1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA MẮT

61 8K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 612,49 KB

Nội dung

ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA MẮT

1 ĐIỀU DƯỠNG MẮT Chỉ đạo biên soạn, biên tập : Chủ biên: Tham gia biên soạn : Hiệu đính: Trình báy: 2 Lời nói đầu : Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời kỳ mới. Được sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh, trường cao đẳng y tế Quảng Ninh đã biên soạn cuốn giáo trình BÀI GIẢNG ĐIỀU DƯỠNG MẮT là hết sức cần thiết cho công tác đào tạo cao đẳng điều dưỡng hiện nay.Nội dung cuốn sách đã tập hợp được những kiến thức cơ bản về : -GiảI phẫu sinh lý mắt -Các bệnh lý mắt thường gặp giúp học viên biết cách phát hiện và xử trí bước đầu đốI vớI các bệnh lý đó -Biết cách lập kế hoạch và chăm sóc điều dưỡng các bệnh mắt thông thường .Tuyên truyền phòng bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu . Cuốn sách này được biên soạn theo từng phần phù hợp với giáo trình giảng dạy cho các học viên là đối tượng Cao đẳng điều dưỡng.Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách là tài liệu tốt bổ sung cho công tác giảng dạy và học tập về điều dưỡng Nhãn khoa. 3 Mã số :37 Điều dưỡng Mắt : Số tiết học : 15 tiết 1. Giải phẫu sinh lý mắt 2 2. Cách khám mắt 1 3. Những đặc điểm của công tác điều dưỡng mắt 2 4. Bệnh các bộ phận phụ cận của mắt 2 5. Các tiểu phẫu trong Nhãn khoa 1 6. Bệnh của kết mạc – giác mạc 2 7. Bệnh của màng bồ đào – thể thủy tinh 2 8. Bệnh Glocom 1 9. Chấn thương mắt 1 10. Bỏng mắt 1 (MỗI tiết học 45 phút ) Lời cảm ơn : Xin chân thành cảm ơn các thây cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình này .Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu có trong tay kết hợp với kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc và thầy cô giáo làm công tác giảng dạy điều dưỡng trong nhiều năm .Tuy nhiên cuốn sách không tránh được còn nhiều thiếu sót, rất mong sự quan tâm góp ý của các bạn đọc.Một lần nữa xin được cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường - HộI đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh đã quan tâm tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. 4 Danh mục chữ viết tắt sủ dụng trong giáo trình : MP : mắt phảI MT : mắt trái TL : thị lực ĐNT : thị lực đếm ngón tay BBT : thị lực bóng bàn tay ST (+) : thị lực sáng tối dương tính ST (-) : thị lực sáng tối âm tính NA : nhãn áp KM : kết mạc GM : giác mạc MBĐ : màng bồ đào TTT : thể thủy tinh DK : dịch kính MmHg : milimet thủy ngân -Các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo lường quốc tế. -Các tên viết tắt của thuốc hay biệt dược theo quy định của bộ y tế. MỤC LỤC Trang 1. Giải phẫu sinh lý mắt 9 2.Cách khám mắt 18 3.Những đặc điểm của công tác điều dưỡng mắt 23 4.Bệnh các bộ phận phụ cận của mắt 30 5.Các tiểu phẫu trong Nhãn khoa 38 6.Bệnh của kết mạc 43 7. Bệnh của giác mạc 47 8.Bệnh của màng bồ đào 51 9.Bệnh cuả thể thủy tinh 55 10.Bệnh Glocom 60 11.Chấn thương mắt 64 12.Bỏng mắt 68 Các tài liệu tham khảo 1. Bài giảng mắt- TMH-RHM-trường đại học Y Hà Nội 2. Nhãn khoa ( T1- T2 ) –viện mắt trung ương 3. GiảI phẫu mắt - ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác (Gs. Nguyễn Xuân Nguyên; Gs .Phan Dẫn; Bs. Thái Thọ) 4. Bài giảng Nhãn khoa (Bán phần trước nhãn cầu ) (Bộ môn mắt trường đạI học Y Hà NộI) 5 5. Chăm sóc mắt ở cộng đồng – Hanyane. 6. Chiến lược phòng chống mù lòa trong các chuơng trình quốc gia GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT Mục tiêu : - Nắm được sơ lư ợc tổng quát về giải phẫu sinh lý mắt - Trình bày được và nhận biết về giải phẫu sinh lý mắt của bán phần trước nhãn cầu. - Biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt. Nội dung : Mắt là cơ quan thu nhận cảm giác thị giác, giúp con ngườI nhận biết được thế giớI bên ngoài, tạo điều kiện cho cơ thể và trí tuệ ngày càng phát triển.Mắt là một bộ phận của cơ thể thống nhất,có liên quan tớI nhiều bộ phận khác. Cấu tạo của cơ quan thị giác bao gồm : 1. Các bộ phận phụ thuộc Mắt. 2. Nhãn cầu. 3. Đường thị giác và vỏ não thị giác. I. CÁC BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT : 1.Hốc mắt 1.1 Hốc mắt : Nằm giữa các xương sọ và mặt , hốc mắt có hình tháp bốn cạnh đáy quay ra trước đỉnh quay ra sau Ở ngườI trưởng thành chiều cao hốc mắt khoảng 33,5 +- 1,95 mm Chiều rộng hốc mắt khoảng 40,5 +- 1,96 mm 1.2 Các thành của hốc mắt : gồm 4 thành và 1 đỉnh 1.2.1. Thành trên ( Trần hố mắt ) tạo thành bởi xương trán và cánh nhỏ xương bướm, nằm phía sau bồ hốc mắt 4 mm. Phía trên tiếp giáp vớI xương trần là sọ não. 1.2.2. Thành ngoài:tạo thành bởi xương gò má và cánh lên xương bướm.Thành ngoài tương ứng với xích đạo nhãn cầu tạo thị trường rộng hơn.Nhãn cầu dễ bị tổn thương ở phía ngoài nơi thành hốc mắt chỉ che chở được một nửa sau Nhãn cầu. 1.2.3.Thành trong :tạo thành bởi xương sàn, xương lệ, xương hàm trên và xương bướm. Thành trong tiếp giáp vớI tháp mũi nơi có xoang sàng, xoang bướm và khoang mũi. 1.2.4. Thành dưới (sàn hốc mắt ) tạo thành bởi xương hàm trên,xương vòm miệng và xương gò má.Thành dưới tiếp giáp với xoang hàm và là nơi có dây thần kinh và động mạch dưới hốc đi qua. 1.2.5. Đỉnh hốc mắt : Nơi có ống thị giác nằm trong cánh nhỏ xương bướm có thị thần kinh,động mạch và dây thần kinh giao cảm đi qua.Đầu ống thị giác ở phía đỉnh hốc mắt gọI là lỗ thị giác hình tròn hay bầu dục đường kính 5 mm. 1.3 Các thành phần nằm trong hốc mắt 1.3.1 Màng xương hốc mắt :màng mỏng bao bọc thành xương hốc mắt. 6 1.3.2 Vòng Zinn : là vòng xơ được tạo thành bởi nguyên ủy của các cơ thẳng nhãn cầu. 1.3.3 Bao Tenon : là bao xơ bọc quanh nhãn cầu gồm 2 lá : Thành, Tạng. 1.3.4 Các cơ vận động nhãn cầu : có 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo *) Bốn cơ thẳng còn gọI là cơ trực xuất phát từ vòng Zinn đi về phía trước tạo thành chóp cơ,giữa các cơ có màng liên cơ.Các cơ trực tham gia vào quá trình vận động nhãn cầu - Cơ trực ngoài : động tác đưa nhãn cầu ra ngoài do dây thần kinh VI chi phối, động mạch cung cấp máu là nhánh của động mạch lệ. - Cơ trực trong : động tác đưa nhãn cầu vào trong do dây thần kinh III chi phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh dưới của động mạch mắt. - Cơ trực trên : động tác đưa nhãn cầu lên trên và xoáy vào trong do dây thần kinh III chi phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh trên của động mạch mắt. - Cơ trực dưới : động tác đưa nhãn cầu xuống dưới và xoáy ra ngoài do dây thần kinh III chi phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh động mạch cơ. *) Hai cơ chéo gồm cơ chéo trên (lớn) và cơ chéo dướI (bé) - Cơchéo lớn : động tác xoáy nhãn cầu vào trong – xuống dướI ra ngoài do dây thần kinh IV chi phốI , động mạch cung cấp máu là nhánh trên động mạch cơ. - Cơ chéo nhỏ : động tác xoáy nhãn cầu ra ngoài – lên trên ra ngoài do dây thần kinh III chi phốI , động mạch cung cấp máu là nhánh dướI động mạch cơ. 2.Mi mắt 2.1 Hình thể mi mắt : mi mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu chống lại các yếu tố bên ngoài : ánh sáng, sức nóng , dị vật , nhờ mi mắt mỗi lần chớp mắt dàn đều nước mắt trên giác mạc kết mạc có tác dụng luôn giữ độ ẩm cho mắt và loạI trừ các dị vật nhỏ, bụi. Khi mở mắt khe mi dài 30 mm rộng 15 mm.Khi nhắm mắt hai mi mắt khép lạI che kín mặt trước nhãn cầu. Hình thể mi mắt được tạo bởi mặt trước,mặt sau mi , các góc của mi và bờ tự do của mi mắt. - Mặt trước mi mắt : Mi trên bắt đầu từ bờ dướI lông mày đến sát bờ tự do mi, mi dưới từ rãnh mi dưới tới bờ tự do - Mặt sau mi mắt : được kết mạc bao phủ từ bờ tự do, khi nhắm mắt mặt sau mi áp sát vào nhãn cầu. Về đạI thể có thể chia mi mắt thành hai phần : mặt trước gồm da và cơ mi, mặt sau gồm sụn mi và kết mạc. - Góc mi mắt : Góc ngoài khe mi cách thành ngoài hốc mắt 6-7 mm.Góc trong cách khớp nốI trán gò má 10mm , góc trong có cục lệ và nếp bán nguyệt. - Bờ tự do của mi mắt :là nơi tiếp giáp giữa mặt trong và ngoài của mi mắt, dài khoảng 30mm dày 2-3 mm cách góc trong 6mm. Bờ tự do có 2 lỗ lệ là lỗ lệ trên và lỗ lệ dưới. Trên bờ tự do còn có lông mi và các lỗ tuyến ( khoảng 30 lỗ tuyến) Mi trên có khoảng 70 – 140 lông mi Mi dướI có khoảng 70 – 80 lông mi +) Tuyến của mi mắt bao gồm :tuyến Meibomius nằm sâu trong sụn mi đó là những tuyến bã. Tuyến Moll nằm sát chân lông mi có nhiệm vụ tiết ra mồ hôi. Tuyến Zeis là tuyến nằm sát bờ tự do mi tiết ra chất bã nhờn. 7 2.2 Cấu tạo mi mắt : 2.2.1 Da mi:mỏng và không có lớp mỡ dưới da, mi trên thường tạo nếp da(mí mắt) tương ứng vớI chỗ bám của cơ nâng mi trên. 2.2.2 Các cơ của mi mắt - Cơ vòng cung mi có tác dụng nhắm mắt, gồm nhiều thớ cơ vòng tròn đồng tâm nằm sát da mi trên sụn mi do dây thần kinh VII chi phối - Cơ nâng mi trên có tác dụng mở mắt do dây thần kinh III chi phối.Cơ nâng mi trên bắt nguồn từ màng xương của cánh nhỏ xương bướm và bám chặt vào mặt trước nửa sau sụn mi. - Tham gia vào quá trình mở mắt còn có co Muller : là một cơ trơn có tác dụng nâng mi do thần kinh giao cảm chi phối. 2.2.3 Sụn mi: là mô liên kết các sợi được ép chặt làm cho sụn mi rắn chắc tạo vai trò một bộ khung của mi mắt.Sụn mi có hình bán nguyệt nằm dướI cơ mi và trên kết mạc. Kích thước : mi trên :dài 30mm,cao 10mm,dày 1mm Mi dướI: dài 30mm, cao 4mm, dày 1mm 2.2.4 Kết mạc là một màng gồm biểu mô gai không sừng hòa che phủ mặt trong mi mắt , tạo ra các cùng đồ và che phủ phần trước nhãn cầu đến sát vùng rìa giác mạc. - KM mi : từ bờ tự do mi tớI cùng đồ - KM cùng đồ :cách rìa 8-10 mm - KM nhãn cầu : rất mỏng và trong suốt , phía dưới KM là lớp bao Tenon, ở khoảng giữa đó có lớp tổ chức lỏng lẻo nơi có các mạch máu kết mạc sâu đi qua. 2.3 Hệ thống lệ :các tuyến lệ tiết ra nước, động tác chớp mắt làm nước mắt được dàn đều trên giác mạc ,kết mạc và đảm bảo cho chúng luôn có độ ướt,nước mắt được tập trung vào các đường dẫn đổ vào hốc mũi dưới.Hệ thống lệ gồm 2 phần chính: - Hệ thống bài tiết nước mắt :có tuyến lệ chính và phụ. - Hệ thống dẫn lưu nước mắt :lỗ lệ,lệ quản, túi lệ, lệ mũi. 2.3.1 Hệ thống bài tiết nước mắt -Tuyến lệ chính là một tuyến ngoạI tiết nằm trong hố lệ ở góc trên ngoài thành hốc mắt với nhãn cầu,có hình bầu dục kích thước 15 x 10 mm,dày 5mm trọng lượng 0,61 – 1 gr chia thành hai thùy :thùy hốc mắt và thùy mi mắt.Các ống tuyến lệ đổ vào cùng đồ trên ở trên bờ sụn ngoài khoảng 5 mm .Tuyến lệ chính bài tiết nước mắt có phản xạ ( khóc,dị vật) - Tuyến lệ phụ : gồm tuyến Krause và tuyến Wolfring nằm ở cùng đồ kết mạc trên và ở rìa sụn mi, ngoài ra còn có các tế bào hình đài nằm rảI rác ở kết mạc sụn mi trên hay cục lệ cũng bài tiết ra nước mắt. Tuyến lệ phụ bài tiết nước mắt liên tục đảm bảo độ ướt của kết mạc- giác mạc qua fill nước mắt + Fill nước mắt bao gồm ba lớp :nhầy – nước – dầu . 2.3.2 Hệ thống dẫn lưu nước mắt - Lỗ lệ: gồm lỗ lệ trên và dướI, nằm ở bờ tự do mỗi mi cách góc trong khe mi khoảng 6-7 mm hơi lệch vào trong cách nhau trên dưới 1mm. - Lệ quản :lệ quản trên và lệ quản dướI nằm trong chiều dày mỗi mi dài 8- 10 mm đường kính 0,3-0,5 mm hai lệ quản hợp lại tạo thành ống lệ quản chung dài 1-3 m đường kính 0,6 mm Lệ quản chung đổ vào thành ngoài túi lệ . 8 - Túi lệ : nằm giữa nhánh trước và sau gân góc trong mắt ở bên trong máng lệ.Túi lệ cao 12-14 mm chiều ngang 4-5 mm - Ống lệ mũi nối tiếp phía dưới túi lệ dẫn nước mắt từ túi lệ đổ vào ngách mũi dướI dài 12-15 mm nằm trong một ống xương xuyên qua xương hàm trên, liên quan với xoang hàm và phía trong hốc mũi. II.NHÃN CẦU 2.1 Hình thể và kích thước :Nhãn cầu nằm trong hốc mắt có hình cầu .Trục trước sau dài 20,5 mm – 29,2 mm trung bình ở người trưởng thành ở Việt Nam. Trục nhãn cầu ở nữ là 22,77 +(-) 0.06mm .Ở nam là 23,5 +(-) 0.1 mm ,ở trẻ sơ sinh trung bình là 16 mm Khi 8 tuổI trục nhãn cầu đạt tớI 24 mm. - Trọng lượng nhãn cầu 7-7,5 gam - Thể tích nhãn cầu 6,5 ml 2.2 Cấu trúc nhãn cầu :được chia làm - Màng xơ bao bọc ngoài nhãn cầu: giác mạc, củng mạc. - Màng mạch : Mống mắt, Thể mi, Hắc mạc còn gọi là màng bồ đào - Màng thần kinh: võng mạc - Môi trường trong suốt :thủy dịch , thể thủy tinh , Dịch kính phân chia định khu trên lâm sàng thành hai phần chính + Bán phần trước nhãn cầu :giác mạc, thủy dịch, Mống mắt + Bán phần sau : TTT,Dịch kính - thể mi,hắc võng mạc. 2.2.1 Giác mạc :có hình chỏm cầu trong suốt, nhẵn bóng chiếm 1/5 trước vỏ bọc nhãn cầu - Giác mạc có: Đường kính dọc 9-11 mm Đường kính ngang 11-12 mm Bán kính độ cong trước 7,8 mm sau 6,6 mm Độ dày ở trung tâm 0,5 mm ngoạI vị 0,7mm Công suất hội tụ 43-45 D chỉ số khúc xạ 1,336 -Về mô học giác mạc cấu trúc gồm 5 lớp từ trước ra sau : + Lớp biểu mô là biểu mô lót tầng gồm 3 lớp nông ,giữa , đáy + Màng Bowman : là màng trong suốt đồng nhất không có tế bào +Lớp nhu mô : là lớp dày nhất chiếm tới 90 % bề dày giác mạc, cấu tạo là những lá mỏng sợi tạo keo,sợi đàn hồi và tế bào gồm hai loại tế bào di động và tế bào cố định. + Màng Descemet : cấu tạo bởI các sợi Collagen dạng lưới rất dai và đàn hồI + Nội mô có nguồn gốc trung bì chỉ có một hàng tế bào dẹt hình đa giác.Các tế bào nội mô có vai trò đặc biệt trong việc điều hòa sự thẩm thấu nước vào giác mạc để nuôi dưỡng và đảm bảo độ trong suốt của nó. Chú ý : -Trong 5 lớp cấu trúc giác mạc chỉ duy nhất có lớp biểu mô khi bị tổn thương có thể tái tạo không ảnh hưởng tới thị lực -Giác mạc trong suốt không mạch máu, việc nuôi dưỡng giác mạc nhờ vào sự thẩm thấu từ : các mạch máu vùng rìa, thủy dịch, nước mắt. - Thần kinh cảm giác giác mạc là nhánh V1 hạch mi. 2.2.2 Củng mạc :là một màng xơ rất dai màu trắng chiếm 4/5 nhãn cầu phía sau từ vùng rìa giác mạc .Củng mạc dày 1-1,35 mm cấu tạo củng mạc gồm nhiều băng xơ xếp song song với nhau ở lớp nông và đan chéo nhau ở lớp sâu tạo nên độ rắn chắc của vỏ nhãn cầu -Củng mạc có rất ít mạch máu nuôi dưỡng chủ yếu thẩm thấu từ các vùng lân cận.Thần kinh chi phốI là những nhánh thần kinh mi dài phía trước và thần kinh mi ngắn phía sau. 9 2.2.3 Mống mắt : là phần phía trước của màng bồ đào, là màn ngăn cách giữa tiền phòng và hậu phòng ,điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu qua lỗ đồng tử . -Mống mắt hình tròn ở giữa có lỗ thủng gọi là đồng tử (Đồng xu ) mống mắt sốp được che phủ bởi lớp sắc tố (quyết định màu sắc mống mắt) Mống mắt cấu tạo gồm hai lớp cơ + Lớp cơ vòng chiếm 1/3 mống mắt được giới hạn trong là bờ đồng tử ,là lớp cơ trơn chạy vòng tròn quanh đồng tử có tác dụng co đồng tử do thần kinh III chi phối. + Lớp cơ xòe đồng tử sắp xếp theo hình lan hoa có tác dụng làm giãn đồng tử do thần kinh giao cảm chi phối . -Đồng tử bình thường có đường kính 2- 3 mm Khi có nguồn sáng thì co lạI,trong tối giãn ra (điều chỉnh lượng ánh sáng, sự co giãn đó gọi là phản xạ đồng tử . Phản xạ đồng tử có thể gặp ở ba hình thái :trực tiếp, đồng cảm, điều tiết . ) 2.2.4 Thể mi: là phần nối tiếp của mống mắt là vùng nhô lên của màng bồ đào. Thể mi chạy vòng phía sau mống mắt.Thể mi mặt ngoài áp sát củng mạc,mặt trong áp sát buồng dịch kính. - Thể mi được chia làm hai phần + Phần trước có các cơ thể mi và các lớp thể mi (Tuami) + Phần sau là phần thẳng của thể mi( Pas plana) -Nhiệm vụ của thể mi : + Bài tiết thủy dịch ,điều hòa nhãn áp. + Tham gia quá trình điều tiết ( cơ TM Zinn, TTT ) -Lớp cơ thể mi là các sợi cơ trơn phía ngoài xếp dọc,phía trong xếp vòng: + Các thớ cơ dọc tạo thành cơ Brucke do thần kinh giao cảm chi phốI + Các thớ cơ vòng tạo thành cơ Rouget do thần kinh III chi phối. 2.2.5 Hắc mạc : nối tiếp với thể mi là phần sau của màng bồ đào -Tiếp giáp :Mặt trong áp sát võng mạc; mặt ngoài giáp củng mạc. -Cấu tạo Hắc mạc là một mao mạch dày đặc để nuôi dưỡng nhãn cầu và nhiều tế bào màng sắc tố đen tạo buồng tối để ảnh của ngoại vật in rõ trên võng mạc .Hắc mạc được cấu tạo bởi ba lớp từ ngoài vào trong là : Khoảng thượng hắc mạc, lớp hắc mạc chính danh, Màng Bruch -Thần kinh chi phối hắc mạc đều bắt nguồn từ các dây thần kinh mi ngắn và mi dài. Chú ý : Các mạch máu của màng bồ đào (Mống mắt – Thể mi – Hắc mạc ) *) Động mạch :Màng bồ đào có ba hệ thống động mạch -Động mạch mi dài sau : bắt nguồn từ động mạch mắt -Động mạch mi ngắn sau : bắt nguồn từ động mạch mắt -Động mạch mi trước : bắt nguồn từ các động mạch cơ vận nhãn. *)Tĩnh mạch : Máu trong các tĩnh mạch chằng chịt của màng bồ đào di chuyển ra ngoài nhờ 4 tĩnh mạch xoáy ( TM trích trùng ) - Hai tĩnh mạch xoáy trên đổ vào tĩnh mạch mắt trên - Hai tĩnh mạch xoáy dưới đổ vào tĩnh mạch mắt dưới. Cả hai tĩnh mạch mắt trên và dưới hợp nhất ở đỉnh hốc mắt rồi đổ vào xoang tĩnh mạch Hang 2.2.6 Võng mạc : là một màng thần kinh, nằm trong lòng màng mạch, trong suốt nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ ngoại cảnh rồi truyền về vỏ não thị giác. - Cấu tạo võng mạc gồm : võng mạc cảm thụ và võng mạc vô cảm, giới hạn giữa hai vùng là Oraserrata cách rìa giác mạc 7-8mm 10 - Cấu trúc mô học của võng mạc từ ngoài vào trong được sắp xếp thành 10 lớp :Lớp biểu mô sắc tố ; Lớp tế bào chóp và gậy ; Lớp giới hạn ngoài ;Lớp hạt ngoài ; Lớp rối ngoài ; Lớp hạt trong ; Lớp rối trong ; Lớp tế bào hạch ; Lớp sợi của thị thần kinh ; Màng giới hạn trong. - Tế bào võng mạc bao gồm : tế bào biểu mô sắc tố, tế bào cảm thụ thị giác (tế bào chóp tế bào gậy) tế bào hai cực dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào cảm thụ tới tế bào hạch.Tế bào đa cực dẫn truyền xung động thần kinh tới đường thị giác. - Gai thị : Nằm lệch về phía mũi hình tròn hay bầu dục có đường kính 1 –1,5 mm.Trên bề mặt gai thị không có các tế bàothị giác. - Hoàng điểm : Nằm ở trung tâm cực sau đáy mắt, cách gai thị 3,5 – 4 mm.Trung tâm hoàng điểm là một lõm nhỏ gọi là hố trung tâm hoàng điểm.Ở trung tâm chỉ có tế bào hình chóp là nơi cho thị lực cao nhất.Khi đến bờ của hoàng điểm có cả tế bào chóp và tế bào gậy . 2.2.7 Tiền phòng hậu phòng và sự lưu thông thủy dịch -Tiền phòng là một khoang chứa thủy dịch – giới hạn từ mặt sau giác mạc đến mặt trước mống mắt và thể thủy tinh. + Bình thường độ sâu tiền phòng đo ở trung tâm giác mạc từ 3- 3,5 mm và giảm dần khi ra tớI vùng rìa giác mạc. + Khi tiền phòng > 3,5 mm :gặp sau phẫu thuật lấy TTT hay TTT xa vào buồng dịch kính.Khi tiền phòng <3,5 mm : gặp trong tăng NA, Glocom. - Góc tiền phòng được tạo bởi giác củng mạc ở phía trước, mống mắt thể mi ở phía sau.Góc tiền phòng đóng một vai trò quan trọng trong sự lưu thông thủy dịch và phần lớn các phẫu thuật nội nhãn đều đi qua vùng này. - Hậu phòng : là một khoang chứa thủy dịch được giới hạn bởi mặt sau mống mắt với mặt trước buồng dịch kính .Hậu phòng lưu thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử. - Sự lưu thông thủy dịch :Thủy dịch được thể mi tiết đổ vào hậu phòng qua lỗ đồng tử ra tiền phòng.Tại tiền phòng thủy dịch tỏa lan tới góc tiền phòng qua vùng bè vào ống Schlemm đổ vào tĩnh mạch nứơc ra ngoài. Thủy dịch được lưu thông là yếu tố quan trọng trong bình ổn NA của nhãn cầu Ngòai ra thủy dịch còn đảm bảo dinh dưỡng cho mắt. 2.2.8 Thể thủy tinh - TTT là một thấu kính trong suốt hai mặt lồI được treo cố định vào thể mi nhờ các dây chằng Zinn. - TTT dày 4mm đường kính 8 –10 mm bán độ cong trước 10 mm độ cong sau 6mm .Công suất quang học 20- 22 D - TTT có hai mặt trước và sau.Nơi gặp nhau là xích đạo có các dây chằng Zinn cố định TTT với thể mi . - Mặt trước TTT tiếp giáp với mặt sau mống mắt,lỗ đồng tử mặt sau tiếp giáp với màng dịch kính - Cấu tạo TTT gồm ba phần: + Màng bọc còn gọi là bao TTT + Lớp biểu mô màng bọc chỉ có 1 lớp ở mặt trước + Các sợi của TTT phát triển không ngừng. Phần mềm nằm ở ngòai gọI là vỏ TTT, phần đặc cứng nằm trong gọi là nhân TTT. [...]... bệnh 2 lần /Ngày - Chuyển lên trên điều trị 16 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG MẮT Mục tiêu : -Trình bày được những đặc điểm của công tác chăm sóc bệnh nhân mắt - Biết và thực hiện tốt những nhiệm vụ điều dưỡng mắt Nội dung : Trong công tác khám và điều trị bệnh nhân mắt đạt kết quả tốt thì công việc điều dưỡng – chăm sóc đóng vai trò quan trọng.Vì vậy các điều dưỡng viên cần nắm được các trang... mới 3.4 Chăm sóc điều trị mắt thường nhật 3.4.1 Nhận định Chăm sóc điều dưỡng mắt là khâu quan trọng được thực hiện thường ngày Bệnh nhân điều trị mắt dù mức độ nặng nhẹ đều có thái độ lo lắng,mong mỏI điều trị đạt được kết quả tốt chóng xuất viện.Trong quá trình điều trị điều dưỡng viên cần quan tâm động viên để người bệnh tin tưởng vào phương pháp điều trị.Quá trình chăm sóc điều dưỡng cần làm rõ... LƯỢNG GIÁ : I.Câu hỏi trả lời ngắn: 1 Nhiệm vụ của điều dưỡng viên ở phòng khám mắt ? 2 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ ? 3 Chuẩn bị thay băng sau mổ? 4 Kỹ thuật thay băng ,Tra thuốc? 5 Ngoài nhiệm vụ thực hiện theo y lệnh điều dưỡng viên còn phải thực hiện các nhiệm vụ gì tại phòng điều trị? 6 Chuẩn đoán điều dưỡng trong điều trị mắt thường nhật? 7 Chỉ định điều trị của thuốc co giãn đồng tử - Kể tên một... Nghiên cứu khoa học, cải tiến kĩ thuật 4.Các thuốc thường dùng trong khám – điều trị bệnh mắt 4.1 Tại mắt :Thuốc dùng tại mắt đa dạng và phong phú, đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mắt. Có tác dụng trực tiếp hiệu quả 4.1.1 Các dung dịch rửa - Rửa mắt hàng ngày, thay băng : Dung dịch nước muối sinh lý Dung dịch RingerLactac -Dung dịch axit Boric 3 % , Dung dịch Glucoza 5% , 10 % dùng rửa mắt đối... Snellen Phương pháp :Panas, Trabut,Lagllyze Phương pháp: Cuenod – Nataf + Kết hợp điều trị nội khoa triệt để mắt hột và phối hợp sau mổ Thuốc kháng sinh Thuốc chống phù nề giảm đau Thuốc tra tại mắt: theo phác đồ điều trị mắt hột Theo dõi thường nhật đánh giá kết quả điều trị và bệnh mắt hột 4.Rối loạn vận động nhãn cầu Mi mắt của chúng ta nhắm và mở được là nhờ hai hệ thống cơ và thần kinh - Cơ vòng... đến chảy nước mắt 5.1.1 Chảy nước mắt là triệu chứng quan trọng nhất trong bệnh học của viêm tắc lệ đạo.Nước mắt có thể chảy thường xuyên liên tục hay từng lúc.Có thể gặp ở một mắt hay ở cả hai mắt 5.1.2 Các triệu chứng kèm theo cần chú ý - Mắt luôn ướt, đôi khi nước mắt chảy tràn qua bờ mi kể cả lúc bình thường , người bệnh luôn phải lau bằng khăn - Khóe mi đỏ,đôi khi có mít, loét - Nước mắt trong hay... Bệnh có thể hay tái phát, điều trị kéo dài cần kiên trì và được khám xét định kỳ - Biết cách chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh mắt về bộ phận phụ thuộc mắt và bệnh toàn thân có liên quan CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ I.Câu hỏi trả lời ngắn: 1 Phân loại bệnh các bộ phận phụ thuộc mắt? 2 Lâm sàng và điều trị bệnh viêm bờ mi? 3 Chẩn đoán và điều trị Chắp lẹo? 4 Cơ chế bệnh sinh và điều trị bệnh lông xiêu –... mạc thể vùi ) 2.Lâm sàng 2.1 Mắt đỏ : Mi phù nề, kết mạc đỏ, bệnh nhân thấy mắt cộm rát 2.2 Thị lực thường không thay đổi, đo thị lực bình thường, bệnh nhân có cảm giác khó nhìn do rử mắt, chảy nước mắt 2.3 Tiết tố : rử mắt có thể nhiều hoặc ít, màu sắc, tính chất phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh làm mắt khó mở Nếu vi khuẩn : Rử mắt thường đặc như mủ nhầy Nếu Virut : Rử mắt thường trong và dính 2.4... bệnh lý toàn thân, tại mắt - Đã được điều trị gì? Cảm giác lo lăng sợ hãi bệnh tật 7.2 Chẩn đóan điều dưỡng - Đánh giá mức độ tổn hại thị lực - Tình trạng sức khỏe người bệnh , tinh thần - Là bệnh cấp tính hay mạn tính 28 - Bệnh có liên quan tới các tổn thương hay bệnh lý toàn thân - Các nguyên nhân gây bệnh - Mức độ tiến triển bệnh trong quá trình điều trị 7.3 Can thiệp điều dưỡng - Thực hiện y lệnh... những điều thầy thuốc ghi trong đơn - Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật , tiểu phẫu - Hướng dẫn người bệnh làm thủ tục nhập viện - Ghi chép lưu trữ hồ sơ, báo cáo - Bảo quản giữ gìn trang thiết bị phòng khám - Bổ xung thuốc men,vật tư hư hao hàng ngày 2 .Khoa mắt : Một khoa mắt điều trị nội trú cần : 2.1 Phòng khám bệnh 2.2 Phòng hành chính – giao ban 2.3 Phòng làm việc của trưởng khoa, nhân . ngày. 2 .Khoa mắt : Một khoa mắt điều trị nội trú cần : 2.1 Phòng khám bệnh 2.2 Phòng hành chính – giao ban 2.3 Phòng làm việc của trưởng khoa, nhân. dùng bàn tay khoa trước mặt từ gần ra xa đến khi bệnh nhân không nhìn thấy va ghi kết quả VD : MP : BBT 2m MT : 2/10 -Nếu khoa tay bệnh

Ngày đăng: 09/01/2014, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w