BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYÊN HẢI HỔNG
THUC TRANG THONG TIN
“BIẬT BÂN ÂU KHACH” TREN BAO IN HIEN NAY
Trang 3Loi cam doan
Yuin vin duoc toan thanh tai Hoc viên
Bia chi va Suyén liuyén - Hoc vtén Chinh bi -
4 Hank chinh Quit gra Hé Chi Minh vi bee gu
dé cua các (bẩy giáo, cô giáo hong cẤ(ác viện
Bay la san “ồn nghiin ctu abe life cua
eéing lu tác dế điêu tong twin vin đề tung
đợc KA qua nghién citu cia tuin win chia ling duce cing hố tung bat hé mit cing tinh
thoa hac nao “ác
TAC GIA
WUguyin Wai Foing
Trang 4Chương 1: LÝ LUẬN VỀ THONG TIN VA THONG TIN GIAT GAN CAU KHACH 7 I6 ‹ án nh a 7 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giật gân câu khách s20: 0t 8 13 1.3 Nhận định về tính giật gân câu khách xuất hiện trên báo chí trong những năm sần đây = - CS 1195511011130 1 cv vn ng 5, 20 Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIAT GAN CAU KHACH TREN 7.19: 08 30
.1 Tổng quan về 3 tờ báo Tiền phong, Thanh niên và An nĩnh thủ đô 30
2 Nội dung thông tin giật gân câu khách - se The 33
2.3 Hình thức chuyển tải thông tin giật gân câu khách trên 3 tờ báo
Tiền phong, Thanh niên, An ninh thủ đô -cccsssrsre 59 2.4 Đánh giá chung về những tác động của thông fin giật gân câu khách
trong đời sống xã hội + + +22 H422 ri hờ 70
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THÔNG TIN GIẬT GÂN
CÂU KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ S5 cheeiirrerrerree 85
3.1 Vấn đề cấp thiết hạn chế thông tin giật gân câu khách 85 3.2 Một số giải pháp hạn chế thông tin giật gân câu khách 89
4000 Ẽ2ã08Ẽ78 106
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã có
bước phát triển mạnh mẽ Thông tin trên báo chí ngày càng phong phú, chất
lượng nội dung và hình thức được nâng cao nhằm thực hiện tốt hơn chức năng là tiếng nói của Đảng, các tổ chức xã hội, đồng thời là điễn đàn của nhân dân
Không ai phủ nhận vai trò to lớn của báo chí trong đời sống xã hội, nhất là trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham những và các tệ nạn xã hội khác Báo chí góp phần không nhỏ trong việc phát hiện, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, điều tra, làm rõ, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực
lớn, nhiều vấn đề xã hội phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân
Báo chí cũng là chỗ dựa cho những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống các tệ nạn xã hội Mặt khác, báo chí cũng là kênh
thông tin quan trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, là
những địa chỉ văn hóa đáng tin cậy, là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội, nhất là khi trong dư luận có “vấn để” Tuy nhiên, bên cạnh đó có tình trạng một số nhà báo thiếu trung thực trong hoạt
động nghề nghiệp, dưới nhiều góc độ, tính chất khác nhau Điều này làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới uy tín của giới báo chí nước ta, giảm lòng tin của người dân đối với báo chí Thậm chí, có nơi, có lúc còn có tình trạng xa lánh, né tránh, nghi ngờ báo chí trước những sự kiện được xã hội quan tâm
Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản đã nhận định: Một bộ phận báo chí,
xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chỉ phối, chạy theo
Trang 7Thông báo Kết luận số 162 -TB/TW, ngày 01/12/2004 của Bộ Chính trị "Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay", chỉ ra:
Nhiều tờ báo bị khuynh hướng “thương mại hoá” chỉ phối, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích Một số tờ báo chưa tự giác các nguyên tắc lãnh đạo của đảng đối với báo chí, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá và nhiệm vụ chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin những
mặt tiêu cực, khuyết điểm, mặt trái của xã hội Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu các thiếu sót, khuyết điểm, đăng cả những thông tin mật của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh; gây khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước; để các thế lực thù địch lợi dụng, bôi nhọ, đả kích, chống phá ta Nhiều trường hợp đưa tin sai
Khai thác và sử dụng thông tin của báo chí nước ngoài thiếu chọn loc [5, tr.8,9]
Trên thực tế thông tin giật gân câu khách xuất hiện trên báo chí chiếm tỷ lệ cao trong những sai phạm của báo chí Một số tờ báo chạy theo thị hiếu thấp hèn, tầm thường của một số ít công chúng; thông tin giật gân, tìm sự ly
kỳ để bán được nhiều báo Thông tin phản ánh những vụ án một cách ghê rợn,
Trang 8báo động của báo chí hiện nay
Hạn chế tình trạng thông tin giật gân mang tính câu khách trên báo chí là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan báo chí Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng của thông tin giật gân câu khách trên báo chí là công việc cần làm và có ý nghĩa quan trọng Đây cũng là lý do để tác giả chọn vấn đề "Thực trạng thông tin "giật gân câu khách”
trên báo ïn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu để thực hiện Luận văn Thạc sĩ
Báo chí của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về thông tin giật gân câu khách trên báo chí còn khá mới mẻ Trong thực tế, có thể nói chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng thông tin "giật gân câu khách" trên báo chí Hiện tại, thực trạng thông tin 'giật gân câu khách" mới được đề cập chủ yếu trong các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước và một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Ngoài ra có một vài bài tham luận, bài báo mới chỉ nêu ra vấn đề thông tin "giật gân câu khách" như: Tạp chí Cộng sản số 11 (131) năm 2007: "Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”; Tạp chí cộng sản số 11 (155)/2008: “Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý báo chí, xuất bản hiện nay”
Về Báo chí truyền thông, năm 2004, tại Phân viện báo - Tuyên truyền
(nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có Luận văn Thạc sĩ Báo chí của Bùi Duy Quang với Đề tài: “Thực trạng và giải pháp khắc phục những sai phạm trên báo in hiện nay”, nghiên cứu về những sai phạm của báo chí, trong
đó vấn đề thông tin "giật gân câu khách" được đề cập rất ít
Trang 9khảo sát trên các tờ báo nói chung và Thanh niên, Tiền phong, An ninh Thủ đô nói riêng
Do đó, đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là hoàn tồn độc lập, khơng trùng lặp, khi đánh giá chúng tôi có quan điểm riêng của mình trước thực trạng thông tin giật gân câu khách và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hạn chế tình trạng thông tin "giật gân câu khách"
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về thông tin giật gân câu khách trên
báo chí từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin giật
gân câu khách trên báo chí hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu để làm rõ một số khái niệm được sử dụng và có liên quan
đến luận văn; nghiên cứu quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giật gân câu khách
- Khảo sát các tác phẩm báo chí thông tin giật gân câu khách trên 03 tờ
báo Thanh niên, Tiền phong và An ninh Thủ đô và một số tờ báo; nghiên cứu
ý kiến công chúng (điều tra xã hội học) về nhận xét, đánh giá về thông tin giật gân câu khách trên 03 tờ báo Thanh niên, Tiền phong và An ninh Thủ đô
- Đề xuất, kiến nghị, đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin giật gân câu khách trên báo chí nói chung và 03 tờ báo Thanh niên,
Tiền phong và An ninh Thủ đô
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu mm
Trang 10thông tỉn giật gân câu khách trên một số cơ quan báo chí để làm cơ sở so sánh với ba tờ báo được khảo sát
+ Luận văn chọn thời gian khảo sát thông tim giật gân câu khách trên 03
tờ báo từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008
+ Luận văn cũng tham khảo ý kiến một số nhà lãnh đạo quản lý các cơ quan báo chí và một số cơ quan báo chí để rút ra những nhận xét và góp ý nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hạn chế tình trạng thông tin giật gân câu khách trên báo chí
5 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
%.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả thuộc các lĩnh vực báo chí và các ngành
khoa học có liên quan, hệ thống những quan điểm lý luận
- Luận văn còn dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí 5.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích - Khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh
- Điều tra xã hội học đối với công chúng báo chí
- Phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và các chuyên gia báo chí
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đề cập đến những yếu kém, khuyết điểm của các cơ quan báo chí
đăng tải những thông tin giật gân câu khách Đánh giá đúng thực trạng của thông tin "giật gân câu khách" trên báo chí hiện nay Đây là lần đầu tiên, có
một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, nên những kết quả nghiên cứu sẽ cung
cấp tư liệu cho các nhà quản lý báo chí cũng như những người làm báo Đối
Trang 11giật gân câu khách trên báo chí; tác động những thông tin “giật gân câu khách" đối với độc giả; những tác hại của nó đến đời sống xã hội, đồng thời
có giải pháp để hạn chế tình trạng này
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Trang 12LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN
VÀ THONG TIN GIAT GAN CÂU KHÁCH 1.1 Cac khai niém
1.1.1 Thông tim
Khái niệm "thông tin" được bắt nguồn từ chit La tinh informetio, gốc
cua tir tiéng Anh information Hai 6ng Philipppe Breton va Serge Proulx trong cuốn sách cuốn sách "Bing né thong tỉn và sự ra đời một ý thức hệ mới" [36] giải thích rằng: Khái niệm này có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về
một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng Hai hướng nghĩa này
cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến
thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh Nó thể
hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nang, Trung tâm Từ điển học, năm 2000 thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhan để biết; và với nghĩa danh từ là điêu được truyền ải cho biết tin truyền đi (ví dụ bài báo có luong thong tin cao) [54]
Theo các tác giả cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin xuất bản năm 1999, từ “Thông tin” được sử dụng với những ý
nghĩa khác nhau trong các tình huống cụ thể:
Trang 13được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung
Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng nội dung
thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp
nhận [4ó6, tr.23]
Như vậy, thông tin được hiểu đó chính là nội dung thông tin và phương tiện thông báo, báo in
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
đã nêu khái niệm: :
Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội,
là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là
phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và
là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội [53]
Chiến lược phát triển thông tin của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm
về quy mô và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng khoa học và công
nghệ Nước nào không vượt qua được những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ Thiếu thông tin, sẽ
gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả
1.1.2 Thong tin báo chí
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng
phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo Thực
hiện chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn
đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới
Trang 14riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng
lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được
Như vậy, thông tin báo chí được hiểu là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái
tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu,
khám phá của con người Đồng thời là phương tiện, công cụ chuyển tải tác
phẩm báo chí tới công chúng
Trong hoạt động báo chi, thong tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình Thông tin trở thành "cầu nối" giữa báo chí và công chúng Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình: Thông tin bằng chữ viết (báo In); thông tin
bằng tiếng nói (phát thanh); thông tin bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin
trên mạng internet (đa phương tiện)
Thông tin liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện
thông tin đại chúng, đến những đồi hỏi về phương pháp, hình thức
sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc tác động qua lại giữa báo chí và công chúng Thực chất, thông tin trong hoạt động báo chí hên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả báo chí như là sự tác động vào xã hội, tạo thành một bộ phận tri thức có tác dụng định hướng quản lý xã hội - nghĩa là tác động nhằm tích cực hoá quá trình vận động của các lĩnh vực đời sống xã hội [46, tr.23-24]
- te Wye Podge Nxb vọf „ 1U -
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ "thông tin" có nhiều cách sử dụng
khác nhau, có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng
Trang 1510
trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ
trên các tờ báo chúng đều có chứa đựng thông tin
Thuật ngữ "Thông tin" trong hoạt động báo chí còn có có cách hiểu rộng hơn, chúng còn được hiểu như một danh từ tập hợp Chúng ta có thể gọi toàn bộ tác phẩm, hay hệ thống những tin tức là thông tin
Để xã hội loài người tồn tại và phát triển, con người cần nhiều loại hoạt động như sản xuất của cải vật chất để đuy trì sự sống, sáng tạo
nghệ thuật để thỏa mãn tinh thần Một phần của sự hoạt động đó là
hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin, tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng điễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội Nhưng thông tin báo chí là những thông tin chính trị - xã hội Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội hay chinh tri Thông tin là đặc trưng của ngành truyền thông đại chúng so với các ngành khác
(45, tr.51-52]
Trong đời sống hàng ngày thông tin đại chúng là một nhu cầu của đời
sống tinh thần xã hội Con người không thể thiếu thông tin, thiếu các phương tiện thông tin bởi lẽ nếu không được nuôi dưỡng bằng thông tin thì con người sẽ
không là con người nữa Thông tin là nguồn sữa nuôi dưỡng tính xã hội, văn hoá của con người, năng lực sáng tạo ra giá trị văn hoá Con người cần thông tin
không chỉ để tồn tại mà còn để sống Thông tin không chỉ là nguyên liệu, là vật
liệu của sự sáng tạo ra mà còn là chất kích thích, chất men say của sự sáng tạo
của con người Hiện nay việc sử dụng thông tin, tiêu dùng thông tin đã trở thành
một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ văn hoá của mỗi cá nhân,
mỗi quốc gia và mỗi khu vực Nhờ có thông tin đại chúng con người có điều kiện
Trang 16mới hoà nhập và phát trién cting thoi dai Néu lac hậu về thông tin hoặc rối loại
về thông tin thì dẫn tới các quốc gia dân tộc trên thế giới đến tình trạng lạc hậu
hoặc lựi tàn
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông tin Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp trị thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội Thông tin thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn
Giá trị của thông tin báo chí là ở chỗ nó giúp cho công chúng hiểu biết rõ
các hiện tượng xã hội cơ bản cần thiết cho việc định hướng và tạo dư luận xã hội
lành mạnh nhằm ủng hộ các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế và xã hội Do đó, không phải bất kỳ thông tin nào cũng được đưa vào tin của các phương tiện
thông tin đại chúng mà chỉ đưa vào thông tin chứa đựng các yếu tố phản ánh các quá trình hiện thực xã hội quan trọng mà xã hội đạt được bằng con đường nhận thức và cải tạo thế giới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩa và các hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển và các giá trị xã hội tiến bộ Bản chất vai trò của báo chí đã vạch rõ chức năng chính của báo chí trong cơ cấu xã hội là khả năng của nó trong việc tác động, hình thành dư
luận xã hội, định hướng phát triển xã hội Sự phản ánh hiện thực khách quan của báo chí phải xuất phát từ giá trị thông tin cơ bản của nó trong cùng với thế giới
Trang 1712
đương nhiên lại chứa đựng những yếu tố thông qua việc đánh giá sự kiện của chủ quan người làm báo
Thông tin có giá trị phải là thông tin đầy đủ, có hệ thống qua việc lựa chọn đúng, có khoa học, có phương pháp nhằm phục vụ mục tiêu nhất định Tức là giá trị tri thức của thông tin được chọn phản ánh trên báo chí, các
phương tiện thông tin đại chúng phải gắn với giá trị xã hội đương thời Điều
này cho chúng ta thấy, nếu bản chất vai trò của thông tin báo chí biểu hiện chính ở chức năng điều chỉnh xã hội của nó thì sự phản ánh hiện thực xã hội của báo chí đều nhằm mục đích nhất định và báo chí phản ánh hiện thực xã hội không phải là đưa ra các sự kiện “một cách vô í” như một thứ hàng hoá mà phải là những sự kiện được đánh giá, kết luận, được thừa nhận trên cơ SỞ hệ tư tưởng xã hội nhất định
1.1.3 Giật gân câu khách
Theo tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên) cuốn "Từ điển tiếng Việt", do
NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 1999, từ "giật gân” nghĩa là có fác dụng kích thích mạnh đến người nghe, người xem: Tĩn giật gân; Quảng cáo giậy gây; phim, ảnh giật gân [57 tr.741]
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nắng, Trung tâm Từ điển học, năm
2004 thì câu khách là dụ đỗ một cách khéo léo để kiếm lợi [55, tr 125]
Thông tin giật gân câu khách: là hiện thượng khai thác, bóp méo hoặc nói quá thông tin nhằm hấp dẫn độc giả, đánh vào sự tò mò của độc giả [58]
Theo chúng tôi, giật gân là gợi sự tò mò không chính đáng, làm tha hoá tư tưởng, kích thích bạo lực, kích thích hứng thú tình dục, kích thích về lực lượng siêu hình một cách không chính xác
Trang 18ích, hiệu quả tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và nhân dân
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giat gan cau khách trên báo chí
1.2.1 Trong các văn kiện
Báo chí cách mạng phải có lập trường chính trị vững chắc, có đường lối chính trị đúng đắn, có mục tiêu chính trị rõ ràng Đường lối chính trị của báo chí chính là cương lĩnh, đường lối của đảng Do đó, đường lối, chủ trương đúng đắn là nội dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đối với báo chí
Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra Nghị quyết, chỉ thị đối với báo chí Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về báo chí trở thành cơ sở cho nhà nước thể chế hoá cụ thể hoá các quan điểm của Đảng đối với báo chí Từ đó nhà nước thực
hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí và báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Trong thời kỳ đổi mới, đưới ánh sáng của nghị quyết của các đại hội
Đảng, việc cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có báo chí, ngày càng cụ thể hơn
Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng ta đã sớm nhìn thấy
những biểu hiện lệch lạc của báo chí trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới
Phân tích đánh giá tình hình này, Chỉ thị số 63-CT/TW (ngày 25/7/1990) của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã phê phán:
Trang 1914
Đảng khoá VII tiếp tục phê phán nghiêm khắc hơn và chính thức dùng cụm từ “thương mại hoá” để chỉ khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần của
báo chí:
Khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, khá nặng nề dẫn tới đua nhau đăng và phát tin, bài, hình ảnh giật gân câu khách Cũng có một số bài báo, quyển sách có khuynh hướng chính trị lệch lạc, phủ định quá khứ tốt đẹp, miêu tả đen tối thực
trạng, tuyên truyền cho lối sống thực dụng [1ó, tr.85]
Chỉ thị số 08 - CT/TW yêu cầu báo chí:
Phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa đạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành
mạnh góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính
trị và tinh thần trong nhân dân, kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại
hố, xa rời tơn chỉ, mục đích và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc
khác [24, tr.3 |
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung lần thứ 5 (khoá VIID về Xây đựng nên
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khuynh hướng thương mại hoá tiếp tục được Đảng ta phê phán: “Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu tới dự luận xã hội ” (16, tr.85]
Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phát hiện ra các lệch lạc của báo chí từ khá sớm và đề ra các biện pháp khắc phục Chỉ thị
số 22/TW ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị (khoá VI) về Tiếp tục đổi mới sự
lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản đã nhận định:
Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương và cơ chế
thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những
Trang 20vụn vặt Một số sách báo tạp chí nhất là các số phụ, số chuyên đề, xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ, nhất là đối với công nhân, nông đân; tính chiến đấu và định hướng tư tưởng chưa rõ nét Coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Có trường hợp phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, làm nộ bí mật Quốc gia, coi nhẹ công tác đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận hoặc chịu ảnh hưởng luận điệu chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch; khai thác tin tức, tư liệu bài vở, báo chí nước ngoài thiếu chọn lọc Có những vụ việc thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây nhiễu thông tin, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, đưa tin sai không cải chính hoặc cải chính chiếu lệ
làm ảnh hưởng đến uy tín của báo chí; có tình trạng để tư nhân chi phối một số hoạt động báo chí xuất bản Một số người làm báo, xuất bản bị ảnh hưởng quan niệm không đúng về “tự do” Báo chí Xuất bản, về vị trí, chức năng của người viết báo, ra sách; còn có những
biểu hiện tiêu cực Nhiều cấp uỷ, Chính quyền và cơ quan chủ quản
chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo của cấp mình Chỉ
đạo quản lý báo chí còn lỏng lẻo, phối hợp chưa chặt chẽ Kiểm tra
và xử lý những hành động tiêu cực, những vi phạm pháp luật trong
hoạt động báo chí xuất bản còn chậm Tỉnh thần tự phê bình, sửa
chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc [25, tr.2]
Tại Hội nghị báo chí, xuất bản toàn quốc (tháng 10/2001), trong Báo cáo của Ban Tư tưởng — Văn hoá Trung ương, phần đánh giá tình hình báo chí 4 năm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị tiếp tục nêu nhận Xét:
Xu hướng thương mại hoá ở không ít co quan báo chí và xuất bản
chậm được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều mặt còn nghiêm trọng hơn, thể
Trang 2116
thị hiếu thấp hèn, tò mò, chuộng lạ của một bộ phận độc giả thị dân
và những đối tượng trình độ văn hoá thấp Biểu hiện của xu hướng
thương mại hoá ngày càng tinh vi, phức tạp [9, tr.40]
Trong Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá LX (tháng 2/2002), khi thảo luận về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, nhiều uỷ viên Trung ương Đảng dự hội nghị bày tỏ sự lo ngại về tình trạng lạm dụng quyền tự do báo chí để phản ánh không khách quan, tạo ra dư
luận xấu trong xã hội; báo chí quyền thì nhiều, trách nhiệm thì ít; có một bộ
phận phóng viên thoái hoá biến chất, chạy chọt làm tiên Có ý kiến cho rằng tính định hướng tư tưởng của báo chí nước fa chưa cao, có tình trạng chạy theo
thị hiếu tầm thường, nặng về đưa tin "giật gân câu khách" Giải trình trước
Hội nghị TW về nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ Chính trị khẳng định:
Công tác quản lý chỉ đạo báo chí còn nhiều thiếu sót Một số cơ
quan chủ quản còn buông lỏng vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí, xuất bản trực thuộc; chưa coi trọng việc bồi
dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập về chính trị, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức [26, tr.125]
Trang 22nặng thông tin những mặt tiêu cực, khuyết điểm, mặt trái của xã hội mà nhẹ
biểu dương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Một số tờ báo đăng tải những thông tin sai sự thật, suy diễn, thoi phồng,
khoét sâu các thiếu sót, khuyết điểm, đăng cả những thông tin mật của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh; gây khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước; để các thế lực thù địch lợi dụng bôi nhọ, da kích, chống phá ta Nhiều trường hợp đưa tin sai, những khi đã biết là sai vẫn không cải chính, hoặc cải chính không nghiêm túc Khai thác và sử dụng thông tin của báo chí nước ngoài thiếu chọn lọc, trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Một số tờ báo ở Trung ương, địa phương, bộ, ngành thiếu năng động, chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục người độc, chất lượng về hiệu quả tuyên truyền, giáo dục không cao Một số cán bộ, phóng viên thiếu rèn luyện về đạo đức phẩm chất của người làm báo, tiếp tay cho những hành động tiêu cực, tham những, buôn lậu hoặc vi phạm pháp luật, có người mắc những sai phạm nghiêm trọng Một số cơ quan báo chí buông lỏng công tác quản lý tài chính, không chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định về chỉ lương, thưởng, cơi nhẹ công tac kiểm tra tài chính
Thông báo 162 chỉ ra:
Nhiều tờ báo bị khuynh hướng “thương mại hoá” chi phối, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích Một số tờ báo chưa tự giác các nguyên tắc lãnh đạo của đảng đối với báo chí, chưa làm tốt chức
năng tư tưởng, văn hoá và nhiệm vụ chính trị, tư tưởng của báo chí
cách mạng, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin những mặt tiêu cực, khuyết điểm, mặt trái của xã hội Một số tờ báo đăng
những thông tin sai sự thật, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu các
Trang 2318
sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước; để các thế lực thù địch lợi dụng, bôi nhọ, đả kích, chống phá ta Nhiều trường hợp đưa tin sal Khai thác và sử dụng thông tin của báo chí nước ngoài thiếu chọn lọc [5, tr.8-9]
Thực trạng thông tin báo chí ở nước ta trong những năm qua, còn Xây ra thì tình trạng thiếu cân đối, vừa có sự chồng chéo về nội dung và phân bố lại vừa có sự thiếu hụt ở một số lĩnh vực và địa bàn Nhu cầu thông tin của một bộ phận nhân dân chưa được đáp ứng đầy đủ, mức độ thụ hưởng thông tin của các
ˆ tầng lớp nhân đân không đồng đều
Ở một số lĩnh vực thông tin còn nặng yếu tố phổ biến, truyền đạt,
tính hai chiều và tính diễn đàn chưa được phát huy Mặt trái của cơ
chế thị trường đã có những tác động tiêu cực, làm nảy sinh hiện tượng giật gân câu khách, không phù hợp với định hướng tư tưởng,
chính trị và truyền thống văn hoá dân tộc [42 |
Ngày 01/8/2007, Nghị quyết số 16-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban
Chấp hành Trung ương (khoá X) "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới", nhận định:
Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc
nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn
trầm trọng hơn Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị,
chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự
mS lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa tời tôn chỉ, mục
đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực về tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến,
gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước [50]
1.2.2 Hiến pháp và Luật Báo chứ
Trong Hiến pháp năm 1992, Điều 69 viết: "Công dân có quyển tự do
Trang 24"Nghiêm cấm những hoạt động văn hod, théng tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đúc lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” Những điều đó cho thấy, Hiến pháp nước ta thừa nhận hoạt động của báo chi, | đồng thời xác định rõ phạm vi của nó Phạm vị hoạt động được xác định với các đạo luật, văn bản dưới luật có liên quan đến những vấn đề báo chí đề cập Ngoài ra, báo chí còn phải tuân theo quy ước xã hội (văn hoá, lối sống, quy
định của các tổ chức, đoàn thể xã hội) như là đạo luật không thành văn báo chí
phải tuân theo
Luật Báo chí ban hành năm 1989, Điều 10 quy định về những điều không được thông tin trên báo chí:
Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dam ô, đồi trụy, tội ác; Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; Không được dua tin sai su that, xuyén tac, vu khống nhằm xúc phạm đanh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dan [40]
Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định
chỉ tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí Nghị định này gồm 7 chương và 26 điều, trong đó Điều 5 nêu rõ: Những điêu không được thông tin trên báo chí Quy định cụ thể các khoản mà Điều
10 Luật báo chí đã nêu cụ thể là:
Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dân ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác
Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khoả thân và có
tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong
Trang 2520
đồng ý của người viết thư, người nhận thư, hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu bức thư đó Không được đăng, phát tin, bài truyền
bá thủ tục mê tín, đị đoan Đối với loại thông tin về những vấn đề
khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ |5, tr.338]
Nghị định số 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2001
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin Nghị định này gồm 5
chương 71 điều Trong đó chương II quy định hành vi, vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí và hình thức xử phạt |
1.2.3 Trong các văn ban qui phạm pháp qui khác
Đại hội toàn quốc lần thứ VH Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy
ước về đạo đức báo chí Việt Nam gồm 10 điều Tỉnh thần cơ bản của quy ước
được quy tụ vào 3 nội dung chính: Mục tiêu cao cả của báo chí; tính trung thực và tính khách quan của báo chí; về nhân cách, tư cách của nhà báo Trong đó quy định: Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng sự thật, khách quan trong bối cảnh xã hội của nó Tuyệt đối không được cường điệu sự việc, sự kiện” (Điều
2); "Không được lợi dụng thông tin để xúc phạm nhân phẩm và làm thiệt hại đến lợi ích của người khác” (Điều 9)
1.3 Nhận định về tính giật gân câu khách xuất hiện trên báo chí trong những năm gần đây
1.3.1 Mặt tích cực của báo chí trong đóng góp vào tiến trình đổi mới của đất nước
Ở nước ta, dưới ánh sách các đường lối, quan điểm của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước, các loại hình báo chí nước ta đã phát
Trang 2667 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia), trên 600 đài truyền thanh,
truyền hình cấp huyện [11] Thời lượng và điện phủ sóng phát thanh - truyền
hình trên cả nước đã không ngừng tăng lên (đến nay đã đạt hơn 90% về phát
thanh và hơn 85% về truyền hình) Trong những năm gần đây, hệ thông báo
chí điện tử và các trang tin điện tử đã phát triển mạnh mẽ, góp sức chuyển tải
lượng thông tin lớn và nhanh tới nhiều châu lục Cả nước hiện đã có trên 50 đơn vị báo điện tử và nhà cung cấp thông tin, hơn 2.500 trang tin điện tử (Website) đang hoạt động [35, tr.34]
Cùng với sự phát triển nhanh các loại hình báo chí và những tiến bộ
về công nghệ làm báo, đội ngũ các nhà báo Việt Nam cũng đã có bước phát triển nhanh về số lượng và trưởng thành về chất lượng, về
trình độ và năng lực nghiệp vụ Đến nay, cả nước đã có trên 13.0000 nhà báo chuyên nghiệp Trong đó, số nhà báo có trình độ đại học báo chí, đại học các chuyên ngành khác và trình độ trên đại học chiếm 78% (trong số này 25, 21% có bằng đại học báo chí) 4118 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp 1629 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp [32, tr.35]
Thông tin trên báo chí ngày càng phong phú, chất lượng nội dung và
hình thức được nâng cao nhằm thực hiện tốt hơn chức năng là tiếng nói của
Đảng, các tổ chức xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân
Báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm,
đường lối của đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản
ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống góp phần vào
việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật,
nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện
dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an
Trang 2722
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với nhân dân thông qua hệ
thống thông tin đại chúng Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ,
năm 2005, 92% vấn đề do báo chí nêu, đã phản ánh đúng sự thật, có tác dụng tích cực giúp việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ sâu sát, thực tế hơn
Báo chí đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền
thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, và càng
phong phú, đa dạng về đời sống tỉnh thần của nhân dân; đấu tranh chống
những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, bảo vệ và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sác dân tộc; cổ vũ tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, động viên phong trào thi đua yêu nước, biểu
đương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá
trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
XHCN
Báo chí đã có những đóng góp vào việc khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm phong phú và cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng trong giai đoạn mới Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn "điễn biến hoà bình" và những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, bất mãn, phản động
Báo chí đã mở rộng và nâng cao chất lương thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Nhiều cơ quan báo chí không những làm nhiệm vụ thông tin, mà còn trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, xã hội, từ thiện, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của xã hội như xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người cô đơn, tàn tật, hoàn cảnh khó khăn, chăm sóc những người và gia đình có công, khuyến
Trang 28Quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong công tác lãnh đạo
và quản lý báo chí là điều kiện tiên quyết đem lại bước phát triển mạnh mế và những thành tựu của nền báo chí Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đảng ta khẳng định: Báo chí nước ta vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các
tổ chức xã hội, vừa là điễn đàn của nhân dân Quan điểm của Đảng về đổi mới
báo chí là động lực trực tiếp giải phóng cho các cơ quan báo chí và những
người làm báo vượt qua nhiều thách thức trong bối cảnh phát triển và hội nhập, đồng thời làm cho xã hội nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về Vai
trò, nhiệm vụ, chức năng của báo chí
Định hướng tuyên truyền từ các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí
đã góp phần giúp các cơ quan thông tấn báo chí chủ động, sáng tạo trong thể hiện các sản phẩm, tác phẩm báo chí mang hơi thở của thời cuộc, gắn liền, song hành với những sự kiện chính trị-xã hội quốc gia, tạo sự chú ý của dư
luận xã hội, nhân đân tin tưởng vào các quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước,
qua đó tạo ra sự đồng thuận trong xã hội vè những chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ
Những thông tin mới (chuẩn, đáng tin cậy) do báo chí phản ánh đã giúp các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách KT-XH quốc gia nắm bát, điều chỉnh từ những phản biện qua kênh thông tin dư luận xã hội, từ các cơ quan báo chí xung quanh những quyết định, văn bản điều hành mới (chuẩn bị ban hành) của mình
1.3.2 Hạn chế, nhược điểm
Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động báo chí của chúng ta vẫn còn
Trang 2924
thông tin về vụ án, phi nhân tính, phản cảm, trái luôn thường đạo lý Thông tin về những nhân tố mới, những thành tựu mới, những gương sáng và những giải pháp mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa trở thành mối quan tâm đúng mức và thường xuyên của nhiều cơ quan báo chí Một số cơ quan báo chí đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật và những định hướng
thông tin đã được hướng dẫn Tình trạng thông tin sai sự thật không nhiều
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong những sai phạm của báo chí, lại không được đính chính kịp thời và xử lý đúng mức, làm cho dư luận lo ngại, thậm chí gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân Thông tin trên một số báo điện tử, trên các Website và trong một số chương trình phát thanh, truyền hình
còn nhiều sơ hở, khai thác thông tin nước ngoài kể cả phim ảnh còn dễ dãi,
thiếu chọn lọc, kiểm chứng, thậm chí trái quan điểm, đường lối của Đảng Việc đưa quá nhiều thông tin về những hiện tượng tiêu cực và mặt trái xã hội trên báo chí đã làm ảnh hưởng đến công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại Quảng cáo trên báo in, trên một số chương trình truyền hình còn mang tính giật gân câu khách, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam Đáng chú ý, nhiều tờ báo (nhật báo) có xu hướng quá tập trung khai thác sự kiện, vấn đề liên quan đến đời tư cá nhân, sự nghiệp chính trị, giới trẻ, làng giải trí (nghệ sĩ, ca sĩ, nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật ) một cách quá tỷ mi, cặn kẽ, chưa đúng với bản chất của vấn để, con người khi sự việc xảy ra Nhằm
mục đích câu khách thuần tuý, gợi sự tò mò, bình luận của xã hội |
Trang 30thị trường, nhiều cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản báo chí coi việc ra báo
như một nghề, một công cụ làm kinh tế, thậm chí tạo kế hở cho hiện tượng tư
nhân lợi dụng núp bóng cơ quan báo chí Đó là nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh chạy theo nhu cầu tầm thường của bạn đọc, viết và đăng tải
liên tiếp những hiện tượng, câu chuyện giật gân để câu khách Đã có những
hiện tượng cung cấp thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước
Trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị suy giảm đáng lo ngại Một số ít nhà báo thiếu thái độ xây
dựng, thiên về phê phán gay gắt, thiếu căn cứ xác đáng; thậm chí đã tiếp tay
cho hành động tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu hoặc lợi dụng chống tiêu cực
để làm việc tiêu cực
Những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động báo chí cũng như trong chỉ đạo, quản lý báo chí chưa được quan tâm đúng mức và chưa có phương hướng,
giải pháp giải quyết kịp thời và phù hợp, các vấn đề hội nhập của báo chí, về
kinh tế báo chí, vấn đề xây dựng và phát triển các mô hình báo chí phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi mới của nền báo chí hiện đại
Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm là: Công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận hoạt động báo chí thời kỳ đổi mới không theo kip su phat triển nhanh, đa đạng và phức tạp của thực tiễn thời kỳ mới Mâu thuẫn giữ chức năng văn hoá và nghĩa vụ kinh tế của báo chí chưa được quan tâm nghiên cứu,
giải quyết một cách thoả đáng, đã gây nên sự mơ hồ, nhầm lẫn giữa phương
Trang 3126
Sự phát triển gia tăng nhanh chóng số lượng các cơ quan truyền thông báo chí: Báo điện tử, các trang website với nhiều ấn phẩm đa dạng, phong phú,
với các chuyên mục, chuyên đề trên sóng phát thanh-truyền hình trong những năm gần đây đã cho thấy khả năng tự đổi mới, từng bước vươn lên lớn mạnh
của các cơ quan báo chí Tuy nhiên, bên cạnh việc bùng nổ các loại hình báo chí, ấn phẩm truyền thông-những mặt mạnh của hệ thống báo chí các cấp, cũng cho thấy còn những mặt bất cập Việc qui định, cấp phép cho ra đời một ấn phẩm báo chí có phần dễ dàng hơn trước Chính vì vậy, vai trò của cơ quan chủ quản trực tiếp của các tờ báo, tạp chí, ấn phẩm truyền thông, mục đích tôn
chỉ, định hướng tuyên truyền có nhiều thời điểm đã vượt qué tam quan ly của
các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm Hiện tượng nhiều tờ báo, tạp chí, ấn phẩm phu đã lệch chuẩn thông tin, đưa những tin, bài hình ảnh không phù hợp với tôn chỉ, mục đích định hướng vẫn hoá chuẩn cho bạn đọc
Nhiều tờ báo khi mới được cấp phép hoạt động đã tranh thủ những sự kiện xã
hội (sự cố) mới xảy ra, tập trung khai thác thông tin mặt trái của vấn đề, thay cho việc phân tích định hướng kỹ lưỡng đúng/sai của sự kiện, vấn đề
Sự phát triển nhanh về số lượng cùng những phát sinh trong quá trình vận động của hệ thống báo chí khiến các cơ quan chức năng bị động trước nhiều vấn đề phát sinh trong lãnh đạo, quản lý báo chí Công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động báo chí chưa ngang tâm nhiệm vụ và không tiến hành
thường xuyên Thiếu kiên quyết trong xử lý các vụ việc cơ quan báo chí và nhà báo vi phạm pháp luật, nguyên tắc lãnh đạo quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước
Trang 32và phê bình làm rõ khuyết điểm và nguyên nhân khuyết điểm mà còn tìm cách né tránh trách nhiệm, thậm chí nương nhẹ, bao che hoặc dung túng cho những người vi phạm
Nhiều cơ quan chủ quản thiếu chặt chế, bỏ qua những tiêu chuẩn đã quy định trong bố trí, sử dụng, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ chủ
chốt của các báo, đài, nên đã khiến cho hiệu quả hoạt động của toà soạn hạn chế, không đủ sức thực hiện đổi mới báo chí một cách đúng định hướng Việc
lựa chọn cán bộ các văn phòng đại điện tại các địa phương thường dễ dãi, tuỳ
tiện, đã làm giảm sút uy tín của một số cơ quan báo chí, gây hậu quả tiêu cực cho một số địa phương
Tư duy làm báo của nhiều cơ quan báo chí vẫn theo nếp cũ, y lai vao su chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên nên thụ động, thiếu tinh thần sáng tạo, thiếu nhạy bén Nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công đân của một bộ phận nhà báo chưa đầy đủ, đúng mức Một số cơ quan báo chí và một bộ phận người làm báo chưa coi trọng yêu cầu văn hoá, khoa
học và chính trị của sản phẩm báo chí nên đã tiếp tay vào việc hình thành
những sản phẩm báo chí thứ cấp, có tính thương mại hoá, gây tác động xấu đến một bộ phận công chúng
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục đạo đức, phẩm chất người làm báo
chưa được quan tâm thường xuyên Nhiều nhà báo chưa có nhận thức sâu sắc,
đây đủ về bản chất chính trị, xã hội báo chí, thiếu ý thức về trách nhiệm xã hội
và nghĩa vụ công dân, đánh đồng nghề báo với những nghề kiếm sống bình
thường khác Việc thiếu tự giác rèn luyện và học tập chính trị khiến nhiều nhà báo và cơ quan báo chí chưa thực sự có đủ sự nhạy cảm chính trị - xã hội cần
thiết trong tiếp nhận và xử lý các nguồn thông tm
Trang 3328
trị, vẫn bộc lộ xu hướng "thương mại hố”, xa rời tơn chỉ, mục đích, cá biệt còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp Trước sự xâm nhập 6 ạt của thông tin, tư tưởng độc hại trên mạng Internet và các phương thức thông tin hiện đại, hoạt động tuyên truyền, đấu tranh làm chủ dư luận của ta còn lúng túng, bị động, hữu khuynh ”
Tóm lại, báo chí ra đời do nhu cầu thông tin — giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người Mặc đù ra đời chậm hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung
kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó Từ khi xuất hiện cho đến nay,
báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và
luôn luôn vận động phát triển Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong
đời sống tinh thần của mọi người, mọi đân tộc Như vậy, cũng giống như các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo — tac phẩm - công chúng
Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội cao, vừa có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt Song, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí có những đặc trưng riêng Chính những đặc trưng ấy đã quy định tính chất, mức độ và chức năng phản ánh hiện thực của nó Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi nhất, năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được
Nhìn lại thời gian hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt trong 10 năm qua (1996 - 2007), quá trình đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo báo chí của Đảng ta có bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng chặt chế và hoàn thiện
Trang 34những năm gần đây, thể hiện sự quan tâm, nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí
của báo chí đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước
Thông tin trên báo chí bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, tuy nhiên vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm, đó là một số tờ báo chạy theo thị hiếu thấp hèn, tầm thường của một số ít công chúng; thông tin giật gan, tim su ly ky để bán được nhiều báo
Trang 35Chương 2
THUC TRANG THONG TIN GIAT GAN CAU KHACH
TREN BAO CHI
(Khdo sat 03 bao: Tién phong, Thanh nién va An ninh Thi do) 2.1 Tổng quan về 03 tờ báo khảo sát
2.1.1 Tiền phong
Báo Tiền phong - cơ quan ngơn luận của Đồn TNCS Hồ Chí Minh,
diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam Ra đời ngày 16/11/1953 tại chiến khu Việt
Bắc (bản Dốc, xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang) Lớn mạnh qua hai
cuộc kháng chiến, đến giai đoạn đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, báo Tiền phong đã hưởng ứng tích cực công cuộc đổi mới và luôn đồng hành với giới trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Suốt 55 năm hình thành và phát triển, báo Tiền phong luôn đi đúng định hướng của Đảng, của Đoàn, trở thành điễn đàn thực sự của tuổi trẻ Việt Nam
Báo đã tiên phong đi đầu, khởi xướng nhiều việc: Là tờ báo ra số Chủ
nhật đầu tiên của các tờ báo Trung ương; Sáng lập Quỹ khuyến khích tài năng trẻ (năm 1987); Sáng lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đầu tiên; Tổ chức Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất; Tổ chức giải thể thao quốc gia lâu đời nhất - Giải Việt đã báo Tiền phong; Là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam thành lập Công ty
Tiền phong không chỉ là tờ báo có uy tín về nội dung, luôn đấu tranh
chống các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công bằng, dân chủ, bảo vệ sự tiến bộ và quyền lợi chính đáng của hàng triệu người được hàng triệu độc giả yêu quý mà còn là tờ báo làm tốt công tác xã hội sau mặt báo
Trong quá trình đổi mới và phát triển, từ năm 1996, báo Tiền phong đã
Trang 36Tiền phong hiện là tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất trong làng báo cả
nước, với: báo giờ (Tiền phong điện tử), báo ngày (nhật báo Tiền phong), báo tuần (Tiền phong cuối tuần), bán nguyệt san Người đẹp Việt Nam tháng 2 kỳ,
Tri thức trẻ tháng 3 kỳ) và báo tháng (Tiền phong cuối tháng) 2.1.2 Thanh niên
Báo Thanh niên phát hành số đầu tiên từ năm 1986, Báo Thanh Niên đã không ngừng phát triển lớn mạnh trong 20 năm qua với số lượng phát hành tăng trưởng nhanh Thanh niên là tờ báo phát hành hàng ngày trên toàn quốc có uy tín, nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ nói riêng và người Việt Nam nói chung
Hàng triệu độc giả trong cả nước theo dõi báo Thanh niên mỗi ngày để
hiểu biết về thời sự trong nước và quốc tế, tìm kiếm và lựa chọn thông tin
nhằm định hướng tương lai qua nắm bắt các nhu cầu phát triển xã hội, tìm
kiếm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Cùng với việc những thông tin liên
quan đến đời sống xã hội của giới trẻ, báo Thanh niên đã đồng hành cùng giới trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và đã trở thành nhịp cầu nối của
người tìm việc, việc tìm người đối với các doanh nghiệp
Hiện nay, báo Thanh niên xuất bản 7 số báo hàng ngày, 01 tờ Thanh niên tuần san và 2 trang web (tiếng Việt và tiếng Anh), từ ngày 1/10/2007, Thanh niên phát hành thêm tờ báo tiếng Anh - Thanh nién Daily Thanh nién Daily (ra hằng ngày) với 16 trang Trong những năm qua, Báo Thanh niên
không ngừng tăng lượng phát hành do biết nắm bắt thông tin về những sự kiện
đặc biệt được dư luận quan tâm Từ năm 2004, Báo Thanh niên đã đạt đến mức phát hành là 305.000 bản, tiếp đến các năm 2005 và 2006, con số lần lượt là 360.000, 425.000 Vào cao điểm sự kiện 11/9/2001, lượng phát hành của Báo Thanh niên đã đạt đến mức 514.000 bản Hiện nay, Báo Thanh niên phát
Trang 3732
Báo Thanh niên không ngừng được ban đọc quan tâm và yêu mến chính
là đã cập nhật nhanh nhất, tường thuật đây đủ nhất tất cả những sự kiện thời sự quan trọng điễn ra trong nước và quốc tế Trên tất cả các số báo ra hằng ngày
đều có những phóng sự, ký sự hoặc loạt bài điều tra độc đáo, sinh động, giới thiệu những nhân tài của đất nước, những người tốt việc tốt; đồng thời phanh phưi, đưa ra ánh sáng những vụ tham những, những đường dây tội phạm, tiêu cực Đăng tải những thông tin thiết thực, hấp dẫn, hướng dẫn về luật pháp, về công việc làm ăn, về học hành, sinh hoạt văn hóa, tiêu dùng và sinh hoạt gia
đình của mọi người Cung cấp nhiều tư liệu lần đầu tiên được công bố 2.1.3 An ninh Thủ đô
Tiền thân của báo An ninh Thủ đô là bản tin nội bộ của Công an TP Hà
Nội, báo in khổ lớn, ra 05 kỳ/tuần, với 16 trang, 01 kỳ cuối tuần 24 trang
Ngày 1/7/2006, báo An ninh Thủ đô tăng kỳ vào thứ 7 thành báo ngày, không chỉ có mặt tại Hà Nội, An ninh Thủ đô còn ở TP Hồ Chí Minh, đây là tờ báo ra hàng ngày xuất bản khoảng 60 nghìn bản/kỳ
Báo An ninh Thủ đô thời gian qua đã có nhiều đổi mới và tiến bộ về nội dung và hình thức, từng bước được nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học và nghiệp vụ, giữ vững quan điểm chính trị, thực hiện đúng mục đích của tờ báo, khẳng định được uy tín và vị trí trong báo chí Việt Nam, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về an ninh trật tự ;
Trang 38Báo An ninh Thủ đô duy trì, tổ chức các hoạt động từ thiện có hiệu quả,
động viên được nhiều nhà hảo tâm đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa ủng hộ
đồng bào bị nạn, những gia đình chính sách gặp khó khăn, động viên những gương chiến đấu hy sinh đũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm và phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
Bên cạnh những ưu điểm, thành tích nêu trên, báo An ninh Thủ đô còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục số lượng tin, bài chất lượng tốt, mang lại hiệu
quả kịp thời, giáo dục và định hướng dư luận về những vấn đề mà xã hội quan tâm chưa nhiều Thông tin tuyên truyền về vụ án và kết quả công tác đấu tranh chống tội phạm trên báo chí còn nhiều sơ hở, biểu hiện cụ thể là thiếu chọn loc, rút tít mang tính "giật gân”, thậm chí còn "nặng" về thông tin cụ thể, vệ thủ đoạn hoạt động của tội phạm, kích thích tò mò của bạn đọc, gây phản cảm trong dư luận
2.2 Nội dung thông tỉn giật gân câu khách 46
Báo chí cách mạng nước ta được Đảng trao xứ mệnh là người đi đường
đi tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Báo chí nước ta ngày càng tỏ rõ là một nhân tố quan trọng, một phương tiện to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực
Trang 3934
diễn đàn của quần chúng nhân dân Mặt khác, nếu không quan tâm đến quản
lý kinh tế báo chí, không có quan niệm nhận thức đúng đắn về vấn đề này chắc chấn sẽ dẫn đến việc chạy theo lợi nhuận sa vào xu hướng thương mại
hóa, thông tin giật gân câu khách làm giảm uy tín, chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học và chất lượng nghiệp vụ báo chí Trong
thời gian qua, dưới tác động của cơ chế thị trường, nhiều báo đã đi xa định
hướng tuyên truyền của Đảng "Xu hướng giật gân câu khách sa vào việc miêu tả các vụ án ly kỳ, rùng rợn, chuyện tình ái thô thiển, dung tục, tinh trang xa rời mục đích không những không được khắc phục có hiệu quả mà trên một số mặt có xu hướng gia tăng” [18]
Chẳng hạn như loạt bài viết về vụ PMUI18, có nhiều bài viết về nhà hàng Phố Núi, là nơi thường xuyên lui tới của nhiều quan chức thuộc PMUI8, đặc biệt là Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến Cụ thể có ít nhất hai câu chuyện "sa doa" "căn phòng sa đọa" được đăng tải trên một số báo như
Vietnamnet, Tuổi trẻ, Công an nhân dân và nhiều tờ báo khác đăng lại Câu
chuyện thứ nhất có nội dung: Trong căn phòng ấy, cờ bạc, rượu ngon, gái đẹp
là những thứ không thể thiếu mỗi khi các “đại gia” ghé chơi Bất kể lúc nào
Dũng dẫn khách đến, chủ quán Tr sẽ chọn những nữ tiếp viên “ngon” nhất đưa vào phòng để Dũng chiêu đãi khách của mình Mỗi nữ tiếp viên phục vụ một “đại gia” và không được phép mặc quần áo, ngoại trừ một chiếc quần lót mỏng tang Nếu khách đánh bài thắng, khách sẽ “thưởng” bằng cách nhét tờ 100 USD hoặc vài tờ 500.000 đồng vào quần lót của mỗi nữ tiếp viên, khách nào thua thì ngậm đầu nhũ hoa của nữ tiếp viên để “giải đen” Vị khách nào thua đậm muốn “giải đen”, Bùi Tiến Dũng cho phép khách quan hệ tình dục
với nữ tiếp viên ngay tại chỗ, nữ tiếp viên nào phản kháng (như trường hợp nữ
Trang 40Câu chuyện thứ hai đó là nhân địp ông Nguyễn Việt Tiến lên chức thứ
trưởng, ông Nguyễn Việt Tiến đã tổ chức tiệc mừng "hoành trang” tai nha
hàng phố Núi, 4 cô nhân viên "nuy" ngồi trong một chiếc thùng to đổ đây bia, khách đến cứ việc tưới bia vào bất cứ chỗ nào họ thích và sau đó múc uống
Ngoài 2 câu chuyện trên, nhiều thông tin cho rằng chủ nhà hàng Phố Núi là bồ
ruột của Bùi Tiến Dũng, cô được Dũng tặng chiếc xe 6 t6 sang trọng mang biển số 29X - 0179 Thông tin trên đã làm cho việc kinh doanh của hàng hàng Phố Núi gặp khó khăn, theo chủ nhà hàng lượng khách đến giảm 80%, mối
quan hệ vợ chồng của chủ nhà hàng Phố Núi bị rạn nứt Chủ nhà hàng phố núi
vợ chồng ơng Đồn Hồng Tuấn va ba Pham Thi Trang đã khởi kiện l trong
các báo đã đăng là báo Vietnamnet Báo Vietnamnet đã phải xin lỗi chủ nhà
hàng phố Núi, đăng cải chính, xin lỗi trên báo và bồi thường 120 triệu đồng Cũng giống như chị Trang, người mẫu A.P được đăng báo với tư cách là "bồ” của Bùi Tiến Dũng từ nhiều năm Hậu quả ngay sau khi đọc bài báo, vợ chồng A.P sống ly thân, sau đó ly hôn, vì người chồng của A.P không chịu nổi sức ép dư luận từ các thông tin trên báo chí
Các báo chí thông tin về những tội ác mang tính "giật gân câu khách”
bằng cách rút tít, sapô và nội dung bằng các từ ngữ miêu tả chỉ tiết, cụ thể