1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 1985

19 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 86,23 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 2 1.1. Hoàn cảnh lịch sử 2 1.1.1. Tình hình thế giới 2 1.1.2. Tình hình trong nước 2 1.2. Nội dung đường lối của Đảng 3 1.2.1. Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12 – 1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nước ta”. 3 1.2.2. Đại học lần thứ V của Đảng (tháng 3 – 1982) xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến nhằm mục đích chống phá cách mạng Việt Nam 3 1.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 3 1.3.1. Kết quả và ý nghĩa 3 1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 4 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 5 2.1. Đối tượng của đánh giá 5 2.2. Mục đích đánh giá 5 2.3. Đánh giá ưu điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985 5 2.3.1. Về nguyên tắc, phương hướng đối ngoại 5 2.3.2. Về xác định mục tiêu đối ngoại 5 2.3.3. Về xác định nhiệm vụ, hình thức đối ngoại 6 2.3.4. Về hình thức quan hệ 6 2.4. Đánh giá nhược điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985 .................................................................................................................................6 2.4.1. Việt Nam chưa đánh giá và có sự nhận thức đúng về cục diện thế giới 6 2.4.2. Chưa linh hoạt, nhanh nhẹn trong việc năm bắt các xu thế thay đổi trong cục diện chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương 7 2.4.3. Đánh giá quá cao về tiềm lực trong nước 7 2.5. Một số giải pháp lịch sử nhằm phát triển đường lối, đúc rút kinh nghiệm sau những sai lầm 8 2.5.1. Đánh giá chính xác sự biến đổi trong bối cảnh quốc tế, khu vực, bám sát thực tiễn đất nước để điều chính những đường lối đối ngoại phù hợp 8 2.5.2. Không ngừng đổi mới, tư duy sáng tạo, coi trọng công việc thông tin đối ngoại, nghiên cứu kỹ các thực tiễn và cẩn trọng trong việc dự báo về quốc tế 8 2.5.3. Đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập, tự cường, tự chủ là nguyên tắc và nền tải cho việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại 8 2.5.4. Cân bằng và hòa hoãn với các nước có nền kinh tế lớn, coi trọng quan hệ và đoàn kết với các nước láng giềng 9 KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 DANH MỤC VIẾT TẮT Nxb Nhà xuất bản Tr. Trang XHCN Xã hội chủ nghĩa ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á MỞ ĐẦU Chính sách đối ngoại vẫn luôn là một trong số chính sách quan trọng trong việc duy trì nền chính trị đồng thời phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách đối ngoại chính xác, đúng đắn sẽ cho phép Việt Nam tận dụng và khai thác tối đa các nhân tố quốc tế thuận lợi, đồng thời cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại một cách chính xác và hiệu quả. Sau chiến thắng Cách mạng Tháng tám thành công, Việt Nam từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, tự do. Trong một vai trò quan trọng là trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng ta trong một tâm thế sẵn sàng đã hoạch định đường lối đối ngoại: mục tiêu là góp phần đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn; lấy nguyên tắc của Hiến Chương Đại Tây Dương1 làm nền tảng cho đối ngoại Việt Nam; phương châm đối ngoại là nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên bản đồ khu vực, là cầu nối giữa đất liền và hải đảo, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên vì vậy trở thành nơi nhòm ngó của nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện các đường lối đối ngoại đúng đắn có thể tận dụng những cơ hội bên ngoài nước và những tiềm lực bên trong nước để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mở cửa nền kinh tế và trở thành một trong những nước có độ mở cửa thị trường lớn. Để có thể tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài lẫn bên trong nước thì việc xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại là một việc cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan những hiệu quả thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm 1975 – 1985 có thể đúc rút kinh nghiệm để có thể hoạch đinh, đưa ra những phương hướng chiến lược, chính sách đối ngoại ở thời điểm hiện tại là việc hết sức cần thiết, mang một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. 1 Ngày 14 – 8 – 1941, Tổng thống Mỹ Ruđơven và Thủ tướng Anh Sớcsin đã ký bản tuyên bố quy định một số “nguyên tắc chung về chính sách dân tộc, trước hết là quyền lựa chọn chế độ chính trị và xã hội mà họ muốn” (Hồ Chí Minh, 2002, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr.547). Văn kiện này về sau có tên gọi là Hiến chương Đại Tây Dương. CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 1.1. Hoàn cảnh lịch sử 1.1.1. Tình hình thế giới Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh, Nhật Bản và Tây Âu là hai thị trường trung tâm kinh tế lớn trên nền kinh tế thế giới; việc chạy đua phát triển kinh tế là mục đích và lý do chính các nước lớn tạm thời hòa hoãn. Sự thắng lợi của các nước Đông Dương và cuộc thằng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1075, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng phạm vi, phong trào cách mạng trên thế giới đã phát triển mạnh. Đảng ta nhận định: “Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnh liệt”2 Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ, suy thoái và mất đi tính ổn định. Tại khu vực Đông Nam Á cũng đang có những chuyển biến lớn. Sau năm 1975, Mỹ chính thức rút khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2 – 1976, các nước trong khu vực ASEAN ký hiệp ước hòa bình, thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), chính thức mở ra cục diên hòa bình và hợp tác trong khu vực. 1.1.2. Tình hình trong nước Về mặt thuận lợi: sau khi Việt Nam hoàn toàn hòa bình, thống nhất đất nước. Cả nước đồng lòng xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được độc lập tự do, một sự thắng lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước Việt Nam đạt một số thành tựu quan trọng. Về mặt khó khăn: đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đang tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh trong 30 năm qua, đồng thời đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Hơn nữa, các thế lực thù định luôn có kế hoạch rình mò và sử dụng những thủ đoạn nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 37, tr.507. 1.2. Nội dung đường lối của Đảng 1.2.1. Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12 – 1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nước ta”3. Trong quan hệ các nước, Đại hội IV đã đưa ra chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng, thiết lập phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, tập trung và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 1.2.2. Đại học lần thứ V của Đảng (tháng 3 – 1982) xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến nhằm mục đích chống phá cách mạng Việt Nam Về quan hệ các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược luôn luôn là hòn đá đảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

=====================================

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA

ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 - 1985

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

=====================================

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA

ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 - 1985

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 2

1.1 Hoàn cảnh lịch sử 2

1.1.1 Tình hình thế giới 2

1.1.2 Tình hình trong nước 2

1.2 Nội dung đường lối của Đảng 3

1.2.1 Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12 – 1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nước ta” 3 1.2.2 Đại học lần thứ V của Đảng (tháng 3 – 1982) xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến nhằm mục đích chống phá cách mạng Việt Nam 3

1.3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 3

1.3.1 Kết quả và ý nghĩa 3

1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 4

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 5

2.1 Đối tượng của đánh giá 5

2.2 Mục đích đánh giá 5

2.3.Đánh giá ưu điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985 5 2.3.1 Về nguyên tắc, phương hướng đối ngoại 5

2.3.2 Về xác định mục tiêu đối ngoại 5

2.3.3 Về xác định nhiệm vụ, hình thức đối ngoại 6

2.3.4 Về hình thức quan hệ 6

2.4.Đánh giá nhược điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985 .6

2.4.1 Việt Nam chưa đánh giá và có sự nhận thức đúng về cục diện thế giới 6

Trang 4

2.4.2 Chưa linh hoạt, nhanh nhẹn trong việc năm bắt các xu thế thay đổi trong cục

diện chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương 7

2.4.3 Đánh giá quá cao về tiềm lực trong nước 7

2.5 Một số giải pháp lịch sử nhằm phát triển đường lối, đúc rút kinh nghiệm sau

những sai lầm 8

2.5.1 Đánh giá chính xác sự biến đổi trong bối cảnh quốc tế, khu vực, bám sát thực

tiễn đất nước để điều chính những đường lối đối ngoại phù hợp 8

2.5.2 Không ngừng đổi mới, tư duy sáng tạo, coi trọng công việc thông tin đối ngoại,

nghiên cứu kỹ các thực tiễn và cẩn trọng trong việc dự báo về quốc tế 8

2.5.3 Đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập, tự cường, tự chủ là nguyên tắc và

nền tải cho việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại 8

2.5.4 Cân bằng và hòa hoãn với các nước có nền kinh tế lớn, coi trọng quan hệ và

đoàn kết với các nước láng giềng 9 KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU

Chính sách đối ngoại vẫn luôn là một trong số chính sách quan trọng trong việc duy trì nền chính trị đồng thời phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy việc Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách đối ngoại chính xác, đúng đắn sẽ cho phép Việt Nam tận dụng và khai thác tối đa các nhân tố quốc tế thuận lợi, đồng thời cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại một cách chính xác và hiệu quả

Sau chiến thắng Cách mạng Tháng tám thành công, Việt Nam từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, tự do Trong một vai trò quan trọng

là trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng ta trong một tâm thế sẵn sàng đã hoạch định đường lối đối ngoại: mục tiêu là góp phần đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn; lấy nguyên tắc của Hiến Chương Đại Tây Dương1 làm nền tảng cho đối ngoại Việt Nam; phương châm đối ngoại là nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường

Việt Nam là một nước có vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên bản đồ khu vực, là cầu nối giữa đất liền và hải đảo, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên vì vậy trở thành nơi nhòm ngó của nhiều nước trên thế giới Việc thực hiện các đường lối đối ngoại đúng đắn có thể tận dụng những cơ hội bên ngoài nước và những tiềm lực bên trong nước để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mở cửa nền kinh tế và trở thành một trong những nước có độ mở cửa thị trường lớn Để có thể tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài lẫn bên trong nước thì việc xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại là một việc cấp thiết hơn bao giờ hết Việc đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan những hiệu quả thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm 1975 – 1985 có thể đúc rút kinh nghiệm để có thể hoạch đinh, đưa ra những phương hướng chiến lược, chính sách đối ngoại ở thời điểm hiện tại là việc hết sức cần thiết, mang một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam

1 Ngày 14 – 8 – 1941, Tổng thống Mỹ Ruđơven và Thủ tướng Anh Sớcsin đã ký bản tuyên bố quy định một số

“nguyên tắc chung về chính sách dân tộc, trước hết là quyền lựa chọn chế độ chính trị và xã hội mà họ muốn”

(Hồ Chí Minh, 2002, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr.547) Văn kiện này về sau có tên gọi là

Hiến chương Đại Tây Dương.

Trang 6

CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM

1975 – 1985 1.1 Hoàn cảnh lịch sử

1.1.1 Tình hình thế giới

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh, Nhật Bản và Tây Âu là hai thị trường trung tâm kinh tế lớn trên nền kinh tế thế giới; việc chạy đua phát triển kinh tế là mục đích và lý do chính các nước lớn tạm thời hòa hoãn

Sự thắng lợi của các nước Đông Dương và cuộc thằng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1075, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng phạm vi, phong trào cách mạng trên thế giới đã phát triển mạnh Đảng ta nhận định: “Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnh liệt”2 Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ, suy thoái và mất đi tính ổn định

Tại khu vực Đông Nam Á cũng đang có những chuyển biến lớn Sau năm 1975, Mỹ chính thức rút khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2 – 1976, các nước trong khu vực ASEAN ký hiệp ước hòa bình, thân thiện và hợp tác ở Đông Nam

Á (Hiệp ước Bali), chính thức mở ra cục diên hòa bình và hợp tác trong khu vực

1.1.2 Tình hình trong nước

Về mặt thuận lợi: sau khi Việt Nam hoàn toàn hòa bình, thống nhất đất nước Cả

nước đồng lòng xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được độc lập tự do, một sự thắng lợi vĩ đại Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước Việt Nam đạt một số thành tựu quan trọng

Về mặt khó khăn: đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đang tập trung khắc phục hậu quả

nặng nề của chiến tranh trong 30 năm qua, đồng thời đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc Hơn nữa, các thế lực thù định luôn có kế hoạch rình mò và sử dụng những thủ đoạn nhằm chống phá cách mạng Việt Nam

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 37, tr.507.

Trang 7

1.2 Nội dung đường lối của Đảng

1.2.1 Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12 – 1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nước ta” 3

Trong quan hệ các nước, Đại hội IV đã đưa ra chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng, thiết lập phát triển quan

hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi

Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, tập trung và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

1.2.2 Đại học lần thứ V của Đảng (tháng 3 – 1982) xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến nhằm mục đích chống phá cách mạng Việt Nam

Về quan hệ các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược luôn luôn là hòn đá đảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị

1.3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

1.3.1 Kết quả và ý nghĩa

- Ngày 29 – 6 – 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng và phát triển

Trang 8

Đảng Cộng sản Việt nam, 2004, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 37, tr.617.

Trang 9

- Ngày 30 – 11 – 1978, Việt nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô

- Từ năm 1975 đến năm 1977, nước ta đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước

- Ngày 15 – 9 – 1976, Việt Nam trở thành thành viên chính thức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

- Ngày 21 – 9 – 1976, Việt Nam là thành viên chính thức Ngân hàng Thế giới (WB)

- Ngày 23 – 9 – 1976, Việt nam gia nhập Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

- Ngày 20 – 9 – 1977, Việt Nam trở thành thành viên tại Liên hợp quốc; tham gia tích cực các hoạt độ ng trong phong trào Không liên kết

- Với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á; Cuối năm 1976, Phillipines và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Những kết quả đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam

Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và cả các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh; phát huy vai trò của nước ta trên trường quốc tế

1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Từ năm 1975 đến năm 1985, quan hệ quốc tế của Việt Nam gặp những khó khăn trở ngại lớn Nước ta bị bao vây, cô lập trong đó đặc biệt từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ

XX, lấy cớ “Sự kiện Campuchia” của nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây, cấm vận Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn này chúng ta chưa nắm bắt được xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế trên thế giới, vẫn còn cứng nhắc Do đó, đã không tranh thủ được các yếu tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp tình hình lúc bấy giờ

Trang 10

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1975 – 1985 2.1 Đối tượng của đánh giá

Đường lối đối ngoại của Đảng những năm 1975 – 1985

2.2 Mục đích đánh giá

Để có thể xác định Đảng và Nhà nước có thực hiện hiệu quả các đường lối, chiến lược đối ngoại đúng đắn thì cần phải đánh giá đúng về tình hình trong và ngoài nước, nắm bắt đúng những quy luật vận động và xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế Đánh giá hiệu quả là một việc quan trọng trong việc rút kinh nghiệm và phát triển những đường lối đối ngoại sau này Hơn nữa đường lối đối ngoại vừa phục vụ mục tiêu chính trị, vừa đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước nhằm hướng tới độc lập, tự chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội

2.3 Đánh giá ưu điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985

2.3.1 Về nguyên tắc, phương hướng đối ngoại

Trong những năm 1975 – 1985, nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Thông điệp ngoại giao mà Việt Nam gửi đến tất cả dân tộc là “hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi vì ổn định và phát triển” trên nền tảng cơ sở độc lập, tự chủ

Sau kháng chiến chống Mỹ kết thúc, Việt Nam đã cố gắng hàn gắn đổ vỡ, thiết lập quan hệ bình thường với những nước đã từng là kẻ thù và mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, thiết lập, mở rộng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với tất cả nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi

2.3.2 Về xác định mục tiêu đối ngoại

Trong những năm 1975 – 1985, Đảng xác định đối ngoại Việt Nam “phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực”4, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc; góp phần vào tinh thần đấu tranh của toàn thể nhân dân thế giới với mục đích vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Trong tình thế tiềm lực đất nước vẫn còn yếu sau chiến tranh, đời sống nhân dân trong nước còn khó khăn Đảng

đã gắn mục tiêu dân tộc và quốc tế, đặt mục tiêu phát triển của dân tộc với sự phát triển chung của thế giới Việt Nam đã tham gia tích cực mục tiêu đối ngoại vì hòa bình, độc lập, dân chủ Đối ngoại Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia, thúc đẩy quá trình đổi mới về kinh tế, tạo là nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo

4 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 43, tr 140.

Trang 11

2.3.3 Về xác định nhiệm vụ, hình thức đối ngoại

Trong những năm 1975 – 1985, Đảng xác định quan hệ giữa bai nước Đông Dương

là mối quan hệ quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của dân tộc Xác định tăng cương đoàn kết với Lào và Campuchia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho

ba nước trở thành những lực lượng vững chắc của cách mạng và hòa bình ở Đông Nam Á

2.3.4 Về hình thức quan hệ

Đối ngoại từ năm 1975 – 1985 không chỉ tập trung vào chính trị, mà còn là về kinh

tế, văn hóa cũng có ý nghĩa quan trọng Đảng ta nhận thấy rõ hơn về các mối quan hệ này tác động qua lại lẫn nhau, là tiền đề cho quan hệ chính trị, là cơ sở của quan hệ kinh tế, là nhân tố trong quan hệ văn hóa và gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau

Sau khi hoàn toàn độc lập, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức chức tế và 19 điều ước quốc tế Đảng lấy chủ động thể hiện sự tích cực trong việc giao lưu rộng rãi, nâng cao

vị thế Việt Nam Việc trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế giúp Việt Nam có được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, của các tổ chức quốc tế, phát huy

vị thế trên trường quốc tế

Hoạt động ngoại giao nhân dân cũng được mở rộng và có hiệu quả Ngoại giao nhân dân, cải thiện quan hệ các nước láng giềng, các nước trong khu vực Trong những năm tình hình Việt – Trung còn căng thẳng, Hội hữu nghị Việt – Trung vẫn hoạt động một cách chủ động và thường xuyên, duy trì tình hữu nghị giữa hai bên Đây là cơ hội tốt

để có thể thúc đẩy mối quan hệ bình thường hóa giữa Việt – Trung

2.4 Đánh giá nhược điểm của đường lối đối ngoại của đảng những năm 1975 – 1985

Nhìn chung, đường lối đối ngoại Việt Nam những năm 1975 – 1985 có thể thấy đã

có sự biến đổi tư duy của nước ta và có thể thấy được một số thành tựu đáng kể và hiệu hiệu quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ dự báo tình hình thế giới, nhận định đúng về xu thế thế giới và tầm ảnh hưởng của nó đến Việt Nam Một số chủ trương, chiến lược còn cứng nhắc, thậm chí sai lầm, có những nhìn nhận quan điểm chưa chuẩn xác, khách quan Những vấn đề sai lầm được biểu hiện sau đây:

2.4.1 Việt Nam chưa đánh giá và có sự nhận thức đúng về cục diện thế giới

Sau khi Việt Nam giải phóng đất nước, Mỹ buộc phải rút lui khỏi Việt Nam Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) nhận định rằng, chiến thắng này đã làm “Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng, buộc phải rút lui khỏi một số địa bàn ở châu Á”5 Đây là một nhận định

Ngày đăng: 15/10/2021, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w