1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách bút ký minh chuyên

129 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Cách Bút Ký Minh Chuyên
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 9,82 MB

Nội dung

Trang 2

BỘ §IÁ0 DỤC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH

PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN DAO THI KIM NGAN

Trang 3

MỞ ĐẦU 3

Chương 1:

MAY VAN DE VE BUT KÝ VÀ PHONG CÁCH BÚT KÝ

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ MINH CHUYÊN

1.1 Bút ký và phong cách bút ký 9 1.2.Vài nét về tác giả Minh Chuyên 20

Chương 2:

ĐẶC ĐIỂM BÚT KÝ MINH CHUYÊN

2.1.Những đặc điểm về nội dung 35 2.2.Vẻ hình thức tác phẩm - 50 Chương 3: PAC TRUNG PHONG CACH BUT KY MINH CHUYEN 3.1.Những yếu tố góp phần hình thành phong cách bút ký Minh Chuyên , 61 3.2.Những nét đặc trưng của phong cách bút ký Minh Chuyên 73 KẾT LUẬN 84 CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIÁ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

Mở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình phát triển của nền văn học và báo chí nước ta, những biến động lich sử - xã hội đặc biệt từ cuối thé ky XIX, dau thé ky XX di tao ra cơ sở cho sự phát triển của nên văn học và nền báo chí chữ quốc ngữ Nhiều thể loại đã

hình thành và phát triển mạnh mẽ - trong đó có bút ký

Thực tiễn hào hùng của đất nước ta trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại từ sau năm 1945 đã tạo ra những điều kiện lý tưởng để các thể ký nói

chung va thể loại bút ký nói riêng phát triển mạnh mẽ Trong thời kỳ này, hầu

hết các nhà văn đều viết bút ký Nền văn học và báo chí trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của đân tộc ta đã thu-được những mùa ký bộn bể với những tên

tuổi lớn như Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Hồng Phủ Ngọc Tường, Tơ Hoài,

Nguyễn Khải, Bùi Hiển, Thép Mới, Phan Quang Trong số đó có những tác giả (như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chế Lan Viên ) chỉ chuyên tâm

với bút ký và bút ký chính luận

Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra những thay đổi quan trọng trên nhiều lĩnh

vực của đất nước Phản ánh những thay đổi to lớn đó, các thể ký đóng vai trò

xung kích với năng lực phan ánh cuộc sống một cách thẳng thắn, trực diện, gắn

liên với cá tính sáng tạo của tác giả Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới trên đất nước ta, cùng với một số thể loại xung kích khác như phóng sự, điều tra, tiểu phẩm bút ký vẫn là thể loại nhập cuộc một cách mạnh mẽ, nắng động trong cuộc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, cổ vũ những nhân tố mới, góp

phần vào công cuộc phát triển đất nước Có thể nói bối cảnh mới đã tạo điều kiện

cho thể loại bút ký trở thành một trong những thể loại hàng đầu với năng lực phan ánh trước một một hiện thực năng động, đa dạng với nhiều vấn đề phức tạp,

bức xúc đang đặt ra Hiện nay, các tác phẩm bút ký vẫn đang phát triển mạnh mẽ

trong nền báo chí đổi mới nước ta với tư cách là một trong những thể loại xung

Trang 5

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, trong nền báo chí đổi mới của chúng ta từ nửa cuối những năm 80 đến nay, một số thể loại như bút ký, phóng sự đã đóng vai trò là ngòi nổ trong sự bùng nổ mạnh mẽ và đầy ấn tượng của các

tác phẩm ký Sự xuất hiện của những thể loại đó đã góp phần vào quá trình đân chủ hoá đời sống báo chí, được biểu hiện bằng hàng loạt những tác phẩm được

viết ra với một tinh thần mới Cùng với phóng sự, bút ký - với một cách nhìn mạnh đạn, thẳng thắn trước những vấn để nóng bỏng của thực tế cũng đã (ạo ra

những tác động tích cực sang các thể loại khác Thể loại này vừa đáp ứng yêu

cầu thông tin, đồng thời còn có khả năng tác động vào nỗi xúc cảm của công

chúng bằng những sự thật xác thực giàu tính chất nhân văn được trình bày qua

ngôn ngữ, giọng điệu sinh động và linh hoạt Với khả năng phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp, cũng giống như phóng sự, bút ký có khả năng khám phá, phơi bày về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn của đời sống với vai trò của nhân vật trần thuật và các nhân chứng Những sự thật nhức nhối được phơi bày; những bí mật được khám phá; những số phận con người phải chịu đựng những điều phi lý, bất công đã tạo ra sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc trong toàn xã hội; những điều tưởng như đã quá quen thuộc bỗng trở nên mới mẻ do được tái hiện dưới một góc

nhìn mới

Sự phát triển có tính chất “bùng nổ” của các thể ký cũng đồng thời là sự xuất hiện đầy ấn tượng của một số cây bút với những phong cách mới bên cạnh

những tên tuổi nổi tiếng Trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những nhà văn tên tuổi

vẫn đang viết rất khoẻ như Tơ Hồi, Nguyễn Khải, Phạm Ngọc Cảnh, Bài Bình Thi công chúng cả nước đã đần dần quen thuộc với những tên tuổi mới như Triệu Bôn, Lê Bầu, Kiểu Vượng, Nguyễn Văn Đệ, Xuân Ba, Minh Chuyên v.v Trong đó, riêng Minh Chuyên đã giành được nhiều giải thưởng với các tập bút ký: Người lang thang không cô đơn (1993), Di hoa chiến tranh (1997), But ký

Minh Chuyên (1998)

Có thể khẳng định rằng: trong nền báo chí thời kỳ đối mới ở nước ta, các

Trang 6

trong dư luận Những sự thật tiêu biểu, điển hình được tái hiện một cách chân

thực trong bút ký Minh Chuyên đã thực sự tạo ra được sự chú ý của toàn xã hội,

thậm chí đã tạo ra được những phong trào xã hội rộng lớn

Trong những năm qua, tại Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên

truyền và Khoa báo chí, trường đại học KHXH & NV Hà Nội cũng đã có một số khoá luận của các sinh viên báo chí đề cập đến bút ký Minh Chuyên Tuy nhiên, hầu hết các khoá luận này chủ yếu mới chỉ nêu lên những nét chủ yếu về tác giả, tác phẩm hoặc bước đầu khảo sát một số vấn đề về nội dung, hình thức các tác

phẩm của Minh Chuyên

Trong lý luận báo chí nước ta cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên 'cứu nào để cập đến phong cách của các tác giả viết ký xuất hiện trong thời kỳ

đổi mới Tương tự như vậy, đến nay cũng chưa có ai đặt vấn đề nghiên cứu về

phong cách của các tác giả bút ký trong thời kỳ đổi mới Ở nước ta nói chung và phong cách của một tác giả bút ký cụ thể Chính vì vậy, nếu được thực hiện thành công, luận văn này sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về phong cách búi ký của tác giả Minh Chuyên

Trên tỉnh thần đó, chúng tôi cho rằng việc triển khai nghiên cứu để tài này

là một công việc có tính cấp thiết Cùng với việc khẳng định những nét đặc trưng

trong phong cách bút ký của Minh Chuyên, công trình nghiên cứu này cũng là sự ghỉ nhận đối với những đóng góp của tác giả này trong thời kỳ đổi mới ở nước ta

Bên cạnh đó, luận văn còn có thể góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm và sự vận động phát triển của thể loại bút ký nói chung ở nước ta trong những năm đổi

mới vừa qua và thông qua đó có thể rút ra được những bài học, những kinh nghiệm nghề nghiệp bổ ích cho những người viết bút ký hiện nay

Tất cả những lý do đó đã thúc đẩy chúng tôi chọn lựa dé tài Phong cách

bút ký Minh Chuyên cho luận văn thạc sỹ báo chí của mình

2 Lịch sử vấn đề

Gắn liền với sự phát triển của bút ký, lý luận báo chí và lý luận văn học nước ta từ trước đến nay đã ít nhiều đề cập đến thể loại quan trọng này Ngay từ

những năm 40 của thế kỷ XX, trong bộ sách Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu

Trang 7

Nguyên lý lý luận văn học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Ngọc cũng dành một chương bàn về các thể ký - trong đó có thể loại bút ký

Những năm sau này, trong các tài liệu tham khảo, các giáo trình văn học

và báo chí ít nhiều có đề cập đến thể loại bút ký Trong đó có những công trình nghiên cứu đáng chú ý (theo trình tự thời gian) như: Ký viết về chiến tranh cách

mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hà Minh Đức (năm 1980), Lý luận văn

hoc tập 11 của các tác giả Phương LLựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (năm

1087), Lý luận văn học của Khoa văn học trường đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Hà Nội (năm 1993), Ký văn học và ký báo chí của Đức Dũng (năm

2003) v.v Ngoài ra còn có hàng chục bài nghiên cứu đã được đăng tải trên các báo, tạp chí bàn về những vấn để xung quanh các thể ký văn học và ký báo chí,

trong đó ít nhiều để cập đến thể loại bút ký với tư cách là một trong những thể ký

văn học với năng lực phản ánh hiện thực có chiều sâu của cảm xúc và hình

tượng

Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong hầu hết những nghiên cứu nêu trên thường chỉ mới tập trung vào việc khảo sát quá trình hình thành, phát triển và về

các đặc điểm, đặc trưng chung của bút ký, gắn liền với những thời điểm có

những biến động mạnh mẽ của đời sống Riêng về vấn đề phong cách tác giả và

tác phẩm, trước đây trong lý luận văn học cũng đã có những công trình nghiên

cứu ít nhiều đề cập tới phong cách bút của những tên tuổi lớn trong văn học Việt

Nam như Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Tơ Hồi, Hồng Phủ Ngọc Tường Tuy nhiên ~ như đã trình bày ở trên, trong lý luận báo chí nước ta cho dén nay chua

có công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề nghiên cứu về thể loại bút ký từ phương

diện phong cách cá nhân gắn với một tác giả cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn này có mục đích làm sáng tỏ những nét đặc trưng nhất trong

Trang 8

các tác phẩm bút ký của Minh Chuyên để rút ra những đặc điểm của các yếu tố

nội dung và hình thức, đồng thời còn phải tìm hiểu cuộc sống, quá trình sáng tạo cùng với những suy nghĩ, trăn trở và quan niệm câm bút của tác giả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát trong quá trình nghiên cứu là các rác phẩm búi ký của

Minh Chuyên cùng với cuộc sống và những quan niệm, suy nghĩ, kinh nghiệm riêng của anh trong quá trình sáng tạo Riêng về các tác phẩm, phạm vi nghiên

cứu được giới hạn trong số những bút ký của anh đã được công bố trên báo chí

trong những năm đổi mới và trong các tập sách đã xuất bản trong những năm qua như: Người lang thang không cô đơn (1993), Di hoa chiến tranh (1997), Bút

ký Minh Chuyên (1998)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp

như: phỏng vấn sâu, phân tích phẩm, so sánh, tổng hợp

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trực tiếp đối với Minh Chuyên nhằm khai thác những suy nghĩ của anh về nghề nghiệp, công việc và về các thể

loại mà anh đã sử dụng thành công trong quá trình sáng tạo của mình Các

phương pháp phân tích phẩm, so sánh được sử dụng để phát hiện những đặc

điểm nổi bật về nội dung và hình thức nhằm rút ra những yếu tố có tính quy trong tác phẩm của Minh Chuyên Phương pháp zổng hợp giúp cho việc rút ra

những nét đặc trưng nhất trong phong cách bút ký của anh Tất cả các phương

pháp được vận dụng đều có những tác động tích cực trong việc góp phần vào kết

quả của luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 9

Chuyén- một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học va báo chí đổi mới

ở nước ta Kết quả của luận văn còn có những đóng góp nhất định cho lý luận về

thể loại bút ký trong bối cảnh đổi mới

Một số kết quả của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho công tác nghiên cứu, giảng đạy, học tập và cho công việc sáng tạo những tác

phẩm bút ký báo chí Công trình nghiên cứu này còn có thể được coi như một

trong những tài liệu tham khảo về cuộc đời, về sự nghiệp của tác giá Minh Chuyên, cung cấp những kinh nghiệm cần thiết và bổ ích cho nghề nghiệp và công việc của các nhà báo viết bút ký báo chí ở nước ta hiện nay

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn này có dung lượng 86 trang quy chuẩn không kể phần Tải liệu

tham khảo và Phụ lục Trong đó sau phần Mở đầu, những nội dụng chủ yếu được

bố trí trong ba chương sắp xếp theo trình tự như sau:

Chương 1: Bút ký và phong cách bút ký Vài nét về tac giả Minh Chuyên

Chương 2: Những đặc điểm của bút ký Minh Chuyên

Chương 3: Đặc trưng phong cách bát ký Minh Chuyên

Cuối luận văn, sau Kếf luận là Công trình công bố của tác giả và Danh mục tài liệu tham khảo Ngoài ra, chúng tôi còn có một phần Phụ lục để giới

thiệu 5 tác phẩm bút ký tiêu biểu nhất của Minh Chuyên trong những năm đổi

a:

Trang 10

1.1, BÚT KÝ VÀ PHONG CÁCH BÚT KÝ

1.1.1 Đặc điểm thể loại bút ký

1.1.1.1 Một số quan niệm về thể loại bút ký

Cho đến nay, nhìn chung có ba loại quan niệm về thể loại bút ký Quan

niệm thứ nhất cho rằng bút ký là một thể loại thuộc các thể ky văn học Bút ký

cũng dựa trên cơ sở của sự thật nhưng kết hợp mạnh mẽ với cảm xúc của người

viết và do đó sự thật chỉ được coi như cái cớ để người viết thể hiện cẩm xúc của

mình Quan niệm thứ hai cho rằng không chỉ trong văn học mà trong báo chí cũng có thể loại bút ký (bút ký văn học và bút ký báo chí) Bên cạnh đó, những người tán thành quan niệm thứ ba thì cho ring bút ký là một thể loại văn học

trung gian nằm giữa văn học và báo chí và trong từng tác phẩm sẽ thể hiện mạnh

mẽ tính chất văn học hay tính chất báo chí Các tác gia trong sch Tr điển thuật

ngữ văn học cho rằng “bút ký có thể thuộc về văn học và cũng có thể thuộc về

báo chí tuỳ theo mức độ biểu hiện của cái riêng của tác giá và.mức độ sử dụng

các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng”

[18; tr.20]

Trong đời sống văn học và báo chí, bút ký có một vị trí then chốt Lý luận văn học trước đây thường nhấn mạnh cảm xúc trữ tình của thể loại bút ký Nhà

thơ Phạm Hổ cho rằng: “Bút ký có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể

truyện ngắn và thơ” [25; r.135] Tơ Hồi thì cho rằng: “Ở bút ký, con số đầm

thấm những tình cảm, còn tình cảm thì bao giờ cũng bắt nguồn từ những con số,

con số bao giờ cũng là kết quả của những tìm kiếm chính xác và nghiêm túc” [25; tr.137]; Nhà thơ Hồng Trung Thơng cũng tỏ ra rất quan tâm đến thể loại

này Ông nhận thấy “thể loại văn học này với sự phóng khoáng, rộng rãi và cơ

Trang 11

vừa đi ngược đòng thời gian, vừa nói một điểm vừa ôm vào đó được nhiều chân

trời của sự sống, vừa miêu tả, vừa suy nghĩ, biện luận vừa trữ tình, vừa châm biếm Đó là một thể loại văn học rất gần với báo chí vì tính thời sự của nó, nhưng cũng mang đầy đủ những đặc tính của văn học” [25; tr 129]

Trên cơ sở xác định bút ký là một thể loại “trung gian giữa ký và tuỳ bút, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng “bút ký ghi lại người thật, việc thật, nhưng thường ít hơn ký sự ( ).“bút ký nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà

nhà văn đã mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi” ( ) Bút ký cũng có những nhận xét, những suy nghĩ, những liên tưởng nhưng ít triển miên, phóng túng như tuỳ bút” Do những đặc điểm đó biến hoá tuỳ theo bút pháp của các nhà

văn khác nhau nên “ranh giới của các thể bút ký, ký sự, tuỳ bút có khi không thật

rach roi, nhat la trong mot Bãi ngan’s [28s tr 897:

Những quan niệm có liên quan tới bút ký cũng đã có sự điều chỉnh, phát

triển cùng cùng với sự phát triển của thể loại Sách Từ điển thuật ngữ văn học lại coi bút ký là một “thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn” nhưng nó khác truyện ngắn ở chỗ “không sử dụng hư cấu vào việc

phan ánh biện thực” Quan niệm này còn cho rằng: “Bút ký ghi lại những con

người và sự việc mà nhà văn đã (ìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút ký tuỳ thuộc và tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu khám phá diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được để cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh “có vấn để”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các va chạm giữa tinh

cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường” [ 18; tr.20]

Theo GS TSKH Phương Lựu, bút ký thuộc nhóm các thể ký “phi cốt

Trang 12

thông tin của mình, vừa phá rào thoát khởi người thực việc thực để đạt đến những

yêu cầu nghệ thuật khác, như tính khái quát, tính hoành tráng v.v , Tất cả chỉ

còn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của người viết ” [25, tr.131,132]

1.1.1.2.Đặc điểm của bút ký

Những ý kiến nêu trên đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bút ký Không chỉ phân ánh sự thật với những con người và số liệu cụ thể, chính xác, bút ký còn có thể biểu lộ cảm xúc trữ tình một cách mạnh mẽ và hiệu quả Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu thống nhất coi bút ký là một trong những thể loại

tiêu biểu trong các thể ký GS Hà Minh Đức cho rằng “sự thật của đời sống ở

những nét chắt lọc và tính chất tự nó cũng mang giá trị thẩm mỹ độc đáo và đặc

biệt là phần đóng góp của người viết với những suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng

phong phú và giàu tính nghệ thuật” [L6; ír.156]

Cuộc sống luôn luôn khơi nguồn sáng tạo cho tất cả các thể loại văn học, nhưng riêng với bút ký thì sức tác động thường trực tiếp và mạnh mẽ hơn với tư

cách là những thể loại từ trong sự sống trực tiếp mà ra, mang theo tất cả sự mới

mẻ và chất xanh tươi của cuộc đời Nhà văn Tơ Hồi đã nhận xét: "Nhà văn là

thư ký của thời đại Tôi nghĩ danh hiệu cao quý ấy, mệnh lệnh chiến đấu ấy,

trước nhất, chúng ta trận trọng tặng những người viết bút ký và các thể loại phóng sự, ghi chép, tuỳ bút, ký sự, tương tự như bút ký” [21; tr711

Bút ký - do tính chất đa dạng của nó có thể phản ánh cuộc sống từ nhiều góc độ một cách linh hoạt Nó tác động đến người đọc bằng sức sống trực tiếp,

mạnh mẽ và hấp dẫn Tính chất thời sự và chiến đấu kịp thời của các tác phẩm

bút ký không chỉ là khả năng mà là đặc điểm thể hiện bản chất của thể loại Nếu

để mất đi tính chất thời sự và chiến đấu thì bút ký sẽ không còn là bút ký nữa

Thực tế trên luôn đặt ra cho bút ký nhiệm vụ phát hiện kịp thời những vấn đề đang đặt ra của đời sống và góp phần giải quyết nó Nhiệm vụ của bút ký không

chỉ nhằm vào miêu tả cái có thật trong cuộc sống, nó còn cảm nhận nhạy bến sự

Trang 13

Trong quá trình phần ánh hiện thực đời sống, tác giả bút ký luôn chú trọng

đến tính thời sự và nhất là về tính xác thực của các đối tượng Tác phẩm bút ký

phải đậm chất suy nghĩ và tình cảm trên cơ sở của một lập trường công dân, với vai trò của cái tôi trần thuật đầy tinh thần trách nhiệm, sắn sàng chịu trách nhiệm

trước những sự thật được phản ánh (rong tác phẩm Chính điều đó đã lý giải vì

sao những tác phẩm bút ký của Minh Chuyên đã tạo ra được những tác động xã hội mạnh mẽ, thậm chí đã trở thành nguyên nhân dẫn đến việc hình thành quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được cả nước ủng hộ với số tiền hiện nay đã lên đến trên 170 trỷ đồng

Trong các đạng bút ký, có một dạng đặc biệt là “bút ký chính luận” Trên phương diện lý luận, bút ký chính luận là bút ký nhưng có vận dụng

nhiều thănh phân chính luận Kết hop voi các yếu tố tự sự; trữ tình: Tính chất —~

chính luận của thể loại này gần gũi với một trong những đặc điểm của báo chí Có lẽ đó là lý do khiến cho những tác phẩm thuộc thể loại này được sử dụng trên báo chí nhiều hơn hẳn so với các thể ký văn học khác Theo TS Đức Dũng, “bút

ký chính luận có khả năng bám sát và ứng chiến kịp thời với các vấn đề thời sự đặt ra trong cuộc sống hàng ngày Thành phần chính luận trực tiếp chỉ phối tạo ra tính chiến đấu cao của thể loại Về hình thức, bút ký chính luận có sự biến hoá rất linh hoạt không chỉ về dung lượng, kết cấu, ngôn fừ mà ngay trong bút pháp,

giọng điệu” [14; tr.222]

So với bút ký, bút ký chính luận có thể bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ chính

kiến của tác giả Trong những tác phẩm bút ký chính luận, người viết có thể vận

dụng hình thức tổng hợp để làm cơ sở cho những luận cứ Bút ký chính luận có

thể gắn bó với thời cuộc Nó hưởng ứng và ứng chiến kịp thời với những vấn dé đặt ra từ đời sống Chính vì thế, trong xã hội có đấu tranh giai cấp, các nhà văn thường sử dụng bút ký chính luận như một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù, trong đó bút pháp châm biếm được vận đụng một cách hiệu quả Là một dạng đặc biệt của bút ký, bút ký chính luận còn có thể giao thoa với các thể loại

khác như tạp văn, tiểu phẩm và điều đó cho thấy sự năng động của nó trong quá

Trang 14

Do sự gắn bó chặt chẽ với những sự that xác thực và thời sự, tác phẩm bút

ký chính luận thường có tính chiến đấu rất sắc bền mà những tác phẩm của nhà

báo Nguyễn Ái Quốc từ đầu thế kỷ trước với bút pháp châm biếm vừa đanh thép

mạnh mẽ, vừa thuyết phục sâu xa là những ví dụ điển hình Những năm sau này, phong cách bút ký chính luận với chất châm biếm vừa mang đặc điểm truyền

thống của dân tộc, lại vừa mới mẻ hiện đại với ngôn từ linh hoạt của Người vẫn

to sáng trong những tác phẩm bút ký chính luận và tiểu phẩm dưới nhiều bút

danh khác nhau Đó là sự nối tiếp từ truyền thống chính luận trong những tác

phẩm hịch, chiếu cáo, biểu đầy tỉnh thần yêu nước, tự hào dân tộc của ông cha ta

Riêng về vấn đề hư cấu trong bút ký, ý kiến chung của các nhà nghiên cứu

đều thống nhất cho rằng: mặc dù đặc trưng của tác phẩm ký nói chung và thê loại bút ký nói riêng là phải tồn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả, nhưng vẫn có thể chấp nhận hư cấu ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng: ký được pháp hư cấu nhưng không được bịa đặi Hư cấu trong tác phẩm ký thường được triển khai trong những yếu tố không xác định (như thời

tiết, những suy nghĩ, những tâm sự riêng tư .) với điều kiện phải giữ vững và

làm tăng tính chân thực cho tắc phẩm

Trong thực tế, nhiều người đã không có quan niệm đúng đắn về hư cấu nghệ thuật nói chung và hư cấu trong tác phẩm ký nói riêng Hut cau không phải

la sy bia đặt thêm thắt tuỳ tiện, vô cớ Đó là một thủ pháp chúa đựng trong nó nhiêu cấp độ như: lựa chọn, tổ chức, tái tạo lại, sáng tạo cái mới Hư cấu nghệ

thuật - với đúng nghĩa của nó chính !ä sự bởi đắp để cho hình tượng nghệ Thuậi

thêm chân thực, sống động và điển hình hơn

Trong thực tế, rất nhiều tác phẩm bút ký hiện nay vẫn sử đụng những cấp

độ thấp của thủ pháp hư cấu như tổ chức, bồi đắp, sắp xếp lại (chứ không phải là

bịa đặt vô căn cứ) một cách rất hiệu quả mà vẫn không làm mất đi tính xác thực

của nội dung phản ánh Các tác phẩm bút ký của Minh Chuyên là những ví dụ rất

tiêu biểu cho vấn đề này Thậm chí, có thể khẳng định rằng các tác phẩm của

Trang 15

tạo ra những hiệu quả xã hội rộng lớn chính là một phần đã nhờ vào khả năng

vận dụng các thủ pháp tổ chức, tái tạo này,

Như đã trình bày ở trên, sự thật của đời sống đi vào tác phẩm bút ký vẫn

không bị mất đi tính xác thực, mỗi hiện tượng, mỗi chỉ tiết đều có địa chỉ rõ

ràng, cụ thể Có thể kiểm tra được tính chính xác của các tác phẩm ký của Minh

Chuyên bằng chính những con người và sự việc có thật liên quan đến bản thân họ Lần theo những trang viết của Minh Chuyên chúng ta gặp những tên người, tên, đất với những địa chỉ xác thực Tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu

tả - đó chính là một trong những lý do tạo ra sức cuốn hút mạnh mẽ trong các tác

phẩm của anh

1.1.2 Phong cách và phong cách bút ký

——T1:1.2:1.-Vữn đề phong cách và phong cách bút ký:

Vấn để phong cách gắn với một thể loại cụ thể đã được giải quyết từ lâu

trong nghiên cứu lý luận văn học nước ta Theo đó, phong cách được hiểu là

những nét chung, tương đối bên vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuậi, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học hay một nên văn học nào đó

Phong cách phải được biểu hiện trực tiếp, cụ thể và những đặc điểm phong

cách có thể hiện diện trên bể mặt tác phẩm Trong nghĩa rộng, phong cách là

nguyên tắc xuyên suốt để kiến trúc tác phẩm, khiến cho tác phẩm có tính chỉnh

thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt Người ta có thể phân biệt các phong cách lớn như: phong cách của một thời đại, phong cách của các khuynh

hướng, các trào lưu.: và phong-cách cá nhân của người nghệ sỹ Điều đó cho

thấy cũng cần phải có sự phân biệt giữa hai khái niệm “phương pháp” và “phong

cách” Có thể hiểu phương pháp như những nguyên tắc tổ chức bên trong của tác phẩm, còn phong cách thì chính là những nguyên tắc ấy được biểu hiện ở những

yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật Có quan niệm cho rằng phong cách chính

là sự cụ thể hoá, vật chất hoá của phương pháp, tuy nhiên sự tương quan giữa hai

Trang 16

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, “ở thế kỷ XX, trong điều kiện các

xã hộ tư bản phát triển, khi cá nhân ngày càng bị tấn công bởi các quá trình tiêu

chuẩn hoá và tha hoá, khi đã xuất hiện thị trường đại chúng cho các sản phẩm

công nghệ văn chương, thì việc có phong cách riêng trở thành cái đảm bảo cho sự toàn vẹn của các nhân, cho quan hệ tự đỏ và nhân bản của cá nhân đối với thế

giới” [2; tr.267]

Trong lý luận báo chí nước ta, đôi khi người ta cũng có nói đến phong cách của một nhà báo cụ thể nào đó đang được chú ý Tuy nhiên, điều đáng nói là cho đến nay trong lý luận báo chí nước ta chưa có bất cứ một công trình

nghiên cứu hay một tài liệu nào dé cập đến những vấn đề lý luận về phong cách

trong hoạt động sáng tạo của nhà báo Tuy nhiên, có thể thấy rằng có thể áp

dụng riiững nguyên tắc cơ bản của lý luận về phong cách đã được sử dụng trong—~ nghiên cứu lý luận văn học trong việc nghiên cứu các giai đoạn, trào lưu hoặc

các tác giả cụ thể trong lĩnh vực báo chí Như đã trình bày ở trên, khái niệm “phong cách” được dùng để chỉ quy luật thống nhất của các yếu tố làm nên tinh chỉnh thể của tác phẩm văn học và báo chí Khái niệm này bao hầm nhiều cấp độ, trong đó có cấp độ phong cách cá nhân của tác giả

Để có thể khảo sát về phong cách cá nhân trong sáng tạo tác phẩm báo chí cần phải xuất phát từ những tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả đó Tuy

nhiên, do các nhà báo không xuất phát từ cái tôi thẩm mỹ mang đậm dấu ấn cá

nhân (như nhà văn) mà thường sáng tao trên cơ sở của một cái tôi công đân gắn

liền với cái ta - cộng đồng nên việc tìm hiểu những suy nghĩ riêng tư, những kinh nghiệm sống và kể cả thái độ chính trị của tác giả là không thể thiếu được khi muốn phát hiện ra những nét đặc trưng trong phong cách của họ

Tất nhiên, một tác giả muốn có phong cách thì trước hết phải có nhiều tác

phẩm bộc lộ phong cách Trong hệ thống các thể loại báo chí thì các thể loại đơn

giản như tin, bài người tốt việc tốt, ghi nhanh rất khó tạo điều kiện cho tác giả thể hiện phong cách cá nhân Chỉ có các thể loại có dung lượng lớn và có khả

năng phản ánh hiện thực một cách có bản sắc như bút ký, phóng sự, ký chân

Trang 17

đó lý giải vì sao Minh Chuyên có thể viết nhiều thể loại nhưng phong cách của

anh lại bộc lộ sinh động nhất qua các tác phẩm bút ký

Phong cách bút ký gắn liên với những đặc điểm thể loại của búi ký Những

đặc điểm này - như đã trình bày ở trên, được biểu hiện qua các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm như: về đề tài phản ánh, về năng lực và chất lượng thông tin thông tin, về ngôn ngữ, văn phong, bút pháp, giọng điệu và về vai trò của nhân vật trần thuật có mặt trực tiếp trong tac phim

Chúng ta đã biết rằng bút ký là một trong những thể loại có thể biểu lộ cảm

xúc trữ tình một cách mạnh mẽ và hiệu quả Không chỉ phản ánh sự thật với những

con người và số liệu cụ thể, chính xác, thể loại này còn thể hiện sự đóng góp của

người viết với những suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng phong phú và giàu tính nghệ

“ thưật: Đây là một thể loại có thể phản ánh cuộc sống từ nhiều góc độ một cách linh

hoạt và có thể tác động đến người đọc một cách trực tiếp, mạnh mẽ Năng lực bám sát để phản ánh những vấn đề, sự kiện thời sự với tỉnh thần chiến đấu kịp thời của

các tác phẩm bát ký là đặc điểm thể hiện ưu thế của thể loại Bút ký có thể phát hiện

kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống một cách nhạy bén Bút ký không chỉ nhằm vào miêu tả cái có thật mà còn có nhiệm vụ phát hiện những xu hướng vận động của hiện thực với những mâu thuẫn, những vấn đề đang nảy sinh để góp phần vào việc giải quyết nó Người viết bút ký luôn chú trọng đến tính thời sự, tính xác thực của các đối tượng để thông qua đó bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ chính kiến của

Tác phẩm bút ký - nhất là dạng bút ký chính luận phải gắn bó với thời cuộc, phải có

khả năng ứng chiến kịp thời trước những van dé đặt ra từ đời sống Ngoài ra, nó còn phải đậm chất suy nghĩ và tình cảm trên cơ sở của một lập trường công dân, với vai trò của cái tôi trần thuật đầy tính thần sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những sự thật - được phản ánh

Trên cơ sở của những đặc điểm thể loại nêu trên, mỗi tác giả bút ký có cách

khai thác, vận dụng và sáng tạo tác phẩm riêng của mình Quá trình này này còn chịu sự chỉ phối của một số yếu tố khác như: bối cảnh thời điểm tác giả đang sống, quan niệm của người cầm bút, nhu cầu của công chúng, sự khơi gợi của những dé tài

Trang 18

-những đứa con tỉnh thần của người viết Đó cũng là tấm lòng, là thái độ sống của

chính tác giả trước những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống

Trên tỉnh thần đó, có thể thấy phong cách bút ký được thể hiện trước hết

và chủ yếu thông qua các tác phẩm bút ký Nó tạo ra cái nét riêng không thể lẫn

lộn của một (tác giả bút ký này với tác giả khác trong việc chọn để tài, việc xây dựng, tổ chức về phương điện nội dung, việc khai thác và tái hiện các chỉ tiết, sự kiện và những suy nghĩ, cảm xúc riêng của tác giả trước những sự thật ấy Phong

cách bút ký còn phải được thể hiện qua những đặc điểm riêng của người viết trên

các phương điện khác như cách sử dụng ngôn và bút pháp để có thể tạo ra được

giọng điệu riêng Đồng thời với những điều đó, các yếu tố khác như hoàn cảnh

sống của cá nhân, quan niệm sống và quan niệm sáng tạo cũng là những yếu tố

— góp phân tạo nên phong cách của một tác giả nói chung và một tác giả bút ký nói ——-

riêng

1.1.2.2 Một số phong cách bút ký tiêu biểu ở nước ta

Trong thực tiễn văn học và báo chí nước ta trong những năm qua, nhiều tên tuổi nhà văn, nhà báo đã thể hiện những phong cách độc đáo, gắn liền với thể

loại bút ký Có thể kể ra đây một vài tên tuổi tiêu biểu nhất như Nguyễn Tuân,

Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chế Lan Viên, Thép Mới v.v Trong đó, trước hết phải kể đến Nguyễn Tuân - một trong những nhà văn đã gắn bó hết mình với bút

ký và trau đổi cho nó trở thành một vũ khí nghệ thuật

Từ những năm 40 của thế kỹ trước, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét về phong cách bút ký của Nguyễn Tuân: “Những nhà viết bút ký cứng cáp hơn cả là Nguyễn Tuân và Phùng Tất Đắc Họ Phùng viết những bài phiếm luận có tính cách bút ký như lối Tản Đà; còn họ Nguyễn viết những thiên tuỳ bút, vừa ngắn vừa đài, căn cứ vào những việc thiết thực và hơi giống cái lối của Phạm Đình Hổ nhưng không phải cái giọng trung hậu, đĩnh đạc như Phạm Đình

` Hổ" [30; tr.413,414] Từ đó đến nay đã có hàng trăm bài viết và công trình

Trang 19

Nha xudt ban Thanh Nién té chite ngay 13-3-1999), cé nha tho T6 Hitu khi nhac

đến Nguyễn Tuân đã trân trọng gọi ông là “người thợ kim hoàn về chữ nghĩa” Theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, “nhìn trên toàn bộ sáng tác của ông, Nguyễn Tuân thể hiện một phong cách văn xuôi độc đáo, ngang ngạnh, ưa nêu lên những nghịch lý, thích cười, thích phô điễn đến tận cùng những hiểu biết của mình

và tạo ra một thế giới nghệ thuật gắn liền với bản sắc cá nhân độc đáo của chính

ông Đặc biệt, ông rất chú trọng việc sử dụng ngôn từ Quả là “đưới ngòi bút của

Nguyễn Tuân, “chit nghia” duoc théi hén va do dé đã trở nên sống động khác

thường, chính “chữ nghĩa” thần tình của tác giả đã tạo ra những trang ký văn học

tuyệt bút” [19; tr.156] Lại Nguyên Ân thì cho rằng: “Hình như nhà văn lão thành này đã rút được cái gì đó rất lõi cốt của độc thoại, hơn thế nữa, của dòng ý thức

trong văn chương hiện đại thê giới gắn vào một lỗi nói tiếng Việt rãt cổ truyền để

làm nên văn phong của mình, một cảm quan riêng, âm hưởng riêng, tiết tấu riêng” [l; tr.193] Nhà nghiên cứu văn học Mai Quốc Liên cũng nêu nhận xét: “Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người mở ra những khả năng mới cho tiếng Việt [14; tr 294-205] Trong bút ký của Nguyễn Tuân, chữ

nghĩa được sử dụng một cách độc đáo với một bản sắc riêng biệt

Cũng giống như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số

rất ít những người chuyên tâm đeo đuổi thể ký Khác với phong cách bút ký ` Nguyễn Tuân, bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nghiêng hẳn về chất thơ thi

vị ngọt ngào Theo GS Trần Đình Sử, “đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường ta bỗng thấy anh tìm đến thể bút ký như là một điều tất yếu, bởi vì đó là một thể loại phóng khoáng; tự do mà -cá tính-nghệ-sỹ-thường trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại Tính thích giao du, tình yêu lịch sử, triết học, nhu cầu trầm tư nội tâm, thích chiêm nghiệm, quan sát, tất cả đều là các kích thước khác nhau của bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường” [34; tr.254]

Trang 20

Huế di tích và con người (1995) đã khiến cho ngôn ngữ trong bút ký trở nên hấp

dẫn đặc biệt Viết về Huế, bút ký của ông có một phong cách thật trang trọng với sức mạnh của những suy tưởng, chiêm nghiệm sâu xa qua mạch suy tư về “bản

sắc Huế”, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên với ngôn ngữ đầy chất thơ

ngọt ngào

Riêng về dạng búi ký chính luận, kế tục xuất truyền thống vinh quang từ

những tác phẩm của nhà báo Nguyễn Ái Quốc, nền văn học và báo chí cách

mạng Việt Nam đã sản sinh ra nhiều tác giả xuất sắc như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Bảo Định Giang, Lưu Quý Kỳ, Thép Mới, Hồng Hà Trong số đó, Chế

Lan Viên là người rất có duyên với thể loại này Với vốn hiểu biết sâu rộng, sự

sắc sảo và niềm tin tưởng mãnh liệt vào thắng lợi của cuộc đấu tranh của đân tộc,

trong bút ký chính luận, “Chế Lan Viên đã từ những sự việc tắn mạn, con người bình thường, biết rút ra cái lõi thực chất, nâng lên ý nghĩa tượng trưng Anh biết

cắm chân trên mảnh đất hiện thực nhưng cũng biết bay lên với trí suy tưởng”

[17, tr.145]

Trong những năm chiến tranh, bút ký chính luận của Chế Lan Viên luôn

gắn liên với những sự kiện trọng đại của đất nước với một âm hưởng chiến thắng

hào hùng Đồng suy tưởng của ông luôn chú trọng đến cuộc sống hiện tại chứ ít khi bị chìm vào những kỷ niệm quá khứ Hạt nhân của nhiều tuỳ bút chính luận của Chế Lan Viên là những sự kiện chính trị mới nảy sinh đang tác động mạnh

mẽ trong đời sống Có thể nói những tác phẩm của Chế Lan Viên khá tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thể loại bút ký chính luận trong những ›:năm tháng gian khổ mà hào hùng của lịch sử dân tộc “Điểm nổi bật trong bút ký

chính luận của ông là sự sắc sảo của những suy nghĩ và vấn đề được dé xuất Tư duy thơ cũng góp phần cho bút ký chính luận của ông những so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ nhưng gây ấn tượng mạnh mế” ƒ L4; tr.225]

Thép Mới là một trong những cây bút nổi bật trong số các nhà báo viết bút

ký ở nước ta và thể loại mà ông sử đụng thuần thục nhất là bút ký chính luận Ngòi bút của ông đã biết kết hợp tài tình giữa chính trị, lịch sử và văn học dưới

Trang 21

với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa tính chiến đấu và chất trữ tình cách mạng, bút ký chính luận của Thép Mới truyền đến người đọc niềm tin của chiến thắng

Trong tập bút ký chính luận Điện Biên Phú, một danh từ Việt Nam của ông có

những đoạn vang lên hùng khí chiến thắng: “Từ đấy, danh từ Điện Biên Phủ còn

được dùng làm động từ nữa Động từ Điện Biên Phủ (dienbienfuer) có nghĩa là

đánh cho không còn một mảnh giáp như ở Điện Biên Phủ, cho một bài học đích

đáng như Điện Biên Phủ” [14; tr.226]

Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong những năm đổi mới nhưng Minh Chuyên đã trở thành một trong những tác giả có phong cách nổi bật nhất trong đội ngũ

những cây bút viết ký Điểm then chốt quyết định sự hình thành phong cách bút ký Minh Chuyên gắn liền với những nỗi bất hạnh của những người lính sau chiến

tranh, với những sự thật nhức nhối được phơi bày: Sức mạnh của bút ký Minh —

Chuyên trước hết là sức mạnh của những sự thật điển hình mà các tác phẩm của

anh đã nêu lên một cách chân thành với một tỉnh thần đũng cảm, dám đấu tranh

để bênh vực sự thật

1.2 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ MINH CHUYÊN

1.2.1 Thân thế và sự nghiệp

1.2.1.1 Vai nét nề tiểu sử

Minh Chuyên tên thật là Nguyễn Minh Chuyên, sinh ngày 10 tháng 12

năm 1948, tại làng Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tính Thái Bình

Ngay từ khi còn nhỏ, Minh Chuyên đã là một cậu bé giỏi văn được thầy yêu bạn mến Khi còn học phổ thông, anh thường tỏ ra vượt trội hơn bạn bè cùng lứa bởi những giải cao trong các cuộc thi tuyển học sinh giỏi văn Các bài văn của Minh Chuyên thường được nhà trường đọc cho các lớp nghe để học tập, rút kinh nghiệm

Năm 1967, theo tiếng gọi của Tổ quốc, Minh Chuyên đã nhập ngũ lên

Trang 22

phóng miền Đông Nam Bộ (1967 - 1976) cũng chính là thời gian hữu ích nhất để

cây bút trẻ này thể nghiệm những khả năng của mình

Vừa cùng đồng đội tham gia chiến đấu, Minh Chuyên vừa say mê viết các

tác phẩm miêu tả tỉnh thần anh đũng của đồng đội Qua mỗi chuyến đi, bằng

những điều thu thập được, anh so sánh, suy nghĩ, vẽ nên bức tranh về những con

người và sự kiện của cuộc sống và chiến đấu nơi chiến trường ác liệt qua tập ký

sự Đường vào trận Mức độ sinh động của từng trang sách có thể đậm nhạt khác

nhau, tuỳ theo tài liệu do chính người viết trực tiếp trải qua hoặc chỉ gián tiếp

nghe kể lại, tuỳ theo sức lao động nghệ thuật, tầm suy nghĩ và độ chín của cảm

xúc, nhưng nhìn chung, đây là tập ký sự viết khá chân thực, linh hoạt và có sức

gợi Anh đã miêu tả các trận đánh trên nhiều bình diện, trong mọi góc cạnh Khi

ấy, Minh Chuyền thường chú ý đến những diễn biến của các trận đánh, Kinh

nghiệm chiến thuật hoặc thành tích của những con người cụ thể chứ chưa phải

những giá trị tư tưởng, ý nghĩa chiến lược của những sự kiện và con người được phản ánh Trong tác phẩm của anh, ta được gặp người chiến sĩ giao liên tận tuy

dày dạn mà hồn nhiên như vẫn ở tuổi thiếu niên (14 £ư mậf); những người phụ nữ sẵn sàng làm mọi công việc miễn là để được mặc áo giải phóng quân (Ä@£ bàn tay) v.v Tác giả đã cố gắng để cập đến những mâu thuẫn, miêu tả những sự việc bình thường, bé nhỏ để nhằm cắt nghĩa bản chất của cuộc sống Tính chân thực, thống nhất của các hình tượng trong tác phẩm của anh khiến người

đọc có thể tin cậy vào những điều được anh kể lại Ở đó, anh thiên về chọn lọc

và phân tích hơn là phát triển trí tưởng tượng Những điều đó lại được bổ sung

bằng giọng văn chắc gọn, rành mạch và khiêm tốn

Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh hoặc ở những thời điểm bước ngoặt quyết định của lịch sử, được sống chính giữa tâm điểm của những sự kiện

khốc liệt nhất, tâm hồn các chiến sĩ - nhà văn thường có nhiều suy tưởng, cảm xúc hào hùng Minh Chuyên không ở ngoài quy luật này và các tác phẩm mang

am hưởng hào hùng như Ở vàng giáp ranh, Lân đầu ra trận, Sau một trận

Trang 23

táo và một trái tìm nồng nhiệt - đó là hai điều không thể thiếu được của một

người cầm bút trong những năm tháng khốc liệt ấy Tuy đôi chỗ vẫn còn thấy

sự sơ lược nhưng những tác phẩm của Minh Chuyên đã nêu lên được phương

châm sống, suy nghĩ và hành động trong bối cảnh của thời kỳ này: “Tói thiết tha yêu cái ngày hôm nay của đất nước” Suy nghĩ ấy cũng chính là lý tưởng sống của người lính - cây bút trẻ Minh Chuyên trong những năm tháng khởi đầu của sự nghiệp cầm bút

Chiến tranh bao giờ cũng là một thử thách vô cùng quyết liệt đối với dân tộc và vận mậnh của mỗi cá nhân Nó buộc mỗi con người phải đứng trước những lựa chọn dữ đội, buộc họ phải bộc lộ bản chất của mình Mười năm cầm súng cùng đồng đội “sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã trở thành cái vốn quý giá cho sự nghiệp văn

chương sau này của Minh Chuyên, trở thãnh một nguồn nguyên liệu giúp anh làm ra

thứ văn chương đích thực cho cuộc sống Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Minh Chuyên đã có tới 30 truyện ngắn, bút ký và hơn 20 phóng sự in trên Tạp chí

Văn nghệ Quân đội và trên các báo: Văn nghệ, Cờ giải phóng, Văn nghệ Quân khu V, Văn nghệ Quân giải phóng v.v Tuy nhiên, ở thời kỳ này những tập truyện ký

của Minh Chuyên về để tài chiến iranh nhìn chung còn những non yếu - sự non yếu của một cây bút chưa có đủ sức nặng và chiều sâu cần thiết Trong các tập truyện ký của anh khi đó tất cả mới đạt mức trung bình, các tình huống thường đơn giản, các

hình tượng nghệ thuật mới chỉ hiện lên một cách thấp thoáng, chưa thực gây được ấn

tượng mạnh cho công chúng Tác giả miêu tả tốt các trận đánh, các mặt hoạt động của bộ đội nhưng chưa đủ khả năng đi sâu để nêu lên những vấn để, tầm ra những

tính cách điển hình Các nhân vật cũng chưa được đặt vào các tình huống, các bối

cảnh điển hình nên không lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc Nhiều bài ký của anh ở giai đoạn này thường mới chỉ đừng lại ở múc chọn lọc và nhào nặn tài liệu thành một khối thống nhất theo một chủ đề định sẵn chứ chưa có sự thâm nhập sâu vào bên trong để tài Bút ký phải tựa vào đời sống, nhưng nếu để cho lượng

thông tin về con người và sự việc che khuất những suy nghĩ thì nó chỉ còn là một bài

Trang 24

Khi rời quân ngũ, Minh Chuyên chuyển ngành làm báo tại cơ quan Báo

Thái Bình Từ năm 1979 đến năm 1994 anh là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình Từ năm 1980 đến năm 1995 anh là Uỷ viên thường vụ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình Từ năm 1997 đến nay anh là biên tập "viên chính, đạo diễn phim tài liệu Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng Ban

nghiên cứu khoa học và phát triển điện ảnh Trung tâm UNESCO van héa va dong họ gia đình Việt Nam Hiện nay anh là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nhà báo Việt Nam và vẫn đang công tác tại Đài truyền hình Việt Nam

Tất nhiên những vị trí ấy chưa đủ nói lên những đóng góp của Minh Chuyên cho nền văn học và báo chí đổi mới ở nước †a nhưng qua đó người ta có

thể thấy rằng: để có được ngày bõm nay: Minh Chuyên đã phải trải qua nhiều

thăng trầm, vật lộn, đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách trong quá trình rèn

luyện cho cây bút của mình ngày càng trở nên sắc sảo và có (iếng nói riêng

Ngày thường Minh Chuyên sống dản dị, đạm bạc, nói năng nhỏ nhẹ khiêm tốn Anh đành thời gian và tâm huyết cho những lần đi thực tế và viết Với anh, không có thời gian phí phạm cho việc chè chén hay rong chơi Bình thường, anh viết đến 12 giờ đêm mới đi nghỉ Những thành công đến với anh không bao giờ là ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình làm việc hết mình, sáng tạo hết

mình

Đến nay, tác giả Minh Chuyên đã nhận tổng cộng 28 giải thưởng văn học nghệ thuật từ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên, trong đó có một Giải nhất bút ký do báo

Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam tổ chức năm 1992 Minh Chuyên có sức

viết đổi đào và đồn hết tâm lực cho mảng đề tài về chiến tranh Anh đã xuất bản nhiều tập truyện và ký: Miền quê anh đến (tập truyện ngắn, 1985), Làm tiếp §u-ren-cơ (tập truyện ngắn, 1986), Người gặp trong mơ (tập truyện ngắn,

1990), Người lang thang không cô đơn (tập ký, 1993), Thử thách (tập ký, 1994), Người không cô đơn (tập truyện ký, 1995), Bút ký Minh Chuyên (tập ký

chọn lọc, 1997), Quấng đời huyền thoại (tập truyện ký, 1997), Di họa chiến

Trang 25

khấu, kịch bản phim đã được dàn dựng và xuất bản Đó là những thành quả

không thể phủ nhận của gần 40 năm lao động miệt mài với tất cả sự say mê và tâm sức của cây bút vẫn còn đang sung sức này

1.2.1.2 Máng đề tài làm nên thành công của cây bút Minh Chuyên

_ Nhìn lại quá trình cầm bút của Minh Chuyên có thể thấy: trước thời kỳ đổi

mới, mặc dù viết nhiều về đề tài chiến tranh nhưng ảnh chưa thực sự để lại được , nhiều dấu ấn trong lòng độc giả Những tác phẩm của anh khi ấy mới chỉ giống

như một luồng gió nhẹ bắt đầu thổi tới mặc dù với các thể ký, anh đã ít nhiều thể

hiện sở trường của mình và trong một chừng mực nào đó đã có được những giá trị nghệ thuật nhất định Ngay từ năm 1984, Minh Chuyên đã đoạt Giải khuyến

khích của Hội Nhà báo Việt Nam với bút ký Krông-pa - kỷ niệm cuộc dời

Minh Chuyên đã thử sức mình trên nhiều thể loại như tiểu thuyết, tuyện

ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản phim và các tập bút ký Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng những tác phẩm có vai trò quyết định trong việc làm nên tên

tuổi của anh chính là những bút ký về nỗi bất hạnh của những người lính sau chiến tranh được xuất bản trong thời kỳ đổi mới Đây cũng là phần quan trọng nhất trong sự nghiệp của cây bút này Như đã nêu ở trên, những tác phẩm đó sau này đã được tập hợp xuất bản trong các tập sách: Người lang thang không cô

đơn (Nhà xuất bân Hội nhà văn, 1993), Dị họa chiến tranh (Nhà xuất bản Văn học, 1997) và Bút ký Minh Chuyên (Nhà xuất bản Lao Động, 1998)

Minh Chuyên tỏ ra là người có duyên với thể ký Anh đã lăn xả vào những

sự kiện, con người trên miền đất quê hương mình và trở thành một người trong cuộc Anh đã đựng lên được những bức tranh hiện thực sinh động và đặc biệt

điển hình về đời sống và nỗi bất hạnh của những người lính và gia đình họ thời hậu chiến trên mảnh đất quê hương Thái Bình

Năm 1988, khi bút ký Thả tục làm người còn sống đăng trên báo Văn

Trang 26

tục Để có được tác phẩm gay chấn động dư luận này, Minh Chuyên không chỉ đứng bên cạnh quan sát, chờ đợi kết quả Anh đã cùng đi, cùng chạy khấp nơi lo thủ tục cùng với Trần Quyết Định như thể đó là việc của chính bản thân mình San khi tác phẩm được in ra, anh đã gặp phải biết bao nhiêu phiền toái, trắc trở, bị phản ứng quyết Hệt, bị thanh tra, bị truy bát Nhưng rồi cuối cùng lẽ phải đã chiến thắng Phần thưởng đành cho Minh Chuyên là niềm tin yêu của đông đảo

công chúng trong cả nước, và anh đã chính (thức được công nhận là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Sự kiện này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu

sự ghi nhận của đồng nghiệp đối với cây bút này Điều đó cũng đã tạo ra những tiên để quan trọng để cho Minh Chuyên tiếp tục đũng cảm bước tiếp trên con đường sáng tạo nhọc nhần, đầy những sóng gió cùng với thể loại bút ký và dé tai

về những nỗi đau hậu chiến luôn nung nau trong trai tim minh

Những sóng gió dữ đội của bút ký Thủ tực làm người còn sống vẫn cồn chưa lặng, dư luận cả nước lại rung lên đồng cảm cùng với Minh Chuyên trong

bút ký Người không cô đơn Đó là câu chuyện về anh thương binh tâm thần

Nguyễn Đình Thúc bị lạc về Hà Nội, lang thang đầu đường xó chợ rồi được gia đình ông bà Châu và cô con gái là y sỹ Dung tự nguyện đem về nhà nuôi nấng, chữa bệnh trong nhiều năm Sau rất nhiều gian khổ kiếm tìm, cuối cùng họ đã

tìm được để đưa anh Thúc về với gia đình ở làng Tống Vũ, thị 'xã Thái Bình

Sau khi tác phẩm Người cô đơn vừa in xong, đã có hàng loạt thư từ khắp mọi miền tới tấp gửi đến toà soạn để hỏi về anh thương binh Nguyễn Đình Thúc, về ông bà Lê Minh Châu ở Thủ Lệ, Cầu Giấy - những người đã cưu mang anh thương binh tâm thần suốt bảy năm trời đằng đẳng Nhà văn Xuân Đam ở Hội văn nghệ Thái Bình đã viết: “Là bạn thời nhỏ của Minh Chuyên, tôi được anh

tặng một tập Người lang thang không cô đơn, chưa kịp đọc hết thì quyển sách

đã được chuyển đi, hết người này, người khác, rồi cả xóm, các xóm nhỏ nghèo

Trang 27

Chuyên, quên cả cơm nước Có lần lau nước mắt bảo tôi: Viết thế này mới là viết!” [15]

Bút ký Thú tục để làm người còn sống đã thành một vụ án phức tạp Nó

không chỉ là “sự thật hay bôi đen” mà còn là vấn để khác nữa Đó là tệ quan liêu,

cửa quyền, cái tệ đã làm cho anh thương binh Định ~ một người đang sống sờ sờ

ra đấy lại bị coi như đã chết rồi, là những mánh khoé mua bán nâng loại thương tật, thương binh giả, hưu giả đang lẩn khuất đây đó gây ra những nỗi nhức nhối cho xã hội

Minh Chuyên đã sẵn sàng chấp nhận mọi sự thiệt thời, tổn thất Anh tâm

sự: “Vấn để mình nêu lên có thể người này đồng tình, người khác phản ứng, đây là việc bình thường Cốt sao người viết trung thực và cái tâm phải sáng thì sóng

gió dữ dẫn rồi cũng phải bình lặng Đgày đó tơi xác định: vì một người lính thì

đẫu “có sao” mình cũng không có gì phải ân hận” (Minh Chuyên trả lời phỏng vấn báo Quân khu 3, số 15, ra ngày 15-1-1995) Tâm sự này không phải là không có nguyên do bởi ngày đó, sau khi bài báo đã gây ra những chấn động, chính vợ Trần Quyết Định đã tìm gặp Minh Chuyên để bắt đến với lý do là: nếu không có bài báo thì chồng chị chỉ không được làm người còn sống thôi Bây giờ anh ấy lại bị quy là đào ngũ “Nhà em đang rất nhục nhã và thất vọng nên

mấy hôm nay có ý định uống thuốc sâu để tự tử” “Thế là ngay 12 giờ đêm hôm

đó, Minh Chuyên đã đạp xe từ thị xã Thái Bình về gặp Trần Quyết Định để nói: Chúng ta đấu tranh cho chân lý, cho lẽ phải Việc của em là có thật và anh cũng viết rất chân thật Trần Quyết Định kêu rằng nhục nhã quá và nói: “Thà em chết như những đồng đội của em còn hơn phải sống nhục nhã như thế này” Trước tình thế đó, Minh Chuyên đã hứa với Trần Quyết Định: anh sẽ rạch bụng để

chứng minh cho chân lý Sau đó, khi lên Hà Nội họp, Minh Chuyên đã thủ sẵn một con đao cho ý định của mình Những người bạn của anh sau khi khuyên can

không được đành phải bàn rằng khi rạch bụng thì “nên rạch ở trên cao, nó chỉ tóe máu thôi chứ nếu rạch dưới, lồi ruột ra là chết !” (Bùi Hoàng Tâm - Nhà văn

Trang 28

XZ hội, 15-8-2004) Điều không may (hoặc cũng có thể là may mắn cho ông) là

ý định này sau đó do bị lộ ra nên đã không thực hiện được

Sau này tổng kết lại, đã có cả thảy 4 đoàn thanh tra, 17 cuộc họp từ Trung

ương đến địa phương để “thẩm định” bài bút ký Thủ tục làm người còn sống

của Minh Chuyên Cuối cùng thì tính chân thật của con người, sự việc trong bài

bút ký này đã bảo vệ anh Năm 1992, khi giải nhất bút ký Người không cô don

do báo Văn nghệ tổ chức được trao cho Minh Chuyên thì những kẻ chống lại anh

đã không thể còn lớn tiếng Hơn thé nữa, điều hạnh phúc lớn nhất của người cầm

bút là đứa con tỉnh thần của mình được công chúng ghi nhận nồng nhiệt Sau hơn 30 năm cầm bút, Minh Chuyên đã có được hạnh phúc ấy

Với cuộc thi bút ký - phóng sự của Tuần báo Văn nghệ năm 1996 - 1997,

một lần nữa Minh Chuyên lại khẳng định sức mạnh ngòi bút của anh Đề tài

người lính sau chiến tranh, những mất mát và hy sinh thầm lặng lại được anh trở lại với những phát hiện mới mẻ Bút ký Nước mắt làng vừa xuất hiện trên báo Văn nghệ, liên được độc giả đón nhận với sự đồng cảm sâu sắc Sau đó, tác phẩm điện ảnh Vếf thương không mảnh đạn (dựa theo bút ký Nước mất làng) đã

được giải vàng tại Lên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 1996 và được chọn gửi đi tham gia liên hoan Phím Châu Á - Thái Bình Đương (năm 1997) ở Côlômbia Bút ký Vào chùa gấp lại sau khi đăng trên báo Văn Nghệ cũng liền

lọt vào mắt xanh của nhiều đạo diễn điện ảnh Những thước phim, những cảnh đời dựa theo tác phẩm của Minh Chuyên viết ra thường có sức cảm hoá lay động sâu sắc người xem bởi đó là chính là máu thịt gắn liên với hiện thực vĩ đại của

cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên đất nước ta

1.2.2 Những tác động xã hội của bút ký Minh Chuyên

Trong những năm đổi mới, thật hiếm có một tác phẩm nào ra đời lại có thể

gây tiếng vang lớn và tác động tới xã hội mạnh mẽ như bút ký Người không cô

đơn của Minh Chuyên Hiếm có trường hợp nào mà một tác phẩm bút ký lại

được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật như cải lương, kịch nói, phim

Trang 29

lương Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Hãng phim Sài Gòn Video, Hãng

phim Phương Đông - thành phố Hồ Chí Minh) Trong đó, bộ phim truyện Anh sẽ

về (của hãng phim Sài Gòn video) khi chiếu ở một số nước Bắc Âu đã được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt

Khi vở kịch Người không cô đơn do Doan kịch nói Thái Bình dàn dựng

được trình điễn ngay tại làng Tống Vũ, nơi sinh ra Nguyễn Đình Thúc - nhân vật

chính trong bút ký thì người ta coi “đây là một sự kiện có một không hai” Câu

chuyện đời của anh thương bình Thúc được kể lại chân thực đến mức hầu như chuyện trên sân khấu diễn ra tới đâu, ở dưới khán giả nhận ra tới đó Điều đáng nói ở đây là nghệ thuật và cuộc sống đường như đã trở nên trùng hợp Sức mạnh của cái thực còn lớn hơn cả hư cấu nghệ thuật Cảm hứng lớn lao xuất phát chính

từ sự giản đị của cái cao thượng đời thường: Nhà văn Khuất Quang Thuy sau khi

xem vở điễn đã kể lại: “Khi trên sân khấu diễn ra cảnh chị Học đứng bên bậu

cửa, nhìn Thúc đang mờ mịt trong quên lãng, và lặng lẽ khóc, tôi không dam

quay xuống nhìn chị chủ tịch xã Phạm Thị Học vì biết chị cũng đang lặng lễ

khóc Chị khóc cho số phận của chị, của Thúc, khóc vì sự bao dung độ lượng của

cuộc đời, của những con người đã cưu mang người yêu chị, nâng đỡ, đìu dat con đường đây khó khăn gian khổ của một người lính từ khói lửa của chiến trận sống

sót trở về” [39]

Vở kịch Người khơng cơ đơn của Đồn kịch Thái Bình đã được nhận 3

giải thưởng lớn: Giải thưởng về để tài chiến tranh - người lính của Bộ quốc phòng (1994), Giải thưởng của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (1993) và Huy chương vàng trong Liên hoan sân khấu miễn duyên hải1994 Thượng toa Thích Thanh Tứ - Phó tổng thư ký Hội Phật giáo Việt Nam, sau khi xem kịch đã đề nghị chính phủ cho phép lập “Quỹ người không cô đơn” (sau đổi thành “Quỹ đến ơn đáp nghĩa”) Quỹ này được bạn đọc, bạn xem truyền hình cả nước ủng hộ với số tiền hiện nay đã lên tới hơn 170 tỷ đồng Quỹ đã gửi tặng các nhân vật chính gần 100 triệu đồng 785 đoàn bạn đọc và các tổ chức xã hội sau khi đọc và xem

Người không cô đơn đã đến thăm nhân vật - anh thương binh Nguyễn Đình

Trang 30

hội, sáu đồng chí là Uỷ viên Trung ương Dang, bốn đồng chí Bộ trưởng Bạn

đọc đã gửi cho tác giả và các cơ quan báo chí, xuất bản, đài phát thanh - truyền

hình hàng nghìn bức thư Riêng Minh Chuyên đã nhận được 985 bức thư của độc

giả bày tỏ sự xúc động và nồng nhiệt cám ơn (ác giả, cám ơn báo Văn nghệ, báo

Thái Bình, Đài truyền hình Việt Nam, cảm ơn tấm lòng nhân nghĩa của ông bà

Lê Minh Châu và cô Dung ở Cầu Giấy, Hà Nội

Nhà xuất bản Hội nhà văn đã xuất bản cuốn Người không cô đơn với lượng in khá lớn Trong chuyên mục “Tác phẩm và đư luận” của báo Văn nghệ

(số 1703, năm 1992), độc giả Thanh Khương (Hà Nội) viết: “Bút ký gười

không cô đơn gieo vào lồng tôi những ấn tượng mạnh, tôi xúc động thực sự và

suy nghĩ miên man giữa cuộc đời đầy khó khăn hiện nay, cái xấu, cái ác vẫn

xuất hiện, vẫn đang ngày đêm rập rình đây đó, đôi lúc khiến cho ta tưởng không

còn gì để tin, để yêu nữa, vậy mà cái Thiện, cái Cao cả, cái Đẹp vẫn xuất hiện ở

nhiều nơi, trong nhiều con người, vẫn bừng sáng lên vẻ đẹp lạ thường Những

con người như ông bà Châu, cô Dung, ông bà Tám, cô Học, cô Mận, thật anh hùng, thật vĩ đại

Đọc xong bút ký, tôi thấy hổ thẹn với chính mình Lâu nay do phải chứng

kiến quá nhiều chuyện tiêu cực, mình đã nhìn nhận cuộc đời lệch lạc đi, méo mó

đi, và tâm hồn mình cũng chai sạn dần đi Ta từng lạnh lùng làm ngơ trước một

bà mẹ già đang còng lưng gánh nặng giữa trưa hè Ta bàng quan lướt qua một

người phụ nữ đang tức tưởi ngồi khóc bên đường Ta dửng dưng trước một em nhỏ rách rưới đi xin ăn Ta chưa làm được việc gì thật tốt, thật có ích cho đời Vậy mà Bất giác tôi cứ mường tượng rằng người viết nên thiên bút ký này cũng có mội vẻ đẹp khác thường: anh cũng là một con người có tấm lòng nhân hậu Và có lẽ, anh từng trăn trở với đề tài này khá lân rồi nên mới phát hiện, nắm

bắt và mô tả một cách sinh động, một sự thật đẹp lạ lùng đến thể”

Ông Nguyễn Khúc ở Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình đã đề nghị: “Hiện tại chúng ta đang bị cuốn hút trong cơ chế tiền bạc - thị trường Nhân phẩm, tình người đang có nguy cơ suy giảm Vậy chúng tôi để nghị, nhân kỷ

Trang 31

chí nên giới thiệu những câu chuyện sâu đậm nghĩa tình, những câu chuyện rung

cảm, giầu chất nhân văn như Người không cô đơn Hy vọng sẽ góp phần thiết

thực làm cho mọi người noi gương mà sống đẹp tình, trọn nghĩa với nhau” (Chuyên mục “Bạn đọc với Văn nghệ”, báo Văn nghệ ngày 28-6-1997)

Bút ký Người không cô đơn của Minh Chuyên chắc chắn sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc với câu chuyện về nghĩa cử và lòng nhân ái - một truyền thống nhân bản ngàn đời của dân tộc ta Điều đó lại càng có ý nghĩa lớn lao khi

trong giới cảm bút vẫn còn có những kẻ đã cho ra đời những sáng tấc xuyên tac

lịch sử, bôi nhọ dân tộc, bôi nhọ nhân dân và Tổ quốc của chính mình mình

Với những bút ký được coi là “sự kiện ít có trong lịch sử văn học và báo

chf” (như nhận xét của nhà văn Khuất Quang Thuy), Minh Chuyên đã kịp thời

phát đi những lồi Khẩn cầu của các nạn nhân chiến tranh Mỗi lần đọc bút ký của anh, chúng ta lại đồng cảm với nỗi đau về các số phận Cùng với tác giả, chúng

ta cũng hiểu rằng đằng sau sự đồng cảm nhói ruột thắt gan đó phải là một cái gì,

một hành động gì thiết thực hơn đối với những số phận bất hạnh ấy Sự đũng cảm vượt qua thử thách khắc nghiệt của ngòi bút Minh Chuyên đã được đến bù xứng đáng Chính phủ fa quyết định ra văn bản: “Sửa đổi, cải cách chính sách hậu

phương quân đội” Sẽ không thể nào có được những kết quả trên nếu Minh

Chuyên không nỗ lực đưa nỗi dau người lính trở thành một vấn đề xã hội, cân phải được xã hội quan tâm, giải quyết

Bút ký Minh Chuyên thuyết phục người đọc bằng sự kiện, sự việc, con người, bằng hiệu quả xã hội chứ không phải bằng vẻ đẹp của ngơn từ Khơng Ít người đã tiếc cho cái giọng văn đôi khi quá thật thà, quá thô ráp của anh Nhưng hãy cứ nhìn vào con số 35.000 cháu là nạn nhân chất độc màu da cam của Mỹ trong toàn quốc đã được hưởng chế độ 150 ngàn đồng/một chấu/một tháng và con số 170 tỷ đồng của Quỹ đền ơn đáp nghĩa dành cho các gia đình thương

bình, liệt sĩ là những con số đã ra đời sau các bút ký Đứa can người lính, Nước

Trang 32

với nỗi đan của những nạn nhân của chất độc hóa học nhưng là sự thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội, là tấm lòng của những người còn sống hiện nay với

những nạn nhân của cuộc chiến đã lùi xa nhưng hậu quả ghê gớm của nó vẫn ám

ảnh trong cuộc sống của mỗi con người

Trong chuyên mục “Văn nghệ sĩ tài hoa” của Tạp chí Tải hóa tré (thang 5-

1998), tác giả Nguyễn Khoa Đăng đã không giấu được cảm xúc của mình trước sự kiện này: “Tôi nghe mà phấn chấn hẳn lên Vậy là một lần nữa Minh Chuyên

ghi một bàn thắng lớn, ngoạn mục trong thể loại bút ký - thể loại mà lâu nay anh sử dụng rất tài hoa và hiệu quả Tôi mừng cho anh, mừng cho những đối tượng “miêu tÔ, những nhân vật bằng xương bằng thịt, những con người có tên và địa chỉ rõ ràng của anh Tôi cũng mừng cho những nhân vật còn đông đúc ở ngoài

đời, những con người có may mắn được bước vào frang sách của anh Từ nảy, Hộ

cũng được hưởng một niềm vui chung cùng với người đã được vào sách, vào báo”

Tác giả Nguyễn Văn Lưu trong chuyên mục “Thanh niên với đời sống văn học” của tạp chí Thanh Niên đã viết: “Cuộc sống chiến tranh thật muôn vàn

phức tạp Cái xấu cái tốt, điều thiện điều ác lẫn lộn nhưng qua những trang

viết của Minh Chuyên người đọc tin tưởng hơn lên vì cái chân thiện ở đời này

còn vững mạnh lắm” [24] Nhà thơ Phạm Tiến Duật, cũng đã không giấu được

cảm xúc của mình: “Đọc bút ký Vào chùa gấp lại của nhà văn Minh Chuyên làm tôi mất ngủ Tôi không thể tin vào mắt mình nữa Chưa đẩy hai trang báo Minh Chuyên đã làm sống đậy trong tôi bao năm khói lửa với bao hoàn cảnh sống riêng tư sống động Sự hy sinh to lớn của lớp thanh niên vì sự nghiệp độc lập thống nhất đất nước Cám ơn Minh Chuyên đã cho tôi thêm yêu, thêm trân trọng những giá trị to lớn của cuộc chiến đấu lớn của quân và dân ta Chỉ một bút

_ ký này thôi đã cho những người cầm bút chúng ta thấy dé tai chiến tranh không

những không cũ mà còn đang nóng bỏng với bao ý nghĩa xã hội lớn lao Han tôi sẽ phải viết, chẳng biết hay dở thế nào, một khúc ngân đài từ câu chuyện

Trang 33

Bút ký Minh Chuyên đã phần nào làm được điều mà ông mong đợi, đó là mang lại một cái gì đó cho những người lính, xoa dịu nỗi đau của họ Sau khi

Nước mắt làng được in trên Văn nghệ, anh Mai Phú Hoạt - cựu chiến binh có 4

con bị đị tật đã viết thư gửi báo: “Thưa quý báo Văn Nghệt Chúng tôi đau đớn

thật, nhưng có nhân dân, có chính quyền giúp đỡ và có những tấm lòng của các nhà văn, nhà báo thấu hiểu, chia sẻ, luôn ở bên mình nên nỗi đau này dịu bớt” (Cùng cảnh với người trong bút ký Nước mắt làng Báo Văn Nghệ 31/8/1996)

Khi đọc bút ký này, ông Nguyễn Thọ Tuynh đã thay mặt Hội cựu chiến binh thị

xã Thái Bình cám ơn Minh Chuyên, cám ơn Hội nhà văn Việt Nam Ông viết:

“Với lương trí đầy bản chất nhân văn của người lính trên mặt trận báo chí, văn học, Minh Chuyên đã dũng cảm nêu lên những mất mát đau thương điển hình

của thời hậu chiến Đó là những điển hình không chỉ phản chiếu sự tần khốc của thảm hoạ chất độc mà còn soi lên một ngọn lửa nồng ấm tình người, sự bao dung

nhân hậu của một làng quê Việt Nam thương người như thể thương thân đối với

người chiến binh bất hạnh Hình ảnh cả dân làng Hưng Hải đẫm dòng lệ, đùm

bọc gia đình anh Bâu sao đẹp thế Vừa đau xót vì mất mát, vừa cảm động trước

lòng người quá tốt, nên chúng tôi, những cựu chiến binh lại càng thấy mình nên

phải lên tiếng và hi vọng những dòng tâm huyết này được đăng lên báo để những

người có lương tri - nhất là những kẻ đã gây nên hậu họa bằng chất độc hoá học cho nhân dân Việt Nam, cho những đứa trẻ Việt Nam phải thấy được trách

nhiệm của mình đối với nỗi đau này” (Suy nghĩ từ một bài bút ký, Báo Văn nghệ

số 10,1996) Chính ông Tuynh và Hội cựu chiến binh thị xã đã phát động anh em cựu chiến binh góp tiền từ thiện giúp đỡ 30 cháu bị nhiễm chất độc; mỗi cháu một sổ tiết kiệm 300.000đ Hành động “lá rách ít đùm lá rách nhiều” ấy chỉ là một trong hàng trăm minh chứng cho hiệu qủa tác động mạnh mẽ từ các bút ký của Minh Chuyên

But ky Nước của làng của Minh Chuyên đã gây xúc động trong đông đảo

bạn đọc Nhiều tập thể và cá nhân đã qua báo Văn Nghệ, báo Thái Bình và chính

Trang 34

bài báo của Minh Chuyên, UBND huyện Tiền Hải đã lập tức xem xét trường hợp

anh Bâu và quyết định lập chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho anh và hai cháu, đồng thời cùng với xã cấp kinh phí xây cho gia đình anh một căn nhà

tình nghĩa Cũng phải nói thêm rằng nếu không có bài bút ký ấy thì không biết

đến bao giờ huyện Tiền Hải mới mạnh dạn áp dụng một “chính sách ngoài chính sách” cho những trường hợp đặc biệt như anh Nguyễn Văn Bâu Bài học được rút ra ở đây là: không thể cứ ngồi đợi cấp trên ban hành chính sách thì mới nhớ tới những người lính đã vì sự nghiệp cứu nước vẫn đang ngày đêm bị giày vò bởi

những loại bệnh tat hiểm nghèo trong cơ thể

Độc giả Phạm Đăng Duật (ở Thái Thuy, Thái Bình) đã kể lại một cảnh đầy ấn tượng mà chính ông đã được chứng kiến: “Xã Thái Sơn, huyện Thái Thuy quê

i6i C6 trong tay 34 Tờ báo Thái Bình mỗi kỳ; chiêu ñay lai hop Dan chink dang iid rộng để bàn về chuyện Ngày Thương binh Liệt sĩ Tờ báo đến tay mọi người thật

đúng lúc Se sẽ lần mở từng trang báo, hầu như ai cũng dừng lại ở trang 5 nơi có bài báo mà tiêu đề thật hấp dẫn và xúc động: Đứa trẻ trong chiếc cũi trần gian Đông chí chủ tịch, chủ tọa Hội nghị hiểu ý, yêu cầu một đại biểu trẻ có giọng đọc tốt, đọc to bài báo trước hội trường Ai cũng chăm chú lắng nghe và đầy xúc động! Những tiếng thở dài buồn thương, chia sẻ Không ít người rơm rớm nước mắt Cảm xúc bao trùm nhất của họ là nỗi xúc động, niém xót thương vô hạn đối với Lại Thị Hà và cha mẹ cháu! Họ ước mong cho những người như Lại Văn Hằng, dù không phải _thương binh, bệnh binh, nhưng mười lãm năm chiến trận, đã vào sinh.ra tử, không may nhiễm chất độc hoá học nơi chiến trường, dẫn tới những hậu quả đau thương mà-chúng 1a đã mắt thấy tai.nghe được xã hội quan.tâm, chăm lo đùm bọc” [10]

Trang 35

Qua những bút ký của Minh Chuyên, những người đã đi qua chiến tranh, có

địp nhìn lại để biết những người đồng đội mình đang sống ra sao Những bạn đọc trẻ

tuổi cũng có thể hình đung ra phần nào sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà đế quốc

Mỹ đã gây ra ở nước ta Thông điệp mà Minh Chuyên muốn gửi đến toàn xã hội là: Hãy quan tâm đến những số phận ít may mắn của người lính sau chiến tranh Không phải chỉ như một hành động từ thiện mà như một việc nghĩa, một trách nhiệm của chúng ta đối với quả khứ hào hùng và đau thương của dân tộc Những món quà, những khoản tiền trăm tiền triệu, những ngôi nhà tình nghĩa mới chỉ làm vơi đi được một giọt nước mắt trong cái bể khổ mênh mông mà những người lính ở nơi này, nơi khác đang phải âm thẩm chịu đựng Cái mà họ cần, họ khao khát là những

tấm lòng thực sự biết cảm thông san sẻ cùng nỗi đau và sự bất hạnh của họ

tt

Trong chương 1 này, chúng tôi đã giải quyết hai nội dung cơ bản, đó là

những vấn đề lý luận xung quanh thể loại bút ký và phong cách bút ký, đồng thời

Trang 36

Chuong 2

DAC DIEM BUT KY MINH CHUYEN 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VE NOI DUNG 2.1.1 Đề tài về nỗi bất hạnh của người lính hậu chiến

Nhà văn Hoàng Minh Tường đã gọi Minh Chuyên là nhà văn - nhà báo của những người lính thời hậu chiến Nhận xét đó quá không sai Hầu hết những bút ký thành công nhất của anh đều xuất phát từ để tài người lính sau chiến tranh, về những vết thương trên cơ thể hoặc trong tỉnh thần của họ Đây là một mắng đề tài khó viết, bởi phải để cập đến những con người trở về từ khói lửa của

Hihững mãất mát, bất công; vẻ những bị kịch mà họ phải gánh chịu: Trong khi mội- số người vẫn còn chưa đút được lối viết có hậu, có khen có chê tròn trĩnh, tránh né những vấn đề gay gắt đang đặt ra trong thời bình thì Minh Chuyên lại đề cập

đến chính những vấn đề ấy bằng một thái độ có trách nhiệm và một ngòi bút chân thực và mang tính chiến đấu cao

Đề tài về nỗi đau của người lính sau chiến tranh không phải là đề tài duy

nhất, nhưng là để tài chiếm vị trí quan trọng nhất írong các tắc phẩm bút ký của Minh Chuyên Chính ở đề tài này, Minh Chuyên đã cho công 'chúng thấy được

những mâu thuẫn của một đât nước đã đi qua chiến tranh nhưng hậu quả của nó vẫn đang đè năng lên số phận của những người đã từng là lính Sự thành công của Minh Chuyên trong mảnh để tài này không khó lý giải Bản thân Minh

Chuyên cũng lã một người lính và trong trái tim anh luôn ám ảnh một món nợ

đối với những đồng đội cũ đang chịu nhiều bất hạnh của mình Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh trong tác phẩm của Minh Chuyên

Sự thành công của các bút ký viết về di họa chiến tranh của Minh Chuyên

trước hết gắn liên với những điển hình được phát hiện từ trong cuộc sống đời

thường Đó là những điển hình của đi họa chiến tranh Qua những bút ký của Minh

Chuyên, người đọc được biết về những hậu quả mà cuộc chiến tàn bạo đã dội

Trang 37

làm biến dạng, huỷ hoại sinh mệnh của bao nhiêu con người Nỗi đau không phải chỉ đến với cá nhân người lính thời hậu chiến mà còn đè nặng trên số phận

của cả gia đình và những người ruột thịt trong gia đình nhỏ bé của họ

Chỉ trong một bút ký Đứa con màu da thú, Minh Chuyên đã nêu lên bao

cảnh đau lòng: Anh Nguyễn Văn Thắng (phường Bồ Xuyên, thị xã Thái Bình) là

bộ đội đã từng có 1.300 ngày đêm làm nhiệm vụ ở Cam-Pu-Chia Anh đã từng dự hơn 30 trận chiến đấu và đã được trao tặng một Huân chương chiến công hạng ba, một Huy chương và một Huy hiệu vì nghĩa vụ quốc tế Tuy không bị dính mảnh đạn nào nhưng anh đã bị nhiễm chất độc hóa học và hậu quả là cả hai đứa con vợ anh sinh ra đều di dạng: cháu Thoa, đứa con đầu của anh chị đã tròn

bẩy tuổi, “toàn thân da đen ánh, dăn dúm choán gần hết cơ thể Những chòm

lông tựa ria mép mèo đen mọc tua tủa trên những sẵn cục Nước Vàng TI rIŸ từ Các

u lồi trên lưng, trên mông đã khô lại Những đám loét đỏ như gấc thu hẹp nhường chỗ những búi lông mới phún ra” Còn cháu thứ hai là Nguyễn Văn Thịnh mới bốn tuổi thì tuy có “hình thể bình thường nhưng vẫn bất chợt tím tái,

bất chợt ngã lăn Những lúc như thế làn da cháu nhợt nhạt, hai mắt mờ đục như

mắt lợn ốm Lúc Thịnh bình thường, chạy một tí không thở được , da béch bac, nằm phục xuống trông như con ếch nằm” {[6; tr.54] Để nuôi những đứa con ấy,

vợ chồng anh Thắng đã phải đi đạp xích lô Nghe mọi người khuyên, anh cũng

_ cố chạy lên chạy xuống gặp những người làm chính sách để trình bày về hoàn ~-cảnh của mình; mong có thêm được ít tiền trợ cấp Anh đã gặp nhiều người; đã bị căn văn và nghe nhiều lời giải thích trong suốt báy năm, nhưng cái điều quan trọng nhất là sự trợ giúp thì vẫn khơng có

Cùng hồn cảnh thương tâm do hậu quả của chất độc màu da cam như anh

Thắng, ở Thái Bình còn có nhiều trường hợp khác nữa: Anh Đỗ Đức Thoạt (xã

Thụy Trường, huyện Thái Thụy) sau năm năm chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm độc, “về phục viên sinh được ba con, thì hai đứa cổ rụt, đầu bẹt, mắt xếch, chân tay co quấp dị đạng Anh Thoạt và hai cháu này lần lượt qua đời Đứa còn sót lại là Đỗ Đức Thông 11 tuổi, còi, gù, đầu to, đít nhỏ, hai mắt lồi Mẹ

Trang 38

Phạm Văn Hoại về phục viên tại khu tập thể nhà máy tơ Thái Bình “Vợ anh để ra một quái vật lông đen rậm rịt trông như một con mèo”

Trong bút ký này, còn có những trường hợp thật điển hình như anh Nguyễn Văn Bâu (Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) Sau 15 năm ở chiến trường, về

quê một thời gian tự dưng trí nhớ của anh Bâu không còn nữa “Anh nhìn vợ,

nhìn con và nhìn mọi người bằng cặp mắt thờ ơ, đờ đẫn Cơ thể anh như một quả

chấp, vắt kiệt nước, tọp lại” Nhưng chưa hết “Ba đứa con gái của anh Bâu lúc đầu khỏe mạnh, sau càng lớn da càng vàng bệch Cả ba cháu đều không biểu lộ

được âm thanh, giọng nói Người ta gọi các cháu bé là câm Các cháu cũng vô

thức, ngẫn ngờ như người mắc chứng thần kinh, cơ thể dần dần teo nhỏ, chỉ còn da bọc xương, đôi mắt các cháu cũng dần dần biến mất ánh sáng, đi phải rờ rẫm,

không nhìn thấy gì Rồi lần lượi cả ba chấu vĩnh viên trở về với bống đếm, với thân chết Tuy là người vô thức, thơ ơ với tất cả mọi người, nhưng mỗi lần một

đứa con anh nằm xuống, anh Bâu đều ôm mặt khóc hu hu” [6; tr.62] Nhưng vẫn chưa hết Ngay cả hai đứa con trai sau này của vợ chồng anh Bâu cũng cùng chung một cảnh ngộ, càng lớn càng bệnh hoạn như ba người chị của chúng Nỗi đau vò xé tâm can khiến anh Bâu nửa đêm vác cuốc ra đồng rồi cứ nhè nấm mộ

của các con mà cuốc (f)

Trong bút ký này, Minh Chuyên đã không thể giấu được sự căm phẫn

trước sự chậm chạp và thói thờ ơ vô trách nhiệm trước nỗi đau của những người

lính-hậu-chiến: “Nghề -báo-chúng-tôi- được chứng kiến những-mầm sống khắc khoải này, xin có đôi lời kiến cáo: Lời thứ nhất: Các cơ quan chức năng thường cho rằng chưa xác định rõ chiến tranh có tàng ẩn ở những người bố, người mẹ

của những em bé đó hay không? Vậy thì hãy khẩn trương xác định đi chứ Hậu

họa chiến tranh nây sinh đã mười mấy năm rồi Bộ Lao động Thương bình và xã hội cần bổ sung chính sách đối với quân nhân xuất ngũ phục viên và những

người bị đi chứng chiến tranh ảnh hưởng tới thế hệ con cái Bởi chính sách là

nghĩa tình, còn lớn hơn tiền bạc để làm địu đi những cơn đau của lòng người Lời

Trang 39

“Em xin cầu lòng từ thiện! Đúng, lúc này chỉ có lòng từ thiện mới hy vọng làm

cạn vơi một phần sự bất hạnh của em” [6; tr.64]

Ở bút ký Minh Chuyên, chúng ta còn thấy sự chia sẻ với những thân phận của người lính trở vẻ phải vào chùa đi tu hoặc không hể mặc áo cà sa nhưng vẫn

suốt đời không còn được hưởng những niềm vui trần thế Bút ký Vào chia gặp

lại thực sự là một phát hiện mới của Minh Chuyên về phẩm chất và nỗi đau của người lính sau chiến tranh Thiên bút ký này khởi thuỷ có cái tên khá mộc mạc là

Sư thầy, kể lại cuộc gặp gỡ giữa tác giả và những nhà sư nữ Thái Bình, vốn là bộ

đội, thanh niên xung phong từng sống và chiến đấu với chính tác giả ở chiến trường miền Nam những năm chống Mỹ

Các nhân vật lần lượt được tái hiện thật sống động: sư thầy Đào Thị Ngọc

Han chùa Hải Lăng nguyên là đại đội trưởng thanh niên xung phong C4 đoàn 520, khi xuất ngũ tuy có lớn tuổi nhưng vì ở chiến trường ít bị sốt rét nên chị vẫn

còn chút ít nhan sắc hơn các chị em khác Những tưởng sự may mắn ấy sẽ đem

lại hạnh phúc lứa đôi trong những năm tháng cuối đời, nhưng rồi chị vẫn phải đoạn tuyệt mối tình với người bạn cùng xóm vì mười năm ở chiến trường Nam Quảng Trị, chị đã bị nhiễm chất độc hoá học “Trốn nơi cửa Thiền, phần vì Hân

không muốn đời mình để lại những đứa trẻ quái đị, đau đớn tồn tại trên thế gian

này Phần thì vào đây, Han bảo có điều kiện cầu nguyện cho những người đàn _ ông, đàn bà bị nhiễm chất độc để họ đẻ ra những đứa con nguyên vẹn là con người Rồi cõi “phầm tục” đâu chỉ móng đắc đạo để lên cối Niết bàn mà với Hân đó là niềm hy vọng muốn trút vợi nỗi đau cho đồng loại Âu cũng là nỗi đau

phận người con gái như chị” [8; tr.181]:

Khác với Ngọc Hân, nữ quân y Đàm Thân lại bị cuốn hút vào cửa thiền

bằng những lý do riêng Ngày 12-2-11975, đoàn xe của Thân bị trúng bom và cô bị thương nặng Cô được đưa tới một đội điều trị dã chiến đóng trong dân “Khi

tỉnh lại, biết mình sống được là nhờ hai chiến sỹ cùng đơn vị khiêng đi cấp cứu

Trang 40

ân chân kinh và Kinh pháp hoa đã thấm dần vào tâm hồn cô Khi tiếng súng trên chiến trường miền Nam đã lắng, Thân trở về quên hương mang theo hậu quả di chứng vết thương cột sống khiến cho cô không còn khả năng sinh con Nguyễn Hồng Quân - người yêu của cô cũng đã bị hy sinh Hết chiến tranh rồi, tiếng bom vẫn âm thẩm nổ trong lòng cô Chiến tranh đã cướp mất người yêu của cô Đàm Thân đã vào chùa , “phần thì để giữ trọn mối tình đầu chung thủy với Hồng Quân, người là nửa sự sống của đời cô Phần vì giấc mơ ngày ở chiến trường luôn linh ứng ám ảnh Thân muốn được cầu nguyện cho ân nhân của

mình, cho những người đồng đội, cho cả anh Quân nữa, để vong linh họ siêu

thoát, thi thể họ nguyên lành” [8; tr.184]

Những chiến sĩ một thời đã lập công oanh liệt trong bom đạn, được tặng

thưởng Huân chương, nay trầm mình trong cối hư vô song họ van chang vô tình

` với cuộc sống Mười năm thoát trần tục, nhưng sư bác Trương Thị Minh quê ở Nam Hà - Tiền Hải vẫn chăm lo việc nghĩa của trần đời, nhận chăm sóc nuôi dưỡng một cụ bà ăn mày hơn 80 tuổi và coi bà như mẹ đẻ Sư thầy Nguyễn Thị Phương cũng muốn nhận chăm sóc hai đồng đội cũ (một người bị nhiễm chất độc mù hai mắt, Người kia bị chấn thương sọ não nên trở thành điên) về chùa để

chăm sóc

Nói về những việc thiện của nhà chùa, soi tổ tấm lòng bao dung vô bờ bến của các nhà sư đang mang nặng những nỗi đau của chiến tranh ấy, Minh Chuyên không-có-ý tuyên truyền-cho-đạo-Phật-mà muốn nói một điều nhức nhối:-Họ-vào chùa không phải vì họ chán cảnh trần tục này mà ngược lại, họ vẫn gấn bó với cuộc đời bằng tình yêu sâu sắc Anh như muốn đặt câu hỏi cho người đời: Phải làm gì để đến đáp cho những người phụ nữ phải ra ở chùa kia và cả những người có công lao trong cuộc chiến đấu cứu nước đang phải âm thẩm gánh chịu những đi họa khốc liệt của cuộc chiến ấy

Bom đạn nơi chiến trường không làm cho người lính chùn bước, nhưng chính sự mất mát trong hoà bình lại làm cho họ nhiều khi tưởng như không thể

vượt qua để đứng dậy được Với bút ký Thủ tục làm người còn sống, Minh

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w