1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ

79 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Vào Thị Trường Ấn Độ
Tác giả Đỗ Thị Lý
Người hướng dẫn TS. Đào Thanh Hương
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 291,2 KB

Nội dung

Hiện nay, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng nông sản củaViệt Nam với cơ cấu các mặt hàng ngành càng mở rộng như Cà phê, Cao su, Hạt tiêu, chè,rau củ quả các loại,...

Trang 1

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT

NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Giáo viên hướng dẫn : TS Đào Thanh Hương Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Lý

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

: Kinh tế quốc tế : Kinh tế đối ngoại

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa kinh tế quốc tế Học Viện Chính Sách và Phát Triển

và sự đồng ý của cô TS Đào Thanh Hương, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Ấn Độ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ củathầy cô Tôi xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Đào Thanh Hương đã giảngdạy và chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô giáo đã giảng dạy tại Học ViệnChính Sách và Phát Triển người đã truyển đạt kiến thức về kinh tế từ những môn học

cơ sở, tạo nền tảng để tôi có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp

Do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sóttrong đề tài khóa luận Tôi mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để hoàn thiện khóaluận tốt nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, năm 2021

Sinh viên

Đỗ Thị Lý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Ấn Độ” là công trình nghiên cứu cá nhân tôi trong thời gian qua.

Mọi số liệu sử dụng phân tích trong đề tài và kết quả nghiên cứu là do tôi tìm hiểu,phân tích một cách khách quan trung thực Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm vềcông trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021

Người thực hiện

Đỗ Thị Lý

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 4

1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu. 4

1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 5

1.1.4 Hình thức xuất khẩu. 6

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy xuất khẩu 9

1.2 Tổng quan về nông sản và xuất khẩu nông sản. 13

1.2.1 Khái niệm nông sản. 13

1.2.2 Đặc điểm của sản xuất, xuất khẩu nông sản. 15

1.2.3 Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế. 16

1.3 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Trung Quốc, Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20

1.3.1 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Trung Quốc 21

1.3.2 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Thái Lan. 27

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……… ………28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2017-2020 29

2.1 Khái quát về xuất khẩu nông sản của Việt Nam 29

2.1.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu 29

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 31

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 33

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam 35

2.2 Tổng quan thị trường nông sản Ấn Độ 36

2.2.1 Khái quát thị trường nhập khẩu nông sản Ấn Độ 36

2.2.2 Thực trạng tiêu thụ nông sản của thị trường Ấn Độ 37

2.2.3 Các quy định về nhập khẩu nông sản của thị trường Ấn Độ 38

2.2.4 Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ 39

Trang 6

2.3 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

giai đoạn 2010-2020 42

2.3.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu 42

2.3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 43

2.3.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 45

2.3.4 Chất lượng nông sản xuất khẩu 49

2.3.5 Cơ chế, chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu nông sản 50

2.4 Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 55

2.4.1 Những kết quả đạt được 55

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế 56

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 57

3.1 Triển vọng thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030 57

3.1.1 Cơ hội 57

3.1.2 Thách thức 58

3.2 Quan điểm, định hướng, mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030 59

3.2.1 Quan điểm thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030 59

3.2.2 Định hướng, mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030 60

3.3 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 62

3.3.1 Đối với chính phủ 62

3.3.2 Đối với hiệp hội nông sản Việt Nam 63

3.3.3 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 63

3.3.4 Đối với người dân trồng nông sản 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

ASEAN

BVTVCNCEUEVFTA

FAOFTAGDPHSHTXUSDWBWTOVCCI

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

tháng đầu năm 2021

Độ tháng 7 năm 2018 và 7 tháng năm 2018 (Lượng: Tấn, giá trị: nghìnUSD)

2016-2020

giữa Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2017-2020

2017-2020

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất Xuất khẩuphản ứng quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực vàthế giới,là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia Nó là ‘chiếc chìa khóa’ mở racác giao dịch kinh tế quốc tế, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khitham gia vào hoạt đông kinh tế quốc tế

Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, một thị trường đầy tiềmnăng được các doanh nghiệp thị trường Viêt Nam đã và đang vươn tới Với tư cách làthành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu vào thịtrường Ấn Độ Bên cạnh đó, trong những năm qua kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độliên tục tăng Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 4,5 tỷ USD, Ấn Độ

đã xuất khẩu 2,06 tỷ USD, giảm 21,85% so với mức 2,63 tỷ USD của cùng kỳ nămtrước; nhập khẩu 2,44 USD, giảm 35,17% so với 3,76 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019một phần do ảnh hưởng từ đại dịch covid Trong đó phải kể đến các nhóm hàng như:nông sản, thủy hải sản, đồ gỗ, da giày, thủ công mỹ nghệ,…

Hơn nữa giữa Ấn Độ và Việt Nam lại có sự gần gũi và có những nét tương đồng

về văn hóa, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuấtkhẩu sang Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh cho nhập khẩu công nghệ nguồn vàthu hút đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ vào nước ta Thị trường Ấn Độ trong thời gian trunghạn vẫn là một trong ba thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt là đối với nông sản và làthị trường trọng điểm của Việt Nam Trong khi đó, nông sản lại là những mặt hàng cóthế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Những mặt hàng này hiện đang giữ vai trò quantrọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Trong những năm qua, xuất khẩu hàngnông sản chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

Hiện nay, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng nông sản củaViệt Nam với cơ cấu các mặt hàng ngành càng mở rộng như Cà phê, Cao su, Hạt tiêu, chè,rau củ quả các loại, Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng trong điều kiện toàn cầu hóa vàquốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc hiện nay, cạnh tranh xuất khẩu nóichung và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ nói riêng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt.Những sản phẩm mà ta có lợi thế xuất khẩu sang Ấn Độ cũng chính là những sản phẩm

mà nhiều nước và khu vực khác trên thế giới, nhất là các nước trong ASEAN và TrungQuốc có điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường này Đó là chúng ta còn chưa nóitới những khó khăn xuất phát từ đặc điểm của thị trường Ấn Độ, một thị trường đòi hỏi rấtkhắt khe đối với hàng nhập khẩu và có các rào cản thương mại phức

Trang 10

tạp Trước bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và những yêu cầu khắt khe

về nhập khẩu như vậy, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độthời gian qua tuy đã có nhiều thành tựu, nhưng cũng bộc lộ rõ những yếu kém và hạnchế trong cạnh tranh, chưa đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu của thị trường Ấn Độ, chưaphát huy hết được tiềm năng và lợi thế của đất nước để duy trì và mở rộng thị phầntrên thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng nông sản trên thế giới Vì vậy, tôi cho rằngviệc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Namvào thị trường Ấn Độ là hết sức cần thiết, không những đối với việc mở rộng xuấtkhẩu trong thời gian trước mắt, mà còn về lâu dài góp phần thực hiện thắng lợi nhữngmục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để pháttriển nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là xúc tiến thương mại đối với thị trường Ấn Độ Vì

vậy tôi xin lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Ấn Độ” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Ấn

Độ, các yếu tố tác động, các phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sảnsang Ấn Độ từ nay đến năm 2030

- Phạm vi: Giới hạn về mặt nội dung nghiên cứu là xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang thị trường Ấn Độ Cụ thể, đề tài chọn 3 mặt hàng chính là: Cà phê, Cao su,rau quả là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và có tiềm năng xuất khẩu sang

Ấn Độ

- Về mặt thời gian: Việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xuất khẩu nông sản sangthị trường Ấn Độ lấy mốc từ năm 2017 đến 2020 Việc dự báo và đề xuất các giải phápnhằm phát triển xuất khẩu các sản phẩm này sang Ấn Độ áp dụng cho thời gian từ

2020 đến 2030 Về mặt đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu: đề tài

đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sảnsang Ấn Độ cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô

Trang 11

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Làm rõ các đặc điểm và xu hướng nhập khẩu nông sản của Ấn Độ trên các phương diện: Nhu cầu, thị hiếu của thị trường, các khía cạnh của cạnh tranh trên thị trường và các rào cản thương mại của Ấn Độ, đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Ấn Độ thời gian từ 2017 đến 2020, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ cho tới năm 2030

4.Phương pháp nghiên cứu.

- Thu thập số liệu: thông tin được thu thập từ các nguồn chính sau: Internet, báocáo hồ sơ thị trường Ấn Độ từ VCCI và sách tham khảo “ Giới thiệu thị trường Ấn Độ

và giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ” của Bộ CôngThương năm 2017

- Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê và kế toán

- Phương pháp logic: dựa trên cơ sở lí luận và kinh nghiệm quốc tế đã hệ thống hóaphân tích thực trạng hoạt động xuất khảu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang

Ấn Độ và có đánh giá cụ thể

5. Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, chữ

viết tắt, đề tài được chia làm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung và thực tiễn của xuất khẩu nông sản

Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường

Ấn Độ giai đoạn 2017-2020

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU

NÔNG SẢN 1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm.

Từ sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế có thể nói: Thương mại quốc tế làquá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua cácquan hệ mua bán quốc tế Hoạt động thương mại quốc tế là biểu hiện của một hìnhthức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tếgiữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt

Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tếcủa một quốc gia với phần còn lại của thế giới Nó là quá trình bán những hàng hoácủa quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm thu ngoại tệ

Về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong nước đều là mộtquá trình trao đổi hàng hoá(bán hàng), đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá củangười sản xuất hoặc người bán Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi thì hoạt động xuấtkhẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụnghợp lý

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu.

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài Do đó, khi

muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toànnhư khi chinh phục khách hàng trong nước Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này cónhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán, Điều này

sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu Vì vậy, nhàxuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nướcngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp

Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận

hơn thị trường kinh doanh trong nước Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm

vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua

hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận

chuyển, ký kết hợp đồng, đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro

Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại

Trang 13

kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi rohơn.

1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hoá có bốn vai trò cơ bản sau đây:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu phục vụ phát triển đất nước

Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo trong tác phẩm “Nhữngnguyên lý về kinh tế chính trị 1817” thì mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào phâncông lao động quốc tế bởi vì “ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng củamột nước” do chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuấtkhẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác

Đối với các nước phát triển, trên cơ sở trình độ sản xuất cao thì xuất khẩu giúp

họ tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa và nhập khẩunhững mặt hàng không phải thế mạnh của họ trong sản xuất

Đối với các nước đang phát triển thì việc xuất khẩu sẽ giúp cho họ có được mộtphần vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.Chẳng hạn với Việt Nam, công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp làcon đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Đểcông nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn đểnhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu

có thể được hình thành từ các nguồn như: Xuất khẩu hàng hoá, đầu tư nước ngoài, vay

nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động, Các nguồnvốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ,

Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước chính làxuất khẩu Quy mô xuất khẩu sẽ quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhậpkhẩu Ở Việt Nam thời kỳ 1986 – 1990, nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá đảm bảo tớitrên 75% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự, thời kỳ 1991 – 1995 là 66% và

1996 – 2000 là 50% (đó là chưa thống kê nguồn vốn thông qua xuất khẩu dịch vụ).Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợnước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấyđược khả năng xuất khẩu - nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở thành hiện thực

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát

triển

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trang 14

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu

cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu, chậm phát triển, sản xuất về cơbản còn chưa đủ tiêu dùng Do vậy, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuấtthì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp

Hai là, coi thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ

chức sản xuất Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới

để tổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.

Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trướchết, sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàngtriệu lao động vào làm việc với mức thu nhập không thấp Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn

để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngàymột phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sảnxuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời Sự phâncông lao động mới đòi hỏi sử dụng lao động nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn vàđời sống nhân dân được cải thiện

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫnnhau Thường thì hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoạikhác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế này phát triển Chẳng hạn, xuấtkhẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mởrộng vận tải quốc tế, Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạotiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu

Bởi những lí do trên,

trưởng và phát triển kinh tế

việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò to lớn trong việc tăng của mọi quốc gia

1.1.4 Hình thức xuất khẩu.

1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài

Xuất khẩu trực tiếp có 2 hình thức chủ yếu là:

Trang 15

Đại diện bán hàng: Đại lý bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh

nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phầnhoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạtđộng như là nhân viên bán hàng của Công ty ở thị trường nước ngoài.Công ty sẽ kýhợp đồng trực tiếp với khách hàng ở nước đó

Đại lý phân phối: Đại lý phân phối là người mua hàng hoá của Công ty để bán

theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà Công ty phân định Công ty khống chế phạm vi phânphối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi

ro liên quan đến việc bán hàng hoá ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận quachênh lệch giữa giá mua và giá bán

Ưu điểm của phương thức xuất khẩu trực tiếp:

Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng,chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường

Giúp cho người bán nắm bắt được thông tin thị trường một cách kịp thời vàchính xác, không bị chia sẻ lợi nhuận và xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp

Nhược điểm của phương thức xuất khẩu trực tiếp:

Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mônhỏ, vốn ít thì nên xuất khẩu ủy thác có lợi hơn Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi cónhững cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu

và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo,

có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả

1.1.4.2 Xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nướcngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba)

Ba loại trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: Đại lý, công

ty quản lý xuất khẩu và công ty kinh doanh xuất khẩu Các trung gian mua bán này

không chiếm hữu hàng hoá của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoásang thị trường nước ngoài

Đại lý là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay

một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài Đại lý chỉ thực hiện một công việcnào đó cho Công ty uỷ thác và nhận thù lao Đại lý không chiếm hữu vả sở hữu hànghoá Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Công ty và khách hàng ở thịtrường nước ngoài

Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu

hàng hoá, Công ty quản lý xuất khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa của Công tyxuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các

Trang 16

thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu Bản chất của công tác quản lý xuất khẩu làlàm các dịch vụ quản lý và thu được một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó.

Công ty kinh doanh xuất khẩu là Công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có

chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các Công ty xuất khẩu trong nước đểđưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ Bản chất của Công ty kinh doanh xuất khẩu là thựchiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối khách hàng nước ngoài với Công ty xuất khẩu

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:

Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật

và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bản và tránh bớtrủi ro cho người ủy thác Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sởvật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ranước tiêu thụ hàng Nhớ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đónggói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:

Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường

Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới nên vốn hay bị bênnhận đại lý chiếm dụng và lợi nhuận bị chia sẻ

Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường hợpthật cần thiết như khi thâm nhập vào thị trường mới, mặt hàng mới; khi tập quản đòihỏi phải bán hàng qua trung gian

1.1.4.3 Gia công xuất khẩu.

Gia công xuất khẩu là hoạt động trong đó một bên gọi là bên đặt hàng, sẽ giaonguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia, gọi là bênnhận gia công, để sản xuất một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng Sau khi sảnxuất xong, bền đặt hàng nhận hàng hoá đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bênlàm hàng gọi là hoạt động gia công Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm

vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu Do đó, gia công xuất khẩu là đưacác yếu tố sản xuất(chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá,nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch dotiến công đem lại Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu laođộng, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng(được thể hiện trong hàng hoá),chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài

Có 2 loại quan hệ gia công quốc tế:

Một là, bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu

thuế quan cho người nhận gia công để chế biến sản phẩm và giao trở lại cho bên đặt giacông Ở đây chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu đối với nguyên liệu, bản thành phẩm

Trang 17

Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công, bên nhận gia công không

có quyền chi phối sản phẩm làm ra

Hai là, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm được xuất đi nhằm gia công chế biến và

sau đó nhập thành phẩm trở lại Trong quan hệ này, quyền sở hữu đối với nguyên liệu,bán thành phẩm đã được chuyển giao Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực

tế tăng thêm đểu phải chịu thuế quan Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giaonguyên vật liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm

1.1.4.4 Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.

Mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về tái xuất Nhiều nước Tây Âu và MỹLatinh quan niệm tải xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan, chưaqua chế biến ở nước mình.Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩunhững hàng ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó đã qua lưu thôngnội địa Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất là lại xuất khẩu trờ ranước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua ché biến ở nước tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về ngoại

tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: nước xuấtkhẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy người ta còn gọi giao dịch tái xuất làgiao dịch ba bên hay giao dịch tam giác

Các loại hình tái xuất: tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai một sốhình thức sau:

Tải xuất: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu

từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là

sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nướcnhập khẩu

Chuyển khẩu: hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Nước

tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu

Có sự khác biệt giữa các loại hình tái xuất khẩu với kinh doanh quả cảnh Kinhdoanh quá cảnh là kinh doanh dịch vụ vận tải chở hàng nước ngoài từ một cửa khẩunảy đến một cửa khẩu biên giới khác

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy xuất khẩu.

1.1.5.1 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước.

Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng nằm bên trong đất nước nhưng không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp Các nhân tố đó là:

Trang 18

Chiến lược, phát triển kinh tế – xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động

xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai Vì vậy, một mặtdoanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải

có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu Đây là mộtchiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơnvới nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thịtrường quốc gia Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể chotừng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt độngxuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương

Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biệnpháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi choxuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu Việc tự

do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia, chẳnghạn như việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, cácsản phẩm là vũ khí…

Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng

nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ

Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nóliên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp

Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thểthực hiện hoạt động xuất khẩu Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại

tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp không nên xuất khẩu

Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải được cơ chế điều hành tỷgiá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày

Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn

hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khốilượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không.Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đưa rachào bán trên thị trường quốc tế

Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo rađược nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mãđảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho

Trang 19

doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu Ngược lại, khả năng sản xuất trongnước yếu kém, với chúng loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năngcạnh tranh và mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém,mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế Đây là một khókhăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một

mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép

và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện sốlượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng cóthể thay thế nhau Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp,mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanhnghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lànhmạnh Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước:

Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu Nó bao gồmphát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc.Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyểnhàng hoá xuất của doanh nghiệp

Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu củacác doanh nghiệp Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa mà doanh nghiệpcần phải nắm bắt và hiểu biết về nó

Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát vàđiều chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình

Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của

quá trình xuất hàng hoá Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ

Trang 20

sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh củatoàn doanh nghiệp.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả

năng huy động vốn của doanh nghiệp Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mởrộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Tác động tới kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanhnghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp(đúng hướng) sẽ phát triển tốt

Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý.

Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên bancho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu

Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho

quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu Nó góp phần ảnh hưởng đếnloại hàng , quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia

Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển

kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện chophép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuấtkhẩu dịch vụ như du lịch , vận tải , ngân hàng,…

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.

Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Có thể kể đến cácnhân tố sau:

Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu

và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trườngxuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát,tình hình lãi suất

Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc

gia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm cácquốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu: Có ảnh

hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định muahàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Trang 21

Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng

đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đếnnhu cầu và sức mua của khách hàng

Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp:

Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thịtrường đó Một quôc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dànghơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngược laị, một quốc gia có chính sáchthương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuấtkhẩu sang thị trường này

Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các

công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩunhất định Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốnthâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình

Ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội thế giới.

Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thịtrường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộcgiữa các nước ngày càng tăng lên Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tìnhhình kinh tễ- xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt độngkinh tế trong nước Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với cácchủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên

nó lại càng rất nhạy cảm Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tìnhhình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế,…của các nước đềuảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta

1.2 Tổng quan về nông sản và thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

1.2.1 Khái niệm nông sản và thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Nông sản là một trong những hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu đối với sảnxuất và tiêu dùng của người dân của mỗi quốc gia, có nhiều quan điểm khác nhau vềnông sản, cụ thể như sau:

Theo quan điểm của liên minh Châu Âu: Mặc dù không đề cập đến một địnhnghĩa cụ thể nào về nông sản, nhưng đã đưa ra một danh sách các mặt hàng được coi lànông sản bao gồm: Động vật sống, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ,sản phẩm từ sữa, các sản phẩm có nguồn gốc động vật, cây sống và các loại cây trồngkhác, rau, thâm, củ và quả có thể ăn được, cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị, ngũcốc, các sản phẩm xay xát, hạt và quả có dầu, nhựa cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây vàcác chất nhựa; các loại rau khác, mỡ, dầu động vật hoặc thực vật, các chế phẩm từ thịt,

Trang 22

đường và các loại kẹo đường, ca cao và các chế phẩm từ ca cao, các chế phẩm từ ngũ cốc,tinh bột, bột, các chế phẩm từ rau, hoa quả và thực vật, các phụ gia có thể ăn được hỗntạp, đồ uống, rượu mạnh và giấm, thuốc lá và các sản phẩm tương tự Từ danh mục cácmặt hàng trên cho thấy, quan điểm của EU về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với quanđiểm của WTO, tuy nhiên, nếu so sánh với quan điểm nông sản của FAO thì quan điểm vềnông sản theo WTO có điểm khác biệt là có tính cho một số mặt hàng chế biến.

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, thì nông sản bao gồm các sản phẩm từ hànghóa chưa chế biến như đỗ tương, ngũ cốc, lúa mỳ, gạo và bông thô đến các thực phẩm

và đồ uống đã được chế biến có giá trị cao như xúc xích, bánh, bia rượu, các đồ gia vịđược bán lẻ trong các cửa hàng, tiệm ăn

Theo Tổ chức nông lương thế giới, nông sản phẩm/sản phẩm có nguồn gốcnông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thô hay đã chế biến, được traođổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người (không kể nước, muối và cácchất phụ gia) hay thức ăn cho động vật

Theo định nghĩa của Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi cho khu vựcmậu dịch tự do ASEAN thì sản phẩm nông nghiệp có nghĩa là: Nguyên liệu nôngnghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến được liệt kê trong các Chương 1 đến 24 của Hệthống cân đối (HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biếntương tự được nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối, và các sản phẩm đã qua sơchế nhưng hình thức không thay đổi nhiều so với sản phẩm gốc Có thể hiểu khái niệmnông sản một cách khái quát như sau: nông sản hay nông phẩm là sản phẩm do ngànhsản xuất nông nghiệp tạo ra Còn nông sản phẩm hàng hóa là nông sản được sản xuất

ra từ nông nghiệp và được đưa ra thị trường để tiêu thụ

Theo hiệp định nông nghiệp, các hiệp định và nguyên tắc WTO, nông sản bao gồmmột phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:+) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vậtsống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…

+) Các sản phẩm phái sinh: như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…

+) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, sảnphẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bong xơ, da động vật thô,…Tất cả các sản phẩm còn lại trong hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩmphi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp)

Theo Quan điểm của Việt Nam: Với cách hiểu đơn giản, nông sản là sản phẩmcủa ngành nông nghiệp trong đó ngành nông nghiệp sẽ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi vàdịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên, theo nghĩa rộng nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp vàthủy sản, theo quan điểm mới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt

Trang 23

động lâm nghiệp và thủy sản Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn,

tập trung chủ yếu vào sản phẩm thu được từ đất, khi đó,nông sản được hiểu là sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai.

Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy: “Nông sản là sản phẩm, thành phẩm

từ ngành sản xuất hàng hóa, thông qua quá trình gây trong và sự phát triển của cây trồng” hay “chỉ những sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất của nông dân với mục đích bán ra thị trường(không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”.

Thúc đẩy xuất khẩu là những hoạt động xúc tiến, nhằm hỗ trợ việc buôn bán đưa hàng hóa ra ngoài lãnh thổ Thúc đẩy xuất khẩu nông sản là những hoạt động buôn bán làm tăng giá trị và khối lượng nông sản ra thị trường ngoài khu vực và lãnh thổ.

1.2.2 Đặc điểm của sản xuất, xuất khẩu nông sản.

Nông sản bao gồm những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất củangười dân ở mỗi quốc gia, đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp mà bản chất là kếtquả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Do vậy, nông sản mang một

số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp:

và giá rẻ, ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiếm, chất lượng không đều nhau vàgiá bán thường cao

Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Nông sản chịu tác động lớn từ điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện vềđất đai, khí hậu và thời tiết Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với các nhân tốngoại cảnh, do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp tới sựsinh trưởng và phát triển của cây trồng

Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bìnhthường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt, ngược lại, nếu điều kiện tự nhiênkhông thuận lợi như nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt sẽ gâysụt giảm về năng suất và sản lượng cây trồng

Chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng

Trang 24

Chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm khiquyết định mua hàng Tại các quốc gia phát triển, đối với hoạt động nhập khẩu nông sản,ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe đặt ra về chất lượng, vệ sinh ATTP, kiểm dịch, xuấtxứ,… của loại hàng hóa này Nguyên nhân chính là do chất lượng của nông sản sẽ có ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng Vì vậy, khi đời sống người dân đượcnâng lên thì chất lượng nông sản cũng cần được cải thiện tương ứng.

Nông sản có tính đa dạng

Nông sản có đặc điểm đa dạng cả về chủng loại và chất lượng, bởi nông sảnđược sản xuất từ các địa phương khác nhau với các nhân tố về địa lý, tự nhiên khácnhau, mỗi vùng, mỗi hộ dân, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với cácgiống nông sản khác nhau cho nên chủng loại cũng khác nhau, nông sản rất dễ bị hưhỏng, ẩm mốc, biến chất,… do đó, chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trườngkhông bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ, nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng

1.2.3 Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế.

Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một quốcgia, thực hiện một phần tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoài những sảnphẩm có lợi thế, có chất lượng cao vì vậy khâu thúc đẩy xuất khẩu đóng một vai tròquan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia Kết quả xuất khẩu được sử dụng chonhu cầu nhập khẩu, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranhthủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới, hòa nhập với sự phát triển khôngngừng của nền kinh tế thế giới

Đối với nhiều nước trên thế giới, thực tiễn phát triển những năm gần đây đãchứng minh rằng, nhờ thực thi chính sách hướng về xuất khẩu mà nhanh chóng thoátkhỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, trở thành các quốc gia công nghiệp mới, có nền kinh

tế giàu mạnh, hiện đại, có khả năng tiến kịp các nước kinh tế phát triển trong thập kỷtới Do vậy đối với nhiều nước, xuất khẩu đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế, làđòn bẩy của tăng trưởng kinh tế - xã hội

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu hànghóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế (vốn,lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ trọng xuấtkhẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác nhau Đối vớiViệt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuất khẩu nông sản có vaitrò cụ thể như sau:

Một là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 25

Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu

để khắc phục tình trạng đói nghèo và chậm phát triển Để công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩumáy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn thu như: Đầu tư của nướcngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu laođộng, xuất khẩu hàng hóa Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quantrọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này Như vậy,nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng nhất để nhập khẩu vàcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm quacho thấy, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thực sự manglại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và là nhân tố quan trọng thu hút được một sốlượng lớn vốn đầu tư nước ngoài So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu nhưhàng dệt may, giầy da hay cơ khí,…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu

về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp,

do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều Ví dụ:Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc trừ sâu bệnh vàcác loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 - 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo.Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 - 85% thu nhập ngoại tệ thuần chođất nước, chỉ số này đối với nhân điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73% Đây là lợithế ban đầu của các nước nghèo để có nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng còntạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho phép chúng ta gia tăng dự trữ quốc gia và chủ độngtrong việc điều hòa cung cầu tiền tệ

Hai là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia.

Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cơcấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phù hợp với xuhướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối với Việt Nam

Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuấtphát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển bao gồm:

Trang 26

Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triểnthuận lợi: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạođiều kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nềnkinh tế phát triển nhanh Ví dụ, xuất khẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triển các ngành sảnxuất và dịch vụ khác như sản xuất bao bì, chăn nuôi, trồng trọt, vận chuyển,…

Xuất khẩu nông sản tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn để nhập khẩu thiết bị vàcông nghệ tiên tiến góp phần hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sản xuấtmới mạnh mẽ hơn Đồng thời thông qua xuất khẩu nông sản chúng ta chứng minhđược khả năng của Việt Nam về các sản phẩm nhiệt đới, về khả năng hợp tác, liêndoanh, liên kết với các đối tác trong sản xuất, kinh doanh Từ đó tăng thêm niềm tin và

sự chủ động trong phát triển kinh tế đất nước

Thông qua xuất khẩu nông sản, các nhà sản xuất trong nước buộc phải cạnhtranh quyết liệt trên thị trường thế giới Để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi chúng

ta phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn để tăng năngsuất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các đòihỏi ngày càng cao của thị trường

Xuất khẩu nông sản còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nộilực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanhquá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Ba là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản có tác động tích cực và có hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làmviệc với thu nhập cao Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với khoảng 40 triệu người,trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khoảng 25 % Đẩy mạnh xuấtkhẩu nông sản sẽ làm tăng số lượng công ăn việc làm, do đó thu hút được thêm nhiềulao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, khu chếxuất và các vùng chuyên canh cây trồng để sản xuất hàng xuất khẩu Ngành nông sản

là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh Đây là một ưuthế quan trọng hiện nay vì hàng năm Việt Nam phải giải quyết thêm việc làm cho hơn1,4 triệu người bước vào tuổi lao động Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 hadâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam

rẻ hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan từ 2 - 3 lần Lợi thế này sẽ khôngtồn tại lâu dài và dần mất đi cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước

Trang 27

Để nắm vững và làm chủ được công nghệ trong quá trình sản xuất, người laođộng buộc phải nâng cao trình độ cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đẩy mạnh xuấtkhẩu sẽ có tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động cả về tính chất ngành nghề

và cả về chất lượng lao động Đồng thời, với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ gópphần tăng thu nhập của người lao động, tạo điều kiện để họ nâng cao đời sống vật chất,văn hóa và tinh thần Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu có thể dùng để nhậpkhẩu hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạngcủa đời sống con người Xuất khẩu nông sản đã và đang đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân vốn phần lớn đang sốngtrong nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu

Bốn là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước.

Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da,nông sản là ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốnđầu tư nước ngoài Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàngsản xuất khác Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế

có nhiều cơ hội hơn để phát triển Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn địnhkinh tế Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ Năm 1989, công nghiệp tăngtrưởng âm nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng.Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp - dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệptăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng

Năm là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan

hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc vàonhau Xuất khẩu nông sản nói riêng có vai trò thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoạikhác Khi xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng phát triển sẽkéo theo sự phát triển của các hoạt động dịch vụ quốc tế trong các lĩnh vực khác như:đầu tư tài chính - tín dụng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, phát triển vận tải quốc tế,chuyển giao công nghệ Ngược lại, các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tạođiều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu Việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩuhàng ra nước ngoài sẽ làm tăng thêm vị thế và uy tín không chỉ của hàng hóa Việt Nam

mà còn cả uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời còn góp phần mởrộng các mối quan hệ với bên ngoài

Trang 28

Sáu là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu củacác nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triểntrong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia

Mỗi quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa không chỉ cho riêng thị trườngkhu vực mà là một thị trường toàn cầu, đây là một sân chơi công bằng với sự cạnhtranh quyết liệt Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình một số hàng hóa

mà mình có lợi thế so với các quốc gia khác để đầu tư sản xuất và cung cấp cho thịtrường toàn cầu và nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình sản xuất không có hiệuquả bằng các quốc gia khác, từ đó hình thành sự phân công và chuyên môn hóa quốc

tế, nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn liền với nền kinh tế thế giới Sự độc lập phát triểncủa mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sựphụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó

Bảy là, thúc đẩy xuất khẩu nông sản góp phần cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế phát triển trên toàn thếgiới, tác động sâu sắc và toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội củacác quốc gia, làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng gắn bó chặt chẽ với nền kinh tếtoàn cầu Hội nhập trở thành động lực phát triển, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối vớimỗi quốc gia trên toàn thế giới Mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp khi thamgia vào thương mại quốc tế là đã tham gia vào một sân chơi khắc nghiệt, bình đẳng và đềuphải chấp nhận một luật chơi chung, trong đó sức ép cạnh tranh rất lớn

Hiện tại hệ thống quản lý thương mại của Việt Nam nhiều nhưng không bàibản, xây dựng còn tùy tiện chưa sát với thực tế do thiếu kinh nghiệm vì vậy chúng tacần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành cho phù hợpvới những cam kết quốc tế, phù hợp với quy định của tổ chức Thương mại thế giới đểtạo môi trường pháp lý thông thoáng cho thương mại phát triển

1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của Trung Quốc, Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản là cơ sở để các nước nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại Kinh nghiệmcủa một số nước châu Á xuất khẩu nông sản của khu vực sẽ là bài học hữu ích đối với ViệtNam để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thúc đẩy phát triển của đất nước

Trang 29

Nổi bật lên trong đó là những kinh nghiệm về xuất khẩu nông sản đổi với hai thìtrường nổi trội là Trung Quốc và Thái Lan.

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có đất tự nhiên rộng lớn người đông, nhưng tỷ trọng đấtcanh tác trong tổng số diện tích tự nhiên nhỏ (chiếm 10,8%), đất canh tác bình quânđầu người rất thấp (0,11 ha/ người) Tuy vậy, nông nghiệp của Trung Quốc trong thờigian dài liên tiếp được mùa và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng Hiện tại,Trung Quốc là nước có sản lượng nông sản lớn so với Châu Á và thế giới

Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện chiến lược khai thác thị trường nông sảnthế giới theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và gia tăng kim ngạchxuất khẩu tại các thị trường hiện có Chiến lược này được ban hành từ năm 2000,Trung Quốc phân chia thị trường theo nhiều tiêu thức như trình độ phát triển, dunglượng thị trường và vị trí địa lý Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thứckhác nhau đã giúp Trung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách hợp lý, hiệuquả hơn Bên cạnh chiến lược khai thác thị trường “cơ bản”, Trung Quốc còn thực hiệnchiến lược “bổ khuyết” để tìm cho mình một phương hướng thị trường thích hợp Theothuyết “ bổ khuyết”, Trung Quốc phát triển thị trường và mặt hàng mới cho xuất khẩuhàng hoá của mình theo cả hai hướng: Vừa mở rộng thị trường xuất khẩu hiện có vớinhững hàng hoá có sức cạnh tranh cao, vừa phát triển sản xuất các sản phẩm mới

Trong khi triển khai chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng khaithác thị trường hiện có, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi hai sách lược cơ bản là: Đi theo

xu hướng toàn cầu hoá để khai thác tiềm lực của thị trường hiện đã chiếm lĩnh nhằm tăngcường xuất khẩu tới mức tối đa; Không tập trung quá mức vào một thị trường đặc biệtnào, thông qua việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đảm bảo phát triển ổn định

Hiện nay, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng nông sản đến khoảng 200 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốcrất đa dạng, từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang và kém phát triển ởnhiều châu lục Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Trung Quốc tập trung vào thịtrường các nước phát triển (Mỹ, Nhật), Hồng Kông và các nước ASEAN (Thái lan,Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a) Giai đoạn 2008-2014, 10 nước và vùng lãnh thổ này chiếmkhoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung quốc, trong đó riêng thịtrường Mỹ chiếm tới 16% Điều này cũng cho thấy Trung Quốc đã khai thác tương đốitốt các thị trường hiện có của mình

Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu theo cả chiềurộng và chiều sâu Khu vực APEC, chiếm khoảng 80% giá trị hàng nông sản xuất khẩucủa Trung Quốc, thị trường Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Tây Âu là ba trung tâm mậu dịch

Trang 30

lớn của Trung Quốc Trung Quốc coi các thị trường này là các thị trường trọng điểmcần tiếp tục khai thác, còn các thị trường cấp hai khác có tiềm lực lớn như Châu Phi vàTrung Đông có thể là những thị trường tiềm năng Trung Quốc cần khai thác trongnhững năm sắp tới.

Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham gia các liên kết kinh tế khu vực

và thế giới

Từ sau cải cách mở cửa nền kinh tế (1979) cho đến nay, Trung Quốc đã tíchcực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký kết hàng trăm hiệp định thươngmại song phương và đa phương Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, Trung Quốclại càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hội nhập và đa phương hóa quan hệ Gia nhậpWTO và thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) lànhững cố gắng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới gần đây của Trung Quốc

Với tư cách là thành viên của WTO, Trung Quốc đã mở ra cánh cửa tới nhiềukhu vực thị trường trên thế giới, mở ra “con đường bằng phẳng hơn” cho hàng hóaTrung Quốc xâm nhập vào thị trường của các nước thành viên Kim ngạch xuất khẩunông sản của Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng 9.37% trong giai đoạn hậu khủnghoảng 2008-2014

Đa dạng hóa hàng nông sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng toàn diện

Đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu, cải thiện chất lượng và hiệu quảkinh tế được coi là định hướng cơ bản của Trung Quốc trong quá trình điều chỉnh sảnxuất nông nghiệp Trung Quốc đã có những chính sách khuyến khích sản xuất nôngnghiệp theo hướng xuất khẩu tập trung sản xuất sản phẩm có ưu thế

Mặt khác, Trung Quốc rất coi trọng đầu tư và ứng dụng những thành tựu củakhoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp Chính phủ Trung Quốc đã khẳng địnhrằng con đường căn bản để phát triển nông nghiệp Trung Quốc là lấy khoa học kỹthuật làm vũ khí, lấy công nghiệp hiện đại làm chỗ dựa, lấy thị trường để hướng dẫnchuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, lấy khoa học kỹ thuậthiện đại làm nền tảng

Những chương trình thành công là “Chương trình Đốm lửa” và “ Chương trình bó đuốc” đã tạo ra nền tảng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và đã được Liên hiệp quốc đánh giá cao Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc đã có 54 khu

khai thác ngành nghề kỹ thuật cao và mới cấp Nhà nước với khoảng 12.000 doanhnghiệp tương ứng, trong đó có hơn 1.400 doanh nghiệp sử dụng vốn nước ngoài Tổngthu nhập từ các thành tựu mới về kỹ thuật – công nghiệp – mậu dịch trong năm 2014đạt tới hơn 94 tỷ nhân dân tệ, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,27 tỷ USD

Trang 31

Để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc nói chung và hàng nông sản nóiriêng, chính phủ Trung Quốc luôn kiểm soát chặt chẽ sự tăng hay giảm giá của đồng NDT.Trên thực tế, đồng NDT bị cáo buộc là yếu hơn giá trị thực, song Trung Quốc vẫn duy trì

tỷ giá hối đoái không đổi đối với đồng USD để đảm bảo sự ổn định của đồng tiền và giữvững khả năng cạnh tranh Đây được coi là một trong những yếu tố chính nhằm hỗ trợhàng hoá xuất khẩu nước này xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài

Tóm lại, Trung Quốc đã có chiến lược phát triển sản phẩm nông sản xuất khẩuphù hợp với thực tiễn và biến động trên thị trường thế giới Trung Quốc không chạytheo số lượng và khối lượng như trước đây mà chuyển sang nâng cao chất lượng vàhiệu quả Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu vừa giúptăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu vừa làm giảm tranh chấp thương mại và nângcao hiệu quả của hoạt động sản xuất, giảm lượng sản xuất dư thừa

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản

Từ khi cải cách mở cửa, hoạt động ngoại giao và thương mại quốc tế củaTrung Quốc phát triển không ngừng Cùng với việc tăng cường trao đổi mậu dịch qualại với các nước trên thế giới, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động ngoại thương ngàycàng sôi động thông qua việc thành lập các cơ quan Thương vụ tại các nước có vàchưa có quan hệ ngoại giao Biện pháp này nhằm giới thiệu “một nước Trung Quốcmới” tới các nước và khu vực trên thế giới Những năm qua các cơ quan Thương vụTrung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc phát triển hoạt động ngoạithương thông qua việc liên hệ với các ngành, giới kinh doanh của các nước sở tại,tham gia tích cực vào việc đàm phán và ký kết các hiệp định mậu dịch thương mại, bảo

vệ quyền lợi đáng được hưởng của nước mình trong mậu dịch kinh tế ở các nước sởtại, giúp đỡ các tổ chức đoàn thể hoạt động ngoại thương ở trong nước sang làm việc,trao đổi và buôn bán với nước ngoài Tính đến nay, Trung Quốc đã có 222 cơ quanthương vụ ở hầu hết các nước và khu vực trên thế giới

Những năm gần đây, Trung Quốc còn thành lập các cơ quan đại diện thường trúcho công ty ngoại thương tại nhiều nước nhằm mở rộng mối liên hệ với giới kinh doanh

ở nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và mua vật tư cần thiết cho trong nước

Từ một số ít các công ty đại diện được thành lập ở Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, đến nay

đã lên tới con số hàng trăm cơ quan tương tự ở khắp các nước trên thế giới Các cơquan này đã phát huy tác dụng trong việc xây dựng “cửa sổ thương mại” ngoài nướcgóp phần thúc đẩy giao lưu, trao đổi và buôn bán giữa các địa phương trong nước vàngoài nước một cách rộng rãi

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới cơ quan xúc tiến thương mại, Bộ thương mại Trung Quốc cũng bắt đầu xuất bản báo cáo thường niên về tiếp cận thị trường thế giới

Trang 32

từ năm 2003 Báo cáo này nhằm giúp các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu biết một cách

rõ ràng và khách quan về cơ chế, chính sách thương mại và đầu tư của các nước đối táccũng như thị trường thế giới để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn

Thu hút đầu tư nước ngoài gắn với phát triển thị trường xuất khẩu

Với tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợicho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu củaTrung Quốc Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối và mạng lướimarketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trườngxuất khẩu hơn so với các công ty nội địa

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu đã thành côngđáng kể Trung Quốc đã trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất trong số các nước đangphát triển từ năm 1993 Các nước đầu tư chính là Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, ĐàiLoan, Xing-ga-po và Hàn Quốc cũng luôn nằm trong số 10 nước nhập khẩu hàng hoánói chung và hàng nông sản nói riêng nhiều nhất từ Trung Quốc trong những năm qua

Khu vực đầu tư nước ngoài không chỉ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu

mà còn thúc đẩy việc cải thiện cơ cấu và nâng cấp sản phẩm xuất khẩu Số liệu điều tramới đây cho thấy, hơn 60% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc

áp dụng những công nghệ mới được đưa ra trong ba năm gần nhất

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, vốn là một nước nôngnghiệp truyền thống, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha, gấp 2,62 lần so với Việt Nam.Trong khi đó dân số theo số điều tra năm 2014 có 67 triệu dân, bình quân đất canh tác trênđầu người gấp 4 lần so với Việt Nam Ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổngGDP của Thái Lan, trong đó lĩnh vực trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sảnxuất nông nghiệp Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thái Lan đạt 20,14 tỷUSD, đứng thứ 6 trên thế giới Hiện nay, 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhấtcủa Thái Lan là gạo (luôn đứng đầu thế giới), sắn (xuất khẩu nhiều nhất thế giới), ngô(xuất khẩu 4-5 triệu tấn/năm), cao su (đứng thứ 3 thế giới), rau quả (đứng thứ 2 khu vựcchâu Á – Thái Bình Dương, sau Trung Quốc)

Sự thành công trong xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan chính là nhờ vàochính sách đổi mới của chính phủ trên quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn làxương sống của đất nước Các chính sách nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàngnông sản của Thái Lan được thể hiện trên các mặt sau:

Lựa chọn thị trường xuất khẩu trên cơ sở kết hợp chính sách đa dạng hoá thị trường và chính sách xây dựng thị trường trọng điểm

Trang 33

Một trong những biện pháp duy trì sự ổn định, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuấtkhẩu nông sản của Thái Lan là xây dựng chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu theohướng cả chiều rộng và cả chiều sâu Thái Lan nỗ lực gia tăng số lượng thị trường xuấtkhẩu và tăng thị phần trên các thị trường xuất khẩu hiện có Để đạt được mục tiêu đa dạnghoá thị trường xuất khẩu, Thái Lan vừa tìm cách duy trì, thắt chặt quan hệ với các thịtrường truyền thống, vừa đặc biệt quan tâm đến mở các thị trường mới, nhất là tăng cường

đi sâu vào các quan hệ láng giềng để khai thác các lợi thế về địa lý-kinh tế, địa lý- vănhoá,… Đặc biệt, Thái Lan tận dụng rất tốt cơ hội để xâm nhập vào các thị trường ngách.Chẳng hạn, nhận thức được Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn, có lợi thế về quy

mô sản xuất và thị trường, Thái Lan đã xúc tiến chương trình thâm nhập vào các khâu sảnxuất và thị trường ngách, những lĩnh vực mà Thái Lan có lợi thế hơn so với Trung Quốc.Thái Lan cũng đã xúc tiến xây dựng hệ thống nhà hàng ăn uống tại Trung Quốc trong kếhoạch “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”

Hiện nay hàng nông sản Thái Lan đã có mặt tại 225 thị trường trên thế giới.Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Thái lan rất đa dạng, từ các nước côngnghiệp phát triển đến các nước đang phát triển trên thế giới Bên cạnh thị trườngtruyền thống là các nước công nghiệp phát triển, Thái Lan chú trọng tới thị trường cácnước đang phát triển gồm 6 nhóm nước thuộc các khu vực địa lý: ASEAN, TrungQuốc, Đông Âu, Trung Đông, Mỹ La tinh và Châu Phi

Bên cạnh chính sách đa dạng hoá thị trường, Thái Lan xây dựng 10 thị trườngxuất khẩu nông sản trọng điểm để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác.Nâng số thị trường xuất khẩu trọng điểm từ 7 lên 10 để giảm bớt sự lệ thuộc quá lớnvào một vài thị trường riêng lẻ nhằm phân tán bớt rủi ro

Nhằm thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Chính phủ TháiLan tích cực đàm phán và ký kết các FTA, EPA song phương, khu vực với quan điểm

tự do hóa thương mại song phương được đặt song song với tự do hóa thương mại đaphương Tính đến năm 2014, Thái Lan đã tham gia vào 5 FTA song phương, 2 FTAkhu vực, 4 EPA song phương và 1 EPA khu vực

Phát triển thị trường thông qua chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

Nhận thức rõ giải pháp căn bản và bền vững để mở rộng thị trường là nâng caosức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, chính phủ Thái Lan đã xây dựng chiến lược pháttriển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyềnthống và khoa học công nghệ hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cảchiều rộng và chiều sâu, trọng tâm là đa dạng hoá theo chiều sâu Thái Lan tăng số lượng,chủng loại, sản phẩm xuất khẩu và tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới Đa

Trang 34

dạng hoá sản phẩm được thực hiện theo hướng tăng các sản phẩm có chất lượng, tiệndụng, giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu của thựctiễn và tình hình thị trường nông sản thế giới.

Các biện pháp của Chính phủ Thái Lan nhằm thực hiện Chiến lược nâng caonăng lực cạnh tranh của hàng nông sản: Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệptrọng điểm thông qua việc thực hiện chính sách “Mỗi làng một sản phẩm” nhằm pháthuy lợi thế so sánh của mỗi địa phương, hỗ trợ về tài chính nhằm khuyến khích xuấtkhẩu nông sản, đặc biệt là xây dựng chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu đãkhuyến khích được các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu nông sản sang các thịtrường mới như Châu Phi và Trung Đông, thực hiện tốt chính sách giá cả hàng nôngsản, chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp,…

Mở rộng thị trường thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa

Thái Lan xây dựng kho nông sản tại các thị trường nhập khẩu nhằm tăng sứccạnh tranh của hàng hóa, hiểu rõ và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường Các khongoại quan này được xây dựng ở quốc gia có vị trí địa lý trung tâm, thuận tiện xuấtkhẩu đi các nước lân cận hoặc có thể xuất ngay tại nước đó Hiện nay, Thái Lan đã xâynhà máy đánh bóng gạo và kho chứa trái cây tại Pháp để xuất khẩu sang Hà Lan, Đức.Các doanh nghiệp xuất khẩu nước sau khi thu mua trong nước là vận chuyển sang khongoại quan, khi thấy thị trường Pháp hoặc các nước châu Âu có nhu cầu sẽ đáp ứngkịp thời hơn

Một cách phân phối nông sản hiệu quả nữa của Thái Lan là thông qua Chợtrung tâm mua bán nông sản (Taladd Thai) tại thị trường nội địa Tất cả nông sản của

76 tỉnh thành của Thái Lan đều được đưa về đây để tiêu dùng và xuất khẩu TalaadThai được biết đến như là cửa ngõ xuất khẩu nông sản của Thái Lan Từ Talaad Thái racảng biển, sân bay rất thuận tiện và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cũng rất phong phú vàhiệu quả Trung tâm Dịch vụ xuất khẩu nông sản một cửa (Perishable One StopService Export Center – POSSEC) đáp ứng mọi thủ tục cho xuất hàng ngay tại TalaadThai từ hoàn tất thủ tục hải quan, nhận giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng nhậnkiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn vệ sinh đến những dịch vụ chiếu xạ, kho vận đónggói, thông tin tư vấn về thị trường, luật lệ,…

Ngoài ra, Thái Lan là đất nước có lượng khách du lịch hàng năm lớn nên cácnhà kinh doanh nông sản đã tận dụng lợi thế này để xuất khẩu tại chỗ với kim ngạchđáng kể Mặt khác đây cũng là một hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu nông sảnThái Lan có hiệu quả

Trang 35

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Theo dự báo của của IMF, WB và OECD nền kinh tế thế giới đang phục hồi và sẽbước vào giai đoạn tăng trưởng mới từ năm 2015 Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủquan và khách quan như biến đổi khí hậu, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, khủng bố,… sẽ dẫntới sự biến động khó dự đoán trước của thị trường thế giới Cùng với đó, rào cản kỹ thuậtcủa các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển dựng lên ngày càng tinh vi, khó vượt quahơn đối với hàng nông sản xuất khẩu của các nước đang phát triển Vì vậy, những kinhnghiệm lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Trung Quốc và Thái lan trongthời kỳ sau khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ là những bài học quý đối với Việt Nam trongviệc phát triển thị trường hàng nông sản xuất khẩu trong giai đoạn tới

Bài học thành công có thể vận dụng

Thứ nhất, lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế

của đất nước và tình hình thực tiễn thị trường xuất khẩu, nhờ đó mà cả hai nước đã mởrộng được thị trường xuất khẩu và gia tăng kim ngạch Cả Thái Lan và Trung Quốcđều thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản theo cả chiều rộng và chiềusâu, chủ yếu định hướng theo chiều sâu Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cảcác nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực thông qua việc tăng cườngđàm phán và ký kết các FTA, EPA song phương và khu vực

Thứ hai, hai nước đều thực hiện tái cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản

theo hướng tương đối cân bằng giữa các khu vực thị trường nhằm giảm bớt rủi ro sovới những nước quá tập trung vào một khu vực thị trường xuất khẩu nào đó Đồngthời, Chính phủ hai nước đều xây dựng 10 thị trường xuất khẩu nông sản trọng điểmđóng vai trò điều tiết đối với toàn bộ cơ cấu thị trường xuất khẩu và làm bàn đạp để

mở rộng thị trường xuất khẩu

Thứ ba, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cả chiều rộng

và chiều sâu, chú trọng đa dạng hóa theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.Hàng nông sản xuất khẩu được cơ cấu theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nguyên liệuthô và sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao nhằm nângcao giá trị hàng nông sản xuất khẩu

Thứ tư, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nước mình mà Trung Quốc và Thái

Lan đều đưa ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả để thực hiện phát triển thị trườngxuất khẩu hàng nông sản

Thứ năm, chú trọng xây dựng chiến lược tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương

hiệu nông sản cả trong nước và nước ngoài Trên cơ sở mặt hàng có lợi thế cạnh tranh,mỗi quốc gia có cách thức riêng nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho mình

Trang 36

Bài học thất bại cần tránh

Mặc dù sau nhiều năm thực hiện chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, cảhai nước đều đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản ấn tượng nhưng chủ yếu làtăng trưởng theo chiều rộng, chưa thực sự gắn với tăng trưởng và phát triển bền vững

Cụ thể là:

Thứ nhất, phát triển thị trường hàng nông sản chưa tính đến những ảnh hưởng từ

rủi ro chính trị Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đãchuyển trọng tâm xuất khẩu sang thị trường châu Á, đặc biệt chú trọng đến thị trườngcác nước láng riềng Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với NhậtBản (trên biển Hoa Đông) và một loạt các nước Phi-lip-pin, Việt Nam, Bru-nây, Ma-lai-xi-a (khu vực biển Đông) và vùng lãnh thổ Đài Loan đã khiến kim ngạch xuất khẩuhàng hóa của Trung Quốc sang các thị trường này giảm mạnh

Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chưa chú trọng đến bảo vệ môi

trường Yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP) hoặc nền nôngnghiệp hữu cơ đang rất được các nước phát triển chú trọng kiểm soát đối với hàngnông sản từ các nước đang phát triển Mặc dù những yêu cầu này đã và đang được cảhai nước thực hiện nhưng còn mang tính thụ động và chưa triệt để

Thứ ba, vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản tại Trung Quốc và Thái Lan

chưa mang tính bền vững, đặc biệt vấn đề xã hội chưa được quan tâm thỏa đáng Thựctiễn cho thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho người sản xuất, an toàn thực phẩm còn nhiềuhạn chế đã làm giảm uy tín và gây ra không ít thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuấtkhẩu nông sản

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2017-2020

2.1 Khái quát về xuất khẩu nông sản của Việt Nam

2.1.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu

Biểu đồ 2.1: Kim Ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam năm 2019

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt

Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 16,76 tỷ USD, giảm 0,5%; chănnuôi ước đạt 297 triệu USD, giảm 18,5%; thủy sản ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD, giảm0,9%; lâm sản chính đạt trên 11,65 tỷ USD, tăng 15,0% Đặc biệt, trong bối cảnh khókhăn do tác động của dịch COVID-19, một số mặt hàng vẫn đạt giá trị xuất khẩu caohơn có với cùng kỳ, như: gạo, rau, sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre

Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 2,8 tỷ USD (tăng 10,4%); rau đạt 621 triệu

Trang 38

USD (tăng 37,2%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 10,9 tỷ USD (tăng 14,1%); mây, tre,cói thảm đạt 545 triệu USD (tăng 26,1%).

Biểu đồ 2.2: Kim Ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm

2020

Mây, tre, cói

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Quế Sắn và các sản phẩm sắn

Cà phê Cao su Gạo Rau củ Hạt Điều

Phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng tổ chức diễn đàn thúc đẩysản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu (thịt gà, thịt bòchất lượng cao, sản phẩm chứng nhận Halal)

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giảipháp nhằm cân bằng thương mại nông lâm thủy sản, tháo gỡ các khó khăn vướng mắctrong thương mại; phổ biến quy định thị trường, chính sách trong thúc đẩy thương mạinông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh trên thế giới, tập trung vào các thị trườngtrọng điểm (Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, )

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cảnh báo các quy định mới của thịtrường, kịp thời cung cấp thông tin cho địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là thịtrường Trung Quốc; truyền thông mạnh mẽ các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mạinổi bật của ngành, các sự kiện về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU theo Hiệpđịnh EVFTA

Trang 39

Theo thống kê hiện có 8 nhóm, mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD;trong đó có 07 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD( cà phê 2,5 tỷ USD,gạo 2,8 tỷ USD, hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, rau quả đạt 3 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt8,4 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu, tính chung 11 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trườngchiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,8 tỷ USD, tăng 22,3%

so với cùng kỳ và chiếm khoảng 26,2% thị phần

Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt gần 9,2 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ vàchiếm 24,6% thị phần, thị trường EU ước đạt 3,44 tỷ USD, giảm 0,3% và chiếm 9,2%thị phần

Xuất khẩu sang Ấn Độ đạt khoảng 3,43 tỷ USD, tăng 2,8% và chiếm 9,18% thịphần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,5% và chiếm gần 8,3% thị phần

Về triển vọng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản

tỏ ra khá lạc quan: Dịch Covid-19 từng bước được Thế giới và Việt Nam kiểm soát.Đặc biệt với hàng loạt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) mà Việt Nam đã thamgia ký kết mở ra nhiều cơ hội cho về xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp Do

đó, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tụckhởi sắc Để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đồng thời giá tăng giá trị của các sản phẩmnông nghiệp chúng ta sẽ cần tiếp tục có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để doanh nghiệp,hợp tác xã tập trung vào sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm nông sản

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Quyết định 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 175/QĐ-TTg ngày27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2007
2. Bộ Tài chính – Bộ Công thương – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng (2015), Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.Sách tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tưliên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP Quy định đối với hàng hóa nhậpkhẩu lưu thông trên thị trường
Tác giả: Bộ Tài chính – Bộ Công thương – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng
Năm: 2015
1. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics những vấn đề cơ bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2010
2. Nguyễn Văn Hùng (2013), Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), LATS, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trìnhthực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2013
3. Đỗ Thị Hòa Nhã, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU” 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU"”
4. Nguyễn Thị Hằng Vân (2010), Những nhân tố tác động đến hoạt động Logistics ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố tác động đến hoạt động Logistics ởViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Vân
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Dân (2001), Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
6. TS. Hoàng Thị Bích Loan, Báo cáo về quan hệ thương mại Việt Nam- Ấn Độ (2016) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.Sách Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về quan hệ thương mại Việt Nam- Ấn Độ" (2016) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
1. Donald J. Bowersox, David J. Closs, M. Bixby Cooper, Supply chain logistics management, McGraw-Hill, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain logistics management
2. Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M.Ellram, Fundamentals of Logistics management, McGraw-Hill, 1998.Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Logistics management", McGraw-Hill, 1998
1. Tạp chí Công Thương, Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Nông sản vào thị trường Ấn Độ, [4/5/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Nông sản vào thị trường Ấn Độ
2. Kiểm toán nhà nước, Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, [11/4/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
3. Hải quan online, Tọa đàm tìm giải pháptìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản: Chuẩn bị tâm thế cho nông sản Việt chinh phục các thị trường khó tính[26/06/2020].Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tọa đàm tìm giải pháptìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nôngthủy sản: Chuẩn bị tâm thế cho nông sản Việt chinh phục các thị trường khótính
1. Tạp chí tài chính: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-va-thach-thuc-voi-nong-san-viet-nam-tu-evfta-318309.html Link
3. Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.mic.gov.vn/ Link
4. Tổng cục Hải quan http://www.customs.gov.vn/default.aspx Link
5. Tổn cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU (Trang 9)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 (Trang 41)
Bảng 2.2: Số liệu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam sang Ấn Độ tháng 7 năm 2018 và 7 tháng năm 2018 (Lượng: Tấn, giá trị: nghìn USD) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng 2.2 Số liệu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam sang Ấn Độ tháng 7 năm 2018 và 7 tháng năm 2018 (Lượng: Tấn, giá trị: nghìn USD) (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w