1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta

149 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 10,97 MB

Nội dung

Trang 1

TV HVBCTT D LA 84 ở DỰC VÀ ĐÀO TẠO HOC VIEN CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ : HO CHI MINA PHAN VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN TRẦN VĂN TẤN TUYEN TRUVEN PHAT TRIEN KINH TẾ TU NHÂN TRÊN BA CHÍ NIƯỨC TẢ

(QUA KHẢO SÁT Uy cut CONG AN ;LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGHIÊN CỨU KINH TẾ, KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỀN, THƯƠNG eV

TO THANG 1-2000 DEN THANG 6- 2004)

Ween ay a

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HO CHi MINH PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

TRAN VAN TAN

TUYEN TRUYEN PHAT TRIEN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN BÁ0 CHÍ NƯỚC Tđ

(Qua khảo sát Tạp chí Cộng sản, Lý luận Chính trị, Nghiên cứu Kinh tế,

Kinh tế và Phát triển ,Thương mại từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2004)

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAM TAT THANG Ha Noi -2004

Trang 3

Mục lục Trang Trang phụ bìa Mục lục MOG GAUL eae — 1

1.1 Khái niệm tuyên truyền

1.2 Vai trò và nội dung của báo chí trong việc tuyên truyền thúc đẩy sự phát

triển kinh tế — xã hội của đất nƯỚC - 7s sScSrct tre 22

Chương 2: Về phát triển kinh tế tư nhân và tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước (a -5-5-S<seesrrrrrsrre 34 2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta — ,ÔỎ 34

2.2 Thực tế tuyên truyền về phát triển kinh tế tư nhân

trén bao Chi is: TP n 48

2.3 Đánh giá chưng -:+s- cv tren th th re 61

Chương 3: Quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền

Trang 4

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta luôn luôn khẳng định kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Với đường lối, chính sách kinh tế nhất quán, trước sau như một,

trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc đẩy mạnh sự phát triển thành phần kinh tế

nhà nước, kinh tế tập thé , Đảng và Nhà nước ta đã tạo nhiều điều kiện cho thành phần kinh tế tr nhân phát triển Đến nay, tr ong cá nước có tới hơn 100.000 đoanh nghiệp tư nhân, đó là chưa kể đến hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể và làm kinh tế trang trại Có thể nói, với sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thành phần kinh tế tư nhân đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và đóng góp một phần không nhỏ vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, về mặt thực tiễn cũng cần phải thấy rằng, hiện tại, kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn cồn những hạn chế về quy mô, tổ chức, quản lý, khoa học- công nghệ và qui hoạch phát triển Trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp tư nhân làm ăn theo kiểu chụp giật, vi phạm pháp luật, gay phan ting trong xã hội

Những hạn chế vừa nêu về kinh tế tư nhân ở nước ta có thể thấy được nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, nhưng suy cho cùng khía cạnh sâu xa nhất vẫn xuất phát từ nhận thức của toàn xã hội Quả vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế được định hình, phát triển trong thời kỳ đổi mới, cho nên tâm lý, nhận thức của xã hội, điều kiện, môi trường, cơ chế, chính sách cho thành phần kinh tế này phát triển cùng sự

mặc cảm của nó là một trở ngại lớn để nó phát triển

Trang 5

Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với

nhiều thành phần kinh tế mà trong đó thành phần kinh tế tư nhân là một sự bộ

phận quan trọng, và để cho thành phần kinh tế này phát triển đúng hướng, phát

huy hết tiềm năng, các cơ quan truyền thông của Đảng, nhất là các cơ quan báo chí cần phải tuyên truyền một cách sâu rộng để xã hội cũng như bản thân họ một nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân Khi xã hội đã có nhận thức đúng về vai trò của thành phần kinh tế này trong tổng thể nền kinh tế của đất nước, chắc rằng nó sẽ nhận được sự ứng xử phù hợp hơn để có thể

phát triển đúng với quan điểm, đường lối của Đảng

Báo chí ở nước ta là vũ khí đấu tranh tư tưởng của Đảng Vì vậy, nhiệm vụ

thường xuyên của báo chí là phải tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng theo

nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình Báo chí nói chung là cơ quan ngôn luận, phát đi quan điểm lý luận chính

thống của Đảng về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm định

hướng, chỉ đường cho việc phát triển đất nước Trong quá trình hoạt động, mỗi cơ

quan báo chí đều có những nhiệm vụ chính trị cụ thể, nhưng không thể xa rời

nhiệm vụ chính trị chung là tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của

Đảng, làm cho quan điểm đường lối của Đảng không những trở thành nhận thức

của người đân mà còn là hiện hữu trong đời sống xã hội Hiện nay, hệ thống báo chí nước ta phát triển rất đa dạng Hằng ngày có hàng trăm đầu báo, tạp chí đến với công chúng Báo và tạp chí là hai loại hình thông tin, tuyên truyền có đặc trưng khác nhau nhưng với ưu thế thông tin chính luận thường xuyên, sâu rộng của mình, tap chí hiển nhiên trở thành bức tranh khái quát nhất trong công tác

tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Với cơ sở

của nhận thức trên, luận văn đi vào khảo sát, nghiên cứu công tác tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận Chính trị, Tạp

Trang 6

động của quy luật báo chí cách mạng

Thời gian qua, tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân đã có, nhưng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều cơ quan báo chí, vì vậy, hướng nghiên cứu của

đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền phát triển kinh tế tư

nhân trên báo chí ở nước ta

LỊCH SỬNGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Thông tin, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng là một nhiệm vụ

thường xuyên trên báo chí ở nước ta Trong thời kỳ đổi mới, việc tuyên truyền

phát triển kinh tế tư nhân là một chủ dé được báo chí quan tam và bước đầu cũng

đã có đánh giá, rút kinh nghiệm nhưng chưa đi sâu vào việc nghiên cứu để đưa ra những kết luận mang tính hệ thống nhằm định hướng cho việc xây dựng mô hình thông tin một cách khoa học và thiết thực

- Về phát triển kinh tế tư nhân, ngoài các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì còn có nhiều tài liệu đề cập đến nhưng chỉ nêu

phương hướng phát triển chung Đầu tháng 4-2004, tại Hà Nội, Ban Tư tưởng

Văn hoá Trung ương có tổ chức toạ đàm về phát triển kinh tế tư nhân, nhưng các

tham luận chủ yếu để cập đến kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo và xu hướng vận động của thực tiễn

- Trong khi đó, ở nước ngoài và các tài liệu, bài giảng về tuyên truyền kinh

tế đang lưu hành trong nước cũng chưa để cập một cách hệ thống việc tuyên

truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí Cho nên hướng nghiên cứu của để

tài này là mới

Trang 7

Mục đích

Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá đưa ra những kết luận mang tính hệ thống về thực trạng, quan điểm, giải pháp, tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên các tạp chí được khảo sát, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng tuyên truyền kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta

Nhiệm vụ

Từ mục đích trên, để tài có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá những vấn để cơ bản về tuyên truyển trên báo chí nói

chung, tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí nói riêng

- Khảo sát, phân tích, đánh giá những thông tin có liên quan đến việc

tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên Tạp chí Cộng sản, Tạp Lý luận Chính trị, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Thương

mại

- Xác định quan điểm, phương pháp tuyên truyền và để xuất một số giải

phấp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những thông tin trên các Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận Chính trị, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Thương mại có liên quan đến việc tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài khảo sát, nghiên cứu việc tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân

trên các Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận Chính trị, Tạp chí N ghiên cứu Kinh

Trang 8

Phương pháp luận: Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng mác -

xít và trên cơ sở đường lối, Nghị quyết của Đảng ta để khảo sát đánh giá đối tượng

Phương pháp công cụ: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích

tổng hợp để rút ra được những kết luận mang tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN

Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu thành phần kính tế tư nhân sẽ tổn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ, vì thế, về mặt

khoa học cũng như thực tiễn, kết quả nghiên cứu của để tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho hoạt động của người làm báo trong việc tuyên truyền quan điểm đường lối của Đảng nói chung và tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo

chí nói riêng

KẾT CẤU

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1:Mấy vấn đề về tuyên truyền và tuyên truyền phát triển kinh tế

tư nhân trên báo chí ở nước ta

Chương 2: Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta

Chương 3:Quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền phát

Trang 9

MAY VAN DE VE TUYÊN TRUYỀN VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHAT TRIEN KINH TE TU NHAN TREN BAO CHI 6 NUOC TA

1.1 KHAI NIEM TUYEN TRUYEN

1.1.1 Tuyén truyén hiéu theo nghia chung 1.1.1.1 Khái niệm

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, tuyên truyền là một hoạt động

thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, cổ động, tổ chức quần chúng hành động cách mạng Trước đây, trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập cũng như ngày nay trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoạt động tuyên truyền luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc

góp phần nâng cao nhận thức, phát triển những phẩm chất cao đẹp của con người, làm cho con người thấy rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của mình đối với bản thân, đối với gia đình, đối với xã hội, để trên cơ sở đó tìm cách điều chỉnh hành vi, xây dựng cho mình một lối sống ngày càng tốt đẹp hơn, đúng với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và phù hợp với khuôn khổ của pháp luật

Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Chủ tịch Hồ

Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân tin, dân làm” [19, tr 167] Tuyên truyền theo tiếng La tỉnh (prapaganda) có nghĩa là

truyền bá, truyền đạt, phổ biến một quan điểm nào đó Theo Từ điển tiếng Việt thì tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng

hộ, làm theo [34, tr 1068] Theo Plé - kha - nốp thì tuyên truyền là truyền bá nhiều ý cho ít người Còn theo PGS, TS Tạ Ngọc Tấn trong giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” thì tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá trong quần chúng

nhân đân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng,

Trang 10

hoạt động của công tác tư tưởng, vận động quần chúng, nhân dân Ở nghĩa hẹp là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá một tri thức ý niệm cụ thể nào đó

Trong tác phẩm “Làm gì”, Lênin nói rõ, người tuyên truyền phải nói nhiều ý, mang đến cho đối (ượng công chúng những tri thức sâu sắc có tính bản chất

Trên cơ sở đó tác động vào thế giới quan của con người, vào quá trình hình thành những quan niệm, niềm tin và ý chí của mỗi thành viên trong xã hội

Theo mét sé tai liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện khoảng 400 năm trước, được các nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ các hoạt động nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác tin và theo đạo Ki - tô Từ nguồn gốc này, về sau thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng rộng rãi trong xã hội để biểu đạt các hoạt động của cá nhân hay tập thể tác động đến suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của

người khác nhằm định hướng hành động của họ theo một khuynh hướng nhất

định

Cho đến nay, lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có một nền văn minh riêng, có cách giao tiếp và truyền đạt tư tưởng

riêng Từ những tín hiệu sơ khai như tiếng hú, tiếng trống, điệu bộ, cử chỉ rồi đến

ngôn ngũ, chữ viết và cuối cùng là sự ra đời của các phương tiện truyền thông

hiện đại, đó là những dấu ấn đánh dấu từng bước đi rất đài trong việc tuyên truyền, truyền bá tư tưởng của con người Xã hội loài người, từ cuộc sống bẩy

đàn, hoang dã, tổn tại và phát triển được như ngày nay cũng chính là nhờ biết tìm

tòi làm cho ngày càng phong phú, đa dạng cách trao đổi thong tin, giao tiếp của mình Thông thường ở một trình độ phát triển xã hội cao hơn, con người sẽ tìm ra được phương thức giao tiếp tốt hơn (thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc trao đối

Trang 11

thông tin lẫn nhau), nhưng xét cho cùng mọi phương thức giao tiếp, mọi trình độ giao tiếp đều cùng chung một mục đích là nhằm truyền đạt suy nghĩ, tư tưởng, ý kiến cá nhân và tập thể nhằm xây dựng những mối quan hệ cần thiết giữa con người với con người Hiện tại, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát

triển cực nhanh của các phương tiện truyền thông đại chúng, lại được sự hỗ trợ đắc lực của khoa học - công nghệ, hoạt động tuyên truyển ngầy càng có sức

mạnh hơn trong việc tham gia giải quyết những vấn để cấp thiết, nóng bỏng của cuộc sống Về lý luận cũng như thực tiễn, chúng ta đều biết rằng, chức năng

chính của hoạt động tuyên truyền là giáo dục tư tưởng, nhưng trước hết, để thực

hiện tốt chức năng này, không thể đốt cháy giai đoạn bằng việc không cung cấp cho đối tượng mà nó hướng đến một lượng thông tin kha di đủ để tác động vào nhận thức, làm thay đổi nhận thức Sống trong một thế giới đầy biến động, với

các quan hệ đan xen phức tạp về địa - chính trị, địa - kinh tế, cùng với sự phát

triển song trùng của khoa học - kỹ thuật, lượng thông tin phải tiếp nhận của con người trong một đơn vị thời gian ngày càng một đồ sộ, nhưng không phải tất cả

đều hữu ích Đứng trước tình trạng này, để cho mọi người có thể chọn lựa được cho mình những thông tin thích hợp, thật sự hữu ích cho đời sống cá nhân và xã hội, ngoài sự “sàng lọc” của bản thân từng con người thì những tác động của

cộng đồng cũng có một vai trò rất lớn Ở đây, chúng ta cần thấy một thực tế là

khi đứng trước những vấn để mà nhận thức chưa được rõ ràng, do tâm lý khuôn mẫu, lập trường của con người thường theo số đông Vì vậy, để cho mọi người dân, mà chủ yếu là nhân dân lao động tiếp nhận được những thông tin có lợi thì hoạt động tuyên truyền cũng phải cung cấp cho họ những thông tin cần và đủ để

họ có thể nhận thức vấn đề (vấn đề cân tuyên truyền), rồi trên cơ sở ấy, họ có thể

lấy đó lam can cứ so sánh, soi roi khi tiếp nhận những thông tin mới theo hướng có lợi nhất cho mình Trong thời đại bùng nổ thông tin, không một cá nhân hay

Trang 12

phú, đa đạng của thế giới hiện đại Cũng giống như truyền thông, tuyên truyền xem trọng việc cung cấp, chia sẻ thông tin, vì đó là tiền để cho nhận thức của con

người Hoạt động tuyên truyền chỉ có thể thực hiện tốt chức năng giáo duc tu tưởng và các chức năng khác của mình khi chức năng thông tin được thực hiện,

thông tin được chia sẻ một cách có hiệu quả Vì vậy, nếu như hoạt động tuyên truyền làm tốt việc cung cấp, chia sẻ thông tin, cũng có nghĩa là chủ thể của nó di tao ra kha năng làm thay đổi nhận thức của đối tượng, làm cho đối tượng thay

đổi cách nhìn nhận, đánh giá, quan niệm về một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó theo hướng có lợi nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền

Quốc tế hố thơng tin là một xu hướng mang tính tất yếu của xã hội hiện đại Ngoài những mặt trái, quốc tế hố thơng tin, đã làm cho biên giới theo quan

niệm truyền thống giữa các quốc gia ngày càng mờ nhạt, ngày càng được rút

ngắn lại theo ý nghĩa biểu trưng (biên giới mềm) để con người ngày càng xích lại

gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, nhưng điều này không có nghĩa là mọi quan niệm

của con người về các sự vật, hiện tượng đều giống nhau

Như những gì đã nêu trên, từ khi xuất hiện, được con người sử dụng cho

đến nay, đã có nhiều quan niệm và sự đánh giá khác nhau về tuyên truyền Tuy nhiên, đù cho cách diễn đạt về khái niệm tuyên truyền có khác nhau, nhưng chung qui đều thấy rằng, đó là toàn bộ các hình thức hoạt động của của công tác tư tưởng nhằm tác động vào ý thức của con người, nhằm làm cho con người thay

đối nhận thức, thay đổi tình cảm để tiến đến cải biến, thay đổi hành vi của họ Ở

đây, chúng ta cần thống nhất rằng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan

Trang 13

10

sinh quan để đi đến hành động phù hợp với hệ tư tưởng thống trị, phù hợp với hệ

tư tưởng của chế độ

1.1.1.2 Mục đích tuyên truyền

Tuỳ theo cách phân chia mà người ta có thể chia tuyên truyền ra nhiều loại khác nhau Nếu phân chia theo tính chất, hệ tư tưởng mà nó truyền bá thì có tuyên truyền vô sản, tuyên truyền tư sản Nếu phân chia theo nội đung tuyên truyền thì có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền văn hoá,

tuyên truyền pháp luật Nếu phân chia theo phạm vi tác động đến đối tượng thì có tuyên truyền cá biệt, tuyên truyền nhóm, tuyên truyền đại chúng Tuỳ theo

quan niệm, tuỳ theo lợi ích, tuy có nhiều sự phân chia khác nhau nhưng tất cả các hoạt động tuyên truyền đều có chung một mục đích là nhằm hình thành một kiểu

ý thức xã hội mà cốt lõi của nó là thế giới quan và một kiểu tích cực xã hội hay

khác đi đó là nhân sinh quan tiến bộ của con người Nói một cách cụ thể hơn, về phương điện xã hội, cùng với các thành phân khác của hoạt động tư tưởng, hoạt động tuyên truyền góp phần hình thành kiến trúc thượng tầng về mặt hình thái ý thức, đồng thời động viên cổ vũ con người hành động tích cực vì những lý tưởng mà xã hội hướng tới Về phương điện cá nhân, mục đích tuyên truyển là xây dựng nhận thức, củng cố niềm tin, đồng thời cổ vũ tính tích cực xã hội của con người Mục đích tuyên truyền là yếu tố cơ bản có tính quyết định trong hệ thống các yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền, nhằm đạt tới hiệu quả tuyên

truyền Căn cứ vào mục đích tuyên truyền, chủ thể tuyên truyền mới có thể biết

được tính chất của hoạt động tuyên truyền và phương pháp tương tác, tác động đối với đối tượng Vì vậy, hiệu quả tuyên truyền cao hay thấp hoàn toàn lệ thuộc vào chủ thể tuyên truyền có xác định được rõ ràng, cụ thể mục đích tuyên truyền

hay không Cho nên, xác định được rõ ràng, cụ thể, đúng đấn mục đích tuyên

truyền, đồng thời quán triệt làm cho nó trở thành điểm hướng đến trong suốt quá

Trang 14

trình hoạt động tuyên truyền là một đòi hỏi thiết yếu, cần phải được luôn luôn

tuân thủ trong công tác tuyên truyền hiện đại

1.1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của tuyên truyền

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản, khái niệm tuyên

truyền được sử dụng thường xuyên và đó cũng là phương pháp cách mạng Trong

thực tiễn cách mạng nước ta, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, Đẳng ta mới làm tốt được công tác chính trị tư tưởng Nói khác đi, công tác chính trị tư tưởng của

Đẳng ta có sự đóng góp rất lớn của hoạt động tuyên truyền Tuyên truyền tốt cũng là một biện pháp tốt để tập hợp lực lượng, tiến hành các hoạt động cách mạng Thông qua tuyên truyền thì đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước mới có thể đến được với nhân dân và theo chiều ngược lại, tiếng nói của người dân mới có thể đến được với các cơ quan lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước; trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước mới có thể hiểu được những

gì là tâm tư nguyện vọng của nhân dân để kịp thời đưa ra những quyết sách phù

hợp với lòng đân hơn, phù hợp với thực tiễn cách mạng

Ngược lại với các đảng cộng sản, cấc nước xã hội chủ nghĩa, thì giai cấp tư

sản, các nước tư bản cố tình phủ nhận tuyên truyền và tìm mọi cách xuyên tạc,

gán cho tuyên truyền một nghĩa xấu Thật ra, trong thực tế, giai cấp tư sản ở tất cả các nước tư bản đều phải sử dụng hoạt động tuyên truyền như là một phương thức để thực hiện việc truyền bá các tư tưởng tư sản nhằm thực hiện các mục tiêu về chính trị, kinh tế, văn hoá của chế độ Hằng ngày, người dân ở các nước này vẫn thường được hệ thống tuyên truyền đồ sộ của nhà cầm quyền liên tục lừa dối bằng các mỹ từ “tự do, dan chi, bình đẳng, bác ái ”, nhưng sự thật điều đó chỉ đành cho một số ít người ở tầng lớp trên, tầng lớp thượng lưu, còn đại đa số nhân dân lao động vẫn phải sống trong cảnh bất công, đói nghèo, và bệnh tật Minh

Trang 15

12

truyền bá tư tưởng của chế độ từ giai cấp tư sản là những gì mà chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang huênh hoang nói về những “chiến tích” của chúng, khi chúng dùng chiếc gậy tự đo, dân chủ, dân tộc, tôn giáo để can thiệp vào tất cả các nước không làm theo ý đồ nhất thể hoá thế giới của chúng

Trong suốt quá trình cách mạng của Đảng ta, hoạt động tuyên truyền luôn luôn là một phương pháp giáo dục quan trọng trong công tác tư tưởng Trong những năm đầu cách mạng nhờ hoạt động tuyên truyền mà hệ tư tưởng, đường

lối, chiến lược, sách lược của Đảng mới có điều kiện đi vào quần chúng, tập hợp quần chúng để tiến hành cách mạng Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin

vào nước ta là một quá trình đấu tranh không khoan nhượng giữa nó và hệ tư tưởng phong kiến, tư sản Trong thời điểm lịch sử lúc đó, đối với một đất nước có hơn 80% dân số bị mù chữ lại đang sống đưới sự kìm kẹp của thực dân và phong

kiến thì việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin cho người đân quả là rất khó Khó mà vẫn làm được là nhờ biết cách tuyên truyền Ý chí cách mạng trén nén tang ly luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ một đóm lửa nhỏ, nhen nhóm thành một ngọn lửa lớn, rồi biến thành biển lửa bùng phát dữ đội

thiêu đốt được quân thù là một quá trình đẩy gian khó nhưng cũng rất về vang và

đầy lòng tự hào trong hoạt động tuyên truyền của Đảng Cho đến nay, nhân dân {a đang nỗ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta có trong tay chính quyền, hệ thống chính trị thống nhất hành động từ trung ương đến địa phương, hoạt động tuyên truyền đã thay đổi cơ bản cả lượng lẫn chất, nhưng chắc rằng, mục đích cuối cùng của hoạt động tuyên truyền vẫn không có gì thay đổi

đó là nhằm vào cuộc đấu trang cách mạng kiên định, vững vàng của nhân dân ta

để xây dựng, phát triển đất nước theo con đường mà Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Chúng ta đang sống trong một thế giới đẩy biến động bởi các quan hệ

Trang 16

một xu thế không thể cưỡng được, nó là một cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các nước nghèo do sự lạc hậu, nhất là lạc hậu về thông tin, lạc hậu về

tư duy lý luận để phát triển Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu gay gắt giữa

các thế lực chính trị, giữa các quốc gia trở nên mềm dẻo hơn bởi xu thế đối thoại,

tuy nhiên đó mới chỉ là cái vỏ bên ngoài mang tính-hình thức Theo qui luật, xã

hội phát triển, chủ nghĩa tư bản phát triển - phát triển đến cùng cực, nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không có gì thay đổi Trên thế giới, các mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo đang nổi lên như là một hiện tượng đáng chú ý của

thời đại nhưng vẫn không làm lu mờ được mâu thuẫn lớn nhất của thời đại là mâu

thuẫn giai cấp Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên

chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra dưới một hình thức mới, thoạt nhìn có vẻ như lắng địu, nhưng thật sự là có phần gay go, phức tạp hơn giai

đoạn vừa qua gấp bội Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, để xây dựng

thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc, “công tác

tư tưởng, lý luận phải góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc,

chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo

đức lối sống” [13, tr 68] thì công tác tuyên truyền càng trở nên quan trọng hơn để có thể đưa được tư tưởng của Đảng đến với dân, để kịp thời cổ vũ động viên

nhân đân hãng hái, thi đua yêu nước, làm những việc ích nước lợi dân, vì một

nước Việt Nam giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chi, van minh

Trong điều kiện mới của đất nước, khi trình độ văn hoá, trình độ dân trí, việc hưởng thụ, giải trí trong đời sống tỉnh thần ngày càng cao, tuyên truyền không còn đơn giản chỉ là truyền đạt những trị thức mang tính chung chung mới

Có giá trị tượng trưng, động viên tính thần mà quan trọng hơn là phải làm cho

những tri thức ấy trở thành thiết thực, đến đúng đối tượng, phù hợp với đối tượng

nhằm định hướng hành vi cho đối tượng trong mọi hoạt động học tập, lao động

Trang 17

14

sản xuất, cẩm súng bảo vệ Tổ quốc cũng như vui chơi, giải trí Một khi con

người tiếp nhận được những tri thức hữu ích, thiết thực phù hợp với nhận thức của

bản thân thì chấc rang, tri thức ấy không những có lợi cho cá nhân mà còn có lợi

cho xã hội do sự lan toả mang íính dây chuyền như cha ông ta đã từng nói “gần

mực thì đen, gần đèn thì sáng” Bởi vậy, hoạt động tuyên truyền hiện đại là một hoạt động rất linh hoạt thường gắn liền với hoạt động truyền thông, thông tin,

phản ảnh một cách sinh động thực tại khách quan, nhằm tăng cường độ tin cậy,

củng cố niềm tin của quần chúng, nhân dân, đó là đời sống muôn mặt của xã hội, của đất nước Chúng ta đều biết rằng, tuyên truyền là nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho các đối tượng mà nó hướng tới, là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác giáo dục tư tưởng của Đảng, nhưng so với công tác giáo dục chính trị tư tưởng thuần tuý mang tính chuyên môn của nhà trường, tuyên truyền có nội dung và

hình thức hoạt động linh động, cụ thể, gần gũi với đối tượng hơn Để đảm bảo

tính dân chủ, toàn diện và chân thực, thuyết phục, nội dung tuyên truyền phải bao gồm tất cả các vấn dé cha đời sống xã hội, đáp ứng được mọi nhu cầu về đời sống

của nhân đân như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối

nội, đối ngoại, những vấn đề về thực tiễn và lý luận của đất nước Theo đó, nhiệm

vụ chung của hoạt động tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt các

vấn để sau: -

Một là, phổ biến, giải thích quan điểm, chủ trương, đường lối của Đẳng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm

tin của nhân dân đối với chế độ

Hai là, truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và tỉnh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại nhằm hình thành trong toàn dân thế giới quan và nhân sinh quan khoa học

Trang 18

Ba là, hướng dẫn, cổ vũ toàn đân thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng,

pháp luật của Nhà nước Phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tiên tiến, cảnh báo, lên án những khuynh hướng, hiện tượng xấu trong xã hội, đồng

ngược lại lý tưởng của Đảng, đi ngược lại con đường Bác Hồ và nhân dân ta đã

lựa chọn

1.1.2 Tuyên truyền trên báo chí ở nước ta

1.1.2.1 Vai trò to lớn của báo chí cách mạng

Gắn liền với cuộc cách mạng của dân tộc, ngay trong thời kỳ còn trứng nước - thời kỳ mới phát triển, báo chí cách mạng của nước ta đã trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng với kể thù, cũng như tập hợp lực lượng cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Trong hai cuộc chiến tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ là đế quốc Pháp và chống chủ nghĩa thực dân mới là đế quốc Mỹ, báo chí cách mạng đã trở thành người lính xung kích trên mặt trận tư

tưởng, vừa đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, vạch trần tội ác đã man của chúng, vừa khẳng định những thành quả của cách mạng, đồng thời củng cố niềm tỉn của nhân dân và kêu gọi sự đồng tình ủng hộ cách mạng Việt Nam của nhân dân tiến bộ trên thế giới

Trong mỗi thời kỳ, do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ tuyên

truyền của báo chí cũng có những nét khác nhau, nhưng vấn để chính yếu trong hoạt động tuyên truyền của báo chí cách mạng vẫn không có gì thay đổi Việc thường xuyên thông tín, giải thích về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng đã làm cho tư tưởng của Đảng

đến được với đông đảo công chúng Bằng những thông tin nhanh nhạy, chính

xác, đầy dp hơi thở của cuộc sống, hằng ngày, hằng giờ, báo chí đã tác động một

cách tích cực vào nhận thức của con người, làm cho nhận thức của con người thực

Trang 19

16

sự thay đổi theo chiều hướng có lợi cho bản thân và cộng đồng Giáo dục chính trị tư tưởng là một trong những chức năng của hoạt động tuyên truyền báo chí

Nhờ làm tốt hoạt động tuyên truyền giáo dục, chính trị tư tưởng, mà báo chí đã giúp cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội ý thức được vị trí, vai trò của bản thân mình mà có hướng hành động cho ngày càng phù hợp với xu thế phát

triển của xã hội Nói cách khác, trong xã hội hiện đại, lập trường cách mạng, tình

cảm cách mạng, hành động cách mạng của quần chúng, nhân dân lao động phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền của báo chí Qua báo chí, đông đảo người dân được cung cấp phần lớn những tri thức, kính nghiệm sống vẻ nhiều

lĩnh vực mà những tri thức và kinh nghiệm ấy là cơ sở cho việc xác định các giá

trị về tư tưởng, lịch sử, truyền thống văn hoá cũng như thái độ, hành động trước

các sự vật, hiện tượng, đó chính là quá trình hình thành thế giới quan, nhân sinh

quan khoa học của con người

Ngày nay, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông trên thế giới, báo chí ở nước ta trở thành một kênh thông tin, tuyên truyền quen thuộc, không thể thiếu của mọi người Hàng ngày, với những hoạt động phong phú, đa dạng của mình, báo chí dễ đàng cung cấp được những tri thức mới mẻ nhất, phong phú nhất, giúp cho con người ngày càng nhận thức thế giới một cách trọn vẹn hơn, đây đủ hơn Thông qua báo chí, con người có thể củng cố kiến thức cũ, bổ sung kiến thức mới, để trên cơ sở đó

xây dựng cho mình một lối sống phù hợp, có khả năng thích nghỉ cao với môi trường phức tạp của xã hội và môi trường tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt Đối với cá nhân một con người, để có một lượng trí thức toàn điện, khoa học, tất

nhiên cần phải thông qua nhiều con đường, nhưng bằng con đường báo chí, con người có thể tiếp nhận một cách nhanh nhất, đẩy đủ nhất các quá trình vận động của thế giới hiện thực, để có thể nhận thức đúng đắn, để tỏ rõ thái độ và đó là nền

Trang 20

tang để cho con người xác định được phương hướng, mục đích hành động, giải quyết một cách hợp lý các mối quan hệ, góp phần tích cực vào sự thúc đầy tiến bộ xã hội

Đảng ta khẳng định, báo chí không những là tiếng nói của Đảng mà còn là

diễn đàn của nhân dân Hiện tại, báo chí là một kênh thông tin, tuyên truyền rộng

rãi nhất, được đông đảo quần chúng, nhân dân lao động đồng tình nhất và cũng được nhiều đối tượng nhân dân tham gia nhất Các chuyên mục của các báo, tạp

chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử xuất bản hằng ngày đã chuyển tải đến công chúng một lượng thông tin khổng lồ về tất cả những gì mà họ quan tâm

Với khả năng nhanh nhất, nhiều nhất, kịp thời nhất, hoạt động tuyên truyền báo chí đã gắn liền với đời sống tỉnh thần của toàn xã hội Cũng có thể nói, hoạt động tuyên truyền của báo chí là chiếc “hàn thử biểu” đo “thân nhiệt” của đời sống xã hội Được đông đảo công chúng tin tưởng, báo chí đóng vai trò quan trọng írong

việc hình thành đư luận xã hội, đó là việc tạo ra sự hiểu biết chung, những quan niệm chung, mối quan tâm chung trong mọi lĩnh vực Nhờ có báo chí mà thế giới

hình như được thu nhỏ hơn, con người gần gũi nhau hơn trong tư duy, nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn nhằm thoả mãn khát vọng vươn tới cái chân, cái

thiện, cái mỹ |

1.1.2.2 Nội dung tuyên truyền chủ yếu của báo chí qua các thời kỳ

cách mạng

Thời kỳ 1919 — 1930: Trong những năm 20 của thé ky XX, đưới sự hoạt động và chỉ đạo của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc báo chí đã tuyên truyền chủ nghĩa

Mac - Lênin và con đường giải phóng dân tộc Đó là các tờ Việt Nam hồn (1923), Thanh niên (1925), Thân ái (1927)

Thời kỳ 1930 — 1945: Đây là thời kỳ đã có Đảng lãnh đạo Hoạt động của

Đảng cùng với các tổ chức của Đảng như Mặt trận Dan chủ, Mặt trận Phản đế,

Trang 21

18

Mặt trận Việt minh đã làm cho công tác tuyên truyền trên báo chí phong phú,

đa dạng hơn trước Các tờ báo tiêu biểu như Cờ giải phóng của cơ quan Trung

ương Đảng, tờ Cứu quốc của Tổng bộ Việt minh, tờ Tiến lên của Xứ uỷ Nam kỳ,

tờ Bẻ xiêng xích của Xứ uỷ Trung kỳ, tờ Giải phóng của Xứ Uỷ Bắc kỳ, Tạp chí Đỏ (Tạp chí Cộng sản ngày nay) chung cho cả 3 kỳ đều tập trung tuyên truyền chương trình hành động của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai lầm, phản động, tập hợp lực lượng quần chúng, kêu gọi đấu tranh vũ trang nổi dậy đánh đuổi quân thù giành độc lập dân tộc

Thời kỳ 1945 — 1954: Đây là thời kỳ tập trung sức người, sức của cả nước để bảo vệ Nhà nước cách mạng còn non trẻ Với sự ra đời của Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và sự hoạt động công khai, phát hành rộng rãi của các tờ Cờ giải phóng của Đảng, Cứu quốc của Mặt trận Việt minh, Lao động của

Hội Công nhân cứu quốc, Tiếng gọi phụ nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc, Hồn nước của Đoàn Thanh niên cứu quốc, Độc lập của Đảng Dân chủ đã tập trung tuyên truyền, động viên sức mạnh toàn dân tộc tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc vào thời kỳ xây dựng xã hội mới, làm hậu phương vững chắc cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam

Thời kỳ 1954 - 1975: Đây là thời kỳ nhân dân ta cùng một lúc phải làm hai

nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Thời kỳ này, ngoài hệ thống báo chí của Đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng, chính trị - xã hội ở miền Bắc, báo chí cách mạng ở miền Nam cũng phát triển, nhất là sau khi Mặt trận Giải phóng miền Nam ra đời Báo chí trong thời kỳ này tập trung tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa

anh hùng cách mạng, động viên toàn dân kết hợp nhuần nhuyển sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất

đất nước

Trang 22

Thời kỳ 1975 - 1985: Đây là thời kỳ cả nước thống nhất, xây dựng chủ

nghĩa xã hội trong thời bình, hệ thống báo chí trong cả nước từng bước được củng

cố và phát triển Báo chí tập trung tuyên truyền hai nhiệm vụ cơ bản là xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thời kỳ từ 1986 đến nay: Đây là thời kỳ đất nước thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong thời kỳ này, với việc nền đân

chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện, hệ thống báo chí cá nước không những phát triển về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng So với thời kỳ trước, về nhiệm vụ cơ bản của báo chí trong hoạt động tuyên truyền vẫn không có gì thay đổi Tuy vậy, trong thực tế sự biểu hiện ngày càng phong phú, đa dang hấp

dẫn công chúng hơn nhờ những đổi mới về quan niệm và phương thức thông tin

Báo chí tập trung tuyên truyền về sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, về phát triển kinh tế - xã hội , kiên quyết đấu tranh chống

các hiện tượng tiêu cực, tư tưởng xét lại trong nội bộ và cuộc chiến “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thà địch

1.1.2.3 Nhiệm vụ tuyên tuyền của báo chí trong thời kỳ cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá đất nước

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từng

bước được xây dựng và hoàn thiện đã làm cho hoạt động tuyên truyền của báo

chí ngày càng có hiệu quả Đánh giá hiệu quả này, Chỉ thị số 22 - CT/ITW về

“Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” khẳng định: “Báo chí nói chung hoạt động đúng định hướng, thông tin kịp thời,

phong phú và đa dang hon; thực hiện tốt hơn vai trò tiếng nói của Đảng, của Nhà

nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự

Trang 23

20

thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá thế giới, góp phần tăng cường ổn định chính trị, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội,

Ân chị x Hert ofa of uk hoàn th thik ast dans tivén trnvề

aii Cru Xe JU LUUE CO Va Odi thién, AL noat UIs tuyên truyền

của báo chí ngày càng có hiệu quả hơn Bởi vì, tính chất khoa học của nén dan

LAL ALY woh? ity i Chủ ñ

ou an oO 2 ức E = ® Qu ou

chủ xã hội chủ nghĩa nó đã qui định cho phương pháp tuyên truyền, hay cụ thể

hơn đó là hình thức tổ chức tuyên truyền phù hợp hơn với các quá trình phát triển

của xã hội Sự phát triển không ngừng của hệ thống báo chí nước ta là đo nhu cầu của thực tiễn Quá trình phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội đã làm cho nhận thức của người đân ngày càng được nâng cao Để đáp ứng nhu cầu ngầy

càng phong phú, đa đạng của nhân dân, tuyên truyền báo chí không những làm

nhiệm vụ thông tin, giải thích, thuyết phục mà còn tạo điều kiện cho chính nhân

dân tham gia vào tuyên truyền

Để duy trì tốt hoạt động của mình, hầu hết các báo và tạp chí đều phải sử

dụng một cách rộng rãi lực lượng cộng tác viên Họ hoạt động trên nhiều cương vị, ở các lĩnh vực khác nhau trong xã hội, có thể là những người làm công tác khoa học, cũng có thể là công nhân hoặc nông dân Dù là ai, thuộc thành phần

nào trong xã hội, thì điều quan trọng nhất, là họ đã cùng với báo chí có một tiếng nói chung mang tính xã hội, đồng thời làm cho báo chí đại chúng, gần gũi với đời sống hơn để trở thành món ăn tỉnh thần không thể thiếu của đông đảo công

chúng

Tuyên truyền báo chí trong thời kỳ đổi mới, ranh giới giữa chủ thể tuyên truyền và khách thể tuyên truyền là rất mờ nhạt Sự không phân biệt rạch ròi nầy đã làm cho tuyên truyền báo chí ngày càng gần gũi hơn với đời sống tư tưởng và tình cảm của người dân Đây chính là điều kiện để tuyên truyền báo chí đạt đến

Trang 24

hiệu quả tối ưu, báo chí không những là công cụ tư tưởng của Đảng mà còn là điễn đàn của nhân dân

Trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị luôn luôn là nội

quyền lãnh đạo cách mạng Báo chí đặt đưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng Đảng không độc đoán đối với hoạt động tuyên truyền của báo chí Báo chí tuyên truyền

tư tưởng của Đảng là nhằm khẳng định, nhằm hiện thực hoá nền dân chủ mới -

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Bởi vậy, đặc điểm lớn nhất, nổi bật nhất của tuyên truyền báo chí cách mạng là luôn luôn mang tính dân chủ Chính tính dân chủ

này, đã làm cho tuyên truyển của báo chí ngày càng trung thực hơn, mang tính

thuyết phục hơn và gần gũi với nhân dân hơn; để qua đó làm cho đường lối của Đảng có điều kiện thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của người dân

Thực hiện đường lối đối mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đang tập trung sức lực để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vai trò quan trọng của báo chí ngày càng thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực

Để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về “Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” nêu rõ: trong hoạt động tuyên truyền báo chí cẩn*“đa dạng hoá nội dung và hình thức

thông tin, báo chí, để các sản phẩm thông tin báo chí đắp "ứng sát hơn nhu cầu

thông tin và đến được với đông đảo nhân dân thuộc các vùng, các dân tộc, các

tầng lớp khác nhau” [13, tr 71] Theo đó, hoạt động tuyên truyền của báo chí

ngày càng phong phú, đa dang hơn vì nhiệm vụ chính trị nhưng cũng là vì nhu

cầu của nhân dân

Trang 25

22

1.2 VAI TRO VA NOI DUNG CUA BAO CHi TRONG VIỆC TUYÊN

TRUYỀN THÚC ĐẨY SỰPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC

1.2.1 Tuyên truyền trên báo chí góp phần vào việc phổ biến, hoàn thiện và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đẳng

Bằng hoạt động của mình và được sự quan tâm của Đảng, hoạt động tuyên truyền của hệ thống báo chí nước ta ngày càng phong phú và đa đạng Chính sự phong phú và đa dạng này đã làm cho báo chí ngày càng gần gũi với nhân đân hơn và nguyện vọng người đân ngày càng được đáp ứng một cách thiết thực Với khoảng 200 đẩu báo của những năm 80 của thế kỷ XX, đến 21-6-2004 cả nước

đã có 560 cơ quan báo chí, 12.000 nhà báo được cấp thẻ, xuất bản 730 ấn phẩm

báo chí Từ lực lượng hùng hậu này, báo chí ngày càng bám sát, phản ánh chân

thực, kịp thời các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Trên cơ sở hoạt động của mình, báo chí đã góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng, có hiệu quả Với chiều

thông tin phản hồi, báo chí đã đóng góp rất nhiều vào việc hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng

Hằng ngày, việc thường xuyên đăng tải, bình luận, giải thích, phân tích các

văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng, báo chí đã cung cấp cho quần

chúng, nhân dân một lượng kiến thức vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực

tiễn, để giúp họ nhận thức đúng những vấn đề thiết thực liên quan đến vận mệnh của dân tộc và liên quan đến chính bản thân mình Đó là những van dé mang tính tư tưởng cơ bản của từng thời kỳ cách mạng Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu cầu nhận thức về chính trị của nhân dân ngày càng cao và báo chí với những chức năng, nhiệm vụ tư tưởng của mình phải đáp ứng được yêu cầu đó Theo

Mác, lý luận chỉ có thể trở thành sức mạnh vật chất khi nó chiếm lĩnh được quần

Trang 26

làm cho tư tưởng của Đảng thấm sâu vào tình cảm và suy nghĩ của nhân dân, để hướng dẫn nhân dân hành động Muốn thế, qua hoạt động tuyên truyền của mình, báo chí phải thường xuyên phân tích, giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu rõ

2

nội dung và ý nghĩa của các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như những định hướng của Đảng Phải làm cho quần chúng nhân dân thấy rõ được tính qui luật, tính khách quan tất yếu của tất cả các vấn để đang được Đẳng tiến hành nhằm cải tạo xã hội Một khi những vấn để cốt lõi về tư tưởng của quần chúng nhân dân được giải quyết, tư tưởng của Dang đã thâm nhập được vào ý thức của họ, nhất định sẽ tạo ra được trong họ những phẩm chất tốt của con người

mới, đó là ý thức giác ngộ cách mạng, niềm tin và sự trung thành với chế độ

Đây là cơ sở cho việc cải biến xã hội, hay nói cách khác là thực hiện những hành động cách mạng của quần chúng

Hệ tư tưởng của Đảng ăn sâu vào ý thức của quần chúng, thiết lập vững

chắc trong xã hội là nhờ kết quả hoạt động của hệ thống tuyên truyền của Đảng

trong đó có báo chí Ở đây cần phải thấy rằng, để thiết lập được trong quần chúng nhân dân hệ tư tưởng của Đảng, ngoài việc thường xuyên thông tin đường

lối, nghị quyết của Đảng, phản ánh chân thực việc thực hiện nó, nhằm cổ động,

nhân các điển hình tiên tiến; đồng thời giúp Đảng tiếp tục hoàn thiện các chính sách của mình thì việc đấu tranh với các tư tưởng đi ngược lại với tư tưởng của Đảng cũng là một nhiệm vụ thường xuyên của tuyên truyền báo chí Đẳng ta lấy chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nến tảng tư tưởng lý luận và kim chỉ nam cho hành động Đây là một hệ tư tưởng khoa học mang tính thống

nhất cao, nhưng kẻ thù luôn luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận, bôi đen bằng các

tư tưởng đa nguyên, trong khi đó những quyền lợi cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân chỉ có thể được thực hiện trong một hệ thống thống nhất những

Trang 27

24

quan điểm về lý luận, chính trị, triết học, đạo đức và các quan điểm khác thì

chúng tìm cách né tránh không đề cập

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giai cấp tiên

tiến nhất trong các giai cấp đang tồn tại của xã hội hiện đại Ý thức rõ vấn đề

này, kẻ thù tư tưởng của Đảng đang tìm mọi cách thủ tiêu nó Chúng ta đều biết rằng, hệ tư tưởng của xã hội có giai cấp, cũng là hệ thống những tư tưởng và quan điểm của một giai cấp nhất định và những quan hệ kinh tế đang tồn tại trong xã hội đó đã làm nảy sinh ra nó Các quan hệ kinh tế cũng là sự phản ánh hiện thực

khách quan lợi ích của các giai cấp trong đó có giai cấp thống trị Điều quan

trọng ở đây là báo chí bằng hoạt động tuyên truyền của mình đã làm cho nhân dân hiểu rõ cái chính là chủ thể tư tưởng nào bảo vệ lợi ích của mình để họ không

bị ngộ nhận trước các thủ đoạn đánh tráo của kẻ thù

Báo chí góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tưởng Hồ Chí Minh trở thành ý thức của người dân, đó cũng là sự quan tâm thường xuyên của Đảng ta, vì đây là điều kiện hàng đầu để có thể xây dựng nước ta thành một nước

giàu mạnh, công bằng dân chủ và văn minh Qua hoạt động tuyên truyền của mình, báo chí còn có nhiệm vụ phản ảnh một cách chân thực hiện thực khách

quan, đó là cuộc sống phong phú, đa dạng của quân chúng nhân dan Su phan ánh

này cũng là một biện pháp kiểm tra xã hội của báo chí Báo chí phản ánh chân thực cuộc sống, nhưng không phải phần ánh tất cả những gì vốn có của cuộc sống

mà phải có chọn lựa để có thể nói lên được cái bản chất, cái phục vụ cho sự vận

động đúng qui luật của lịch sử xã hội Dé làm được điều này, ngoài việc thong tin tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những mặt tốt của cuộc sống, báo chí còn

kịch liệt phê phán, lên án những hiện tượng tiêu cực, theo phương châm xây để

chống và chống để xây nhằm làm lành mạnh hoá các quan hệ chính trị, kinh tế,

Trang 28

1.2.2 Tuyên truyền trên báo chí góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội *

Báo chí là bộ phận quan trọng trong công tác thông tin tuyên tuyên truyền

giáo dục lý luận tư tưởng của Đảng Từ khi Đảng ra đời cho đến nay, báo chí

luôn luôn là ngọn cờ đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng, cổ vũ phong trào hành động cách mạng của quần chúng Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, vai trò đó của báo chí ngày càng quan trọng hơn Với các chức năng của mình, báo chí không những cung cấp cho người dân các tri thức mang tính lý luận mà còn là những việc làm, những bài học kinh nghiệm mang đầy hơi

thở của cuộc sống Từ những kiến thức, những bài học kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực trên báo chí, người dan dé dang thu thập được nhiều điều thiết thực, bổ ích,

lao ra kha năng sống và làm việc mới có lợi cho gia đình và xã hội Nhờ hoạt

động tuyên truyền của báo chí mà nhận thức của người dân ngày càng được nâng

cao về mọi mặt Đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, báo chí trở thành phương tiện hữu hiệu để họ thực hiện quyền làm chủ của công dân,

quyền làm chủ đất nước

Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với những đóng

góp của báo chí, nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng và phát triển, đời

sống vật chất, văn hoá tỉnh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp

của cả dân tộc, Đảng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa năng lực của các thành phần kinh tế phục vụ

cho việc phát triển đất nước

Trang 29

26 Thanh phan kinh té 1995 1998 2000 2001 2002 Kinh tế nhà nước 109,4 105,6 107,7 107,4 106,8 Kinh tế tap thé 104,5 103,5 105,5 103,2 104.9 Kinh tế tư nhân 1093 | 1079 108,1 1132 | 113,9 Kinh tế cá thể 1093 | 1034 | 103/9 | 1055 | 1057 Kinh tế tr bản nhà| 1127 | 104 113,6 1136 | 114/5 nước Kinh tế có vốn đầu tư 114,9 119/1 1114 107.2 107,9 nưỚcC ngoài Chung 1095 | 1058 | 1114 | 1072 | 10742 Nguôn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2002

1.2.3 Tuyên truyền trên báo chí làm cho các thành phần kinh tế trong

đó có kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng

Trong suốt quá trình cách mạng cùng với việc tuyên truyền lý tưởng của Đảng về giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân, báo chí còn tuyên

truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Có thể nói, đây

cũng là một nhiệm vụ quan trọng Nếu như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuyên truyền phát triển kinh tế ở vùng giải phóng đã giúp cho nhân dân ta có đủ lương thực để nuôi quân, trong chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc trở thành hậu

phương lớn của miền Nam, thì trong thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước, báo chí

trở thành một lực lượng không thể thiếu để cho mọi người học tập, tiếp thu những

kiến thức mới, tiếp thu khoa học, công nghệ nhằm góp phần tích cực vào việc

xây dựng phát triển đất nước Trong giai đoạn mới của đất nước, có thể khẳng

Trang 30

định rằng, báo chí là một trường học lớn dành cho mọi người, ở mọi giới và ở

mọi lứa tuổi

òa bình, công tác lý

luận tư tưởng ngày càng có tầm quan trọng, luôn đi trước một bước để củng cố nhận thức, xây dựng niềm tin cho cán bộ và nhân dân Từ sau sự tan rã của Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, công tác lý luận tư tưởng của

Đẳng ta lại còn có ý nghĩa thiết thực hơn trong công tác giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho nhân dân thấy rõ bản chất của cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa 2 con đường “ai thắng ai”, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, cũng như ở nước ta

Cùng với nhân dân cả nước thực hiện hại nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, hệ thống báo chí ở nước ta ngày

càng phát triển, nhất là trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới Trong thời kỳ

đổi mới, hệ thông báo chí nước ta với sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng

đã làm cho báo chí ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với cuộc sống của

toàn xã hội Hiện tại, không ai có thể nghĩ được rằng, trong sự phát triển của đất nước lại thiếu đi vai trò vô cùng quan trọng của báo chí Thực tế đã chứng minh rằng, bằng hoạt động của mình, báo chí đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng,

góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn

định chính trị - xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh

hoá xã hội

Báo chí tuyên truyền phát triển kinh tế qua các nội dung:

- Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 31

28

- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách kinh tế của Nhà nước, quá

trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

- Cơ chế thị trường, mô hình kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Các mô hình, kinh nghiệm thực tiễn

- Đạo đức, văn hoá kinh doanh trong cơ chế thị trường

- Phê phán những lý thuyết kinh tế phản động, đấu tranh chống thói làm ăn

gian đối, tiêu cực

- Vân vân

Đại hội lần thứ IX của Đảng ta khẳng đỉnh: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng

tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” Nhiệm vụ phát triển kinh tế nước ta hiện nay trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động bởi những mối quan hệ đa phương và

tồn cẩu hố về kinh tế Tồn cầu hố về kinh tế là một xu thế khách quan, nhưng để có

thể hội nhập mà khơng hồ tan, vấn đề đặt ra là phải biết phát huy nội lực để có thể chủ

động hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Gan 20 nam thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế - xã hội của đất nước đã có được những bước tiến vượt bậc Cùng với sự phát triển này, các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn cũng có nhiều sự đổi mới, khởi sắc theo hướng đi lên Có thể nói, cùng với đà tăng trưởng phát triển kinh tế thì sự phát triển về tri thức cũng là một nhu cầu bức thiết của đất nước Và để đáp ứng nhu cầu này, Đảng ta đã có những quyết sách cụ thể khuyến khích báo chí phát triển, tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền luôn mang tính bổ ích, thiết

thực Sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ quan báo chí của nhiều chuyên ngành, của nhiều lĩnh vực khác nhau đã làm cho lượng thông tin đến với công chúng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, nhưng cũng chuyên biệt hơn Thông tin tuyên truyền vừa phục vụ được đông đảo công chúng, vừa phục vụ được giới nghiên cứu, các nhà khoa học,

Trang 32

học sinh, sinh viên, công nhân kỹ thuật Có thể nói rằng, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự đối mới của báo chí trong hoạt động thông tin, tuyên truyền đã góp phần rất

lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Để làm rõ khía cạnh này, chúng †a

có thể bất nguồn từ nội dung của báo chí

Nội dung thứ nhất của báo chí là phải thông tỉn, tuyên truyền về đường hướng và

lý luận chính trị, lý luận học thuật về lĩnh vực, ngành mà nó phục vụ Với chức nang tu

tưởng của mình, bất cứ tờ báo, tạp chí nào cũng phải thông tin, tuyên truyền, phổ biến lý luận và hướng dẫn thực tiễn về một chuyên ngành, lĩnh vực nhất định nào đó của xã hội Nói rõ hơn, mỗi tờ báo, tạp chí đều phải có trách nhiệm truyền bá, phổ biến, trao đổi những vấn đề về lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, những thông tin mới về một lĩnh vực nào đó mà nó đại diện về rnặt ngôn luận Như vậy, về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nội

dung thông tin, tuyên truyền của một tờ báo, tạp chí là rất rõ ràng, phù hợp với đối tượng, phù hợp với quy luật phát triển của ngành, lĩnh vực mà nó phục vụ Chính sự phù hợp này, báo chí đã cung cấp được cho người đọc những gid trị nhận thức mới, y tuong mới làm giàu cho sự sáng tạo của con người trong học tập, lao động xây dựng cuộc sống mới

Nội dung thứ hai của báo chí là thông tin, tuyên truyền về khoa học - kỹ thuật

đồng thời hướng dẫn nghề nghiệp, ứng dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật Có thể nói, đây là một nội dung rất quan trọng, hầu hết các báo và tạp chí ở nước ta đều dành

một dung lượng thông tin đáng kể cho nội dưng này, tuy nhiên không phải lúc nào

cũng có thể làm hài lòng công chúng vì nhu cầu của họ rất đa dạng Thực tiễn của tình

hình phát triển đất nước cho thấy, việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật cũng

như hướng nghiệp dạy nghề là một nhu cầu rất lớn Để thoả mãn nhu cầu này, bên cạnh hoạt động của các cơ quan chuyên ngành, nơi công chúng có thể tìm đến để xin ý kiến,

để được hướng dẫn thì báo chí cũng là những địa chỉ đáng tin cậy Điểu quan tâm nhất

Trang 33

của công chúng trong vấn để này đối với báo chí đó là sự thuận tiện, dễ đàng và hầu như ít tốn kém về chí phí

Nội dưng thứ ba của báo chí là đấu tranh chống sự lệch lạc về tư tưởng, về khoa

học - kỹ thuật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội Đây là một việc làm được Đảng,

Nhà nước ta khuyến khích, tạo điều kiện và đông đảo quần chúng, nhân dan lao động đồng tình ủng hộ Từ ngày thực hiện cuộc vận động “Tự phê bình và phê bình” của Đảng đến nay, khó có thể thống kê được hệ thống báo chí cả nước ta đã phanh phui, làm sáng tỏ bao nhiêu vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật; nhưng chắc rằng, nhờ hoạt động

này của báo chí mà môi trường xã hội của đất nước ngày càng trong sạch, phát triển

lành mạnh hơn Điều đáng quan tâm ở đây là, không phải lúc nào, ở đâu báo chí cũng có tiếng nói chung cho nên đôi khi làm cho hiệu quả xã hội bị giảm sút Nguyên nhân của việc lệch pha, xét cho cùng là do sự hơn kém nhau về bản lĩnh, trình độ chính trị, nghiệp vụ và trên hết là cái tâm (đạo đức) của người làm báo

Nội dung thứ tư của báo chí là đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của chủ

nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ Sau khi Liên xô và Đông Âu tan rã, chủ nghĩa

đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ đã tâm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội

Bởi vậy, các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đang hằng ngày, hằng giờ lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng để đưa vào nước ta các tư tưởng phản động, lấy con bài “tự do, dân chủ, nhân quyền ” để kích động, mua chuộc, dụ đỗ những người nhẹ dạ chối bỏ cội nguồn, chạy theo miếng mồi hư ảo của phương Tây, làm những việc phản

dân hại nước Trong thực tế, bằng nhiều con đường, bọn chúng đã ra sức tâng bốc lối

sống gấp, lối sống thực dụng, tư tưởng tư sản bằng cách:

- Đưa các loại văn hoá phẩm đổi truy độc hại vào nước ta hòng ru ngủ lớp trẻ, làm cho họ lãng quên cội nguồn dân tộc, biến họ thành tay sai nếu có thể được

- Tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng, khuyến khích lối sống vật chất, thích

Trang 34

- Lại dụng tự đo tín ngưỡng để lôi kéo một bộ phận dân cư theo các đạo giáo,

thực hiện các biện pháp ngu đân, làm cho người dân phai nhạt tình cảm, lý tưởng đối

với chế độ, quay mặt lại với lý tưởng xã hội chủ nghĩa

- Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, ra sức xuyên tạc, nói xấu chế độ, truyền bá những tư tưởng phản động, nhằm phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng, phá hoại q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Đứng trước thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống báo chí cả nước ta đã thường xuyên cưng cấp cho người đọc nhiều thông tin có giá trị,

vạch trần sự giả đối của các lực lượng thù địch; đồng thời tuyên truyền, động viên, khuyến khích, cổ vũ nhân dân phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, biết cách gan

đục khơi trong, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá và các thành tựu tri thức của nhân loại, thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân của một nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ, không để bất cứ một kẻ thù nào có thể xâm phạm Dựa vào lợi thế của mình, báo chí đã đem đến cho toàn dân những nhân tố mới về đời sống tinh thần, phục vụ

thiết thực cho mọi hoạt động của họ trong sinh hoạt hằng ngày Thông qua việc tuyên

truyền các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, báo chí đã giúp nhân đân để cao niềm tự hào dân tộc, tin vào khả năng trí Riệ và sức lực của mình, chống tư tưởng sùng ngoại, tự tỉ, phụ thuộc ở một bộ phận người

Hiện nay, cách mạng nước ta đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp vào năm 2020, Đảng ta khẳng định nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nền kinh tế nhiều thành phần,

trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế đất nước Có thể nói, đây cũng là nội dung mà hệ thống báo chí nước ta thường xuyên đề cập Bằng những thông tin, nhận định, đánh gid,

phân tích của mình, báo chí đã làm cho các thành phần kinh tế thấy rõ được vị tí, vai

Trang 35

trò của rnình trong nền kinh tế quốc dân Thực tế cho thấy, nhờ hoạt động tuyên truyền của báo chí mà kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể ngày càng được củng cố, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh đoanh có hiệu quả, đóng góp tích

cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Xây dựng nền kinh tế thị trường, Đảng ta thấy rõ được những mặt mạnh và hạn

chế của nó, Để đảm bảo phát huy được mặt tích cực, đồng thời hạn chế được mặt tiêu

cực về công tác tư tưởng, Đảng ta chủ trương: “Đổi mới nội dung công tác giáo dục lý luận chính trị theo hướng gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Mở rộng sử dụng hình thức đối

thoại trong hoạt động tuyên truyền giáo dục” [13, tr 76] Có thể nói đây là một chủ

trương rất kịp thời, giúp báo chí tuyên truyền sâu rộng hơn về nền kinh tế thị trường Trong điều kiện phát triển năng động của nền kinh tế đât nước, với những thế

mạnh của rnình, báo chí nước ta luôn thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng:

kịp thời tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Trong những năm đổi mới, hệ thống báo chí nước ta, từ trung ương đến địa phương, các báo, tạp chí kinh tế cũng như các báo khác đều thông tin, tuyên truyền rộng rãi về chính sách nhiều thành phần kinh tế của Đảng Qua báo chí, các chủ thể kinh doanh trong các thành phần kinh tế nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách

phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời tham gia góp ý, kiến nghị cũng như

học hỏi kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh giỏi Trong thời gian qua, báo chí đã thật sự

là chiếc cầu nối giữa Đảng và nhân dân, tạo niềm tin cho nhân dân, cho các thành phần kinh tế, trong đó, có thành phần kinh tế tư nhân yên tâm sản xuất, làm giàu cho cá

nhân, cho gia đình và cho đất nước

Báo chí tuyên tuyển góp phần vào sự thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh

Trang 36

- Cung cấp trí thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng

- Khẳng định sự tồn tại lâu đài của các thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ quá

ch œ

- Tao niềm tin cho người dân về mục tiêu phát triển của đất nước

- Đấu tranh, phê phán những luận điệu xuyên tạc, những mặt tiêu cực, củng cố

uy tín của chế độ

Trang 37

34

2.1 SUPHAT TRIEN KINH TE TUNHAN G NUGC TA

2.1.1 Sy ton tai tat yéu thành phân kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

2.1.L1 Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Ngay từ những năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi những khủng hoảng về kinh tế - xã hội,

để rồi trong những nam sau đó tiếp tục chuẩn bị tốt những tiên đề để đưa đất nước

chuyển sang giai đoạn phát triển mới - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, không còn ai nghỉ ngờ về vai trò của kinh tế thị trường, của các quan

hệ hàng hoá, tiền tệ trong chủ nghĩa xã hội; nhưng, cũng đã có một thời có quan niệm

cho rằng, kinh tế thị trường đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản Thực ra, thị trường là

thành tựu chung của văn minh nhân loại Thị trường có trước chú nghĩa tư bản, tiếp tục

tôn tại trong chủ nghĩa tư bản và sau chủ nghĩa tư bản khi trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất chưa đủ độ để làm cho nó tự tiêu vong Kinh tế thị trường vận động theo

cơ chế thị trường là cơ chế có khả năng tự điều tiết, điều hoà lợi ích giữa người sản xuất

và người tiêu dùng thông qua qui luật cạnh tranh, qui luật cung cẩu Thị trường được

chỉ phối bởi hai qui luật này và các qui luật khác của nó đã làm cho việc cung cấp các sản phẩm hàng hoá, địch vụ trên thị trường luôn đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội Trong cơ chế thị trường, sự tác động của các qui

Trang 38

do mình làm ra, bởi vì việc lỗ, lãi, thành công hay thất bại đều phụ thuộc sản phẩm đó

có được người tiêu dùng chấp nhận hay không chấp nhận

g8

Trong thời kỳ trước đây, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, ở nước

kinh tế thị trường không được chấp nhận Bất đầu từ Hội nghị Bạn chấp hành Tron ương lần thứ 24 (khoá II) năm 1975 cho đến các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1986), lần thứ V (1982) và Hội nghị Trung ương của các khoá này, những quan điểm

về kinh tế hàng hoá ngày càng được thể hiện rõ

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khoá TV) tháng 8-1979, có thể

coi là bước đi đầu tiên của nhận thức mới về kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường Tuy nhiên, phải chờ đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) mới

được coi là mốc son đánh dấu sự đổi mới cơ bản về kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường Từ cơ sở này, các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIE, VIL, IX tiếp tục khẳng định, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo

Ha

định hướng xã hội chủ nghĩa

Từ thực trạng sự phát triển của đất nước, có thể thấy tư duy lý luận của Đảng ta không ngừng vận động và phát triển ngày một phà hợp hơn với tình hình thực tiễn Từ không thừa nhận đến thừa nhận sản xuất hàng hoá; từ thừa nhận sản xuất hàng hoá có

kế hoạch đến coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoach hoá nền kinh tế quốc dân, rồi thừa nhận kinh tế hàng hoá có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa; từ nóng vội chủ quan cải tạo sớm các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản

đến chỗ thừa nhận vị trí, vai trò của chúng trong sự giải phóng mọi sức sản xuất để phát

triển kinh tế, rồi xác định sự tồn tại lâu đài, coi các thành phần kinh tế trong đó có kinh

tế tư nhân là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế đất nước là những

bước đột phá trong nhận thức lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội hiện thực nói chung và xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói riêng

Trang 39

36 Có thể khái quát quá trình nhận thức này, qua các kỳ Đại hội Đảng gần đây như sau: [ Đại hội VI ĐạihộiVH | Đạihội VH | Đại hoi IX (12-1986) (6 -1991) (6 - 996) (4 - 2001)

Quan dđiểm| Kháng định|Tiếp tục xây | Thực hiện nhất| Thực hiện nhất

chung về | quan điểm của | dựng nền kinh quán lâu đài | quán chính

thành phần | Lênin, nên kinh |tế hàng hoá | chính sách phát | sách phát triển

kinh tế tế có cơ cấu |nhiều thành |tiển nên kinh|lnêổn kinh tế

nhiều thành phẩn và đổi|ltế hàng hoá | nhiều thành

phan là một đặc |mới quản lý|nhiểu thành | phẩn

trưng của thời | kinh tế phần Các thành phần

kỳ quá độ Phát huy thế kmh tế kinh

mạnh của các doanh theo

thành — phẩn pháp luật đều là

kinh tế vừa bộ phận cấu

cạnh tranh, vừa thành quan

hợp tác bổ trọng của nên

sung cho nhau kmh tế thị

trong nên kinh trường đỉnh

tế quốc dân _ hướng xã hội

thống nhất ' chủ nghĩa

Số lượng và Xác định 2| Cương nh xây|Xác định 5| Xác định 6 sắp xếp thứ | nhóm thành | dựng đất nước |thành phẩn | thành phần

tự các thành | phần kinh tế: trong thời kỳ | kinhtế: kinh tế:

phần kinhiế |1 Các thành | quá độ lên chủ | 1 Kinh tế Nhà | 1 Kinh tế Nhà phần kinh tế xã [nghĩa xã hội | nước nude

hội chủ nghĩa|xác định 5 |2 Kinh tế hợp| 2 Kinh tế tập

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

76 _| Tơ Thị Giang Hương 18/05/1986 025707738 995/118A/12Hồng Bảng, P.12, |79025KI X AI 0| 072361 SH lần - Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
76 _| Tơ Thị Giang Hương 18/05/1986 025707738 995/118A/12Hồng Bảng, P.12, |79025KI X AI 0| 072361 SH lần (Trang 7)
Hình) 182  |TrệuQuangTến  |  - 20/07/1986  |  - 3342499600 |! Khĩm 2,  TT.  Tiểu  Cần,  H - Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
nh 182 |TrệuQuangTến | - 20/07/1986 | - 3342499600 |! Khĩm 2, TT. Tiểu Cần, H (Trang 14)
Hình) 7  |LuTungH   |—-  15/06/1992  |  - 26122936 |_ X.  Tân  Phúc,  H.  Hàm  Tân  T - Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
nh 7 |LuTungH |—- 15/06/1992 | - 26122936 |_ X. Tân Phúc, H. Hàm Tân T (Trang 18)
Hình) 4  |PạmVănÐĐển  |  —-  08/12/1976  |  -  24534464427  |_ X.  Thuận  Hạnh,  H.  Đắk  Song  |79025KI|  _ x - Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
nh 4 |PạmVănÐĐển | —- 08/12/1976 | - 24534464427 |_ X. Thuận Hạnh, H. Đắk Song |79025KI| _ x (Trang 18)
Hình) 12  |NmTứMau | 20/06/1990  |  - 271983203 |_ Áp  5,  X.  Suối  Nho,  H.  Địmh  |79025KI|  - x  |  7  1 0  |}  0|  |SH  lần  - Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
nh 12 |NmTứMau | 20/06/1990 | - 271983203 |_ Áp 5, X. Suối Nho, H. Địmh |79025KI| - x | 7 1 0 |} 0| |SH lần (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN