Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp, nên trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yênbái, em đã đi sâu nghiên cứu
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 TỈNH YÊN BÁI.
Trang 2VCSHCBCNVTSCĐSXKDBCĐKTKQHĐKDVLĐGTGTTNDN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn của doanh nghiệp 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 4
1.1.3 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 5
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn 8
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 9
1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .10
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 14
1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY SỰNG SỐ 2 TỈNH YÊN BÁI 26
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng Số 2 Tỉnh Yên Bái 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xây dựng Số 2 Tỉnh Yên Bái 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý đơn vị, tổ chức sản xuất 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 29
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Tỉnh Yên Bái 32
Trang 42.2.1 Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn của công ty qua
BCĐKT .32
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu .37
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Tỉnh Yên Bái 44
2.3.1 Kết quả 44
2.3.2 Hạn chế 44
2.3.3 Nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 YÊN BÁI 47
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Tỉnh Yên Bái 47 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yên Bái 47
3.2.1 Mở rộng thị trường, địa bàn sản xuất, ngành nghề kinh doanh .47
3.2.2 Đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị .48
3.2.3 Nâng cao năng lực huy động vốn 48
3.2.4 Tuyển dụng và đào tạo lao động .48
3.2.5 Xây dựng cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý .49
3.2.6 Chú ý đến vấn đề giảm thiểu chi phí quản lí 49
3.3 Một số kiến nghị 50
3.4.1 Đối với Công ty .50
3.4.2 Kiến nghị với Nhà nước .50
KẾT LUẬN 52
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhà nước ta đang từng bước thực hiện tiến trình hộinhập kinh tế khu vực và thế giới, mở ra cho Việt Nam một thị trường mới nhằm nângcao vị thế của mình trên trường quốc tế
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá là xu hướng tổng quát bao trùm lên toàn
bộ đời sống quốc gia và quốc tế, nó mang lại những thời cơ và thách thức cho cácdoanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước - thành phần nòng cốttrong nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo định hướng cho các thành phần kinh tế kháccùng phát triển
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là donhà nước cấp Và có thể nói vốn là một tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hìnhthành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những yếu tố quyếtđịnh dẫn đến sự thành bại của doanh nghiệp Chính vì vậy mà một vấn đề đặt ra chocác doanh nghiệp chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng là phải khai thác tối đa và
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tránh làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn làm chonền kinh tế đất nước chậm phát triển, ảnh hưởng tới nhiều mặt chính trị, xã hội của đấtnước Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp, nên trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yênbái, em đã đi sâu nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công
ty và đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phầnxây dựng số 2 tỉnh Yên bái” làm khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hết sức song do trình độ của em còn nhiều hạn chế nên bàikhoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cácthầy cô trong khoa Tài Chính - Đầu tư đặc biệt là cô giáo hướng dẫn – TS Vũ ThịNhài để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo của cô giáo– TS Vũ Thị Nhài cùng cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần xây dựng số 2tỉnh Yên Bái đã giúp em hoàn thành tốt bài khoá luận Với những kiến thức đã đượchọc, sau đây em xin trình bày một số ý kiến nhằm “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty Cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yên Bái” Em xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn của doanh nghiệp
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về vốn, để hiểu rõ hơn ta nghiên cứu cácquan điểm về vốn kinh doanh:
Theo học thuyết kinh tế cổ điển cho rằng vốn là một trong các yếu tố để sản xuấtkinh doanh như tiền, lao động, đất đai, … vốn là các sản phẩm của sản xuất để phục vụcho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…Theo quan điểm trênvốn chỉ được xem xét dưới góc độ hiện vật là chủ yếu mà chưa nói lên được vai tròcũng như đặc điểm vận động của vốn trong kinh doanh
Theo Mac dưới góc độ các yếu tố sản xuất thì vốn (tư bản) là đem lại giá trị thặng
dư, là đầu vào của quá trình sản xuất
Theo các nhà kinh tế hiện nay cho rằng vốn là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt, tiềnmuốn được coi là vốn phải đồng thời thoả mãn điều kiện:
- Tiền phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh
- Khi đủ về lượng, tiền phải vận động nhằm mục đích sinh lời
Có thể thấy vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏicác nhà doanh nghiệp phải tiến hành quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý và cóhiệu quả nhất giúp doanh nghiệp duy trì mở rộng và phát triển
Đặc trưng cơ bản của vốn
- Vốn là đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, thương hiệu, nhà cửa, máy móc thiết bị…
2
Trang 7- Vốn luôn vận động nhằm sinh lời
- Vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng củagiá cả, lạm phát, sức mua của đồng tiền ở các thời kỳ cũng khác nhau Vì vậy yếu tốthời gian là vô cùng quan trọng đối với vốn
- Vốn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định Mỗi một đồng vốn đều có chủ sở hữunhất định, nghĩa là ở đâu có vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu lãng phí, thất thoátvốn
- Vốn được tích tụ thành một lượng nhất định để đáp ứng cho việc sản xuất kinhdoanh Các nhà doanh nghiệp không chỉ khai thác mọi tiềm năng của vốn mà cònphải cân nhắc, tính toán tìm cách huy động đủ kịp thời các nguồn vốn đảm bảo đápứng đủ cho nhu cầu kinh doanh
- Vốn là một hàng hoá đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là mộthàng hoá Nó giống như các loại hàng hoá khác là có chủ sở hữu đích thực, song nó
có đặc điểm là người sở hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời giannhất định Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, còn những người cónhu cầu về vốn có thể đến thị trường vốn vay Khá với các loại hàng hoá khác, saukhi bán đi thì quyền sử dụng và quyền sở hữu đều được chuyển sang cho người muacòn đối với vốn chỉ có quyền sử dụng được chuyển cho người mua (người vay vốn).Chi phí của việc sử dụng vốn chính là lãi suất Nhờ có sự tách biệt quyền sử dụng
và quyền sở hữu nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lời vàquá trình giao dịch vay mượn này được tuân theo quy luật cung cầu thị trường
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình mà còn thể hiện bằng giátrị của những tài sản vô hình Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là vị trí địa
lý, nhãn hiệu thương mại, công nghệ, bằng sáng chế…cùng với sự phát triển của thịtrường thì tài sản vô hình cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tăng khảnăng sinh lời của doanh nghiệp
Vì vậy ta có thể rút ra khái niệm tổng quát về vốn như sau: Vốn kinh doanh của
doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạnđược đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
3
Trang 81.1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnđược đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời Vốn được biểuhiện là các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ một quy mô nào cũng cần có mộtlượng vốn nhất định để thành lập doanh nghiệp Vì vậy:
1.1.2.1 Vốn là điều kiện đầu tiên để thành lập một doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, khi muốn thành lập thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cần có mộtlượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quyđịnh đối với từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, nếu vốn của doanh nghiệp không đạt đượcnhững điều kiện mà pháp luật quy định doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản, giảithể hoặc sát nhập… Vì vậy vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhấtđảm bảo sự tồn tại và tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
1.1.2.2 Vốn là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Về mặt kinh tế, sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng chi phí đểmua sắm nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ, trả lương … Vốn là một trongnhững yếu tố đảm bảo cho việc chi trả những chi phí đó Khi nguồn vốn tạm thờikhông đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp dễ lầmvào tình trạng đình trệ do sự thiếu hụt về ngân quỹ Nếu tình trạng này kéo dài hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn dẫn đến mất uy tín với kháh hàng,tài chính gặp nhiều khó khăn và sẽ đi đến phá sản, giải thể, sát nhập…
1.1.2.3 Vốn là cơ sở cho việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh
Vốn không chỉ là yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mà còn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn củadoanh nghiệp phải được sinh lời nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
4
Trang 9nghiệp phải có lãi, đảm bảo đồng vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển Đó là cơ
sở để bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, thâm nhập thịtrường mở rộng thị trường, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong nền kinh tế thịtrường hiện nay Để làm được điều đó doanh nghiệp không ngừng đầu tư công nghệthiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, phong phú vềmẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng…
Vốn cũng là cơ sở giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cườngcác mạng lưới phân phối bằng các chính sách marketing hiệu quả nhất phù hợp vớiquy mô của từng doanh nghiệp như quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi, giảm gía, tiếpthị…
1.1.2.4 Vốn kinh doanh có vai trò quyết định
Vì vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chấtkhông thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trongphạm vi một doanh nghiệp có thể thấy rằng, điểm xuất phát để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh là có một số vốn đầu tư ban đầu nhất định Vốn kinh doanh là điềukiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào
cả, vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tính toán
1.1.3 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì nó cóliên quan trực tiếp đến chi phí (khấu hao vốn dài hạn, tốc độ luân chuyển vốn ngắnhạn) Các vấn đề quan trọng của cơ cấu vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như:
cơ cấu giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn dài hạn đầu tư trực tiếp tham gia sản xuất như máy móc, phương tiện vậntải…và vốn dài hạn không trực tiếp tham gia sản xuất như kho tàng, văn phòng…Cơcấu giữa các công đoạn trong dây truyền sản xuất (tỷ lệ máy móc) Chỉ khi giải quyếttốt các vấn đề mới tạo sự cân đối của nguồn vốn kinh doanh từ đó mới phát huy hếthiệu quả của nguồn vốn
- Phân loại vốn kinh doanh.
5
Trang 10Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp đối với tài sản đangquản lý và sử dụng ở Doanh nghiệp Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả thìDoanh nghiệp cần phải phân loại vốn Tuỳ theo loại hình Doanh nghiệp và đặc điểm cụthể mà mỗi Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho mỗi Doanhnghiệp của mình.
Việc nghiên cứu các phương pháp phân loại vốn cho thấy mỗi phương pháp cónhững ưu nhược điểm khác nhau, từ đó các Doanh nghiệp có thể tìm được các giảipháp khác nhau để huy động, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại vốn như theo nguồn hình thành, theophương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn…Tuỳ theo mỗi tiêuthức phân loại mà vốn của Doanh nghiệp có các loại khác nhau
1.1.3.1 Phân loại theo nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm các bộ
phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận chưa phân phối, vốn do phát hành cổ phiếumới…Vốn chủ sở hữu phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanhnghiệp (thành viên trong công ty liên doanh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ sở hữu là nhà nước nều là doanhnghiệp nhà nước) Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vìvậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ Vốn chủ sở hữu được phản ánh trongbảng cân đối kế toán bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanhnghiệp và các quỹ của doanh nghiệp như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư và pháttriển, quỹ dự phòng tài chính và các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch
tỷ giá hối đoái…
Xét về mặt kinh tế: số liệu phần nguồn vốn thể hiệ quy mô, kết cấu các nguồn vốn
đã được doanh nghiệp đầu tư huy động vào sản xuất kinh doanh
Xét về mặt pháp lý số liệu của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệmpháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượngcấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức tín dụng…)
6
Trang 11- Nguồn kinh phí và quỹ khác: phản ánh tổng số kinh phí được lập để chi tiêu chocác hoạt động ngoài kinh doanh như kinh phí sự nghiệp, các khoản chi phí quản lý docác đơn vị cấp dưới nộp, nguồn kinh phí dự phòng tài trợ mất việc làm….
Nợ phải trả: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp có trách
nhiệm phải trả tại thời điểm báo cáo Nói cách khác, đây là các khoản vay của doanhnghiệp được hình thành từ tiền vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các tổ chứckinh tế khác thông qua việc phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanhtoán Nợ phải trả bao gồm:
- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp còn phải trả, có thời gian sử dụng dướimột năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo Nợ ngắn hạn gồmcác khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, trả lương cho người lao động, phảitrả nội bộ, thuế phải nộp nhà nước, người mua trả tiền trước…
- Nợ dài hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp còn phải trả trong thời gian từ một nămtrở lên hoặc trả sau một chu kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay, nợ vàmục đích cho vay, nợ Nợ dài hạn gồm các khoản phải trả dài hạn người bán, vay và nợdài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, phải trả dài hạn nội bộ, phải trả dài hạn khác,
dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn…
1.1.3.2 Phân loại theo thời gian sử dụng
Nguồn vốn dài hạn: có tính chất ổn định và dài hạn nên thường đượ dùng để mua
sắm tài sản cố định và một số bộ phận tài sản lưu động thường xuyên phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh Nguồn vốn dài hạn gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu
- Vốn vay dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn: dùng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh bình
thường trong sản xuất kinh doanh hàng ngày Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm vốn vay từcác tổ chức ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế khác
1.1.3.3 Phân loại theo tài sản
Vốn ngắn hạn: là số vốn ứng trước về tài sản ngắn hạn và tài sản ngắn hạn nhằm
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện một cách thường xuyênliên tục hay vốn ngắn hạn là biểu hiện bằng tiền giá trị các tài sản thuộc quyền sở hữu
7
Trang 12của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển trong vòng một nămhay một chu kỳ sản xuất kinh doanh, tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ,sản phẩm đang chờ kết chuyển
Vốn dài hạn: là số vốn ứng trước về những tư liệu lao động mà đặc điểm của nó là
luân chuyển dần dần từng bộ phận gía trị vào cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn
sử dụng thì vốn dài hạn mới hoàn thành một lần luân chuyển (hoặc hoàn thành mộtvòng tuần hoàn) Vốn dài hạn phản ánh bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu củadoanh nghiệp Tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội Chính vìthế, vốn dài hạn có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội Trongqúa trình luân chuyển, hình thái hiện vật của vốn dài hạn vẫn không thay đổi
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độkhai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mụctiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Hiệu quả
sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động,khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn…Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầuvào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mốiquan hệ tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sửdụng vốn càng cao Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng đểdoanh nghiệp phát triển vững mạnh Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpphải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn lực một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà vốn phải được sử dụng và sinh lời
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ không để vốn bị ứ đọng, không sử dụng vốn sai mục đích, không để vốn bị thất thoát do không quản lý chặt chẽ
8
Trang 13- Doanh nghiệp thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanhchóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm củadoanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng vốn.
- Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn,khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực
để khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh
-Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh Đểđáp ứng nhu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoámẫu mã sản phẩm…doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệpchỉ có hạn chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá
trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uytín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… vì khi hoạtđộng kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sảnxuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập của người lao độngđượ tăng lên Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng tăngcao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan Đồng thời làm tăngcác khoản đóng góp cho nhà nước
Như vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những manglại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến sựphát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm racác biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ:
- Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp Hoạt động trong cơ chế thị trường
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính.Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việc
sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khảnăng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắcphục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh
Trang 14- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.
Để đáp ứng nhu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoámẫu mã sản phẩm…doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ
có hạn chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng
giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uytín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… vì khi hoạtđộng kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất,tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập của người lao động đượtăng lên Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng tăng cao,tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan Đồng thời làm tăng cáckhoản đóng góp cho nhà nước
Như vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những manglại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến sựphát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm racác biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.3.1 Đối với vốn cố đinh.
Đặc điểm của vốn cố định là giá trị của vốn sẽ chuyển dần vào giá trị sản phẩmsau nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành chu trình của mình sau khi tài sản cố địnhkhấu hao hết giá trị (hết thời hạn sử dụng) Do đó ta có thể đưa ra một số nguyên tắc
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như sau:
Lập kế hoạch khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định để lựachọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định trong tương lai Lập kế hoạch khấuhao tài sản cố định là một nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của doanh nghiệp Thông qua trích khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy được nhucầu tăng giảm vốn cố định trong năm khấu hao, thấy được khả năng tài chính để đápứng nhu cầu đó Trong mỗi doanh nghiệp do đặc điểm sản xuất kinh doanh không thểkhấu hao đều mà có giai đoạn phải khấu hao nhiều mà cũng có giai đoạn khấu hao ít.Tài sản cố định mới đưa vào sử dụng năng suất cao do đó phải khấu hao nhiều, đến
Trang 15giai đoạn cuối của tài sản cố định lúc này tài sản cố định cũ, năng suất giảm phải khấuhao ít Vì vậy việc lập kế hoạch khấu hao là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào và đó cũng là cơ sở để Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh.
Quản lý sử dụng vốn cố định: vốn cố định của Doanh nghiệp thường được sửdụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn như mua sắm, lắp đặt, xây dựng…các tài sản cốđịnh hữu hình và tài sản cố định vô hình được sử dụng cho các hoạt động kinh doanhthường xuyên của Doanh nghiệp Do đó việc quản lý, sử dụng vốn cố định một cáchhợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm là rất quan trọng nó sẽ giúp cho Doanhnghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn
Trong các hoạt động đầu tư dài hạn, Công ty cần thực hiện đúng các cơ chế quản
lý đầu tư giúp cho Công ty tránh được việc đầu tư kém hiệu quả, bởi quyết định đầu tưdài hạn là quyết định có tính chiến lược, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động theo dõithường xuyên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và vấn đề quan trọng là nắm bắt nhữngthay đổi về công nghệ hay cải tiến về tài sản cố định mà Doanh nghiệp đang sử dụng.Trong thực tế đã có nhiều Doanh nghiệp vừa đầu tư mua một tài sản cố định mới hiệnđại nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ nên chỉ trong một thời gian ngắntài sản cố định của Doanh nghiệp đã trở lên lạc hậu dẫn đến một tổn thất lớn choDoanh nghiệp trong việc sử dụng vốn
- Trong các hoạt động kinh doanh thường xuyên, Công ty cần thực hiện các biệnpháp bảo toàn và phát triển vốn cố định sau mỗi chu kỳ kinh doanh Thực chất củaviệc này là luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuầnhoàn, Công ty có thể thu hồi hoặc mở rộng vốn mà mình đã bỏ ra ban đầu để mua sắmtài sản cố định theo thời gian hiện tại
- Bảo toàn vốn cố định là phải bảo toàn về mặt hiện vật và mặt giá trị, trong đó
bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị:
+ Bảo toàn tài sản cố định về mặt hiện vật: không chỉ giữ nguyên hình thái vật
chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng là duy trì thườngxuyên năng lực sản xuất ban đầu của tài sản cố định Tức là trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng tài sản cố định phải tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo dưỡng, bảo trì
11
Trang 16tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất hoạt động của tài sản cố định, không để tàisản cố định hư hỏng trước thời gian quy định sử dụng Ngoài ra, khi sử dụng tài sản cốđịnh đã được khấu hao hết mà vẫn còn khả năng sử dụng, Doanh nghiệp có thể sửachữa, thay thế hay tận dụng những bộ phận còn lại để sử dụng cho hoạt động đầu tưmới, giúp Doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư.
+ Bảo toàn tài sản cố định về mặt giá trị: phải duy trì được sức mua của vốn
cố
định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu Điều này do ảnhhưởng về giá trị thời gian của tiền, đồng tiền hôm nay có giá trị hơn đồng tiền trongtương lai Tức là Doanh nghiệp phải duy trì được sức mua của vốn cố định bất kể có sựảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền, cụ thể hơn là không chịu ảnh hưởng của giátrị, sự thay đổi tỷ giá hối đoái hay ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật Do đó cần đánhgiá đúng giá trị của tài sản cố định để lựa chọn phương pháp khấu hao cho hợp lý Đểlàm được điều này Doanh nghiệp cần xác định được sự hiện đại của giá cả tài sản cốđịnh đang sử dụng Khi Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo cho quá trình sảnxuất được liên tục và gây những thiệt hại do ngừng sản xuất, việc thanh toán chậm,hay không có khả năng thanh toán, khó thực hiện các hợp đồng đã kí kết với kháchhàng
1.2.3.2 Đối với vốn lưu động:
Vốn lưu động của doanh nghiệp có đặc điểm là dưới hình thức khác nhau, trongcác giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ tái sản xuất nó đã hoànthành một vòng chu chuyển, tức là chu kỳ chu chuyển của vốn cố định là rất thấp Vìvậy nguyên tắc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là:
- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh: xác định
đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh là việc làm cần được tiếnhành thường xuyên và liên tục, tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế cao Trong điều kiệnDoanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, mọinhu cầu về vốn Doanh nghiệp phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng
và thiết thực cho bản thân mỗi Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp:
+ Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn
Trang 17+ Đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
+ Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ về nhu cầu vốn lưu động cho Doanh nghiệp
Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinhdoanh quá cao sẽ không khuyến khích Doanh nghiệp khai thác khả năng tiềm tàng,không tìm biện pháp cản tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn luân chuyển chậm
và phát sinh các chi phí không cần thiết, tăng giá thành sản phẩm
_ Quản lý vốn lưu động trong kho dự trữ của Doanh nghiệp: vốn lưu động dự trữtrong kho thường tồn tại dưới các dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ, sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm và các thành phẩm chờ tiêu thụ Tuỳ theo các loại hình kinhdoanh khác nhau mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ cũng khác nhau Trong Doanhnghiệp thương mại thì tồn kho chủ yếu là các sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, Doanhnghiệp sản xuất thì bao gồm cả thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, nhiênliệu…mức dự trữ trong kho hợp lý sẽ giúp Doanh nghiệp không bị gián đoạn trọnghoạt động sản xuất kinh doanh, không bị thiếu hàng bán khi tiêu thụ, đồng thời giúpcho việc thực hiện sử dụng vốn tiết kiệm và hợp lý Muốn làm được điều này Doanhnghiệp cần chú trọng đến hoạt động mua sắm và dự trữ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, hay hoạt động thương mại dịch vụ
- Quản lý vốn lưu động bằng tiền mặt: tiền mặt là tiền có khả năng thanh toánnhanh nhất ở nước ta hiện nay Dự trữ tiền mặt trong Doanh nghiệp là để đáp ứng nhucầu giao dịch hàng ngày như: mua sắm hàng hoá, vật liệu…thanh toán các khoản chiphí cần thiết, ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng đối với nhu cầu bất thường,rủi ro bất thường, việc dự trữ mức tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho Doanh nghiệp
có cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao Thông thường khi hợp tác làm ăn vớicác Doanh nghiệp thì đối tác cũng rất quan tâm đến vấn đề tiền mặt của Doanh nghiệp
- Quản lý các khoản phải thu, phải trả: trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyênnhân khác nhau dẫn đến việc thường tồn tại một khoản vốn trong thanh toán, đó làkhoản phải thu, phải trả Nguyên tắc cơ bản là, đối với các khoản phải thu cần có biện pháp nhanh chóng thu hồi lại, đối với các khoản phải trả càng kéo dài thời gian trả nợ
13
Trang 18càng lâu càng tốt Doanh nghiệp muốn có được tín dụng thương mại thì Doanh nghiệpphải chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp khác và hai việc đó sẽ diễn ra đồng thời trongmột giai đoạn sản xuất kinh doanh Vì vậy Doanh nghiệp phải có kế hoạch theo dõicông nợ thường xuyên, đối chiếu công nợ và có chính sách bán chịu với từng kháchhàng, có biện pháp nhanh chóng trong thanh toán để có thể nhanh chóng thu hồi nợ,phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý, đồng thờiphải thường xuyên kiểm tra đối chiếu với khả năng thanh toán để chủ động đáp ứngnhu cầu thanh toán Hơn nữa các chỉ tiêu phải thu, phải trả cũng được các Doanhnghiệp khác chú ý khi họ hợp tác với các Doanh nghiệp.
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tổng vốn được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế:
Vòng quay tổng vốn: Phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao
nhiêu vòng Chỉ tiêu này cũng đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanhnghiệp như thế nào, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đãđầu tư là bao nhiêu
Doanh thu thuầnVòng quay tổng vốn =
Tổng vốn bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA): chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn
kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳtrước hay so với các doanh nghiệp khác chứng tỏ khả năng sinh lời của doanhnghiệp cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại
Lợi nhuận sau thuếROA =
Tổng vốn bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng mà
chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận
=sau thuế vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bình quân
14
Trang 19Ghi chú:
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
hủ sở hữu bình quân =
2Vốn đầu kỳ + Vốn cuối kỳổng vốn bình quân =
2
Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình
quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanhthu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao Muốnlàm được như vậy thì cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêuthụ hàng hoá
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Phản ánh trung bình một vòng quay vốn
lưu động hết bao nhiêu ngày Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì số ngày bìnhquân một vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bỏ ít vốn nhưng lại thu được doanhthu lớn
360
Số ngày một vòng quay vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có
thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳHiệu suất sử dụng vốn cố định =
Số vốn cố định bình quân trong kỳ15
Trang 20Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định
trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thunhập)
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản
cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Nguyên giá tài sản cố định bình quân
- Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.
Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp luôn tồn tại trong tình trạng vốn củaDoanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng, mặt khác Doanh nghiệp cũng đi chiếm dụngvốn từ bên ngoài Việc chiếm dụng này làm nảy sinh công tác thu hồi và thanh toán nợ,không chỉ vậy các khoản phải trả và phải thu này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh
Chính vì lẽ đó, phân tích tình hình thanh toán chính là đánh giá tính hợp lý vềcác khoản chiếm dụng này, tìm ra nguyên nhân gây ra sự đình trệ trong thanh toán, từ
đó giúp cho Doanh nghiệp làm chủ được tình hình thanh toán, đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển lâu dài của Công ty
Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn: Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu phần
trăm vốn thực chất tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được,phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp là nhiều hay ít
Trang 21Các khoản phải thu
Tỷ lệ các khoản phải thu =
Tổng vốn
Để thấy rõ hơn tình hình thu hồi cống nợ ta cần so sánh tổng giá trị các khoản phải thuvới giá trị từng khoản phải thu giữa đầu nă, và cuối năm
Hệ số nợ: Chỉ tiêu tài chính này phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh
nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay
Nợ phải trả
Hệ số nợ ( Hv) =
Tổng nguồn vốn
- Hệ số về khả năng thanh toán.
Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như những nhà đầu tư,người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu…Họ luôn đặt ra câu hỏi: hiện Doanhnghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không ?
Hệ số thanh toán tổng quát (H 1 ): Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tổng
tài sản mà hiện nay Doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ dàihạn, nợ ngắn hạn…)
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng nợ phải trảNếu H1>1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản
nợ hiện tại của mình Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đượcdùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay
Nếu H1<1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu mất toàn bộ, tàisản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghịêp phải thanh toán
Hệ số thanh toán nhanh (H 2 ): Các tài sản ngắn hạn khi đem đi thanh toán cho chủ
nợ đều phải chuyển đổi thành tiền Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng hoá
17
Trang 22tồn kho (các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho) chưa thể chuyển đổingay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất Vì vậy hệ số khả năngthanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của Doanhnghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoKhả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
H2 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa dùng để thanh toán,vừa không bị mất đi cơ hội do khả năng thanh toán thấp
H2 <1 doanhnghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán
H2 >1 tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp cũng chưa tốt vì tiền và khoảntương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả kinh doanh
Hệ số thanh toán nợ dài hạn (H 3 ): Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian
đáo hạn trên một năm, Doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư hình thành tài sản cốđịnh
Giá trị còn lại của tài sản cố định
Hệ số thanh toán tức thời :Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản
nợ đến hạn bằng tiền Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của Doanhnghiệp là cao và ngược lại Tuy nhiên nếu số vốn này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả
18
Trang 23đầu tư vì lượng tài sản quá nhiều so với nhu cầu.
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán
ngắn hạn của Doanh nghiệp, cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trảibằng tài sản có thể chuyển đổi tiền trong một giai đoạn tương đương với khoản nợ đó
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạnBiện pháp tốt nhất là duy trì tỷ suất này theo tiêu chuẩn của ngành Ngành nghề nào
mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngượclại
* Hệ số thanh toán lãi vay: Dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng
vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng
ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức nào và đem lại một khoản lợi nhuận
là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
- Chỉ số về khả năng hoạt động.
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một Doanhnghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sảnkhác nhau
Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn
kho trong một thời kỳ nhất định Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồnkho bình quân luân chuyển trong một kỳ Qua chỉ tiêu này giúp cho các nhà quản trịxác định được mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắnchứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng
19
Trang 24thanh toán.
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Tồn kho bình quân trong kỳ
Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳTồn kho bình quân trong kỳ =
Doanh thu (thuần)Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳCác khoản phải thu bình quân =
2
Kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càngnhỏ và ngược lại Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợpchưa thể chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanhnghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp
20
Trang 25360 ngày
Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.5.1.Nhân tố khách quan
1.2.5.1.1 Đặc điểm chung của nền kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trựctiếp đến mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinhdoanh Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh
mà các quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoảnchi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìmnguồn tài trợ
Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệpmuốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độtương đương Khi doanh thu tăng lên sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phảithu và các loại tài sản khác Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợcho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó
và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hànhlượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh
21
Trang 26của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có
cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là vốnvay sẽ bị giảm sút Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyếtđịnh thực hiện một hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh Doanhnghiệp phải tính toán xem hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo đượcdoanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn có nghĩa là không có hiệu quả,doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn Đối với hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có sửdụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phí vốn nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện
+ Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng vủa Nhà nước để điều tiết kinh tế
vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng Chính sách thuếcủa Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp vì mức thuế cao hay thấp làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đóảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
+ Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống tài chính trung gian là mộtnhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tàichính nói riêng Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gianphát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điệu kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn cóchi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấuvốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.5.1.3 Môi trường pháp lý
Nền kinh tế của chúng ta mới phát triển ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thịtrường chịu sự quản lý điều tiết của Nhà nước Do vậy, nếu môi trường pháp lý (các bộluật, đường lối chính sách…) chưa toàn diện đồng bộ, chưa phù hợp với kinh tế thịtrường thì sẽ không tạo được môi trường kinh doanh công bằng, hấp đẫn Nếu không
có một hệ thống pháp luật hữu hiệu bảo vệ các nhà đầu tư thì cũng rất khó kêu gọi đầu
tư, vì các nhà đầu tư sẽ không ưu tiên khi bỏ vốn mà chủ yếu đầu tư trung hạn, dài hạnthiếu sự bảo đảm lâu dài của luật pháp Như vậy có thể nói môi trường pháp lý là điềukiện hết sức cần thiết để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm các điều kiện
về lâu dài cho các nhà đầu tư từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng đầu tưthu hút nhiều nguồn vốn đáp ứng cho các chiến lược kinh doanh đề ra Ở Việt Nam,
22
Trang 27khi luật chứng khoán ra đời là một điều kiện rất thuận lợi để bảo vệ các nhà đầu tư,nhà phát hành chứng khoán, tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp thu hút vốntrên thị trường này.
1.2.5.2 Nhân tố chủ quan
1.2.5.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khácnhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: tính chất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản xuấtkinh doanh
+Tính chất ngành nghề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơcấu vốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luânchuyển, phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả,…do đó ảnh hưởng đếndoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Tính thời vụ: Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụthì nhu cầu về vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động lớn, doanh thubán hàng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởngtới chu kỳ thu tiền bình quân, hệ số vòng quay vốn…do đó ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất sử dụng vốn của doanh nghiệp
+ Chu kì sản xuất: Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu về vốntrong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp lại thường xuyên liên tục thuđược tiền bán hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong cân đối thu chi bằng tiền vàđảm bảo nguồn vốn kinh doanh, vốn được quay nhiều vòng trong năm Ngược lạinhững doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ramột lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay ít vòng
1.2.5.2.2 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng các chi phí cho sản phẩm Nếu nhưsản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như bia, rượu, thuốclá thì vòng đời của nó thường ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó sẽ giúp doanh nghiệpthu hồi vốn nhanh Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất những sản phẩm này có
23
Trang 28giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới Ngược lại nếu sảnphẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ có giátrị lớn như ô tô, xe máy…sẽ thu hồi vốn chậm hơn.
1.2.5.2.3 Trình độ quản lý và sử dụng vốn
Trình độ quản lý vốn cũng hết sức quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp phải xác địnhđúng nhu cầu về vốn phát sinh từ đó tìm nguồn tài trợ hợp lý Trong quản lý vốn thìcông tác quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đên hiệu quả sử dụng vốn đó là việc tổchức quản lý vốn cố định và vốn lưu động Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi nhàquản lý phải thường xuyên theo dõi tính toán quản lý vốn chặt chẽ ở tất cả các giaiđoạn trong một chu kỳ kinh doanh từ khâu yếu tố đầu vào, sản xuất đến khâu tiêu thụ
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp vì tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đên doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Tiệu thụ sản phẩm ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách về thị trường,khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tổ chứctốt khâu này sẽ đem lại hiệu quả rất cao
1.2.5.2.4 Nhân tố con người
Con người là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn Con người ởđây chính là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp Con người lànhân tố trung tâm, quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp Trongdoanh nghiệp, giám đốc là người quyết định, có toàn quyền quản lý và sử dụng tiềnvốn cũng như tài sản của doanh nghiệp, là người chịu trách
nhiệm mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp Nếu quyết định sử dụng vốn của giámđốc đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại, nếu quyết định thiếu chính xác thì
sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh và thậm chí có thể bị phá sản
Bên cạnh giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp - đội ngũ tham mưu chogiám đốc cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Một độingũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năngđộng, sáng tạo, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình sản xuất kinh doanh sẽ giúp giám
24
Trang 29đốc có những quyết định kịp thời, đúng đắn và xây dựng được quy trình sản xuất hợp
lý cho doanh nghiệp
Ngoài ra, lực lượng lao động trực tiếp cũng là nhân tố quan trọng bởi họ trực tiếptạo ra hàng hóa vật chất Đội ngũ lao động này có tay nghề giỏi và có tinh thần tráchnhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp thu được kết quả kinh doanh tốt Từ đó doanh nghiệp
có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đẩy nhanh được tốc độ tiêuthụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
25