HỢP ĐỒNG KINH TẾ MẪU
A. HỢP ĐỒNG KINH TẾ Theo điều I của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định thì: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui đị nh rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ: a.Chủ Thể Tham Gia Ký Kết: -Ít nhất một bên tham gia kí hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân, các bên còn lại có thể cũng là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng kí kinh doanh. Ở đây chúng ta nói “các bên còn lại” là vì hợp đồng kinh tế hay hợp đồng bất kỳ nào khác, thông thừờ ng là do hai bên tham gia kí kết, nhưng điều này không nhất thiết như vậy, mà cũng có trường hợp đặc biệt là nhiều hơn hai bên tham gia. Vấn đề còn lại là như thế nào là pháp nhân, Các hợp tác xã, các loại công ty, các tổ chức chính trị xã hội: Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ , đoàn thể, hội nghề nghiệp: Hội luật sư, hội người mù ; các loại chi nhánh: hạch toán độc lập, hạ ch toán phụ thuộc ; văn phòng đại diện nước ngoài, v.v và v.v. cái nào có tư cách pháp nhân và cái nào không có tư cách pháp nhân. Theo điều 95 của bộ luật dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhi ệm bằng tài sản đó; (4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo khoản 4 điều 100 bộ luật dân sự quy định thì, Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân. - Cá nhân có đăng kí kinh doanh. Theo qui định của thông tư số 11 năm 1996 của Tòa án nhân dân tối cao thì cá nhân có đăng kí kinh doanh là các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra theo điều 42 của Pháp lệ nh hợp đồng kinh tế thì những người làm công tác khoa học kỹ thụât, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi tham gia ký kết với pháp nhân Việt Nam. Ở đây Pháp lệnh chỉ nói “có thể trở thành chủ thể của Hợp đồng kinh tế” nhưng theo công văn 394/VP ngày 11/09/1995 của tòa án nhân dân tối cao hướ ng dẫn về việc xử lí tranh chấp hợp đồng kinh tế thì trong đó ghi cụ thể: “Các tranh chấp về hợp đồng giữa pháp nhân với người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân, không phải là vụ án kinh tế mà là vụ án dân sự”. Mặc dù công văn 394/VP của tòa án nhân dân tối cao, chỉ là một công văn hướng dẫn – giá trị pháp lí thấp hơn Pháp lệnh HĐKT, nhưng trong thực t ế xét xử toà án vẫn áp dụng công văn 394/VP để xét xử. Người đại diện kí kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoặc người chủ DN tư nhân. Nếu người tham gia kí kết không phải là người đại diện theo pháp lụât của pháp nhân hoặc không phải là người chủ DNTN, thì tham gia ký kết này phải có giấy ủy quyền của những người trên và người được ủy quyền không dược ủy quyền lại cho bất kì người thứ 3 nào. Đến đây lại phát sinh vấn đề như thế nào là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được qui định cụ thể trong bản điều lệ, hoặc được ghi trong giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh của pháp nhân. Thông thường, người này là Giám đốc hoặc tổng giám đốc đối với pháp nhân là công ty, hoặc chủ tịch, ch ủ nhiệm đối với pháp nhân là tổ chức khác. Nhưng cũng không nhất thiết là vậy, mà cũng có thể là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Để bảo đảm rằng hợp đồng được ký đúng thẩm quyền thì trước khi kí kết hợp đồng, các các bên tham gia ký kết nên tế nhị đề nghị đối tác cho xem giấ y phép kinh doanh hoặc bản điều lệ công ty, vì trong đó có ghi cụ thể người nào là đại diện theo pháp luật của công ty, có tên, ngày sinh số CMND, địa chỉ thường trú. Tóm lại, các bên tham gia kí hết hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân kí với pháp nhân, hoặc pháp nhân kí với DN tư nhân, và người đại diện là người đứng đầu pháp nhân hoặc chủ DNTN. Xin nói thêm DN tư nhân kí với DN tư nhân thì không phải là hợp đồng kinh tế, và các tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết theo pháp luật dân sự, vì DN tư nhân không có tư cách pháp nhân. b. Hợp đồng kinh tế phải bằng tài liệu văn bản: Nhất thiết hợp đồng kinh tế phải bằng văn bản, và tài liệu giao dịch, tức là các bên phải kí tên, đóng dấu vào được, cầm xem – đọc được, di chuyển cất trữ được. Các tài liệu giao dịch bao gồ m đơn chào hàng, điện báo, đơn đặt hàng, công văn. Nhưng tài liệu giao dịch dưới dạng thư điện tử thì không được coi là hợp đồng kinh tế, tuy nó vẫn thể hiện được đầy đủ ý chí của các chủ thể tham gia thỏa thụân. Tuy nhiên đối với tài liệu giao dịch dưới hình thức là bản Fax thì khi một bên kí xong đóng dấu, fax đi, bên kia nhận kí vào đóng dấu và fax trở lại, sau đó các bên tiến hành gởi b ản chính hoàn chỉnh có chữ kí và dấu của mình qua đường bưu điện cho bên kia. Nếu các bên không chịu gởi bản chính cho nhau thì sao, thì bản fax kia vẫn được xem là hợp đồng kinh tế, và khi phát sinh tranh chấp ra tòa, nó vẫn có giá trị pháp lí để tòa làm căn cứ xem xét. Vấn đề là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là vào lúc nào, từ lúc nhận bản Fax hay là lúc bên kia Fax trả lại, hay là khi các bên nhận được bản chính, điều này rất quan trọng để xác đị nh quyền và nghĩa vụ của các bên. Chúng ta sẽ bàn ở phần sau. Cũng xin nói thêm, hợp đồng kinh tế ký kết gián tiếp như Fax, điện báo, thư chào hàng, đơn đặt hàng, thì không được ủy quyền cho người khác ký, nếu là ủy quyền thì bị coi là vô hiệu toàn bộ. Hình thức của hợp đồng kinh tế nhất thiết phải bằng văn bản tài liệu là vì nó là sự ghi nhận về quyền và nghĩa vụ mà các bên đ ã thỏa thụân với nhau, và đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các cam kết, cơ sở để kiểm tra thẩm quyền người tham gia thỏa thuận ký kết, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm nếu có. c. Hợp đồng kinh tế kí kết vì mục dích kinh doanh: Các bên tham gia kí kết hợp đồng kinh tế vì mục đích kinh doanh, điều này có nghĩa là hàng hóa (có thể hàng hóa hữu hình ho ặc vô hình – dịch vụ) phải gắn với quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tái sản xuất của các bên, Phải ít nhất là một bên có mục đích kinh doanh, còn bên kia không nhất thiết là phải có mục đích kinh doanh khi tham gia kí kết, nhưng không phải là mục đích tiêu dùng và sinh hoạt. Điều này xem ra rất trừu tượng khó hiểu, chúng ta lấy ví dụ như thế này: Một trường ĐH kí hợp đồng với một DN tư nhân mua bàn ghế thì đấy là hợ p đồng kinh tế, vì DNTN nọ bán bàn ghế là vì mục đích kinh doanh, còn trường ĐH mua bàn ghế là nhằm phục vụ cho công việc “sản xuất kinh doanh” của mình. Ví dụ khác, bàn ghế được thay bằng nước suối cho giảng viên uống thì sao, Lúc này DNTN bán nước suối - vẫn có mục đích kinh doanh, còn trường ĐH mua nước suối về tiêu dùng, nên hợp đồng này không được coi là hợp đồng kinh tế nữa mà là hợp đồng dân sự. Nhưng nhiều trường hợ p để phân định điều này rạch ròi là tiêu dùng hay kinh doanh thì không phải là chuyện dễ, ví dụ như trường ĐH đó mua cái Tivi vừa để dạy vừa để cho giảng viên xem thì sao ?? Những hợp đồng có đủ các yếu tố trên thì là hợp đồng kinh tế, nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ đựơc xử theo pháp luật về kinh tế. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG: a. Nguyên tắc tự nguyện: Việc tham gia ký kế t hợp đồng kinh tế là sự tự nguyện thỏa thụân của các bên, mà không có sự sắp đặt ý chí, gây áp lực, ép buộc của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, lựa chọn mặt hàng, khối lượng giao dịch, hình thức thanh toán Hay tự do thỏa thuận, thể hiện bất kỳ ý chí nào của mình. b. Nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp và không vi phạm pháp lụât: Các bên có quyề n tự nguyện, tự do thỏa thuận và thể hiện ý chí của mình nhưng những thỏa thụân và ý chí của các bên không được vi phạm hay trái với các quy định của pháp lụât. Các bên phải tự chịu trách nhiệm về những gì mình tham gia thỏa thụân, ký kết trước pháp luật và trước đối tác, và phải tự chịu trách nhiệm về tài sản khi bị phạt hay bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị vi phạm các điều khoản của hợp đồng. c. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình thảo lụân, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Dù các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào, thì pháp lụât vẫn đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi còn thể hiện việc đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp cho các bên, không thể tồn tại một hợp đồng kinh tế mà có một bên chỉ có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có quyền. III. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ: Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản, những quy định, những quy ước mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau. Những nội dung này có thể chỉ là thể hiện duy nh ất trên một bản hợp đồng, nhưng đôi khi ngoài bản hợp đồng chính ra cũng có thể có thêm những phụ lục kèm theo hợp đồng chính. Dù là chỉ có hợp đồng chính hay có phụ lục đính kèm, thì những điều khoản, quy định, quy ước của hợp đồng đều được chia thành ba loại sau: a. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng: Điều khoản chủ yếu của h ợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải có của một bản hợp đồng kinh tế, nếu không có hay thiếu những điều khoản này thì bản thỏa thụân này không được xem là hợp đồng kinh tế. b. Điều khoản thường lệ: Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp lụât ghi nhận, nếu các bên không thỏa thụ ân gì thêm hay không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên các bên công nhận và phải chấp hành. Tuy nhiên trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì những thỏa thụận này không được trái với những quy định của pháp lụât. c. Điều khoản tùy nghi: Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên tự do thỏa thuận với nhau, nếu các bên không ghi điều khoản này vào bản hợp đồng thì cũng không làm phát sinh bất cứ quyền hay nghĩa vụ gì khác với những th ỏa thụân đã ghi trong hợp đồng. Theo điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định thì những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế gồm những nội dung: Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện theo pháp lụât, người tham gia ký kết hợp đồng; Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng, hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận; Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thụât của công việc; Giá cả của hàng hóa được giao dịch. Ngoài ra điều 12 cũng quy định thêm những điều khoản khác như nội dung về Bảo hành, phương thức thanh toán, nghiệm thu, bàn giao, thời hạn, hiệu lự c hợp đồng, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng, và những quy định khác. Những điều khoản này, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà trở thành điều khoản chủ yếu hoặc không phải là điều khoản chủ yếu, do đó nó có thể là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồ ng này, nhưng không phải là điều khoản chủ yếu đối với loại hợp đồng khác. IV. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ: a. Thực hiện đúng số lượng: Như đã nói ở phần trên, điều khoản quy định về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh t ế. Trong quá trình giao nhận hàng hóa các bên phải dùng các biện pháp cân, đo, đong, đếm, để tiến hành nghiệm thu, bàn giao, giao nhận và kết quả này phải lập biên bản giao nhận. Trong quá trình tiến hành giao nhận, nếu phát hiện sự không đúng như những thỏa thụân trong hợp đồng thì phải tìm ra nguyên nhân của sự thiếu hụt hay thừa ấy, và quy trách nhiệm vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, bên nhận chỉ nhận và thanh toán đúng số l ượng thực nhận, và bên giao phải có trách nhiệm tiếp tục giao hàng cho đến khi đủ như cam kết. Trường hợp hàng hóa giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hoàn thành đồng bộ. Trường hợp này bên nhận hàng có quyền chọn một trong hai cách xử lý sau: - Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hóa rồi mới nhận. Nếu trong thời gian chờ đợi mà dẫn đến hợp đồng thực hiện không đảm bảo điều kho ản thời gian giao hàng thì bên vi phạm phải chịu phạt bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng. - Bên nhận hàng vẫn nhận những sản phẩm không đồng bộ hay chưa hoàn chỉnh ấy và đề nghị bên giao hàng chịu toàn bộ những chi phí để tiếp tục hoàn thành hay chỉnh sửa, điều chỉnh cho đến khi đồng bộ và hoàn chỉnh, đồng thời bên vi phạm còn phải chịu phạt vi phạ m hợp đồng. b. Thực hiện đúng điều khoản chất lượng: Hàng hóa được giao phảm đảm bảo đúng như chất lượng đã thỏa thuận giữa các bên. Khi giao nhận, các bên cũng tiến hành ghi chép nội dung này vào biên bản giao nhận. Nếu phát hiện sự vi phạm về điều khoản này thì bên bị vi phạm có quyền: - Không nhận sản phẩm, hàng hóa, phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồ i thường hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng. - Nhận hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu giảm giá, hoặc phạt vi phạm hợp đồng về điều khoản chất lượng. - Yêu cầu khắc phục, sửa chữa các sai sót trước khi nhận. Nếu hàng hóa sản phẩm có thời hạn bảo hành, mà trong quá trình sử dụng phát sinh các hư hỏng thì các bên tiến hành xác định trách nhiệm bả o hành, sửa chữa, thay thế, khắc phục, đổi sản phẩm theo những quy định về bảo hành mà hai bên đã thỏa thuận. c. Thực hiện đúng thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng là khoảng thời gian nhất định mà trong khoản thời gian này các bên phải tiến hành giao nhận hàng hóa cho nhau. Thời điểm giao hàng là lúc mà việc giao hàng diễn ra. Khi có vi phạm về điều khoản thời gian giao hàng trễ hơn thời hạn đã thỏa thuận thì bên nh ận hàng có quyền: (1) Không nhận sản phẩm, hàng hoá, bắt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng. (2) Nhận sản phẩm hàng hóa, phạt vi phạm thời hạn giao hàng và bồi thường thiệt hại. Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao sớm hơn, thì bên nhận có quyền từ chối nhận hàng, và mọi phí t ổn vận chuyển, bảo quản do việc giao hàng sớm này phát sinh sẽ do bên vi phạm chịu trách nhiệm. Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao đúng như quy định trong hợp đồng mà bên nhận không nhận được hàng thì bên giao hàng có quyền bắt bên vi phạm chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá, sản phẩm, đòi bồi thường thiệt hại và chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, chuyên chở do hậu quả của việc chậm nhận hàng gây nên. d. Thực hiện đúng địa điểm giao hàng: Các bên có trách nhiệm giao và nhận hàng hoá sản phẩm tại nơi đúng như đã thỏa thụân. Nếu các bên không thỏa thuận trước về địa điểm giao hàng thì tuỳ vào từng loại hợp đồng kinh tế - địa điểm và phương thức giao hàng được thực hiện theo những quy định của pháp lụât. Trong trường h ợp các bên không thỏa thuận và pháp lụât chưa quy định thì địa điểm giao nhận hàng hóa là kho chính của bên giao hàng, và hàng được giao trên phương tiện vận chuyển của bên mua hàng. e. Thực hiện đúng điều khoản giá cả, thanh toán: Đối với những hàng hóa có giá theo quy định của các cơ quan nhà nước, thì việc thỏa thụân giá cả trong hợp đồng không được trái với những chính sách, quy định của pháp lụât. Sau khi điều khỏan giá cả được xác lập trong hợp đồng thì các bên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ. Phương thức thanh tóan cũng được thực hiện đúng như đã thỏa thụân, nếu trong hợp đồng không thỏa thụân điều khỏan phương thức thanh tóan thì việc thanh tóan phải được thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ hợp lệ yêu cầu thanh tóan. Việc thanh tóan được xem là hòan thành khi đã chuyển đủ tiền trên tài của mình tại ngân hàng hoặc trực tiếp nhận đủ bằng tiền mặt theo chứng từ hợp lệ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thanh tóan vi phạm điều khỏan thời hạn thanh tóan thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phạt vi phạm hợp đồng, mức phạt tối đa là mức phạt theo m ức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp lụât và phải chịu bồi thường thiệt hại theo lãi suất ngân hàng trên số tiền bị thanh tóan chậm trễ. V. CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG. Sau khi hợp đồng được ký kết hoặc trong quá trình thực hiện, các bene có quyền thỏa thuận điều chỉnh, thay đổi, đình chỉ, hoặc chấm dứt việc thực hiện hợp đồ ng. - Hợp đồng kinh tế đã có hiệu lực vẫn có thể được thay đổi, điều chỉnh theo sự thỏa thụận của các bên. Bất kỳ sự thỏa thuận thay đổi, điều chỉnh nào cũng phải được ghi nhận thành văn bản. Các bên có quyền thay đổi một hoặc một số điều khỏan của hợp đồng, dĩ nhiên là nội dung những điều kh ỏan sau khi được thay đổi này vẫn đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng kinh tế và không vi phạm các quy định của pháp luật. Ngòai việc thay đổi về nội dung, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế cũng có thể thỏa thụân thay đổi chủ thể thực hiện hợp đồng. Việc thay đổi, chuyển giao chủ thể tiếp tục thực hiện hợp đồng phải được các bên thố ng nhất chấp nhận, và phải chuyển giao đầy đủ, rành mạch các quyền lợi và nghĩa vụ giữa tất cả các chủ thể với nhau. - Các bên cũng có quyền thỏa thuận bằng văn bản việc chấm dứt tòan bộ hay một phần quyền và nghĩa vụ của một hoặc nhiều bên trong hợp đồng. Hợp đồng kinh tế đang có hiệu lực cũng có thể bị các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực. Hợp đồng kinh tế cũng có thể bị đình chỉ hoặc chấm dứt hiệu lực nếu một trong các bên tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp có sự vi phạm của bên kia và được các bên thừa nhận bằng văn bản hoặc được Trọng tài kinh tế hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằ ng văn bản; và nếu tiếp tục thực hiện sẽ không có lợi cho bên bị vi phạm. B. HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU: I. KHÁI NIỆM: Theo nội dung quy định tại điều 8 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì: Hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng kinh tế ký kết trái với các qui định của pháp luật và nó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo thõa thuận trong hợp đồng. Có hai loại hợp đồng kinh t ế vô hiệu, đó là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ là hợp đồng kinh tế có toàn bộ nội dung của nó không có hiệu lực pháp lý, cụ thể: - Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật. - Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không phải là pháp nhân cũng không phải là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện công việc đã thõa thuận trong hợp đồng. - Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là hợp đồng có một phần nội dung trái pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng. Khi phát sinh các tranh chấp, hoặc cũng có thể là trong trường hợp không phát sinh tranh chấp, các bên tham gia ký kết hợp đồng hoặc bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu tòa án xem xét tính hợp pháp của hợp đồng và yêu cầu tòa án tuyên bố nó vô hiệu nếu có các dấu hiệu vi ph ạm pháp luật. Chỉ có tòa án kinh tế là nơi có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu. II.CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT: a. Hợp đồng kinh tế vô hiệu do một trong các bên ký kết hợp đồng không có đăng ký kinh doanh theo pháp luật. Theo qui định của pháp luật thì các bên tham gia ký kết phải có đăng ký kinh doanh, điều này được hiểu như thế nào. Đăng ký kinh doanh theo pháp luật, là phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quy ền cho phép pháp nhân đó, cá nhân đó, được phép kinh doanh sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động cụ thể. Mà cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào. Tùy từng trường hợp cụ thể, từng ngành nghề cụ thể mà pháp luật có quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào. Ví dụ như phòng ĐKKDoanh của Sở KHĐTư cấp giấy phép kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh không cần điều ki ện, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, Sở ytế cấp phép hành nghề Y Dược, Sở xây dựng cấp phép hành nghề xây dựng .v.v. và .v.v. Nếu một trong các bên tham gia kí kết không có giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh sản phẩm được giao dịch trong hợp đồng, thì hợp đồng đó sẽ bị tòa án tuyên bố là vô hiệu toàn bộ. Ở đây luật nói là các chủ thể tham gia kí kết ph ải “có giấy phép kinh doanh”, nhưng chúng ta cần hiểu là “có giấy phép kinh doanh đúng ngành nghề” hay đúng chức năng kinh doanh chứ không phải là có giấy phép kinh doanh kiểu nào cũng được. Ví dụ như một công ty Xăng dầu bán hàng cho công ty thương mại, trong trường hợp công ty thương mại không có giấy phép kinh doanh xăng dầu, mà chỉ có giấy phép kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, xe máy, thì đương nhiên hợp đồng đó là vô hiệu. Để tránh trường hợp này thì trước khi ký hợp đồng, các bên hãy khôn khéo và tế nhị mà yêu cầu đối tác cho xem giấy phép kinh doanh của họ. bHợp đồng kinh tế vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật: Cái này thì dễ hiểu, các bên không thể thỏa thuận mua bán một loại hàng hóa do nhà nước quản lí, cấm mua bán, hoặc mua bán có điều kiện. Ví dụ như các bên không thể thỏa thuận mua bán súng đạn hay ma túy, vì những cái này do nhà nước quản lí, nhà nước cho phép hay chỉ định những cơ quan hoặc công ty của nhà nước nhậ p ma túy phục vụ cho ngành Y dược hoặc phục vụ công tác nghiên cứu khoa học khác thì chỉ có công ty đó mới làm, rồi khi nhập về bán cho ai, phân bổ cho đơn vị dược phẩm hay ytế nào thì cũng do nhà nước chỉ định. Nếu những công ty bình thường mà kí kết hợp đồng lọai này thì bị tuyên bố là vô hiệu, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, làm sao để biết là hàng hóa này là nhà nước cấm mua bán, hoặc mua bán có điều kiệ n. Điều này rất phức tạp và gây phiền phức cho các chủ thể tham gia kí kết. Cũng có trường hợp, địa phương này thì cấm hay phải có điều kiện, nhưng địa phương khác thì không. Tốt nhất là trước khi tham gia ký kết hợp đồng những sản phẩm đặc biệt thì các doanh nhân nên liên hệ và hỏi trực tiếp các cơ quan quản lí chuyên ngành sản phẩm đó. c.Hợp đồng vô hiệu do kí không đúng thẩm quy ền: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định người đại diện kí hợp đồng kinh tế là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoặc người chủ DNTN, tức là người có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Người này cũng có thể ủy quyền cho một người khác kí, và người này không được ủy quyền lại cho một người thứ ba. Trong trường hợp này hợp đồng kinh tế bị tuyên bố là vô hiệu khi: Thứ nhất là: Người kí là người không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc không phải là chủ của DNTN, mà không có giấy phéy ủy quyền. Thứ hai là: Không phải là người có tên trong giấy phép nhưng có giấy ủy quyền, mà người được ủy quyền không thực hiện đúng như chức năng thẩm quyền được ủy quy ền. Thứ ba là: Cũng có trường hợp, giấy ủy quyền đó không có giá trị, do ủy quyền cho một người không có năng lực hành vi dân sự, như bị tâm thần, chưa đến tuổi vị thành niên và cuối cùng là lưu í đến trường hợp có thể giấy ủy quyền đó hết thời gian hiệu lực. d.Trường hợp vô hiệu do có dấu hiệu lừa đảo: Như thế nào là lừ a đảo: Để kết luận là các bên có lừa đảo hay không thì phải có 3 dấu hiệu: (1) Cố tình tạo tình tiết giả, mà trong một điều kiện bình thường ai cũng tưởng là thật. (2) Chiếm dụng tài sản của chủ sở hữu; (3) Chạy trốn cùng tài sản đã chiếm dụng. Đó là các yếu tố cấu thành tội lừa đảo, còn dấu hiệu lừa đảo thì chỉ cần có dấu hiệu 1 là đ ã kết luận có dấu hiệu lừa đảo. Các bên – với điều kiện của mình – không thể biết tình tiết đó là giả. Nếu trong trường hợp của mình có đầy đủ các điều kiện để nhận biết đối tác của mình đang tạo tình tiết giả, nhưng mình không biết hoặc cố tình không biết thì không thể coi là có dấu hiệu lừa đảo. Như vậy trường hợp có d ấu hiệu lừa đảo này cũng bị toà án kinh tế tuyên bố là hợp đồng kinh tế vô hiệu. e.Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần, khi hợp đồng có những tình tiết trái pháp luật, nhưng không vi phạm những điều như trên và không làm phát sinh hay ảnh hưởng đến các điều khoản khác, tức là phần còn lại của hợp đồng. Theo khoản 2 điều 6 nghị định 17/HĐBT ngày 16-01-1990 qui định, thì h ợp đồng kinh tế được ký vượt quá phạm vi được ủy quyền, thì phần vượt quá đó bị coi là vô hiệu phần ký vượt quá thẩm quyền, còn phần khác vẫn có hiệu lực thi hành. III. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU: Tùy thuộc vào hợp đồng kinh tế vô hiệu đang ở giai đoạn nào mà pháp luật có quy định giải quyết riêng cho giai đoạn đó. Nếu là hợp đồng chưa th ực hiện thì các bên không được thực hiện. Trường hợp này thì đơn giản. Nếu hợp đồng đang thực hiện thì các bên ngừng thực hiện, hoặc các bên đã thực hịên xong thì cả hai trường hợp đó, các bên phải tiến hành trao trả lại cho nhau những gì đã nhận và thiệt hại bên nào bên đó tự chịu. Trường hợp này thường xảy ra hơn trường hợp chưa thực hiện vì thông thường khi th ực hiện hợp đồng các bên phát sinh tranh chấp - đưa ra tòa thì tòa án mới phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm và tuyên bố hợp đồng vô hiệu, chứ chưa thực hiện thì ít phát sinh tranh chấp và do đó tòa án không phát hiện. Xử lý tài sản - ngừng thực hiện và trao trả lại tài sản - là một điều không hề đơn giản. Nếu hợp đồng là một công trình xây dựng thì sao, rõ ràng là các bên không thể trả lại như tình trạng ban đầu được. Hoặc hàng đã chuyển đi từ Tp.HCM ra Hà Nội, và việc phải chở vô trả lại là một chuyện rất phức tạp và tốn kém, trong thực tế còn nhiều trường hợp khác, các bên đều dzở khóc dzở cười vì cách xử lý như thế này. Nhưng pháp luật đang có hiệu lực thi hành thì đã quy định như vậy, mà chưa có cách giải quyết nào khác. Trong trường hợp, hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần thì các bên sửa đổi các điều khỏan trái pháp lụật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời có thể bị xử lý theo các quy định của pháp lụât. Pháp luật về hợp đồng kinh tế được quy định theo Pháp Lệnh Hợp Đồng Kinh Tế - đã ban hành vào năm 1989, hiện nay vẫn còn hiệu lực thi hành – đã phát sinh nhiều điểm bất cập không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Ngay bản thân những quy định trong Pháp lệnh cũng có nhiều mâu thuẫn, đơn cử như sự không thống nhất giữa điều 42 và điều 2 về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, theo đó điều 2 quy định những bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có dăng ký kinh doanh, trong khi đó điều 42 lại quy định nghệ nhân, hộ gia đình cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. Các quy định về quyền của người bị vi phạm hợp đồng đối với người vi phạm cũng đ ã không còn phù hợp với hịên nay, theo đó người bị vi phạm chỉ có thể chấm dứt việc thực hịên hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng và đồng thời bên bị vi phạm chứng minh rằng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho mình. Quy định như thế này thực sự có tác động tích cực khi mà các doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh vớ i nhau, vì quy định như vậy – dù bên kia có sự vi phạm hợp đồng mà chưa làm thiệt hại, hoặc tiếp tục thực hiện cũng không phát sinh thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm không đựợc hủy HĐ, vì khi hủy hợp đồng sẽ làm thiệt hại cho bên vi phạm. Do đó nhìn một cách tổng thể, pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh tế nói riêng cần thiết phải được điều chỉnh lại nhiều vấn đề để cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp hơn để tạo điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực và quản lý kinh tế xã hội một cách hiệu quả hơn. Bạn nghe có phần đúng đấy! Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ký ngày 15/9/1989 đã hết hiệ u lực kể từ ngày 1/1/2006, ngày mà Bộ luật dân sự mới (2005) của Việt Nam có hiệu lực (Xem Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về thi hành Bộ luật dân sự). Cũng nói thêm cho bạn biết là thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, hành chính, lao động, và dân sự được tập trung vào Bộ luật Tố tụng Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1/1/2005). Các Pháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh công nh ận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ngày 17/4/1993; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995; và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực (Xem Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành B ộ luật tố tụng dân sự). . đồng kinh t ế vô hiệu, đó là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ là hợp đồng kinh. vi phạm nếu có. c. Hợp đồng kinh tế kí kết vì mục dích kinh doanh: Các bên tham gia kí kết hợp đồng kinh tế vì mục đích kinh doanh, điều này có nghĩa