CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬTCẤP TRƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 20202021; GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI NHỰA TẠI TRƯỜNG THCS CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬTCẤP TRƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 20202021; GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI NHỰA TẠI TRƯỜNG THCS CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬTCẤP TRƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 20202021; GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI NHỰA TẠI TRƯỜNG THCS
Trang 1PHÒNG GIAO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN
CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬTCẤP TRƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2020-2021
-
Dự án:
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI
NHỰA TẠI TRƯỜNG THCS
-QUẬN
TP Lĩnh vực dự thi: Khoa học hành vi
Trang 2
Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn học sinh, các thầy cô trong trường THCS , cảm ơn các bậc phụ huynh đã tích cực phối hợp, giúp đỡ chúng em hoàn thành dự án này Nhóm nghiên cứu cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THCS đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành dự án một cách tốt nhất
Chúng em đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Ban tổ chức cuộc thi vì đã dành cho chúng
em một sân chơi bổ ích, nhiều sáng tạo, góp phần bồi dưỡng kĩ năng sống, phát triển năng lực một cách toàn diện
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rấtmong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn
Nhóm nghiên cứu
LỜI CAM ĐOAN
Trang 3Chúng em xin cam đoan những gì được trình bày trong Dự án hoàn toàn mang tính
chất khách quan, khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động của học sinh trường
Trang 4Lời cảm ơn………
Lời cam đoan………
Mục lục………
Mở đầu………6
1 Lý do chọn đề tài………
2 Nội dung nghiên cứu……… ……… 7
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… 8
4 Mục tiêu nghiên cứu……… ………8
5 Tính mới, tính sáng tạo của Dự án……… 9
6 Ý nghĩa của Dự án……… …….9
7 Phương pháp nghiên cứu……… … 10
8 Thời gian, địa điểm nghiên cứu Chương 1: Những vấn đề chung về rác thải nhựa, thực trạng sử dụng đồ nhựa hiện nay 1.1 Tổng quan về rác thải nhựa………… ……….10
1.1.1 Một số khái niệm……… ……… 12
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa………15
1.1.3 Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa……….18
1.2 Thực trạng sử dụng đồ nhựa………
1.2.1 Trên thế giới………
1.2.2 Tại Việt Nam………
1.2.3 Tại địa bàn Phường Hòa Quý quận Ngũ Hành Sơn tp Đà Nẵng………
1.3 Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng đồ nhựa………
1.3.1 Những lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa và túi nilong………
1.3.2 Những hậu quả khôn lường………
Chương 2: Thực trạng nhận thức và sử dụng đồ nhựa của hiện nay của học sinh, giáo viên và phụ huynh trường THCS 2.1 Thông tin chung về khảo sát……… 26
2.2 Đánh giá về thực trạng, nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề rác thải nhựa ……… 26
2.2.1 Thiết kế phiếu điều tra… ……… ….26
Trang 52.2.2 Phân tích dữ liệu……… ……… 30
2.2.3 Kết quả nghiên cứu……….……… 31
Chương 3: Biện pháp nâng cao kĩ ý thức của học sinh trong việc hạn chế sử dụng và xử lý rác thải nhựa……… 44
3.1 Đề xuất biện pháp……… …44
3.1.1 Giải pháp chung………44
3.1.2 Giải pháp cụ thể………….……… 44
3.2 Kiểm chứng biện pháp, kết quả thực nghiệm……… 48
3.3 Kiến nghị và đề xuất……….………49
3.3.3 Đối với địa phương………
3.3.1 Đối với nhà trường……….49
3.3.2 Đối với gia đình……….51
Kết luận……… 53
Tài liệu tham khảo……… ………55
I Mở đầu
Trang 61 1 Lí do chọn dự án
Bước vào giai đoạn đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển như vũ bão khoahọc kỹ thuật, của những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhưngchúng ta đang phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu Trong
đó, một vấn đề nhức nhối đang được nhiều quốc gia quan tâm đó là rác thải nhựa
Năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilong” và tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019, Nguyên thủ các nước, lãnh
đạo các tập đoàn đa quốc gia đã có các cam kết mạnh mẽ về chống rác thải nhựa Hiện nay, vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường không chỉ làvấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung củatoàn thế giới, được toàn cầu đặc biệt quan tâm Trong các hộinghị quốc tế về môi trường đã thu hút không ít sự chú ý, theo dõicủa những người tham gia Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sựphát triển của đất nước mà nó còn quyết định sự tồn tại của conngười trong thế giới hiện nay, cũng như những thế hệ tương laisau này Do đó, cần phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Pháttriển kinh tế và bảo vệ môi trường
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Cùng với sự gia tăng các cơ sở sản xuất và quy
mô lớn, các khu dân cư tập trung ngày càng đông đúc; nhu cầutiêu dùng hàng hóa, các sản phẩm vật chất, nguyên vật liệu ngàycàng lớn; tạo điều kiện nâng cao mức sống của con người Sự pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước đã mang lại cho chúng ta mộtcuộc sống văn minh, hiện đại hơn Cũng chính vì sự hiện đại ấy đã
vô tình tạo ra trong mỗi chúng ta nỗi lo về môi trường Đặc biệtvấn đề rác thải nhựa như: Rác thải sinh hoạt, rác thải nôngnghiệp, rác thải y tế, rác thải nguy hại rác thải đang là vấn đềnan giải của toàn cầu, vì những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đếnmôi trường sống và sức khỏe của con người Điều đáng quan tâm
ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồnrác thải phát sinh này Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ
Trang 7TN&MT, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt(tương đương với các nước trên thế giới); cả nước phát sinh khoảng 23 - 25 triệutấn rác thải sinh hoạt/năm, tương ứng từ 1,15 - 2 triệu tấn rác thải nhựa/năm.
Trong thời gian qua, vấn đề rác thải nhựa đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm,
nhiều chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến quản lý, kiểm soát chất thải
nhựa và túi ni lông đã được ban hành và triển khai thực hiện Từ năm 2009, Thủtướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thảirắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg (Chiếnlược này tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày7/5/2018); Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt Đề ántăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilong khó phân hủytrong sinh hoạt đến năm 2020 Cùng với quy định về quản lý chất thải rắn trongLuật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quốc hội đã ban hành LuậtThuế BVMT, trong đó quy định túi nilong không thân thiện với môi trường là mộttrong những đối tượng chịu thuế BVMT
Trường THCS là một ngôi trường lớn gồm hơn 1164 em học sinh Trường đóngtrên địa bàn phường Hòa Quý-quận Ngũ Hành Sơn tp Đà Nẵng Không chỉ vậy,trên địa bàn lân cận còn có khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc Chính vì vậy,vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề rác thải đang là một trong những vấn đề đáng
lo ngại hiện nay trên địa bàn
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp giảm thiểu sử dụng và xử lý hiệu quả rác thải nhựa tại trường THCS ”
nhằm hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng rác thải nhựa trong nhà trường cũngnhư trong mỗi gia đình học sinh, góp phần chung tay giải quyết vấn đề rác thảinhựa trong giai đoạn hiện nay
1.2 Nội dung nghiên cứu: Chúng em tiến hành nghiên cứu
- Thực trạng việc ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay;
- Những hệ lụy của việc ô nhiễm rác thải nhựa;
- Đề ra giải pháp giúp các bạn học sinh hạn chế sử dụng dụng cụ sinh hoạt từ nhựa
và ngăn chặn những tác hại của nó
1.3 Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Trang 8+ Học sinh trường THCS : đối tượng nghiên cứu chính của dự án Tìm hiểu về việc
sử dụng dụng cụ sinh hoạt từ nhựa của các bạn học sinh, phát hiện mục đích, quanđiểm của các bạn về lợi ích và tác hại khi sử dụng nhựa.Từ đó đề ra các giải phápgiúp các bạn sử dụng một cách hiệu quả, không lạm dụng đồ dùng nhựa
+ Giáo viên và phụ huynh học sinh trường THCS : đối tượng nghiên cứu phụ của
dự án Chúng em tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của phụ huynh về vấn đềrác thải nhựa Đây là căn cứ khách quan để biết quan điểm, phản ứng của phụhuynh về vấn đề này
- Phạm vi nghiên cứu : Trường THCS -Quận Ngũ Hành Sơn-thành phố Đà Nẵng
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp cho các bạn học sinh biết được hệ lụy khi sử dụng đồ dùng nhựa không hợp
lí, từ đó giúp các bạn nhận thức được mặt trái khi lạm dụng quá mức
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh tích cực tham gia chiến dịchchống rác thải nhựa
1.5 Tính mới, tính sáng tạo của dự án
- Trong đề tài này chúng em tự nhận thấy đã đề cập đến một vấn đề được rất nhiều
người quan tâm hiện nay: vấn đề rác thải nhựa
- Từ việc phân tích, điều tra, người viết đã đưa ra những thực trạng đáng báo động
về việc sử dụng đồ dùng nhựa thiếu kiểm soát, kéo theo đó là những hệ lụy khó
lường: hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi nilong, rác thải nhựa là ô nhiễm trắng.
- Đặc biệt, trong dự án nghiên cứu, dựa vào kết quả điều tra khảo sát, chúng em
đã đưa ra những giải pháp mới, tích cực và đồng bộ để giúp cho các bạn học sinh,các phụ huynh và các đoàn thể xã hội có thể lựa chọn để ngăn chặn những tác hại
từ rác thải nhựa
Chúng em tin tưởng rằng, với tính mới, tính sáng tạo của đề tài, các bạn học sinhhoàn toàn có thể góp phần vào chiến dịch chống rác thải nhựa, làm trong sạch môitrường sống của mình
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Trang 9- Dự án nghiên cứu sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn phong trào chống rác thải
nhựa đã và đang được lan rộng trong toàn xã hội Có thể nói rằng, phong trào chỉthật sự hiệu quả khi nhận thức của mọi người được nâng cao, được sự đồng lòng,đồng thuận của toàn xã hội Đối với mỗi người, chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏnhất như tiết giảm sử dụng nhựa, tìm sản phẩm khác thay thế, tăng cường tái sửdụng, tái chế.Việc hạn chế sử dụng và nói không với rác thải nhựa sẽ đem lại lợiích lớn về kinh tế bởi sẽ giảm thiểu chi phí cho bao bì nilong,đồ dùng bằng nhựa
và đặc biệt là giảm chi phí y tế do bệnh tật từ rác thải nhựa Rác thải nhựa tuy làmột vấn nạn nhức nhối toàn cầu nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước trênthế giới cũng như trong hành động và nhận thức của mỗi người dân Trái Đất sẽ có
cơ hội tươi đẹp trở lại
- Qua dự án học sinh trường THCS đã dần hình thành được thói quen giảm sử
dụng rác thải nhựa và biết phân loại chúng,thu gom để đóng góp một số tiền đáng
kể cho quỹ Kế hoạch nhỏ của Liên Đội, góp phần làm cho môi trường học đường
trở nên xanh, sạch, đẹp Chúng em tin rằng mỗi hành động - dù lớn hay nhỏ, mềm
mỏng hay quyết liệt - đều sẽ góp phần thay đổi môi trường sống quanh chúng tagiúp chúng ta có cuộc sống trong lành, tốt đep hơn
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu,xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề…
1.7.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phát phiếu khảo sát học sinh trường THCS ; phiếu khảo sát việc hiểu biết về rácthải nhựa, ô nhiễm rác thải nhựa của giáo viên và phụ huynh trường THCS
- Thu thập phiếu khảo sát, thống kê, phân tích xử lý số liệu và rút ra kết luận
- So sánh các kết quả khảo sát từ học sinh trong toàn trường, giáo viên và phụhuynh Từ đó đưa ra những đánh giá về mức độ sử dụng đồ dùng nhựa của họcsinh trong địa bàn, trong thời điểm hiện tại, lấy đó làm cơ sở để hình thành cácgiải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại rác thải nhựa gây ra
1.8 Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Từ ngày 3/8/20120 đến 18/ 9/2020.
+ 3/8/20120 - 11/8/20120, thành lập nhóm nghiên cứu, tìm và xây dựng ý tưởng
Trang 10+ 12/8/2020 - 17/8/2020, báo cáo ý tưởng, đặt tên dự án, lập kế hoạch nghiên cứuchi tiết.
+ 18/8/2020- 21/8/2020, thu thập thông tin liên quan, trình bày nội dung tổng quancủa dự án
+ 22/8/20120- 28/8/2020, hoàn thành đề cương chi tiết, thiết kế bảng hỏi- phiếukhảo sát
+ 29/8/2020 - 9/9/2020, hoàn thành thiết kế bảng hỏi - phiếu khảo sát
+ 10/9/2019- 11/9/2020, tiến hành khảo sát các đối tượng
+ 12/9/2020 - 15/09/2020, tổng hợp kết quả khảo sát, so sánh, kết luận, tìm giảipháp
+ 16/9/2020- 23/09/2020 tổng hợp, hoàn thành dự án nghiên cứu
- Địa điểm: Tại trường THCS và một số tổ dân phố, xóm cạnh trường.
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÁC THẢI NHỰA, THỰC
TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA HIỆN NAY 1.1 Tổng quan về rác thải nhựa
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm về nhựa
- Nhựa (plastic) không có trong thiên nhiên mà do con người chếtạo ra
- Nhựa là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được tổnghợp từ dầu hỏa hoặc các chất từ khí tự nhiên
- Nhựa là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại cónhững đặc tính và chức năng khác nhau
Như vậy, nhựa là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuấtnhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện chođến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người Chúng
là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất vàvẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng Chất dẻo còn được sử dụng rộngrãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh Vìchúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp
* Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiềumôi trường Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ…Chất thải nilong gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) saukhi sử dụng trở thành rác thải Trong rác thải sinh hoạt còn có cácloại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải Rác thảinilong thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn lànhựa PE
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàngngày của con
Trang 12người Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phátsinh từ các nguồn sau:
- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…: Thựcphẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguyhại…
- Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, kháchsạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trườnghọc,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xâydựng, cải tạo và nâng cấp,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xínghiệp, khu công nghiệp,…
1.1.3 Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa
Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải nhựa Rác thảinhựa gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… Vật dụng bằngnhựa, túi nilong đã và đang là kẻ thù của môi trường sống, bởi chúng cần thời gianphân hủy hàng thế kỷ và việc tái chế cũng không đơn giản.
1.2 Thực trạng của vấn nạn rác thải nhựa
1.2.1 Trên thế giới
Trang 13TTXVN dẫn theo báo cáo của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, toàn thế giới tiêu
thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lầnđược sử dụng Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng mộtlần, từ ống hút , tã trẻ em, hay túi bọc đồ…
Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với
trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng
chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe conngười
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽtăng gấp đôi trong 20 năm tới Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân
hủy Một chiếc túi nilong, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây đểsản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.Gần 1/3 số túi nilong mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu
quả là rác thải nhựa và nilong phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra.
Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiệnnay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn
13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.
Hình 1.1 Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái Đất.
1.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông
Trang 14Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 –0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thếgiới) Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số
“khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựatiêu thụ này còn tăng
Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗinăm có khoảng 5000 tỷ túi nilong được tiêu thụ Còn tại Việt Nam, bình quân mỗi
hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilong/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP HàNội và TP HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa vànilong
Hình 1.2 Hình ảnh rác thải nhựa tràn ngập tại ven bờ biển của Việt Nam.
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam cònrất hạn chế Lượng chất thải nhựa và túi nilong ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12%chất thải rắn sinh hoạt Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilong khôngđược tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường Lượng chất thải nhựa
và túi nilong thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm Đây là một
“gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”
mà các chuyên gia đã gọi
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngàynhư các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà ngườibệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như bao bì, dụng
Trang 15cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùngtrong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệulàm thuốc, hóa chất… cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngoài môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế là rác thảinhựa Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y
tế Tại hội nghị trực tuyến ngày 18/08/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến cho biết: “Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người Ước tính có hơn 700.000 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa và ngành y tế cũng cần phải
có trách nhiệm trong vấn đề này”.
1.2.3 Tại địa bàn phường Hòa Quý, trường THCS -quận Ngũ Hành Sơn -tp
Đà Năng
Trước đây, khu vực phường Hòa Quy vẫn được cho là có môi trường sống tronglành Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn đã và đangphát sinh hàng tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày Trong khi đó công tác thu gom, xử
lý rác thải còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, gây mất mỹquan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Từ nhiều năm nay, bãi tập kết rác thải sinh hoạt tại các xóm ở xã luôn là nỗi ámảnh của người dân Rác thải ứ đọng thường xuyên, tràn ra lòng đường với đủ loại
từ xương động vật đến túi nilong, rác thải hữu cơ, chất thải công nghiệp, ruồimuỗi…và luôn trong tình trạng bốc mùi nồng nặc, khói khét mù mịt… Người dân
lo lắng, bức xúc, cho rằng ô nhiễm môi trường từ bãi rác thải đang ảnh hưởngnghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là thời gian gần đây, số người bị ung thư trên địabàn khá nhiều.
Trang 16Hình 1.3 Rác thải người dân tập hợp tại ven đường gần trường THCS
Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở các trường học ngày naytrong đó có học sinh trường THCS Nguyên Bỉnh Khiêm Có một bộ phận khôngnhỏ các bạn học sinh, chẳng hạn ăn xong một que kem, các bạn học sinh có thể vứtque kem ngay ở sân trường mặc cho thùng rác cách đó không hề xa hay những bạnthường vứt rác vào thùng rác từ xa, nếu vào thùng rác thì không sao nhưng khikhông trúng thùng rác thì tặc lưỡi cho qua coi như chưa xảy ra chuyện gì Vậy nênmới có hiện tượng thùng rác ở phía trong vẫn trống rỗng còn xung quanh thùng rácthì lại đầy rác Ở trong lớp học, một số bạn ăn xong đồ rồi tiện tay vứt rác vào ngănbàn dù cho bất kỳ lớp học nào cũng được trang bị đầy đủ thùng rác Tuy nhiên sựthản nhiên vứt rác bừa bãi đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều khi các em còn chorằng đó là một điều đương nhiên, không có gì đáng xấu hổ hay chê trách Một hiệntượng khác cũng rất hay xảy ra ở trường học đó là học sinh thường hay vứt rác racửa sổ ở phòng học đặc biệt nếu cửa sổ đó nằm sát ngay vườn hoa hay sân thể dụcthì càng vứt nhiều hơn
Hình 1.4 Rác thải trong ngăn bàn học sinh
Trang 17Chúng ta dễ dàng bắt gặp những học sinh mua đồ ăn sáng được đựng bằng hộpnhựa xốp dùng 1 lần, gói bằng túi nilong; hay mua đồ uống, trà sữa bằng chainhựa, cốc nhựa dùng 1 lần, kèm theo là ống hút làm từ nhựa Chỉ tính trung bìnhmỗi ngày, học sinh của trường học chỉ sử dụng 1 sản phẩm nhựa dùng 1 lần (baogồm túi nilong khó phân huỷ, nhựa dùng 1 lần, chai nhựa PET, ống hút, cốcnhựa…) thì lượng rác thải nhựa trong 1 ngày trong trường học lớn tới mức độ nhưthế nào?
Bên cạnh đó, việc sử dụng bìa nilong bọc sách vở đang được dùng khá phổ biến,rộng rãi tại các trường học, mà không nhận thức rõ được tác hại của nó đến môitrường Nhiều phụ huynh vẫn mua về bọc sách vở cho con vì sự tiện lợi, nhanh gọn
mà bìa bọc nilong mang lại Có cung ắt có cầu nên tại các hiệu sách, cửa hàng vănphòng phẩm được bày bán tràn lan các đồ dùng từ nhựa, bìa bọc nilong với nhiềumẫu mã bắt mắt
Theo chia sẻ của một người bán hàng gần trường, vào đầu năm học số lượng đồ dùng học tập được bán ra tăng nhiều lần so với trong năm, số lượng bìa bọc nilong được nhập về rất lớn mà đa phần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và hữu dụng của nó.
Trang 18Hình 1.5 Học sinh sử dụng rất nhiều đồ nhựa trong học tập
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, phải mất tới hàng chục, hàng trăm năm, thậmchí tới hàng nghìn năm, rác thải nhựa mới tự phân huỷ Nói cách khác, phải trảiqua nhiều thế hệ thì một mảnh nhựa mới có thể tan biến trong tự nhiên Chính vìvậy, việc hạn chế rác thải nhựa là vô cùng cần thiết
1.3 Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng đồ nhựa
1.3.1 Lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa, túi nilong
* Đồ nhựa
Hàng ngày có hàng vạn những vật dụng đồ nhựa một lần được sử dụng Nó đóngvai trò quan trọng như một vật dụng không thể thiếu trong đời sống Vừa tiệndụng, nhỏ gọn phù hợp cho việc sử dụng một lần mang đi Đối với những bạn đi dãngoại, làm tiệc picnic ngoài trời thì các vật dụng như tô, bát nhựa dùng một lần làvật dụng không thể thiếu Hơn nữa nó có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độcao nên nhiều người lựa chọn những vật dụng này để bảo quản thực phẩm trong tủ
lạnh Với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, phong phú đồ nhựa gia dụng dùng một lần phù hợp với hầu hết điều kiện của mọi người Đặc biệt đối với những nhà
hàng, quán ăn thì những vật dụng này không thể thiếu được Đồ nhựa dùng một lầnđược dùng để đựng thức ăn, nước uống cho các khách hàng mang về Hay đối vớinhững người kinh doanh cơm văn phòng hộp nhựa, đĩa nhựa sẽ giúp cho việc kinhdoanh sẽ trở nên dễ dàng hơn Thay vì phải sử dụng các vật dụng bằng sành sứnặng, dễ vỡ thì chắc hẳn khi sử dụng đồ nhựa bạn sẽ thấy tiện dụng vượt bậc.Chính vì thế mà bạn có thể bắt gặp các vật dụng bằng nhựa ở bất cứ nơi nào như
Trang 19văn phòng, siêu thị, nhà hàng, quán cơm Rồi từ các quán cafe cho đến các quán nước vỉa hè…
Hình 1.6 Đồ nhựa gia dụng được sử dụng một lần
* Túi nilong:
- Hữu ích của túi nilong đối với cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm và siêu thị
Các nhà bán lẻ đã ủng hộ túi nilong từ khi chúng ra đời khoảng 50 năm trước Các
ưu điểm chính của các túi nilong đem lại là chi phí hiệu quả, dễ sử dụng, và thuậntiện cho lưu trữ, đóng gói, xách đi
Giá bán túi nilong rẻ hơn, khiến chúng ta có thể mua được số lượng lớn với chi phíthấp Ngược lại giá bán túi giấy thường cao hơn rất nhiều Còn với túi vải tái chế,thân thiện với môi trường thành một mối quan tâm rộng rãi hơn, nhưng chi phí làkhá cao.Với khối lượng lớn, giá thành rẻ là ưu điểm rõ ràng nhất mà túinilong mang lại cho các cửa hàng và lợi nhuận của họ
Trang 20Hình 1.7.Túi nilong được người dùng để mua sắm
Ngoài ra túi nilong sẽ dễ dàng đóng gói hơn so với túi giấy, dù là không đáng
kể, túi nilong cũng đòi hỏi không gian ít hơn so với túi giấy, cả trong kho lưutrữ và tại các quầy thu ngân
Hơn hết túi nilong có trọng lượng nhẹ hơn túi giấy cỡ mười lần hoặc hơn, nên việcvận chuyển sẽ dễ dàng hơn Túi tái sử dụng sẽ chiếm nhiều không gian nhất, vàtrong trọng lượng của chúng thường nặng hơn đáng kể hơn so với túi nhựa hoặcgiấy
- Lợi ích của túi nilong đối với con người.
Cũng giống như các nhà bán lẻ đã tìm thấy túi nilong là một lựa chọn tốt hơn sovới túi giấy, do đó túi ni lông cũng được nhiều người tiêu dùng.Theo Cơ quan Bảo
vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), người Mỹ sử dụng 100 tỷ túi nilong mua sắm hàng
năm, và Hiệp hội Gỗ và Giấy Hoa Kỳ ước tính rằng người Mỹ sử dụng 10 tỷ túimua sắm giấy mỗi năm
Dù vẫn có một số tác hại tới môi trường thì túi nilong vẫn đem lại nhiều lợi ích
thiết thực :
Túi nilong có độ bền cao hơn so với túi giấy, có thể chống thấm, dễ dàng vận
chuyển, nhất là trong trời mưa
- Lợi ích của việc in túi nilong đem lại trong kinh doanh.
In túi nilong giúp quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm
In túi nilong tạo mối liên kết giữa nhà kinh doanh và khách hàng
In túi nilong tăng khả năng cạnh tranh, giúp khách hàng tiêu dùng nhớ tới bạn lâu hơn.
Trang 21Hình 1.8.Túi nilong dùng trong các siêu thị, cửa hàng
1.3.2 Những hậu quản khôn lường
* Tác hại của túi nilong với sức khỏe con người
Gây ung thư: Những túi nilong nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng
thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì,cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư)
Làm chậm phát triển não bộ: Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc
học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA cótác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao
Hóa chất có trong túi nilong làm lỗi nhiễm sắc thể: Theo Viện Nông nghiệp và
Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độcao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4 Khithực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức
ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.Theo thời gian các hóa chất trong túi nilong sẽ làm thay đổi mô, tổn thương ditruyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổinội tiết tố Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilong có thể gây hại đến hệ thốngmiễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…
Có hại cho phổi và gây ra ung thư nếu đốt cháy: Khi đốt túi nilong sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ Túi nilong chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Trang 22Hình 1.9.Hình ảnh bãi rác sau khi đốt rác ở địa phương
* Tác hại của túi nilon đối với môi trường
Khó phân hủy: Theo nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1000 năm thì túi nilong mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên Và nếu với cứ đà sản xuất và sử dụng túi nilong như hiện nay thì sẽ đến một ngày trái đất của chúng ta sẽ ngập trong túi nilon.
Hình 1.10.Thời gian phân hủy của một số đồ nhựa
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước: Túi nilong lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng Nếu túi nilong bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều
vi khuẩn gây bệnh.
Trang 23Hình 1.11 Hình ảnh bãi biển Đà Nẵng ngập rác thải nhựa nguồn nước bị ô
nhiễm nặng
Đem lại nguy hiểm với đời sống tự nhiên: Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi nilong là thức ăn và điều đó cực kỳ nguy hiểm Đặc biệt là ở các khu vực gần biển, túi nilong dễ dàng khiến các sinh vật dưới nước và các loài chim biển mắc lừa ăn phải và cái chết rất nhanh sẽ ập đến với những sinh vật tội nghiệp
Hình 1.12.Cá voi bị chết khi nuốt phải rác thải nhựa
Gây ô nhiễm môi trường và xấu cảnh quan: Việc túi nilong chất thành núi tại những bãi rác, trôi lập lờ phủ kín cả một góc hồ, kênh mương hay bay vãi khắp nơi là điều không hiếm gặp Những điều đó khiến môi trường bị ô nhiếm nặng nề rất mất mỹ quan.
Trang 24Hình 1.13.Hình ảnh ô nhiễm nước tại sông ngòi tại Việt Nam
Tiểu kết chương 1
Như vậy, trong chương 1 chúng em đã đề cập đến:
1 Các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, nguồn gốc phát sinh cũng như mối quan
hệ giữa rác thải nhựa và môi trường
2 Thực trạng sử dụng bao bì nilong trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và trườngTHCS nói riêng Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số khôngngừng tại Việt Nam đã khiến cho rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, môi trườngsống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
3 Hậu quả của việc sự dụng đồ nhựa trà lan, bừa bãi… Việc sử dụng tràn lan, bừabãi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và sinh vật Trong thànhphần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường vàkhông được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiềuloài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học
và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Các túi nilong này cần tới 50-60 nămmới phân hủy trong đất Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trongđất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm
độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút Rác thải sinh hoạt vứtbừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý… để lạinhững hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sốngkhông bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môitrường từ những hành động nhỏ hằng ngày
Trang 254 Trường THCS là một ngôi trường nằm ở khu dân cư có tốc độ phát triển mạnh
mẽ ở phường Hòa Quý Hiện nay, vấn đề sử dụng đồ nhựa, rác thải sinh hoạt cònnhiều bất cập, nhận biết của học sinh về vấn đề này còn nhiều hạn chế, chưa đầy
đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trính xử lý Vì thế việc tạocho học sinh thói quen sử dụng, xử lý rác thải sinh hoạt là một nhu cầu cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay tại trường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ RÁC THẢI NHỰA VÀ SỬ
DỤNG ĐỒ NHỰA HIỆN NAY CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
VÀ PHỤ HUYNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
2.1 Thông tin chung về khảo sát
Khảo sát 200 học sinh (từ lớp 6 đến lớp 9);
Khảo sát 46 các thầy cô giáo trong trường ;
Khảo sát 80 bậc phụ huynh trong trường nhằm điều tra thực trạng nhận thức, thái
độ và hành vi của mọi người đối với vấn đề rác thải nhựa
Bằng hình thức phát phiếu ngẫu nhiên ;
2.2 Đánh giá về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh, phụ huynh và thầy cô về vấn đề rác thải nhựa
2.2.1 Thiết kế phiếu điều tra (khảo sát)
Tham khảo phụ lục 1, 2, 3
2.2.2 Phân tích dữ liệu
Trang 26Sau khi khảo sát, chúng em thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành thống kê theo từng nhóm nội dung và biểu thị dưới dạng biểu đồ
Phân tích dữ liệu, so sánh kết quả khảo sát của các nhóm đối tượng: đối tượngnghiên cứu chính và đối tượng nghiên cứu phụ Từ đó sẽ rút ra các kết luận trả lờicác câu hỏi nghiên cứu về lợi ích và tác hại của rác thải nhựa đối với môi trườngsống hiện nay
So sánh nhận thức, suy nghĩ của các nhóm đối tượng (học sinh, giáo viên và phụhuynh) về rác thải nhựa Tìm ra sự khác biệt trong cách nhìn nhận, suy nghĩ, có thể
so sánh với cách nhìn nhận chung của cộng đồng
Dựa vào khảo sát đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rác thải nhựa với môitrường học tập của học sinh trong nhà trường Qua đó, giúp học sinh có cái nhìnđầy đủ, đúng đắn về những lợi, hại của rác thải nhựa, từ đó đưa ra các giải pháphợp lí nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và xử lí rác thải nhựa trong trường THCS nóiriêng và các trường THCS trong toàn quận nói chung
2.2.3 Kết quả nghiên cứu
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH
Biểu đồ H1 điều tra học sinh từ câu 1 đến câu 6
vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng:
Trang 27- Số lượng học sinh trong trường hiện nay biết đến rác thải nhựa chiếm 94%
- 72% HS biết rác thải nhựa là loại rác vô cơ, 17 % HS cho rằng rác thải nhựa vừa là rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ, còn lại cho rằng là rác thải hữu cơ.
- 85% HS biết được sự tiện lợi của đồ nhựa dùng một lần còn lại là không biết.
- Hiện nay 58% HS mang quà vặt đến trường, 34% HS không bao giờ mang quà vặt đến trường, còn lại thỉnh thoảng hoặc đôi lúc mang quà vặt đến trường.
- 55% HS dùng nilon để bọc sách vở đến trường, 19% HS sử dụng băng dính để bọc sách vở, 11% HS dùng giấy báo bọc sách vở Còn lại là ở các hình thức khác.
- 32% HS sử dụng chai nước bằng nhựa mang đến trường uống, 46% HS thỉnh thoảng mang chai nước nhựa đến trường, còn lại là chọn hình thức khác.
Biểu đồ H2 điều tra học sinh từ câu 7 đến câu 12
- 24% HS dùng chai nhựa xong vứt vào thùng rác, 65% HS sử dụng chai nhựa cất
đi dùng tiếp còn lại chọn ý kiến khác.
- 86% HS nhìn thấy rác thải nhựa ở xung quanh trường học và trên đường đi học
về, còn lại HS chọn ý kiến khác.
- 95% HS biết được tác hại của rác thải nhựa, 15% còn lại là không biết tác hại của rác thải nhựa Nhưng lại cho rằng 46% rác thải nhựa tác động tích cực đến môi trường và 54 % rác thải nhựa tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Trang 28- 93% HS biết được tác hại của rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người, 17% HS còn lại là không biết tác hại của rác thải nhựa.
Biểu đồ H3 điều tra học sinh từ câu 13 đến câu 18
- 44% HS hiểu biết về việc con người sử dụng và thải ra chai nhựa và túi nilong tại Việt Nam và trên thế giới, 30% là không biết và còn lại chọn ý kiến khác.
- 83% HS biết cụ thể thời gian mà rác thải nhựa được phân hủy, 17% HS chưa biết.
- 50% HS chưa biết phân loại rác thải hữa cơ và rác thải vô cơ, 50% chưa biết sử dụng các sản phẩm thay thế đồ nhựa dùng một lần.
- 85% HS vẫn có thói quen sử dụng đồ nhựa 1 lần ,15% đã và đang thay đổi thói quen không sử dụng đồ nhựa
Nhận xét chung
Như vậy, qua phân tích bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng: số lượng học sinhhiểu rác thải nhựa về lợi ích của đồ nhựa trong toàn trường khá cao, tuy nhiên tìmhiểu về tác hại của việc sử dụng đồ nhựa một lần ở học sinh còn thấp
Hiện tượng học sinh ăn quà vặt, sử dụng đồ nhựa một lần còn nhiều trong sinh hoạt
và học tập, đồng thời còn xả rác bừa bãi ra lớp học, sân trường và trên đường đihọc về
Trang 29Số học sinh hiểu biết về lợi ích và tác hại của rác thải nhựa còn thấp, học sinhdùng đồ nhựa theo thói quen mà chưa thấy hết được tác hại của việc sử dụng đồnhựa Vì vậy cần có những biện pháp tuyên truyền sâu rộng hơn một số kiến thức
về tác hại của rác thải nhựa với môi trường sống và biện pháp xử lí rác thải hợp lí
để từ đó dần dần thay đổi thói quen của học, hướng học đến sử dụng những sảnphẩm dễ phân hủy thân thiện với môi trường như túi giấy, dùng lá chuối, lá sen góixôi, dùng dây chuối, dây rơm buộc rau hoặc tái sử dụng các sản phẩm nhựa làm
đồ dùng học tập như hộp bút, lọ hoa
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG PHỤ HUYNH
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ HUYNH
Biểu đồ H4 điều tra phụ huynh học sinh
- Gần 100% phụ huynh đều biết đến rác thải nhựa và lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa, còn lại chọn ý kiến khác.
- 63% phụ huynh thường xuyên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn trong gia đình, 20% phụ huynh thỉnh thoảng sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn, còn lại 17% phụ huynh không bao giờ sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn.
- 74% phụ huynh biết đồ nhựa đựng thức ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống, còn lại 26% là phụ huynh không biết tác hại của đồ nhựa đựng thức ăn.
- 41% phụ huynh không bao giờ phân loại rác thải, 33% phụ huynh đôi khi mớ
Trang 30- 30 % phụ huynh xử lí rác thải bằng cách đốt, 9% phụ huynh xử lí rác thải bằng biện pháp chôn, còn lại ý kiến khác.
* Nhận xét chung
Phần lớn phụ huynh đều biết lợi ích và tác hại của đồ nhựa Tuy nhiên, phụ huynhkhông hiểu rõ hoặc lúng túng khi xác định tác hại từ rác thải nhựa tới sức khỏe và
môi trường sống Trong gia đình, phụ huynh còn sử dụng rất nhiều đồ nhựa do tính
tiện lợi của nó Phụ huynh chưa đưa ra được các biện pháp xử lí rác thải nhựa tronggia đình một cách hợp lí, đa phần phụ huynh đem đốt điều đó ảnh hưởng nghiêmtrọng đến môi trường sống
Hơn nữa, trong hầu hết các gia đình cũng chưa thường xuyên phân loại rác thải,chưa tái sử dụng rác thải nhựa rác thải còn để chung và đem đốt rác ngay tại giađình
Hiện nay quy định của nhà nước về xử lí rác thải nhựa vẫn còn ít và mạnh, sốngười sử dụng đồ nhựa một lần và nilong ngày càng nhiều đến mức cảnh báo vàViệt Nam là một trong 5 nước xả rác ra đại dương nhiều nhất thế giới Tình trạng
"Ô nhiễm trắng" ngày càng báo động Vì vậy rất cần được tuyên truyền, khuyến
cáo quan tâm hơn đến tác hại từ rác thải nhựa, mỗi phụ huynh cần phải có ý thứctìm hiểu tác hại của rác thải nhựa, hạn chế sử dụng rác thải nhựa một lần, thay thếrác thải nhựa một lần bằng sản phẩm thân thiện với môi trường
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG GIÁO VIÊN
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Trang 31Biểu đồ H5 kết quả điều tra giáo viên
BIỂU ĐỒ CỦA GIÁO VIÊN
* Tiểu kết
- 100% Giáo viên đều biết đến rác thải nhựa và lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa.
- 65% Giáo viên thường xuyên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn trong gia đình, 35% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn.
- 100% giáo viên không bao giờ phân loại rác thải.
- 70 % Giáo viên xử lí rác thải bằng cách đốt, 30% giáo viên xử lí rác thải bằng biện pháp khác.
- Gần 100% Giáo viên biết đồ nhựa đựng thức ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống, còn lại là giáo viên không biết tác hại của đồ nhựa đựng thức ăn.
* Nhận xét chung
Qua khảo sát, chúng em nhận thấy rằng: hầu hết các thầy cô đều biết lợi ích và táchại của đồ nhựa, rác thải nhựa tới sức khỏe và môi trường sống Tuy nhiện, rấtnhiều thầy cô vẫn sử dụng rác thải nhựa như một thói quen hàng ngày vì sự tiện lợicủa nó Các thầy cô cũng chưa đưa ra được các biện pháp xử lí rác thải nhựa tronggia đình một cách hợp lí, đa phần rác vẫn thải nhựa chưa được phân loại và tái sửdụng, hơn nữa rác thải đa số được thầy cô đem đốt điều đó ảnh hưởng nghiêmtrọng đến môi trường sống
Vì vậy, các thầy cô cần thay đổi thói quen phân loại rác, thay thế túi nilong đi chợbằng làn, sử dụng túi giấy, các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế tuinilong, hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần trong sinh hoạt
Tiểu kết chương 2
Từ việc điều tra khảo sát mức độ nhận thức cũng như hành vi của học sinh, phụhuynh và giáo viên trong việc sử dụng và phân loại rác thải nhựa, chúng em kếtluận rằng:
1 Các bậc phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo hầu hết đã hiểu được tác hại củarác thải nhựa đối với môi trường, đời sống và sức khỏe con người
Trang 322 Tuy nhiên, do tính tiện lợi của túi nilon, của các đồ dùng bằng nhựa nên các thầy
cô, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh vẫn sử dụng thường xuyên như một thóiquen khó bỏ
3 Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ nhựa, bao bì nilon một cách bừa bãi cùng với việckhông phân loại rác thải hay đốt bao bì nilon khi phân loại rác thải vô hình chunggây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người
Từ thực tế đáng buồn trên đã gióng lên một hồi chuông báo động về vấn đề giáodục ý thức cho học sinh trong việc sử dụng rác thải nhựa và bao bì nilon Đây làbài toán được đặt ra không chỉ với một ngôi trường, một địa phương mà đối vớitoàn xã hội nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Để giải quyết được bài toán này đòi hỏi sự phối hợp của địa phương, gia đình, nhàtrường và chính từ bản thân các bạn học sinh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môitrường, bảo vệ đời sống, nói không với việc sử dụng bao bì nilon
CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI NHỰA 3.1 Đề xuất giải pháp
Trang 33Để hạn chế chất thải nhựa, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý chất thải nhựa và túi nilong Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt : Ðề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do
sử dụng túi nilong khó phân hủy đến năm 2020; phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các bộ, ngành và địa phương tổ chức các hội thảo phổ biến, tuyên truyền tác hại của việc sử dụng túi nilong khó phân hủy, khuyến khích cộng đồng, người dân tăng cường sử dụng túi nilong phân hủy sinh học, đồng thời về giảm thiểu rác thải nhựa Vì vậy, tại trường học cũng cần có những biện pháp cụ thể thiết thực và có tính khả thi để giảm thiểu rác thải nhựa và
xử lí để hạn chế độc hại của nó Giải pháp này phải mang tính đồng bộ ở cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và đặc biệt là từ phía học sinh Giải pháp này phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả mang tính cấp thiết trước mắt và có những giải pháp lâu dài
Không phải ngẫu nhiên vấn đề rác thải nhựa "Ô nhiễm trắng" trở thành vấn đề
nóng trên toàn thế giới hiện nay Đồ nhựa đã mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi Chúng ta đều không thể phủ nhận được những tiện ích của đồ nhựa mang lại tuy nhiên hệ lụy từ rác thải nhựa là vấn
đề vô cùng nguy hiểm đối với mô trường sống và sức khỏe của con người
Vậy làm thế nào để giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa và xử lí rác thải nhựa trong nhà trường một cách hiệu quả?
Từ những trăn trở trên đây, chúng em đã thống nhất đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu sử dụng đồ nhựa và biện pháp xử lí rác thải nhựa trong trường học
3.1.1 Giải pháp chung
Thứ nhất: Cần coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương,
nghị quyết của Đảng về giảm thiểu rác thải nhựa song song với việc nghiên cứutâm lý của trẻ vị thành niên để việc giáo dục phù hợp với độ tuổi
Thứ hai: Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với nhà trường
đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức đạo đức của học sinh đối với việc sử dụng và
xử lý rác thải nhựa
Thứ ba: Nhà trường đẩy mạnh công tác kiểm tra học sinh trong trường về việc sử