Trẻnhỏvàmứcđộhọctập Benjamin Bloom Năm 1956, Benjamin Bloom dẫn đầu một nhóm các nhà tâm lý giáo dục xác định các hành vi tri thức quan trọng trong quá trình học. Bloom và các cộng sự xác định 3 lĩnh vực quan trọng trong học tập: ảnh hưởng, vận động và nhận thức.Lĩnh vực ảnh hưởng thường được gọi là bên trong hoặc trực giác. Vận động bao gồm các kỹ năng thường được mô tả như khả năng làm bằng tay. Nhận thức dùng để chỉ quá trình suy nghĩ, trong đó họ xác định 6 mứcđộhọcvà các câu hỏi liên quan đến các mứcđộhọc tập. Được gọi là Bloom’s Taxonomy- nguyên tắc phân loại của Bloom, các mứcđộhọctập được biểu diễn trong một hình tháp. Nền tảng của hình tháp gồm những câu hỏi đơn giản gợi nhớ về kiến thức, chuyển dần từ trạng thái đơn giản sang phức tạp hơn và cần suy nghĩ trừu tượng hơn và cần có sự đánh giá về kiến thức. Mỗi mứcđộ của hình tháp được làm nên một dòng dưới đây: Kiến thức Kiến thức là một điểm bắt đầu bao gồm cả việc thu thập thông tin và khả năng nhớ lại thông tin khi cần thiết Lĩnh hội Lĩnh hội là mứcđộ cơ bản của sự hiểu, bao gồm cả khả năng biết được những điều đang giao tiếp để có thể sử dụng được thông tin Ứng dụng Ứng dụng là khả năng sử dụng các kỹ năng học được trong tình huống mới, bao gồm cả việc nhận biết thông tin, ý kiến và kỹ năng giải quyết vấn đề, sau đó chọn lựa và ứng dụng một cách chính xác Phân tích Phân tích là khả năng chia nội dung thành các phần khác nhau để phân tích từng phần, thấy được mối quan hệ giữa chúng và nhận biết những nguyên lý tổ chức. Tổng hợp Tổng hợp là khả năng kết hợp những thành phần đã có để có thể tạo ra được một ý kiến độc đáo. Đây là mứcđộ của sáng tạo Đánh giá Đánh giá bao gồm việc xem xét lại và xác nhận thông tin, sự kiện và ý kiến sau đó đưa ra những phát ngôn thích hợp. ở mứcđộ này 1 người bộc lộ khả năng đánh giá giá trị của thông tin dựa vào các tiêu chí đã có Nguyên tắc của Bloom cũng giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi thích hợp cho học sinh dựa trên những trình độ suy nghĩ khác nhau. Các nhà nghiên cứu xác định từ và ngữ có thể được bao gồm trong câu hỏi cho học sinh trong 6 mứcđộhọc hỏi. Các bài học FTK được thiết kế theo các mứcđộ khác nhau theo hình tháp khiến tất cả trẻ tham gia vào vào giờ học. Trẻ cũng được hoàn thành nhiệm vụ của mình ở mứcđộ chúng đang đạt tới và giáo viên luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ ở mức cao hơn. Trong lớp học có bé Ari 4 tuổi chăm chỉ vẽ “người nước ngoài và con quỷ” trên sản phẩm “thiếp dành tặng người thân”. Cô giáo có nhắc cậu về mục tiêu của món quà này và cậu bé đã nói: “con đang chuẩn bị tặng cho bạn thân nhất của con cái thiếp này vì con biết bạn ấy rất thích người nước ngoài và bạn ấy chắc chắn sẽ thích hình vẽ đó. Con cũng sẽ nói với bạn là bạn ấy có thể bảo con vẽ thêm cho bạn nhiều hình vẽ người nước ngoài hoặc con quỷ khác nữa”. Ari đã cho thấy cậu đã có thể lĩnh hội được những kiến thức mới thông qua bài học. Khi Kyle 7 tuổi bắt đầu hoạt động tương tự như trên, cậu chỉ vẽ xung quanh thiếp, trang trí nó thay vì chuẩn bị nội dung của phiếu. Khi được hỏi là sẽ làm gì với chiếc thiếp, cậu đã trả lời rằng cậu cần thêm thời gian suy nghĩ. Sau đó cậu quay trở lại và nói: “Con đã nghĩ ra rồi, mẹ con thỉnh thoảng rất buồn bực và khi đó mẹ sẽ cần tình yêu vì vậy con sẽ đưa phiếu này cho mẹ và bảo mẹ là lần sau nếu mẹ buồn, mẹ có thể dùng phiếu này để nhận tình yêu và con sẽ đến và mang tình yêu đến cho mẹ”. Kyle đã có thể phán đoán mẹ cần gì và làm thế nào để có thể giúp mẹ bằng phiếu đó. Điều này cho thấy Kyle đang ở mứcđộ phân tích trong bảng nguyên tắc phân loại của Bloom. 2 ví dụ này cho thấy rõ ràng 2 trẻ đã hoàn thành mục tiêu của chúng theo 2 cách khác nhau ở những mứcđộ khác nhau trong hình tháp của Bloom. Không phải đứa trẻ nào ở độ tuổi 3-8 đều hoàn thành cả 6 mức độ, chúng ta cần nhớ rằng họctập là quá trình diễn ra suốt đời, FTK tạo ra một nền tảng tích cực cho trẻhọc cách họctậpvà luôn khuyến khích trẻ đạt được những cấp độ cao hơn