Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với chinhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam mà còn đối với hầu hết các công ty giaonhận nói chung khi đứng trước bối cảnh hội nhập cùng với sự g
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên Khóa
Ngành Chuyên ngành
: TS Đào Hồng Quyên
: Hán Bùi Ngọc Thư : 5083106279
: 8 : Kinh tế quốc tế : Kinh tế đối ngoại
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Quy trình giao hàng xuất nhậpkhẩu bằng đường biển tại công ty Schenker Việt Nam chi nhánh Hà Nội” bên cạnhnhững nỗ lực của bản thân, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy côgiao trong Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Học viện Chính sách và phát triển Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Đào Hồng Quyên đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH DBSchenker Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để em tìm hiểu và nắm rõ các vấn đềliên quan đến quá trình làm khoá luận tại quý công ty
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng Ocean Frieghtcủa Schenker chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cấp số liệu cầnthiết để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhẩt
Trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp, em cảm thấy rằng mình đã học tập
và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng ý nghĩa và hữu ích Từ đó, để em học hỏi
và rút kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này của mình
Khoá luận tốt nghiệp của em sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếusót Em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ quý thầy cô và mọi người
để khoá luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 27 tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.2 Nội dung quản trị giao hàng xuất khẩu bằng đường biển 8
1.2.1 Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu 8
1.3 Chứng từ sử dụng trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp logistics 16
1.3.1 Chứng từ hải quan 16
1.3.2 Chứng từ hàng hóa 16
1.3.3 Chứng từ vận tải 17
1.3.4 Chứng từ khác 18
1.4 Vai trò của quản trị quy trình giao hàng giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại DN 19
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển 19
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài 19
1.5.2 Các yếu tố bên trong 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY SCHENKER VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 23
2.1 Tổng quan về chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội 23
2.1.1 Khái quát về chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội 23
2.1.2 Các dịch vụ tại chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội 25
Trang 42.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Hà Nội 30
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh 30
2.2.2 Kết quả kinh doanh của hoạt động xuất khẩu hàng khóa bằng đường biển tại chi nhánh giai đoạn 2017-2020 34
2.3 Thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội 36
2.3.1 Lập kế hoạch quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội 36
2.3.2 Tổ chức quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội 38
2.3.3 Giám sát quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội 51
2.3.4 Điều hành quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội 53
2.4 Đánh giá thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội 54
2.4.1 Thành công 54
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 60
3.1 Triển vọng ngành giao nhận vận tải đường biển tại Việt Nam 60
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại chi nhánh Schenker tại Hà Nội 62
3.3 Một số kiến nghị 65
3.3.1 Về phía nhà nước 65
3.3.2 Kiến nghị đối với công ty TNHH Schenker chi nhánh Hà Nội 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5ETD Estimated time of depart
HBL/MBL/SWB/SUR House bill of lading/ Master bill of lading/ Seaway
Bill/ Surrender Bill
POD Port of discharge
POL Port of loading
HBL/MBL/SWB/SUR House bill of lading/ Master bill of lading/ Seaway
Bill/ Surrender Bill
SCHENKERjetcargo first DV chuyển phát nhanh
SCHENKERskybridge DV vận tải đa phương thức
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
BẢNG:
Bảng 2.1 Doanh thu của Công ty TNHH DB Schenker Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
-Giai đoạn 2017 – 2020
Bảng 2.2: Doanh thu theo các loại hình của Công ty TNHH DB Schenker Việt Nam
– Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017-2020
Bảng 2.3: Trị giá xuất khẩu bằng đường biển phân theo mặt hàng tại công ty giaiđoạn 2017-2020 35Bảng 2.4: Phân tích chung hoạt động kinh doanh của Schenker tại Hà Nội giai đoạn
2017-2019 (ĐVT: VNĐ)
Bảng 2.5: Phí local charger Schenker thu đối với khách hàng Ceravi cho booking đi
Bangkok, mức giá như sau
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhưhiện nay hoạt động ngoại thương và xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng,góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Với tinh thầnhội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhậpnhiều tổ chức khu vực và quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO), Cộngđồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…Điều đó đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi, đặc biệt là cơ hội pháttriển cả về chiều rộng và chiều sâu của ngành thương mại quốc tế Trong nhữngnăm qua, hàng hóa Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia trên thế giới trong đó, có
50 thị trường được xác định là chủ lực, đánh dấu cột mốc mới về tăng trưởng xuấtkhẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt đã tiếp cận và khai thác nhiều thị trường mới
Để tham gia hoạt động ngoại thương và xuất khẩu hàng hóa, có rất nhiềuphương thức vận chuyển quốc tế, tuy nhiên với lợi thế đường bờ biển kéo dài, vậntải đường biển chiếm một vai trò quan trọng khi có thể vận chuyển khối lượng hànghóa lớn, chi phí không cao và tiết kiệm, phù hợp với nhiều với chủng loại hàng hóa
đa dạng theo nhu cầu của khách hàng… đây là những ưu điểm mà nhiều phươngthức vận chuyển khác khó có thể có được Điều này đã góp phần khiến hoạt độngxuất khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷtrọng cao trong số các phương thức vận tải quốc tế
Với bối cảnh đó, sự gia nhập ngày càng nhiều của các doanh nghiệp giaonhận đã giúp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.Tuy nhiên dịch vụ giao nhận đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặtvới nhiều nhiều bất cập và khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng của hoạt độngcung cấp dịch vụ giao nhận Làm sao để các công ty có thể cung cấp được nhữngdịch vụ chất lượng thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng luôn làcâu hỏi quan trọng đối với mỗi công ty giao nhận quốc tế
Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại
Hà Nội- một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giao nhận hàng
Trang 8hóa quốc tế, đặc biệt là giao hàng xuất khẩu bằng đường biển Mặc dù có cơ sở vật chấthiện đại, nhân sự chất lượng cao nhưng trong quá trình giao hàng xuất khẩu bằngđường biển, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn, rủi ro và tốn kém chi phí nếu có sai sótxảy ra Chính vì vậy, có thấy rằng việc nghiên cứu về quản trị quy trình giao hàng xuấtkhẩu bằng đường biển tại chi nhánh cty có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đếnhiệu quả của chất lượng dịch vụ Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với chinhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam mà còn đối với hầu hết các công ty giaonhận nói chung khi đứng trước bối cảnh hội nhập cùng với sự gia tăng nhu cầu xuấtkhẩu, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của việc quản trị quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường biển tại nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam, tôi đã
quyết định nghiên cứu đề tài: “Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà
Nội” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận: Làm rõ các vấn đề cơ sở xoay quanh hoạt động giao nhận hànghóa và quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
Về thực tiễn: Tìm hiểu thực tế việc quản trị quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường biển tại Chi nhánh công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội Phân tíchthực trạng tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2017-2020 nhằm chỉ ranhững thành tựu và hạn chế trong việc quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường biển tại Chi nhánh công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội Từ đó đưa ra địnhhướng phát triển và một số giải pháp nhằm quản trị quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường biển tại Chi nhánh công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động “Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuấtkhẩu bằng đường biển của Chi nhánh công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội”
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu việc quản trị quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường biển tại chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam rại Hà Nội và lấy sốliệu trong 3 năm từ 2017-2020
- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Schenker Việt Nam, chi nhánh Hà Nội
Trang 91.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
*Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
- Dữ liệu tại thư viện của trường đại học Thương mại: gồm các luận văn chuyên đề về đề tài giao nhận vận tải đường biển qua các năm
- Các dữ liệu trên internet: trang web của công ty, trang web về thông tin ngành Logistics,…
- Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như một số tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty trong giai đoạn 2015-2018
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Qua quá trình thực tập tại công ty để nghiên cứu và làm rõ hơn trong thực tiễn
của công ty, song song với việc nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp em cũng tiến hành một số hình thức thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm
- Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên công ty về công việc hoặc về môi trườnglàm việc tại chi nhánh
Tất cả nhằm làm rõ hơn thực trạng của công ty trong thực tiễn, thông qua đó
có cái nhìn tổng quan hơn về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngđường biển của công ty
- Phương pháp phân tích: Dùng những lý lẽ và lập luận đề phân tích các số liệu vừa thu thập được đối với hoàn cảnh thực tiễn hiện tại
- Phương pháp so sánh: Đưa ra các dữ liệu từ những giai đoạn trước để so sánh, đánh giá và có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề
Các phương pháp xử lý dữ liệu được đưa ra nhằm đánh giá một cách khách quan nhất tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đối với chủ đề nghiên cứu
Trang 101.7 Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của đề tài:
Nội dung gồm có 3 chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY SCHENKER VIỆT NAM TẠI
HÀ NỘI
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SCHENKER VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI.
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạtđộng của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổchức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”
Giao hàng xuất khẩu là một hoạt động thương mại theo đó người làm dịch vụ giaonhận sẽ thay mặt người xuất khẩu đứng ra thực hiện các nghiệp vụ nhận hàng ,gom hàng ,lưu kho , tổ chức giao hàng cho đơn vị vận tải ,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan nhằm đảm bảo hàng hóa được giao cho người vận tải chuyển đến địa điểmquy định cụ thể theo thỏa thuận với chủ hàng gửi để hưởng thù lao
Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu là hoạt động có chức năng quản trịchung nhằm điều tiết dòng vận chuyển của hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhậnhàng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và điều hành quytrình giao hàng xuất khẩu
Khái niệm, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận trong hoạtđộng thương mại quốc tế
• Khái niệm người giao nhận:
- Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005: người làm dịch vụ giao nhận hànghóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.-Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “ Người giao nhận là người lotoan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích củangười ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũngđảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưukho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…”
• Vai trò của người giao nhận trong hoạt động thương mại quốc tế: Ngàynay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao nhận có thểđảm nhận những vai trò với chức năng và công việc khác nhau như:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thựchiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
Trang 12thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoảthuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếngViệt là dịch vụ lô-gi-stíc (Theo điều 233 Luật Thương Mại 2005)
Dịch vụ môi giới khai thuê hải quan: Các nhà xuất nhập khẩu sẽ đi thuê ngoàicác hoạt động về thủ tục hải quan, thông quan, ủy thác cho các hãng hay người giaonhận thay họ làm các thủ tục hợp pháp để vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu nội địahoặc xuyên biên giới, vừa rẻ vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian Lúc này,các hãng hay người giao nhận sẽ như một nhà môi giới khai thuê hải quan
Đại lý: Trước đây người giao nhận không giám nhận trách nhiệm của ngườichuyển chở Người giao nhận chỉ hoạ động như một cầu nối giữa người gửi hàng vàngười chuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc người gửi hàng
Lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa: Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế,việc quá cảnh tại một nước thứ ba hay thứ tư là điều thường xuyên xảy ra Ở mỗitrạm dừng như vậy, có thể là để tiếp nhiên liệu cho phương tiện, khắc phục sự cốhay đổi phương tiện hoặc phương thức vận chuyển Như vậy, để thuận tiện, dễ dàng
và thông suốt trong quá trình lưu thông hàng hóa thì người giao nhận sẽ đảm nhiệmviệc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác
và từ địa điểm này sang địa điểm khác
Lưu kho và bảo quản hàng hóa: Trong trường hợp khách hàng yêu cầu lưukho hàng hoá trước khi xuất khẩu và sau khi nhập khẩu, người Giao nhận sẽ bố tríphương tiện nội bộ mình có và phân phối hàng theo yêu cầu
Gom hàng và thông báo biểu cước: Dịch vụ này đã xuất hiện sớm hơn ở Châu Âuchủ yếu phục vụ cho đường sắt Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng Container, dịch vụgom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (LCL) đểtận dụng sức chứa, sức chở của container và giảm cước phí vận chuyển Khi là người gomhàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người vận tải hoặc chỉ là đại lý
Người chuyên chở: Hiện nay trong nhiều trường hợp Giao nhận đóng vai trò
là người chuyên chở, tức là người Giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng giao vậnchuyển với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ nơi này đến nơikhác Người Giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hợp đồng(Contracting Carrier), nếu người Giao nhận ký hợp đồng chuyên chở thì họ là ngườichuyên chở thực tế (Performing Carrier)
Trang 13* Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận trong hoạt động thương mại quốc tế
*Quyền hạn: Theo điều 235 Luật Thương 2005 mại quy định, thương nhân
kinh doanh hoạt động logicstic có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác vớichỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phầnhoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng
*Trách nhiệm của người giao nhận
- Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà họ gây nên
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm
về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhậnkhác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý ngườigiao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard TradingConditions) của mình
Trang 14- Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêucầu Chị trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của ngườigiao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng vận tải Quyền lợi, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của người giao nhận do luật lệ của các phương thức vận tải quy định
Khi đóng vai trò là người chuyên chở, các điều kiện kinh doanh áp dụng cáccông ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành Tuynhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng củahàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác;
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;
+ Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá;
+ Do chiến tranh, đình công
+ Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình
1.2 Nội dung quản trị giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
1.2.1 Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu
Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là một tập hợp các nghiệp vụmang tính phức tạp nên người XK thường thuê người giao nhận thay mặt họ thựchiện quy trình này Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay,các doanh nghiệp luôn luôn mong muốn mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốtnhất nhằm tạo ra các khách hàng trung thành với doanh nghiệp mình Muốn vậy,trước hết nhà quản trị phải xây dựng được một kế hoạch giao hàng hiệu quả, hoànthành tốt các yêu cầu được ủy thác bằng cách tận dụng tối đa nguồn lực của doanhnghiệp, sẵn sàng đối phó với những thay đổi của môi trường, sẵn sàng thay đổi đểphù hợp vói nhu cầu của thị trường
1.2.1.1 Căn cứ lập kế hoạch
- Đặc điểm các lô hàng giao:
+ Tính chất lô hàng: giá trị, phân loại hàng hóa, đặc trưng của hàng hóa
Trang 15+ Thông tin cần thiết về lô hàng: cân, kiện, khối.
+ Điều kiện vận chuyển yêu cầu của lô hàng
- Địa điểm nhận hàng gửi: + Tại kho của người gửi
+ Tại kho của người giao
nhận + Tại cảng
- Phương thức giao – vận chuyển hàng hóa
+ Giao – vận chuyển thẳng: hàng hóa không phải lưu tại kho, bãi của cảng
mà có thể giao trực tiếp cho tàu
+ Giao – vận chuyển qua kho: hàng hóa phải lưu tại kho, bãi của cảng
+ Giao – vận chuyển hàng hóa bằng cont
- Phương tiện vận tải nội địa
+ Doanh nghiệp xuất khẩu tự vận chuyển
+ Doanh nghiệp xuất khẩu thuê doanh nghiệp giao nhận vận tải nội địa - Phương tiện vận tải quốc tế:
+ Thuê tàu chuyến
- Vai trò của các bên có liên quan: Người XK, người chuyên chở, hải quan, cảng biển, các tổ chức, cơ quan, ban ngành có liên quan
1.2.1.2 Nội dung kế hoạch giao nhận hàng hóa XK
- Theo dõi hàng hóa suốt quá trình giao nhận
Kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa được ủy thác và đảm bảo tình trạng của hànghóa khi nhận phù hợp với miêu tả hàng hóa trọng hợp đồng ngoại thương để tránhnhững rắc rối có thể gặp khi làm thủ tục hải quan, gây chậm trễ, phiền hà Nếu hànghóa đóng gói thì phải kiểm tra số lượng, khối lượng, chủng loại, tình trạng hàng hóadựa theo Packing List và hóa đơn thương mại do khách hàng cấp Đảm bảo trongquá trình vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ, hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng Thựchiện trách nhiệm của người giao nhận trong việc theo dõi quá trình giao hàng lêntàu và tình trạng của hàng hóa nhằm đảm bảo hạn chế tối đa khiếu nại phát sinh
- Liên hệ với các bên có liên quan
+ Người XK: Tiến hành kí hợp đồng giao hàng xuất khẩu bằng đường biển vớingười ủy thác Thông báo thường xuyên về tình trạng hàng hóa trong quá trình giao nhận,cung cấp các chứng từ cần thiết để thanh toán, giải quyết khiếu nại nếu có
Trang 16+ Cảng biển: Kí hợp đồng thuê kho bãi, xếp dỡ, vận chuyển với cảng, thông báo ngày giờ tàu vào cảng.
+ Hãng tàu: Theo dõi cước giá vận tải, tìm giá cước tối ưu, liên hệ lưukhoang, lưu cước, ngày tàu cập cảng Liên hệ với tàu để lập Cargo Plan, giao cho hãngtàu bộ chứng từ phù hợp với tình trạng hàng hóa, xếp hàng lên tàu, nhận MR để đổi lấyB/L
+ Hải quan: Khai báo và nộp tờ khai hải quan theo mẫu cùng với chứng từcần thiết để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa Kiểm tra hàng hóa thực tế,kiểm hóa, nộp lệ phí hải quan và lấy tờ khai đã được đóng dấu
- Đối với xuất khẩu bằng cont, trường hợp giao hàng nguyên cont, đăng kýthuê vỏ cont rỗng và tiến hành đóng hàng, giao lại cho tàu tại CY Trường hợp giaohàng lẻ, tập kết hàng hóa tại CFS, đóng hàng vào cont và giao cho tàu tại đây
• Tổ chức quy trình giao hàng xuất khẩu
Nội dung tổ chức quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Bộ phận customer service nhận yêu cầu từ khách hàng về thông tin lô hàng cần vận chuyển và kiểm tra thông tin về hàng hóa và yêu cầu của khách hàng:
- ETD: ngày tàu chạy dự kiến
- POD: cảng đích mà khách hàng muốn vận chuyển hàng hóa tới
- Tên hàng, loại mặt hàng cần xuất khẩu
- Số lượng, khối lượng, thể tích…
Khi đã nhận yêu cầu của khách hàng, nếu hàng hóa rơi vào các trường hợp làhàng cấm hoặc không nằm trong danh mục phục vụ của doanh nghiệp thì nhân viên
sẽ đề xuất các phương án thay thế cho khách hàng
Bước 2: Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ
Sau khi xác nhận yêu cầu của khách hàng, nhân viên sẽ tiến hàng đặt chỗ vớihãng tàu tùy theo thời gian dự kiến tàu chạy để sắp xếp thời gian đặt chỗ sớm, tránhtrường hợp tàu bị quá tải dẫn tới hết chỗ
Sau bước đàm phán giá, bộ phận kinh doanh sẽ căn cứ trên yêu cầu đặt chỗ(booking request) của khách hàng và gửi booking request đến hãng tàu để đặt chỗ.Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công cho bộ phận kinh doanhbằng cách gởi booking confirmation hay còn gọi là Lệnh cấp container rỗng
Trang 17Lệnh cấp container rỗng này chứa đựng những thông tin cần thiết sau: Sốbooking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng (port of delivery),cảng chuyển tải (port of discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờcắt máng (closing time)…Sau khi có booking confirmation của hãng tàu, nhân viênkinh doanh sẽ gởi booking này cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủtục thông quan xuất khẩu.
Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khai hải quan và vậnchuyển nội địa của công ty forwarder thì khách hàng sẽ gởi lệnh cấp container rỗng,thông tin chi tiết lô hàng xuất khẩu thời gian đóng hàng cho bộ phận giao nhận củacông ty
Sau khi tiếp nhận nhân viên phòng giao nhận sẽ theo dõi và phối hợp vớikhách hàng để sắp xếp đưa container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảnghoặc vận chuyển hàng đến đóng vào container ở cảng Sau đó tiến hành làm thủ tụcthông quan cho lô hàng xuất khẩu đó
Bước 3: Chuẩn bị hàng và chứng từ xuất
khẩu * Chuẩn bị hàng:
Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khai hải quan và vậnchuyển nội địa của công ty forwarder thì khách hàng sẽ gởi lệnh cấp container rỗng,thông tin chi tiết lô hàng xuất khẩu thời gian đóng hàng cho bộ phận giao nhận củacông ty
Sau khi tiếp nhận nhân viên phòng giao nhận sẽ theo dõi và phối hợp vớikhách hàng để sắp xếp đưa container rỗng đến đóng hàng và vận chuyển ra cảnghoặc vận chuyển hàng đến đóng vào container ở cảng Sau đó tiến hành làm thủ tụcthông quan cho lô hàng xuất khẩu đó
* Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu
- Vận đơn HBL: Sau khi khách hàng đóng hàng xong sẽ cung cấp các thông
số chính xác về lô hàng cũng như các bên liên quan để FWD tiến hàng làm vận đơnđường biển
Các thông tin bao gồm:
+ Số cont, số seal, GW, CBM, mô tả hàng hóa, HS code
+ Thông tin chính xác về shipper, consginee, notify party để hiển thị trên vậnđơn
Trang 18- Vận đơn MBL: sau khi làm vận đơn HBL cho khách hàng, FWD tiến hànhtruyền dữ liệu cho hãng tàu về các thông tin mà khách hàng cung cấp như trên để hãngtàu tiến hành làm vận đơn MBL.
Chú ý: các thông tin về lô hàng của MBL và HBL phải trùng khớp với nhau, đặc biệt là số cont, số seal, số lượng hàng hóa, HS code, mô tả hàng hóa
* Khai VGM (Verified Gross Mass): được áp dụng từ năm 2016 quy địnhtrong công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng(shipper) phải thực hiện việc xácđịnh khối lượng container chứa hàng,
Người gửi hàng có trách nhiệm cung cấp VGM đến hãng tàu hay tại cảngtheo đúng quy định của SOLAS Thời hạn trình VGM theo quy định trên booking.Trong trường hợp VGM vượt quá quy định thì container không được xếp lên tàu
Nếu chủ hàng không cung cấp VGM hoặc khai báo sai khối lượng container hàng
hóa thì mọi chi phí phát sinh sẽ do người gửi hàng chịu trách nhiệm
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
- Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
Bước này cần thực hiện sớm, có thể trước cả khi đàm phán ký hợp đồng xuấtkhẩu Công ty FWD đã xác định loại mặt hàng xuất khẩu của khách hàng có phùhợp với các chính sách của nhà nước hay không ngay từ lúc lập kế hoạch giao hàng
Ngoài ra cũng cần tìm hiểu xem mặt hàng đó có chịu thuế xuất khẩu haykhông Theo chính sách khuyến khích xuất khẩu, số lượng mặt hàng phải chịu thuế
ít hơn nhiều so với hàng nhập khẩu Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng bị áp thuếxuất khẩu, chẳng hạn như khoáng sản (than, đá, quặng, kim loại quý ), lâm sản(gỗ, sản phẩm gỗ)… để tư vấn cho khách hàng
- Chuẩn bị chứng từ
Với những loại hàng thông thường không yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, thìchứng từ cần thiết cũng khá đơn giản Đa số chứng từ bạn cũng cần gửi cho ngườimua hàng nước ngoài
Để lên tờ khai hải quan ở bước 3, cần chuẩn bị những chứng từ như:
1 Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
3 Phiếu đóng gói (Packing List)
4 Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số
chuyến, cảng xuất
Trang 195 Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal (chì)
Với những loại hàng đặc thù, phải yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, nhà xuấtkhẩu phải chuẩn bị những giấy tờ riêng theo quy định hiện hành Chẳng hạn như gỗhay sản phẩm của gỗ, bạn phải chuẩn bị thêm hồ sơ lâm sản có dấu xác nhận củakiểm lâm, hay hàng thủy sản phải kiểm dịch động vật
- Khai tờ khai hải quan
Căn cứ theo số liệu trong bộ chứng từ nêu trên, bạn vào phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu, lên tờ khai hải quan
Sau khi cài đặt và chạy thử phần mềm thông suốt, việc cần làm là khai báothông tin lô hàng vào phần mềm Sau khi truyền tờ khai hải quan xong, bạn in tờkhai và làm thủ tục tiếp tại chi cục hải quan
Song song với bước này, bạn có thể làm thủ tục lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của cơ quan hữu quan, như kiểm dịch thực vật, động vật
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Tùy theo tờ khai phân vào luồng gì, mà thủ tục có sự khác nhau ít nhiều:
Tờ khai luồng xanh
Trường hợp nhẹ nhàng nhất, đã được thông quan luôn trên phần mềm Bạn chỉ cần đến hải quan giám sát nộp chứng từ gồm:
• Phơi hạ hàng
• Tờ mã vạch (in từ website tổng cục hải quan)
• Phí hạ tầng (chỉ áp dụng ở cảng Hải Phòng)
Hải quan sẽ ký nháy và có nơi còn đóng dấu nội bộ ra mặt sau tờ khai, sau đó
có thể đem nộp cho hãng tàu như ở Bước 5
Trang 20Tờ khai luồng đỏ
Khi phân vào luồng này, hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểmtra bộ chứng từ thấy hợp lệ (như luồng vàng nêu trên)
Kiểm hóa có thể thực hiện bằng máy soi chuyên dụng, hoặc cán bộ hải quan
mở container kiểm tra thủ công
Mục đích của công tác kiểm hóa là để xác định xem hàng hóa trên thực tế cógiống như đã khai báo trong hồ sơ hay không Nếu giống thì coi như hoàn thànhbước này Nếu khác thì khả năng là phải sửa lại tờ khai (sai sót nhỏ), có thể bị phạthành chính (nếu sai lớn), và có trường hợp không được xuất (lỗi nghiêm trọng)
- Thông quan & thanh lý tờ khai:
Sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát, bước tiếp làbạn nộp lại tờ khai + tờ mã vạch cho hãng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuấtvới hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu
* Những điểm cần lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Thủ tục hải quan nói chung thì cũng nhiều điểm đáng lưu tâm để tránh phátsinh thời gian và chi phí Riêng với hàng xuất khẩu có đặc thù riêng, bạn cần lưu ýthêm một số điểm sau:
• Để ý thời hạn cuối cùng nhận tờ khai thông quan (Cut-off time) Tờ khai cầnhoàn thành thông quan và nộp cho hãng tàu (hoặc đại diện) trước thời hạn này Nếu quá hạn,hàng của bạn sẽ bị chuyển sang chuyến tàu sau, và phải khai sửa tên tàu
• Khi đóng hàng tại kho, cần kiểm tra kỹ tình trạng container, đảm bảo đủ tiêuchuẩn đóng hàng, tránh dùng container kém chất lượng dễ gây hư hỏng hàng hóa
* Ngoài ra, đối với các hàng đi Nhật, Mỹ, Canada… nhân viên phải tiến hàngkhai hải quan cho lô hàng khi đi cảng đích của lô hàng xuất khẩu là một trong sốcác quốc gia đặc biệt này
Trang 21Bước 5: Phát hành vận đơn
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu và dời cảng xuất đồng thời shipper đãthanh toán các loại phí với FWD thì FWD sẽ tiến hành nhả vận đơn theo yêu cầucủa khách hàng
Các loại vận đơn bao gồm:
- ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC): Là vận đơn được Forwarder pháthành, trên đó ghi thêm chữ Original và luôn phát 03 bản được đánh theo số thứ tự : firstoriginal, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy
- SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER): là 1 vận đơn có nộidung hầu như giống với vận đơn gốc và được đóng dấu SURRENDERED trên đó.Vì khi
sử dụng vận đơn gốc mặc dù trong quá trình giao nhận.nó chặt chẽ nhưng cũng phát sinh
1 vài vấn đề rắc rối Chính vì thế mà vận đơn SUR ra đời
- SEAWAY B/L: Là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng củamình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng Một Seaway bill là một chứng từkhông thể chuyển nhượng được, không phát hành một bản gốc nào, không phải chứng từ
sở hữu hàng hóa và chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L)
Bước 6: Gửi chứng từ cho đại lý nước ngoài
Sau khi đã nhả vận đơn cho shipper, FWD tiến hành các công việc cụ thể đốivơi đại lý nước ngoài về tình hình của lô hàng Những thông tin cơ bản về lô hàng
đã được gửi cho đại lý trước đó
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục cho shipper đầu bên xuất, FWD sẽ gửicác chứng từ cần thiết cho đại lý nước ngoài Một số chứng từ có thể có như:
- Vận đơn HBL gốc hoặc khi shipper xác nhận nhả hàng sẽ nhả vận đơn surrender cho đại lý để tiến hành giải phóng hàng cho cnee
- Vận đơn MBL lấy từ hãng tàu trong trường hợp hãng tàu đại lý không phát hành được vận đơn
- Các thông báo đặc biệt về lô hàng
Bước 7: Lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ
Sau khi một lô hàng được giao xong và hoàn thành mọi thủ tục ở đầu xuất,doanh nghiệp tiến hành lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ Ngoài ra, quản lý công
nợ của khách hàng (nếu có)
Trang 221.3 Chứng từ sử dụng trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp logistics
1.3.1 Chứng từ hải quan
• Giấy phép xuất khẩu: là chứng từ do bộ thương mại cấp, bộ quản lý chuyênngành cho phép chủ hàng được phép xuất khẩu một lô hàng nhất định, từ một nước nhấtđịnh, qua một cửa khẩu nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:là giấy chứng nhận được cấp cho doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh
• Tờ khai hải quan: là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báoxuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnhthổ quốc gia
• Hợp đồng ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở cácnước khác nhau trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao cácchứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho các bên mua, còn bênmua có nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận hàng
Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việc khai báo hảiquan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốcgia Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều
bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành
1.3.2 Chứng từ hàng hóa
• Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do ngườixuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước ngườixuất khẩu xác nhận
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhànước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế Nó cũng cần thiết cho việc theo dõithực hiện chế độ hạn ngạch Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩmchất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởngtới chất lượng hàng hoá
• Phiếu đóng gói (Packing list):
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng
Trang 23được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói,kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói… Phiếu đóng gói được đặttrong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong mộttúi gắn bên ngoài bao bì.
• Giấy chứng nhận chất lượng (CQ - Certificate of Quality): Là chứng từ xácnhận của hàng thực giao và chứng minh chất lượng và số lượng hàng hóa phù hợp cácđiều khoản của hợp đồng Giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hànghoặc cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo thỏa thuậncủa 2 bên mua và bán
• Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate): được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng
• Chứng nhận kiểm định (CA - Certificate of analysis )
• Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
Đây là cơ sở để người vận tải vạch sơ đồ sắp xếp hàng lên tàu, để cơ quangiao nhận, vận tải ngoại thương xét thứ tự ưu tiên cần được gửi trước, gửi sau, đểtính phí liên quan đến việc xếp hàng hóa, phí lưu kho, phí cẩu hàng…
1.3.3 Chứng từ vận tải
• Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Loading):
Là chứng từ vận tải mà người chuyên chở hàng hoá hay đại diện của họ kýphát cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để chuyên chở Theo thông lệ quốc tế,vận đơn có chức năng chủ yếu là:
- Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải
- Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở
- Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hoá có thể chuyển từ người gửi hàng sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng
• Bản khai lược hàng hóa (Cargo Manifest)
Là chứng từ kê khai hàng hóa trên tàu, cung cấp thông tin về tiền cước(freight manifest) Bản lược khai do đại lý tàu biển soạn và được dùng để khai hảiquan và để cung cấp thông tin người giao nhận hoặc cho chủ hàng Được dùng để:
- Xuất trình cho hải quan kiểm tra khi tàu ra/ vào cảng
- Cung cấp thông tin cho người giao nhận hoặc cho chủ hàng
- Căn cứ để thanh toán với cảng hoặc với đại lý tàu về chi phí liên quan
Trang 24- Cơ sở để lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
• Biên lai thuyền phó ( Mate's receipt):
Biên lai thuyền phó là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hóatrên tàu,xác nhận đã nhận hàng chuyên chở
Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hóa
và tình trạng hàng hóa xếp lên tàu mà các nhân viên kiểm kiện trên tàu đã tiến hànhtrong khi hàng hóa bốc lên tàu
• Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan):
Là bản vẽ vị trí sắp đặt các lô hàng ở trên tàu sao cho hiệu quả nhất theo cácquy tắc nhất định của hang tàu Nắm được sơ đồ này chúng ta có thể biết được thờigian cần phải bốc hàng lên tàu, đồng thời biết được lô hàng của mình đặt cạnh lôhàng nào Sơ đồ xếp hàng có chức năng
- Giúp người chuyên chở cân đối trọng lượng hàng trên tàu, giúp tàu không
bị nghiêng ngã và dễ vận hành
- Giúp ban quản lý cảng vụ lên kế hoạch chất xếp theo đúng sơ đồ, không bịxáo trộn hoặc nhầm lẫn Giúp rút ngắn thời gian đóng hàng
• Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet)
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tầu trên đó ghi số lượng hànghoá đã được giao nhận tại cầu Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lêntầu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép
Công việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày…
Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tầu Do
đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá mộtbản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này
1.3.4 Chứng từ khác
• Biên bản giám định chất lượng (Survey report of quality)
Đây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hóa tại nước người nhậpkhẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp Biên bản này đượclập theo quy định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất
• Biên bản giám định số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) Đây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡkhỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu Thông thường biên bản giám định số lượng/trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định
Trang 25• Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực
tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việcbồi thường tổn thất
Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoảmãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặckhi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại)
1.4 Vai trò của quản trị quy trình giao hàng giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại DN
Giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch giao hàng một cách khoa học,đúng với yêu cầu của khách hàng, phân chia công việc một cách hợp lý theo từngmốc thời gian đã định
Tổ chức thực hiện giao hàng xuất khẩu cho khách hàng bằng cách thực hiệnđúng theo kế hoạch đã đặt ra giúp hạn chế những sai sót và thiếu sót có thể xảy ra.Chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xác định những việc phải làm, phânchia công việc cho từng người, từng bộ phận, quan hệ phân công phối hợp và tráchnhiệm giữa các bộ phận và xác lập hệ thống quyền hành trong tổ chức
Vai trò điều khiển: thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp conngười, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung đột trong tập thể nhằmgiúp cho hoạt động giao hàng xuất khẩu được thực hiện một cách hiệu quả nhất
Vai trò kiểm soát: để đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch đã đặt ra cần theodõi hoạt động của tổ chức bao gồm việc theo dõi toàn bộ hoạt động cuả các thành viên, bộphận và cả tổ chức Việc thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quảthực hiện thực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch,nhằm tăng tính chính xác và hiệu quả của hoạt động giao hàng xuất khẩu
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường biển
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài
• Môi trường kinh tế
Như chúng ta đã biết, một trong số những yếu tố có tác động mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp chính là yếu tố môi trường
Trang 26kinh tế Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giaonhận hàng hóa Điều này xuất phát từ môi trường kinh tế quốc tế, sự biến động củanền kinh tế thế giới nói chung sẽ ảnh hưởng tới nến kinh tế Việt Nam về các vấn đềnhư: sự ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng và chênh lệch tỷ giá và kéo theo đó làảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước Và quan trọng hơn, nó
có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu và nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận
• Môi trường chính trị - pháp luật
Vốn được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị ổnđịnh nhất trên thế giới, Việt Nam đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh kháthuận lợi cho các doanh nghiệp giao nhận trong nước cũng như quốc tế có điều kiệnphát triển tốt và không ngừng tăng trưởng Ngoài ra, những biến động phức tạptrong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra cơ hội và rủi ro đối với doanhnghiệp Về chính trị, trong những năm gần đây tình hình bất ổn chính trị đang cónguy cơ gia tăng trên phạm vi thế giới Trong đó mối quan hệ giữa Việt Nam và cácnước trên thế giới được cho là có ảnh hưởng khá lớn tới các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu cũng như doanh nghiệp giao nhận
Về luật pháp thì hệ thống luật pháp Việt Nam đã dần được hoàn thiện và cónhững đổi mới sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại Tuy nhiên vẫn cònmột số những hạn chế gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh Hoạt độnggiao hàng xuất khẩu chịu tác động của luật Thương mại Việt Nam, luật hàng hảiViệt Nam, các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng mua bán hànghóa, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vậntải…Vì vậy để tránh xảy ra sai sót khi thực hiện quy trình giao hàng xuất khẩu, cácdoanh nghiệp phải chú ý liên tục cập nhật những công văn, văn bản chính sách mớicủa các bộ ngành có liên quan
Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích của khách hàngcũng là tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời khách hàng cũng là một trongnhững lực lượng chi phối mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đối với hoạt động giao hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấpdịch vụ thì sự hài lòng của khách hàng sẽ là chỉ tiêu quan trọng giúp cho doanh nghiệp
Trang 27duy trì hoạt động Các đánh giá và phản hồi của khách hàng luôn hữu ích đối với doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
• Đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp logistics và giao nhậngia tăng nhanh chóng khiến cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tảicũng càng trở lên khốc liệt hơn Không chỉ là cạnh tranh trong nước mà các doanhnghiêp nước ngoài cũng không ngừng tăng cường và mở rộng cty của mình tại ViệtNam Với kinh nghiệm tổ chức và quản lý tốt, cộng với nguồn vốn lớn đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp nước ngoài phát triển tốt tại thị trường Việt Nam
Trong khi các doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn nhỏ đặt ra áp lực về sốlượng cũng như cách thức kinh doanh Chính điều này gây áp lực không hề nhỏ chocác doanh nghiệp giao nhận Việt Nam nếu không tư duy và phát triển thì chắc chắn
sẽ bị thụt lùi trong cuộc đua phát triển thương hiệu Vì vậy hoàn thiện và nâng caochất lượng của quy trình thực hiện trong hoạt động giao hàng xuất khẩu là một giảipháp quan trọng khi đứng trước thách thức này
1.5.2 Các yếu tố bên trong
sẽ thành công Con người luôn là yếu tố cốt lõi và cần được không ngừng trau dồi vàbỗi dưỡng cả về kiến thức và kỹ năng làm việc
• Cơ sở vật chất
Quy mô và chất lượng của hoạt động giao hàng xuất khẩu có tốt hay không mộtphần lớn cũng được quyết định bởi yếu tốt cơ sở vật chất của doanh nghiệp Đặc biệt làđối với các doanh nghiệp giao nhận thì hệ thống kho bãi, máy móc và phương
Trang 28tiện vận tải chính là cơ sở để doanh nghiệp đó phát triển dịch vụ của mình Vì vậycác doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cần phải đầu tư các phương tiện hệthống kho bãi, xây dựng trang thiết bị, ứng dụng hệ thống thông tin nhằm mở rộngquy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu của mọikhách hàng.
• Nguồn tài chính
Để duy trì hoạt động kinh doanh thì yếu tố nhất nhất vẫn là nguồn vốn.Nguồn vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp không những duy trì mà còn mở rộng hoạtđộng kinh doanh của mình Một doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định sẽ trởthành sự lựa chọn của nhiều khách hàng hơn, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, có thểchủ động hơn trong nghiệp vụ thanh toán, đáp ứng được nhu cầu mở rộng và pháttriển quy mô hoạt động khi cần đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạtđộng giao hàng xuất khẩu
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Công ty TNHH Schenker ngay từ khi mới thành lập đã từng bước củng cố vàđịnh hướng lại cơ cấu hoạt động dịch vụ, đồng thời cải thiện tình hình đổi mới củađất nước
Chính sự nhạy bén đó đã giups đỡ công ty đứng vũng trong thời kỳ quá độcủa nền kinh tế Việt Nam, tập trung phát triển kinh doanh
Nói tóm gọn lại, tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và công ty chỉmới thành lập trong thời gian ngắn nhưng doanh thu của công ty phát triển theo hươngkhả quan, điều đó nói lên tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của công ty
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY SCHENKER VIỆT NAM
TẠI HÀ NỘI2.1 Tổng quan về chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội
2.1.1 Khái quát về chi nhánh công ty TNHH Schenker Việt Nam tại Hà Nội
DB Schenker là nhà cung cấp dịch vụ logistics, hỗ trợ ngành công nghiệp vàthương mại trong việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia thông qua vận tải đường bộ,vận tải đường biển và đường hàng không, hậu cần hợp đồng và quản lý chuỗi cungứng Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển các giải pháp riêng cho các ngành thiết bịđiện tử, bán dẫn, thời trang, hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và các ngành côngnghiệp chăm sóc sức khỏe DB Schenker là một trong những công ty vận tải đã và đang
có vị thế vững chắc trong ngành, minh chứng là doanh nghiệp này có mặt tại hơn 130quốc gia trên toàn thế giới, có hơn 2.000 văn phòng chi nhánh, 96.000 nhân viên
Có mặt tại Việt Nam từ 1991, DB Schenker đã xây dựng là một trong nhữngthương hiệu nhà cung cấp logistics được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam Năm
2007, Chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội chính thức được đăng ký
Kể từ đó, công ty đã phát triển lên 14 địa điểm trên toàn quốc và hiện đang tuyểndụng hơn 850 người
Tính đến 2015 DB Schenker đã có mặt tại khắp 10 tỉnh thành trên cả nước vớithêm nhiều chi nhánh mới Trong giai đoạn này doanh nghiệp tập trung phát triển vàxây dựng thương hiệu Định hướng tương lai của DB Schenker sẽ tiếp tục phát triểnmạnh mẽ hơn nữa để tạo sự thuận tiện trong việc giao thương, vận chuyển, dự trữ và hỗtrợ các công ty khác trong lĩnh vực hoạch định kế hoạch, định hướng sự phát triển
• Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Với những dịch vụ mà công ty cung cấp ngày càng đa dạng, đòi hỏi phải cómột lượng nhân lực cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu đa dạng đó của kháchhàng Nhân sự của chi nhánh được liên kết chặt chẽ, mỗi người được phân bổ mộtnhiệm vụ rõ ràng, cụ thể Tất cả phối kết hợp vào một quy trình chung của từngphòng ban Hoạt động của từng thành viên trong công ty đều dưới sự chỉ đạo sát saocủa trưởng phòng và giám đốc chi nhánh tạo nên một tổ chức hoạt động hiệu quả
Trang 30Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh
*Giám đốc chi nhánh là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh như:
Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Quyết định các hoạt động marketing, quảng bá
Ban hành các quy chế quản lý nội bộ
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý
Quản lý tài chính, nhân sự và báo cáo về văn phòng chính
*Phòng Air Import (AI): quản lý, kiểm soát và xử lý tất cả các đơn hàng củacông ty từ các nơi trên thế giới về sân bay Nội Bài và giao tận tay cho khách hàng.Tất cả các đơn hàng được vận chuyển bằng đường hàng không về Nội Bài đều dophòng AI chịu trách nhiệm xử lý
*Phòng Air Export (AE): tương tự như AI, cũng xử lý tất cả các đơn đường hàngkhông, tuy nhiên là các lô hàng xuất khẩu từ đầu Việt Nam đi các nước trên thế giới
*Phòng Sea Import: Quản lý và kiểm soát các lô hàng nhập về theo đường biển
*Phòng Sea Export: Quản lý và kiểm soát các lô hàng xuất khẩu theo đường biển
*Phòng SLV viết đầy đủ là Schenker Logistics Vietnam, chịu trách nhiệm tất
cả công việc về vận tải và hải quan của chi nhánh miền Bắc
*Phòng Fair & Event: Tổ chức sự kiện của công ty và xử lý các đơn hàng cá nhân
Trang 31Ngoài ra, công ty còn có các bộ phận khác như: kế toán, nhân sự, IT, sale,marketing,… mỗi phòng ban đều có những chức năng và nhiện vụ riêng đều vì sựphát triển chung của toàn công ty.
• Nhân lực của chi nhánh
Văn phòng chi nhánh Hà Nội hiện đang sử hữu 90 nhân lực để đáp ứng các dịch
vụ vận chuyển và hậu cần cho khách hàng ở miền Bắc Nhân sự tại công ty có trình độ
từ Cao đẳng trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao và sự linh hoạt để đáp ứng mọi nhucầu của khách hàng Bên cạnh đó, chi nhánh liên tục tổ chức các khóa học, hướng dẫn
và đào tạo cho nhân viên kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức lớphọc Tiếng Anh miễn phí cho tất cả các nhân viên có nhu cầu tham gia
2.1.2 Các dịch vụ tại chi nhánh Công ty Schenker Việt Nam tại Hà Nội
Các dịch vụ kinh doanh của công ty bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn hải quan và khai thuê thủ tục hải quan
- Cung cấp chuỗi giải pháp hậu mãi
- Dịch vụ chuỗi cung ứng
- Dịch vụ hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu
- Dịch vụ lưu kho và phân phối hàng hóa
- Dịch vụ vận chuyển hàng rời bằng đường biển
- Dịch vụ vận tải đường biển
- Dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Hợp đồng Logisics
- Vận chuyển hàng nguyên cotainer
- Vận tải đa phương thức
* Dịch vụ tư vấn hải quan và khai thuê hải quan:
Xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng và trở thành hoạt động không thểthiếu trong sự phát triển của nền kinh tế Thủ tục khai báo Hải quan là một trongnhững khâu rất quan trọng trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa của bất cứdoanh nghiệp nào, không chỉ về mặt chi phí mà còn ảnh hưởng lớn đến kế hoạchsản xuất kinh doanh cũng như tiến độ xuất nhập hàng
Để đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất các yêu cầu trên của khách hàng, dịch
vụ thủ tục khai thuê Hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty ngày càng nâng
Trang 32cao và hoàn thiện với tiêu chi cung cấp cho khách hàng giải pháp “ tối thiểu chi phí
và tối đa hiệu quả”
Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuấtnhập khẩu, Schenker cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao nhận và thủ tục hảiquan một cách nhanh chóng nhất nhờ khả năng giải quyết vấn đề phát sinh và amhiểu về pháp luật và thuế
*Các dịch vụ thủ tục khai báo hải quan xuất nhập khẩu của công ty bao gồmtất cả các loại hình:
- Loại hình xuất nhập khẩu kinh doanh
- Loại hình xuất nhập khẩu gia công
- Loại hình xuất nhập nhập khẩu sản xuất xuất khẩu
- Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
- Loại hình tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
- Loại hình quá cảnh
- Loại hình xuất nhập khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu: + Hàng nhập xuất kho ngoại quan,
+ Hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu,
+ Hàng nhập xuất kinh doanh, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập,
+ Hàng mẫu, chuyển phát nhanh, hàng phi mậu dịch, hàng giá trị cao v.v… +Dịch vụ thủ tục hải quan cho mọi loại hình xuất nhập khẩu: chứng từ, giấychứng nhận như kiểm dịch thực vật, động vật, địa chất, kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, làm C/O
+ Tư vấn chính sách pháp luật cho các loại hàng hóa, mã HS và tính thuế.+ Tư vấn Thủ tục hải quan theo từng loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu tại chỗ )
+ Tư vấn chính sách mặt hàng, áp mã số HS, tính thuế hải quan, xác định trị giá hải quan, kiểm hoá hải quan, tham vấn giá, kiểm tra sau thông quan
+ Tư vấn các hình thức thanh toán quốc tế: L/C, TT
+ Tư vấn thủ tục nộp thuế, thủ tục hoàn thuế, thủ tục miễn thuế, thủ tụckhông thu thuế, thủ tục điều chỉnh thuế do nộp nhầm, nộp 2 lần tại hải quan cửa khẩucảng biển, hải quan cửa khẩu sân bay, hải quan khu công nghiệp - khu chế xuất,chi cụchải quan cửa khẩu biên giới đường bộ
Trang 33+ Tư vấn thủ tục nhập máy móc thiết bị, công cụ tạo tài sản cố định, thủ tụcxin giấy phép, danh mục hàng hoá miễn thuế, thủ tục xin xác nhận dây truyền đồng bộ,xin C/O các Form A, B, D, AK, AZ
+ Thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm
Tư vấn Thủ tục tái xuất (xuất trả) hàng hoá không đúng chất lượng, chủng
loại, quy cách, vi phạm hợp đồng trong cả 02 trường hợp đã khai báo hải quan và chưa khai báo hải quan
+ Tư vấn thủ tục / quy trình khai hải quan điện tử, đăng ký account khai hải quan điện tử
+ Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký tài khoản VNACCS và khai báo hải quan hệthống VNACCS/VCIS
+ Tư vấn thủ tục bảo lãnh ngân hàng để được hưởng chế độ ân hạn thuế
Schenker có kinh nghiệm làm việc lâu năm, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời
các chế độ chính sách, áp dụng linh hoạt trong công việc để luôn luôn hoàn thànhtốt mọi công việc của mình, làm cho khách hàng của công ty nhận thức được rằng:Làm việc với Schenker sẽ rất chuyên nghiệp, luôn luôn an tâm và rất tin tưởng
*Các công việc cụ thể của dịch vụ hải quan:
+ Lập bộ hồ sơ thủ tục khai hải quan hoàn chỉnh
+ Tiến hành đăng ký Hải Quan và áp mã số thuế Hải Quan
+ Thu xếp để kiểm hóa hàng hoặc đăng ký kiểm hóa ngoài giờ
+ Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của Hải Quan như : Thuế , Kiểm tra chấtlượng sản phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, huntrùng…
+ Tiến hành đưa hàng về kho của khách hàng đối với hàng nhập hoặc thanh
lý Hải Quan đối với hàng xuất
* Dịch vụ vận tải đường biển:
- Full cont loads with integrated transport (vận chuyển tích hợp cont full) Schenker cung cấp cho bạn một giải pháp phù hợp cho các chuyến hàng vậnchuyển hàng hóa bằng cont
Bất kể bạn có yêu cầu một đối tác tin cậy cho một phân đoạn cụ thể củachuỗi cung ứng hay một đối tác duy nhất để quản lý các dịch vụ khách hàng đaphương thức, DB Schenker sẽ cung cấp các giải pháp phù hợp với các lợi ích:
Trang 34+ Lợi ích của bạn trong nháy mắt
+ Giá cả cạnh tranh
+ Tiêu chuẩn chất lượng cao
+ Không gian có sẵn trong mùa cao điểm
+ Độ tin cậy lịch biểu nổi bật
+ Giải pháp bền vững
- Big ideas sometimes come in small packages (vận tải hàng lẻ):
Với SCHENKERcombine, nhiều lô hàng được hợp nhất trong một cont bằngcách sử dụng mạng LCL hiện đại nhất của công ty giúp:
+ Hợp lý hoá quá trình
+ Cải thiện khả năng sẵn có của sản phẩm
+ Cải thiện quản lý nội bộ
+ Thanh toán dựa trên kích thước thực tế của lô hàng của bạn
+ Giảm lượng hàng tồn kho
* Dịch vụ vận tải đường hàng không: - SCHENKERjetcargo first:
Đây là dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty cho các lô hàng không thể chờ đợi.Khi cửa sổ thời gian chính xác của khách hàng phải được thỏa mãn hoàn toàn Khicác lô hàng kinh doanh quan trọng của khách hàng phải được giữ trong
- SCHENKER jetcargo economy:
Dịch vụ kinh tế này lý tưởng cho các chuyến hàng không khẩn cấp.Khi khách hàng muốn cân bằng chi phí-hiệu quả trong khi vẫn duy trì thời gian vận chuyển
- CHENKER jetcargo special:
Công ty cung cấp sản phẩm tùy chỉnh này được thiết kế phù hợp, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng như:
28
Trang 35+ Khi khách hàng có các yêu cầu về chế độ lô hàng phi tiêu chuẩn: chuyến bay chở hàng, chuyển phát nhanh trên tàu.
+ Khi khách hàng có các loại cước vận chuyển đặc biệt: hàng nguy hiểm, hàng dễ hư hỏng và các mặt hàng không chuẩn khác để vận chuyển
- SCHENKERskybridge:
Hệ thống vận tải đa phương thức - kết hợp ưu điểm của vận tải hàng không
và đường biển Công ty kết hợp các lợi ích của không khí và vận tải biển để cungcấp cho khách hàng một giải pháp kinh tế Khách hàng cho công ty biết điểm xuấtphát và điểm đến, Schenker sẽ tìm ra tuyến đường tốt nhất cho yêu cầu về ngân sách
và thời gian mong muốn của khách hàng:
+ Khi khách hàng muốn giữ đúng thời hạn của mình đồng thời giảm chi phí vận chuyển
+ Khi khách hàng muốn có một liên kết kinh tế với thị trường toàn cầu
* Dịch vụ vận tải đường bộ:
Vận tải đường bộ là phần không thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng dịch
vụ giao nhận kho vận khác Schenker cung ứng các dịch vụ vận tải theo lịch trình,hàng gom và thuê nguyên chuyến
Dịch vụ vận tải đường bộ bao gồm:
- Bốc xếp và sắp đặt hàng
- Giao nhận vận tải hàng trọn gói
- Vận chuyển hàng quá cảnh
- Vận chuyển hàng tạm nhập-tái xuất và tạm xuất-tái nhập
- Lưu kho và phân phối hàng hoá
* Các dịch vụ đặc biệt:
Trên các dịch vụ cốt lõi của công ty, công ty cung cấp các giải pháp tùy biến
và chuyên dụng cho các yêu cầu phức tạp của khách hàng Được hưởng lợi từ mạnglưới rộng khắp toàn cầu của các chuyên gia, bí quyết địa phương, các cơ sở và cácgiải pháp CNTT
Công ty có các giải pháp chuyên biệt sau cho khách hàng:
- Các dự án toàn cầu: Dự án Schenker ở Việt Nam là một phần của mạng lướicác chuyên gia và chuyên gia toàn cầu phục vụ cho các yêu cầu hậu cần phức tạp củakhách hàng
Trang 36- Hội chợ & Triển lãm: Các giải pháp hậu cần thương mại và hội chợ từ một
nguồn duy nhất
- Dịch vụ di chuyển: Dịch vụ bao gồm toàn bộ trên toàn thế giới cho việc di
dời hộ gia đình và doanh nghiệp
- Bao bì công nghiệp: Chúng tôi cung cấp các dịch vụ bao bì công nghiệp
đẳng cấp thế giới, phù hợp với yêu cầu của khách hàng
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Hà Nội
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh
Quá trình hoạt động của DB Schenker chi nhánh Hà Nội là một quá trình phát
triển liên tục, với nhiều thành tựu nổi bật, cũng như khó khăn và biến động nhất định
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ
2017-2020:
Bảng 2.1 Doanh thu của Công ty TNHH DB Schenker Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nội -Giai đoạn 2017 – 2020
Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu của chi nhánh DB Schenker tại Hà Nội giai đoạn
2017-2020
Trang 37Theo số liệu từ bảng tổng hợp và biểu đồ, ta có thể thấy tổng doanh thu của chinhánh có sự tăng lên qua các năm trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, tuy nhiên mức độtăng không đồng đều và còn bị giảm Năm 2018 doanh thu của chi nhánh ước đạt48.649,61 (triệu đồng) tăng 2.233,43 (triệu đồng) so với năm 2017 đạt mức tăng trưởng
là 104,6% Đây là giai đoạn chi nhánh có mức tăng trưởng mạnh nhất trong 4 năm.Nhìn chung, doanh thu của công ty đều gia tăng nhưng giai đoạn năm 2019 – 2020 doảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh thu của doanh nghiệp nói riêng có nhiềuchuyển biến tiêu cực Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạtđộng của công ty Các đối thủ cạnh tranh chính là một trong những nguyên nhân chínhdẫn tới sự sụt giảm trong mức tăng trưởng khi khách hàng càng có nhiều lựa chọn dịch
vụ hơn từ các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải
Có thể thấy rằng, ngành Logistics tại Việt Nam đã và đang ngày càng pháttriển mạnh mẽ, một lực lượng lớn các công ty doanh nghiệp được thành lập và gianhập vào ngành Điều này đang tạo nên mức độ cạnh tranh khốc liệt của các công tyLogistics tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Nhận thấy được điềunày, chi nhánh Schenker Hà Nội đang không ngừng lỗ lực để cải thiện và nâng caodịch vụ cho khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa cũng như hạn chế những phàn nàn cóthể có từ khách hàng
Để tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động kinh doanh của DB Schenker chi nhánh HàNội, dưới đây là bảng chi tiết hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2017 dếnnăm 2020:
Trang 38Bảng 2.2: Doanh thu theo các loại hình của Công ty TNHH DB Schenker Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: Triệu đồng
Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị TỷSTT (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng
hải quan
Giao nhận
2 đường 23458,93 48,2 26728,48 52,53 16016.9 35,65 12109,18 40,31biển
Giao nhận
3 đường 15509,39 31,8 14529,58 28,55 19509,39 43,42 8943,13 29,78hàng
không
4 Dịch vụ 2807,59 5,88 2542,67 5,28 4107,59 9,15 4024,03 13,4kho bãi
Tổng 48649.61 100,0 50.883,04 100,0 44.925,12 100,00 30.034,56 100,00
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2017 đến 2020 Dựa vào số liệu thống kê từ bảng
trên, ta có thể thấy mức độ phát triển của chi nhánh luôn ở mức ổn định và gia tăng
theo các năm trong giai đoạn từ 2017 đến 2018
Cụ thể:
- Hoạt động tư vấn thực hiện thủ tục và khai thuê hải quan tăng từ 6873,7 triệu đồngnăm 2017 lên 6938,31 triệu đồng năm 2018, tăng 100,9% (64,61 triệu đồng), mức tăng tương đốikhông đáng kể giữa hai năm Trong khi, giai đoạn 2019-2020 ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tìnhhình chính trị khá bất ổn trong thời gian khá dài, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hoá trong nước bịchững lại nhưng đến nay, tình hình chính trị đã ổn định Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT hải quan đãgóp phần tạothuận lợi cho thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thiểu giấy tờ, giảm thời gian