1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Nên hay không nên nuôi Tôm Chân Trắng? Các điều lợi và hại giữa Tôm Chân Trắng và con Tôm Sú truyền thống pptx

5 295 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,75 KB

Nội dung

Nên hay không nên nuôi Tôm Chân Trắng? Các điều lợi hại giữa Tôm Chân Trắng con Tôm truyền thống Nguồn: vietlinh.com.vn Xuất xứ của Tôm Chân Trắng là từ vùng Nam Mỹ chạy suốt từ Peru cho đến Mexico. Vào những năm 1970 Tôm Chân Trắng được đưa vào các vùng đảo Thái Bình Dương, tới đầu năm 1980 Tôm Chân Trắng được nuôi trồng các vùng nước Mỹ quanh khu vực. Suốt thời gian dài 20-25 năm Tôm Chân Trắng là loại tôm chủ lực nuôi trong khu vực này. Tôm Chân Trắng được đưa vào Á châu qua các nước Trung Quốc Đài Loan vào những năm 1980 nhưng cho tới mãi năm 1996 mới thực sự đưa vào nuôi trồng sản xuất đại trà. Các nước Á châu lân cận khác thì vào đầu năm 2000. Các con giống SPF (specific pathogen free) không mang nguồn bịnh được thử nghiệm nuôi trồng sản xuất tại các nước Á châu vào đầu năm 2000. Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc dẫn đầu về số lượng sản xuất khoảng 300,000 tấn năm 2003, từ đó tới năm nay con số này còn cao hơn nhiều. Sản lượng của ThaiLand được 120,000 tấn, Việt Nam Indonesia mỗi nước chỉ có 30,000 tấn. Về vấn đề bệnh dịch đối với Tôm Chân Trắng, theo FAO (Food and Agriculture Organization) - Ủy ban lương thực nông lâm quốc tế thì có sự ngộ nhận là Tôm Chân Trắng không bị nhiều bịnh dịch như những con Tôm truyền thống và mang lại lợi nhận kinh tế cao, trong khi đó Tôm lại bị nhiều dịch bệnh và làm tổn hại rất lớn kỹ nghệ nuôi trồng Tôm địa phương. Thời gian đầu Tôm Chân Trắng đã mang lại lợi nhuận thành công cho khu vực châu Á, trái lại, trong thời gian này thì phía Nam Mỹ giảm dần số lượng sản xuất vì những bịnh dịch con Tôm Chân Trắng gây ra. Dịch bịnh đầu vàng (YHV) năm 1992 sau đó là đốm trắng (WSS) năm 1994 trên con Tôm truyền thống làm tổn thất hơn 1 tỷ đô la một năm cho Châu Á. Đối với con Tôm Chân Trắng ở khu vực Nam Mỹ cũng bị dịch bịnh Taura Syndrome Virus (TSV) từ năm 1993, tổn hại mỗi năm ½ tỷ đô la. Những dịch bịnh này được đổ lỗi cho sự bất cẩn trong khâu sản xuất tôm giống những đàn giống được du nhập từ nước ngoài vào, vì lý do này các chính phủ Châu Á đều ra luật chống lại nhập khẩu nuôi trồng Tôm Chân Trắng để ngăn ngừa bảo đảm cho con tôm trong nước không bị lây nhiễm bởi các tôm giống du nhập từ Nam Mỹ. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra dịch bịnh Taura (TSV) có lây nhiễm cho con Tôm hay không? Vì thời gian chưa đủ để có 1 cuộc nghiên cứu sâu rộng về sự lây lan này nhưng khoa học cho biết rằng virus Taura dễ dàng chuyển hoá lây nhiễm cho con Tôm Sú. Thêm vào đó Tôm Chân Trắng đem theo 1 virus gọi là LOVV-Like, con virus này làm ngưng tăng trưởng cho con Tôm Chân Trắng (bịnh còi) cũng như bịnh MBV cho con Tôm Sú, những dịch bịnh tai hại khác chưa thể nào hình dung được mà phải cần thời gian nghiên cứu thêm. Những thành công ban đầu nhờ vào con Tôm Chân Trắng đã là sự thúc đẩy cho rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ào ạt nuôi trồng không màng đến sự cản ngăn lo lắng của các chính quyền sở tại. Nhiều nguồn giống không rõ lai lịch mang theo mầm móng dịch bịnh đã được nhập về mà hậu quả sẽ không kiểm soát kiềm chế được sau này. Con Tôm Chân Trắng có nhiều điểm lợi hơn con Tôm Sú, điểm nổi trội nhất là con giống có thể gầy dựng sản xuất tại chỗ theo vòng khép kín, không phải ra đại dương bắt con giống từ thiên nhiên về. Hiện tại một vài nước đã sản xuất được những con giống siêu hạng không bị nhiễm bịnh đời thứ 6 gọi là những con giống SPF (Specific pathogen free) không có virus con giống SPR (specific pathogen resistant) miễn nhiễm dịch. Tôm Chân Trắng có những điểm lợi khác như mau lớn, lớn nhanh hơn con Tôm Sú, thả được mật độ cao, khoanh độ muối và nhiệt độ rộng, cần ít chất đạm hơn (giá thành thấp hơn), tổn thất hao hụt cho tôm Post rất ít, ít bị nhiễm bịnh (các loại tôm SPF SPR). Những điểm hại của con Tôm Chân Trắng là bản thân nó khi được du nhập vào sẽ mang theo những mần bịnh cho vùng bản xứ, người mới nuôi sẽ không có kinh nghiệm kỹ thuật nuôi (kỹ thuật khác với Tôm Sú). Nuôi Tôm Chân Trắng cần kỹ thuật cao. Kích cỡ tôm nhỏ hơn nhiều so với Tôm Sú. Những người mới nuôn Tôm Chân Trắng nếu không áp dụnh kỹ thuật tân tiến thì khó cạnh tranh với các nước đi đầu với nhiều năm kinh nghiệm hơn. Trên thế giới các cơ quan (FAO, OIE, NACA, ASEAN, SEAFDEC, GAA) liên quan đến nuôi trồng thủy sản đã có thỏa thuận 1 số điều lệ tập trung vào con giống SPF SPR. Để tránh những trường hợp lây lan dịch bịnh tràn lan hủy hoại đi ngành nuôi trồng thủy sản, chỉ có 2 loại giống siêu hạng trên được phép dịch bịnh chuyển từ vùng này sang vùng khác trên thế giới. Các nước đã tuân thủ theo những luật lệ này gồm Mỹ (Hawaii), Venezuela Brazil. Mô tả cụ thể những điểm lợi đối với con Tôm Chân Trắng: Có rất nhiều điểm lợi khi nuôi trồng con Tôm Chân Trắng mặc dù nó không phải là con tôm bản xứ. • Tăng trưởng: Con Tôm Chân Trắng có thể lớn nhanh lẹ hơn con Tôm Sú (3g/1 tuần) tới mức là 20gram 1 con (trong điều kiện 150con/1m2 lúc thu hoạch). Khi lớn tới mức 20g thi tăng trượng chậm hẳn đi, đặc biệt con tôm đực tăng chỉ được 1g/1tuần . Các nước như ThaiLand Indonesia, Tôm Chân Trắng được nuôi trong ao nền đất sét mật độ từ 60-150 con/m2 (tỷ lệ sống 80-90%) thường chỉ lớn được 1.0 - 1.5g/1 tuần. • Mật độ: có thể nuôi Tôm Chân Trắng ở mật độ cao tới 150 con/ m2 • Độ mặn: Tôm Chân Trắng chịu được độ mặn từ 0.5 – 45ppt, thường thì vào khoảng 7 – 34ppt lớn nhanh nhất vào khoảng 10 – 15ppt. • Nhiệt Độ: Tôm Chân Trắng chịu được nhiệt độ cao thấp từ 15 – 33oC nhưng nó chỉ tăng trưởng tốt nhất vào khoảng 23-30oC. Theo (Wyban and Sweeny, 1991) thì nhiệt độ 27oC vẫn là lỳ tưởng. • Dinh dưỡng: Tôm Chân Trắng cần ít chất đạm hơn là Tôm Sú. Tôm Chân Trắng cần 20-35% chất đạm so với Tôm là 36-42%. Theo cách nuôi trồng ThaiLand thì FCR là 1.2 so với Tôm là 1.6. Với điểm này cộng với tỷ lệ sống cao thì Tôm Chân Trắng được lợi hơn 25-30% giá thành, theo thống kê giá thành là Tôm Chân Trắng = US$ 2.33/Kg Tôm là = US$ 3.41/Kg. • Nuôi dưỡng tôm Post: Tôm Chân Trắng tỷ lệ sống cao hơn Tôm rất nhiều. • Thu hoặch: Tôm Chân Trắng ngâm nước đá sau khi thu hoặch sẽ tránh được các bịnh đường ruột cho người tiêu dùng. Tôm Chân Trắng có rất nhiều điểm thuận lợi như nêu trên, nhưng cũng còn nhiều vấn đề dịch bịnh mà chúng ta không biết được sau này. Theo Tôi vấn đề nuôi con Tôm Chân Trắng thì địa lý rất là quan trọng, ở Việt Nam thì khu vực miền trung có lẽ thuận hơn so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long phía nam vì nhiệt độ 23 – 27 oC lý tưởng nhất (tháng 10 – tháng 2). Đầu tư vào kỹ thuật con giống (SPF, SPR) cần tài chính mạnh cũng là điểm chính cho thành công nuôi trồng Tôm Chân Trắng. Vấn đề kinh tế xuất khẩu thì rõ là chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế, vì phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước Nam Mỹ, ThaiLand và Trung Quốc. Vấn đề kỹ thuật chất lượng thì ta khó cạnh tranh lại vì các nước đó đã có quá trình dài trong nuôi trồng con Tôm Chân Trắng, như thế chúng ta lại sẽ bị ràng buộc vào thế cạnh tranh với giá cả, chuyện này thì càng phức tạp hơn nhiều. Ở Việt Nam nhiều năm qua khâu thu mua có nhiều vấn đề gây bức xúc trên thị trường mà nhà nông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, như con cá tra, các nhà nông cấy lúa, khi được mùa thì cũng là lúc lo cho đầu ra. Nông dân gian khổ bao nhiêu để nuôi, để trồng thì khi thu hoặch cũng gian nan bấy nhiêu khi mang con tôm cây lúa đi bán… chúng ta còn nhiều việc phải suy nghĩ làm. . Nên hay không nên nuôi Tôm Chân Trắng? Các điều lợi và hại giữa Tôm Chân Trắng và con Tôm Sú truyền thống Nguồn: vietlinh.com.vn Xuất xứ của Tôm Chân. và Brazil. Mô tả cụ thể những điểm lợi đối với con Tôm Chân Trắng: Có rất nhiều điểm lợi khi nuôi trồng con Tôm Chân Trắng mặc dù nó không phải là con

Ngày đăng: 18/01/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w