lãnh đạo của tỉnh Ủy

Đảng lãnh đạo tuyên truyền là quá trình đề ra mục tiêu tuyên truyền và tổ chức thực hiện nó dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phương thức nhằm bảo đảm phương hướng và nội dung tuyên truyền bảo vệ lợi ích giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền một cách bao quát và toàn diện, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các yếu tố trong hệ thông tuyên truyền Trình độ và năng lực lãnh đạo công tác tuyên truyền của Đảng phụ thuộc trực tiếp vào sự sắc sảo chính trị, khả năng nhạy bén, tính chiến đấu và tính sáng tạo của từng cấp uý đảng đối với công tác này

Các cấp uỷ đảng không khi nào được buông lỏng, hạ thấp vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác tư tưởng nói chưng, công tác tuyên truyền nói

riêng Không thể lãnh đạo chính trị mà không lãnh đạo tư tưởng, tuyên truyền

Ngược lại, không thể lãnh đạo tư tưởng, tuyên truyền nếu tách rời lãnh đạo

Trang 28

dân sẽ bị tác động bởi tuyên truyền của địch, của các phân tử phản động, bất

mãn; tác động tiêu cực của tôn giáo, mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu dẫn đến

những hậu quả khôn lường cho cách mạng

Một trong những nguyên nhân quan trọng xảy ra sự biến ở Liên Xô và Đông Âu, làm sụp đỗ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước này, cống chính bởi các Đảng Cộng sản ở đây đã coi nhẹ và buông lỏng tuyên truyền hệ tư

tưởng vô sản trong thời gian dài, để cho các luận điệu tuyên truyền, tự do hoá

tư sản, chống chủ nghĩa xã hội tràn lan và từng bước chiếm ưu thế Trong cải

tổ, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với thông tin đại chúng thiếu chặt chẽ, giảm sút tính chiến đấu, để cho tự do thông tin những quan điểm sai trái, tạo nên sự hỗn loạn tư tưởng trong xã hội đến mức không kiểm soát nỗi Tự do tư

tưởng là rất cần thiết, nhưng tự do thông tin vô nguyên tắc thì ngay đến “tự do kiểu Mỹ” cũng không chấp nhận được An-vin-tốp-phơ-lơ (AlvinToffer) — một học giả tư sản người Mỹ, trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” đã thừa nhận răng, những lúc xã hội dang lâm vào một tình cảnh cực kỳ gay go, dang khủng hoảng mà lại cho tự do thông tin thì khác nào cho mọi người “tự do đồ dầu vào lửa”

Trong thực tế cách mạng nước ta, hiện tượng phức tạp ở Thái Bình, ở Tây Nguyên và một số nơi khác những năm qua, cũng có nguyên nhân do cấp uỷ đảng ở đó chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo công tác tư tưởng (trong đó có công tác tuyên truyền) Hiện nay, bối cảnh trong nước và quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, càng đòi hỏi các cấp uý đảng quan tâm hơn nữa đến lãnh đạo công tác tuyên truyền

1.2.3.2 Phương thức lãnh đạo công tác tuyên truyền của Đảng

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền được thực hiện qua một số phương thức cơ bản sau đây:

Thứ nhát, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định mục tiêu, Phương hướng,

kế hoạch tuyên truyền

Mục tiêu, phương hướng, kế hoạch tuyên truyền mà các tổ chức Đảng xác định có vị trí then chốt trong lãnh đạo tuyên truyền Những mục tiêu,

Trang 29

phương hướng, kế hoạch này được xác định căn cứ vào những kế hoạch phát

triển kinh tế — xã hội mà Đại hội, hội nghị Đảng các cấp đã đề ra; căn cứ vảo - đặc điểm và nhu cầu thong tin cua đối tượng; căn cứ tình hình thực tiễn cụ thể

Để xác định đúng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch tuyên truyền, cần phải đánh giá tình hình một cách khách quan, khoa học; nghiên cứu những hoàn cảnh tác động đến đối tượng tuyên truyền, các quá trình và khuynh hướng tư tưởng diễn ra trong đời sống xã hội ở từng địa phương, đơn vị; thường xuyên tham khảo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội để hiểu được tâm tư, nguyện vọng, thị hiểu của quần chúng Chẳng hạn, những cuộc điều tra dư luận xã hội những năm gần đây cho thấy, các hình thức, phương tiện thông tin, tuyên truyền có tác dụng khác nhau ở các nhóm đối tượng khác

nhau Trí thức thì thích đọc sách, trong khi đa sô nhân dân thì bị lôi cuốn bởi

hoạt động văn thể hơn, còn truyền hình và các hình thức như sinh hoạt văn

hoá tỉnh thân thu hút được sự chú ý của đông đảo các đối tượng Trên cơ sở đó, Đảng chỉ đạo tăng cường những chương trình tuyên truyền sinh động, hấp

dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng các sinh hoạt văn

hoá tính thần của nhân dân tạo nên hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền

Vấn đề xác định kế hoạch công tác tuyên truyền ở tầm vĩ mô thể hiện

qua các chiến lược như chiến lược thông tin, chiến lược chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng — văn hoá, chiến lược xây đựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền Các cấp uỷ Đảng có nhiệm vụ định hướng, xem xét, thông qua

các kế hoạch về hoạt động văn hoá nghệ thuật, kế hoạch xuất bản, kế hoạch

thông tin tuyên truyền, phương hướng tư tưởng trong các tài liệu tuyên truyền - miệng để đảm bảo các sản phẩm tư tưởng-văn hố đến với cơng chúng vừa phong phú, hấp dẫn vừa có tính tư tưởng cao

Thứ hai, Đảng lãnh đạo việc phối hợp các lực lượng, các phương tiện

trong quá trình tổ chức tuyên truyền |

Hoạt động tuyên truyền không phải là hoạt động độc lập, tự tại mà có

Trang 30

trọng, là môi trường thuận lợi để công tác tuyên truyền làm chuyển biến tâm

trạng xã hội theo hướng tích cực, ngược lại, công tác tuyên truyền đúng đắn,

khoa học sẽ góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế — xã hội mạnh mẽ hơn Thực tế ở nước ta trong những năm đổi mới cũng minh chứng rất rõ cho điều này Vì vậy, Đảng cần lãnh đạo quá trình tổ chức tuyên truyền trong mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống tuyên truyền và những điều kiện khách quan tác động đến hoạt động này Trước hết, Đảng thường xuyên quan

tâm lãnh đạo đây mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân và gan

công tác tuyên truyền với những vấn đề thiết thực có liên quan đến cuộc sống

của các đối tượng Bên cạnh đó, Đảng thường xuyên chỉ đạo phối hợp hoạt

động tuyên truyền của các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội Thông qua các cấp ủy đảng và cơ quan tham mưu của Đảng về lĩnh vực tư tưởng-văn hoá (Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các cấp), Đảng thường xuyên chỉ đạo nội dung tư tưởng chính trị của các binh chủng tuyên truyền nhự các cơ quan báo chí, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên, các hoạt động văn hoá-văn nghệ, thé thao dé đảm bảo nội dung tuyên truyền luôn hướng vào việc góp phần giải quyết những nhiệm vụ chính tri

thực tiễn cụ thê

Thứ ba, Đảng lãnh đạo bằng cơ chế, chính sách tuyên chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý đội ngũ cán bộ tuyên truyền

Công tác tư tưởng nói chụng, công tác tuyên truyền nói riêng, là một hoạt động xã hội đòi hỏi trình độ cao và năng khiếu nghề nghiệp: Lênin nhắc nhở phải đặc biệt chú ý lựa chọn những người thực sự có năng lực vào làm công tác này Người khuyên rằng, cần phải chống lại cai tinh trang: “thudng đựa quá nhiều những người kém năng lực vào công tác đó và do đó hạ thấp trình độ công tác tuyên truyền”` Người cho rằng, những người có năng khiêu làm công tác này không nhiêu và muôn trở thành có năng lực thực sự

Trang 31

họ cân phải được học tập nhiều, thu thập kinh nghiệm thường xuyền và phải

được chun mơn hố công tác _

Đảng lãnh đạo tuyển chọn và đào tạo cân bộ tuyên truyền bằng VIỆC Xác

định những tiêu chí như chọn những người có khả năng và nguyện vọng công - tác trong nghề; ưu tiên đào tạo theo địa chỉ, nhất là đội ngũ cán bộ công tác tuyên truyền ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Didu quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để sản phẩm đảo tạo đáp ứng tốt yêu cầu công tác tuyên truyền trong thời kỳ mới Bên cạnh đó, Đảng có kế hoạch đào tạo lại và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kịp thời bỗ tic kién thức mới cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền ở tất cả các cấp, các ngành

Chang han, tổ chức các hội nghị tập huấn, thông tin lý luận khoa học hàng năm

cho các giảng viên lý luận về những thành tựu lý luận trong nước và thế giới, về kết quả nghiên cứu của các chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước, mở các hội nghị báo cáo viên hàng tháng; mở lớp bồi dưỡng hàng năm bổ túc

những kiến thức mới về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ báo chí, xuất bản

Đảng lãnh đạo bằng cơ chế bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ tuyên truyền để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy khả năng của mình, nâng cao hiệu qua cong tac Chang han, ưu tiên bố trí và sử dụng triệt để những cán bộ tuyên truyền có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng trước mọi thử

thách, có cuộc sống trong sáng, lành mạnh, có tri thức chính trị sâu sắc, có

tỉnh thần chủ động sáng tạo, có nhiệt tinh say mê và am hiểu sâu sắc công việc, có năng lực phân tích, dự báo tình hình tư tưởng, có khả năng tham mưu

và đặc biệt là khả năng nói và viết tốt |

Đảng lãnh đạo bằng cách quan tâm xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ tuyên truyền dé thu hút những người tài, từ đó đảm bảo

công tác này có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, Đảng quan tâm tạo điều kiện,

phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ này -

Trang 32

Dang luôn có cơ chế kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, tuân thủ chế độ bảo mật thông tin, định hướng thông tin theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đề kịp thời uốn nắn những sai lệch về tư tưởng và tránh sự

lợi dụng, xâm nhập, phá hoại của kẻ địch trên mặt trận tư tưởng-văn hoá,

đồng thời khuyến khích phát triển đa dạng thông tin, làm phong phú thêm đời

sông tỉnh thần của nhân dân 7 :

Đảng có hoạch định kỳ đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, phân

tích nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đã đạt được và những thiếu sót, bat cap dé

chi ra giải pháp không ngừng cải tiễn công tác

1.2.3.3 Tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý công tác tuyên truyền của Dang

Cong tac tyén truyén là một hoạt động quan trọng trong toàn bộ hoạt động

lãnh đạo của Đảng, để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động tuyên truyền, Đảng lập ra bộ máy tuyên truyền của mình từ trung ương đến cơ sở Hệ thông tô chức bộ máy bao gồm: cơ quan tham mưu, chỉ đạo; cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện công tác tuyên truyền

Về cơ quan tham mưu, chỉ đạo các cấp: Ban tuyên giáo các cấp có cơ quan tuyên truyền như Vụ Tuyên truyền ở Trung ương, Phòng Tuyên truyền ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ phận tuyên truyền ở cấp quận huyện, ở cơ sở phân công một cấp ủy viên phụ trách công tác tuyên truyền

Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông ở Trung ương, Phòng thông tin và truyền thông ở cấp tỉnh, bộ phận thông tin, truyền thông ở cấp quận, huyện, cán bộ thông tin ở cấp cơ sở

Cơ quan thực hiện công tác tuyên truyền: đội ngũ báo cáo viên của cấp Ủy các cấp từ trung ương đến cơ sở là những người chuyên trách công tác tuyên truyền miệng; tuyên truyền viên là những hạt nhân nòng cốt làm công tác tuyên truyền ở cơ sở; cơ quan văn hóa thông tín vừa là người quản lý, vừa

_ thực hiện; đội thông tin lưu động của các quận, huyện; các thiết chế văn

Trang 33

Trong các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ban ngành đều có bộ phận

tham mưu, chỉ đạo công tác tuyên truyền, cơ quan thực thi và lực lượng báo cáo viên |

Hoạt động của toàn bộ hệ thống, của các lực lượng và phương tiện của

công tác tuyên truyền tạo ra sự đồng bộ, thống nhất, thông suốt từ trung ương

đến cơ sở, đến mol cấp, mọi ngành, cả trong nước và quốc tế Điều đó tạo nên SỰ:

thông nhất giữa “ý Đảng — lòng Dân”, sự đồng thuận trong xã hội và sức mạnh

tổng hợp trên mặt trận tư tưởng, góp phần quan trọng vào thăng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.2.3.4 Một số tác nghiệp chủ yễu của công tắc tuyên truyền

Là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của

Đảng, công tác tuyên truyền là hoạt động thường xuyên, liên tục của cấp ủy các cấp từ trung ương đến cơ sở Qua thực tiễn tiến hành công tác tuyên truyền có thé khái quát thành quy trình tác nghiệp như sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và hướng dẫn tuyên truyền

Kế hoạch tuyên truyền là văn bản xác định mục đích, yêu câu, nội dung, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền

của các tập thê, cá nhân có liên quan về một hay nhiều chủ đề trong một khoảng

thời gian xác định Kế hoạch tuyên truyền do cấp ủy ban hành Xây dựng kế hoạch góp phần làm cho công tác tuyên truyền mang tính chủ động, bài bản, thống nhất, hiệu quả cao

Sau khi có kế hoạch, công việc tiếp theo là xây dựng văn bản hướng dẫn

tuyên truyền Đây là văn bản có tính chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn cụ thê cách tô

chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền đã được cấp ủy hoặc cơ quan Đảng cấp trên ban hành Theo phân công, văn bản hướng dẫn tuyên tuyển do Ban tuyên giáo các cấp ban hành

- Xây dựng đề cương tuyên truyền

Trang 34

truyền và đối tượng tuyên truyền có cơ sở nhận thức chung thống nhất về vấn đề ` đó Có hai dạng đề cương tuyên truyền chủ yếu: bài luận giải thích một số vấn đề

và dạng hỏi đáp |

Hình thức phố biên của một đề cương tuyên truyền gôm: mục đích, yêu

cầu, nội dung thông tin, tư liệu, số liệu chủ yếu cân thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sự kiện, vấn đề

Yêu cầu chung của đề cương tuyên truyền cần có kết cầu ngắn gọn, hợp

lý, có trọng tâm, trọng điểm, đủ tư liệu cần thiết, lý giải rõ ràng, lập luận sắc bén,

ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, hợp đối tượng

- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Đề biến kế hoạch tuyên truyền thành hiện thực phải làm tốt khâu tổ chức,

chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, sơ, tong kết rút kinh nghiệm thường xuyên Đồng

thời phải thường xuyên tÔ chức cuộc đâu tranh tư tưởng, chống âm mưu thủ

đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chống tệ nạn xã hội, chỗng

các hiện tượng tiêu cực trên địa bàn Thông qua kiểm tra, kịp thời phát hiện

những nhân tô mới dé biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện những lệch

lạc để uốn nắn, xử lý không để phat tan, gay anh hưởng trên diện rộng

- Chỉ đạo tuyên truyền miệng trên địa bản

Tuyên truyền miệng là một trong những công cụ chủ yêu của công tác _ tuyên truyền ở địa phương va cơ sở Đề chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền miệng

trên địa bàn, trước hết cần làm tốt việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên có trình

độ, năng lực và nhiệt tình trong công tác Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức hội nghị báo cáo viên để cung cấp và định hướng thông tin Đồng thời, cần tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền dưới các hình thức phù hợp gửi cho báo cáo viên, tuyên truyền viên |

| Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên Tăng cường các thiết bị cần thiết để thu thập và xử lý thông tin cho báo cáo viên trong điều kiện cho

phép | |

| Thuc hién so két, tổng kết công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên, xác

Trang 35

viên những báo cáo viên, tuyên truyền viên tiêu biểu Phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và nhân tố mới dé tuyên truyền nhân rộng trên pham vi cả nước và

tùng địa bản | |

Tuyên truyền là một hoạt động truyền thông đặc biệt thể hiện ở mục đích tập hợp quân chúng dưới sự dẫn dắt của chủ thể tuyên truyền Tuyên truyền ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp, có đấu tranh giai cấp và phát triển cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông Công tác tuyên truyền của Đảng là một bộ phận của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước để nâng cao nhận thức chính trị, củng cô niềm tin và cô vũ hành động tích cực tự giác của quân chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa Là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động _ của Đảng, công tác tuyên truyền đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đảm bảo phục vụ lợi ích của Đảng, đồng thời là lợi ích của quốc gia, dân tộc và toàn thê nhân dân

Cầu hỏi thảo luận |

1 Tính khoa học của các kỹ thuật tuyên truyền dưới góc độ của các nhà nghiên cứu phương Tây

Cầu hỏi ôn tập

I Tại sao nói tuyên truyền là một dạng truyền thông đặc biệt và quá trình

phát triển của tuyên truyền lại gắn với sự phát triển của các phương tiện truyền

thông? |

2 Chức năng, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền?

Trang 36

Chương 2

NHỮNG NGUYEN TAC TUYEN TRUYEN CUA DANG

1 Nguyên tắc thống nhất giữa tính đáng và tính khoa học trong

tuyên truyền |

Đây là nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong hệ thống các nguyên tắc tuyên truyễn, có vai trò chỉ đạo đối với các nguyên tắc khác và chỉ đạo toản bộ hoạt động tuyên truyền của Đảng Nó là cơ sở để xác định phương hướng, mục tiêu của công tác tuyên truyền

Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tính đảng, tính khoa học của công tác tư tưởng Tính đảng đồng nghĩa với việc chủ thể tuyên truyền phải luôn trả lời thấu đáo câu hỏi đứng trên lập trường tư tưởng của

gial cấp nào, tô chức, đảng phái nào, phục vụ và bảo vệ lợi ích cho ai khi tiễn

hành công tác tuyên truyền Tính đảng của công tác tuyên truyền có cơ sở khách quan từ bản chất giai cấp của hệ tư tưởng Trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp V.I.Lênin cho rằng: “Vấn đề đặt ra

chỉ là nhu thé nay: hé tu tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa -

Không có hệ tư tưởng trung gian vì nhán loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; vả chăng, trong một xã hội bị những sự đổi kháng giai cấp chia sẻ thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc trên các giai cấp” Do đó, tuyên truyền bao giờ cũng đứng trên quan điểm tư tưởng nhất định Hệ tư tưởng mà tuyên truyền có nhiệm vụ truyền bá quyết định tính đảng của

tuyên truyền

Công tác tuyên truyền phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng còn xuất phát từ bản chất của nó Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền ra đời do nhu cầu tất yếu của cách mạng, do Đảng lập ra, do Đảng lãnh

đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Công tác tuyên truyền trở thành công cụ sắc

bén để xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và

Trang 37

tập hợp quân chúng đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng Do đó, không có lý do gì công tác tuyên truyền lại không đứng trên lập trường tư tưởng của Đảng,

phục vụ lợi ích của Đảng, đồng thời cũng là lợi ích của cả quốc gia, dân tộc;

đầu tranh không khoan nhượng với lập trường tư tưởng đối lập, bảo vệ lợi ích

và hệ tư tưởng của giai cấp mình

Nguyên tắc tính đảng còn xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế và của Đảng Cộng sản Việt Nam Thực tiễn đã chứng minh, khi nào công tác tuyên truyền tuân thủ_ nghiêm ngặt tính đảng thì cách mạng thuận lợi và thành công, khi nào công tác tuyên truyễn xa rời nguyên tắc tính đảng, khi đó cách mạng gặp khó khăn, thậm chí thất bại Bài học tử công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô những năm tiễn hành công cuộc cải tổ cho thấy, công tác tuyên truyền đã _ xa rời nguyên tắc tinh dang ngay từ khi đánh giá, xem xét các vụ biểu tình, lộn xôn ở các nước cộng hòa và từng bước buông vũ khí trước làn sóng xét lại của những phần tử cực đoan trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài Hành động vô nguyên tắc đó gây ra sự phan tan tu tưởng, hoang mang, nghi ngờ, thất vọng trong đảng viên va quan chúng, dẫn

đến sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự sụp đỗ của chế độ xã hội chủ

nghĩa đã trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành

Trang 38

vạch rõ nguyên nhân sự sụp đỗ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những âm mưu thủ đoạn của các thế lực phán cách mạng đối với Việt Nam Với lập trường

kiên định, kiên trì tuân thủ nguyên tắc tính đảng, công tác tuyên truyền đã góp phan ổn định chính trị xã hội, khơi nguồn động lực cho sự nghiệp đổi mới, tạo

nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đắt nước -

-Hiện nay, sự nghiệp đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước -

trong bổi cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quôc tế của nước ta đang đứng trước

nhiều thời cơ và thách thức Công cuộc xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là một nhiệm vụ vô cùng

phức tạp và rất nặng nề đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng; những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo; những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống:

những vẫn đề toàn cầu tác động mạnh mẽ đến sự Ôn định và phát triển của đất

nước Trong bối cảnh ấy, hơn bao giờ hết, công tác tuyên truyền càng phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng trong toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn đân, phát huy sức mạnh của toàn dân

tộc với sức mạnh thời đại, kiên quyết đâu tranh làm thất bại luận điệu phản

tuyên truyền của các thế lực thù địch

Nguyên tắc tính đảng trước hết đòi hỏi công tác tuyên truyền phải xuất

phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ

của cơ quan, đơn vị, địa phương và phục vụ cho việc thực hiện thắng lợi đường lỗi và nhiệm vụ đó Muến có nội dung tư tưởng 13 rang phai can ctr

vào đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương,

đơn vị, nghị quyết của cấp ủy mà xác định phương hướng, nội dung của công

tác tuyên truyền |

Tính đảng trong công tác tuyên truyền còn thể hiện ở chỗ, công tác tuyên truyền phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lỗi, chính sách của Đảng

làm cơ sở khoa học, làm nội dung cốt lối của tuyên truyền Toàn bộ hoạt động

Trang 39

tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lỗi, chính sách của Đảng Trong rất nhiều nội

dung phải truyền bá, công tác tuyên truyền phải lấy việc truyền bá hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng

là nội dung cốt lõi, trọng tâm, chi phối toàn bộ các nội dung tuyên truyền

khác Công tác tuyên truyền phải hướng vảo xây dựng thế giới quan Mác - Lênin cho toàn thể nhân dân lao động, giúp họ hiểu và thực hiện đúng đắn quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Đấu tranh khắc phục các biểu

hiện thương mại hóa, chạy theo lợi ích tầm thường của quần chúng, coi nhẹ

chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng của các phương tiện thông tin đại chúng trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyên

Công tác tuyên truyền phải chủ động, nhạy bén và kịp thời truyền đạt những nhận định, chủ trương của Đảng đối với các sự kiện mới nay sinh trong đời sống xã hội Lênin yêu cầu những người làm công tác tuyên truyền: “Mỗi khi đánh giá một sự kiện phải trực tiếp và công khai đứng (rên quan điểm của một tập đoàn xã hội nhất định”' Cho nên, tuyên truyền phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, quan điểm của Đảng để xem xét đánh giá, bình luận những sự kiện, những vẫn đề tư tưởng chính trị diễn ra hàng ngày trong nước và trên thế giới Trong thời đại bùng nỗ thông tin như hiện nay,

củng một sự việc, sự kiện sẽ có rất nhiều luéng tư tưởng khác nhau, thậm chí

đối lập nhau Công tác tuyên truyền phải thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận bằng việc xem xét, đánh giá và truyền bá quan điểm của Đảng về các

vấn đề đó một cách đúng đắn và thuyết phục nhất

Đi liền với tính đảng là tính chiến đấu, đây là hai mặt của nguyên tắc tính giai cấp trong công tác tư tưởng của Đảng, đồng thời là thước đo chất lượng công tác tuyên truyền Hiệu quả công tác tuyên truyền phụ thuộc một phân quan trọng ở tính chiến đấu cua no |

Tính chiến đấu bắt nguồn từ nhiệm vụ xây dựng ý thức xã hội mới xã

hội chủ nghĩa của công tác tuyên truyền Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết

định nhưng nó vừa có tính tiên tiên, vượt trước lại vừa có tính bảo thủ, lạc

Trang 40

hậu Khi tồn tại xã hội mới đã được thiết lập nhưng một số bộ phận, lĩnh vực

thuộc ý thức xã hội cũ vẫn tổn tại trong một thời gian dài Cùng với xây dựng ý thức xã hội mới phải đi đôi với đấu tranh khắc phục những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu Mặt khác, khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, giai cấp tư sản không dễ dàng chấp nhận bị tước bỏ quyền lợi, chứng điên cuồng chéng pha hong giành lại địa vị đã mất trong xã hội Do đó, công tác tuyên

truyền vừa phải góp phần xây dựng chế độ mới, vừa phải đấu tranh với sự

chống phá của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài Khi nói về âm

mưu, thủ đoạn của các thê lực thù địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “ .không

những chiến tranh xâm lược bằng quân su, chung con chiến tranh bằng tuyên truyền Chúng dùng báo chí và phát thanh hàng ngày, tranh ảnh và sách v6 in rất đẹp, các nhà hát, các trường học, các lễ cúng bái ở nhà thờ và chùa chiên, _ các cuộc họp, v.v để tuyên truyễn Chúng lợi dụng tôn giáo, phong tục, tập quán, chúng bịa đặt những câu sấm và những tu đôn nhảm - để tuyên truyền Nhất là chúng lợi dụng những sai lâm khuyết điểm của cắn bộ ta ~ dé

tuyên truyền”) | |

Mục đích của công tác tuyên truyền là bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, những hiểu biết khoa học cho cán bộ, đảng viên và quần chúng

để họ dùng vũ khí tư tưởng đó, tham gia vào việc cải tạo xã hội, cải tạo tự

nhiên và rèn luyện bản thân thành con người mới xã hội chủ nghĩa Nhưng

quá trình xây dựng tư tưởng là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp trong mỗi con người Bởi vì những lực lượng thù địch, những tàn dư xấu của quá khứ không ngừng tác động vào ý thức, hành vi của họ Do vậy cùng với VIỆC xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng cho họ, phải kiên quyết phê phán triệt để những biểu hiện của tư tưởng phi vô sản, những tàn dư của lối sông cũ Thiéu tinh chiến đấu, công tác tuyên truyền sẽ không mang lại hiệu quả thiết

thực | |

Tính chiến đấu đòi hỏi công tác tuyên truyền phải công khai bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng |

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w