Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
3.8
3.83.8
3.8.
. .
. H
HH
HỆ THỐNG ĐIỀU
Ệ THỐNG ĐIỀU Ệ THỐNG ĐIỀU
Ệ THỐNG ĐIỀU KHI
KHIKHI
KHIỂN
ỂNỂN
ỂN KHÔNG KHÍ B
KHÔNG KHÍ B KHÔNG KHÍ B
KHÔNG KHÍ BẰNG TAY
ẰNG TAY ẰNG TAY
ẰNG TAY
Cửa hỗn hợp nhiệt độ thường được điều chỉnh bằng cần điều khiển ở bảng điều
khiển dùng dây cáp cơ khí. Ở một số xe hiện đại người ta sử dụng một động cơ trợ lực
chạy bằng điện để điều khiển vị trí của cửa hỗn hợp nhiệt độ. Khi cần điều khiển nhiệt
độ được thiết lập ở chế độ lạnh nhất, cửa hỗn hợp nhiệt độ sẽ ngăn dòng không khí
không cho qua lõi của bộ sưởi ấm, không khí vào trong cabin ôtô sẽ lạnh nhất vì dòng
không khí đến thẳng từ bộ bốc hơi. Khi cần điều khiển được thiết đặt ở chế độ nóng
nhất, cửa hỗn hợp nhiệt độ sẽ cho toàn bộ không khí đi qua lõi của bộ sưởi ấm, dòng
không khí được nung nóng đi vào khoang hành khách. Khi thiết đặt cần điều khiển ở
một chế độ giữa nóng và lạnh, dòng không khí nạp vào sẽ trộn lẫn không khí nóng và
lạnh, cho phép người tài xế điều chỉnh đến một nhiệt độ thích hợp.
Nhiều ôtô sử dụng cơ cấu dẫn động bằng chân không, để vận hành cổng nạp
không khí vào và các cửa chế độ. Những cơ cấu này được vận hành bằng các van chân
không, các van này hoạt động được nhờ các đầu điều khiển. Sự điều khiển bằng chân
không vận hành dễ giàng hơn khi điều khiển bằng dây cáp Bowden, và các ống dẫn chân
không dễ giàng xuyên qua không gian chật hẹp trong ôtô hơn các dây cáp. Tuy nhiên,
dây cáp Bowden được sử dụng để điều khiển cửa hỗn hợp nhiệt độ trong hầu hết các hệ
thống này, bởi vì nó có khả năng điều chỉnh chính xác vị trí của cửa theo yêu cầu.
Mạch điều khiển chân không bắt đầu ở động cơ, đi qua các ống nhỏ được điều
khiển bằng một hay nhiều van, và kết thúc tại một trong nhiều động cơ chân không.
Nguồn chân không lấy tại đường ống nạp của động cơ, được tạo ra do cánh bướm ga
đóng lại một phần khi động cơ xăng làm việc. Hầu hết các hệ thống đều sử dụng van
kiểm tra một chiều và bình chứa chân không trên đường ống từ động cơ đến để duy trì
nguồn cung cấp chân không, trong lúc cánh bướm ga mở rộng hoàn toàn (hình 3.25).
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
H.3.25. Sơ đồ mạch điều khiển bằng chân không điển hình
Các ống nhựa dẻo với đường kính trong
1
/
8
inch (3.1 mm) dùng để truyền dẫn luồng
chân không trong hệ thống, loại ống này có độ bền cao hơn so với các ống bằng cao su
trước đây. Trên hệ thống điều hòa không khí ở nhiều ôtô, các ống chân không được gắn ở
đầu nối nhiều cổng tại van điều khiển và tại mối liên kết ở vách ngăn. Những ống này đều
có các ký hiệu mã với những sọc màu trên ống khi kết hợp với những sơ đồ của hệ thống
ống dẫn chân không, chúng có thể được nhận biết một cách dễ giàng (hình 3.26).
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
H.3.26. Hộp chứa các ống dẫn chân không trong bộ điều khiển của hệ thống
Trong đó, các van điều khiển thường có hai vị trí chủ yếu. Một vị trí thông
thường từ ống dẫn của chân không đến áp suất khí quyển và cho phép lò xo dịch chuyển
đến vị trí tắt (OFF); một vị trí khác sẽ nối nguồn chân không đến. Nhiều hệ thống điều
khiển tất cả các chân không với một van đơn, van này có từng vị trí cho mỗi chức năng
điều khiển. Một số hệ thống khác sử dụng khối van, với từng van tách biệt cho mỗi
mạch chân không (hình 3.27).
H.3.27. Bộ phận điều khiển sử dụng cơ cấu cơ khí để điều chỉnh các van chân không
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
Một cơ cấu vận hành chân không gồm có một màn mềm nằm trong một hộp
chứa bằng kim loại. Một phía của hộp chứa được bịt kín lại và nối với nguồn chân
không, phía buồng chứa này thường gồm có một lò xốc khả năng đẩy màng về phía đối
diện ở buồng bên kia. Một cần đẩy nối màng sẽ đi ngang qua buồng được thông với áp
suất khí trời (hình 2.28). Khi van điều khiển nối buồng bịt kín với nguồn chân
không, buồng này được chứa đầy chân không. Áp suất khí quyển ở phía thông với
không khí sẽ đẩy màng di chuyển cơ cấu đến vị trí ON. Khi buồng kín được thông với
áp suất khí trời nhờ một van thông hơi, lò xo sẽ dịch chuyển cơ cấu đến vị trí OFF.
Không khí phải vào thông với buồng kín này thì lò xo mới đẩy màng trở về (hình 3.29).
Khi không có tín hiệu chân không, lò xo sẽ duỗi trục của cơ cấu dẫn động ra, và điều
này sẽ đặt cửa ở một vị trí ấn định (a), khi có độ chân không sẽ kéo trục vào trong và
dịch chuyển cửa đến một vị trí khác (b).
Hình 3.28. Cơ cấu dẫn động chân không.
Có một số cơ cấu chân không sử dụng buồng kín ở cả hai phía, bịt kín ở cả phía
cần đẩy. Cơ cấu chân không có hai buồng kín này có thể điều khiển được ở cả hai
hướng: Khi không có tín hiệu chân không sẽ dịch chuyển cửa đến vị trí làm tan băng,
khi có tín hiệu chân không đến sẽ dịch chuyển đến vị trí hỗn hợp, và khi có hai tín hiệu
chân không đến sẽ dịch chuyển cửa đến vị trí nung nóng (hình 3.29).
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
H.3.29. Hoạt động của cơ cấu dẫn động kiểu màng đơn
H.3.30. Hoạt động của cơ cấu dẫn động kiểu màng đôi
Mạch chân không có thể gồm thêm một bộ xả và bộ giới hạn. Bộ xả gắn vào
mạch dùng để ngắt cơ cấu ở tốc độ chậm. Bộ giới hạn là những lỗ định cỡ rất nhỏ được
sử dụng để làm chậm tốc độ của cơ cấu dẫn động.
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
Ngoài ra, trên một số ôtô hiện đại sử dụng các công tắc hoạt động bằng điện tại
đầu điều khiển thay vì dùng công tắc bằng chân không. Những công tắc này sẽ làm hoạt
động một nhóm các van điện từ (solenoid), các van này sẽ điều khiển dòng chân không
đến các động cơ vận hành bằng chân không tại các cửa dẫn khí. Các cơ cấu dẫn động
bằng chân không này cũng như loại vừa trình bày ở trên, chỉ khác nơi công tắc điều
khiển cơ cấu dẫn động (điện – cơ khí).
H 3.31. Hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động chân không bằng công tắc điện
Nhiều ôtô hiện đại sử dụng động cơ điện để vận hành các cửa phân phối không
khí và các cửa hỗn hợp nhiệt độ. Cần điều khiển nhiệt độ ở đầu điều khiển của những hệ
thống này là một chiết áp điện. Chiết áp này là một loại điện trở biến đổi, động cơ điện
sẽ đáp ứng đối với tín hiệu này bằng cách quay đi một đoạn. Động cơ này tương tự động
cơ dùng để chuyển hướng cần ăngten ở hệ thống thu và phát tín hiệu vô tuyến trên ôtô
(hình 3.31).
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
Trong hệ thống điều hòa không khí trên ôtô, những cơ cấu dẫn động thực hiện trong
hệ thống có thể là van solenoid, động cơ quạt gió, động cơ trợ lực hoặc là ly hợp của
máy nén. Ở hầu hết các hệ thống, mạch điện của hệ thống điều hòa không khí sẽ bắt đầu
tại cực dương của bình ắcqui với một cầu chì hoặc là một bộ ngắt mạch, đi qua công tắc
chính ON-OFF tại đầu điều khiển, và sau đó chia nhánh rẽ đến các mạch song song khác
nhau. Công tắc chính trong nhiều hệ thống được vận hành nhờ cần gạt điều khiển (hình
3.32). Khi thay đổi vị trí của công tắc quạt gió thì tốc độ của quạt gió cũng thay đổi, nhờ
vào các điện trở phụ được lắp trong công tắc điều khiển quạt gió. Các điện trở hạ điện áp
ở quạt gió xuống thì sẽ làm giảm tốc độ của quạt.
H3.32. Hệ thống sử dụng động cơ điện để hoạt động các van điều khiển
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
H.3.33. Hệ thống sử dụng động cơ điện để hoạt động các van điều khiển
Thông thường, giá trị của điện áp để điều khiển tốc độ quay của quạt: ở tốc độ
thấp nhất điện trở là 1,5÷2 (Ω) và điện áp quạt gió vào khoảng 4 (V); ở tốc độ thấp - vừa
điện trở khoảng 1(Ω) và điện áp vào khoảng 6 (V); ở tốc độ cao - vừa điện trở 0,3 (Ω) và
điện áp quạt gió vào khoảng 8÷9 (V). Ở tốc độ cao không có điện trở và điện áp quạt gió
từ 12÷14 (V) (hình 3.34).
Giáo trình Thiếtbịlạnh ôtô
H.3.34. Mạch điều khiển tốc độ quay của quạt gió ở từng vị trí của công tắc điều khiển
. thống thu và phát tín hiệu vô tuyến trên tô
(hình 3.31).
Giáo trình Thiết bị lạnh tô
Trong hệ thống điều hòa không khí trên tô, những cơ cấu dẫn động. trình Thiết bị lạnh tô
Ngoài ra, trên một số tô hiện đại sử dụng các công tắc hoạt động bằng điện tại
đầu điều khiển thay vì dùng công tắc bằng chân không.