1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu So sánh Giữa Staphylococcus - Streptococcus pptx

7 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Nhóm 1: Bài báo cáo Vi Sinh chăn nuôi So sánh Giữa Staphylococcus - Streptococcus   Cầu khuẩn là một loại vi khuẩn phần lớn là hình cầu nhưng có thể có hình bầu dục, hình ngọn nến. Đường kính của vi khuẩn thay đổi trong khoảng 0,5-1mn. Tuỳ theo lối phân chia, tuỳ vị trí của mặt phẳng phân cắt và đặc tính rời nhau hoặc dính nhau sau khi phân chia, cầu khuẩn phân chia thành các giống: vi cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Để thấy được đặc tính gây bệnh cũng như đặc điểm, cơ chế gây bệnh ta bắt đầu so sánh giữa liên cầu khuẩn (Staphylococcus) và tụ cầu khuẩn (Streptococcus). Sự Giống Nhau Giữa Staphylococcus - Streptococcus  Đặc điểm: - Cùng họ Micrococaceae, vi khuẩn hình cầu G(+), cầu khuẩn không có lông nên không có khả năng di động, không sinh nha bào, đường kính tương đương nhau ( 0,7- 1um), sống trong môi trường hiếu khí hoặc kị khí tuỳ tiện. - Nuôi cấy trên nhiều loại môi trường khác nhau (Mt nước thịt, thạch thường và thạch máu). Trong môi trường thạch thường Vk hình thành khuẩn lạc dạng S. - Lên men đường glucoz, lactoz nhưng không lên men insulin. - Phản ứng indol (-) và H 2 S (-).  Tính gây bệnh: - Ký sinh khắp nơi trên cơ thể người và gia súc (ngựa, cừu, chó,…). Ví dụ: Bệnh viêm vú, viêm phổi,… - Có khả năng sinh ra độc tố và các enzym.  Trong phòng thí nghiệm: thỏ mẫn cảm nhất.  Chẩn đoán: - Chẩn đoán bằng vi khuẩn học. + Lấy bệnh phẩm. + Kiểm tra bằng kính hiển vi. + Nuôi cấy vào môi trường thích hợp. + Tiêm động vật thí nghiệm. - Chẩn đoán bằng huyết thanh học. Sự khác nhau giữa Staphylococcus Streptococcus Staphylococcus Streptococcus Đặc điểm hình thái & cấu tạo - Vi khuẩn hình cầu tụ lại giống hình chùm nho đôi khi đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn - Trong canh khuẩn chúng xếp thành từng đám hình chùm nho. - Trong bệnh phẩm tụ cầu xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ hình chù nho. - Liên cầu khuẩn, hình cầu xếp thành chuỗi uốn khúc dài ngăn khác nhau - ở môi trường lỏng liên cầu có chuỗi dài. - ở môi trường đặc liên cầu có chuỗi ngắn. - ở bệnh phẩm liên cầu hình thành chuỗi ngăn có khi dưới hình thái song cầu. Đặc tính nuôi cấy - Tính kiềm (pH =7,2-7,6) - Được nuôi cấy và phân lập trong môi trường chapman chuyên biệt. Tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đường mannit làm pH thay đổi (pH=6,8) môi trường lúc này trở nên vàng, tụ cầu không bệnh sẽ không lên men đường mannit (pH=8,4) môi trường màu đỏ. Trong MT thạch máu: - Hình thành khuẩn lạc dạng S dung huyết (anpha, beta, đenta, gamma) Trong MT nước thịt: - Sau 24 giờ thì nước đục, lớp trên đục cặn lắng xuống đáy. Trong MT gelatin: - VK Làm gelatin tan chảy ra trong giống hình phiễu - Tính axit - Không nuôi cấy trong mt chuyên biệt (chapman) - Tạo 3 dạng khóm dung huyết (bêta, anpha, gamma). - Vi khuẩn hình thành hạt hoặc bông Sau 24 giờ lớp trên trong, lớp dưới lắng cặn. - VK không làm gelatin tan chảy Đặc tính sinh hoá - Lên men không sinh hơi: glucose, mannit, maltose… - Lên men mannit là đặc tính quan trọng để phân biệt tụ cầu gây vàng. - Có phản ứng Catalaz dương tính. - Men làm đông huyết tương Coagulaz. - Lên men đường: glucose, lactose, saccarose… - Không lên men đường mannit. - Phản ứng Catalaz âm tính. - Không làm đông vón huyết tương Coagulaz (-). Cấu trúc kháng nguyên Có 2 loại: - 1 kháng nguyên polysaccarit ở vách là một phức hợp mucopeptit – axit teichoic. Kháng nguyên này khi gặp kháng thể tương ứng sẽ gây nên phản ứng ngưng kết. - 1 kháng nguyên protein (protein A) là thành phần ở vách và ở phía ngoài. Có 3 loại: - Kháng nguyên polyozit hay chất C được chia thành các nhóm A,B,C,…,R . Trong đó nhóm A thuộc loại tan máu typ bêta, có khả năng gây bệnh rất lớn ở người: eczema, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm họng; nhóm B có Streptococcus agalactiae gây viêm buồng sữa ở trâu bò thuộc dạng tan máu typ bêta. - Kháng nguyên protein M: kháng nguyên này của các liên cầu trong nhóm A cũng có những đặc điểm khác nhau, người ta đã xác định một số liên cầu trong nhóm A có khoảng 42 typ, trong đó có 12 typ rất quan trọng vì hay gây bệnh. - Các mucopeptit: làm vách tế bào cứng rắn và có khả năng gây bệnh. Các chất tiết ra Độc tố dung huyết: Dung huyết tố có 4 loại: - Anpha: Gây dung giải hồng cầu thỏ ở 37 0 C, dung huyết này cũng gây hoại tử da và chết - Bêta: Gây dung huyết hồng cầu cừu ở 4 0 C, kém độc hơn dung huyết anpha - Đenta: Gây dung giải hồng cầu Dung huyết tố có 2 loại: - Streptolyzin O: hoạt động ở môi trường không có oxi của không khí, dễ bị mất hoạt tính bởi oxi - Streptolyzin S: Không mất hoạt tính bởi oxi có khả năng làm tan máu ở cả trên bề mặt môi trường, có tính kháng nguyên yếu không có giá trị trong chẩn đoán bệnh. Các chất tiết ra (tt) người, thỏ, cừu, ngựa và gây hoại tử da. - Gamma: Không tác động lên hồng cầu ngựa. Nhân tố diệt bạch cầu Leucocidin: Làm bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá huỷ, nó giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu. Độc tố ruột Enterotoxin: Gây nên các bệnh đường tiêu hoá: nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp Các enzym: - Men đông huyết tương (coagulaz): Là một protein bề vững với nhiệt độ, có tính kháng nguyên yếu. Làm đông huyết tương của người và thỏ, nó tác động lên Globulin trong huyết tương - Men làm tan tơ huyết (Fibrinolyzin hay Staphylokinaz): Là men đ ặc tr ưng cho các chủng gây bệnh ở người - Men Hyaluronidaz: Có thể có ở tụ cầu gây bệnh, dưới tác dụng của men Penixilinaz làm pennixilin mất tác dụng. Đây là cơ chế cần thiết của sự kháng pennixilin. - Men Dezoxyribonucleaz: Có thể thuỷ phân axit Dezoxyribonucleic và gây các thương tổn tổ chức - không tiết ra loại men này - không tiết ra loại men này - không tiết ra loại men này - Không có tiết - Không có tiết - không tiết ra loại men này - Men làm tan tơ huyết (Streptokinaz): Do liên cầu nhóm A, C, G gây ra, men này có tính kháng nguyên cao kích thích cơ thể hình thành kháng thể anti Streptokinaz. Ứng dụng của nhóm C trị các bệnh fibrin trong máu. - Hyaluronidaz: Là một kháng nguyên, kích thích cơ thể hình thành kháng thể đặc hiệu nhưng hiệu giá kháng thể rất thấp ít dùng trong chẩn đoán bệnh. - không tiết ra loại men này - Diphotpho-pyridin-Nucleotidaz: có trong liên cầu A, C, G, có khả năng giết chết bạch cầu. - Streptodornaz: Làm lỏng mủ đặc do các liên cầu độc tạo nên (được tạo bởi AND và ARN). - Proteinaz: Có tác dụng phân huỷ protein gây tổn thương ở tim dùng tiêm với liều cao cho động vật Tính gây bệnh Trong tự nhiên: - Thường ký sinh trên da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh - Ở da và niêm mạc Vk gây sưng mủ, ổ mủ trên da hay niêm mạc, ung nhọt, áp xe. - Vk vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ. Gây viêm phổi, viêm thận cấp, viêm vú ở bò và cừu, viêm màng não, viêm khớp ở ngựa, viêm tuyến sữa trâu bò và người, viêm tuỷ xương và các xoang trong cơ thể. - Vk sinh độc tố ruột gây nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính ở người. Độ cảm nhiễm: + Ở gia súc: Ngựa cảm nhiễm nhất đến chó, bò, lợn, cừu. Gà vịt ít cảm nhiễm. + Người dễ cảm nhiễm với tụ cầu. Trong phòng thí nghiệm: - Thỏ cảm nhiễm nhất. + Nếu tiêm 1-2 ml canh khuẩn tụ cầu vào tĩnh mạch tai thỏ, sau 26-48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thất nhiều chổ áp xe trong phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn tụ cầu vào dưới da cho thỏ sẽ gây áp xe dưới da. - Có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật nhưng cư trú thường ở họng, ruột và ở cơ quan sinh dục. - Viêm họng, Eczema, mưng mủ ở phủ tạng, mẫn đỏ…. (người) - Viêm hạch truyền nhiễm Adenití Equorum (ngựa). - Gây nung mủ, viêm vú, viêm phổi, và ngoại tâm mạc (cừu). - Viêm tử cung, bại huyết ở dê. - ít hoặc không thấy. + Gây bệnh cho người, động vật và cho cả gia cầm: viêm nội tâm mạc. - Thỏ và chuột bạch. + Nếu tiêm liên cầu vào dưới da cho thỏ, sẽ thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc, thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết. + Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh. Chẩn đoán bằng vi khuẩn học - Kiểm tra bằng kính hiển vi: ` + Tụ lại thành đám như hình chùm nho - Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: + Thạch chapman - Tiêm động vật thí nghiệm: + Quan sát các tính chất: Lên men đường mannit, có dung huyết tố anpha, có men coagulaz Chẩn đoán bằng huyết thanh học: + Dùng đồ phân lập tụ cầu khuẩn + Xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau + Mt nước thịt, mt thạch máu. Theo dõi tímh chất mọc, sự hình thành khuẩn lạc, týp tan máu. Đối với vi khuẩn Streptococcus equi + Có thể dùng chuột lang để gây bệnh: nếu bệnh phẩm có tạp khuẩn thì khía da cổ chuột rồi bôi. Sau 3 – 6 ngày , vết thương sẽ chuyển thành mụn loét, xung quanh sưng, co mủ, sau 1 tháng, giết chuột lang thấy lách, gan, phổi có chấm trắng xám. Nếu bệnh phẩm thuần khiết thì tiêm vào phúc mạc cho chuột lang đực. Sau khi tiêm 2 – 4 ngày, có khi 10 – 15 ngày xuất hiện viêm tĩnh mạch và viêm dịch hoàn, bìu dái sưng đỏ, đau, dính vào dịch hoàn, sau có loét và chảy mủ, có nhiều vi khuẩn ở da, chuột lang gầy đi và chết sau 2 tuần + Phản ứng ngưng kết và phản ứng kết hợp bổ thể để chuẩn đoán Nguồn tài liệu: Nguyễn Như Thanh (chủ biên), Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương.2001.Vi sinh vật thú y. Hà Nội: NXB Nông nghiệp. Trần Thanh Thuỷ.1998.Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học.Tp.HCM:NXB Giáo dục ` Chẩn đoán ((((tt) . giữa liên cầu khuẩn (Staphylococcus) và tụ cầu khuẩn (Streptococcus) . Sự Giống Nhau Giữa Staphylococcus - Streptococcus  Đặc điểm: - Cùng họ Micrococaceae,. nghiệm. - Chẩn đoán bằng huyết thanh học. Sự khác nhau giữa Staphylococcus Streptococcus Staphylococcus Streptococcus Đặc điểm hình thái & cấu tạo - Vi

Ngày đăng: 19/01/2014, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w