Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên Khóa 2004-2005
Công nghệ và PháttriểnMôthứcpháttriểnmới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
1
Mô thứcpháttriểnmới
Tại sao có sự phân biệt giữa phát triển kinh tế kiểu “mới” và “cũ”? Cơ bản là do có nhiều
thay đổi trong các nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó hình thành một kiểu tăng trưởng
khác với quá khứ. Mô hình cũ được xây dựng dựa trên quan điểm quốc gia về phát triển,
chú trọng vào vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong việc trực tiếp phân bổ vốn và thậm chí
ra chỉ thị hay tham gia vào các ngành chiến lược khác nhau. Phổ biến là việc chỉ đạo các
ngân hàng cho những doanh nghiệp hoặc ngành ưu tiên vay vốn, kéo theo sự hình thành
chủ nghĩa tư bản quan hệ và/hoặc nợ xấu, và kế đến là những ngân hàng yếu kém. Nợ
được ưa chuộng hơn vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp nước ngoài thường không được
khuyến khích vì nó cản trở “các doanh nghiệp vô địch quốc gia” thống trị các ngành. Các
chính sách này có thể hoạt động tốt trong một giai đoạn nào đó nhờ vào môi trường kinh
tế vĩ mô tốt, theo định hướng xuất khẩu, nền giáo dục vững mạnh, mức tiết kiệm và đầu
tư cao. Tuy nhiên, những chính sách này ngày càng gặp nhiều áp lực hơn trong thập niên
1990 do nhiều sự kiện cùng diễn ra, và sự thành công của mô hình này cũng bắt đầu giảm.
Một yếu tố khác là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khối lượng các dòng vốn tư nhân đổ
vào châu Á tăng đột biến, kể cả tín dụng ngân hàng đặc biệt. Những dòng vốn này được gắn
kết với sự trì trệ kinh tế ở Nhật và châu Âu, dẫn đến sự pháttriển ồ ạt các ngân hàng thiếu
kinh nghiệm trong việc vay mượn quốc tế. Hệ thống tài chính yếu kém ở các nền kinh tế
châu Á đang pháttriển sẵn sàng vay rất nhiều nhưng lại thiếu kiểm soát để định hướng
dòng tiền một cách hiệu quả hay với các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Khi lượng nợ
gia tăng, sự bấp bênh của toàn bộ hệ thống tín dụng bắt đầu lộ diện và nhiều ngân hàng đã
cố gắng rút lui đồng loạt. Vì họ chủ yếu cho vay ngắn hạn nên cho rằng có thể ngưng và thu
hồi tất cả các khoản vay. Tuy nhiên, do tiền đã được dùng vào những dự án dài hạn, nên
bên vay không thể trả nợ. Họ cho rằng các khoản nợ sẽ được gia hạn và họ sẽ có thời gian
để thu hồi đầu tư. Tình trạng bất cân xứng về tiền tệ và kỳ hạn cùng với hệ thống pháp lý
yếu kém đã đưa đến sự hoảng loạn và hàng trăm tỉ đô-la bị rút đi với cách thức gây thiệt hại
nghiêm trọng các nước đi vay. Nghiêm trọng hơn nữa khi tỉ giá hối đoái bị chốt chặt và các
ngân hàng trung ương đã không trung thực khi công bố số liệu về dự trữ ngoại hối. Hậu quả
của việc vốn ồ ạt rút khỏi ngân hàng là sản lượng bị giảm mạnh trong giai đoạn 97-98 ở
nhiền nước kèm theo lượng chi phí khổng lồ để tái cơ cấu các định chế tài chính và các
doanh nghiệp phá sả
n khác.
Một vấn đề khác là sự nổi lên của Trung Quốc. Trung Quốc đã phá giá (hay thống nhất) tỉ
giá hối đoái vào năm 1994 và thu hút khối lượng lớn FDI nhắm vào hàng xuất khẩu công
nghiệp. Điều này diễn ra trong bối cảnh FDI và xuất khẩu ở ASEAN đang giảm sút nhanh
chóng. Mặt dù Trung Quốc cũng bắt đầu nhập nguyên liệu thô, tăng trưởng xuất khẩu chậm
đã khiến nhiều nước châu Á ph
ải nhìn lại những mô hình cũ của họ và tìm kiếm các mô
hình tốt hơn hay thích hợp hơn. Ở Hàn Quốc, cuộc tìm kiếm này xoay quanh việc tăng áp
lực lên các tập đoàn công nghiệp lớn (chaebol) buộc phải giảm nợ, bán đi những chi nhánh
thua lỗ, cải thiện hệ thống kế toán và nhìn chung tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận thay vì
doanh số. Kèm theo những thay đổi trên là việc đề cao tính minh bạch và quyền của cổ
đ
ông. Ở mỗi nước hướng thay đổi này chưa hoàn thiện hoặc chưa đạt được qui mô cần
thiết, nhưng trong một chừng mực nhất định thì tất cả đều chịu ảnh hưởng và có chủ tâm đi
theo hướng này.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên Khóa 2004-2005
Công nghệ và PháttriểnMôthứcpháttriểnmới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
2
Ảnh hưởng thứ ba là sự phổ biến của Internet và các phương tiện thông tin liên lạc chi phí
thấp cùng hệ thống vận tải đang được cải thiện. Điều này có nhiều tác động. Thứ nhất là sự
gia tăng xu hướng thuê ngoài, hay nói cách khác là việc xuất khẩu những công việc dịch vụ
sang các nước có mức lương thấp. Phổ biến nhất là các trung tâm điện thoại khách hàng và
phần mềm, nhưng cũng đã lan sang các công việc đòi hỏi kỹ năng cao như pháp lý, kế toán,
tài chính và y khoa. (Chẳng hạn, các tấm phim chụp X-quang có thể được phân tích từ xa
và các báo cáo thu thuế có thể được chuẩn bị ở Ấn Độ). Một tác động khác và có lẽ quan
trọng hơn hiện nay đó là hoạt động sản xuất có xu hướng không diễn ra ở một địa điểm,
thay vào đó nó được dàn trải trên khắp chuỗi giá trị toàn cầu. Các khâu trong quá trình sản
xuất một sản phẩm đơn giản diễn ra ở nhiều nơi, mỗi nơi có một lợi thế so sánh trong hoạt
động chuyên biệt của mình. Thông thường chính những công ty đa quốc gia điều phối hoạt
động sản xuất này, trong số đó có doanh nghiệp xuất phát từ các nền kinh tế châu Á. Chi
phí của loại hình sản xuất này là thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất tại một địa điểm
duy nhất. Đó là nhờ hiệu quả của mỗi khâu trong chuỗi giá trị và vì tốc độ thay đổi công
nghệ và đặc biệt là sự chuyển giao công nghệ có khuynh hướng gia tăng, do đó những
doanh nghiệp nào không kết nối với bí quyết công nghệ toàn cầu sẽ rơi lại phía sau. Tuy
nhiên, việc thiết kế sản phẩm, kiểm soát chất lượng và marketing cũng rất quan trọng và
được quản lý tốt hơn trong khuôn khổ mới này.
Xu hướng thứ tư là hạ thấp những rào cản thương mại trên toàn thế giới. Khi GATT
nhường bước cho WTO xuất hiện và những hiệp định thương mại khu vực ở Nam và Đông
Nam Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, thì mức thuế quan trung bình giảm mạnh. Để tiếp cận
được với các thị trường quốc gia phát triển, các nước đang pháttriển đã cam kết mở cửa thị
trường của mình. Cộng thêm việc chi phí thương mại và vận tải giảm đi, việc mua sản
phẩm nước ngoài đã dễ hơn và rẻ hơn so với trước đây. Điều này tạo áp lực buộc các doanh
nghiệp nội địa phải trở nên hiệu quả hơn, không chỉ ở những thị trường xuất khẩu mà cả ở
thị trường trong nước. Điều này càng làm suy yếu ý niệm xây dựng “các doanh nghiệp vô
địch quốc gia”, vốn dĩ tách biệt khỏi chuỗi công nghệ và sản xuất toàn cầu. Tốc độ tăng
trưởng ngoại thương khá nhanh chóng (10-12% theo giá trị đô-la đối với các nước châu Á
đang pháttriển trong vòng 10 và 20 năm qua) đã dẫn đến tỉ suất thương mại /GDP lớn hơn
ở hầu hết tất cả các nước và các nền kinh tế mở cửa hơn.
Xu hướng thứ năm lại xuất hiện trước cả thập niên 1990. Khi đồng yên Nhật tăng giá vào
cuối thập niên 1980, vốn FDI định hướng xuất khẩu của Nhật bắt đầu tràn ngập châu Á.
Tốc độ diễn biến này tăng mạnh vào thập niên 1990 và dẫn đến một mức độ ganh đua nhất
định từ các nền kinh tế châu Á tương đối tiên tiến khác. Dòng vốn FDI này hỗ trợ nhiều xu
hướng đã nêu ở trên, tạo ra một khu vực cử tri xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước đang phát
triển. Nó cũng đưa đến việc nâng cấp các cảng biển và cơ sở hạ tầng khác cho phép gia tăng
xuất khẩu hơn nữa khi ngành IT được sự tiếp sức của FDI đã bùng nổ vào cuối thập niên
1990.
Tổng hợp lại, những xu hướng này đã tạo ra một bối cảnh hoàn toàn khác so với bối cảnh
của giai đoạn 1960-95. Thay cho các doanh nghiệp vô địch quốc gia là những mạng lưới
sản xuất. Thay vì tính cạnh tranh quốc gia, địa điểm hay khu vực trở nên quan trọng hơn.
Thay vì tự cung tự cấp, ưu tiên hiện nay là chi phí thấp. Thay cho mức phổ cập biết đọc biết
viết cơ bản là những kỹ năng tiên tiến. Tốc độ, cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính hiệu quả,
cùng những kỹ năng quản lý hành chính đã trở nên quan trọng hơn là giấy phép, bảo hộ,
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên Khóa 2004-2005
Công nghệ và PháttriểnMôthứcpháttriểnmới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
3
vốn vay giá rẻ và ảnh hưởng quen biết. Từ đó xuất phát nhu cầu cần một loại hình chính
phủ cũng như mối quan hệ nhà nước – tư nhân khác đi. Những thay đổi gắn kết với nhau và
ngày càng gia tăng này thường được gọi là “toàn cầu hóa” và phản ảnh một thế giới kết nối
nhiều hơn, trong đó các tác nhân kinh tế hội nhập chặc chẽ hơn. Diễn biến này không chỉ
diễn ra giữa các nền kinh tế châu Á với các nước giàu mà còn giữa họ với nhau.
Những yếu tố chính cho sự thành công trong nền kinh tế toàn cầu
Nếu thế giới đã khác đi trong khi các chiến lược kinh tế và chính trị cần phải điều chỉnh, thì
yêu cầu ở đây là gì? Những chiến lược cũ về ổn định vĩ mô, giáo dục, tỉ giá hối đoái hợp lý,
tiết kiệm cao và giá cả gần với giá thế giới tất cả đều không sai. Tuy nhiên, chúng cần phải
đi kèm với các chính sách và thể chế bổ sung. Trong tàiliệu “Sự thay đổi toàn cầu và các
sáng kiến chính sách Đông Á” của Yusuf có đề cập đến những chính sách và thể chế bổ
sung như sau:
1. Một hệ thống pháp luật hiệu quả giúp cải thiện chi phí và thu hút các nhà đầu tư dài
hạn.
2. Các thể chế và luật lệ nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và cải thiện quyền
của cổ đông thiểu số sẽ làm tăng khả năng huy động vốn cho các khoản đầu tư rủi ro
nhưng rất có tiềm năng.
3. Thể chế cải thiện hiệu quả hệ thống tài chính là rất quan trọng. Đó là hệ thống kế
toán tốt, luật hợp đồng và chứng khoán, giải quyết tranh chấp cũng như những qui
định phù hợp của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác.
4. Thể chế cung cấp thông tin chất lượng cao sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và cải
thiện trách nhiệm giải trình, kể cả việc tiếp cận với Internet.
5. Luật cạnh tranh, sáp nhập và mua lại sẽ giúp xác định những nguyên tắc nền tảng
cho sự tương tác của thị trường. Cạnh tranh công bằng hơn sẽ thúc đẩy hiệu quả.
Tuy nhiên, tham gia nhiều hơn vào thị trường toàn cầu cũng thúc đẩy nhu cầu hình thành
các mạng lưới an sinh xã hội. Nếu lao động không được hỗ trợ để điều chỉnh sau khi bị thất
nghiệp do lỗi không phải của họ, họ có khuynh hướng cổ động những biện pháp bảo hộ.
(Điều này là đúng dù rằng đa phần thất nghiệp là do chuyển dịch công nghệ hơn là thương
mại). Vì mức chi tiêu công hiện nay ở châu Á là thấp trong khi dân số sẽ già đi, trong tương
lai sẽ có những khó khăn mà lĩnh vực tài chính công cần phải giải quyết. Theo thời gian,
nếu tỉ suất thuế/GDP không tăng, sẽ khó mà duy trì mức chi tiêu xã hội phải cần đến. Bất kể
những vấn đề dài hạn trên, tất cả các nền kinh tế châu Á đã rút ra bài học từ cuộc khủng
hoảng của mình và dự trữ ngoại hối nhiều hơn với ít nợ ngắn hạn hơn. Các dấu hiệu khủng
hoảng đã không còn nhưng vẫn cần phải cải thiện nhiều hơn nữa công tác giám sát của
ngân hàng và những qui định thị trường chứng khoán. Nếu tiền tiết kiệm của những người
già bị đánh mất thì gánh nặng ngân sách nhà nước trong tương lai sẽ lớn hơn.
Các hiệp định thương mại đã nở rộ trong 10-15 năm qua. Phân tích các hiệp định này cho
thấy tích cực nhất là sự mở rộng mạnh mẽ của WTO qua đó mang l
ại lợi ích cho tất cả các
nước thành viên. Nếu điều đó không thể, thì tốt nhất vẫn là nhóm có qui mô lớn nhất có thể
với mức độ tự do hóa tương tự. Cụ thể, nhóm APEC (Tổ chức hợp tác châu Á Thái Bình
Dương, bao gồm một số vùng châu Mỹ) là tốt hơn ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật và Hàn
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên Khóa 2004-2005
Công nghệ và PháttriểnMôthứcpháttriểnmới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
4
Quốc), tốt hơn ASEAN + 1 và tốt hơn ASEAN. Các hiệp định thương mại song phương có
thể hữu ích nếu chúng chịu sự chi phối của qui chế tối huệ quốc (MFN) và những nhượng
bộ được mở rộng áp dụng cho các nước khác. Về cơ bản, nếu các thỏa thuận phạm vi hẹp là
những khối tạo dựng nền móng, thì điều đó là tích cực. Còn nếu chúng trở thành những trở
ngại cho những thỏa thuận rộng hơn, thì không nên có.
Khi các nước trở nên hội nhập hơn, sự hòa hợp các nguyên tắc đằng sau chính sách cạnh
tranh và luật chống độc quyền sẽ trở nên quan trọng hơn. Điều này có nghĩa là luật pháp đi
theo một cách tiếp cận tương tự (chẳng hạn đối xử công bằng với doanh nghiệp nước ngoài
và trong nước) thay vì thống nhất. Do đó, các hệ thống pháp luật có thể có những giới hạn
khác nhau đối với độc quyền hay hạn chế thương mại, nhưng vẫn có cùng hướng phân tích.
Sự hòa hợp các nguyên tắc này thường yêu cầu xây dựng mới luật pháp và vượt khỏi phạm
vi hệ thống thuế quan hay nguyên tắc tương tự về an toàn thực phẩm hay thuốc men, vốn là
chuẩn mực của một hiệp định thương mại thông thường. Hơn nữa, qui định tài chính –
chẳng hạn lượng vốn cần thiết cho các ngân hàng hay định nghĩa nợ xấu – cũng cần phải
xem xét.
Các hệ thống giáo dục cần được trang bị lại theo hai hướng. Với những môn truyền thống,
cần có khả năng gắn kết với tri thức toàn cầu và R&D (nghiên cứu phát triển). Cần luân
chuyển các nhà chuyên môn đến các nước khác và tiếp cận với những nghiên cứu gần đây,
hầu hết là qua Internet. Những mối liên kết chặc chẽ giữa các trường đại học, doanh nghiệp
và viện nghiên cứu cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài các nhà khoa học và kỹ sư, nhu
cầu về các kỹ năng khác cũng gia tăng. Các kế toán, kiểm toán viên, chuyên viên phân tích
rủi ro, bảo lãnh phát hành, luật sư, người hành nghề luật và cán bộ quản lý nhà nước cần
được đào tạo và hiểu được những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế. Những kỹ năng về quản
lý và quan hệ con người cũng rất cần thiết, như Howard Pack đã nhận định trong cuốn sách
“sự thay đổi toàn cầu” của Yusuf.
Nhưng có được những kỹ năng đúng vẫn chưa đủ nếu tham nhũng hiện hữu một cách có hệ
thống. Trong khi các xã hội tham nhũng có thể tăng trưởng nhanh trong một giai đoạn nào
đó, nhưng cái giá phải tr
ả là xung đột xã hội gia tăng và môthức đầu tư không hiệu quả.
Kiểm soát tham nhũng là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Đây là chủ đề của một buổi giảng khác, nhưng chắc chắn cần phải có những biện
pháp khác hơn là chỉ đơn thuần trừng phạt kẻ có tội. Trong một hệ thống tham nhũng, hầu
như tất cả những ai có vị trí nhất định đều có thể bị bắt nhưng đó là điều bất khả. Do đó,
những người này tìm cách để được các thế lực chính trị đồng minh bảo vệ, và cảm thấy an
toàn vì được miễn tố, từ đó càng làm vấn đề trầm trọng hơn. Cần thực hiện một loạt các
bước – chẳng hạn cải cách tiền lươ
ng, bảo vệ người tố giác, báo chí tích cực, hệ thống thuế
và qui định đơn giản, một nhà nước pháp quyền và hàng loạt các biện pháp chế tài khác –
tất cả nhằm mục đích làm cho cái giá của tham nhũng và rủi ro bị phát giác được hiểu là rất
cao trong khi lợi ích của sự trung thực là đáng mơ ước.
Toàn cầu hóa xuất hiện đã gia tăng cả phần thưởng cho các chính sách tốt lẫn chi phí của
những thất bại về chính sách. Nếu một xã hội có thể vượt qua “điểm nhấn”, thì có thể biến
điều trên thành sự thật và sẽ có áp lực to lớn buộc chính phủ, bất kể thể chế chính trị là gì,
phải thúc đẩy những chính sách làm tăng thu nhập và cho phép công nghệ và cơ hội toàn
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên Khóa 2004-2005
Công nghệ và PháttriểnMôthứcpháttriểnmới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
5
cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, với những xã hội không có tầng lớp trung lưu
đủ lớn hay có những liên minh đặc quyền gây cản trở, thì để vượt qua điểm nhấn này là rất
khó. Trong những trường hợp như thế, cần phải có một nỗ lực kiên quyết thúc đẩy các
chính sách đi theo hướng hiệu quả.
. và Phát triển Mô thức phát triển mới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
1
Mô thức phát triển mới
Tại sao có sự phân biệt giữa phát triển kinh tế kiểu mới . 2004-2005
Công nghệ và Phát triển Mô thức phát triển mới
D. Dapice Biên dịch: Quý Tâm
3
vốn vay giá rẻ và ảnh hưởng quen biết. Từ đó xuất phát nhu cầu cần