Kỹnănglắngnghe Bạn đang tìm cách nâng cao kỹnăngnghe trong nghệ thuật giao tiếp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là lắng nghe, tầm quan trọng của nghệ thuật lắngnghe và làm thế nào để lắngnghe tốt? Kỹnănglắngnghe - Nghệ thuật lắngnghe Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắngnghe và biết cách lắngnghe sẽ giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng…Hơn nữa, biết lắngnghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta phải rèn luyện cho mình cách lắngnghe người khác, lắngnghe người khác cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình. Người ta thường nói” Nói là bạc, im lặng là vàng”, theo tôi nên đổi lại thành “ Nói là bạc, lắngnghe là vàng” thì hay hơn! Vậy thế nào là lắng nghe? Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau đây: Nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra. Lắngnghe là một trong những kỹnăng quan trong trong nghệ thuật giao tiếp Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai: Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao. Như vậy lắngnghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. "Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe". Có miệng không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Vậy ta học lắngnghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹnăng mà chiếm đến 53% thời gian giao tiếp lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng lắngnghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được dạy. Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi khi ta dùng vào việc phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo tai. Còn chỉ có mỗi một cái miệng để nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác nữa. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi. Khi ta có kỹnănglắngnghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn. "Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian giao tiếp cho lắngnghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là . chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này. Vậy điều gì làm ta nghe không hiệu quả? Thái độ lắngnghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắngnghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả. Lắngnghe như thế nào? "Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ". Để nghe hiệu quả bước đầu chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ: Thay đổi thái độ: Muốn lắngnghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn lắngnghe thì mọi kỹnăng đều vô ích. Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe. Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: "Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt hóng hớt, đầu gật như lạy phật". Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắngnghe họ bằng những tiếng đế: "Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi! ."; tiếng đệm: "Dạ! Vâng! ."; hoặc câu hỏi: "Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Thật không? Gì nữa? .". Đơn giản hóa ta có thể tổng kết bằng một câu: "Thế á! Thật không? Ối giời ơi!". Xem thêm: Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn? Làm thế nào để lắngnghe tốt? Đôi khi bạn vẫn có thể lắngnghe trong lúc mắt đang lảng vảng ở những nơi khác, hoặc vừa nghe vừa làm một việc khác như ăn, uống,…chẳng hạn. Tuy nhiên, chính những biểu hiện này sẽ phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp và biến bạn thành một người kém giao tiếp trong mắt của bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng,…Vì thế, để lắngnghe tốt, bạn nên lưu ý những lời khuyên sau: ● Giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói: đây là cử chỉ thể hiện sự tôn trọng họ. ● Không nên cắt ngang hoặc cướp lời người nói. ● Ngồi yên lắng nghe. ● Gật đầu khi đồng ý. ● Hoàn toàn chú tâm vào câu chuyện, vấn đề đang nghe. ● Lặp lại thông tin và đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn khi người nói đã trình bày xong. Một người biết cách lắngnghe là khi người ấy chú tâm vào vấn đề đang được nghe, dù đó là chuyện quan trọng hay không. Hãy thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng điệu bộ và cử chỉ. Kênh Tuyển Sinh: Chuyên trang giáo dục cập nhật liên tục thông tin tuyển sinh các chương trình MBA, tuyển sinh ĐHCĐ, hội thảo du học cùng các khoá học tiếng anh trên cả nước. . Kỹ năng lắng nghe Bạn đang tìm cách nâng cao kỹ năng nghe trong nghệ thuật giao tiếp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là lắng nghe,. lắng nghe, tầm quan trọng của nghệ thuật lắng nghe và làm thế nào để lắng nghe tốt? Kỹ năng lắng nghe - Nghệ thuật lắng nghe Giao tiếp không chỉ đơn giản