Tăngcường chăm sócchomạxuânsớm
Từ trung tuần tháng 12-2009 liên tục có rét xảy ra trên địa bàn tỉnh, những
nơi thuộc các huyện miền núi còn xảy ra rét đậm làm ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, trong đó có diện tích mạxuânsớm đã gieo. Theo dự báo của ngành
khí tượng thủy văn thì từ nay đến khi cấy lúa xuânsớm vẫn còn có nhiều đợt rét
xảy ra.
Mạ xuânsớm bao gồm các giống lúa như: X21, DT10, DT13… gieo đúng lịch
từ 20 đến 30-11-2009 đến nay đã đạt 2-3 lá thật, là giai đoạn sung yếu của cây mạ.
Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu về biện pháp chămsóc chống
rét cho mạxuân sớm.
Trong thời gian có rét đậm (nhiệt độ trung bình <15oC) cây mạ dừng sinh
trưởng cần giữ đủ ẩm cho ruộng mạ, tuyệt đối không để cho ruộng mạ bị khô nẻ.
Những nơi có điều kiện thì áp dụng biện pháp: Ban đêm đưa nước vào cho ngập 1/3
cây mạ, ban ngày tháo cạn nước để đất hấp thu được nhiệt độ của ánh sáng. Tung bổ
sung tro bếp hoai (không dùng tro bếp của lá bạch đàn) với lượng 7-10kg/sào, hoặc
phân chuồng hoai mục với lượng 15kg/sào, giúp chomạ ấm chân. Thời kỳ này tuyệt
đối không bón thúc phân đạm Urê, tro bếp nước giải cho mạ. Nếu nhiệt độ dưới 13oC
kéo dài nhiều ngày cần phải che phủ ni lon theo phương pháp làm tum cho mạ. Lưu ý
nếu nhiệt độ ấm phải mở ni lông từ từ để chomạ thích nghi, tránh tình trạng gây sốc
nhiệt độ và ánh sáng làm chomạ dễ bị chết.
Tiêu chuẩn kỹ thuật mạxuânsớm khi cấy phải đạt chiều cao từ 20cm trở lên, có
5 đến 5,5 lá và cây to, đanh rảnh. Vì vậy việc chăm sóc, chống rét chomạ đúng cách
phải được hết sức lưu ý để có đủ mạ cấy, không phá vỡ cơ cấu vụ chiêm xuân. Rất
mong bà con nông dân tham khảo và áp dụng.
Xử lý hạt lúa giống trước khi gieo ở vụ xuân
Ở vụ xuân nhiệt độ thấp nên khâu ngâm ủ hạt giống gặp nhiều khó khăn.
Để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm hạt lúa giống trước khi ngâm ủ cần
được xử lý mầm bệnh và loại bỏ hạt lép lửng, cỏ dại.
Xử lý giống trước khi ngâm ủ bằng nước muối tỷ trọng 1,08 nhằm chọn ra
100% hạt chắc, mẩy; loại bỏ hoàn toàn hạt lép, lửng và hạt cỏ dại: Pha 2-2,2 kg muối
ăn với 10 lít nước sạch, sau đó đổ thóc giống vào dung dịch nước muối đã pha theo tỷ
lệ: 1 phần thóc + 3 phần nước (dung dịch nước muối có thể xử lý được 3-4 lần thóc
giống). Với nồng độ nước muối này khả năng diệt nấm bệnh cũng rất tốt ta nên ngâm
trong dung dịch muối khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch muối tàn dư, để cho ráo vỏ.
Với lúa lai thì không cần xử lý lép lửng.
Xử lý nấm bệnh bằng nước nóng 540C theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ diệt
được nấm bệnh).
Tỷ lệ ngâm là 3 lít nước ngâm cho 1kg thóc giống.
Cần phải duy trì nhiệt độ 540C trong khoảng 10 phút ngâm thóc giống bằng
cách đo nhiệt kế, nếu nhiệt độ thấp hơn thì cần bổ xung nước nóng, vừa đổ vừa khuấy
đều.
Để hạt thóc hút no nước thuận lợi cho quá trình nảy mầm, khi ủ hạt thóc giống
cần ngâm đủ nước với thời gian 72 giờ với lúa thuần và 36-40 giờ đối với lúa lai.
Lúa thuần 24h thay nước 1 lần, lúa lai 12 giờ thay nước 1 lần. Khi thóc hút no
nước đãi thật sạch cho hết nhớt và nước chua, để ráo rồi đem ủ.
Vì nhiệt độ trong vụ xuân tương đối thấp nên thóc giống cần được ủ cẩn thận để
đảm bảo đủ ấm cho thóc nảy mầm nhanh và đồng đều. Sử dụng vải bông dày, thấm
nước, may thành bao, túi.
Nhúng túi vào nước, vắt kỹ, đổ thóc giống đã ngâm vào túi, buộc miệng đem ủ.
Để nơi kín gió, đệm và phủ cẩn thận bằng bao tải ẩm hoặc rơm ẩm.
Nếu lượng hạt giống nhiều để hạt nảy mầm đồng đều sau ủ 12 giờ cần đảo đầu
túi hạt giống.
Sau 30 giờ thì hạt đạt yêu cầu để gieo.
Tiêu chuẩn hạt giống tốt đem gieo là mầm vừa mới nhú, có rễ dài bằng 1/3 đến
1/2 chiều dài hạt thóc.
Chú ý: Nếu gieo thẳng lúa bằng giàn kéo tay thì cần phải tính toán thời điểm
khi thóc giống có mầm dài 1/3 đến 1/2 hạt thóc là phải gieo được. Không để quá dài
hạt giống sẽ không xuống lỗ gieo được.
. Tăng cường chăm sóc cho mạ xuân sớm
Từ trung tuần tháng 12-2009 liên tục có rét xảy ra. tích mạ xuân sớm đã gieo. Theo dự báo của ngành
khí tượng thủy văn thì từ nay đến khi cấy lúa xuân sớm vẫn còn có nhiều đợt rét
xảy ra.
Mạ xuân sớm bao