1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ án DÂN SỰ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

23 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 250,34 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ: THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ: THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 xác định mục tiêu của công tác cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Các quyền, lợi ích hợp pháp đương sự được bảo vệ trong tố tụng dân sự là cácquyền, lợi ích đã được Nhà nước thừa nhận Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh

tế, lao động; trên cơ sở thực hiện hòa giải thành, các đương sự thỏa thuận được vớinhau về việc giải quyết vụ án, việc thỏa thuận của đương sự là tự nguyện, không tráiđạo đức xã hội, Tòa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sựtrong vụ án dân sự Để bảo đảm quyền định đoạt về quyền, nghĩa vụ của các đương sự;thực hiện phân quyền, nhiệm vụ chức năng của Tòa án nhân dân, Thẩm phán các cấp;đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật

Tố tụng dân sự 2015; Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 vềviệc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng06/2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 ban hành một số biểu mẫu trong tốtụng dân sự và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các Nghị quyết hướng dẫn của Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao (HĐTP TANDTC) hướng dẫn thực hiện thủ tục

tố dụng dân sự trong các vụ án dân sự ở các địa phương bảo đảm theo quy định phápluật

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân

sự theo thủ tục tố tụng dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm thừa nhận việcthống nhất ý chí của các đương sự về việc giải quyết vụ án dân sự Việc công nhận sựthỏa thuận của các đương sự phải được thể hiện bằng một văn bản pháp lý có giá trị

Trang 3

bắt buộc, được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Bản chấtcông nhận sự thỏa thuận của các đương sự là thể hiện nội dung quyền tự định đoạt củađương sự Khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, các chủ thể tự do ý chí và tự

do bày tỏ ý chí, tự do quyết định, tự do thỏa thuận về việc giải quyết vụ án Thông quacông nhận sự thỏa thuận của các đương sự, vụ án dân sự đã được giải quyết nhanhchóng, thời gian tố tụng được rút ngắn, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tăngcường sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ nhân dân

Bên cạnh đó, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là một phương thứcgiải quyết tranh chấp phù hợp với xu hướng chung của thời đại; thể hiện quyền vànghĩa của các đương sự, thể hiện vai trò của Thẩm phán, của Tòa án nhân dân (TAND)các cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự; đồng thời bảo đảm nguyên tắcbình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam.TAND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (cấp huyện), theo quy địnhcủa Luật Tổ chức TAND năm 2014 được Quốc hội thông qua dựa trên tinh thần củaHiến pháp năm 2013, có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việcthuộc thẩm quyền của Tòa án và giải quyết các loại việc khác theo quy định của phápluật

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào đương

sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện,không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội Đồng thời, Tòa án phải

có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏathuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS Qua đó vừa bảođảm giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời vừa tiết kiệm được ngân sách Nhànước chi phí cho việc mở phiên tòa, góp phần cải cách thủ tục hành chính, cải cách tưpháp trong việc giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp tại các địa phương Từthực tiễn giải quyết và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sựtại Tòa án ở các địa phương cho thấy trong quá trình giải quyết, triển khai thực hiện ápdụng pháp luật còn nhiều bất cập và gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục tốdụng dân sự

Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự và thực tiễn giải quyết tại Tòa án tỉnh Bình Dương”

để nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và quy định pháp luật về côngnhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự qua thực tiễn giải quyết củaTòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giảiquyết các vụ án dân sự, bảo đảm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ

án dân sự theo luật định

- Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa và nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định pháp luật về công nhận

sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

+ Nghiên cứu thực trạng công nhân sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ ándân sự và thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương từ năm 2018đến 2020, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về công nhận sự thỏathuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tòa án tỉnh Bình Dương đến năm 2023

3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu công nhân sự thỏa thuận của các đương sựtrong vụ án dân sự từ thực tiễn các địa phương đã được rất nhiều tác giả và nhóm tácgiả nghiên cứu Sau đây là một số công trình và bài viết tiêu biểu:

Một số công trình nghiên cứu liên quan đề tài

Trần Thị Quỳnh Châu (2019), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân

sự, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội Luận án nghiên cứu các vấn

đề lý luận và thực tiễn pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sựtheo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thểnhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềngười đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay;

Đào Ngọc Hài (2020), Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Luận văn

Thạc sỹ Luật Kinh tế, Học viện khoa học xã hội Mục đích nghiên cứu tổng quát củaluận văn là nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao khả năngthực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS tại TAND tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian đến

Trang 5

Đinh Thị Hằng (2018), Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội Luận án nghiên cứu

hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất pháp lý quyền tự định đoạt của đương

sự trong Tố tụng dân sự (TTDS); nghiên cứu các quy định của pháp luật quyền

tự định đoạt của đương sự trong TTDS Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá có

cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng pháp luật Thông qua luận án, tác giả mongmuốn góp phần hoàn thiện một bước lý luận, các quy định của pháp luật và đưa ra một

số giải pháp nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật quyền tự định đoạt của đương

sự trong TTDS Việt Nam;

Nguyễn Thúy Hằng (2019), Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận án hướng tới

mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tốtụng của đương sự trong TTDS Kết quả nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền tố tụngcủa đương sự sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật vàthực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam Trên cơ sởtổng hợp kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số yêu cầu, kiến nghị nhằm bảo đảmquyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được thực thi trên thực tế;

Bùi Ngọc Khuyến (2020), Bảo đảm quyền của bị đơn trong giải quyết vụ án dân sự, từ thực tiễn Tòa án nhân tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa

Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội Tác giả phân tích, làm rõ những vấn đề lý luậnđảm bảo quyền của bị đơn trong quá trình xét xử vụ án dân sự, đánh giá thực trạngđảm bảo quyền của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dântỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường đảm bảo quyền của bịđơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự;

Vũ Thành Tuấn (2019), Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã

hội Luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống các khía cạnh lý luận và thực tiễn vềđịa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo nghĩa rộng(gồm các vụ án kinh doanh, thương mại; hôn nhân gia đình; lao động và dân sự); đềxuất hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễncải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hộinhập;

Trang 6

Phan Thanh Tùng (2017), Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS vàthực trạng pháp luật về nguyên tắc này ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam trong thời gianđến

Nguyễn Văn Tuyến (2017), Hòa giải vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn

làm sáng tỏ vấn đề lý luận hòa giải vụ án dân sự; quy định của Bộ luật TTDS 2015,vấn đề vận dụng quy định Bộ luật TTDS 2015 hòa giải vụ án dân sự tại TAND huyệnGia Bình, tỉnh Bắc Ninh Qua đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải

vụ án dân sự;

Và một số bài viết liên quan đến đề tài

Hoàng Đình Dũng (2020), “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong

tố tụng dân sự”, Trang thông tin điện tử Luật sư Việt Nam,

[https://lsvn.vn/nguyen-tac-quyen-tu-dinh-doat-cua-duong-su-trong-to-tung-dan-su.html], (truy cập ngày15/4/2020) Bài viết đã phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc quyền tựđịnh đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và phân tích nguyên tắc quyền tự địnhđoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm quyền tự định đoạt của đương sựtrong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình; Quyền tự định đoạt của đương sự trongviệc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việcdân sự; Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, ngườibảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương

sự trong tố tụng dân sự Đồng thời kiến nghị một số quan điểm nhằm đảm bảo việcthực hiện quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Đây được xem là mộtnguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Nguyễn Thị Đào Hoa (2017), “Hội đồng xét xử hay Thẩm phán ra quyết đinh

công nhận thỏa thuận của đương sự”, Trang thông tin điện tử Kiểm sát Online của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), [https://kiemsat.vn/hoi-dong-xet-xu-hay-

Trang 7

tham-phan-ra-quyet-dinh-cong-nhan-thoa-thuan-cua-duong-su-47043.html], (truy cậpngày 06/6/2017) Bài viết phân tích, qua thực tiễn giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục

sơ thẩm có trường hợp, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành hòa giảinhiều lần nhưng các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ

án nên Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử Trong thời hạn chờ mở phiên tòatheo quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa (tại phiên tòa mà thỏa thuận được thìđương nhiên phải do HĐXX ra quyết định) các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau

về việc giải quyết toàn bộ vụ án và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ.Sau khi hết thời hạn 7 ngày quy định tại khoản 1 Điều 212 BLTTDS thì Thẩm phánđược Chánh án Tòa án phân công có được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận củacác đương sự không? Hay việc thỏa thuận này phải do Hội đồng xét xử theo quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử xem xét công nhận tại phiên tòa Tác giả đã chỉ ra những bấtcập trong thực tiễn, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu có hướng dẫn vềvấn đề nêu trên

Bùi Kim Hiếu, Lương Thị Thu Hà (2017), “Thực tiễn áp dụng pháp luật vềcông nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Trang thông tin điện tử Tạp chí Công thương

[https://www.tapchicongthuong.vn/], (truy cập ngày 01/10/2017) Các tác giả bàiviết đã đánh giá áp dụng pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong

tố tụng dân sự trong những năm qua; qua đó cho thấy trình độ dân trí ngày càng cao,nhân dân ý thức được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng pháp luật,lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án ngày càng phổ biến nên sốlượng vụ án dân sự ngày càng nhiều, tăng dần qua các năm Thỏa thuận của các đương

sự không qua thủ tục xét xử cũng cũng chiếm tỷ lệ cao Đồng thời bài viết cũng đưa ranhững vụ án cụ thể đã được thực hiện hòa giải, mở phiên tòa xét xử tại TAND tỉnhVĩnh Long, TAND tỉnh Đắk Lắc;

Nguyễn Tiến Lê (2018), “Những vụ án dân sự không được hòa giải và không

tiến hành hòa giải được theo Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát Cần Thơ, [http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi-nghiep-

Bo-luat-To-tung-Dan-su-1871/], (truy cập ngày 01/02/2018) Bài viết đã nêu ra 02trường hợp những vụ án dân sự không được hòa giải như yêu cầu bồi thường vì lý do

Trang 8

vu/Nhung-vu-an-dan-su-khong-duoc-hoa-giai-va-khong-tien-hanh-hoa-giai-duoc-theo-gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự viphạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội Và quy định 04 trường hợp những vụ

án dân sự không tiến hành hòa giải được như bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liênquan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sựkhông thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồngtrong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đềnghị không tiến hành hòa giải Bài viết khẳng định nếu các đương sự có mặt tại phiênhòa giải thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó có giá trịđối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu khôngảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trường hợp thỏa thuận của họ

có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ

có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu đương sự vắng mặt tạiphiên hòa giải đồng ý bằng văn bảng Mặt khác, dù trong quá trình hòa giải các đương

sự không thỏa thuận được với nhau nhưng tại phiên tòa vẫn có quyền thỏa thuận vàvẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hòa giải, quyền và nghĩa vụ của những người khácphải phù hợp theo quy định thì lúc này Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định công nhận sựthỏa thuận của các đương sự nếu đã thống nhất toàn bộ nội dung vụ án hoặc ghi nhận

sự thỏa thuận của các đương sự nếu chỉ thống nhất một phần của vụ án

Dương Tấn Thành (2020), “Về nghĩa vụ chịu án phí khi Tòa án công nhận sự

thỏa thuận của đương sự”, Trang thông tin điện tử Tạp chí TAND tối cao,

[https://www.tapchitoaan.vn/], (truy cập ngày 17/12/2020) Bài viết xác định cần làm

rõ vì sao hòa giải thành các đương sự phải thỏa thuận án phí, còn khi xét xử thì án phí

do Tòa án quyết định Đồng thời khẳng định Hòa giải thành được hay không phụ thuộcvào kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ

án Tuy nhiên để tháo gỡ vướng mắc hiện nay về tỷ lệ % án phí mà các đương sự phảichịu trong vụ án hòa giải thành, TANDTC cần có giải đáp hoặc hướng dẫn cụ thể đểviệc áp dụng pháp luật về án phí được thống nhất trong thực tiễn

Từ những công trình, bài viết nghiên cứu trên có thấy, khái quát các quy địnhpháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân, nguyên tắc hòa giải trong TTDS,nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, tự định đoạt của đương sự trong TTDS vànhững bất cập, hạn chế pháp luật trong thực hiện công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự trong vụ án dân sự Qua đó cũng chưa có công trình nào nghiên cứu công

Trang 9

nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự Do đó đề tài không trùng lặpvới các công trình đã công bố, công tác giải quyết các vụ án dân sự tại TAND tỉnhBình Dương với nhiều nội dung và những vấn đề đặt ra Do vậy, việc nghiên cứu Đề

tài “Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự và thực tiễn giải quyết tại Tòa án tỉnh Bình Dương” là hết sức cần thiết, qua đó nâng cao nghiệp

vụ chuyên môn của Thẩm phán, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự, bảođảm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tòa án tỉnh BìnhDương trong thời gian đến Đồng thời giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoànthiện pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, phương thức hòa giải, thực hiện công nhận sựthỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự, đáp ứng được yêu cầu cải cách tưpháp, bảo đảm nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự từ thựctiễn các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bao gồm phương pháp phân tích,

tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận công nhận sự thỏa thuận củacác đương sự trong vụ án dân sự

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện thống kê, tổng hợp kết

quả giải quyết và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự vàthực tiễn giải quyết tại Tòa án tỉnh Bình Dương

5 Phạm vi giới hạn đề tài

- Phạm vi nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu công nhận sự thỏa thuận của

các đương sự trong vụ án dân sự trên cơ sở quy định pháp luật Bộ luật Dân sự 2015;

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Tổ chức TAND năm 2014; Nghị quyết số103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 06/2016 Hướng dẫn thi hành một sốquy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thihành Bộ luật tố tụng dân sự và các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn thi hành của Quốchội, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Phạm vi không gian: nghiên cứu công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

trong vụ án dân sự và thực tiễn giải quyết tại Tòa án tỉnh Bình Dương và các giải phápnâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự, bảo đảm công nhận sự thỏa thuận củacác đương sự trong vụ án dân sự tại Tòa án Bình Dương

Trang 10

Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2018

-2020 và đề xuất những giải pháp giai đoạn 2021 - 2023

6 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án

dân sự và thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương

- Đối tượng khảo sát: Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, bảo đảm công

nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tòa án Bình Dương

7 Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về công nhận sự thỏa

thuận của các đương sự trong vụ án dân sự

Chương 2 Thi hành pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

trong vụ án dân sự qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương và các kiến nghị hoàn thiện

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN

SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1.1.1 Khái niệm vụ án dân sự và công nhận sự thỏa thuận của các đương sựtrong vụ án dân sự

1.1.2 Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dânsự

1.1.3 Ý nghĩa của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dânsự

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1.2.1 Cơ sở lý luận của việc quy định về công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự trong vụ án dân sự

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc quy định về công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự trong vụ án dân sự

1.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1.3.1 Các căn cứ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự

1.3.1 Trên cơ sở hòa giải thành

1.3.2 Các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án1.3.3 Việc thỏa thuận của đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm củaluật và không trái đạo đức xã hội

1.3.2 Thẩm quyền, thủ tục, hậu quả pháp lý việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự

1.3.2.1 Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự trong vụ án dân sự

1.3.2.2 Thủ tục ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sựtrong vụ án dân sự

Ngày đăng: 15/10/2021, 19:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

[112] TAND tỉnh Bình Dương (2020), Tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Bình Dương năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; - CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ án DÂN SỰ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
112 ] TAND tỉnh Bình Dương (2020), Tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Bình Dương năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w