1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay

138 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 8,14 MB

Nội dung

Trang 1

l— : ĐAO TẠO HỌC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CAI MINE

PHAN V/BN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI VĂN DOANH

XU HƯƠNG PHÁT TRIEN CUA TIEU PHAM ˆ

BAO GHI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢO CHÍ

Trang 2

BO GIAG DUC VADAO TAO} ——-HOC VIEN CHINH TRI QUGc GIA HO CHI MINH

PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

BUI VAN DOANH

Trang 3

ồ a 2 MỖ ĐẦU TH 111122010100 1 HH re 3 1 Lý do chọn để tài + 21221221 2n 12 1012 rang 3 2 Tình hình nghiên cứu đề tài c2 1221112122 re 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5 sec, 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu sc22 222125 ren 7 5 Co so lý luận và Phương pháp nghiên CỨU: s00 S222 7 6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

7, Kết cấu của luận văn ch n1 reo

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ 10

I.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu phẩm !O

1.2 Quan niệm và khái niệm về thể loại tiểu phẩm s.sssccc2 16 1.3 Những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của tiểu phẩm báo chí 22 1.4 VỊ trí, vai trò, hiệu quả tác động của thể loại tiểu phẩm báo chí 29 CHƯƠNG 2: TIEU PHAM BAO CHi TREN CAC BAO: XÂY DUNG, LAO DONG VA

TUOI TRE 32

2.1 Tiểu phẩm trên bo XAy Dung .ccccecccecccccccseessseesceseecssesessseseesesesessen 32

2.2 Tiểu pham trén bao Lao DOng w.ecceesesessessessssssesssecstessesesseveesevesesees 47

2.3 Tiểu phẩm trên báo Tuổi trẻ

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ HIỆN NAY 72

3.1 Đặc điểm của tiểu phẩm trên báo Xây dựng, Lao động và Tuổi trẻ72

3.2 Các xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí -c co 3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiểu phẩm báo chí

KẾT LUẬN 2212111 H222 E21 Ennnrreeeee

Trang 4

MO DAU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử báo chí thế giới có thể ghi nhận sự ra đời của tiểu phẩm vào những

nam 60 - 70 cua thé ky XVIII Lịch sử báo chí Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất

hiện của tiểu phẩm từ những năm đầu thế kỷ XX mà người để lại dấu ấn đậm nét

là Ngô Tất Tố (ở trong nước) và Nguyễn Ái Quốc (ở nước ngoài)

Với đặc tính ngắn gọn, cô đọng, súc tích và với bút pháp châm biếm gắn

với phong cách của từng tác giả, tiểu phẩm có ưu thế đặc biệt trong việc phát huy tính chiến đấu của báo chí nói chung và báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng

Ngay từ những năm 20 đầu thế kỷ XX khi còn hoạt động ở Pháp, nhà báo

cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng tiểu phẩm trên tờ Người Cùng Khổ (Le

Paria) của Hội Liên hiệp thuộc địa mà Người là một trong những người sáng lập và tờ Nhdn dao (L’Humanité) cla Dang Cộng sản Pháp như một thứ vũ khí đặc biệt để vạch trần bản chất xấu xa của chế độ thực đân phong kiến ở Việt Nam

Trong suốt những năm từ sau Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi qua

đời, Người luôn sử dụng tiểu phẩm để đả kích kẻ thù; đồng thời chế giễu thói hư

tật xấu của những “ông quan cách mạng”, những hủ tục lạc hậu, mặt trái của xã

hội

Cũng ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự bùng nổ của báo chí

quốc ngữ ở trong nước, tiểu phẩm xuất hiện như một thể loại đặc biệt, mới lạ và

CÓ vị trí riêng trong đời sống văn bọc và báo chí Việt Nam thời kỳ này mà tác giả

tiêu biểu là Ngô Tất Tố với sự xuất hiện trên hầu khắp các tờ báo như: An Nam

Tạp chí, Đông Pháp Thời Báo, Thân Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Phổ Thông, Đông Phương, Thực Nghiệp Dân báo, Con Ông, Tương Lai, Việt Nữ, Hải Phòng Tuần

Trang 5

Sau Cách mạng tháng Tám, tiểu phẩm tiếp tục xuất hiện trên báo chí Cách

mạng Việt Nam với những tên tuổi dần trở nên quen thuộc với bạn đọc như Xích

Điểu, Xuân Hương, Lê Kim, Nguyễn Vĩnh, Hữu Thọ

Đặc biệt từ những năm đổi mới đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ

của báo chí, tiểu phẩm cũng được tiếp thêm sức sống mới, có mặt trên nhiều tờ báo trong việc đấu tranh chống tiêu cực, đấu tranh với những hủ tục lạc hậu, thói hư iật xấu trong xã hội, trong nội bộ nhân dan ta

Tuy nhiên từ trước đến nay, việc viết tiểu phẩm chỉ được coi như một năng khiếu đặc biệt của riêng một số tác giả Việc ra đời và tồn tại của một số chuyên

mục tiểu phẩm nào đó trên các tờ báo thường gắn liền với một tác giả cụ thể mà

nhiều khi, sự ra đi của tác giả cũng là sự kết thúc của chuyên mục

Trong khi tiểu phẩm trên báo chí xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng

tỏ rõ ưu thế, hiệu quả của nó trong đời sống báo chí hiện đại thì cho đến nay,

không ít người vẫn coi tiểu phẩm chỉ như một thứ gia vị trên mặt báo Đặc biệt,

việc nghiên cứu, khái quát lý luận về thể loại này lại chậm và ít được chú ý

Thậm chí, tiểu phẩm còn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức

trong các trường đại học chuyên ngành báo chí

Do đó việc đi sâu nghiên cứu về tiểu phẩm và những xu hướng phát triển

của nó trở nên hết sức cấp thiết, là yêu cầu đặt ra cho cả công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn sáng tạo Về lý luận sẽ mang lại sự công bằng về thể loại cho tiểu phẩm trong giảng dạy và sử dụng, về thực tiễn sẽ góp phần phát triển, nâng cao chất lượng của thể loại này để phát huy được ưu thế và hiệu quả tích cực của nó

Đó cũng chính là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài “Xu hướng phát triển

của tiểu phẩm báo chí hiện nay ” để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học báo

Trang 6

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI

Mặc dù xuất hiện khá sớm trong đời sống báo chí nước ta song cho đến nay, như trên đã nói, việc nghiên cứu về thể loại này ở nước ta còn rất hạn chế

Có thể đễ đàng kể ra những công trình nghiên cứu về tiểu phẩm it di này, đó là:

- “Ngô Tất Tố sống mãi trong lòng cách mạng” của nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ in trong cuốn “Wsô Tất Tố-Tác phẩm”, tập 1 (Nhà xuất bản Văn học, 1975), phân “Một nhà báo giàu lòng yêu nước thương dân, một người bạn đường của Phong trào Mặt trận Dân chủ”)

- Phần “Ký và tiểu luận (éf-xe}” trong cuốn “Văn học và học văn” của Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (NXB Văn học, 1999);

- Bài “Tiểu phẩm và cách viết tiểu phẩm” của Bùi Đình Khôi trong cuốn

“Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” (Hội Nhà báo Việt Nam, 1992);

- Công trình nghiên cứu “Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh " của PGS.TS

Ta Ngoc Tan (NXB Van hoa-Théng tin, 2000)

- Phần “Tạp văn-Tiểu phẩm ” trong cuốn “Ký văn học và ký báo chỉ” của

TS Đức Dũng (NXB Văn hố- Thơng tin, 2003)

Ngồi ra, còn một số bài giảng, một số ý kiến về tiểu phẩm nằm rải rác ở

một số tác phẩm, công trình của các nhà nghiên cứu báo chí, văn học hoặc trong những phát biểu của những nhà báo có kinh nghiệm, của những người làm công tác giảng dạy về văn học và báo chí đăng tải trên các tờ báo, tạp chí hoặc giảng

đạy trong các trường đại học

Qua các công trình nghiên cứu, các tài liệu, các bài viết và phát biểu trên, bên cạnh những thành quả lý luận về thể loại tác phẩm, vẫn còn một số vấn đề liên quan đến thể loại này đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng

Ngay việc phân biệt “tiéu phdm bdo chỉ" và “tiểu phẩẩm văn học” cũng cồn nhiều

ý kiến khác nhau

Các công trình nghiên cứu, các ý kiến trên cũng đã nêu ra được những đặc

Trang 7

việc nghiên cứu tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, cụ thể như Lỗ Tấn, Hồ Chí

Minh, Ngô Tất Tố Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến tiểu phẩm nói chung và những xu hướng phát triển của nó trong đời sống báo chí

Việt Nam hiện đại nói riêng

Một số luận văn tốt nghiệp đại học Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đề

cập đến tiểu phẩm nhưng nhìn chung mới chỉ khảo sát trên từng tờ báo cụ thể chứ chưa đi sâu nghiên cứu tiểu phẩm với tư cách một thể loại tác phẩm va

những xu hướng vận động, phát triển của nó trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện nay ở nước ta

Tiếp nối quá trình nghiên cứu của những người đi trước, luận văn này sẽ đi

sâu nghiên cứu đặc điểm của thể loại tiểu phẩm báo chí, rút ra những lý thuyết

chung về thể loại; trên cơ sở khảo sát tiểu phẩm trên một số tờ báo cụ thể (Lao

Động, Tuổi trẻ, Xây Dựng) để chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của tiểu phẩm

báo chí và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của thể loại này trên báo

chí

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ khái niệm, những đặc điểm, đặc trưng, vị trí,vai trò

của thể loại tiểu phẩm báo chí, luận văn này có mục đích chỉ ra những xu hướng

vận động, phát triển của nó trong đời sống báo chí Việt Nam hiện nay và trong tương lai làm cơ sở cho việc hoàn thiện phương pháp sáng tạo của nhà báo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích đó, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Dựng lại bức tranh chung về thể loại tiểu phẩm trong đời sống báo chí

Việt Nam (lịch sử, quá trình ra đời và phát triển)

Trang 8

thức làm cơ sở cho việc xác định xu hướng vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm báo chí hiện nay

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đây là một đề tài khá mới mẻ, đối tượng rất rộng, do đó, trong khuôn khổ

một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát thể loại tiểu phẩm báo chí được sử dụng trên loại hình báo in Về thể loại tiểu phẩm trên phát thanh, truyền

hình và sân khấu, do đặc tính, đặc trưng chuyên ngành riêng nên cần có công trình nghiên cứu riêng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phần đề cập lịch sử tiểu phẩm ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975, do

hạn chế về tư liệu và đo tính chất của Luận văn, chúng tôi chỉ để cập đến tiểu phẩm trên báo chí cách mạng ở miền Bắc ma khong dé cập đến các báo chí ở miền Nam dưới chế độ cũ

Giới hạn phạm vi khảo sát là những tác phẩm tiểu phẩm báo chí được đăng

tải trên các báo Lưo Động, Tuổi Trẻ và Xây Dựng (là nơi tôi công tác) trong

khoảng thời gian từ tháng 1-2002 đến tháng 6-2004 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU: 5.1 Cơ sở lý luận

- Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là hệ thống triết học, mỹ học Mác- Lénin; đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta nói chung và về báo chí nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

quát về một thể loại cụ thể trong một bối cảnh cụ thể Việc ứng dụng các phương pháp để nghiên cứu để tài này được thể hiện cụ thể như sau:

- Khảo sát, thống kê áp dụng trong việc đọc, phân tích tác phẩm; thống kê theo từng tiêu chí làm cứ liệu cho quá trình nghiên cứu

- Đối chiếu so sánh giữa các tác phẩm với nhau, giữa các báo với nhau, để

tìm ra những điểm đặc thù trong việc sử dụng tiểu phẩm và đặc điểm của tiểu phẩm trong các báo Trong những trường hợp cụ thể, vận dụng so sánh lịch sử để làm rõ hoàn cảnh vận động về nội dung của tiểu phẩm

- Phân tích các tiểu phẩm trên từng tờ báo trong một giai đoạn nhất định,

trên từng tác phẩm cụ thể để tìm ra những đặc điểm của từng báo và đặc điểm

chung về nội dung, hình thức của thể loại tiểu phẩm báo chí

- Trên cơ sở của việc khảo sát, thống kê, đối chiếu so sánh, phân tích, tổng

hợp để rút ra những kết luận làm cứ liệu cho quá trình nghiên cứu, tìm ra giải

pháp nâng cao chất lượng của tiểu phẩm trên các báo và xu hướng vận động, phát triển của thể loại tiểu phẩm trong đời sống báo chí Việt Nam

6 Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA LUẬN VĂN

Nội dung nghiên cứu để tài này đề cập một thể loại từ trước đến nay ít

được nghiên cứu, do đó về mặt lý luận còn rất nhiều khoảng trống Vì vậy, nếu

nghiên cứu thành công, luận văn sẽ có những đóng góp bước đầu ít nhiều về mặt

lý luận cho thể loại tiểu phẩm báo chí

Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể dùng làm cứ liệu khoa học cho công việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của chuyên ngành báo chí

Công trình nghiên cứu này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà báo nói chung, các tác giả viết tiểu phẩm nói riêng; từ đó hy vọng góp phần ít nhiều mở rộng việc sử dụng thể loại tiểu phẩm, nâng cao chất lượng và

Trang 10

Chương l: Những đặc điểm của tiểu phẩm báo chí

Chương 2: Tiểu phẩm báo chí trên các báo: Xây Dựng, Lao Động, Tuổi

Trẻ

Chương 3: Xu hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao chất lượng

Trang 11

Chuong 1

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHAM BAO CHÍ

1.1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN CỦA THỂ LOẠI TIỂU PHẨM

1.1.1 Sự ra đời, phát triển của tiểu phẩm báo chí trên thế giới

Trong nghiên cứu lịch sử báo chí ở Việt Nam, khi nói về tiểu phẩm, các

nhà nghiên cứu đều cho răng trên bình diện thế giới, thể loại này xuất hiện từ những năm 60-70 của thế ký 18 Thế nhưng, nếu coi thể loại ét-xe (tiếng Pháp là

essai- chữ dùng của Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến) là tiểu phẩm thì thể loại này lại

xuất hiện từ thế kỷ 16 ở Pháp với những bài viết của nhà văn Pháp Môngtenhơ

(1533-1592)[8]

Đến những năm 60-70 của thế kỷ 18, tiểu phẩm xuất hiện trên báo chí ở

Nga với những bài viết của Nôvicốp và Gécxen Tuy nhiên sự ra đời của thể loại

báo chí mới ở Nga lúc đầu lại chưa thu hút được công chúng cũng như các nhà

báo Nga; một phần do các bài viết này chưa thực sự hấp dẫn, một phần do báo

chí ở Nga thời kỳ này phát triển chưa mạnh

Đến khi cố đạo người Pháp Guyliêêng Giốpphroa đầu thế kỷ 19 tiếp tục

phát triển, sử dụng thể loại tiểu phẩm trên báo chí Pháp, công chúng mới chú ý nhiều đến những bài viết kiểu này

Sau thành công của những tiểu phẩm Giốpphroa, nhiều nhà văn, nhà phê bình ở Pháp như Xanhtơ Bôvơ, Teôphin Gochiê,Victor Huygô cũng đã sử dụng

tiểu phẩm để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản động cùng

chế độ phong kiến lỗi thời Nếu một bài xã luận, bình luận về một sự kiện chính

trị hoặc một vấn để thuộc lĩnh vực tư tưởng dễ dàng bị con mắt kiểm duyệt loại

bỏ hoặc cất xén thì tiểu phẩm với lối viết ám chỉ, trào phúng lại được đăng trót lọt trên báo Vì thế, trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, giai cấp tư sản đã tìm

Trang 12

Trong cuộc đấu tranh giai cấp, tiểu phẩm trở thành thứ vũ khí lợi hại mang tính chiến đấu cao, “là tiếng nói của giai cấp cách mạng, của khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp phản động, những thế lực

can trở bánh xe lịch sử” [18, tr.6]

Chính vì vậy, đến thế ký 19, khi xuất hiện cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, những bậc thầy của giai cấp công nhân thế giới, lãnh tụ của giai cấp vô sản như Các Mác, Ph Ang-ghen, V.I Lé-nin trong hoat động chính trị của mình cũng không bỏ qua việc sử dụng tiểu phẩm như một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp

Đến đầu thế kỷ 20, tiểu phẩm ra đời ở Trung Quốc mà người đặt nền

móng là nhà văn vĩ đại Lỗ Tấn Trong bối cảnh tình trạng xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên đen tối và hủ bại, giai cấp cầm quyền ngày càng thối nát và tàn ác, nhân đân lao động ngày càng bị làm cho ngu đốt va bần cùng hoá, Lễ

Tấn đã nhìn thấy ở tiểu phẩm, một thứ vũ khí sắc bén, hiệu quả để tấn công vào

giai cấp thống trị và thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh cách mạng trong quảng đại quần chúng nhân dân Trung Hoa

Như vậy, tiểu phẩm trên thế giới xuất hiện trong điều kiện báo chí, điều

kiện kinh tế xã hội đã khá phát triển và cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt

Tiểu phẩm được coi như một hình thức đấu tranh hợp pháp, một thứ vũ khí sắc

bén trong cuộc đấu tranh ấy

1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển của tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam

Do hoàn cảnh lịch sử và kinh tế, báo chí ở nước ta ra đời muộn so với các

nước phương Tây Vì vậy, chỉ đến đầu thế kỷ 20, tiểu phẩm mới xuất hiện trên báo chí Việt Nam Theo Vũ Ngọc Khánh thì có thể coi tác phẩm “Tên là gì” của

Trang 13

nghiệp theo khuynh hướng tư sản Vũ Ngọc Khánh cũng cho rằng, bút đanh

D.T.L “có lẽ là Đào Thị Loan, một biệt hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh" [11, tr.385]

Đến những năm 20 của thế kỷ 20, tiểu phẩm xuất hiện trên báo nhiều hơn

nhưng do báo chí ở nước ta thời kỳ này vẫn kém phát triển và trình độ dân trí thấp nên vẫn chưa tạo được sự chú ý của dư luận xã hội Mặt khác, do sự thống trị hà khắc và lưỡi kéo kiểm duyệt của bộ máy thống trị đương thời gắt gao nên

cũng không có điều kiện cho tiểu phẩm phát triển

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), khi báo chí tiến bộ và cách mạng

có điều kiện xuất hiện công khai thì tiểu phẩm mới thực sự có đất và điều kiện để phát triển mạnh mẽ Thời gian này, tiểu phẩm xuất hiện ở hầu hết các tờ báo tiến

bộ và cách mạng trong các chuyên mục như “Nói mà chơi”, “Câu chuyện bạn mat”, “Môi ngày một chuyện”, “Thật hay bốn” của Ngô Tất Tố, Thông Reo, Tam

Lang Nội dung của tiểu phẩm trong giai đoạn này tập trung châm biếm, đả

kích, vạch trần bản chất xấu xa, thối nát của chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ

Nổi bật trong những tác giả viết tiểu phẩm giai đoạn này là Ngô Tất Tố

Trên các báo suốt từ năm 1929 cho đến 1943, Ngô Tất Tố chuyên sử dụng loại

văn tiểu phẩm để vạch những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện bất công ngang trái trong xã hội Dưới các bút danh: Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu, Lộc Hà,

Lộc Đình, Dân Chơi, Phó Chi, Ngô Công, Tuệ Nhỡn , tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đã tung hoành trên khắp các tờ báo từ Nam chí Bắc lúc bấy giờ như Án Nam Tạp chí, Đông Pháp Thời báo, Thân Chung, Phụ Nữ Tân văn, Phổ Thông, Đông Phương, Thực Nghiệp Dán báo, Con Ông, Tương Lai, Việt Nữ, Hải Phòng Tuần

báo, Hà Nội Tân văn

Có thể nói, Ngô Tất Tố là người đặt nên móng cho tiểu phẩm báo chí ở

Trang 14

thời, là người phát triển, nâng tiểu phẩm lên vị trí xứng đáng trong đời sống văn

học và báo chí Việt Nam trước cách mạng 1945

Năm 1920, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc trên đường đi tìm đường cứu nước đang hoạt động ở Pháp đã cùng với các đồng chí của Người xuất bản tờ báo “Người Cùng Khổ” (Le Paria) cơ quan của Hội Liên hiệp thuộc địa Người trực

tiếp viết bài cho báo Người Cùng Khổ và cả tờ Nhân Đạo (L’Humanité) , co

quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp Những bài báo của Nguyễn Ái Quốc tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với nhân dân các nước

thuộc địa, đặc biệt là ở Việt Nam và Đông Dương Và, một trong những thể loại

được Nguyễn Ái Quốc ưa đùng là tiểu phẩm

Nguyễn Ái Quốc nhận thấy ở tiểu phẩm ưu thế đặc biệt, vừa lột trần được

bản chất tần bạo, nham hiểm, giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, vừa dễ truyền tải những vấn để về giai cấp, về bản chất

của chủ nghĩa thực dân tới nhân dân các dân tộc thuộc địa khi trình độ dân trí

còn thấp bằng lối nói đễ hiểu nhưng hết sức sâu sắc, thâm thuý, thông qua những

câu chuyện cụ thể nhưng có tính điển hình và sức khái quát cao

Sau Cách mạng tháng Tám thành công và đặc biệt là sau khi kháng chiến

chống Pháp tháng lợi, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiểu phẩm tiếp

tục phát triển trong đời sống báo chí cách mạng ở miền Bắc Thời gian này, lãnh tụ Hồ chí Minh vẫn tiếp tục viết báo và đặc biệt là viết tiểu phẩm Với rất nhiều bút danh: Hồ Chí Minh, Chiến Thắng, AG, CB, ÐX, TL, CK, Chiến Sĩ, Hồ Chủ

tịch đã viết rất nhiều tiểu phẩm đăng trên các báo Đồng Minh, Cứu Quốc, Sự

Thật, Nhân Dân để châm biếm, đã kích bọn đế quốc và tay sai

Trong giai đoạn này, tiểu phẩm của Người cũng mở rộng nội dung, phê

bình những cái xấu, cái lạc hậu, cái lỗi thời trong nội bộ đân tộc, nội bộ đất nước

nhằm mục đích xây dựng, phát triển cái mới, cái đẹp, làm cho xã hội ngày càng

Trang 15

Đồng thời, trong giai đoạn này, tiểu phẩm đã nở rộ trên các báo ở miền Bắc với nhiều cây bút khá nổi tiếng, trở nên quen thuộc với bạn đọc như Xích

Điểu, Hương Xuân, Lê Kim, Nguyễn Vĩnh, Lã Vọng Nội dung chủ yếu của tiểu phẩm là đả kích, châm biếm, vạch trần bản chất xấu xa, tàn ác, âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai

Có thể nói, mặc dù ra đời muộn nhưng tiểu phẩm đã phát triển nhanh

chóng trong đời sống báo chí Việt Nam, có tính chiến đấu cao và trở thành một thứ vũ khí sắc bén, hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc và với những cái xấu, cái lạc hậu trong nội bộ nhân dân Những bậc

thầy của tiểu phẩm, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh và Ngô Tất Tố đã sử dụng rất thành công thể loại tiểu phẩm trên báo chí và đưa tiểu phẩm

vào vị trí xứng đáng trong đời sống báo chí Việt Nam

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hệ thống báo chí Việt Nam cũng được thống nhất trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng Trong bối cảnh chung của báo chí, tiểu phẩm cũng tìm được chỗ đứng của mình, tiếp tục nở rộ với sự đổi mới cả về nội dung và hình thức

Đặc biệt sau khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, thực

hiện mở cửa và hội nhập trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng xuất hiện nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực như nạn hối lộ, tham nhũng, tệ phiền hà, sách nhiễu, độc đoán, cửa quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước; lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo đồng tiền và cả những hủ tục lạc hậu lại ngóc đầu trỗi dậy Những biểu hiện tiêu cực ấy cần và đáng lên án, phê

phán Và, tiểu phẩm là thể loại giàu tính chiến đấu với cách thể hiện, giọng điệu

riêng của mình tỏ ra rất thích hợp trong việc đấu tranh chống những thói hư tật xấu ấy

Rất nhiều báo mở các chuyên mục, với những tên gọi khác nhau để đăng

tiểu phẩm Báo Nhân Dán cuối tuần có chuyên mục “Chuyện làm ăn” và Tạp

Trang 16

Động có mục “Nói hay đừng” đầu tiên do Ba Thợ Tiện viết và sau đó do Lý Sinh Sự viết (đôi khi do Hai Văn Sáu viết) Thời báo Tài Chính có chuyên mục

“Chuyện không nhớ” và người viết ký bút danh Chốm; từ năm 1999 đến nay đổi tên thành chuyên mục “Chổm” Báo Tuổi Trẻ có mục “Chuyện thường ngày”

thường do Bút Bi đứng tên còn Tuổi Trẻ chỉ nhật lấy ngay tên chuyên mục là

“Tiểu phẩm” Báo Xây Dựng có chuyên mục “Chuyện hàng ngày” của tác giả

Hai Com Bdo Tin Túc cuối tuần có chuyên mục “Chuyện thời mở của” của Tếu

Trong giai đoạn này xuất hiện nhiều cây bút viết tiểu phẩm nhưng nổi bật

có lẽ phải kể đến nhà báo Hữu Thọ

Tiểu phẩm của Hữu Thọ (trên báo Nhân Dân và Tạp chí Thế Giới Mới vẫn tiếp nối được những ưu thế truyền thống của thể loại với chất hài nhưng thâm thuý, sâu sắc Tuy nhiên, ông lại tạo cho mình một phong cách riêng, một bản sắc riêng cả về nội dung và hình thức thể hiện

Tóm lại, cả trong bình điện thế giới và trong nước, tiểu phẩm báo chí ra

đời, phát triển trên cơ sở, điều kiện kinh tế-chính trị và yêu cầu đòi hỏi xã hội nói chung và đời sống báo chí nói riêng Với phương thức biểu hiện thông qua cái

hài, với đặc điểm cơ bản là vừa cụ thể, thời sự, vừa có sức khái quát cao, có tính chiến đấu mạnh mẽ, các giai cấp tiến bộ đã nhanh chóng sử dụng tiểu phẩm như

một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng (cả trong quan hệ đấu tranh giai cấp và đấu tranh trong nội bộ giai cấp), lột trần cái xấu để đả kích, châm biếm, phê phán, phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp và xây dựng, phát triển cái mớt, cái đẹp, làm cho xã hội ngày cằng tốt hơn

Trang 17

Tuy nhiên, tiểu phẩm là một thể loại báo chí đặc biệt, in đậm cá tính sáng tạo của tác giả Vì vậy, sự phát triển của tiểu phẩm trong từng thời kỳ, trong từng quốc gia, ở từng tờ báo nhất định thường gắn liển với một tác giả cụ thể Sự thăng trầm của thể loại tiểu phẩm ngoài hoàn cảnh, điều kiện khách quan, nhu

cầu đòi hỏi của xã hội và đời sống báo chí thì nhiều khi còn phụ thuộc rất lớn vào tài năng và sức sáng tạo của những tác giả cụ thể

1.2 QUAN NIỆM VÀ KHÁI NIỆM VỀ THỂ LOẠI TIỂU PHẨM

Mặc dù ra đời đã khá lâu (trên 200 năm trong lịch sử báo chí thế giới và gần 100 năm trong lịch sử báo chí Việt Nam) và có địa vị không kém phần quan trọng trong đời sống báo chí nhưng đến nay, ở cả Việt Nam và thế giới vẫn chưa có sự đi sâu nghiên cứu lý luận về thể loại này một cách đầy đủ, toàn diện

Một trong những lý do là vì thể loại này phát triển không đều trong đời

sống báo chí, lúc lên, lúc xuống và chưa mang tính phổ biến mà nguyên nhân cơ bản như trên đã đề cập, có lẽ do thể loại này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động

sáng tạo cá nhân của nhà báo

Đồng thời, tiểu phẩm báo chí lại nằm trong miễn giao thoa của nhiều loại thể và thể loại, cả văn học và báo chí như nhiều người nhận xét nên cho đến nay,

khái niệm và quan niệm về thể loại này vẫn còn là vấn để gây tranh cãi, nhiều

khi trất ngược nhau

- Trong T điển văn học, Nguyễn Xuân Nam định nghĩa áp văn là “những bài văn nghị luận có tính chất nghệ thuật Phạm vì của tạp văn rất rộng, bao

gôm tạp cẩm, tuỳ cảm, tiểu phẩm, bình luận ngắn Đặc điển nổi bật là ngắn gom” [22, tr.333] Như vậy, tác giả Nguyễn Xuân Nam xếp “ởiểu phẩm” là một

dạng của “?qp văn” và là “những bài văn nghị luận”

- Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả lại coi tạp văn là “những áấng

văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác đụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ

Trang 18

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tiểu phẩm là thể loại tản văn ngắn

gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình Phong cách chung của văn tiểu phẩm là ở tính hình tượng cô đọng, tính ngụ ý, ngữ điệu trò chuyện, bộc lộ trực tiếp nhân cách cá tính của tác giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt

- GS Hoang Ngọc Hiến xếp tạp văn, tiếu phẩm vào trong thể loại ký văn học Ông gọi tiểu phẩm là “ét-xe” và coi “ét-xe” là một thể ký đặc biệt Nhưng

ông lại cũng phân biệt có “ký báo chí” và “ký văn học”, như vậy cũng có nghĩa là

có “ét-xe” báo chí và “ét-xe” văn học Tiêu chuẩn để ông phân biệt là ký văn học

có tính nghệ thuật và đặc trưng quan trọng của nó là diễn đạt bằng văn bản đa

nghĩa; còn ký báo chí là thích hợp với nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, người

đọc để dàng hiểu đúng và nhất trí với nhau về những ý lớn cũng như những tiểu tiết trong văn bản và tính chất đơn nghĩa của văn bản [ 8 ]

~ GS Phan Cự Đệ khi đánh giá về Ngô Tất Tố đã nhận xét “rong những

bài văn tiểu phẩm, Ngô Tất Tố đã ít nhiều thực hiện được yêu cầu điển hình hoá

của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa” [4, tr 60]

Như vậy, có tác giả gắn tiểu phẩm với tính trữ tình, có tác giả gắn với tính

chiến đấu hoặc tính châm biếm, nhưng các tác giả trên đều coi tiểu phẩm là một

thể loại văn học bởi tính nghệ thuật của nó

Khác với quan niệm trên, nhiều người lại coi tiểu phẩm là một thể loại báo

chí Phần lớn đó là các nhà báo, nhà nghiên cứu và giảng dạy về báo chí

- Sau khi đọc các bài tiểu phẩm của nhà báo Hữu Thọ trong mục “Chuyện

đời” trên Tạp chí Thế Giới Mới được tập hợp in thành sách, GS Hoang Nhu Mai

đã gọi đó là riểu phẩm báo chí bởi những tiểu phẩm của Hữu Thọ đều bắt nguồn

từ những chỉ tiết có thật trong cuộc sống xã hội Nhà báo Xuân Ba cũng xếp tiểu

phẩm là một thể loại báo chí khi đọc những bài viết của Hữu Thọ thuộc thể loại

Trang 19

- Trong cuốn “Hướng dẫn cách viết báo” cha NXB Thông tấn (dịch từ cuốn sách cùng tên được xuất bản tại Pháp năm 2000), các tác giả lean-Luc Martin-Lagardette đã phân loại tác phẩm báo chí thành: A/ Các thể loại thông

tin; B/ Bình luận; C/ Bài phóng tác và xếp tiểu phẩm vào trong loại bài phóng tác

với tên gọi “tin trào phúng” là “Bài ngắn (thường nửa trang) nói về tinh trang

của một sự việc hoặc một vấn đề thời sự Đặc điểm của thể loại này là ngắn gọn,

súc tích và thường sây bất ngờ ở đoạn cuối: hài hước, ngược đời, hỗn xược [23,

tr.90]

- Nhà báo Bùi Đình Khôi đã đưa ra định nghĩa: “Tiểu phẩm là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đại bằng mội ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể, hoặc khái quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước sự việc hoặc hiện tượng đó” {12, tr.248] Tuy nhiên sau đó, Bùi Đình Khôi lại cho rằng tiểu phẩm là thể loại đứng giữa văn học và báo chí [12 ]

- Tập bài giảng về tiểu phẩm của Khoa báo chí-Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định tiểu phẩm báo chí là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn mang tính văn học được diễn đạt bằng một giọng

văn châm biếm, hài hước về một sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái

quát mà thông qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình trước sự vật hoặc hiện

tượng đó; nhưng lại kết luận tiểu phẩm báo chí là thể loại nằm giữa báo chí và

văn học

- TS Đức Dũng trong bài giảng về tiểu phẩm ở Phân viện Báo chí và

Tuyên truyền thì lại gọi tiểu phẩm là thể loại văn học-báo chí, có hình thức ngắn

gọn, nội dung bám sát đời sống hiện thực nhằm tạo ra tiếng cười giải trí, châm

biếm, đả kích với nhiều cấp độ khác nhau và cũng cho rằng tiểu phẩm là một thể

loại đứng giữa văn học và báo chí Về khái niệm, TS Đức Dũng cho rằng trong

Trang 20

loai duge mot cach that r6 rang va Dttc Diing sir dung thuat ngtt ghép “tap van-

tiéu phdm “ dé chỉ thể loại này

- Nhà báo Xích Điểu thì nhận xét, tiểu phẩm là thể loại vừa cho phép phát

triển tính chất điển hình của văn học, vừa mang tính chân thật, khoa học và kịp

thời của báo chí

Như vậy cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu thấu đáo về tiểu

phẩm; hầu hết các tác gỉa viết tiểu phẩm lại không phát biểu ý kiến về thể loại

này Nhưng qua.việc trình.bày một số quan niệm về tiểu phẩm-ở-trên; chúng-ta rút ra một số vấn để sau:

- Về khái niệm có các cách gọi chính sau: tạp văn, tiểu phẩm, phiếm luận,

tạp văn-tiểu phẩm

- Về thể loại, có người xếp tiểu phẩm vào thể loại văn học, có người xếp

vào thể loại báo chí, có người cho rằng tiểu phẩm là thể loại đứng giữa văn học

và báo chí, có quan điểm phân biệt có tiểu phẩm văn học và tiểu phẩm báo chí riêng

Qua nghiên cứu sự hình thành và sự phát triển của thể loại và các quan

niệm trên, chúng tôi rút ra một số vấn đề sau:

- Tiểu phẩm ra đời ở Việt Nam bắt đầu từ việc các nhà văn viết bài cho báo (điển hình là Ngô Tất Tố) Ngay ở nước ngoài, như Trung Quốc chẳng hạn,

thì tiểu phẩm xuất hiện cũng bắt đầu bằng các bài viết của nhà văn Lỗ Tấn Do

đó các bài viết này đều mang đậm dấu ấn của văn học, mang những tính chất,

đặc trưng của văn học Những ý kiến phát biểu về tiểu phẩm đầu tiên hầu hết

cũng là của các nhà văn, các nhà nghiên cứu văn học, do đó đều xem xét, đánh

giá tiểu phẩm đưới góc độ văn học

- Sau đó, đến lượt các nhà báo viết tiểu phẩm Tiểu phẩm lúc này vẫn phát

huy được những phẩm chất, đặc tính trước đây nhưng đã chịu ảnh hưởng nhiều

Trang 21

báo và các nhà nghiên cứu, giảng dạy báo chí, thường nhìn tiểu phẩm đưới góc

độ báo chí

- Cách xem xét thiên về một góc độ, một đặc tính nào đó của tiểu phẩm như trên đã nói nhưng đặt tiểu phẩm trong lịch sử phát triển, tức là xem xét tiểu phẩm ở từng giai đoạn khác nhau lại khiến một số tác giả phát hiện có tiểu phẩm thiên về báo chí, có tiểu phẩm thiên về văn học Từ đó dẫn đến việc phân biệt

tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học

- Một số người-righiên cứu về tiếu phẩm sâu hơn, cho rằng trong tiểu phẩm

có cả tính hình tượng nghệ thuật của văn học, cả tính thời sự, chân thực của báo

chí nên đã nhìn nhận một cách biện chứng hơn và đi đến quan niệm tiểu phẩm

đứng giữa văn học và báo chí

Theo chúng tôi, để xác định về loại hình của tiểu phẩm (thuộc về văn học hay báo chí, có tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học riêng hay không), trước tiên phải đối chiếu tiểu phẩm với những đặc trưng cơ bản của văn học và báo chí

và xem xét một cách toàn diện, lịch sử

Văn học và báo chí đều phản ánh hiện thực nhưng văn học phản ánh một cách gián tiếp, sử dụng phương pháp hư cấu để xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình; còn báo chí phản ánh hiện thực một cách trực tiếp, thông

qua những hiện tượng, sự vật cụ thể, có thật và mang tính thời sự

Xem xét những tiểu phẩm cụ thể và các quan niệm về tiểu phẩm đã nêu ở

phần trên, chúng tôi thấy tiểu phẩm mang đầy đủ những đặc trưng, tính chất của báo chí, sử dụng linh hoạt một số phương pháp thể hiện của văn học, đặc biệt là

phương pháp điển hình Do đó, tiểu phẩm vừa có tính thẩm mỹ, tính hình tượng nghệ thuật; vừa có tính thời sự, cụ thể xác thực; vừa thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ

thuật của văn học, vừa bằng ngôn ngữ sinh động, đa đạng của báo chí Tính chất

của văn học và báo chí hoà trộn vào nhau và chính điều đó cũng là một nét đặc

Trang 22

Như vậy, không thể tách bạch ra cái này là tiểu phẩm văn học, cái kia là tiểu phẩm báo chí được Do đó, chúng tôi gần gũi với quan niệm tiểu phẩm đứng giữa

văn học và báo chí và đồng tình với PGS.TS Tạ Ngọc Tấn : “Như vậy, rõ ràng

không có lý do tồn tại ranh giới giữa “tiểu phẩm báo chí” và “tiểu phẩm văn học”, mà chỉ có một “thể loại được gọi với những tên khác nhau như: “tiểu phẩm”, “tiểu phẩm báo chí” hay “tiểu phẩm văn học” và tính chất, mức độ, khả năng biểu hiện khác nhau của mỗi tiểu phẩm” [18, tr L1]

Nói như thế không đồng nghĩa với việc quan niệm “tiểu phẩm là thể loại đứng giữa văn học và báo chỉ” mà tiểu phẩm có một chỗ đứng chính thức cả

trong báo chí và văn học, còn xem nó là “?hể loại báo chí” hay “thể loại văn

học” chỉ là những hiện hình cụ thể của tiểu phẩm khi xem xét nó từ góc độ cụ thể nào mà thôi

Tuy nhiên, tiểu phẩm thoát thai từ yêu cầu, nhiệm vụ của báo chí, phát triển trong cái nôi của báo chí và gắn liền với báo chí Tiểu phẩm lấy sự kiện, vấn đề cụ thể, thời sự làm chất liệu, không có hư cấu Các tiểu phẩm đều xuất

hiện trên mặt báo, được viết theo yêu cầu của báo chí chứ không có ai viết tiểu

phẩm ra để rồi sau đó mới in thành sách như tác phẩm văn học Do đó, chúng tôi tán thành quan điểm dùng khái niệm “tiểu phẩm báo chí" để chỉ thể loại tiểu

phẩm nói chung Trong luận văn này, chúng tôi cũng chủ yếu nghiên cứu, xem

xét tiểu phẩm dưới góc độ báo chí, với tư cách là “một thể loại báo chỉ"

Việc dùng khái niệm “ziểu phẩm báo chf” không có nghĩa như thế là có một thể loại gọi là “riểu phẩm văn học” mà là để phân biệt với các loại tiểu phẩm

khác như trên phát thanh, truyền hình hay sân khấu

Từ đó, có thể đi đến khái niệm về tiểu phẩm báo chí như sau: Tiểu phẩm

báo chí là một thể loại kết hợp chặt chế tính chất của văn học và báo chí, với

đặc trưng cơ bản là ngắn gọn, tạo ra tiếng cười thẩm mỹ bằng các thủ pháp

châm biếm về một sự việc thời sự có thực, thể hiện quan điểm của tác giả trước

Trang 23

Tuy nhiên trong luận văn này, trong những văn cảnh cụ thể, có lúc chúng

tôi sẽ dùng khái niệm “/Z¿ phẩm” để biểu đạt khái niệm “tiểu phẩm bdo chi” Mặt khác, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, khái niệm tiểu phẩm chúng tôi để cập ở đây chỉ để chỉ những tác phẩm đưới dạng văn xuôi, trong đó

sử đụng vũ khí châm biếm để phê phán, đấu tranh

1.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TIỂU PHẨM BAO CHI

1.3.1 Tiểu phẩm báo chí phản ánh hiện thực thông qua cái xấu, các vấn đề,

sự việc tiêu cực, không hợp thời, có tính thời sự, được xã hội quan tâm

Là một thể loại báo chí, nên đối tượng phản ánh của tiểu phẩm cũng là hiện thực đời sống xã hội Tuy nhiên, tiểu phẩm lại phản ánh hiện thực ở mặt trái của nó, phần ánh thông qua cái xấu Tác giả tiểu phẩm thường nhìn hiện thực dưới một cái

nhìn riêng, góc độ riêng, phát hiện ra cái xấu để mà đả kích, châm biếm, phê phán

và để mà cười Tuy nhiên, cái xấu cũng có nhiều cấp độ

~- Đối với kẻ thù, cái xấu là bản chất phản động, dối trá, vô nhân đạo

- Đối với nội bộ dân tộc, nội bộ đất nước, cái xấu biểu hiện ra những hiện

tượng tiêu cực, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, tác động tiêu cực tới sự

phát triển của xã hội

- Tuy nhiên, cái xấu cũng có thể chỉ là cái không hợp thời Đó có thể là

những thói hư tật xấu trong sinh hoạt; là những cái lố lăng, kệch cỡm

Tiếng cười thường được tạo ra trong những mâu thuẫn đối nghịch mà đặc

trưng là đối nghịch giữa cái đẹp và cái xấu GS.TS Đỗ Huy cho rằng “cái hài

xuất hiện khi cái xấu lấn vào cái đẹp, nhân danh cái đẹp và bị phát hiện đột ngột, bất ngờ” H10, tr.13] Vì vậy, nhiệm vụ và cũng là mục tiêu của tiểu phẩm là phát hiện ra cái xấu, lôi cái xấu ra để mà cười

Tuy nhiên, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng, sẽ là sai lầm nếu coi nhiệm vụ,

mục đích của tiểu phẩm chỉ là gây cười Tiểu phẩm “lôi” cái xấu ra cười là để nhằm

Trang 24

Hài kịch, truyện cười trong văn học cũng phản ánh cái xấu, lôi cái xấu ra

để cười, tuy nhiên, tiểu phẩm khác với văn học Phương thức phản ánh hiện thực của văn học là bằng hình tượng điển hình, thông qua hư cấu Còn tiểu phẩm phản

ánh theo phương thức của báo chí, đó là phản ánh hiện thực bằng các sự kiện, sự việc có thực Và, sự việc có thực đó có tính thời sự đựợc xã hội quan tâm

Hiện thực trong tiểu phẩm cũng có tính điển hình, nhưng tính chất điển hình hoá của tiểu phẩm không phải được tạo nên đo hư cấu mà nó được hình

thành theo quy luật sáng tạo của báo chí Những tiểu phẩm của Hồ Chí Minh cho dù có đưa các sự kiện ở châu Phi, ở Mỹ đi chăng nữa thì nó cũng đều là sự kiện, sự việc có thật, trích từ chính báo chí của Pháp, Mỹ chứ không phải do tác giả hư

cấu nên Điển hình trong tiểu phẩm chính là bằng việc bắt đầu sự lựa chọn, phát

hiện ra cho được những sự kiện, vấn đề, chỉ tiết cuộc sống có tính biểu hiện về mặt tiêu cực để vạch mặt, lên án nhằm hướng tới những điều tốt đẹp Sau đó mới

là vấn đề nghệ thuật thể hiện Do đó, “tới trò quyết định của tiểu phẩm báo chí phải là nội dung Chính trị tư tưởng và tính thời sự nóng hốt" [18, tr.11]

Thực vậy, tiểu phẩm phản ánh sự kiện, sự việc có thực, nhưng phải mang

tính thời sự Không ai lấy một sự việc cũ mà xã hội đã lãng quên ra để mà cười

cả Mặt khác, những sự kiện mà tiểu phẩm phản ánh cho đù là nhỏ nhặt, thậm

chí tưởng như là vặt vãnh thì bao giờ nó cũng là vấn để được xã hội quan tâm, mang ý nghĩa xã hội rộng lớn Nếu như tin, bài báo đóng vai trò như những loạt dan đầu tiên, tiếng chuông báo hiệu đầu tiên về sự kiện, sự việc xảy ra trong

cuộc sống thì tiểu phẩm có độ khái quát cao hơn Đó là sự đứng vững trên thắng

lợi của công việc thông tin đã đạt được Không tách rời những vấn đề thời sự, chính trị đã và đang xảy ra trong cuộc sống xã hội, cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi trong công tác thông

tin, để làm tăng hiệu quả thông tin

Trang 25

Báo chí phản ánh hiện thực khách quan nhằm nhiều mục đích khác nhau

Đó có khi là biểu đương cái tốt, một việc làm tốt, một điển hình tiên tiến; có khi

là phổ biến một kinh nghiệm; có khi là thông tin một sự kiện, một vấn đề thời sự; cũng có khi là sự góp ý, phê bình hoặc đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực

Một tác phẩm báo chí có thể thực hiện nhiều mục đích: viva thong tin, vừa biểu dương; vừa biểu dương vừa phổ biến kinh nghiệm; vừa phê bình, vừa trao đổi

kinh nghiệm về đấu tranh chống tiêu cực Riêng tiểu phẩm thì nhằm một mục

đích rất cụ thể, đó là nêu cái xấu lên để phê phán

Ở phần sau chúng ta sẽ xét đến một đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm, đó là

tiếng cười châm biếm Tiếng cười có nhiều mục đích, có tiếng cười chế nhạo, có

tiếng cười chỉ để cười, để giải trí Riêng tiếng cười của tiểu phẩm nhằm mục đích

cụ thể, đó là tiếng cười phê phán

Tính phê phán của tiểu phẩm bao gồm nhiều mức độ, tuỳ từng đối tượng

cụ thể

Đối với kẻ thù (kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc) tiểu phẩm nêu ra cái xấu

để vạch trần bản chất phản động, đối trá, vô nhân đạo của chúng Từ đó để gây lòng căm thù, căm phẫn để đấu tranh tiêu diệt, loại bỏ Bởi vì cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, một mất một còn, do đó, sự phê phán của tiểu phẩm đối với kẻ thù mang tính phủ định

Đối với nội bộ dân tộc, nội bộ đất nước, tiểu phẩm nêu cái xấu để xã hội

nhận biết đó là cái xấu và tác hại của nó Từ đó đấu tranh để cải tạo, làm cho cái tốt đẹp, cái mới nảy sinh, phát triển Những cái xấu này là cái xấu trong nội bộ,

nảy sinh trong quá trình phát triển, nó có thể là các hiện tượng tiêu cực, cũng có thể chỉ là cái lạc hậu, lỗi thời Vì vậy, phê phán ở đây nhằm rút kinh nghiệm để

cải tạo, sửa chữa, đó là sự phê phán mang tính xây dựng

1.3.3 Tiểu phẩm sử dụng bút pháp châm biếm để tạo ra tiếng cười

Cùng thực hiện chức năng chung của báo chí nhưng tiểu phẩm có cách

Trang 26

tiểu phẩm sử dụng vũ khí là tiếng cười để thực hiện mục đích của mình Do đó một tác phẩm có tính châm biếm có thể không phải là tiểu phẩm nhưng nếu đã là tiểu phẩm thì phải có tính châm biếm, phải tạo ra được tiếng cười thẩm mỹ

Cũng phê phán cái xấu của kẻ thù nhưng bài bình luận phê phán một cách trực diện, chỉ rõ, nêu luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ để vạch trần bản chất phản động, đối trá, vô nhân đạo của chúng, để người đọc nhận chân ra cái xấu đó

Cũng phê phán cái xấu trong nội bộ nhưng những bài điều tra chống tiêu

cực mổ xẻ, phanh phui một cách trực tiếp rồi phân tích, chứng minh, lý giải bằng

lý lẽ có lý có tình

Tiểu phẩm lại khác, tiểu phẩm phê phán cái xấu nhưng lại không phê phán

một cách trực diện, trực tiếp mà phê phán một cách gián tiếp, bằng cách dùng

bút phấp châm biếm để tạo ra tiếng cười

PGS.TS Tạ Ngọc Tấn khẳng định: “Nói chung, trong mỗi tiểu phẩm,

người viết đều sử dụng vũ khí là tiếng cười Việc tạo ra tiếng cười châm biếm

trong tiểu phẩm là cả một nghệ thuật" [18, tr 15]

Thật vậy, xem xét tất cả các tiểu phẩm ta đều thấy điểm chung nhất là tiếng cười Có thể nói, sử dụng bút pháp châm biếm để tạo ra tiếng cười là đặc trưng của tiểu phẩm Chính vì chọn phương tiện là tiếng cười mà tiểu phẩm xuất hiện; do đó, nếu tước bỏ đặc điểm này đi thì cũng sẽ không còn là tiểu phẩm Không những thế, vũ khí châm biếm còn trở thành ưu thế của tiểu phẩm

Tiếng cười trong tiểu phẩm cũng có nhiều cung bậc, có thể xếp theo cấp

độ từ cao xuống thấp như sau:

- Tiếng cười đả kích: là tiếng cười sâu cay biểu thị sự phản kháng, sự căm ghét thường dành cho kẻ thù

Trang 27

- Tiếng cười phê phán: là tiếng cười hóm hình phê bình cái xấu, cái lạc

hậu trong nội bộ nhân dân nhằm mục đích xây dựng, phát triển cái mới, cái đẹp,

làm cho xã hội ngày càng tốt hơn

- Tiếng cười trào phúng: là tiếng cười giải trí, chỉ để đùa vui, không ác ý Như vậy, có thể coi bút pháp châm biếm để tạo ra tiếng cười là đặc trưng,

là thuộc tính cơ bản của tiểu phẩm Tuy nhiên, ở góc độ này, cần phân biệt tiểu phẩm với một số thể loại khác cũng sử dụng bút pháp châm biếm để tạo ra tiếng

CƯỜI

- Truyện cười: cũng có đặc tính gây cười nhưng truyện cười phải có cốt

chuyện để mà kể Còn tiểu phẩm thường chỉ lấy ra mội sự việc, một sự kiện, mội

chỉ tiết rồi từ đó gợi những so sánh, liên tưởng để tạo tiếng cười và tạo nên ý

nghĩa của bài viết Vì vậy tiểu phẩm thường chỉ để đọc chứ khó kể được

- Thơ châm biểm (trong đó có cả ca dao trào phúng): Là dang van vần, cũng lấy tiếng cười làm phương tiện để châm biếm cái xấu Tuy nhiên, thơ châm

biếm khác tiểu phẩm ở hình thức: Tiểu phẩm là văn xuôi còn thơ châm biếm

dạng câu văn vần; cũng phê bình cái xấu nhưng thơ châm biếm thiên về tiếng

cười giải trí, ý nghĩa xã hội thường hẹp hơn và không sâu sắc như — tiểu phẩm - Mdu vui: đó là những mẫu đối thoại rất ngắn, có khi chỉ có hai câu nhưng thường sử dụng kết thúc bất ngờ để gây cười Đây là dạng rất gần với tiểu phẩm, bởi rất nhiều tiểu phẩm cũng thể hiện dưới dạng đối thoại Những câu đối

thoại vui này thường cũng thiên về giải trí, ý nghĩa xã hội thường cũng không

rộng và sâu sắc như tiểu phẩm

1.3.4 Tiển phẩm sử dụng ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh, đậm chất châm

biếm và cô đọng, súc tích

Trang 28

riêng, nếu văn học sử dụng ngôn ngữ hình tượng thì ngôn ngữ của báo chí là su kiện

Ngôn ngữ của tiểu phẩm cũng có những đặc trưng riêng, nó mang cả tính chất ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí, đó là loại ngôn ngữ giàu hình ảnh,

mang đậm chất châm biếm, hài hước, sân cay hoặc dí dỗm về những vấn đề, sự kiện có thật xảy ra trong đời sống hàng ngày Có thể nói, điều tiên quyết để viết

một tiểu phẩm hay là tác giả phải có khả năng sử dụng từ ngữ hài hước, dí dỏm,

hóm hỉnh và thể hiện được tính chiến đấu của thể loại Tiểu phẩm không phê phán một cách trực diện, do vậy ngôn từ trong tiểu phẩm thường có sự chọn lọc

rất cao, phải là những từ ngữ có nhiều tầng ý nghĩa, vừa có khả năng tạo ra tiếng cười, vừa có khả năng chiến đấu, đấu tranh chống những mặt trái của xã hội

Nội dung của tiểu phẩm thường là phê phán nên giọng điệu là mỉa mai,

châm biếm Chính ngôn ngữ hài hước, giọng điệu mỉa mai đã tạo ra cái “hài” cho

tiểu phẩm Nếu tiểu phẩm viết ra với ngôn từ, giọng điệu quá hiển lành, dé dai

thì nó chỉ còn là một ý kiến, một tin có lời bình, hay là một thông báo

Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong tiểu phẩm bắt buộc phải đạt được sự cô

đọng, súc tích, có tầm khái quát cao, do quy định đung lượng của tiểu phẩm, và

đặc biệt là do ý tứ sâu xa, ý nghĩa rộng lớn của tiểu phẩm Chỉ trong khoảng vài trãm chữ mà phải làm cho người đọc biết, hiểu được một vấn để nên không cho phép tác giả dùng những từ ngữ đài dòng, ít nghĩa

Ngôn ngữ trong tiểu phẩm rất đa dạng, việc sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm rất linh hoạt Trong tiểu phẩm thường kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ

khoa học, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ báo chí và đặc biệt, sử dụng rất tài tình khẩu ngữ, ngôn ngữ dân đã, lời ăn tiếng nói hàng ngày và cả từ

thông tục Có thể nói, ngôn ngữ của tiểu phẩm là loại ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”

Sử dụng được ngôn ngữ thành công trong tiểu phẩm là một điều rất khó, nhưng nếu

nắm chác được tiêu chí ngôn ngữ thể loại, biết vận dụng nó một cách linh hoạt thì

Trang 29

nằm ngay trong bản thân khái niệm “tiểu phẩm” (tiểu là nhỏ, bé, ít ) Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa: “Tiểu phẩm d1 Bài báo ngắn về vấn đề thời sự, có

tinh cham biém” [21, tr 992]

Thực ra, những bài “tạp văn” của Lỗ Tấn có bài ngắn nhưng cũng có bài

đài, thậm chí rất dài; “Tạp văn- Tiểu phẩm” của Ngô Tất Tố đôi khi cũng có bài đài nhưng càng về sau, tiểu phẩm càng trở nên ngắn gọn

Nghiên cứu tiểu phẩm của Ngõ Tất Tố, GS Phan Cự Đệ nhận xét rằng loại văn châm biếm này phù hợp với yêu cầu kịp thời, gọn nhẹ, súc tích của thể loại văn chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuôn khổ của nó phù hợp với điều kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc

Ngắn gọn là một trong những tiêu chuẩn của tiểu phẩm Tiểu phẩm càng

ngắn gọn, súc tích thì càng gây ấn tượng Nếu viết dài sẽ đễ lan man và nhiều khi lạc đề, mất điểm nút

Thông thường, dung lượng của tiểu phẩm chỉ từ 500 âm tiết trở lại Do

tính ngắn gọn nên trong một bài tiểu phẩm thường là chỉ nêu lên và tập trung giải quyết dứt điểm một vấn để Tính ngắn gọn làm cho tiểu phẩm báo chí có khả

nang cơ động cao, tính chiến đấu mạnh mẽ và “phà hợp với điều kiện thì giờ của

cả người viết lẫn người đọc” như G5 Phan Cự Đệ nhận xét

Ngắn gọn, đề cập đến những chuyện nhiều khi tưởng như nhỏ nhặt, vụn vặt trong đời sống hàng ngày nhưng ý nghĩa tư tưởng, mục đích của các bài tiểu

phẩm thường lại rất lớn Điều đó đòi hỏi người viết tiểu phẩm phải sử dụng nhiều thủ pháp về ngôn ngữ để làm sao dùng ít chữ nhất mà nói được nhiều nhất Vì

vậy, nội dung tư tưởng của tiểu phẩm nhiều khi nằm ngồi ngơn từ, phải sử dụng cả nghĩa rộng, nghĩa bóng hoặc sự liên tưởng mới giải mã được thông điệp mà

Trang 30

Do đặc tính ngắn gọn nên kết cấu của tiểu phẩm thường đơn giản và linh hoạt Dù hình thức thể hiện là dạng trần thuật, đối thoại hay trao đổi thư, kết cấu tiểu phẩm cũng thường là nêu lên một sự kiện, một sự việc, một chi tiết có thật,

thời sự rồi từ đố so sánh, lật đi lật lại vấn dé, tao sự liên tưởng hoặc bình phẩm, đánh giá, nhận xét với giọng châm biếm, hài hước rồi đột ngột khái quát, rút ra vấn để hoặc gợi mở, hướng bạn đọc vào một liên tưởng, kết luận ngầm, bóng gió mà tác giả cài bẫy trước

Để đáp ứng yêu cầu ngắn gọn và để tạo sự liên tưởng cho bạn đọc, liên kết văn bản và cả liên kết câu trong tiểu phẩm được giản lược tới mức tối thiểu Tiểu phẩm thường có cách chuyển ý đột ngột, tạo sự đối lập để vấn đề bất ngờ bật ra

chứ ít khi giải thích một cách cặn kẽ, đầy đủ, chặt chẽ

Như vậy có thể thấy đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là phản ánh hiện thực

thông qua cái xấu, dùng tiếng cười để phê phán cái xấu với tính ngắn gọn, súc tích, bút pháp châm biếm và đặc biệt là ngôn ngữ phong phú, đa dạng, giàu hình ảnh và đa nghĩa Điều đó vừa làm nên tính đặc trưng, vừa là ưu thế tăng cường tính chiến đấu của tiểu phẩm

14 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, HIỆU QUÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỂ LOẠI TIỂU PHẨM BÁO

CHÍ

Nói chuyện tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Phê bình và tự phê bình là vũ khi rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa sai lầm và phát triển ưu điểm Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiển bộ Đối với báo chí cũng vậy” [15, tr 2701]

Cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do nhu cầu của xã

hội và do yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân đời sống báo chí Với cái cách riêng của mình: nói đấy mà như không nói, viết điều này nhưng lại nói một điều khác; với tính chất vừa bám sát thời sự, vừa dùng hình tượng bằng phương pháp

Trang 31

phẩm có tính chiến đấu mạnh mẽ, rất thích hợp với báo chí, đặc biệt là báo chí

trong xã hội hiện đại

Chính vì thế mà trong báo chí “tiểu phẩm có dung lượng nhỏ và tấn số

xuất hiện ít hơn so với các thể loại: tin tức, phóng sự, bình luận v v Nhưng với

sự ra đời và phát triển của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một loại vũ

khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thì chính trị, là một phương tiện có tác

dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ yếu của từng sự việc xấu cần trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần bồi dưỡng phát triển cái tốt đẹp và tích cực” [18, tr 8]

Tiểu phẩm ra đời muộn nhưng đã tỏ ra hết sức thích hợp với báo chí hiện đại và càng ngày càng tỏ ra có ưu thế, Bởi vì:

- Trong khi báo chí lấy thông tin làm hạt nhân, tác động vào nhận thức

con người thông qua lý trí thì tiểu phẩm phản ánh vấn đề thời sự nhưng lại bằng

cách diễn đạt của văn học nên còn tác động vào con người qua nhận thức thẩm

mỹ Giữa cả tờ báo, cả trang báo ngồn ngộn sự kiện, số liệu thì sự xuất hiện của

tiểu phẩm với một giọng điệu khác đã tạo nên sự phong phú, sinh động của trang

báo, giảm bớt tính đơn điệu của thông tin, làm bạn đọc suy nghĩ nhưng lại như

có điểm dừng, điểm nghỉ, như có thời gian thư giãn

- Với đặc tính ngắn gọn, súc tích, tiểu phẩm ngày càng trở nên thích hợp

với xu hướng phát triển của xã hội Xã hội càng hiện đại, con người càng tiết kiệm thời gian Chính vì vậy “loại văn châm biểm này phù hợp với yêu cầu kịp thời, gọn, nhẹ, súc tích của các thể loại văn chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuôn khổ của nó phù hợp với điều kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc” (4, tr 31]

- Tiểu phẩm thường đề cập đến những chuyện bình thường, nhỏ nhặt hàng

ngày nhưng vấn để mà nó đề cập và ý nghĩa của câu chuyện lại không hề nhỏ

Bởi vậy, tiểu phẩm vừa xông vào những vấn đề thời sự, lại vừa để cập được

Trang 32

Chính vì vậy mà tiểu phẩm vừa mang tính thời sự, vừa có sức sống lâu đài Tiểu

phẩm còn gợi cho bạn đọc tiếp tục suy ngẫm, liên tưởng vượt ra ngoài phạm vi

câu chuyện mà nó đề cập, lại được thể hiện với giọng điệu rất riêng của từng tác

giả Vì vậy mà nó tạo được chỗ đứng trên mặt báo, trong lòng bạn đọc Không ít

người trở nên “nghiện” tiểu phẩm của một tờ báo nào đó Mở tờ báo ra là tìm đọc ngay tiểu phẩm và thậm chí mua một tờ báo chỉ vì một chuyên mục tiểu phẩm

- Xã hội càng hiện đại, nhịp điệu lao động càng khẩn trương, hối hả, con người càng phải tiếp xúc nhiều với máy móc hiện đại, càng phải xử lý nhiều

thông tin với nhiều mối quan hệ khác nhau Vì vậy, cường độ lao động trí óc

ngầy càng cao, tạo nên sự căng thẳng va dé bị stress Vi vay, nhu cau giai trí để

giảm bớt căng thẳng, ấp lực của công việc, cuộc sống của con người ngày càng

tăng Đặc biệt là giải trí bằng tiếng cười ngày càng trở thành nhu cầu không thể

thiếu Chẳng thế mà các chương trình hài trên tivi, sân khấu, các tờ báo hài, mục hài hước trên báo chí ngày càng nhiều Lấy yếu tố gây cười làm phương tiện biểu đạt, tiểu phẩm báo chí đã đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và trở nên phù

hợp với xu hướng phát triển của xã hội

Tóm lại, xuất phất từ nhu cầu của xã hội và nhiệm vụ, đòi hỏi của báo chí,

tiểu phẩm tuy ra đời muộn, phát triển không rầm rộ nhưng lại xác định được vị trí vững chắc trong đời sống báo chí và xã hội Với đặc trưng ngắn gọn súc tích

và tính châm biếm, bám sát những vấn đề thời sự được xã hội quan tâm, tiểu phẩm ngày càng trở nên thích hợp với cuộc sống hiện đại và phù hợp với xu

hướng phát triển của xã hội Vì vậy càng ngày, tiểu phẩm càng được các báo sử

dụng nhiều và sử dụng một cách có hiệu quả Trong chương tiếp theo, chúng tôi

Trang 33

Chuong 2

TIEU PHAM BAO CHi TREN GAC BAO: XAY DUNG, LAO BONG VÀ TUỔI TRE

2.1 TIỂU PHẨM TRÊN BÁO XÂY DỰNG

Báo Xáy Dựng ra đời muộn, tháng 3-1998 mới xuất bản số đầu tiên Báo Xáy Dựng rất chú ý đến việc sử dụng chuyên mục, trong đó có thể coi mục

"Nghịch lý đời thường” là một dạng tiểu phẩm Chuyên mục này xuất hiện từ

đầu do tác giả Vũ Phong đảm nhận Đến năm 2001, tác giả nghỉ thì chuyên mục này cũng chấm dứt

Chuyên mục “Chuyện hàng ngày” ra đời từ năm 1999 Thời gian đầu báo

ra lkỳ/tuần, chuyên mục xuất hiện đều đặn hàng kỳ Từ năm 2000, báo xuất bản 2kỳ/tuần, chuyên mục này xuất hiện Ilần/tuần nhưng không đều

Trong luận văn này, trên báo Xây Đựng, chúng tôi chỉ khảo sát tiểu phẩm

trong chuyên mục “Chuyện hàng ngày” Trong suốt thời gian tồn tại, chuyên

mục do tác giả Hai Còm viết bài, chỉ có 2 lần sử dụng bài của tác giả khác Chuyên mục này đặt cố định ở góc đưới, trang 3, trừ các số đặc biệt thường đặt ở trang khác

2.1.1 Về nội dung

- Thống kê báo X4y Dựng từ năm 2002 đến tháng 6-2004 cho thấy, đối

tượng phản ánh trong các tiểu phẩm như sau: cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước,

đơn vị sự nghiệp chiếm 81,52%; doanh nghiệp:11,96% và công dân: 6,52% (xem bang 1)

Điều này cho thấy, chuyển sang cơ chế thị trường, trong thời kỳ đổi mới,

bộ máy quản lý Nhà nước bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, không chuyển kịp với xu thế thời đại và yêu cầu nhiệm vụ Các đơn vị hành chính, sự nghiệp thường

Trang 34

những “nghịch cảnh” gây cười Đồng thời, đây cũng là đối tượng cần phê phán

để tiến tới xây dựng một nền hành chính lành mạnh

Bangi: Thống kê về đối tượng của tiểu phẩm trên báo Xây Dựng (2002-6/2004)

SốTT Đối tượng phản ánh Tần số xuấthiện Tylé %

1 Cán bộ, cơ quan quan lý, Nhà nước 55 59,78% 2 Đơn vị sự nghiệp 20 21,74% 3 Đoanh nghiệp Lt 11,96% 4 Cong dan 6 6,52% Cong 92 100%

Còn các doanh nghiệp, chủ yếu là “bệnh” độc quyền một mình một sân nên quen thói bao cấp ngày trước cũng cửa quyền, cùng hành thượng đế

Ở người dân, “hói xấu” chủ yếu là quen nếp “nông dân”, bất chấp luật lệ, nhất là luật giao thông, thôi thì “đường ta ta cứ ấ”, xe đạp đi vào phần đường xe máy, xe máy đi vào phần đường ô tô, là nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông, là cái nạn gây chết người nhiều nhất ở nước ta hiện nay

Theo chúng tôi, đây là tỈ lệ tương đối hợp lý Đối tượng chính là bộ máy quản lý, là các đơn vị hành chính sự nghiệp vì đây là bộ phận chuyển biến chậm nhất, tạo thành lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, quá tập trung vào phê phán bộ máy hành chính mà ít đấu tranh với những thói hư tật xấu của người dân là điểu chưa hợp lý Có thể nói, đây là sự lệch lạc chung của báo chí trong những năm gần đây

- Thống kê về đề tài phản ánh trên báo Xây Dựng từ năm 2002 đến tháng 6-2004 cho thấy như sau: nhiều nhất là đề tài về giáo dục: 17,39%; tiếp đến là

Trang 35

dựng: 7,61%; văn hoá: 6,52%; Bưu chính viễn thông: 4,345; nông nghiệp: 3,26% và các đề tài khác: 15,22% (xem bảng 2) Bảng 2: Đề tài trong tiểu phẩm của Báo Xây Dựng (2002- 6/2004) Số TT Đề tài (lĩnh vực) Số lần xuất hiện Tỷ lệ % | Giáo dục 16 17,39% 2 Quan ly đô thị 14 15,22% 3 Giao théng 11 13,96% 4 |Ytế 10 10,87% 5 Thé thao 7 7,61% 6 Xay dung 7 7,61%

7 Văn hoá-xã hội 6 6,52% 8 Buu chinh-vién thong 4 4,34% 9 Nông nghiệp 3 3,26% 10 | Khác 14 15,22% Cộng 92 100%

Con số trên phản ánh tương đối sát dư luận xã hội trong thời gian qua, những bức xúc về các vấn đề giáo dục, quản lý đô thị, giao thông, y tế Đây cũng là những vấn để nổi cộm nhiều năm nay mà vẫn chưa có cách tháo gỡ

Đề tài Giáo dục chủ yếu tập trung vào chuyện thi cử, chất lượng giáo đục,

bằng giả

Ví dụ, tiểu phẩm “Tiên sư anh Tào Tháo ”(số ra ngày 10-1-1992) phê phán

những tiêu cực trong tuyển sinh ở trường Đại học Dân lập Đông Đô (Hà Nội)

Trang 36

pham “Nehi hd” (s6 ra ngay 8-7-2003) phé phan tinh trang “thi hd”, “chay thi”,

“tua điểm” vào đại học

Đề tài quản lý đô thị chủ yếu tập trung vào các vấn đề: cúp điện, úng

ngập, đào lên lấp xuống, xây đựng không phép Ví dụ: Tiểu phẩm “Chả biết gì bóng đá ” nói về tình trạng cúp điện triển miên đến mức “bà xã” tác giả phải “ước mong sao quanh năm đêu “Uôn cắp” để khỏi bị cúp điện” vì thành phố

“cam kết không cúp điện” trong thời gian “Uôn cắp”, nhưng tác giả lại hạ một

câu “đi ước cái điều mò trăng đáy giếng” Hay tiểu phẩm “Cương quyết thật"

phê phán việc xây dựng không phép, phê phán những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh nhưng chính quyền chỉ hô hào, hạ quyết tâm nhưng chẳng

thấy làm

Đề tài giao thông chủ yếu là để cập đến việc ùn tắc giao thông, tại nạn, cảnh sát giao thông chủ yếu “zin” để “bắt phạt” chứ không phải ngăn chặn việc vi phạm luật giao thông của người điều khiển phương tiện

Vi du: tiểu phẩm “Ngược” (số ra ngày 5-3-2002) nêu tình trạng xe đạp lại

cứ đi tràn ra phần đường xe cơ giới để cho xe máy lại “vâm phạm” vào phần đường cho xe thô sơ, do dân mình cứ thích làm ngược lại các quy định Vì vậy tác giả nghĩ ra “sáng kiến” quy định ngược lại: xe đạp đi ra giữa đường, ô tô đi vào phần đường bên phải là lập tức dân làm ngược lại thì sẽ đâu vào đấy cả

Đề tài y tế chủ yếu để cập đến an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc giả Ví

dụ: Tiểu phẩm “Ñaw guý hơn người” nêu nghịch lý việc dùng thuốc “bảo vệ thực

với” để “bảo vệ rau” nhưng dùng quá liều, không đúng quy trình nên “bảo vệ thực vá” nhưng lại chả chú ý gì đến tính mạng con người nên gây ngộ độc cho

người, thế chả hoá ra là “rau quý hơn người” Hay Tiểu phẩm “Tối ” iên” phê

Trang 37

Tuy nhiên, cách xác định đề tài như trên thực ra chỉ là tương đối Bởi vì:

thứ nhất, cách nói của tiểu phẩm thường là mượn chuyện này để nói chuyện

khác, nhân chuyện này để nói chuyện khác nên sự kiện thuộc một đề tài nào đó

nhiều khi chỉ là cái cớ; th hai ở tiểu phẩm, chuyện nọ nó cứ nhằng vào chuyên

kia, suy tưởng miên man nên trong rất nhiều tiểu phẩm thường bao gồm rất nhiều đề tài, khó mà tách bạch được

Ví dụ: Tiểu phẩm “Tiên sư anh Tào Tháo” (số ra ngày 10-1-2002) tác giả

nêu lý do trường Đại học Dân lập Đông Đô chấm sai điểm là vì “ guên kính nên

nhìn gà hoá cuốc” rồi “mở” tiếp: “Tiên sư anh Tào Tháo! Hay! Lý do thể mới là

lý do chứ, có thể vận dụng vào mọi chỗ, mọi nơi Mai tôi có ấi vào đường ngược

chiều cũng có thể nêu lý do với công an là quên kính Ông có trót vào nhầm

phòng: quên kính Thậm chí có ai Hót ký vai: quên kính; quan toà xử nhằm: quên kính Ổ! Hoá ra từ trước tới na y có nhiều người quên kính mà không nghĩ ra lý do quên kính” Đến đó thì tác giả lôi tất cả các quan tham ô, tham những,

tắc trách vào chung một rọ rồi chứ chẳng có riêng gì “để rà” giáo dục hay sự kiện ở trường Đông Đô nữa

Hay ngay như trong tiểu phẩm “Ngược”, sau khi nêu tình trạng đân mình

Trang 38

Còn tiểu phẩm “Chưa nặn bụt ” (số ra ngày 3-6-2003) nêu tinh trạng dàn

xếp trong bóng đá và một bạn đọc gọi đó là “chưa nặn bụt đã nặn linh tĩnh ”,

tác giả trả lời: “Cái sự ăn bớt ấy hiểm gì Nhỏ thì như chuyện trẻ con vừa bước vào ngưỡng cửa nhà trường, không biết học văn học lễ được đến đâu đã học ngay được thói quay cóp, đến mức bây giờ nó thành phổ cập hoá, trẻ nào không quay cóp mới là chuyện lạ Lớn thì như chuyện có doanh nghiệp được đặt hàng cả đống tiên, chả lo giữ uy tín để làm ăn lâu dài, chưa chỉ đã bớt bói xén xén,

hàng chưa dùng đã trục trặc, bên A kêu râm trời đòi cắt hợp đông Người nghiêm tic thi lo âu, than phiển: Toàn là nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà quên cái hại lớn ( ) cứ như thế thì bao giờ mà ngóc đầu lên được

Còn anh bạn hay bông phèng của tôi thì bảo: “Vì chẳng nặn được bụt nên nặn lĩnh tỉnh” Tôi lại chợt nghĩ: “Chắc gì anh ấy bông phèng”

Vay là, không còn dừng ở để rài thể thao nữa mà tác phẩm đã mở rộng

sang cả lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và khái quát lên thành

cái thói làm ăn tắc trách, giả đối trong xã hội

Như vậy, trong tiểu phẩm, “đề tdi” là khái niệm hết sức tương đối, phạm vị của “câu chuyện” trong tiểu phẩm không đừng ở đề tài, mà là ở ý nghĩa đằng sau câu chuyện ấy Đó chính là tính hình tượng trong tiểu phẩm Mặc dù “hình

tượng” trong tiểu phẩm không rõ nét như văn học nhưng nó vẫn là cái mà tác giả định khái quát lên Mà nếu có cái gọi là “để tai” trong tiểu phẩm thì trong một

tiểu phẩm ít khi dừng lại ở một để tài cụ thể mà từ đề tài chính thường được kéo

“nhằng” sang những đề tài khác mà nhiều khi khó phân biệt được “để ứài” nào quan trong hon “dé tai” nao Tuy nhién, dé tai van có giá trị riêng của nó bởi đó

là sự kiện, vấn đề có thực nên tiểu phẩm phê phán thẳng vào sự kiện đó, vấn đề đó, nâng cao tính chiến đấu của tiểu phẩm

- Theo các đối tượng và đề tài nêu trên, cbử đề trong các tiểu phẩm trên

Trang 39

chính sách, thói tuỳ tiện, buông lỏng quản lý, lối làm việc theo kiểu tiểu nông:

50%; làm ăn dối trá, lừa đảo: 15,21%; thói vô trách nhiệm: 11,96%; tham ô,

tham những: 7,61%; phiển hà sách nhiễu: 6,52%; lãng phí: 5,44%; quan liêu: 3,26% (xem bảng 3) Bảng 3: Chủ đề của tiểu phẩm của Báo Xây dựng (2002-6/2004) SốTT Chủ đề Số lần xuất hiện Tỷ lệ % Sự bất cập của chính sách, thói tuỳ 46 50% | tiện, buông lỏng quản lý, lối làm

việc theo tư duy tiểu nông 2 Lam ăn đối trá, lừa đảo 14 15,21% 3 Vô trách nhiệm 11 11,96%

4 Tham 6, tham nhting 7 7,61%

5 Phién ha, sch nhiéu 6 6,52% 6 Lang phi 5 3,44% 7 Quan liêu 3 3,26% 8 Bao che, bè cánh 2 4% Cộng 92 100%

Nếu trong phần nội dung, “đối tượng” và “để 0à?” trong các tiểu phẩm

trên báo Xây Dựng thiên về tính hình thức, chỉ mang ý nghĩa tương đối, là cái cớ

để tác giả triển khai ý tưởng thì “chủ để” phản ánh rõ hơn mục đích, mục tiêu mà

tiểu phẩm nhằm tới Nó là cái “gẩn nhất” với điều mà tiểu phẩm muốn nói Nói

là gần nhất bởi vì ý nghĩa trong tiểu phẩm không chỉ đừng lại ở chủ để mà nó

Trang 40

Vi du: Tiéu phim “Nghi ho” (s6 ra ngay 8-7-2003) Tác giả đã để cho

“nhân vật bạn đọc ” đề cập đến tình trạng thị hộ vào đại học mà công an vừa phát

hiện ra một đường dây rồi nêu vấn để “ưng tôi nghĩ, các nhà ấy cũng dại, vào

đại học mới chỉ là cái cổng đầu tiên trong cả chặng đường đời dài dang dặc, liệu

họ có đi theo mà "kèm”, mà “hộ” cho con suốt đời được không?” Rồi tác giả trả lời, ai đám chắc rằng cái việc “hộ”, cái việc “kèm” ấy “chỉ có mỗi cho qua cái cổng đại học không? Hay các quý tử ấy vào đời còn sẽ được “nghĩ hộ” dài

dài”

Như vậy, chủ đề ở đây là phê phán thói giả dối, giả đối trong thị cử và có thể giả dối trong cả công việc “đài đà?” trong cuộc đời của những “quý 0” Nhưng từ đó cũng tạo ra sự liên tưởng: phải chăng vì thế mà tạo ra những con người giả, bất tài chiếm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước và

phải chăng đó là một trong những nguyên nhân làm bộ máy quản lý nhà nước

yếu kém, hư hỏng

Tóm lại, nội đụng các tiểu phẩm trên báo Xáy Dựng bám khá sát những

vấn đề có tính thời sự, bức xúc của xã hội Tuy nhiên, do thường lấy đề tài, cảm

hứng, từ các sự kiện được nêu trên báo chí cụ thể nên tỷ lệ trong đề tài hay đối

tượng, thậm chí cả chủ đề cũng chưa hẳn đã phản ánh được những vấn đề thật sự quan trọng, thật sự bức xúc của xã hội

2.1.2 Hình thức

- Thống kê trên các số báo từ năm 2002 đến tháng 6-2004 như sau: số bài dưới 300 âm tiết chiếm 43%, từ 300-400 âm tiết: 49%; trên 400 âm tiết: 8% và không có bài nào đài quá 500 âm tiết Tác phẩm dài nhất có 490 âm tiết (“sô

Không về Yên Tử°-Số Xuân 2002); tác phẩm ngắn nhất là 152 am tiét (“Ua

nặng”, số ra ngày 18-2-2003)

Nhu vậy có thể thấy, “Chuyện hàng ngày” trên báo Xây Dựng có phong

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w