Có vẻ là câu chuyện thật buồn cười với nhiều người. Nhưng thực tế: có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với việc biết lắng nghe. Ngạn ngữ Nga cũng có câu "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe". Lắngnghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật! Kỹnăng cần phải rèn luyện lâu dài. Lắngnghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết đuợc điều đó. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe. Để có một kỹ nănglắngnghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu trình lắng nghe: Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là tập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắngnghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắngnghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn. Xem thêm: Kỹ nănglắngnghe trong nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao Tham dự: Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắngnghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ điệm như: dạ, vâng ạ, thế ạ, thật không? . Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không? Hoặc ý anh là thế này…? Kỹnăng ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi tự ti làm gì là nguyên tắc cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không quên đi những thông tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan trọng nhất giúp bạn ghi nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp. Lắngnghe và Hồi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe. Sơ đồ sau đây mô tả quá trình hồi đáp thông điệp trong giao tiếp: Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là một quá trình. Quá trình hối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình lắngnghe được mô tả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy chôn ốc đi lên. Lắng nghe hiệu quả - không phải chuyện dễ Để lắngnghe tốt hơn thì trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là "lắng nghe thật sự". Lắngnghe một cách hiệu quả chẳng những tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối mà còn thắt chặt hơn các mối quan hệ. Trong học tập, kĩ năngnghe tốt rất cần thiết vì lắngnghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin. Kỹ nănglắng nghe: Lắngnghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật Lắngnghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu chúng. Lắngnghe thì lại khác. Lắngnghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắngnghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng. Xem thêm: Lắngnghe là kỹnăng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chúng ta sử dụng khoảng 45% thời gian giao tiếp để lắng nghe. Mặc dù vậy, suốt thời gian học tập và lớn lên chúng ta biết rất ít về "làm thế nào để lắngnghe tốt". Suốt quá trình học tập, chúng ta dành 40% thời gian để học đọc, 35% thời gian để học viết, 25% thời gian để học nói và chẳng có thời gian nào để học nghe hay giao tiếp. Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người xuất phát từ sự yếu kém trong kĩ nănglắng nghe. Qua thời gian, chúng ta đã hình thành nên những thói quen xấu khi nghe. Chẳng hạn, thay vì lắng nghe, chúng ta lại nghĩ về điều sắp nói hoặc xao lãng khi người khác nói do mãi chú ý đến cử chỉ của họ hoặc những gì đang diễn ra xung quanh. Trong đó thói quen xấu nhất là ngắt lời khi người khác chưa nói xong. Chúng ta cứ ngỡ đã biết được điều họ định nói trong khi lại không biết được điều họ thật sự muốn nói. Hoặc là, chúng ta chỉ "nghe đánh giá", tức là đánh giá người nói, bỏ ngoài tai những điều họ nói chỉ vì không thích điệu bộ, cử chỉ của họ hay đơn giản là cho rằng những điều đó không đáng nghe. Hoặc là, chúng ta chỉ nghe những gì mình thích. Học cách giao tiếp thông minh Như vậy, lắngnghe không phải dễ. Đó không phải là một hành động thụ động, mà ngược lại, có sự tương tác qua lại với nhau. Mục tiêu chính để lắngnghe là hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ và hỗ trợ. Ngày nay, có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng ta thường bỏ ngoài tai những điều nghe thấy. Vì thế, chúng ta xao lãng với người khác, không chú ý hay không giao tiếp bằng mắt với họ. Các chuyên gia cho biết, trong quá trình giao tiếp, 7% là từ ngữ, 55% là những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói. Người Mỹ bị xem là những người nghe tệ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mọi thói quen xấu đều có thể sữa chữa và mọi người đều có thể học cách lắng nghe. Đó là một việc khó, đòi hỏi sự luyện tập nhưng rất xứng đáng và có giá trị. Tiến sĩ Joyce Brothers cho rằng "lắng nghe, chứ không phải bắt chước, là biểu hiện chân thành nhất của sự ủng hộ hay khen ngợi". Lắngnghe là một kĩ năng cần thiết. Bước đầu tiên là quyết định lắngnghe và phải biết khi nào chúng ta không lắng nghe. Tự hỏi "mình có thể lặp lại, diễn đạt lại hay làm rõ điều vừa nói hay không?". Câu trả lời không có nghĩa là chưa thực sự lắng nghe. Sau đây là những lời khuyên để có được kĩ nănglắng nghe. Chuẩn bị lắngnghe bằng cách tập trung sự chú ý vào người nói. Tránh xem TV, nhìn ra cửa sổ hoặc xung quanh. Tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói. Nhìn thẳng người nói để hiểu được những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắngnghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắngnghe một cách chăm chú. Lắngnghe là một nghệ thuật Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Một người nghe tốt phải biết dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại những gì vừa trình bày cũng như người nói xem xét cách lắngnghe của chúng ta. Hãy để ý đến từng lời của người nói bởi vì chúng ta suy nghĩ cũng như lắngnghe đến 1000 từ/phút và tốc độ nói trung bình là 125 từ/phút. Cho người nói biết chúng ta đang chú ý lắngnghe bằng những từ như "à", "uh", "thế à", "sau đó thế nào"… Tránh phán xét hay kết luận. Hầu hết các lý do dẫn đến không lắngnghe là quá chú trọng đến những kinh nghiệm bản thân và không chú ý đúng mức đến người khác. Tránh làm một người nghe thụ động, thay vào đó, thử so sánh ý kiến của bản thân và người nói khi lắng nghe. Cố gắng không át lời hoặc ngắt lời người nói. Đừng bỏ ngoài tai hoặc xem nhẹ những điều được nói. Lắngnghe và tìm hiểu ẩn ý, chú ý vào nội dung được trình bày và cả những điều không được thể hiện bằng cảm nhận qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ của người nói. Tự đặt câu hỏi, dùng nghi vấn từ ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào để hiểu rõ điều người nói muốn truyền đạt hơn là chỉ lắngnghe quan điểm của họ. Hỏi lại nếu không chắc về những điều được trình bày. Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình và hỏi người nói "tôi hiểu như thế có đúng không?". Hiểu rõ bản thân, tự biết khi nào chúng ta mất tập trung. Để ý và vượt qua nó. Lắngnghe là một nghệ thuật và cũng là một tặng vật. Epictetus từng nói với người Hy Lạp rằng "tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắngnghe gấp hai lần nói". Những người nghe thật sự là những người đã áp dụng lời khuyên khôn ngoan này. Kênh Tuyển Sinh ( Theo: Trường đại học Kinh Tế Huế) . Có vẻ là câu chuyện thật buồn cười với nhiều người. Nhưng thực tế: có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có. giao tiếp là tập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác