1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI (COMMUNITY SERVICE)

192 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách; - Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt đ

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CỘNG ĐỒNG KON TUM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 1345/QĐ-CĐCĐ, ngày 04/12 /2020

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

Tên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI (COMMUNITY SERVICE)

Mã ngành, nghề: 6760101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương Thời gian đào tạo: 3 năm học

1 Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; có kiến thức chuyên môn cơ bản và kĩ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp vào phân tích, phát hiện và giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng tự giải quyết những vấn đề xã hội

Người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội có năng lực thực hiện các công việc của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp như cung cấp trực tiếp các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội trong các lĩnh vực

an sinh xã hội, sức khỏe và giáo dục

- Phân tích và phân biệt một cách cơ bản về các cấp độ can thiệp xã hội: cá nhân, nhóm, cộng đồng Kết nối được phương pháp và kỹ năng trong tham vấn để ứng dụng một cách linh hoạt vào thực hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng;

Trang 2

- Mô tả được mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách;

- Khái quát được kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động, dịch vụ trợ giúp

tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;

- Kết nối được các nguồn lực để góp phần cải thiện, giải quyết vấn đề xã hội;

- Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để chữa trị và phục hồi các chức năng xã hội cho các đối tượng yếu thế Kết nối, phát huy nguồn lực nhằm phát triển con người, quản lý xã hội một cách hài hòa ở cấp độ cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ về tệ nạn xã hội, lệch lạc xã hội, ;

- Vận dụng được các chính sách xã hội và biện hộ cho thân chủ được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng và phản hồi điều chỉnh chính sách;

- Áp dụng được các kỹ năng: lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia, tham vấn và viết báo cáo, truyền thông nhóm, xử lý xung đột nhóm, xử lý khủng hoảng,

kỹ năng thương lượng;

- Thực hiện được các kỹ năng nghiên cứu xã hội, lập kế hoạch, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ, quản lý các tổ chức xã hội;

- Đánh giá, phát hiện được các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng;

- Phân tích, đánh giá, áp dụng được mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề

1.2.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

- Nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, thấu cảm, quản lý cảm xúc;

Trang 3

- Trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành công tác xã hội nói riêng

1.3 Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Công tác xã hội trường học;

- Công tác xã hội người cao tuổi;

- Công tác xã hội trẻ em và gia đình;

- Phát triển cộng đồng;

- Công tác xã hội bệnh viện;

- Công tác xã hội cơ sở;

- Công tác xã hội người khuyết tật;

- Công tác xã hội người nghiện

2 Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 43

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2565 giờ

- Khối lượng các môn học chung: 435 giờ

- Khối lượng các môn học bổ trợ: 150 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1980 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 939 giờ; Thực hành, thực tập, bài tập, thảo luận: 1511 giờ; Kiểm tra: 115 giờ

3 Nội dung chương trình:

TT Mã MH/

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành thực tập, bài tập, thảo luận

Kiểm tra

Trang 4

TT Mã MH/ HP Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành thực tập, bài tập, thảo luận

Kiểm tra

15 61012010 Pháp luật về các vấn đề XH 2 45 13 30 2

III.2 Các môn học chuyên ngành 63 1350 500 792 58

29 61033031 CTXH với người khuyết tật 3 60 30 27 3

31 61032044 CTXH với phòng chống bạo lực GĐ 2 45 13 30 2

32 61033045

CTXH với đối tượng nghiện ma túy,

Trang 5

TT Mã MH/ HP Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành thực tập, bài tập, thảo luận

Kiểm tra

42 61032046 Công tác xã hội với cộng đồng DTTS 2 45 13 30 2

43 61263054 Tiếng Anh chuyên ngành CTXH 3 60 27 30 3

Trang 6

4 Sơ đồ mối liên hệ và tiến trình đào tạo các môn học

5 Hướng dẫn sử dụng chương trình

5.1 Các môn học chung, bổ trợ bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội qui định và phù hợp thực tiễn nhà trường do Hiệu trưởng ban hành để

áp dụng thực hiện

Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2088 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Trang 7

10/2018/TT-Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

5.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

1 Thể dục, thể thao: Bố trí linh hoạt ngoài giờ học

2 Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng;

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

1 buổi/tuần (nếu thuận lợi)

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện

đọc sách và tham khảo tài liệu, điện tử,

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn

thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt định kỳ

5 Tham quan, dã ngoại:

Tham quan một số cơ quan, đoàn thể, trung

tâm bảo trợ có liên quan đến ngành học

Được tổ chức linh hoạt, đảm bảo mỗi học kỳ 1 lần (nếu thuận lợi)

5.3 Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun:

- Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Thông tư Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp

- Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được quy định trong Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo dục nghề nghiệp (theo Quyết định số 1075/QĐ-CĐCĐ ngày 15/10/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

5.4 Điều kiện tốt nghiệp:

- Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Thông tư Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải tích lũy số tín chỉ qui định của Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo dục nghề nghiệp (theo Quyết định số 1075/QĐ-CĐCĐ ngày 15/10/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

Trang 8

- Căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng “danh hiệu Cử nhân thực hành” ngành Công tác xã hội

5.5 Địa điểm tổ chức đào tạo:

- Địa điểm đào tạo được thực hiện tại trường đối với các nội dung lý thuyết, thực hành theo kế hoạch đào tạo

- Đối với nội dung thực tập: SV được tổ chức thực tập tại các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, trường học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Thời gian, hình thức tổ chức cho sinh viên thực tập có thể được thực hiện trong thời gian quy định hoặc linh hoạt, tích hợp nhiều nội dung hoặc nhiều mô đun nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo của trường

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định điều chỉnh địa điểm học tập đối với từng môn học, mô đun cho phù hợp với điều kiện thực tế

Trang 9

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

bổ trợ cho SV những kiến thức cơ bản về các hiện tượng tâm lý xã hội, là nền tảng

để sinh viên thực hiện tốt các kiến thức, kỹ năng ngành Công tác xã hội

2 Tính chất: Môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, số giờ lý thuyết và thực hành được phân phối hợp lý Số giờ thực hành được thể hiện dưới các hình thức bài tập, thảo luận, thực hành nhằm mục đích tăng cường các kiến thức thực tiễn cho sinh viên trong quá trình học tập

II Mục tiêu môn học

1 Về kiến thức: Tình bày được những nội dung cơ bản về các hiện tượng TLXH (bản chất, chức năng của các hiện tượng TLXH), giải thích được các quy luật chung chi phối ảnh hưởng đến việc hình thành tâm lý của quần chúng Làm rõ được những khái niệm cơ bản của TLXH (quan hệ liên nhân cách, nhóm lớn, nhóm nhỏ, tập thể, vấn đề nhân cách trong TLXH) và những ảnh hưởng tác động của chúng trong thực tiễn

2 Về kỹ năng: Nhận biết được các hiện tượng TLXH (tin đồn, dư luận, thủ lĩnh ) Biết tiến hành tổ chức thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm nhỏ

Sử dụng những phương thức tác động cần thiết để tiến hành xây dựng tập thể mình thành một tập thể vững mạnh Xây dựng, tạo lập và giữ vững mối quan hệ liên nhân cách Biết thường xuyên tự rèn luyện học tập để nâng cao uy tín cá nhân

3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm chủ bản thân trong quá trình học tập; có khả năng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để nâng cao năng lực nhận thức của bản thân, có ý thức trách nhiệm, nghiêm túc trong quá trình học tập học phần

III Nội dung môn học

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1 Chương 1 Tâm lý học xã hội là một khoa

học

1.1 Các hiện tượng tâm lý xã hội

1.2 TLHXH là một khoa học

Trang 10

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra 1.3 Các quy luật hình thành nên tâm lý chung

của quần chúng

* Thảo luận mục 1.3

2 Chương 2 Quan hệ liên nhân cách

2.1 Khái niệm chung về quan hệ liên nhân

cách

2.2 Quan hệ liên nhân cách trong quan hệ cá

nhân và quan hệ xã hội

2.3 Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ

3.2 Nhóm lớn và đặc điểm tâm lý dân tộc

3.3 Một số đặc điểm tâm lý của sự liên kết

4.1.3 Các nguyên nhân suy thoái nhân cách

4.1.4 Một số cơ chế tự vệ của con người

4.2 Kiểu nhân cách xã hội

4.2.1 Khái niệm kiểu nhân cách xã hội

4.2.2 Sự khác nhau giữa khái niệm nhân cách

và kiểu nhân cách

4.2.3 Phân biệt kiếu nhân cách xã hội và

nhân vật điển hình của nghệ thuật

Trang 11

Chương 1 Tâm lý học xã hội là một khoa học

Thời gian: 8 giờ Mục tiêu chương 1 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được:

- Về kiến thức: Trình bày được những vấn đề cơ bản của TLHXH về bản chất, chức năng của TLHXH; Hiểu và phân biệt được đối tượng, nhiệm vụ của TLHXH

so với tâm lý học đại cương, nhận thức đúng và đầy đủ ý nghĩa của môn học đối với nghề nghiệp trong tương lai

- Về kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng các kiến thức của TLHXH để giải thích một số các hiện tượng tâm lý đơn giản trong đời sống xã hội Biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên tích cực tự học, tự nghiên cứu tài liệu học tập bộ môn, có thái độ trân trọng bộ môn trong quá trình học tập đồng thời có ý thức để vận dụng các kiến thức của TLHXH vào ngành công tác xã hội Nội dung chương 1:

1.1 TLHXH là một khoa học

1.2.1 Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của TLHXH

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của TLHXH

1.2 Các hiện tượng tâm lý xã hội

1.2.1 Tâm lý xã hội là gì

1.2.2 Bản chất của hiện tượng tâm lý xã hội

1.2.3 Chức năng của các hiện tượng TLXH

1.3 Các quy luật hình thành nên tâm lý chung của quần chúng

1.3.1 Cái tâm lý chung và hoàn cảnh sinh hoạt xã hội

1.3.2 Cái chung, cái riêng, cái đơn nhất trong các hiện tượng TLXH

1.3.3 Quy luật bắt chước

* Thảo luận mục 1.3

Chương 2 Quan hệ liên nhân cách Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu chương 2 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được :

- Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những vấn đề lý luận liên quan đến: quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân; Làm rõ được quan hệ liên nhân cách trong quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân, cũng như quan hệ giữa quan

hệ xã hội và quan hệ cá nhân

- Về kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để xây dựng các mối quan hệ liên nhân cách tốt đẹp cho cá nhân trong quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân; Rèn luyện kỹ năng thể năng thể hiện bản thân một cách đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội

Trang 12

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên có thái độ tích cực, chủ động trong việc tạo lập các mối quan hệ liên nhân cách tốt đẹp trong cuộc sống; Có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc khi tham gia và thực hiện các mối quan

hệ xã hội trong quá trình giao tiếp và hoạt động

Nội dung chương 2:

2.1 Khái niệm chung về quan hệ liên nhân cách

2.1.1 Khái niệm quan hệ liên nhân cách

2.1.2 Vai trò của quan hệ liên nhân cách

2.1.3 Những biểu hiện của quan hệ liên nhân cách

2.2 Quan hệ liên nhân cách trong quan hệ cá nhân và quan hệ xã hội 2.2.1 Quan hệ xã hội

2.2.2 Quan hệ các nhân

2.3 Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân

2.3.1 Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân

2.3.2 Các yếu tố chi phối quan hệ cá nhân

- Về kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng những lý luận đã được nghiên cứu về tâm

lý dân tộc, giai cấp cũng như các nhóm lớn khác trong đời sống xã hội để rút ra các kết luận phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai Liên hệ và lấy được các ví dụ minh họa trong đời sống về các đặc điểm của tâm lý dân tộc, tâm lý giai cấp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên có lòng tự hào, tôn vinh các đặc điểm tâm lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, lòng quyết tâm gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó Có sự linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử, tiếp xúc đối với các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong quá trình công tác sau này

Nội dung chương 3

3.1 Khái niệm chung về nhóm và phân loại nhóm

3.1.1 Khái niệm nhóm

3.1.2 Phân loại nhóm

3.2 Nhóm lớn và đặc điểm tâm lý dân tộc

3.2.1 Nhóm lớn

Trang 13

3.2.2 Đặc điểm tâm lý dân tộc

3.3 Một số đặc điểm tâm lý của sự liên kết trong nhóm và tập thể

3.3.1 Đoàn kết trong nhóm và tập thể

3.3.2 Tinh thần tập thể là một hiện tượng liên kết tâm lý của nhóm

3.4 Một số hiện tượng tâm lý trong đời sống tập thể

3.4.1 Thủ lĩnh trong tập thể

3.4.2 Sự tương hợp tâm lý

3.4.3 Bầu không khí tâm lý trong tập thể

3.4.4 Dư luận xã hội

* Thảo luận mục 3.2, 3.3

* Thực hành mục 3.4

Chương 4: Nhân cách trong tâm lý học xã hội

Thời gian: 12 giờ Mục tiêu chương 4 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được:

- Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những vấn đề cơ bản về nhân cách trong tâm lý học xã hội như: Khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách, kiểu nhân cách xã hội ; Phân biệt được khái niệm nhân cách với kiểu nhân cách; kiểu nhân cách xã hội với nhân vật điển hình của nghệ thuật

- Về kỹ năng: Bước đầu có kỹ năng lý giải một số nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái nhân cách; lý giải một số hiện tượng tâm lý cá nhân dưới góc độ xã hội bằng cơ chế tự vệ của con người

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tu dưỡng rèn luyện bản thân theo những kiểu nhân cách xã hội tích cực, đồng thời tuyên truyền, lên án để mọi người tránh xa không để những kiểu nhân cách xã hội tiêu cực ảnh hưởng

Nội dung chương 4

4.1 Nhân cách

4.1.1 Khái niệm nhân cách

4.1.2 Cấu trúc nhân cách

4.1.3 Các nguyên nhân suy thoái nhân cách

4.1.4 Một số cơ chế tự vệ của con người

4.2 Kiểu nhân cách xã hội

4.2.1 Khái niệm kiểu nhân cách xã hội

4.2.2 Sự khác nhau giữa khái niệm nhân cách và kiểu nhân cách

4.2.3 Phân biệt kiếu nhân cách xã hội và nhân vật điển hình của nghệ thuật

* Thảo luận mục 4.1.3

Trang 14

* Thực hành mục 4.2.3

IV Điều kiện thực hiện môn học:

1 Phòng học bình thường bảo đảm rộng rãi, thoáng mát

2 Trang thiết bị máy móc: đèn chiếu, màn hình

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Tập bài giảng :"Tâm lý học xã hội", Nguyễn Thị Cúc (tài liệu soạn giảng- lưu hành nội bộ)

4 Các điều kiện khác: Sinh viên chuẩn bị máy tính xách tay, giấy A0 bút lông

- Kỹ năng: Chú trọng các kỹ năng phân tích, tổng hợp các vấn đề; kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn xây dựng các mối quan hệ liên nhân cách tốt đẹp cho cá nhân trong quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân; kỹ năng thể năng thể hiện bản thân một cách đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học cần vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm cá nhân vào giải quyết các bài tập theo yêu cầu của giảng viên SV chủ động rèn luyện bản thân hình thành những năng lực phù hợp với nghiệp vụ ngành CTXH

2 Phương pháp đánh giá:

- Phần kiến thức và kỹ năng được đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và bài thi kết thúc học phần theo Quyết định số 1075/QĐ-CĐCĐ ngày 15/10/2020 của Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Kon Tum ban hành Quy chế Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo dục nghề nghiệp Cụ thể, có 02 bài kiểm tra (01 bài thường xuyên- HS1 và 01 bài kiểm tra định kỳ HS 2) Thi kết thúc học phầnthời gian 60 phút- hình thức thi viết (tự luận)

- Phần năng lực tự chủ và trách nhiệm được đánh giá dựa trên các biểu hiện của khả năng tự học: luôn hoàn thành tốt nội dung và các nhiệm vụ giáo viên giao cho cá nhân trên lớp (sản phẩm được thể hiện qua kế hoạch và biên bản làm việc);

tự giác chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập, hoàn thành nhiệm vụ trên lớp,

- Điều kiện dự thi kết thúc học phần: người học tham dự ít nhất 80% thời gian học lý thuyết và có đầy đủ các bài học thực hành, thảo luận, bài tập Có đầy đủ các cột điểm kiểm tra thường xuyên, tham gia thi giữa học phần (sinh viên vắng thi giữa học phần không có ý do chính đáng nhận điểm 0 cho cột điểm này)

- Giảng viên được phân công giảng dạy có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm tra; tiến hành đánh giá kết quả môn học gửi về khoa quản lý người học để tổng hợp điểm

Trang 15

VI Hướng dẫn thực hiện môn học:

1 Phạm vi áp dụng môn học: chương trình môn học tâm lý học xã hội được xây dựng cho sinh viên trình độ cao đẳng chuyên ngành Công tác xã hội

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: trong quá trình giảng dạy GV cần quan tâm phát huy kinh nghiệm của người học trong quá trình lên lớp; chú trọng đầu tư tổ chức tốt các tiết thảo luận cả về nội dung lẫn hình thức

- Đối với người học: cần có tập bài giảng "Tâm lý học xã hội" để làm nguồn tài liệu chính; tham khảo thêm các tài khác trên mạng và ở thư viện theo giới thiệu của GV

3 Những trọng tâm cần chú ý Khi học tập môn học này SV cần chú ý các vấn đề trọng tâm sau:

- Phân biệt sự khác biệt giữa TLXH với TL cá nhân; các quy luật của TLXH;

- Vấn đề quan hệ liên nhân cách trong TLHXH;

- Những hiện tượng nổi bật trong nhóm nhỏ, nhóm lớn; đặc biệt chú trọng liên

hệ với bản thân, tập thể lớp học với những vấn đề lý thuyết được nghiên cứu

4 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (2001), Tâm lý học xã hội, NXB

GD Hà Nội

[2] Vũ Dũng, (2000) Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [3] Fischer, Những khái niệm cơ bản của TLH xã hội (Người dịch Huyền Giang), NXB Thế giới TTNCTLTE

5 Ghi chú và giải thích (nếu có): Không

Tên môn học: XÃ HỘI HỌC

II Mục tiêu môn học

1 Kiến thức: Trình bày, phân tích được những vấn đề cơ bản về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học; các lý thuyết,

Trang 16

khái niệm xã hội học; phương pháp nghiên cứu xã hội học Hiểu và phân tích được các luận điểm cơ bản về các cách tiếp cận xã hội học

2 Kỹ năng:

- Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng đọc, xử lý các tư liệu xã hội học; phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội; phân tích mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các mối quan hệ xã hội nhằm tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh

- Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận để phân tích, lý giải các hiện tượng của đời sống xã hội dưới góc độ xã hội học; biết triển khai đề tài nghiên cứu

III Nội dung môn học:

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Kiểm tra

1 Chương 1: Nhập môn xã hội học

1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

xã hội học

1.1.1 Sự ra đời xã hội học

1.1.2 Các giai đoạn phát triển XHH

1.2 Đối tượng, PP nghiên cứu của xã hội học

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu xã hội học

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học

1.3 Cơ cấu xã hội học - phân loại XHH

1.3.1 Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực

Trang 17

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

3 Chương 3: Hành động xã hội và tương tác

xã hội

3.1 Khái niệm hành động xã hội

3.2 Cấu trúc của hành động xã hội

4 Chương 4: Cơ cấu xã hội

4.1 Khái niệm cơ cấu xã hội

4.2 Các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội

4.3 Các cơ cấu xã hội cơ bản

5 Chương 5: Văn hóa và xã hội hóa

5.1 Văn hóa

5.1.1 Khái niệm văn hóa

5.1.2 Cơ cấu của văn hóa

5.1.3 Các loại hình văn hóa

5.2 Xã hội hóa

5.2.1 Khái niệm

5.2.2 Môi trường xã hội hóa

5.2.3 Phân đoạn quá trình xã hội hóa

2 Nội dung chi tiết:

Chương 1: Nhập môn Xã hội học

Thời gian: 6 giờ (2LT; 4TH) Mục tiêu chương 1:

- Kiến thức: Trình bày và hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của ngành

xã hội học, các quan điểm của một số trường phái xã hội học và một số nhà xã hội học tiêu biểu Hiểu được đối tượng, phương pháp nhiên cwcsu ngành xã hội học, các quan điểm về chức năng của xã hội học và một số nhà xã hội học tiêu biểu; Phân biệt được khoa học xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác

Trang 18

- Kỹ nămg: Xử lý các tư liệu xã hội học; phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội; phân tích mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các mối quan hệ xã hội nhằm tìm cách Thu thập, xử lí thông tin; biết triển khai đề tài nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực rèn luyện các phương pháp, kỹ năng đáp ứng yêu cầu môn học, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp Nội dung chương 1:

1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển xã hội học

1.1.1 Sự ra đời xã hội học

1.1.2 Các giai đoạn phát triển XHH

1.2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của xã hội học

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu xã hội học

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học

1.3 Cơ cấu xã hội học - phân loại XHH

1.3.1 Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học ứng dụng 1.3.2 Xã hội học đại cương và chuyên ngành

1.3.3 Cơ cấu các ngành xã hội học

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Thời gian: 10 giờ (3LT; 7TH) Mục tiêu chương 1:

- Kiến thức: Hiểu và phân tích rõ phương pháp nghiên cứu của ngành xã hội học, các giai đoạn thu thập, xử lý thông tin; biết lập bảng câu hỏi; tổng hợp số liệu điều tra,

- Kỹ nămg: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng các phương pháp chung, phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu xã hội học Hình thành năng lực mạnh dạn, tự tin trong tiếp xúc với mọi người, các kỹ thuật nghiên cứu, thu thập và

xử lý thông tin nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực rèn luyện các phương pháp nghiên cứu, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp; nghiêm túc, tích cực trong học tập, có ý thức trong việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để có thể trở thành một người làm công tác điều tra xã hội học

Nội dung chương 1:

2.1 Các bước tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu XXH

2.2 Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin

2.3 Kỹ thuật lập bảng hỏi và chọn mẫu trong nghiên cứu XHH

Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội

Trang 19

Thời gian: 10 giờ (3LT; 6TH; 1KT) Mục tiêu chương 3:

- Kiến thức: Hiểu và phân biệt được hành động xã hội, các loại hành động xã hội, những tác động của hành động xã hội đến sự phát triển của xã hội Phân tích được tương tác xã hội và các hình thức tương tác xã hội trong thực tiễn

- Kỹ nămg: Đề xuất, thực nghiệm một hành động xã hội trong phạm vi lớp học hoặt một tổ chức trong xã hội

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập, có ý thức, trách nhiệm cao trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

Nội dung chương 3:

3.1 Khái niệm hành động xã hội

3.2 Cấu trúc của hành động xã hội

3.3 Những yếu tố quy định hành động xã hội

3.4 Phân loại hành động xã hội

3.5 Tương tác xã hội

3.6 Các loại hình tương tác xã hội

Chương 4: Cơ cấu xã hội Thời gian: 6 giờ (2LT; 4TH) Mục tiêu chương 4:

- Kiến thức: Trình bày và phân tích được cơ cấu xã hội, các loại hình cơ cấu

xã hội căn bản và mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội

- Kỹ nămg: Nhìn nhận đúng sự tồn tại của các thành phần xã hội, mối quan hệ của các thành phần xã hội, từ đó hiểu được vai trò, khả năng của mỗi thành phần

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định các cơ sở để hoạch định chiến lược điều chỉnh cơ cấu xã hội, xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu, phù hợp với

sự phát triển tiến bộ xã hội

Nội dung chương 4:

4.1 Khái niệm cơ cấu xã hội

4.2 Các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội

4.3 Các cơ cấu xã hội cơ bản

Chương 5: Văn hóa và xã hội hóa

Thời gian: 7 giờ (2LT; 5TH) Mục tiêu chương 5:

- Kiến thức: Hiểu và phân tích được Văn hóa và văn hóa xã hội, những tác động của văn hóa đến sự phát triển của xã hội Nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng miền, lối sống trong phạm vi địa phương Vai trò cũng như các tác nhân xã hội hóa

Trang 20

tác động lên mỗi cá nhân

- Kỹ nămg: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, thảo luận, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề cụ thể trong học tập và thực tiễn

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập; luôn có ý thức, trách nhiệm, đạo đức cá nhân trong giải quyết các mối quan hệ trong thực tiễn

Nội dung chương 5:

5.1 Văn hóa

5.1.1 Khái niệm văn hóa

5.1.2 Cơ cấu của văn hóa

5.1.3 Các loại hình văn hóa

5.2 Xã hội hóa

5.2.1 Khái niệm

5.2.2 Môi trường xã hội hóa

5.2.3 Phân đoạn quá trình xã hội hóa

Chương 6: Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học

Thời gian: 6 giờ (2LT; 3TH; 1KT) Mục tiêu chương 6:

- Kiến thức: Hiểu và phân tích các đặc trưng xã hội ở các phạm vi nông thôn, thành thị, gia đình Thống kê xã hội học trong phạm vi phường xã

- Kỹ nămg: Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: ghi chép, giao tiếp, lắng nghe, kỹ năng phân tích - đánh giá vấn đề; Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực luôn có ý thức, trách nhiệm cao trong giải quyết vấn đề trong thực tiễn

Nội dung chương 6:

6.1 Xã hội học nông thôn

6.2 Xã hội học đô thị

6.3 Xã hội học gia đình

Kiểm tra

IV Điều kiện thực hiện môn học:

1 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

2 Trang thiết bị máy móc: Máy tính, đèn chiếu, phần mềm hỗ trợ

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, tài liệu tham khảo, văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em, giấy A0, giấy màu, bút lông, tranh ảnh, bài tập tình huống

Trang 21

4 Các điều kiện khác: Tham quan thực tế Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội trong tỉnh

V Nội dung và phương pháp đánh giá

1 Nội dung:

- Kiến thức: Trình bày được Xã hội học, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, lịch

sử hình thành và phát triển của xã hội học; các lý thuyết, khái niệm xã hội học; phương pháp nghiên cứu xã hội học Phân tích được các luận điểm cơ bản về các cách tiếp cận xã hội học, cơ cấu xã hội học

- Kỹ năng: Hình thành các kỹ năng ghi chép hồ sơ cá nhân, kỹ năng truyền thông, kỹ năng thu thập, xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng tham vấn, lập kế hoạch,… Vận dụng các kiến thức đã học để can thiệp, giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm cá nhân vào giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của giảng viên Qua đó tích cực hoàn thành các nội dung để tích lũy kinh nghiệm, phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai

2 Phương pháp:

- Kiểm tra thường xuyên 01 bài: Giáo viên thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập hoặc kiểm tra, đánh giá kết hợp các hình thức trên

- Kiểm tra định kỳ 01 bài: Giáo viên có thể thực hiện bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập hoặc kiểm tra, đánh giá kết hợp các hình thức trên

- Thi kết thúc môn học hình thức: Tự luận/ trắc nghiệm/trắc nghiệm kết hợp

tự luận Thời gian: 90 phút

VI Hướng dẫn thực hiện môn học:

1 Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học Xã hội học được sử dụng trong đào tạo trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giảng viên: Trong quá trình giảng dạy cần quan tâm phát huy kinh nghiệm của người học bằng những phương pháp dạy học tích cực (trải nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm, phương pháp dạy học tình huống, nêu vấn đề ); chú trọng đầu tư tổ chức tốt các tiết thảo luận, thực hành cả về nội dung lẫn hình thức

- Đối với người học: Tham dự ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học, mô đun được quy định trong chương trình môn học, mô đun; Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10; Hoàn thành nghĩa vụ học phí theo quy định của nhà trường

Trang 22

4 Tài liệu tham khảo:

[1] Bài giảng Xã hội học đại cương ThS Lê Thị Việt Hoa, giảng viên trường CĐCĐ Kon Tum

[2] Giáo trình Xã hội học đại cương, Học viện hành chính, NXB Khoa học và

kỹ thuật, 2008

[3] Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2012), Phương pháp Nghiên cứu

Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

[4] Richard T.Schaefer (2005), Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê

[5] Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

Các trang web liên quan của ngành CTXH: www.vnsocialwork.net; www.ctxh.vn;www.slideshare.net

5 Ghi chú và giải thích (nếu có): Không

Mã môn học: 61022033

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (lý thuyết: 13 giờ; thảo luận, bài tập:

30giờ; kiểm tra: 2 giờ)

- Tính chất: Môn Logic học là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,

là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng

II Mục tiêu môn học

1 Về kiến thức:

- Trình bày được một số kiến thức logic căn bản như là phương tiện tối thiểu

để rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy cho người học

Trang 23

- Trình bày tư tưởng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, biết phát hiện những vấn

đề đúng, sai, tráo trở, ngụy biện trong tư duy, lập luận

- Cung cấp một số tình huống đời thường để sinh viên vận dụng các kiến thức

đã học vào hoạt động thực tiễn

- Mô tả được các quy luật cơ bản của tư duy: Quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ

- Trình bày được các tri thức, quy luật cơ bản của: Khái niệm, phán đoán, suy luận, suy diễn

- Nâng cao trình độ tư duy logic và áp dụng vào hoạt động thực tiễn

- Có thái độ khách quan, khoa học hơn trong đánh giá sự vật, hiện tượng

III Nội dung môn học:

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Thảo luận bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Đại cương về lôgic học

1.1 Quá trình nhận thức

1.2 Lôgic học là gì

1.3 Khái niệm về hình thức lôgic, quy luật

lôgic, tính chân thật của tư tưởng và tính đúng

đắn về hình thức của lập luận

1.4 Hình thức lôgic của tư tưởng

1.5 Quy luật lôgic của tư tưởng

1.6 Vấn đề chân lý

1.7 Sự hình thành và phát triển của lôgic học

1.8 Ý nghĩa của lôgic học

2 Chương 2:Những quy luật cơ bản của tư duy 8 4 4

Trang 24

2.1.1 Nội dung quy luật

2.1.2 Yêu cầu của quy luật

2.1.3 Công thức chung của quy luật đồng nhất

2.1.4 Ý nghĩa của quy luật đồng nhất

2.2 Quy luật phi mâu thuẫn

2.2.1 Nội dung quy luật

2.2.2 Yêu cầu của quy luật

2.2.3 Công thức của quy luật phi mâu thuẫn

2.2.4 Ý nghĩa của quy luật phi mâu thuẫn

2.3 Quy luật bài trung

2.3.1 Nội dung quy luật

2.3.2 Yêu cầu của quy luật

2.3.3 Yêu cầu của quy luật

2.3.4 Ý nghĩa của quy luật

2.4 Quy luật lý do đầy đủ

2.4.1 Nội dung quy luật

2.4.2 Yêu cầu của quy luật

2.4.3 Yêu cầu của quy luật

3

Chương 3: Khái niệm

3.1 Khái niệm và quá trình hình thành khái niệm

3.1.1 Định nghĩa

3.1.2 Khái niệm và từ

3.2 Cấu trúc logic của khái niệm

3.2.1 Nội hàm của khái niệm

3.2.2 Ngoại diên của khái niệm

3.3 Phân loại khái niệm

3.3.1 Phân loại khái niệm theo nội hàm

3.3.2 Phân loại khái niệm theo ngoại diên

4.1.Quan hệ giữa các khái niệm

4.1.1.Quan hệ so sánh được

4.1.2 Quan hện không so sánh được

5.1 Định nghĩa khái niệm

5.1.1 Định nghĩa khái niệm là gì

5.2.2 Cấu trúc logic của định nghĩa

5.2.3 Các kiểu định nghĩa khái niệm

6.1 Các thao tác logic đối với khái niệm

6.1.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm

6.2 Phân chia khái niệm

Trang 25

4.2.2 Phân loại phán đoán đơn

4.3 Tính chu diên của các thuật ngữ (S, P)

trong phán đoán nhất quyết đơn

4.4 Quan hệ giữa các phán đoán nhất quyết

Chương 5: Suy luận và suy diễn

5.1 Khái quát về suy luận

5.1.1 Suy luận là gì

5.2.2 Cấu trúc logic của suy luận

5.2.3 Các loại suy luận

5.2 Suy luận diễn dịch trực tiếp

5.2.1 Định nghĩa

5.2.2 Một số PP suy diễn trực tiếp

5.3 Suy luận gián tiếp- tam đoạn luận

5.3.1 Tam đoạn luận là gì

5.3.2 Mô hình của tam đoạn luận

5.3.3 Quy tắc chung cho các mô hình tam

đoạn luận

5.4 Kiểu suy luận tam đoạn

5.5 Tam đoạn luận rút gọn

5.6 Tam đoạn luận phức

5.7 Tam đoạn luận có điều kiện

5.7.1 Hình thức khẳng định

5.7.2 Hình thức phủ định

5.8 Những sai lầm logic thường gặp

5.9 Tam đoạn luận lựa chọn

5.9.1 Một số dạng cơ bản

5.9.2 Quy tắc của tam đoạn luận lựa chọn

5.10 Suy luận quy nạp

5.10.1 Khái quát về suy luận quy nạp

5.10.2 Các loại suy luận quy nạp

Trang 26

Chương 1: Đại cương về lôgic học

Thời gian: 08 giờ (03 giờ lý thuyết - 05 giờ thảo luận, bài tập)

Mục tiêu chương 1:

- Về kiến thức:

+ Phân tích được quan đối tượng của logic học, hình thức logic, quy luật logic + Nắm được quá trình hình thành và phát triển của logic học, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu

Nội dung chương 1:

1.1 Quá trình nhận thức

1.2 Lôgic học là gì

1.3 Khái niệm về hình thức lôgic, quy luật lôgic, tính chân thật của tư tưởng

và tính đúng đắn về hình thức của lập luận

1.4 Hình thức lôgic của tư tưởng

1.5 Quy luật lôgic của tư tưởng

1.6 Vấn đề chân lý

1.7 Sự hình thành và phát triển của lôgic học

1.8 Ý nghĩa của lôgic học

Chương 2: Các quy luật cơ bản của tư duy Thời gian: 09 giờ (04 giờ lý thuyết - 04 giờ thảo luận, bài tập)

Mục tiêu chương 2:

- Về kiến thức: Trình bày được các quy luật cơ bản của tư duy Phân tích được bốn quy luật cơ bản của tư duy: Quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật túc lý

- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá được các lập luận có vi phạm các quy luật tư duy hay không Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng thuyết trình, thảo luận, hợp tác theo nhóm, kỹ năng phân tích tổng hợp vấn đề

Trang 27

- Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn logic học, áp dụng thành thạo logic cơ bản vào chuyên môn cũng như trong cuộc sống

Nội dung chương 2:

2.1 Quy luật đồng nhất

2.1.1 Nội dung quy luật

2.1.2 Yêu cầu của quy luật

2.1.3 Công thức chung của quy luật đồng nhất

2.1.4 Ý nghĩa của quy luật đồng nhất

2.2 Quy luật phi mâu thuẫn

2.2.1 Nội dung quy luật

2.2.2 Yêu cầu của quy luật

2.2.3 Công thức của quy luật phi mâu thuẫn

2.2.4 Ý nghĩa của quy luật phi mâu thuẫn

2.3 Quy luật bài trung

2.3.1 Nội dung quy luật

2.3.2 Yêu cầu của quy luật

2.3.3 Yêu cầu của quy luật

2.3.4 Ý nghĩa của quy luật

2.4 Quy luật lý do đầy đủ

2.4.1 Nội dung quy luật

2.4.2 Yêu cầu của quy luật

2.4.3 Yêu cầu của quy luật

Chương 3 Khái niệm Thời gian: 08 giờ (02 giờ lý thuyết - 07 giờ thảo luận, bài tập) Mục tiêu chương 3:

Trang 28

+ Thực hiện được các thao tác thu hẹp, mở rộng và định nghĩa khái niệm + Vận dụng các quy tắc để định nghĩa khái niệm, chỉ ra lỗi sai trong các định nghĩa khái niệm

- Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Vận dụng khái niệm để hệ thống lại các hiểu biết của bản thân

Nội dung chương 3:

3.1 Khái niệm và quá trình hình thành khái niệm

3.1.1 Định nghĩa

3.1.2 Khái niệm và từ

3.2 Cấu trúc logic của khái niệm

3.2.1 Nội hàm của khái niệm

3.2.2 Ngoại diên của khái niệm

3.3 Phân loại khái niệm

3.3.1 Phân loại khái niệm theo nội hàm

3.3.2 Phân loại khái niệm theo ngoại diên

4.1.Quan hệ giữa các khái niệm

4.1.1 Quan hệ so sánh được

4.1.2 Quan hện không so sánh được

5.1 Định nghĩa khái niệm

5.1.1 Định nghĩa khái niệm là gì

5.2.2 Cấu trúc logic của định nghĩa

5.2.3 Các kiểu định nghĩa khái niệm

6.1 Các thao tác logic đối với khái niệm

6.2 Phân chia khái niệm

Chương 4: Phán đoán Thời gian: 09 giờ (02 giờ lý thuyết - 07 giờ; thảo luận, bài tập) Mục tiêu chương 4:

- Về kiến thức

+ Trình bày được đặc điểm và cấu trúc của phán đoán, hiểu được phán đoán

là gì, phán đoán đơn là gì, phán đoán phức là gì, cấu trúc logic của phán đoán đơn, phán đoán phức

+ Xác định được tính chu diên của các thuật ngữ S và P trong các phán đoán nhất quyết đơn

Trang 29

+ Phân biệt được thế nào là phán đoán theo chất và phán đoán theo lượng, phân loại kết hợp giữa chất và lượng

+ So sánh được tính chu diên của các thuật ngữ logic

- Về kỹ năng

+ Đọc được kí hiệu của các phán đoán

+ Vận dụng các quy tắc để phán đoán để có thể nhận thức đúng hoặc sai + Phân loại được các phán đoán nhất quyết đơn, thấy mốn quan hệ giữa các phán đoán nhất quyết đơn trên hình vuông logic

- Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

+ Vận dụng khái niệm để hệ thống lại các hiểu biết của bản thân

+ Hiểu được định nghĩa phán đoán và các nội dung liên quan, trên cơ sở đó vận dụng lý luận về phán đoán trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Nội dung chương 4:

4.1 Phán đoán

4.2 Phán đoán đơn

4.2.1 Định nghĩa

4.2.2 Phân loại phán đoán đơn

4.3 Tính chu diên của các thuật ngữ (S,P) trong phán đoán nhất quyết đơn 4.4 Quan hệ giữa các phán đoán nhất quyết đơn

4.5 Phán đoán phức

4.5.1 Định nghĩa

4.5.2.Các loại phán đoán phức

4.5.3 Quan hệ giữa các phán đoán phức

Chương 5: Suy luận Thời gian: 09 giờ (02 giờ lý thuyết - 07 giờ ; thảo luận, bài tập) Mục tiêu chương 5:

- Về kiến thức: Hiểu được suy luận là gì, cấu trúc lôgic của suy luận, suy diễn

là gì, các loại suy diễn Hiểu được luận ba đoạn nhất quyết đơn, cấu trúc lôgic, tiên

đề của luận ba đoạn, quy tắc của luận ba đoạn Nắm được các loại hình và các phương thức của luận ba đoạn

- Về kỹ năng: Thực hiện các phép suy diễn trực tiếp đối với các phán đoán nhất quyết đơn, phép chuyển hóa, phép đảo ngược, phép đối lập thuộc từ, suy luận theo hình vuông lôgic Thực hiện các phép suy diễn trực tiếp với các phán đoán phức

- Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Vận dụng các thao tác luận ba đoạn, tìm ra lỗi sai trong các luận ba đoạn cho trước Trên cơ sở hiểu được suy

Trang 30

luận là gì và các vấn đề liên quan đến suy luận, sinh viên có thể vận dụng vào nhận thức và hoạt động thực tiễn

Nội dung chương 5:

5.1 Khái quát về suy luận

5.1.1 Suy luận là gì

5.2.2 Cấu trúc logic của suy luận

5.2.3 Các loại suy luận

5.2 Suy luận diễn dịch trực tiếp

5.2.1 Định nghĩa

5.2.2 Một số phương pháp suy diễn trực tiếp

5.3 Suy luận gián tiếp - tam đoạn luận

5.3.1 Tam đoạn luận là gì

5.3.2 Mô hình của tam đoạn luận

5.3.3 Quy tắc chung cho các mô hình tam đoạn luận

5.4 Kiểu suy luận tam đoạn

5.5 Tam đoạn luận rút gọn

5.6 Tam đoạn luận phức

5.7 Tam đoạn luận có điều kiện

5.7.1 Hình thức khẳng định

5.7.2 Hình thức phủ định

5.8 Những sai lầm logic thường gặp

5.9 Tam đoạn luận lựa chọn

5.9.1 Một số dạng cơ bản

5.9.2 Quy tắc của tam đoạn luận lựa chọn

5.10 Suy luận quy nạp

5.10.1 Khái quát về suy luận quy nạp

5.10.2 Các loại suy luận quy nạp

IV Điều kiện thực hiện môn học

1 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn hóa

2 Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, máy tính và thiết bị liên quan

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: không

V Nội dung và phương pháp đánh giá

1 Nội dung:

Trang 31

- Về kiến thức: Sinh viên trình bày được các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của logic học Qua đó có thể vận dụng lý thuyết để lí giải một số hiện tượng, sự kiện trong thực tiễn cuộc sống

- Về kỹ năng:

Người học có kỹ năng tư duy logic, nhanh, chính xác, lập luận chặt chẽ, chứng minh, bác bỏ một cách thuyết phục, trình bày tư tưởng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, biết phát hiện những vấn đề đúng, sai, tráo trở, ngụy biện trong tư duy, lập luận Có kỹ năng trong việc phát hiện các lỗi logic trong tư duy Hình thành và phát triển kĩ năng ứng dụng logic vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên có thói quen tư duy logic và

áp dụng thành thạo tri thức logic cơ bản vào chuyên môn Tích cực nâng cao trình

độ tư duy logic và áp dụng vào hoạt động thực tiễn Có thái độ khách quan, khoa học hơn trong đánh giá sự vật, hiện tượng

2 Phương pháp:

- Kiểm tra định kỳ: 02 bài Trong đó: 01 bài hình thức tự luận, thời gian: 50 phút 01 bài lấy điểm bài báo cáo thực hành theo nhóm

- Thi kết thúc môn học: Hình thứctự luận Thời gian: 90 phút

- Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua thời gian chấp hành học tập môn học và tính tự giác, cẩn thận, nghiêm túc

- Điều kiện dự thi Người học được dự thi kết thúc môn học khi bảo đảm các điều kiện sau:

+ Tham dự ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học, m ô đun được quy định trong chương trình môn học, mô đun;

+ Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0

VI Hướng dẫn thực hiện môn học

1 Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn Logic học được sử dụng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học ở một số ngành

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực;

+ Phương pháp hướng dẫn thực hành theo trình tự của quy trình hướng dẫn

Trang 32

[1] Lê Duy Ninh (1994), Tập bài giảng Logic hình thức, Phân hiệu Đại học luật Tp.HCM

[2] Phạm Đình Nghiệm 2006), Nhập môn logic học, Nxb Đại học Quốc gia

Tp Hồ Chí Minh

[3] Phan Trọng Hoà (2003), Logic học, Nxb Thuận Hoá

[4] Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [5] Nguyễn Anh Tuấn (2004), Ứng dụng logic hình thức Nxb Đại học quốc gia Tp HCM

[6] Lê Tử Thành (1993), Tìm hiểu Logic học, Nxb Trẻ, Tp.HCM

[7] Lê Tử Thành (1993), Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Trẻ, Tp.HCM

5 Ghi chú và giải thích (nếu có): Không

Tên môn học: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

II Mục tiêu môn học:

1 Kiến thức: Sinh viên nhận thức được bản chất của văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển, tiến trình văn hóa Việt Nam, các giá trị của văn hóa truyền thống

Việt Nam ở các lĩnh vực tổ chức đời sống, phong tục, ăn, mặc, ở, đi lại

2 Kĩ năng: Sinh viên biết khai thác các thông tin ở các tài liệu; biết thuyết trình về một chủ đề trong nội dung bài học; biết điền dã để quan sát thực tiễn

3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên biết trân trọng những thành tựu văn hóa của dân tộc Việt Nam; Có thái độ đúng đắn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

III Nội dung môn học:

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Kiểm tra*

Trang 33

Thực hành thảo luận, bài tập

Kiểm tra*

1 Chương 1 Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của ngành Văn hóa học

1.2 Định vị văn hóa Việt Nam;

1.3 Tiến trình văn hóa Việt Nam;

1.4 Các khái niệm văn hóa nhận thức Việt Nam

Chương 2 Văn hóa tổ chức đời sống tập thể

2.1 Văn hóa tổ chức đời sống nông thôn

2.2 Văn hóa tổ chức đời sống đô thị

2.3 Văn hóa tổ chức đời sống quốc gia

5.1 Giao lưu với văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

5.2 Giao lưu với văn hóa Phương Tây

7 Chương 6: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc

6.1 Các giá trị văn hóa cần giữ gìn

6.2 Giao lưu và hội nhập

2 Nội dung chi tiết:

Chương 1 Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

Thời gian: 7 giờ Mục tiêu chương 1:

- Sinh viên nắm được Đối tượng, nhiệm vụ của ngành Văn hóa học; Định vị văn hóa Việt Nam; Tiến trình văn hóa Việt Nam; Các khái niệm văn hóa nhận thức Việt Nam

- Sinh viên có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

Trang 34

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung:

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của ngành Văn hóa học;

1.2 Định vị văn hóa Việt Nam;

1.3 Tiến trình văn hóa Việt Nam;

1.4 Các khái niệm văn hóa nhận thức Việt Nam

Chương 2 Văn hóa tổ chức đời sống tập thể

Thời gian: 7 giờ Mục tiêu chương 2:

- Sinh viên nắm được các giá trị văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng Việt Nam; giá trị của tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước

- Sinh viên có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung chương 2:

2.1 Văn hóa tổ chức đời sống nông thôn

2.2 Văn hóa tổ chức đời sống đô thị

2.3 Văn hóa tổ chức đời sống quốc gia

Chương 3 Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân

Thời gian: 7 giờ Mục tiêu chương 3:

- Sinh viên nắm được các phong tục tập quán tín ngưỡng truyền thống

- Sinh viên có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung chương 3:

3.1 Tín ngưỡng

3.2 Phong tục hôn nhân, tang ma,

3.3 Giao tiếp, ngôn từ và nghệ thuật

Chương 4 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Thời gian: 7 giờ Mục tiêu chương 4:

- SV nắm được các sáng tạo văn hóa truyền thống Việt Nam ở các lĩnh vực:

ăn, mặc, ở, đi lại

Trang 35

- SV có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

- SV có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung chương 4:

4.1 Văn hóa ăn uống

4.2 Văn hóa phục sức

4.3 Văn hóa ở và đi lại

Chương 5 Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Thời gian: 8 giờ Mục tiêu chương 5:

- Sinh viên nắm được các yếu tố văn hóa tiếp nhận từ môi trường văn hóa khu vực và thế giới: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo

- Sinh viên có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; biết hợp tác trong nhóm Nội dung chương 5:

5.1 Giao lưu với văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

5.2 Giao lưu với văn hóa Phương Tây

Chương 6: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thời gian: 7 giờ Mục tiêu chương 6:

- Sinh viên nắm được các yếu tố văn hóa bản sắc của dân tộc; các cách thức Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Sinh viên có kỹ năng tổng hợp thông tin, quan sát thực tế

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa; biết hợp tác trong nhóm Nội dung chương 6:

6.1 Việc cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

6.2 Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong môi trường giao lưu, hội nhập văn hóa quốc tế

IV Điều kiện thực hiện môn học

1 Phòng học chuyên môn: Phòng học có đủ bàn ghế, bảng

2 Trang thiết bị máy móc: có màn hình TV hoặc projector

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Tài liệu học tập chính: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm chủ biên, nxb Giáo dục, 2000

Trang 36

Học liệu nghe nhìn: Hình ảnh, phim tư liệu về các sản phẩm văn hóa, các hoạt động văn hóa Việt Nam

4 Các điều kiện khác: Tham quan Bảo tàng tổng hợp tỉnh Kon Tum; quan sát thực tế đời sống cộng đồng

V Nội dung và phương pháp đánh giá

1 Nội dung:

- Kiến thức: Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam về tư tưởng yêu nước

và tinh thần đoàn kết dân tộc Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam về ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội

- Kỹ năng: Tổng hợp thông tin, phân tích, quan sát thực tiễn

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tình cảm thái độ yêu mến văn hóa Việt Nam; giữ giùn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động đời sống

2 Phương pháp:

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, thi kết thúc môn học: + Kiểm tra thường xuyên: 01 bài, hình thức Tự luận, thời gian 45 phút

+ Kiểm tra định kỳ: 01 bài, hình thức Tự luận, thời gian 45 phút

+ Thi kết thúc môn học: Hình thức Tự luận, thời gian 60 phút

- Điều kiện dự thi kết thúc môn học:

+ Tham gia giờ học trên lớp nghiêm túc, đảm bảo thời lượng trên 70%; tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu theo hướng dẫn của giảng viên

+ Điểm trung bình chung các bài kiểm tra thường xuyên và định kì đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10

+ Hoàn thành nghĩa vụ học phí theo qui định của nhà trường

VI Hướng dẫn thực hiện môn học

1 Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam dùng cho trình độ Cao đẳng Công tác xã hội

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: hướng dẫn đọc tài liệu, quan sát thực tiễn

+ Giáo viên sử dụng các video tư liệu giảng dạy để sinh viên tiếp thu những kiến thức liên quan một cách dễ dàng

+ Giáo viên hướng dẫn thực hành theo trình tự của quy trình hướng dẫn kỹ năng

- Đối với người học: thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu của giảng viên

3 Những trọng tâm cần chú ý:

Trang 37

- Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam về tư tưởng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc

- Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam về ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội

4 Tài liệu tham khảo: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, (2002) NXB ĐHQG

Tên môn học: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

2 Tính chất: Kỹ năng giao tiếp là môn học vừa là lý thuyết, vừa là môn học thực hành Trong quá trình học, sinh viên được trang bị những kiến thức lý thuyết

về giao tiếp ứng xử Đồng thời các giờ học thực hành sẽ giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp vào các tình huống giao tiếp hằng ngày và các tình huống giao tiếp thường gặp trong trong lĩnh vực công tác xã hội

II Mục tiêu môn học

1 Về kiến thức

- Trình bày và phân biệt được các khái niệm: giao tiếp- ứng xử; phân biệt được hoạt động giao tiếp và hành vi ứng xử

- Nhận biết được cấu trúc, bản chất của các hiện tượng giao tiếp trong cuộc sống;

- Liệt kê được các phương tiện giao tiếp, đặc điểm của mỗi loại phong cách giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp gắn liền với lĩnh vực đào tạo ngành công tác xã hội

2 Về kỹ năng

- Biết sử dụng một số kỹ năng cơ bản vào các tình huống giao tiếp như: Kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở…

- Vận dụng có hiệu quả các kỹ năng khác nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp trong lĩnh vực công tác xã hội

3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm chủ bản thân trong quá trình học tập; có khả năng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để nâng cao năng lực nhận thức của bản thân, có ý thức trách nhiệm, nghiêm túc trong quá trình học tập môn học

III Nội dung môn học

Trang 38

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Kiểm tra

1 Chương 1 Khái quát chung về giao tiếp

1.1 Khái niệm giao tiếp

1.1.1 Giao tiếp là gì?

1.1.2 Vai trò của giao tiếp

1.2 Chức năng của giao tiếp trong đời sống

cá nhân

1.2.1 Nhóm chức năng xã hội

1.2.2 Nhóm chức năng tâm lý

1.3 Phân loại giao tiếp

1.3.1 Dựa trên tính chất giao tiếp

1.3.2 Dựa trên quy cách giao tiếp

1.3.3 Dựa theo vị thế

1.3.4 Dựa theo số lượng người

2 Chương 2 Cấu trúc của giao tiếp

2.1 Truyền thông trong giao tiếp

2.1.1 Quá trình truyền thông giữa hai cá

nhân

2.1.2 Truyền thông trong tổ chức

2.2 Nhận thức trong giao tiếp

2.2.1 Nhận thức đối tượng giao tiếp

2.2.2 Tự nhận thức trong giao tiếp

2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong

3.2.2 Đặc trưng của phong cách giao tiếp

3.2.3 Các loại phong cách giao tiếp

Trang 39

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

5 Chương 4 Các kỹ năng giao tiếp trong

2 Nội dung chi tiết

Chương 1: Khái quát chung về giao tiếp

Thời gian: 10 giờ Mục tiêu chương 1 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được:

- Về kiến thức: Hiểu được các khái niệm giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp; Xác định được vai trò, chức năng của giao tiếp; Xác định được hiện tượng giao tiếp trong thực tế cuộc sống

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng lắng nghe, quan sát trong giao tiếp; Thực hiện thành thạo kỹ năng phân tích, đánh giá một hiện tượng giao tiếp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực, chủ động trong quá trình học tập; Tham gia có hiệu quả các bài tập nhóm, câu hỏi thảo luận; Tích cực vận dụng vào các tình huống giao tiếp của cá nhân, thấy được tầm quan trọng của việc trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt

Nội dung chương 1

1.1 Khái niệm giao tiếp

1.1.1 Giao tiếp là gì?

1.1.2 Vai trò của giao tiếp

1.2 Chức năng của giao tiếp trong đời sống cá nhân

1.2.1 Nhóm chức năng xã hội

1.2.2 Nhóm chức năng tâm lý

1.3 Phân loại giao tiếp

1.3.1 Dựa trên tính chất giao tiếp

1.3.2 Dựa trên quy cách giao tiếp

Trang 40

1.3.3 Dựa theo vị thế giao tiếp

1.3.4 Dựa theo số lượng người tham gia giao tiếp

Chương 2: Cấu trúc của giao tiếp

Thời gian: 10 giờ Mục tiêu chương 2 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được :

- Về kiến thức: Hiểu được bản chất, đặc điểm của các quá trình: truyền nhận thức- sự tác động lẫn nhau trong giao tiếp; Xác định và đánh giá đúng mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: truyền thông-nhận thức- sự tác động lẫn nhau trong giao tiếp;

thông Về kỹ năng: Rèn kỹ năng trao đổi thông tin chính xác; Biết cách tạo ấn tượng tốt cho bản thân ngay trong lần đầu tiếp xúc

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và nâng cao hiệu quả của sự ảnh hưởng và tác động qua lại với người khác trong giao tiếp; Tích cực rèn luyện để tăng hiệu quả trong quá trình giao tiếp của bản thân với những người xung quanh

Nội dung chương 2:

2.1 Truyền thông trong giao tiếp

2.1.1 Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân

2.1.2 Truyền thông trong tổ chức

2.2 Nhận thức trong giao tiếp

2.2.1 Nhận thức đối tượng giao tiếp

2.2.2 Tự nhận thức trong giao tiếp

2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp

2.3 Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp

2.3.1 Lây lan cảm xúc

2.3.2 Ám thị trong giao tiếp

2.3.3 Áp lực nhóm

2.3.4 Bắt chước

Chương 3: Phương tiện và phong cách giao tiếp

Thời gian: 13 giờ Mục tiêu chương 3 Học xong chương này sinh viên cần phải đạt được:

- Về kiến thức: Hiểu được khái niệm phong cách giao tiếp, phương tiện giao tiếp; Liệt kê được một số phương tiện giao tiếp; Xác định được đặc trưng của từng loại phong cách giao tiếp

- Về kỹ năng: Sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp vào tình huống giao tiếp cụ thể; Vận dụng phong cách giao tiếp phù hợp với từng tình huống, đối tượng

Ngày đăng: 21/10/2021, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w