TV HVBCTT : 7 aaa ome D LA 57 [sy sare DUC VA DAO TAO HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ HO CHI MINH PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYỀN LE THANH TRUNG | p HIỆU 9U mh TRUYỀN HÌNH Cs a Ú KHI a THỊ: BĂNG SỈNG CỨU L0NG
(KHAO SAT TU? THANG 1/2003 DEN THANG 6/2004 )
LUẬN VĂN THAG SY BAO CHI
Trang 2» ST [04 BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN LE THANH TRUNG
HIEU QUA CUA TRUYEN HiNH TRUC TIẾP G KHU VUC DONG BANG SONG CUU LONG
(KHAO SAT TU THANG 1/2003 DEN THANG 6/2004)
Ngành: Báo chí hod 57 - oF
Mã số : 60 32 01 —
LUAN VAN THAC SY BAO CHI
Người hướng dẫn khoa học: TS DAU NGOC DAN
HÀ NỘI - 2004
Trang 3
00 ỐỔốỔỐỔỐốỐốẻốẻốẻốẻ 1 Chương 1: Truyền hình trực tiếp và các thế mạnh của
truyền hình trực tIẾP <<<s<sese<sceessessseesessse 7
TL (c nidria v6 THTT ốc 7
1.1.1 M6t s6 quan niém vé THTT cccceesceecseetesseseeeenens 7
1.1.2 Khai niém vé THTT eecccccecseccsseeeseeseecessnbeeseeens 11 1.2 Đặc điểm của THITT «chien 12
1.2.1: Công chúng tiếp nhận thông tin cùng thời điểm diễn ra sự KIỆN <c<x-s¿ LH HT HH re 12 1.2.2 Thông tin được phản ánh theo đúng trình tự điễn biến sự KiỆn ccccscSntsv TH 0211 1110111012111.11111ecteerree 14 1.2.3 Dễ dàng thực hiện truyền thông hai chiều 16 1.2.4 Có thể sử dụng những thành phần phụ trợ với một
thời lượng vừa phải ‹ s:ccc 5c ctevzectErtrerrveee see 17
1.3 Sự hấp dẫn của THITT ch ng ngư, 18
1.4 Điều kiện cần và đủ để thực hiện một chương trình THTT 21 1.4.1 Tầm quan trọng và mức độ quan tâm của công chúng
đối với sự kiỆn .- cành Hg 22
1.4.2 Điều kiện kỹ thuật phải đảm bảo thực hiện được THTT 25
1.4.3 Kinh phí, khán giả tham gia chương trình và thời tiết cũng là những yếu tố cần lưu ý khi quyết định thực hiện
THỈTT một sự kiện . L Là sen, 25
1.4.4 Sự kiện được chọn THTT phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, không có những
Trang 4Chương 2 Thực trạng các chương trình THTT ở các đài TH
khu vực ĐBSC 0-5195 08865556 49 2.1 Sự phát triển các chương trình THTT ở Việt Nam 49
2.2 Những đặc điểm tự nhiên và xã hội tác động trực tiếp đến sự phát triển của các chương trình THTT ở các đài TH khu vực
ĐBSCL hẲiỆH HAY SH Ể HH n4 53
2.2.1 Những đặc điểm tự nhiên .-.cc-c Sex 53
2.2.2 Những đặc điểm xã hội và tâm lý người xem
83:9 ÔỎ 56
2.3 Thực trạng và xu hướng phát triển các chương trình THTT
ở các đài TH khu vực ĐBSCL ĐH g1 100030050106 04101 1 05 186 950 59
2.3.1 Những thành công và những hạn chế 60
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình THTT
ở các đài TH khu vực ĐBSCL . 5-5-scss<<eses 83
3.1 Tính cấp bách của việc nâng cao chất lượng các
Chương trình: TT H << HC HH Tá 06g 83
3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình THTT
ở các đài TH khu vực ĐBSCTL «.Ăcecseeesees 85
3.2.1 Mở rộng lĩnh vực phản ánh và hình thức thể hiện 85
3.2.2 Đào tạo nhân lực và đầu tư thiết bỊ : 88
3.2.3 Chuyên mơn hố qui trình sản xuất chương trình THTT 90
3.2.4 Tổ chức điều tra dư luận xã hội đối với các chương trình
TH nói chung, các chương trình THTTT nói riêng 99 3.2.5 Nghiên cứu giờ phát sóng các chương trình THTT
phù hợp thời gian biểu của từng đối tượng người xem 100
3.2.6 Giới thiệu và quảng bá chương trình 100
c5 0855 101
Tài liệu tham khảo o co so HH c4 20 05 K18 09 006 104
Trang 51 BIV: 2 CNH, HDH: 3.CNXH: _ 4 ĐBSCL: 5 6 7 8 9 HDND: NDCT: PT - TH: PV: TH: 10 THTT: 11.THVN: 12 TNVN: 13 TP: 14 UBND:
Bién tap vién
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long Hội đồng nhân đân Người dẫn chương trình PT - Truyền hình Phóng viên Truyền hình Truyền hình trực tiếp Truyền hình Việt Nam
Tiếng nói Việt Nam
Thành phố
Trang 61 Lý đo chọn đề tài
Ra đời sau báo in gần một thế kỷ và sau báo PT đúng một phần
tư thế kỷ, nhưng Truyền hình Việt Nam lại có một tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ Chỉ sau 34 năm kể từ buổi phát sóng thử nghiệm dau tiên của Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 7.9.1970, đến nay, truyền
hình đã phát triển rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước
Với những ưu điểm như thông tin nhanh, thông tin một cách sống động (mắt thấy, tai nghe) , Truyền hình Việt Nam không chỉ là
công cụ rất hữu hiệu trong tuyên truyền, vận động của Đảng và Nhà”
nước, là nơi công chúng có thể tiếp nhận mọi thông tỉn thiết yếu và bày tổ suy nghĩ, tình cảm đối với những sự kiện diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày, mà còn là phương tiện giải trí lành mạnh, hấp dẫn, giản tiện và phổ quát nhất đối với hâu hết các tầng lớp nhân dân
Chính vì thế, Truyền hình Việt Nam (từ đài trung ương cho đến đài địa phương) đã và đang được xem là loại hình báo chí được yêu thích nhất đối với đông đảo công chúng Việt Nam
Tuy nhiên, với đà phát triển như vũ bão của báo chí thế giới hiện nay, Truyền hình Việt Nam phải luôn đổi mới công nghệ và phương
thức thể hiện để không ngừng nâng cao chất lượng chương trình với '
các tiêu chí: nhanh hơn, gần gũi và chân thật hơn, sống động, hấp dẫn và giản tiện hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của
công chúng trong xã hội hiện đại và cũng để khẳng định vị trí của
mình trong thế cạnh tranh chiếm lĩnh công chúng với các loại hình báơs
chí khác
`Truyên hình trực tiếp với những ưu thế vượt trội như: thông tin
nhanh, tính tương tác giữa chủ thể thông tin và đối tượng tiếp nhận |
thông tin cao (có thể giao lưu với sự kiện qua đường dây nóng), sự
Trang 7
(bỏ qua giai đoạn hậu kỳ: không biên tập, gia cố ) đang được xem
là một hướng thể hiện mới của nhiều đài truyền hình trong cả nước
Đây chính là sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thói quen giao tiếp có từ xa xưa của con người (trực quan sinh động và có sự giao lưu đối
thoại) Hướng đi này cũng nhằm khắc phục những khiếm khuyết của
truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tính thuyết phục và hiệu quả tuyên truyền bằng phương thức truyền hình trực tiếp lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng so với các vùng, miền khác của đất nước, bởi
những lý do sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam bộ, đặc biệt
ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tạo nên một trong những nét tính cách của người dân ở đây là “chú trọng đến tính thục tiễn trong - tư duy và hành động, đặt niềm tin nhiều hơn vào những sự việc trực
quan, cụ thể, “mắt thấy, tai nghe” hơn là những gì mang tính lý luận, sách vở” [15, 407] Truyền hình trực tiếp, với những đặc điểm đã nêu, rất phù hợp với tâm lý và thói quen tiếp nhận thông tin của
người dân đồng bằng sông Cửu Long
- Với địa hình bằng phẳng, sóng truyền hình không bị che chắn bởi đồi núi như ở các vùng, miền khác, người dân đồng bằng sông Cửu Long có thể xem được chương trình của hầu hết các đài trong khu vực
Do đó, mỗi đài phải luôn chú trọng đến việc nâng cao thời lượng và chất lượng các chương trình truyền hình để thu hút công chúng trong tỉnh và toàn khu vực Điêu này trước hết vì mục đích tuyên truyền
nhưng hệ quả tất yếu của nó là sự gia tăng về doanh số quảng cáo Đây:
là một nguồn thu quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của từng đơn vị Truyền hình trực tiếp, với rất nhiều những ưu thế so với truyền hình gián tiếp, đã được các đài trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đầu tư thực hiện, là một trong những biện pháp hữu
Trang 8e
đều đã thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp và cũng đã thấy được tính hiệu quả của nó
Ngồi các chương trình khơng định kỳ phản ánh các sự kiện
chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của khu vực và địa phương còn có các chương trình phát sóng định kỳ với nhiều nội dung gắn liền với
cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày của người dân như : gương điển hình tiên tiến, kỹ thuật nuôi trồng, thị trường và giá cả, chăm sóc
sức khoẻ, vui chơi giải trí (văn nghệ, thể thao)
Không chỉ nâng cao hiệu quả thông tin, truyền hình trực tiếp còn
góp phần cải tiến nề nếp, phong cách làm việc theo hướng năng động, nhịp nhàng và chuyên nghiệp hơn ở tất cả các bộ phận của một đài truyền hình, từ bộ phận quản lý, hậu cần cho đến khối nội dung, kỹ
thuật Công nghệ truyền hình trực tiếp còn giúp cho người làm công tác quản lý dễ dàng phân định được bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên
môn và ý thức trách nhiệm thực sự của nhân viên trực thuộc, điều mà trong cách làm gián tiếp, do không có sự đòi hỏi quá khất khe về nghiệp vụ, không có sự thúc ép về thời gian, về sự tự tin trong xử lý
tình huống và về sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành viên
trong một êkip sản xuất chương trình như khi làm truyền hình trực
tiếp, nên không có điều kiện bộc lộ Vì vậy, truyền hình trực tiếp là môi trường thuận lợi để đào tạo và xây đựng đội ngũ phóng viên, biên
tập viên, kỹ thuật viên ở các đài truyền hình Chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp cũng chính là thước đo về “đẳng cấp” nghề
nghiệp giữa các cá nhân, các êkip trong cùng một đơn vị và giữa các đơn vị với nhau
Tóm lại, truyền hình trực tiếp là một hình thức thể hiện phù hợp
với tâm lý tiếp nhận của người xem và xu hướng phát triển của báo chí
hiện đại
Tuy nhiên, truyền hình trực tiếp trong quá trình thực hiện ở các
Trang 9nhiền vấn đề cần giải quyết để nâng cao hơn nữa tính thuyết phục và hiệu quả thông tin của loại hình này như: sự lạm dụng truyền hình trực tiếp nhằm mục đích lợi nhuận (thu hút tài trợ, quảng cáo), những khó
khăn về đề tài, trình độ nghiệp vụ, thiết bị kỹ thuật
Qua tham gia thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài PT - Truyền hình An Giang (nơi tôi đang công tác) và qua quan
sát, theo dõi các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài PT-truyền hình trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tôi nhận thấy, nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong
công tác giảng dạy ở nhà trường và trong hoạt động nghiệp vụ ở các
đài truyền hình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Truyền hình trực tiếp là một phương thức thể hiện mới của
Truyền hình Việt Nam Ngoài một số bài viết đăng rải rác trên các tạp
chí chuyên ngành đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống đến vấn đề này Trong chương trình đào tạo chuyên ngành báo chí, sinh viên cũng chưa được học qui trình thực
hiện truyền hình trực tiếp Trong thực tiễn hoạt động báo chí, những người thực hiện truyền hình trực tiếp chủ yếu được bồi đưỡng qua
những khoá học ngắn hạn Chưa có những hoạt động mang tính học
thuật như hội thảo, sơ kết, tổng kết về truyền hình trực tiếp nhằm đúc
rút kinh nghiệm hoặc biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công
tác giảng dạy ở nhà trường và hoạt động thực tiễn ở các đài truyền hình Mong muốn là luận văn sẽ bổ sung một phần sự thiếu hụt này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống những đặc điểm của truyền hình trực tiếp với những thế mạnh vượt trội của nó để thấy rằng, ứng dụng công nghệ
Trang 105
truyền hình, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của công
chúng và hạn chế những khiếm khuyết của truyền hình so với các loại hình báo chí khác Đây là phương thức thông tin phù hợp với thói quen
tiếp nhận của công chúng, nhất là công chúng khu vực đồng bằng sông
Cửu Long
3.2 Nhiệm vụ
3.2.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền hình
trực tiếp
3.2.2 Nêu được đặc điểm tự nhiên và xã hội tác động trực tiếp đến
sự phát triển của phương thức THTT ở các đài TH khu vực ĐBSCL 3.2.3 Khảo sát thực tiễn việc tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình trực tiếp ở 3 đài truyền hình khu vực ĐBSCL là Đài TH
Can Tho (Trung tam THVN tai Cần Thơ), Đài PT-TH Vĩnh Long va Đài PI-TH An Giang, rút ra những ưu - khuyết điểm và tìm các giải pháp
khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp của các đài truyền hình khu vực ĐBSCL, phục vụ tốt hơn bạn xem đài,
đồng thời đủ sức cạnh tranh với các loại hình báo chí khác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các chương trình truyền hình trực tiếp định kỳ và không định kỳ
của một số đài truyền hình tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long như : Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang
4.2 Phạm vì nghiên cứu
Khảo sát các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài TH Cần
Trang 11
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp hệ thống, khảo sát thực tế, đối chiếu, so sánh, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp để làm
sáng tỏ vấn đề
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề
- Qua khảo sát thực tiễn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
luận văn sẽ đi vào hệ thống hoá những đặc điểm của loại hình truyền hình trực tiếp và vai trò của loại hình này trong việc nâng cao chất
lượng các chương trình truyền hình ở Việt Nam nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Đây sẽ là cơ sở góp phần phục vụ cho công
tác giảng dạy chuyên ngành truyền hình ở nhà trường và việc thực hiện
các chương trình truyền hình trực tiếp ở các đài truyền hình đạt hiệu
quả cao hơn
7 Kết cấu luận văn Mở đầu Chương I: Truyền hình trực tiếp và các thế mạnh của truyền hình trực tiếp Chương 2: Thực trạng các chương trình truyền hình trực tiếp ở các đài TH khu vực ĐBSCL
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp ở các đài TH khu vực ĐBSCL
Trang 12Chương 1
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP VÀ CAC THE MANH CỦA TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
1.1.1 Một số quan niệm về THTT
Ngay từ buổi sơ khai, TH vốn đĩ được làm trực tiếp Lịch sử hình
thành và phát triển của TH thế giới vẫn còn ghi rõ rằng, đầu những năm
20 của thế kỷ trước, do chưa sản xuất được băng từ, việc lưu giữ hình
ảnh hoàn toàn dựa vào những mét phim nhựa công kênh và tốn kém
Lúc bấy giờ, camera TH thường được đặt nơi góc nhà ga hay bến tàu
để cuộc sống tự nhiên ùa vào ống kính, và tất cả cứ thế được đưa lên
sóng, không qua một khâu xử lý nào, bởi lúc ấy “dựng hình hậu kỳ” (Montage) là một khái niệm chưa được những người làm TH biết đến Có thể nói rằng, những gì mà TH thời bấy giờ ghi nhận được chỉ thuần tuý là sự sao chép cuộc sống một cách cơ học
Chính vì điều này mà trong những bước đi đầu tiên của mình, TH
đã bị các vị học giả đương thời phủ nhận Họ xem đó là trò giải trí rẻ
tiễn và chỉ nên dành cho những kẻ tâm thường
Một loại hình báo chí mới hay một phương thức thể hiện mới của một loại hình báo chí ra đời bao giờ cũng là kết qủa của sự kết hợp giữa thành tựu mới của khoa học - công nghệ trên lĩnh vực truyền thông và
nhu cầu về thông tin của xã hội Truyền hình cũng vậy, từ cách làm nặng về sao chép của buổi ban đầu, được sự hỗ trợ của băng từ, TH thế
giới đã bước sang giai đoạn ghi băng, xử lý hậu kỳ để tạo nên những tác
phẩm TH giàu tính báo chí, thể hiện rõ tính chủ động sáng tạo trong quá
Trang 13nghệ viễn thông và những đòi hỏi ngày càng cao về thông tin của công
chúng, THTT đã được sử dụng trở lại như là một phương thức hữu hiệu có khả năng khai thác triệt để nhất những thế mạnh của TH như: sự
nhanh nhạy, dễ dàng thực hiện thông tin hai chiều, tính xác thực
Cũng là sự chuyển tải thông tin đến công chúng cùng thời điểm diễn ra sự kiện, nhưng THTT của ngày ấy và bây giờ là cả một sự tương phản giữa lạc hậu và hiện đại, giữa sự sao chép và sự chủ động sáng tạo
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng hiện nay, THVN cũng đã ứng dụng khá thành công phương thức chuyển tải thông tin được xem là có nhiều ưu điểm nhất của TH hiện đại này vào sản xuất chương trình ở hầu khắp các đài TH trên cả nước Thế nhưng cho đến nay, trên cả phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn, chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất trong
quan niệm về THTT
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, “THTT là các cuộc tường
thuật tại chỗ các sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, các cuộc toạ đàm,
trao đổi tại trường quay (Studio), các chương trình trò chơi, các trận thi đấu thể thao v.v Đây là loại hình chương trình phát huy được đây đủ nhất thế mạnh của truyền hình” [20; 144, 145]
Trong khuôn khổ Liên hoan TH toàn quốc năm 2004, Ban Thời sự (Đài THVN) đã tổ chức hội thảo “Làm chương trình thời sự trực tiếp”
nhằm trao đổi với các đại biểu của các đài TH trong cả nước về tất cả
những khía cạnh làm thời sự trực tiếp, qua đó giải quyết một vấn đề cốt lõi mà hội thảo đặt ra là: Lầm thời sự trực tiếp thì có lợi gì và có những khó khăn gì? Tuy không đi vào bàn luận, trao đổi những nội đung mang tính học thuật như: Thế nào là THTT? Một chương trình thời sự trực
Trang 149
cả nước đều xem chương trình thời sự do các PT viên hay BTV din trực
tiếp của Đài THVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài TH TP Hồ Chí Minh và các
Trung tâm THVN tai Da Nắng, Phú Yên là chương trình thời sự trực tiếp Thật ra thì ngoài dẫn trực tiếp, phần lớn dung lượng các chương trình thời sự thuộc dạng này là những sản phẩm đã qua xử lý hậu kỳ, tức là ngoài những lần có mời diễn giả đến trao đổi trực tiếp tại trường quay
hay nối cầu để phản ánh nhanh một sự kiện nổi bật nào đó, những thông
tin của các chương trình thời sự được xem là trực tiếp đó khi đến với công chúng thì diễn biến của sự kiện đã kết thúc Như vậy, giữa thời
điểm ghi nhận sự kiện và thời điểm phát sóng luôn tồn tai một khoảng
thời gian nhất định Trong khoảng thời gian này, các BTV và kỹ thuật viên, bằng các thủ pháp dựng hình, đã tiến hành xử lý những gì ghi
nhận được nhằm tạo ra những tác phẩm báo chí hoàn chỉnh
Gần với cách nhìn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, ông Nguyễn Thanh Lâm - Phó Ban Thời sự Đài THVN quan niệm: “THTT
là sự chuyển tải một sự kiện nào đó đang diễn ra tại chỗ Đấy là hình thức tường thuật trực tiếp theo diễn biến khách quan của sự kiện, không thể áp đặt ý muốn chủ quan để chương trình đó phải như thế này hay
như thế kia được ”
Thế nhưng cũng chính ông Nguyễn Thanh Lâm lại cho rằng, các chương trình thời sự được thực hiện theo mô thức của Đài THVN hiện nay là một dạng của THTT Tuy nhiên, theo ông Lâm, tính trực tiếp trong các chương trình này không thể hiện ở việc sự kiện có được phản ánh trực tiếp hay không, mà chủ yếu là ở phương thức đưa tin, cụ thể là,
bằng hình thức dẫn trực tiếp, ê - kip sản xuất chương trình có thể đựng
Trang 15đây Từ những đặc điểm trên, ông Nguyễn Thanh Lâm có đưa ra ý kiến: “Nếu nói về các dạng của THTT thì nên để chương trình thời Sự trực
tiếp đứng riêng ra so với các dạng THTT khác”
Cũng khó đòi hỏi tất cả những thông tin trong một chương trình thời sự đều được làm trực tiếp, bởi trước hết đo thiết bị, phương tiện kỹ thuật và lực lượng thực hiện không cho phép Kế đến là các sự kiện
không cùng diễn ra đúng vào giờ phát sóng của chương trình Nếu điều này xảy ra thì sự đồn nén thông tin cao độ của thời sự cũng không cho
phép chuyển tải trọn vẹn tất cả các sự kiện trong giới hạn thời lượng
một chương trình chưa đầy một tiếng đồng hồ Và một điều vô cùng
quan trọng khác nữa là tính cấp thiết của sự kiện có đạt đến mức phải
làm trực tiếp hay không, bởi vì THTT một sự kiện là do sự cần thiết
phải thông tin ngay về sự kiện đó đến công chúng, chứ không phải là
cách để trình diễn công nghệ hiện đại hay chỉ để “làm sang” như đã xảy
ra ở một số đài TH địa phương Thực tế dù vẫn cho đây là một dạng
THTT, nhưng khác với trước kia, hiện nay Đài THVN chỉ “bắn” từ “trực
tiếp” lên góc màn hình đối với những thông tin đang được truyền trực tiếp tại trường quay hay tại hiện trường, nơi sự kiện đang diễn ra
Về hiệu quả thông tin, qui trình sản xuất chương trình thời sự của
Đài THVN hiện nay đã thể hiện rất rõ những ưu điểm và đang được các
đài TH địa phương xem đó như là một cách làm chuẩn mực để phấn
đấu, học tập Theo ông Trần Bình Minh - Phó Tổng Giám đốc Đài
THYN, đây cũng là cách làm thời sự của các nước có trình độ phát triển
về TH từ mức tương đối trở lên Kết quả điều tra dư luận XH do Tạp chí
TH (Dai THVN) thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2003 tại 25 tỉnh,
thành phố tiêu biểu của tất cả các vùng, miền trên toàn quốc cũng đã
thêm một lần nữa xác định, thời sự là chương trình được công chúng cả
nước yêu thích và xem thường xuyên nhất so với tất cả các chương trình
Trang 1611
mang tính chuyên nghiệp cao như đã nêu của Ban Thời sự Có lẽ chẳng
mấy ai nghỉ ngờ gì về điểu này, nhưng nếu cho rằng, chương trình thời
sự làm theo cách như Đài THYVN hiện nay là thuộc đạng TH trực tiếp thì liệu đã phản ánh đúng bản chất của phương thức chuyển tải thơng tin này chưa?
Trong khố bồi dưỡng nghiệp vụ đành cho PV và BTV các đài PT-TH các tỉnh Nam bộ do Trung tâm Đào tạo (Đài THVN) tổ chức tại
An Giang vào tháng 7 năm 2004, qua trao đổi về các dạng THTT, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, tiêu chí đầu tiên của một chương trình THTT là thông tin phải được truyền đến người xem cùng thời điểm điễn
ra sự kiện Đối chiếu tiêu chí này với các chương trình thời sự do BTV
dẫn trực tiếp mà các đài TH trên cả nước vẫn quen gọi là thời sự trực
tiếp, nhiều ý kiến đã cho rằng, đó chỉ là sự “trực tiếp hoá” chương trình thời sự, tức là hướng đến sự trực tiếp chứ chưa phải là trực tiếp
Những quan niệm về THTT đã nêu trên có những điểm gần nhau
nhưng cũng có những điểm chưa thống nhất với nhau, ít nhất là về tên gọi Tuy thế, đây là cơ sở quan trọng có thể giúp đi tới một cách hiểu
toàn điện hơn về THTT
1.1.2 Khái niệm về THTT
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 2000, “#zc riếp” là một tính từ với nghĩa ban đầu là “có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua khâu trung gian” [27, 1055]
Với Từ điển Ngôn ngữ của Pháp, “Trực tiếp” (Direct) có nghĩa là “Thông suốt, không qua khâu trung gian, ngay lập tức” (Qui est en ligne,
sans aucun détour, qui se fait sans intermé - diaire, immédiat” [4, 248]
Trang 17
des prises de son ou des vues; Qui est transmise au monment méme de sa réalisation) [4, 248]
N66
Cũng trên lĩnh vực truyền thông, tính từ truc tiép” (Live) trong 2
tiếng Anh là một từ phái sinh từ động từ “Sống” (to live) Như vậy, bản thân khái niệm “trực tiếp” trong tiếng Anh đã bao hàm ý nghĩa “sống động, tươi mới” Từ nét nghĩa này, những chương trình TH trực tiếp (Progtammes on live) luôn được hiểu là “những chương trình có hình thức và nội dung tươi mới, và những gì xuất hiện trong Chương trình
cũng đang sống động trước mat khan gid”
Những cách giải thích trên đây cho thấy, ngôn ngữ biểu đạt của mỗi dân tộc về THTT tuy có khác nhau, nhưng nội hàm chứa đựng trong các
khái niệm này của các ngôn ngữ là tương đối gần gũi Trên cơ sở những điểm tương đồng của một số quan niệm về THTT ghi nhận từ quá trình
tham khảo tài liệu có được, từ khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp với các nhà báo có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất các chương trình THTT ở Dai THVN, cdc dai 6 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và từ những kinh
nghiệm rút ra được trong hoạt động thực tiễn của bản thân, tác giả luận văn
xin đề xuất một khái niệm chung về THTT như sau:
THITT là sự chuyển tải đến công chúng một cách trực tiếp và trọn
vẹn những thông tin về một sự kiện ngay tại thời điểm nó đang diễn ra, không qua một khâu xử lý trung gian nào Đây là phương thức cho pháp
phát huy được đây đủ nhất những thế mạnh của truyền hình
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THTT
Từ khái niệm về THTT nêu ở mục 1.1.2, có thể đưa ra các đặc
điểm cơ bản của THTT như sau:
1.2.1 Công chúng tiếp nhận thông tin cùng thời điểm diễn ra sự kiện,
Đây là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm quan trọng nhất để
Trang 1813
truyền đến công chúng một cách tức thời và trọn vẹn, không qua bất kỳ một thao tác xử lý, cắt xén nào cả
Đặc điểm này cũng có nghĩa, khoảng cách giữa thời điểm diễn ra
sự kiện và thời điểm công chúng tiếp nhận thông tin trong các chương trình THTT đã được rút xuống bằng không Thực ra thì cũng phải mất
một khoảng thời gian nhất định thông qua hệ thống truyền dẫn phát
sóng và thu hình, thông tin mới đến được với công chúng, nhưng đó là một khoảng thời gian cực nhỏ, các giác quan của con người không cảm nhận được Do đó, mọi điễn biến của sự kiện công chúng tiếp nhận được
qua màn ảnh nhỏ đều được hiểu ở thì hiện tại với những trạng từ chỉ
thời gian thường gặp như: hiện giờ, ngay lúc này Cũng bởi độ dài thời
gian truyền dẫn không đáng kể nên thông tin đến với công chúng theo
đối qua màn hình ti vi xem như cùng thời điểm với người có mặt tại hiện trường, nơi đang diễn ra sự kiện Đây không chỉ là những thông tin đầu tiên
về sự kiện mà chính là sự kiện đang diễn ra trước mắt công chúng
Từ đặc điểm này, trong những năm qua, Đài THVN đã thực hiện
nhiều chương trình cầu TH, nhằm cung cấp cho công chúng những
thông tin nóng sốt nhất về một sự kiện đang diễn ra ở nhiều địa điểm cách xa nhau, chẳng hạn, qua chương trình câu TH đón giao thừa Tết
Giáp Thân 2004, đồng bào cả nước không chỉ có được những cảm nhận rất cụ thể về không khí đón Tết ở khắp mọi miền đất nước với những
sắc thái rất đặc trưng, mà còn được chứng kiến và chia sẻ niềm vui với bao cuộc gặp gỡ giữa những người ở các đầu cầu cách xa nhau hàng
ngàn cây số Từ những cuộc gặp gỡ này, người chiến sĩ ở hải đảo
Trường Sa có thể nghe thấy lời động viên của gia đình ở một làng quê
mãi tận châu thổ sông Hồng, để càng vững dạ, yên lòng cầm chắc tay súng, cùng đồng đội giữ gìn biển đảo quê hương Còn những người lính
biên phòng ở ba vùng đất xa xôi của Tổ quốc Tây Bắc - Tây Nguyên và
Trang 19
phút đất trời giao hoà thiêng liêng đó Đặc biệt, dù cách xa bao con sông con suối, bao đỉnh núi cao, bao cánh rừng ngút ngàn , họ vẫn có
thể nghe được tiếng đàn ở một đầu cầu để cùng hoà chung bài ca thật
nhịp nhàng và xúc động gửi tặng người xem TH cả nước nhân địp xuân về Đây là sự nỗ lực lớn của những người làm TH với một mong muốn, rút ngắn thời gian và không gian để những người thương yêu nhau, đù cách xa vẫn được “đoàn tụ” qua nhịp cầu TH, để hương vị xuân trong
lòng mỗi người và trong mỗi gia đình thêm nồng đượm, để tình đồng chí, đồng bào càng thêm gần gũi và ấm áp hơn lên
Vượt qua những rào cản không gian và thời gian để tiếp nhận
thông tin cùng một thời điểm trong THTT khiến cho những hoạt động
mang tính cộng đồng, đặc biệt là những trận thi đấu bóng đá trở thành những ngày hội tưng bừng và náo nhiệt nhất đối với cộng đồng xã hội
Ngày hội đó được tạo nên bởi sự cộng hưởng cảm xúc của hàng triệu
người đang cùng dõi mắt theo nhịp bóng lăn, mà đỉnh cao là những cuộc
xuống đường tuần hành khắp phố phường biểu lộ niềm vui khi đội nhà
chiến thắng Trong các kỳ Seagames, nhất là Seagames 22 do Việt Nam đăng cai tổ chức, cả nước đã có những đêm hội tưng bừng ngập tran hạnh phúc như thế
Có thể nói rằng, sự cộng hưởng cảm xúc của hàng triệu người qua
việc tiếp nhận thông tin tức thời và cùng lúc từ các chương trình THTT đã tạo nên sự tác động vô cùng mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của
cộng đồng xã hội Đây là một lợi thế rất lớn của TH trong thông tin, tuyên truyền, nhất là những lúc cần kêu gọi cộng đồng xã hội đồng loạt
hưởng ứng ngay một chương trình hành động nào đó
1.2.2 Thông tín được phản ánh theo đúng trình tự diễn biến
của sự kiện
Nói cách khác, đó là sự phản ánh sự kiện theo trật tự thời gian
Trang 20
15
thông tin cùng thời điểm diễn ra sự kiện”, bởi trình tự diễn biến sự kiện chỉ có thể sắp xếp lại trong khâu xử lý hậu kỳ Trong khi đó, moi chi tiết trong THTT đều được truyền ngay đến công chúng, cái mà công chúng đang tiếp nhận cũng chính là cái đang diễn ra tại hiện trường và
chúng hầu như không hề được biết trước, có chăng đó chỉ là những phác
thảo ban đầu và hoàn toàn có thể thay đổi Cũng bởi sự kiện được phản ánh theo thời gian tuyến tính nên trong THTT không thể đừng lại để sửa
chữa, bổ sung một chỉ tiết nào đó như trong các chương trình TH có xử
lý hậu kỳ
Cũng có loại chương trình TH được xử lý qua hậu kỳ nhưng chỉ
để lược bỏ những chỉ tiết rườm rà cho phù hợp với nội dung và thời
lượng phát sóng, còn trình tự điễn biến của sự kiện được tôn trọng một cách tuyệt đối Cách làm này tạo cho người xem có cảm giác như đang trực tiếp theo dõi sự kiện Tính thuyết phục và tính hấp dẫn của chương
trình vì thế mà được nâng lên Điều này được thể hiện rất rõ trong các
chương trình mang tính tương tác cao như Trò chơi, Gặp gỡ, Giao lưu trên TH Nói như Mark Goodson, nhà sản xuất chương trình trò chơi TH hàng đầu của Mỹ, đây là những chương trình cho khán giả cảm giác
như đang “nhìn thấy những con người thật đang nếm trải qua những tình huống có thật” [14, 291]
Những gì vừa nêu chứng tỏ rằng, “trực tiếp” và “giống như trực tiếp” luôn luôn là điểu những người làm TH mong muốn công chúng có được khi xem TH, bởi vì đồng hành với các chương trình thuộc đạng này là một loạt những ưu điểm mà bất cứ một loại hình báo chí nào cũng mong đạt tới như: nhanh, xác thực, sống động, hấp dẫn
Đây cũng chính là những đời hỏi của công chúng đối với TH nói
Trang 211.2.3 Dé dang thực hiện truyền thông hai chiều
Trong báo in hay trong các chương trình PT, TH được xử lý qua hậu kỳ, công chúng tiếp nhận thông tin hoàn toàn thự động Sự phản
hồi, góp ý đưới mọi hình thức đều được xử lý trong các số báo hay trong
các chương trình phát sóng sau đó
Với THTT, sự giao lưu, trao đổi giữa chủ thể thông tin và đối
tượng tiếp nhận thông tin điễn ra rất đễ dàng với nhiều hình thức: trao
đổi trực tiếp tại nơi điễn ra sự kiện, gọi điện thoại, email , nhưng phổ
biến nhất là trao đổi trực tiếp tại hiện trường và qua điện thoại
Với những hình thức này, công chúng không chỉ được hỏi, được nghe giải thích, được tư vấn mà quan trọng là được trao đổi, tranh luận cùng người dẫn chương trình Có thể bắt gặp những hình thức giao lưu, trao đổi như vừa nêu trong các chương trình: toạ đàm, gặp gỡ giao lưu, trò chơi THỊ, thậm chí là trong các chương trình THTT những sự kiện chính trị quan trọng như: các kỳ hợp Quốc hội, HĐND Có thể nói rằng, đường dây nóng là nhịp cầu nối giúp công chúng tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, từ những hoạt động vui chơi giải trí, mở mang kiến thức cho đến những sự kiện chính trị quan trọng, nơi
hoạch định những vấn đề lớn lao của đất nước Đường dây nóng cũng là nhịp cầu để công chúng có thể tham gia vào các chương trình TH gây
quỹ ủng hộ những người bệnh tật, neo đơn, nghèo khó
Thật ra, trong các chương trình TH có sự tham gia của công
chúng tại hiện trường, dù không TH trực tiếp vẫn có thể thực hiện dé
đàng việc giao lưu, trao đổi giữa chủ thể thông tin và đối tượng tiếp
nhận thông tin, nhưng chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp Những nội dung giao lưu, trao đổi này có thể sẽ bị cắt bỏ đi cho phù hợp với thời lượng phát sóng hoặc vì nội dung không hợp với chủ để của chương trình,
Trang 2217
Đặc điểm đễ đầng giao lưu với công chúng trong các chương trình
THTT đã tạo điều kiện để công chúng không chỉ theo dõi sự kiện mà
còn trở thành một bộ phận của sự kiện Từ vị trí này, họ có thể trực tiếp
tham gia trao đổi, bàn bạc về những vấn để liên quan đến su kién , lam cho sự kiện được nhìn nhận từ nhiễu phía, nhiều góc độ, chứ không chỉ
từ phía nhà báo TH, đo đó tính khách quan và sự thuyết phục của thông tin sẽ cao hơn Đây là một trong những đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của các chương trình THTT đối với đông đảo công chúng Điều
này có thể kiểm nghiệm qua nhiều kênh phản hồi nhưng đơn giản nhất
là qua số lượng các cuộc điện thoại gọi đến tham gia hoặc đóng góp ý kiến cho chương trình Từ các cuộc gọi, người làm chương trình còn có
thể nắm bắt thêm những thông số về giới tính, nghề nghiệp của công
chúng và không gian tác động của chương trình Đây là những cơ sở quan trọng giúp những người thực hiện chương trình có những cải tiến phù hợp và kịp thời, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cẩu thông tin của công chúng
1.2.4 Có thể sử dụng những thành phần phụ trợ với một thời lượng vừa phải để sự kiện thêm phong phú, sinh động và được tiếp nhận một cách toàn diện hơn
Như đã nêu, một đặc điểm cơ bản của THTT là công chúng tiếp
nhận thông tin cùng thời điểm diễn ra sự kiện, không qua xử lý hậu kỳ Theo đó với THTT, cái “bây giờ”, cái “ngay lúc này” là quan trọng
nhất Song, sẽ là cực đoan nếu cho rằng, THTT “là bẩn sao tức thời của sự kiện”, bởi vì trong rất nhiều trường hợp sự kiện sẽ không được tiếp
nhận một cách sâu sắc và toàn diện nếu như chỉ căn cứ vào những gì đang diễn ra mà thiếu đi sự bổ trợ của những thông tin liên quan dưới hình thức phóng sự, đoạn băng tư liệu, lời phát biểu, những cuộc phỏng
vấn ngắn được thực hiện trước hay ngay tại nơi dién ra sự kiện Chẳng
Trang 23do VTV3 thực hiện vào tháng 10/2004, đoạn băng về bức thư của Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi các đoanh nhân vào năm 1945 vang lên trên nền
hình ảnh Người đi thăm giới công thương, liên sau đó là những cảm nghĩ của nhà sử học Dương Trung Quốc về sự kiện này, vừa tạo nên một không khí trang nghiêm, xúc động (các doanh nhân ở 3 đầu cầu: Hà Nội
- Huế và thành phố Hồ Chí Minh đều đứng lên để lắng nghe thư Bác),
vừa giúp cho giới doanh nhân Việt Nam ngày nay và người xem truyền hình hiểu rõ rằng, không phải trong giai đoạn đổi mới mà ngay từ
những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng
và Bác Hồ đã rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của giới công thương trong sự nghiệp kiến thiết nước nhà
Đoạn băng tư liệu này cũng có thể xem như lời để đẫn để đi vào
nội dung chính của chương trình, đó là những vấn đề liên quan đến chữ
Tâm và chữ Tài của giới đoanh nhân Việt Nam hôm nay
Việc sử dụng những chỉ tiết bổ trợ trong các chương trình THTT còn
xuất phát từ nhiều mục đích khác nữa, nhưng bất cứ trường hợp nào, truyền tải tại chỗ diễn biến của sự kiện vẫn là chủ yếu và quan trọng nhất
1.3 SỰ HẤP DẪN CỦA THTT
Bằng hình ảnh động và âm thanh (lời nói, âm nhạc, tiếng động), cùng một lúc TH tác động đến nhận thức của con người bằng hai giác quan: thị giác và thính giác Khoa học hiện đại đã chứng minh, qua thính giác, con người tiếp nhận được 11% lượng thông tin nói ra, nhưng qua thị
giác thì sự tiếp nhận thông tin lên đến 83% Nếu kết hợp cả hai giác quan
thì lượng thông tin tiếp nhận của con người có thể lên đến 94% Có thể nói rằng, sự kết hợp hài hoà hình ảnh động và âm thanh đã giúp TH có khả năng biểu đạt thông tin một cách đa dạng, giúp công chúng TH có được
những cảm giác đầy đủ, chân thực và tinh tế nhất về cuộc sống
Trang 2419
sống thực, không bị khuấy động, không phải la câu chuyện của nhà báo hay
của người chứng kiến kể về sự kiện mà là chính bản thân sự kiện hiện nay, trong giây phút này đang diễn ra trước mắt chúng ta” [1, 9]
Quả thực, với hai chất liệu rất đặc thù là hình ảnh động và âm thanh sống động, chân thực như đang tồn tại trong cuộc sống, TH tạo cho người xem “trạng thái có mặt” tại nơi điễn ra sự kiện, tức là, họ
không phải hình dung ra sự kiện mà đang “mất thấy, tai nghe” sự kiện
Như vậy, khác với báo viết và một phần ở PT là văn bản thông tin phải tạo
ra được văn cảnh, với truyền hình, bằng ngôn ngữ của mình, bản thân cảnh tượng mà thông tin truyền đi đã chứa đựng văn cảnh của thông báo Điều
này đã tạo cho TH có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo
chí truyền thống khác như báo in, báo PT, báo ảnh, trong đó tiêu biểu
và cơ bản nhất là tính xác thực của thông tin
Tuy nhiên, đây vẫn là sự tiếp nhận thông tin thụ động, một chiều, trong khi đó nhu cầu về thông tin của con người trong xã hội hiện đại không chỉ là sự xác thực, khách quan mà còn phải là sự nhanh nhạy, tức
thời Không chỉ đời hỏi được “nhìn thấy cuộc sống thực”, con người còn
muốn trực tiếp tham gia vào cuộc sống thực đó để được trao đổi, bàn
bạc về những vấn để mà họ quan tâm THTT ra đời đã cho phép khai thác triệt để nhất những thế mạnh của TH để đáp ứng tất cả những nhu cầu đó của con người
Thực ra thì giao tiếp theo lối đối thoại trực tiếp là thói quen giao tiếp có từ xa xưa của con người Đó là lối giao tiếp tự nhiên nhất là hiệu
quả nhất, ở đó, thông điệp phát ra của người nói với sự hỗ trợ của ngữ
điệu, vẻ mặt, cử chỉ được biểu hiện đầy đủ và tỉnh tế nhất, giúp cho
người đối diện cảm nhận chính xác nhất tư tưởng và tình cảm của người nói Ngược lại, sự phản hồi tức thì của người nghe với đầy đủ những sắc
Trang 25biết được, cần tiếp tục nói cái gì và nói như thế nào để dat được mục
đích giao tiếp
Hạn chế của lối giao tiếp này là nó chỉ tỏ ra hiệu quả trong phạm
vị hẹp, trong khi đó, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao tiếp
của con người càng được nâng cao và mở rộng Với sự ra đời của sách vở, báo chí (báo in, PT, TH) và nhiều phương tiện truyền thông khác nữa, nhu cầu đó đã được đáp ứng Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi giao tiếp của những phương tiện truyền thông này đã làm mất đi điều kiện đối thoại trực tiếp của con người
Trên cơ sở những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại,
phương thức THTTT ra đời đã đáp ứng một lúc hai nhu cầu trong giao tiếp
của công chúng ngày nay, đó là thói quen đối thoại trực tiếp có từ xa xưa và
nhu cầu mở rộng phạm vi giao tiếp nảy sinh trong xã hội hiện đại
Lầm sao có thể so sánh được giữa việc đọc hay nghe nói về sắc
đẹp của một hoa hậu với việc được trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình
thể và tâm hồn cô ta với những biểu hiện tỉnh tế nhất của sự đi đứng,
nói năng qua một chương trình THTT Đó là tính xác thực và khách quan mà phương thức THTT đã mang lại
Những người hâm mộ bóng đá có thể sẽ rất háo hức tìm đọc, nghe,
xem những đánh giá, những nhận định của các nhà chuyên môn về một trận bóng đá quan trọng trên các tờ nhật báo, trên các bản tin PT hay TH sớm nhất vào sáng mai, nhưng chỉ là để biết thêm Cái mà họ không thể bỏ qua, dù biết rằng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của ngày mai, chính là chương trình tường thuật trực tiếp trận bóng đó trên TH vào khuya nay, bởi vì còn gì là thú vị khi phải theo đõi một trận bóng đã
biết trước tỉ số Như vậy, thông tin trong THTT không chỉ mang tính xác thực, mà còn rất nhanh nhạy, tức thời, bởi vì nó đến với công chúng
cùng thời điểm diễn ra sự kiện Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện
Trang 2621
mãn cái sự “biết” của công chúng, mà còn tác động trực tiếp đến công việc của mỗi người Do đó thông tin chính là sức mạnh, ai có thông tin,
người đó chiến thắng
Như đã nêu, với THTT, công chúng được trực tiếp tham gia vào
sự kiện để cảm nhận đầy đủ nhất về sự kiện hoặc để được trực tiếp nêu ý kiến, trao đổi, bàn bạc về những vấn để liên quan đến sự kiện Từ đặc điểm này, THTT đã làm cho khoảng cách về không gian và thời gian
giữa chủ thể thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin không còn nữa, bởi vì họ có thể đối thoại trực tiếp tại hiện trường hoặc qua đường dây
nóng Đặc biệt, trong các chương trình cầu truyền hình, việc giao lưu đối thoại có thể diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm khác nhau giúp cho
không gian giao tiếp của công chúng được mở rộng, thậm chí là giữa các quốc gia ở các châu lục khác nhau
Tóm lại, sự nhanh nhạy tức thời, tính xác thực, dé dàng thực hiện truyền
thông hai chiều trong THTT là những đặc điểm cơ bản nhất tạo nên sức cuốn hút vô cùng mạnh mẽ của THTT đối với công chúng Ứng dụng công nghệ THỊT
vào sản xuất chương trình của hầu hết các đài TH ở nước ta hiện nay chính là để
khai thác triệt để hơn nữa những thế mạnh đó của TH
1.4 DIEU KIEN CAN VÀ ĐỦ ĐỂ THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG
TRÌNH THTT
THTT một sự kiện là đo sự cần thiết phải thông tin nhanh về sự
kiện đó đến đông đảo công chúng Điều này cũng có nghĩa, chỉ THTT những sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng và đang được công chúng đặc biệt quan tâm
Tuy nhiên, để thực hiện thành công một chương trình THTT,
ngoài tầm quan trọng và sự cấp thiết của sự kiện còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác nữa như: thiết bị máy móc, kinh phí, các điều kiện để thực
hiện THTT tại địa điểm diễn ra sự kiện như nguồn điện, địa hình,
khoảng cách giữa hiện trường và trung tâm kỹ thuật phát sóng, thời tiết,
Trang 271.4.1 Tầm quan trọng và mức độ quan tâm của công chúng đối với sự kiện
Đây là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất
khi quyết định THTT một sự kiện, bởi như đã nêu, THTT một sự kiện là do sự cần thiết phải thông tin nhanh về sự kiện đó đến công chúng,
hoặc tạo điều kiện để công chúng có thể tham gia đối thoại trực tiếp về những vấn để liên quan đến một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt
Nếu không vì những lý do này thì nên phản ánh sự kiện theo phương thức gián tiếp, để tránh những sai sót rất có thể xảy ra như khi làm trực tiếp
® Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và được cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm có thể là những hội nghị chính trị lớn của đất
nước như Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội được truyền trực tiếp
trên sóng TH để toàn dân được theo dõi một cách trực tiếp và đây đủ mọi điễn biến các chương trình nghị sự của Đáng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội về các vấn đề trọng đại của đất nước Có thể nói rằng, phản ánh trực tiếp những sự kiện chính trị trọng đại trên sóng TH để người đân cùng theo dõi và tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính đúng đắn và khả thi đối với
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đây là một trong những biểu hiện rõ nét nhất về chủ trương mở rộng dân chủ của Đảng và
Nhà nước ta kể từ khi đất nước đi vào đổi mới
e Bên cạnh những sự kiện chính trị có tác động lớn đến đường
hướng phát triển của quốc gia, sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với cộng đồng xã hội được chuyển tải trực tiếp trên sóng TH còn là
những hoạt động liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, tầm quan trọng và mức độ tác động của sự kiện còn tuỳ thuộc
vào phạm vi đối tượng tiếp nhận Ví dụ, sự ra đời của trường Đại học
Trang 2823
Án Giang, rộng ra nữa là người đân ĐBSCL, bởi sự ra đời của trường Đại học này sẽ có những tác động rất lớn đến việc đào tạo nguồn nhân
lực cho vùng đất được xem là rộng lớn, trù phú và giàu tiểm năng
nhưng dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước Với tính chất như thế, tất nhiên, sự kiện này chỉ được THTT trên sóng Đài PT-
TH An Giang hoặc Dai TH Can Tho (Trung tam THVN tai TP Can Tho) chứ không thể là Đài THVN được Thế nhưng có những sự kiện
diễn ra ở một địa phương nhưng rất thu hút sự chú ý của nhân dân các vùng miền, nên đã được truyền trực tiếp trên sóng cha Dai THVN dé
nhân dân cả nước có điều kiện theo dõi Lễ hội 100 năm Sa Pa là một
trường hợp như thế, bởi đây là một địa chỉ du lịch mà phong cảnh, khí
hau và những tập tục sinh hoại độc đáo của nó đã khiến cho ai cũng
mong một lần được đặt chân đến
e Những vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống cần được trao đổi, bàn bạc và lý giải một cách công khai cũng là sự kiện có thể
THTT Cái khó là ở chỗ, đây không phải là những sự kiện có sắn để
các đài TH “mang vác” máy móc, thiết bị đến phản ánh mà đòi hỏi
người làm TH phải quan sát, nắm bắt và phản ánh nó theo một hình
thức phù hợp và hiệu quả nhất Có thể thấy rõ điểu này trong các chương trình đối thoại trực tiếp vào chiêu chủ nhật hàng tuần của VTVI, hay một số vấn đề mà Đài PT-TH An Giang đã thực hiện đưới hình thức toạ đàm trực tiếp như: “Vì sao người dân các huyện đầu nguồn chưa thích đến định cư tại nhiều cụm, tuyến dân cư?”, “Tai nạn giao thông tăng khi đường nông thôn được bê tơng hố - Vì sao?”, “Chức năng văn hoá của các Bưu điện Văn hoá xã chưa cao” Vì sao?” So sánh với những điều vừa trình bày, có thể thấy rằng, một số đài
TH ở nước ta hiện nay đã tỏ ra quá lạm dụng THTT
Trang 29nổi tiếng Roman Cácmen lần đầu tiên được trình chiếu ở Việt Nam và
qua những chương trình gặp gỡ trên TH được thực hiện rất công phu như chương trình “Cuộc chiến tranh Đông Dương nhìn từ hai phía” phát trực tiếp trên sóng VTVI1 , người xem TH, nhất là thế hệ trẻ đã có địp hiểu sâu hơn về trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử hào hùng và bị tráng nhất của dân tộc, đồng thời cũng thấy được
những cách nhìn mới mẻ của Việt Nam hôm nay về những vấn để thuộc về lịch sử
Thế nhưng, trong những ngày tháng năm lịch sử này, người xem TH cũng đã đến mức “bội thực” với các chương trình ca nhạc về chủ đề chiến thắng Điện Biên phủ liên tục được THTT trên sóng TH quốc gia và TH địa phương Bội thực là bởi vì, cũng là những điệu múa xoè hoa, những điệu múa sạp ấy, cũng là những ca khúc, dù rất nổi tiếng của các nhạc sĩ tiền bối như Giải phóng Điện Biên của Đỗ Nhuận, Hò kéo pháo của Hoàng Vân, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thị, nhưng công
chúng cứ phải xem di xem lại mãi trong các chương trình liên kể nhau của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH Hà Nội
Phải công nhận rằng, đây là những chương trình nghệ thuật rất nghiêm túc, nhưng quá cỗ và giống nhau, giống từ bài ca, điệu múa cho đến trang phục và kết cấu chương trình Cũng là những bài hát ca ngợi
truyền thống anh hùng cách mạng, nhưng chương trình Huyền thoại
Trường Sơn do VTV3 thực hiện vào tháng 7 năm 2004 nhân kỷ niệm ngày thương binh - liệt sĩ là một chương trình vô cùng độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với xem Sự độc đáo trước hết thể hiện ở việc
chọn địa điểm tổ chức chương trình, đó là nghĩa trang Trường Sơn, nơi
yên nghỉ của hàng ngàn người con ở khắp mọi miền đất nước Cũng là
bài hát ấy nhưng người xem có thể dễ dàng cảm nhận được rằng, trong bạt ngần những ánh nến lung linh trên mộ phần của các liệt sĩ, các ca sĩ
Trang 3025
Trong hoạt động báo chí, mục đích tuyên truyền là vô cũng quan trọng , nhưng phải luôn chú ý đến đối tượng tiếp nhận Người ta không
thể ăn mãi một món ăn, dù rất ngon, cũng như công chúng không thể
xem liên tục những chương trình TH mà ở đó không thể phát hiện được
điều gì mới mẻ Với THTT, càng không thể bổ qua điều này
1,4,2 Điều kiện kỹ thuật phải đảm bảo thực hiện duoc THTT
Điều kiện kỹ thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong THTT Sự kiện điễn ra có cuốn hút đến mức nào cũng trở nên vô nghĩa khi nó không được chuyển tải đến công chúng do thiếu một thiết bị kỹ thuật nào đó hoặc do những sự cố về kỹ thuật bất ngờ xảy ra Chẳng hạn, do không có xe ghi hình phát sóng lưu động, hầu hết các đài TH địa phương đều không thể THTT những sự kiện diễn ra trong một không gian rộng lớn như: đám rước trong một lễ hội văn hoá, các cuộc đua xe đạp đường trường, đua thuyền trên sông Với phương tiện này,
chương trình Cầu truyền hình đón giao thừa năm 2004 của Đài Truyền
hình Việt Nam đã đưa công chúng cả nước dạo quanh phố phường Hà
Nội để nhìn ngắm, để lắng nghe những gì đang diễn ra trong lòng thủ
đô vào giờ phút thiêng liêng này Đó là không khí đón xuân rộn ràng, náo nức quanh Hồ Gươm, là một cuộc viếng thăm trong một ngôi nhà
ấm cúng, là một mầm sống mới vừa cất tiếng chào đời trong niềm sung sướng, hạnh phúc của người thân ở một bệnh viện Có thể nói rằng thiết bị kỹ thuật hiện đại là cánh tay nói đài, rút ngắn khoảng cách
giữa TH với cuộc sống
1.4.3 Kinh phí, khán giả tham gia chương trình và thời tiết cũng là những yếu tố cần lưu ý khi quyết định thực hiện THTT
một sự kiện
6 Kinh phí: Cũng giống như các thiết bị kỹ thuật, một chương
trình THTT không thể thực hiện được nếu như không có hoặc hạn chế
Trang 31ê-kip sản xuất chương trình Kinh phí để cụ thể hố ¥ tudng, ti dé-co chương trình, cho đến âm thanh, ánh sáng Kinh phí để “bồi đưỡng” cho nhóm thực hiện, bởi vì THTT đồi hỏi cao về nghiệp vụ TH, do đó
chế độ bồi dưỡng cũng phải tương xứng để động viên tinh thần làm
việc của mọi người
Phần lớn kinh phí để thực hiện các chương trình THTT của đài TH hiện nay đều đo tài trợ, nhất là các chương trình thực hiện định kỳ
Mức đệ và tần suất tài trợ phụ thuộc nhiều vào tầm ảnh hưởng của một
đài TH đối với cộng đồng xã hội Tài trợ là cần thiết Thực tế cho thấy,
khó có thể thực hiện một chương trình THTT đạt chất lượng nếu chỉ
dựa vào kinh phí của đơn vị Vấn đề quan trọng là đừng để các nhà tài trợ can thiệp quá sâu vào nội dung chương trình Đây là điều đã từng
xây ra đối với một số đài TH
e Khán giả tham gia chương trình
Là yếu tố không thể thiếu đối với những chương trình THTT cần có sự tham gia của khán giả, bởi họ chính là một phần của sự kiện Các chương trình gặp gỡ, giao lưu, các trò chơi TH hay các chương trình
khoa giáo phổ biến kiến thức có phần hỏi - đáp tại chỗ là những chương trình không thể thiếu khán giả Vấn để cần lưu ý là, không
phải cứ có khán giả là được, mà phải là những khán giả phù hợp với từng chương trình cụ thể Khán giả chủ yếu của chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhất định phải là các em học sinh phổ thông, khán giả chương trình Gặp gỡ Bốn nhà của Đài PT-TH An Giang không thể ai khác là những nông dân Thậm chí, trong một số chương trình đặc biệt, những người thực hiện còn tổ chức “tập dượt” cho khán giả một số động tác cần thiết khi tham gia chương trình Và khi chương trình đang diễn ra, vẫn có những người được phân công phụ trách khán giả để hướng dẫn họ thực hiện một số yêu cầu mà chương trình đặt ra
Trang 3227
1.4.4 Sự kiện được chọn THTT phải diễn ra liên tục trong
một khoảng (thời gian nhất định, không có những khoảng “thời gian chết” quá lớn
Nếu điều này xảy ra, công chúng sẽ mất tập trung và sẽ chẳng
ngần ngại gì khi chuyển sang kênh khác để chọn xem những chương
trình hay hơn, bởi vì khác với trước đây, người xem TH bây giờ có quá
nhiều sự lựa chọn, sự lựa chọn ấy lại được thực hiện quá đễ đàng với
chiếc remote trong tay Như vậy, với những sự kiện thuộc đàng này,
người làm TH hoặc quyết định ngay từ đầu không THTT, hoặc phối hợp với đơn vị tổ chức, xây dựng kịch bản chương trình thật chỉ tiết, cụ
thể để hạn chế tối đa những khoảng thời gian trống, hoặc là chuẩn bị
trước những phần bổ trợ (phóng sự, phỏng vấn, âm nhạc ) để lấp vào những khoảng trống đó một cách hợp lý, vừa tạo được sự liên tục của chương trình, đồng thời làm cho chương trình hay hơn và hấp dẫn hơn
Những sự kiện điễn ra trong một thời gian quá đài cũng cần cân
nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện THTT, bởi vì trong nhịp sống ngày một gấp gấp như hiện nay, công chúng thường không có nhiều thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn để theo đối một chương trình THTT kéo đài cả buổi, ngoại trừ đó là những sự kiện người xem đặc biệt quan tâm như các phiên chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội, hay là các sự
kiện thể thao, văn hoá lớn
Trường hợp này cũng có thể khắc phục bằng cách, chỉ THTT
những phần quan trọng, đặc sắc nhất của sự kiện
1.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THTT
Qui trình sản xuất một chương trình THTT đồi hỏi sự chuẩn bị rất
công phu cả về nội dung và kỹ thuật với sự tham gia của nhiều bộ phận nghiệp vụ có trình độ chuyên môn cao
1.5.1 Về nội dung
Trang 33trinh THTT như: tầm quan trọng và mức độ quan tâm của công chúng đối với sự kiện, kinh phí, các thiết bị kỹ thuật , nhóm phụ trách nội
dung gồm các biên tập và đạo điễn có nhiệm vụ lên kế hoạch thực hiện
chương trình, với các khâu chủ yếu sau:
- Xác định rõ thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện
- Nội dung sự kiện và trình tự diễn biến sự kiện Với các sự kiện
có sẵn (do các đơn vị ngoài đài TH tổ chức), cần trao đổi kỹ với đơn vị
tổ chức về nội dung và diễn biến của sự kiện để chủ động trong quá
trình phản ánh sự kiện
- Xây đựng kịch bản sát hợp với nội dung đề tài và những điều
kiện về kinh phí, thiết bị kỹ thuật Đây là cơ sở để từng vị trí của ê-kip sản xuất chương trình hoàn thành phần việc của mình như:
+ Viết lời dẫn
+ Chọn và trao đổi với khách mời về tổng thể chương trình và
phần nội dung liên quan trực tiếp đến khách mời + Thiết kế sân khấu
+ Tuỳ chương trình có thể thực hiện trước những thành phần bổ
trợ như phóng sự, phỏng vấn, băng tư liệu, hình hiệu, âm nhạc, đạo cụ, quà tặng
+ Làm việc với nhóm quay phim và kỹ thuật truyền dẫn - phát sóng để thống nhất phương án thực hiện và phương án dự phòng; chạy thử chương trình tại trường quay; thông sống và tập nối cầu
1.5.2 Về kỹ thuật
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong các chương trình THTT là
nhóm các kỹ sư và các kỹ thuật viên Đây là khâu ảnh hưởng trực tiếp
Trang 3429
điện lực nhờ hỗ trợ về an ninh trật tự, nguồn điện để thiết lập đường
truyền và lắp đặt thiết bị
Trong quá trình THTT, nhóm kỹ thuật được chia làm hai bộ phận
phụ trách công việc ở hai địa điểm:
+ Noi dién ra sự kiện (có nhiệm vụ xử lý hình ảnh từ camera chuyển về xe lưu động và từ xe lưu động về Trung tâm kỹ thuật của đài THỊ)
+ Trung tâm kỹ thuật TH (tiếp nhận tín hiệu từ hiện trường
chuyển về và đưa lên sóng)
Nhóm phụ trách kỹ thuật còn có nhiệm vụ thiết lập đường dây điện thoại nóng đảm bảo liên lạc thông suốt trong quá trình thực hiện chương trình
Nếu thực hiện cầu THTT, về nguyên tắc kỹ thuật không có gì thay
đổi Vấn đề là sự phối hợp giữa các đầu cầu phải thật chặt chẽ, nhịp
nhàng Tuỳ theo kịch bản chương trình, Trung tâm kỹ thuật của Đài TH
ở đầu cầu chính có thể “nối cầu” để các đầu cầu giao lưu trực tiếp với nhau Tất nhiên, ở mỗi đầu cầu đều phải dam bảo đầy đủ các thiết bị kỹ thuật thực hiện THTT, trong đó cần lưu ý nhất là thiết bị để thiết lập
đường truyền tín hiệu Nếu địa hình phức tạp hay khoảng cách giữa các
điểm cầu quá lớn, đòi hỏi phải truyền tín hiệu bằng cáp quang hay vệ
tinh Thí dụ, trong chương trình cầu THTTT đón giao thừa Tết Giáp Thân
2004, do khoảng cách giữa hai đầu cầu Hà Nội và An Giang quá xa nên tín hiệu từ lòng bè cá ba-sa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) phải truyền qua hai chặng với hai thiết bị truyền dẫn khác nhau: từ làng
bè về bưu điện An Giang qua sóng vi-ba và từ bưu điện An Giang ra Trung tâm kỹ thuật (Đài Truyền hình Việt Nam) bằng đường cáp quang Trong quá trình THTT, nhóm phụ trách kỹ thuật, một mặt bám sát
kịch bản để tác nghiệp, đồng thời phải có phương án dự phòng để xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố về kỹ thuật và cả những sự cố về mặt nội dung
cần sự can thiệp của kỹ thuật, chẳng hạn như cho tạm ngưng truyền tín
Trang 351.6 VAI TRO TRONG YEU CUA MOT VAI THANH TO TRONG
£-KIP SAN XUAT CHUONG TRINH THTT
Nhu đã nêu, để thực hiện thành công một chương trình THTT, đòi hỏi sự đầu tư lớn về kinh phí, thiết bị kỹ thuật và đặc biệt là khả
năng chuyên môn của ê - kip thực hiện Họ phải là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực mình phụ trách và có ý thức tổ chức
kỷ luật để làm tốt phần việc của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ,
nhịp nhàng với những bộ phận khác, góp phần tạo nên một ê- kip làm việc đạt đến trình độ chuyên nghiệp Trong giới hạn luận văn này, chỉ xin đi vào tìm hiểu cụ thể hơn công việc của một số thành viên thuộc nhóm nội dung có vai trò trọng yếu írong quá trình thực hiện một
chương trình THTT, đó là người viết kịch bản, đạo diễn và người dẫn
chương trình
1.6.1 Kịch bản
Một vở diễn sân khấu, một bộ phim, một chương trình biểu điễn
nghệ thuật hay một chương trình lễ hội bao giờ cũng được dàn đựng trên cơ sở một kịch bản Người ta thường ví kịch bản là “bột” để người đạo diễn cùng với những cộng sự của mình có thể “gột nên” một tác
phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh
Trong quy trình sản xuất các chương trình THTT cũng vậy, kịch
bản luôn luôn là yếu tố đầu tiên và là cơ sở để mọi thành viên, đưới sự
chỉ huy của đạo diễn, hoàn thành phần việc của mình Nói cách khác, chương trình THTT điễn ra trong thực tế bao giờ cũng được bắt đầu
bằng một chương trình được viết trên giấy trắng mực đen Điều này trước hết đòi hỏi người viết kịch bản phải hiểu rõ sự kiện để tái hiện nó
thật cụ thể và chỉ tiết trên văn bản, sao cho khi nhìn vào đấy, từ người
dẫn chương trình, quay phim, cho đến người dựng cảnh đều có thể
thấy, “người xem sẽ được xem gì” và bản thân mỗi người sẽ làm gì
Trang 3631
Tất nhiên, người viết kịch bản phải dựa trên tính chất, qui mô của
sự kiện, mục đích tuyên truyền của cơ quan TH, các điều kiện về kinh
phí, thiết bị kỹ thuật, khả năng chuyên môn của ê-kip sản xuất chương trình và nhiều yếu tố khác nữa như địa điểm, thời tiết để xây dựng một kịch bản vừa thể hiện được năng lực tư đuy sáng tạo của mình, vừa
phù hợp với những điều kiện thực tế, để kịch bản có thể nằm trong giới
hạn thực hiện được, tránh những ý tưởng quá bay bổng, không khả thi Một điểm cần lưu ý là, nếu như kịch bản điện ảnh và sân khấu tái
hiện cuộc sống bằng sự hư cấu, nhằm chuyển tải một thông điệp nào đó
mà tác giả muốn gửi đến công chúng , thì kịch bản các chương trình TH nói chung, THTT nói riêng đi vào phản ánh cuộc sống dựa trên cơ sở người thật, việc thật Đó có thể là những sự kiện có sắn và cũng có thể là những sự kiện đo nhà báo TH xây dựng nên từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Từ đặc điểm vừa nêu đã hình thành nên hai dạng kịch bản THTT là: Kịch bản THTT những sự kiện có sẵn và kịch bản THTT những sự kiện được xây dựng nên từ lao động sáng tạo của nhà
báo TH
1.6.1.1 Kịch bản chương trình THTT những sự kiện có sẵn Dù là sự kiện có sắn, nhưng tuỳ nội dung sự kiện, tuỳ mục đích tuyên truyền, điều kiện thực hiện và năng lực sáng tạo của ê-kip sản xuất chương trình , vẫn có thể có sự tác động về mặt báo chí từ phía
những người làm TH ở những mức độ phù hợp
e Đối với những sự kiện chỉ cần tường thuật trực tiếp toần bộ diễn biến sự kiện như một cuộc hội nghị, một trận thi đấu thể thao , kịch
bản chương trình chính là bộ khung ghi lại trình tự diễn biến của sự kiện đúng theo kế hoạch chương trình do đơn vị ngoài đài TH thiết kế và xây dựng Trong trường hợp này, người viết kịch bản phải trao đổi
Trang 37
đề liên quan đến sự kiện như nội dung, kết cấu chương trình nhằm hạn
chế những sai sót có thể xảy ra, hoặc đảm bảo cho chương trình không bị gián đoạn bởi những khoảng thời gian trống kéo đài Nấm rõ sự kiện
cũng là cách để người viết kịch bản có thể trao đổi và thống nhất với
đạo dién chương trình về việc chọn lựa những góc máy phù hợp nhằm phản ánh được những chỉ tiết bản chất nhất của sự kiện, đồng thời hạn chế bớt những chỉ tiết có thể gây phản cảm hoặc liên quan đến những vấn đẻ nhạy cảm về lập trường, quan điểm
Hình ảnh một vị đại biểu đang ngáp vặt hay ngủ gật trong một hội nghị quan trọng vô tình lọt vào ống kính có bị đưa lên màn hình TV hay
không còn tuỳ thuộc nhiều vào sự lựa chọn hình ảnh của các đạo diễn
hình Những sự lựa chọn đó thường dựa trên cơ sở những ý tưởng ban đầu của người viết kịch bản Trong các phiên trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ trước Quốc hội, thái độ chừng mực hay gay gắt của người hỏi, sự đĩnh đạc, tự tin hay lúng túng, quanh co của người trả lời sẽ được hiện rõ hơn trên màn hình, nếu phóng viên sử dụng khuôn hình đặc tả, và ngược lại, nếu sử dụng trung hay toàn cảnh Đây là những thao tác rất cơ bản trong nghiệp vụ TH, vấn đề là phải chọn lựa cách thể hiện nào cho phù hợp với mục đích tuyên truyền trong từng
trường hợp cụ thể Điều này phụ thuộc nhiều vào vốn sống và sự nhạy
cảm chính trị của các nhà báo TH Cái khó chính là ở đây, bởi trong THTT, phản ánh nhanh và xác thực sự kiện là quan trọng, nhưng trong mọi trường hợp phải luôn chú trọng đến tính định hướng của thông tin,
đo đó, phải luôn lường trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để có cách xử lý kịp thời, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót
khi thực hiện các chương trình THTT
e Cũng là THTT những sự kiện có sẵn, nhưng sự tác động về mặt báo chí sẽ thể hiện rõ hơn khi người viết kịch bản đưa vào chương trình
những thành phần bổ trợ như các phóng sự, băng tư liệu, lời phát biểu,
Trang 3833
- Khai thác đầy đủ và sâu hơn sự kiện
+ Mọi sự vật chỉ có thể được nhận biết một cách toàn điện khi được xem xét trong tổng hoà các mối quan hệ Với THTT, đó là mối
quan hệ giữa cái đang diễn ra với cái đã và sẽ diễn ra Đành rằng, cái
“bây giờ” “ngay lúc này” là quan trọng nhất trong THTT, nhưng cái “đã qua” và “sắp tới” (dù chỉ chiếm một phần thời lượng rất nhỏ trong tổng thể chương trình) sẽ giúp công chúng nhìn nhận sự kiện toàn điện
và nhiều chiều hơn
Trong chương trình THTT “Gặp gỡ Bốn nhà” với chủ đề “Hợp tác
xã - một mô hình liên kết cần nhân rộng” do Đài PT-TH An Giang thực
hiện vào tháng 5-2003, nhằm tuyên truyền cho chủ trương phát triển mô hình kinh tế hợp tác của tỉnh, cùng với những lời giải thích của diễn giả, một phóng sự với những hình ảnh tư liệu về những HTX, những tập đoàn sản xuất thời bao cấp nghèo nàn, lạc hậu và đầy tính hình thức
dựng xen kẽ với hình ảnh của những HTX thời kỳ đất nước đổi mới đang mang lại cho người tham gia những lợi ích rất cụ thể đã tác động rất lớn đến nhận thức của người xem TH, nhất là bà con nông dân về
chủ trương: liên kết để cùng phát triển sản xuất Nhiều bà con nông dân
đã gọi điện thoại đến bày tỏ rằng, phóng sự đã giúp họ có thể so sánh để hiểu rõ hơn chủ trương của tỉnh và không còn thấy e ngại nữa khi nghe
nói đến cụm từ “hợp tác xã”
+ Trong rất nhiều các chương trình THTT, công chúng sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự kiện nếu như thông tin họ tiếp nhận được không chỉ là bản thân sự kiện mà còn là cảm xúc và suy nghĩ của những người đang trực tiếp tham gia vào sự kiện đó
Trang 39ước và trăn trở điều gì Đó có thể là những mong ước rất riêng tư về một
cuộc sống tốt đẹp hơn của những người lao động bình thường và cũng có thể là những nhận định mang tính dự báo của các chuyên gia về tương lai của một quốc gia, một châu lục hay rộng ra nữa là toàn thế giới trong thế kỷ mới Với nhiều người, lắm lúc đây mới chính là những thông tin mà họ mong đợi, chứ không phải là những diễn biến
mang tính bề nổi của sự kiện
+ Người dẫn chương trình xuất hiện tại hiện trường giới thiệu hoặc giải thích, nhấn manh mot chi tiết quan trọng nào đó của sự kiện cũng là cách làm hiệu quả, giúp công chúng nắm bắt sự kiện được trọn vẹn hơn
Chỉ vài lời giới thiệu ngắn gọn của BTV Bạch Dương về việc phục hiện lại những hồ sen bên hoàng thành làm bối cảnh cho đêm lễ hội áo đài
trong Festival Huế tổ chức vào tháng 6 năm 2004 được THTT trên sóng
VTV3, người xem TH có thể cảm nhận dễ đàng hơn sự kỳ công của những
người thực hiện trong ý tưởng muốn tái tạo lại khung cảnh Huế xưa, vừa uy
nghiêm, cổ kính với thành cổ rêu phong, vừa nhẹ nhàng, thanh khiết nhưng cũng thật huyền ảo, thơ mộng với hoa sen và những tà áo đài nhẹ lưới trong sương khói lãng đãng và những ánh nến lung linh
- Những phóng sự ngắn, những ý kiến phát biểu (được thực hiện tại hiện trường hay đã đựng thành băng hoàn chỉnh) trong các chương
trình THTT, ngoài việc giúp công chúng cảm nhận đầy đủ và sâu hơn sự
kiện, cồn có vai trò như là một lời đề dẫn sinh động và gây ấn tượng để đi vào nội dung chính của vấn đề Hình thức này được sử dụng nhiều trong các chương trình phỏng vấn, toạ đàm và gặp gỡ, giao lưu trên TH
Trong chương trình toa dam về vấn đề “Sách giáo khoa cho bậc
tiểu học” do Đài PT-TH An Giang thực hiện nhân ngày khai giảng năm
Trang 4035
câu hỏi đầu tiên “Vì sao học sinh tiểu học phải “tải” quá nhiêu sách vở
trong một buổi học?” đã được đặt ra làm tiền để cho nhiều câu hỏi sau đó
liên quan đến vấn đề sách giáo khoa và chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học
như: chất lượng sách giáo khoa sau rất nhiều lần cải cách, gánh nặng về tài chính của mỗi gia đình vì phải Hên tục thay đổi sách, nguồn sách hỗ trợ cho
học sinh nghèo, tỉ lệ giữa khối lượng sách quá lớn mà học sinh phải mang vác với khối lượng tri thức mà các em thực sự tiếp nhận được
Đối với những vấn đề không mấy “đễ chịu” như vừa nêu, những
phóng sự thuộc dạng này còn là chứng cứ về một hiện trạng đang gây nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội, đòi hỏi những vị khách mời trong các chương trình toạ đàm không thể né tránh, quanh co mà phải
trả lời thẳng vào vấn đề
- Những thành phần bổ trợ được xen vào một số chương trình THITT, còn có tác dụng “che khuất” bớt những phần quá dàn trải, tẻ nhạt và kéo đài của chương trình hoặc để xử lý những tình huống nhạy
cảm có thể ảnh hưởng đến nhận thức của cong đồng xã hội Dù không nhiều, nhưng đó là những tình huống hoàn toàn có thể xảy ra đối với
các chương trình THTT Đó có thể là những cuộc tranh luận nảy lửa quá mức chấp nhận, những lời phát biểu chệch hướng quan điểm hoặc thiếu thiện chí trong các hội nghị quan trọng, là những hình ảnh không đẹp
trong các chương trình biểu điễn nghệ thuật hay lễ hội, đó cũng có thể là những cuộc ẩu đả, những biểu hiện phi văn hoá trong các trận thi đấu
thể thao và cả những sai sót từ phía ê-kip thực hiện chương trình (ở các
đài địa phương, thường thấy nhất là những sai sốt của người dẫn chương
trình như nói sai nội đung dẫn đến mất bình tĩnh)
1.6.1.2 Kịch bản chương trình THTT những sự kiện được xây
dựng nên từ lao động sáng tạo của nhà báo TH