ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: Nhữngvấnđềvềtổchứcgiađìnhcủangườikhuyếttật (NKT) ở Tp.HCM hiện nay.
2. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Từ An
3. Lý do chọn đề tài:
Gia đình là một phạm trù khá rộng. Nó thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật Học, Tâm Lý Học, Xã Hội Học… Và được nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh như các loại hình hôn nhân, ly hôn, cách chăm sóc con cái, vai trò giới trong gia
đình…
Đối với nhữngngười không khuyết tật, để có được một cuộc sống giađình hạnh phúc, họ
cũng phải nỗ lực phấn đấu hết mình để vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Còn
riêng đối với nhữngngườikhuyếttật thì sao? Để đi đến hôn nhân, họ đã phải vượt qua những
khó khăn rào cản từ nhiều phía. Chẳng hạn như: rào cản từ chính bản thân NKT, từ phía gia đình,
từ họ hàng…Thế nhưng, sau khi kết hôn, họ đã tổchức cuộc sống giađình như thế nào để có thể
bảo vệ được hạnh phúc gia đình? Cách thức tổchức cuộc sống giađìnhcủa các giađình NKT có
gì khác với các giađình NKKT hay không? Nếu có thì lý do khác nhau đó xuất phát từ đâu? Để
trả lời câu hỏi trên, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Những vấnđềvềtổchứcgiađìnhcủa người
khuyết tật (NKT) ở Tp.HCM hiện nay”.
4. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích củađềtài này là nhằm tìm hiểu những cách thức tổchức cuộc sống gia đình
của các giađình NKT và giađình NKKT. Từ đó, tìm ra những sự khác nhau trong các cách thức
tổ chức và nguyên nhân của sự khác nhau đó, với kỳ vọng làm thay đổi nhận thức của người
khuyết tật và nhữngngười không khuyếttật có mong muốn kết hôn với ngườikhuyếttật tự tin đi
đến hôn nhân và tổchứcgiađình tốt hơn.
5. Nhiệm vụ:
– Tìm hiểu những cách thức tổchức cuộc sống giađìnhcủa các giađình NKT và giađình NKKT
ở Tp.HCM hiện nay
– Tìm ra những sự khác nhau trong cách thức tổchứccủa họ.
– Phân tích những nguyên nhân tác động dẫn đến sự khác nhau đó.
– Nhữngđề xuất, giải pháp.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giávề cách thức tổchức cuộc sống giađình của:
+ Các nhóm đối tượng:
• Các giađình NKT: khiếm thính, khiếm thị, vận động
• Các giađình NKKT
+ Các tiêu chí đánh giá:
(chú ý vai trò giới: sản xuất-tái sản xuất- cộng đồng)
• Quyền quyết định kết hôn
• Số con
• Chăm sóc con cái
• Cách chăm sóc con cái
• Quan hệ tình cảm vợ chồng
• Quyết định nơi ở củagiađình
• Vai trò (giới) của vợ chồng trong giađình
• Quyền quyết định trong gia đình
1
• Quan hệ tình cảm trong gia đình
- So sánh cách thức tổchứcgiađìnhcủa các dạng tật với nhau và giữa giađình NKT và gia
đình NKKT.
+ Giống nhau
+ Khác nhau
7. Giả thuyết nghiên cứu:
- Trong các giađình NKT, cách thức tổchứcgiađình phù hợp với những khó khăn do dạng tật
gây ra.
- Do những khiếm khuyếtvề mặt cơ thể, chức năng nên cách thức tổchứcgiađình NKT khác
so với các giađình NKKT.
8. Tổng quan nghiên cứu:
8.1. Ngoài nước:
8.2. Trong nước:
8.2.1. Ngườikhuyết tật:
Trong bất kỳ xã hội nào cũng đều có một bộ phận người kém may mắn. Có thể đó là
những người nghèo, nhữngngườikhuyết tật, nhữngngười mắc bệnh nan y…. Sự không may
mắn của họ là do nhiều nguyên nhân khác nhau đưa lại. Cũng như, đối với nhữngngười khuyết
tật, để lý giải cho nguyên nhân khuyếttậtcủa họ đã có rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:
do tai nạn, chiến tranh, bệnh tật hoặc bẩm sinh. Và Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có sự
quan tâm đến những nhóm người này thông qua những chính sách khác nhau.
Trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay, các
vấn đề giới, quyền và luật pháp vềngườikhuyếttật và công tác bảo trợ xã hội đã có những
chuyển biến tích cực. Ngườikhuyếttật được tạo nhiều cơ hội học nghề, có nhiều cơ hội chọn
nghề, chọn việc làm phù hợp với năng lực và sở thích của từng cá nhân.
Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, cũng có nhiều đềtài nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau liên quan đến ngườikhuyếttật như: Việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề, dịch vụ công
cộng… Trong đó, việc làm cho ngườikhuyếttật là vấnđề thường được nghiên cứu nhiều nhất.
Hầu hết, các đềtài đều phát hiện và phân tích được nhận thức của xã hội vềngườikhuyết tật.
Đó chính là cái nhìn định kiến ở cả giađình và xã hội, cho rằng ngườikhuyếttật không có khả
năng lao động, làm việc. Điều này đã tạo ra một rào cản lớn ảnh hưởng đến khả năng hội nhập
và thích ứng với môi trường lao động củangườikhuyết tật.
Chẳng hạn như đềtàicủa Phạm Thị Tú Anh, Cơ hội việc làm củangười di cư khuyết tật
trên địa bàn Tp.HCM, Luậnvăn tốt nghiệp Cử nhân khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn Tp. HCM, 2004 nghiên cứu bằng phương pháp định lượng. Hoặc đềtài của
Huỳnh Thị Nương, Tìm hiểu vấnđề việc làm củangườikhuyếttậtvận động ở Tp.HCM hiện
nay, Luậnvăn tốt nghiệp Cử nhân khoa Địa lý, 2007….
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình
hình cho ngườikhuyếttậtvận động.
8.2.2. Về hôn nhân – gia đình:
Bùng lên với sự phát triển của nền kinh tế, năng suất lao động tăng, chất lượng cuộc sống
đa phần được đảm bảo. Người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn, giải trí nhiều hơn, giao lưu
nhiều hơn…Từ đó, họ tiếp thu nhữngvăn hóa ngoại lai và áp dụng vào với chính mình. Đồng
thời với nó là nhữnggiá trị thuộc vềgia đình, những chuẩn mực gắn với yếu tố truyền thống, dần
mai một. Thay vào đó là những tư tưởng sống buông thả. Chẳng hạn như sống thử trước hôn
nhân của nữ công nhân hoặc sinh viên…
Trong quan niệm của sinh viên về việc lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân là không
lệ thuộc vào cha mẹ. Họ mong muốn xây dựng giađình với sự chia sẻ công việc của cả hai. Tuy
nhiên, nam giới vẫn cho rằng trách nhiệm giađình thuộc về mình và người nữ là làm nội trợ.
Hầu hết, các bạn sinh viên có cái nhìn thoáng về quan hệ tình dục trước hôn nhân và vai trò của
vợ chồng. Đặc biệt, sinh viên sống tại Tp.HCM có cái nhìn thoáng hơn sinh viên ngoại tỉnh. Vậy
yếu tố nào đã tác động đến quan niệm của đối tượng này? Đó chính là sự tác động của môi
2
trường xã hội hóa đến nhận thức cuả sinh viên về hôn nhân. Ở khía cạnh này, tiêu biểu có tác giả
Mai Thị Kim Khánh với đềtài “Khảo sát thái độ, nhận thức của sinh viên về hôn nhân”.
Xã hội càng ngày càng phát triển nhanh dẫn tới làm thay đổi dần mọi mặt của đời sống xã
hội. Những sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân cũng không nằm ngoài tác động này. Trước
kia, hôn nhân là do sự áp đặt của cha mẹ. Ngày nay là hôn nhân tự do dựa trên tình yêu. Trước
kia, “nữ thập tam, nam thập lục” là phải kết hôn. Còn ngày nay, nếu theo luật Hôn nhân Gia đình
Việt Nam thì nữ 18 tuổi và nam 20 tuổi. Nhưng trên thực tế thì sao? Tuổi kết hôn lần đầu bao
nhiêu thì được cho là phù hợp?
Dưới tác động củanhững biến đổi kinh tế xã hội và các sự kiện chính trị đặc biệt trong
mấy thập niên qua, khuôn mẫu tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam đang chuyển từ mô hình truyền
thống sang mô hình hiện đại. Tuổi kết hôn lần đầu của nam và nữ tăng lên đáng kể so với vài
thập kỷ trước đây. Nhất là quan niệm hôn nhân dựa trên tình yêu rất phổ biến trong những người
trẻ tuổi có trình độ văn hóa cao, độc lập về kinh tế. Thêm vào đó, tác động của chiến tranh, đặc
biệt là hậu quả của chiến tranh với những thương tật, mất khả năng lao động đã khiến cho khả
năng tham gia vào hôn nhân của nhóm người này thường thấp hơn nhữngngười khác. Kết quả là
buộc họ phải kết hôn muộn hơn hoặc sống độc thân.
Ví dụ như đềtàicủa Nguyễn Hữu Minh, Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam, 1995, tác giả
phân tích những đặc điểm của sự biến đổi tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam, phân tích mối quan
hệ giữa sự biến đổi khuôn mẫu hôn nhân đó với quá trình hiện đại hóa, vai trò của nhà nước và
tác động của chiến tranh. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến vai trò củagiađình đối với việc
hôn nhân của con cái.
Gia đình là tế bào của xã hội. Giađình ổn định thì xã hội mới phát triển. Xã hội càng phát
triển thì cơ cấu giađình cũng như nhữnggiá trị giađình có sự thay đổi cho phù hợp với xã hội
đó. Nói cách khác, giađình chính là một mô hình xã hội thu nhỏ. Chính vì vậy, những mối quan
hệ trong giađình cũng phản ánh được những mối quan hệ trong xã hội. Chẳng hạn như tôn giáo,
kinh tế, văn hóa… Và giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Có thể nói, hôn
nhân – giađình là một phạm trù khá rộng. Đã có nhiều đềtài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về
nó dưới những góc độ khác nhau: ly hôn, giáo dục trước hôn nhân, hôn nhân xuyên quốc gia,
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình, chăm sóc
bố mẹ khi về già, giáo dục con cái, tuổi kết hôn lần đầu, sự thay đổi cơ cấu gia đình, độ tuổi kết
hôn,…
Trong đềtài nghiên cứu của Daniele Belanger, Khuất Thu Hồng, Một số biến đổi trong
hôn nhân và giađình ở Hà Nội trong những năm 1965 – 1992, 1995: Mục tiêu nghiên cứu của
đề tài là nhằm dựng lại và phân tích quá trình biến đổi của hôn nhân trong giađình Việt Nam qua
các thời kỳ 1965 – 1985 và 1987 - 1992. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
thảo luận nhóm tập trung với 12 nhóm, gồm 112 thành viên. Trong đềtài nghiên cứu, tác giả đã
phân tích và so sánh được những vấn đề hôn nhân trong hai thời kỳ 1965 – 1985 và 1987 – 1992.
Tác giả cho biết, trong thời kỳ 1965 – 1985, có sự tham gia đáng kể của Nhà nước thông qua các
giá trị chính trị xã hội mới trong quá trình lựa chọn bạn đời nhưng các giá trị truyền thống vẫn
tiếp tục được bảo tồn và bộc lộ sức mạnh của mình trong các chuẩn mực về hôn nhân. Gia đình
vẫn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình lựa chọn bạn đời. Trong giai đoạn 1987 – 1992, Nhà
nước không còn tham gia vào quá trình quyết định hôn nhân như trước nữa. Quyền quyết định
hôn nhân do các bạn trẻ tự quyết định sau khi tham khảo ý kiến của cha mẹ. Phát hiện chủ yếu
trong nghiên cứu này là vai trò trung tâm củagiađình trong quá trình tiến tới hôn nhân trong cả
hai thời kỳ. Trong quá trình phân tích, tác giả có đề cập đến tiêu chí chọn bạn đời của các bạn
trẻ. Tiêu chí về ngoại hình đẹp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, chỉ sau yếu tố kinh tế. Như vậy, mặc
dù không được đề cập sâu trong đềtài nghiên cứu nhưng tiêu chí ngoại hình đẹp được đánh giá
cao.
Gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới sự tác động củanhững biến đổi xã hội và
giao lưu văn hóa. Sự biến đổi trong mô hình nơi ở và quan hệ thân tộc phản ánh một xu hướng
hạt nhân hóa gia đình, trong đó yếu tố kinh tế đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sự phát
triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa đủ mạnh để tạo ra những biến đổi căn bản trong mô
3
hình nơi ở và các quan hệ thân tộc. Đó là tỷ lệ giađình mở rộng ở đô thị cao hơn ở nông thôn,
mặc dù tỷ lệ sống chung với bố mẹ sau khi kết hôn ở đô thị thấp hơn ở nông thôn. Có một sự
biến đổi đáng kể trong mô hình hôn nhân. Đó là xu hướng con cái tự quyết định trong việc tìm
hiểu và xây dựng giađình ngày càng tăng. Tuy vậy, sự phân vai trò vẫn còn đặc trưng cho mô
hình truyền thống. Vũ Tuấn Huy cũng có đềtài “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình”với
mục tiêu nghiên cứu củađềtài là tìm hiểu sự biến đổi trong quan hệ giađình do sự tác động của
công nghiệp hóa - đô thị hóa và tác động của việc nâng cao trình độ học vấn, tăng thu nhập đến
việc hình thành quan niệm chung về hình thành gia đình, đời sống hôn nhân, số con, quan hệ
giữa các thế hệ và giađình mở rộng.
Thông qua nhữngtàiliệu mà chúng tôi tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về vấnđề hôn nhân cũng như nghiên cứu nhữngvấnđềcủangườikhuyết tât. Thế
nhưng, cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy đềtài nghiên cứu nào nghiên cứu về
vấn đề hôn nhân củangườikhuyết tật.
Tuy nhiên, xét ở góc độ hội thảo thì có Hội thảo “Tình yêu – Hôn nhân – Giađình với
người khuyết tật” được tổchức bởi Chương trình Khuyếttật và Phát triển (DRD): Mục tiêu của
hội thảo là nhằm chia sẻ những kinh nghiệm vượt qua những rào cản, khó khăn trong việc tiến
đến hôn nhân củangườikhuyết tật. Đồng thời, xác địnhnhững rào cản trong hôn nhân để tìm
giải pháp khắc phục và giúp ngườikhuyếttật tự tin xây dựng gia đình. Nội dung chủ yếu của hội
thảo là thảo luậnnhững rào cản, tìm giải pháp khắc phục những rào cản trong hôn nhân với
người khuyết tật. Hoặc Buổi nói chuyện chuyên đề “Học yêu” được tổchức bởi Chương trình
Khuyết tật và Phát triển (DRD) ngày 15/03/2008: Mục tiêu của buổi nói chuyện là nhằm giúp chị
em phụ nữ khuyếttật có được những chia sẻ trong vấnđề tìm kiếm, lựa chọn bạn đời và tự tin đi
đến hôn nhân.
Do đó, từ những thắc mắc, nghi vấnvềnhữngvấnđề liên quan đến tổchức cuộc sống
hôn nhân củangườikhuyết tật, tôi đã chọn đềtài nghiên cứu về “Sự khác nhau trong tổchức gia
đình của các giađìnhngườikhuyếttật và giađìnhngười không khuyếttật ở Tp.HCM hiện nay”.
9. Đối tượng thu thập thông tin và phạm vi nghiên cứu:
9.1. Đối tượng thu thập thông tin: bao gồm:
- Các giađình NKT: Vận động, khiếm thị, khiếm thính
- Các giađình NKKT.
9.2. Phạm vi nghiên cứu: Đềtài điển cứu ở:
- Các giađình NKT thuộc:
+ CLB Khiếm thính.
+ CLB Hướng nghiệp Khuyếttật trẻ, Hội TNKT
+ Hội người khiếm thị Quận Phú Nhuận/quận 1
- Các giađình NKKT ở phường…quận….(4) (dự kiến)
10. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin:
10.1. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp điều tra định tính là chủ yếu.
Dữ liệu được phân tích định tính.
10.2. Phương pháp thu thập thông tin:
Để thu thập thông tin sẽ sử dụng các phương pháp:
– Thu thập thông tin tư liệu sẵn có
– Phỏng vấn sâu.
– Sử dụng các tàiliệu thống kê.
– Khai thác các nguồn tàiliệu khác.
– Mô tả cuộc điều tra, khảo sát quan trọng nhất.
Tổng số cuộc điều tra dự kiến là 12 cuộc. Phỏng vấn được thực hiện ở CLB Khiếm thính,
CLB Hướng nghiệp Khuyếttật trẻ, Hội TNKT, Hội người khiếm thị Quận Phú
Nhuận/quận 1, Các giađình NKKT ở phường…quận….(4)
4
- Các giađình NKT:
Khiếm thính: 2người (1nam, 1 nữ)
Khiếm thị: 2người (1nam, 1 nữ)
Vận động: 2người (1nam, 1 nữ)
Nhóm thạo tin: 4người (đại diện cho 3 dạng tật và 1 người thạo tin về mảng hôn
nhân)
- Các giađình NKKT: 2người (1nam, 1 nữ)
Chọn mẫu: phi xác xuất chỉ tiêu, với các tiêu chí sau:
- Những NKT có gia đình: khiếm thính, khiếm thị, vận động (nam và nữ)
- Những NKKT có giađình (nam và nữ)
11. Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, góp phần đem lại cái nhìn đúng đắn, toàn diện của
cộng đồng về NKT và hòa nhập cộng đồng tốt hơn cho NKT. Cụ thể hơn góp phần giúp cho
những NKT và nhữngngười có mong muốn kết hôn với NKT tự tin đi đến hôn nhân và tổ chức
cuộc sống giađình tốt hơn.
12. Cái mới củađề tài: chỉ ra được sự khác nhau trong tổchức cuộc sống giađìnhcủa các gia đình
NKT và giađình NKKT mà nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau đó là do các dạng tật đem
lại.
13. Cấu trúc: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học dự kiến gồm có 3 phần và 2 chương. Đó là:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
+ Chương 1: Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự khác nhau trong tổchứcgiađìnhcủa các gia
đình ngườikhuyếttật và giađìnhngười không khuyếttật ở Tp.HCM hiện nay
- Phần kết luận chung
14. Khung phân tích:
5
Nhận thức (quan niệm)
Điều kiện sống
Cơ sở
vật
chất
Quan
niệm xã
hội
Cơ sở
xã hội
Điều kiện tự
nhiên
Điều kiện
xã hội
Khiếm
thính
Khiếm
thị
Vận
động
Hành vi -
Cách tổchức cuộc sống gia đình
NKKT
. của người khuyết tật, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “Sự khác nhau trong tổ chức gia
đình của các gia đình người khuyết tật và gia đình người không khuyết. nghiên cứu đề tài: Những vấn đề về tổ chức gia đình của người
khuyết tật (NKT) ở Tp.HCM hiện nay”.
4. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là