Pháttriểnbộnãotrẻnhỏnhưthếnào “ Trí thông minh không phải là một thứ có thể nhìn thấy hoặc đếm được. Đó là tiềm năng, và những tiềm năng thuộc về thần kinh này có thể hoặc không thể được kích hoạt” Howard Gardner. Giáo dục sớm và quan hệ với pháttriểnbộnão Rất nhiều nghiên cứu và nhiều nhà giáo dục quan tâm đến việc giáo dục từ tuổi nhỏ. Cũng chưa có định nghĩa chính xác nào về việc dạy trẻ từ thuở ấu thơ thếnào để trẻ có thể tận dụng được hết những cơ hội liên quan đến bộ não. Việc pháttriển một chương trình giáo dục cho trẻ phải dựa vào những chuyên gia giáo dục, những người tập trung nghiên cứu bộnão làm việc nhưthế nào. Chương trình làm giàu kiến thức FasTracKids dựa trên những nghiên cứu như vậy. Một số yếu tố chúng tôi biết về sự pháttriểnbộ não: • Tính di truyền cung cấp 30-60% sự kết nối với bộnão trong khi môi trường cung cấp 40-70% kết nối với não • Não thay đổi qua quá trình kết nối, không chỉ bằng cách đạt được câu trả lời hoặc giải pháp • IQ của trẻ có thể ảnh hưởng bởi khoảng 20 điểm có thể thấp hơn hoặc cao hơn. • Não của trẻ ở độ tuổi đến trường gần như nóng lên cùng với tiêu thụ đường glucose trong cơ thể, đốt cháy 225% mức độ này ở người lớn • Não hoạt động nhanh nhất và sớm nhất trong những năm đầu tới trường • Ở tuổi lên 5 , 50% khả năng học tập của não đã được kết nối , ở tuổi lên 8, 80% khả năng này được kết nối • Các vị trí ở các khu vực khác nhau của não hoàn thiện vào những thời điểm khác nhau tạo ra những Cửa sổ cơ hội Các nghiên cứu về bộnão được áp dụng trong chương trình FTK nhưthếnào ? Sự khác biệt về trí tuệ của mỗi đứa trẻ chính là thách thức đặc biệt cho các giáo viên của chương trình FTK. Bộnão thay đổi đáng kể sau 48 giờ kích thích não. Nhiều thay đổi vào thời kỳ này ảnh hưởng lớn đến tình hình học tập của trẻ trong tương lai. Trong việc nghiên cứu bộnão chúng ta đã biết rằng các vùng của nãopháttriển dựa vào cách thức não nhận được những kích thích. Học sinh của FTK được trải qua các hoạt động phức hợp hình thành việc kết nối với não. Việc kích thích này phải được diễn ra theo cách vui vẻ, thách thức để đảm bảo rằng trẻ hứng thú tham gia. Mặc dù nội dung các bài học có rất nhiều kiến thức cha mẹ không cảm thấy trẻ bị kích thích quá mức, họ thấy là việc học tập của trẻ trong những năm đầu đi học diễn ra rất dễ dàng và trẻ thấy thích thú việc học chứ không cảm thấy bị ép buộc, rằng thời gian này đúng là thời gian học tập rất đúng cho trẻ. Giáo sư Barbara Clark, giáo sư danh dự của Trường ĐH Sư phạm Charter, thuộc ĐH Tổng hợp bang Californiam, Trưởng chương trình khả năng và bằng cấp trong giáo dục năng khiếu trong Ban Giáo dục đặc biệt thấy là cách giảng dạy của FTK có ảnh hưởng rất tích cực đến đứa trẻ. Về mặt lý thuyết việc học tập diễn ra khi có tiếp xúc liên tục với các khái niệm. Chúng ta càng liên kết với bộnão nhiều hơn, việc liên kết này càng có hiệu quả và ở lại não trong thời gian dài. Vấn đề là ở chỗ trẻ có thể cảm thấy buồn chán ngay sau khi lặp đi lặp lại vài lần?, FTK sử dụng phương pháp giáo dục zigzag, đó là phương pháp có thể lặp lại tiếp xúc nhưng không nhắc lại theo cùng một kiểu. Vấn đề chính được nhắc lại trong hoạt động khác, sử dụng các phương thức khác nhau trong bài học làm tăng khả năng kết nối với nãobộ mà vẫn không mất đi sự thú vị. Nội dung của chương trình FTK được kết hợp với cách riêng biệt đưa đến cho trẻ những thành phần tạo nên một trí óc phát triển. Phương pháp giáo dục zigzag trong đào tạo được coi là học một khái niệm mới bằng cách tăng cường các vấn đề chính qua việc sử dụng các cách tiếp cận và ứng dụng khác nhau. Trong bài học FTK khái niệm là trung tâm và được chiếu trên bảng thông minh. Sau khi trẻ tiếp cận với khái niệm, trẻ tham gia vào các hoạt động để củng cố việc học các khái niệm đó. Việc này bao gồm cả học trên các sản phẩm tự làm, thí nghiệm, đóng vai và quay video. Việc quay trở lại một khái niệm sau hàng loạt các hoạt động khác nhau tạo nên hiệu ứng zigzag. Phương pháp zigzag cung cấp các lựa chọn từ các hoạt động khác nhau trong bài học và điều này sẽ phát triển, tăng cường và thử thách kỹ năng của trẻ. Tính tự tin và phát huy khả năng của trẻpháttriển khi chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường FTK. Kỹ năng tập trung của trẻ được mở rộng qua phương pháp zigzag bằng cách liên lục đưa ra câu hỏi và hướng dẫn trong suốt bài học. Ví dụ về phương pháp zigzag: Một trong những bài học có một chuyến đi tưởng tượng vào tâm trái đấy và một trò chơi mà trẻ cần gắn những tưởng tượng của chúng vào các tầng khác nhau của trái đất. Trẻ tạo ra những mẫu khác nhau về các tầng của trái đất. Sau đó chúng nói chuyện về các tầng đó trước ống kính camera để quay phim. Sau đó băng video được chiếu và cả lớp tham gia thảo luận. Cùng một thông tin được cung cấp nhưng trong 4 cách khác nhau. Trẻ tham gia vào bài học, điều này tránh được sự nhàm chán và pháttriển khả năng thu nhận cũng như xử lý thông tin. Các vị trí tại các vùng khác nhau trong nãobộ hoàn thiện ở những thời điểm khác nhau. Hãy cho trẻ những kích thích khi trẻ cần, và không có điều gì là không thể. Lưỡng lự đồng nghĩa với việc chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội. Malcom J. Nicholl. 2.3 Nhìn cận cảnh vào bộnãoNão người được làm phần lớn từ nước, mỡ, protein và khoảng 100 tỷ tế bào. Tế bào não có nhiệm vụ xử lý thông tin và chuyển các tính hiệu đi và trở lại qua các nơ-ron. Mỗi thử nghiệm mà trẻ trải qua sẽ tạo cho nơ ron chuyển thông tin đến các nơ ron khác. Việc học tập bắt đầu bằng một số loại tác nhân kích thích, có thể từ bên trong ví dụ như giải được một câu đố chữ, hoặc từ bên ngoài như chơi bóng rổ. Do tác nhân kích thích chuyển từ nơ-ron này đến nơ-ron khác, chúng tạo ra sự kéo dài dạng nhánh như hình cây. Tạo ra những kết nối về thần kinh này được coi như tạo sự sắp đặt trong não Việc pháttriển của bộnão liên hệ chặt chẽ với quá trình học. Sự pháttriển không chỉ xảy ra khi giải quyết một vấn đề mà chúng pháttriển trong quá trình tiến đến giải pháp. Khi trẻ cố gắng, khi phân tích, khi tìm kiếm câu trả lời, chúng đang pháttriểnbộ não. Bộ não, một cơ quan nặng chỉ có 3 pounds=1,362 kg ở người lớn lại thay đổi sau mỗi kích thích, trải nghiệm hoặc hành vi mà nó trải qua. Hãy đặt trẻ vào các câu hỏi dạng mở, vào các thí nghiệm và sản phẩm để có những kích thích đáng kể cho sự pháttriểnnão của trẻ. Việc học tập ảnh hưởng đến nãonhưthếnào Eric Jensen: Tác giả của “Teaching the Brain in mind” coi việc học là điều mà nãobộ làm tốt nhất. Những ứng dụng các nghiên cứu về bộnão và ảnh hưởng đến việc dạy và học đã hướng ông đến những phát hiện ngạc nhiên về việc ngày nay chúng ta nghĩ thếnào về bộ não. Xem xét những ảnh hưởng của các hoạt dộng khác nhau lên quá trình học tập, ông nhấn mạnh là kỹ thuật có thể chuẩn bị cho bộnão chuẩn bị cho việc học tập trong tương lai, Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng mọi khu vực của nãobộ từ thị giác, thính giác đến ngôn ngữ. Eric Jensen trước đây là một giáo viên dạy tất cả các trình độ từ tiểu học đến đại học. Ông rất tích cực trong việc tổng hợp nghiên cứ về nãobộ và tạo ra các ứng dụng thực tế cho các giáo viên trong lớp học. Jensen tin là một giáo viên thành công là người hiều được các nguyên lý về nghiên cứu nãobộ và tiến hành việc giảng dạy trong lớp sao cho học sinh thu được những kết quả tốt nhất. Theo kết quả công việc, Eric cho rằng: “ các nhà giáo dục có trách nhiệm đạo đức và luân thường đạo lý trong việc tăng cường hay giới hạn khả năng của con người. Những giờ giảng bài sẽ là kích thích bộnãopháttriển hay làm hẹp lại phạm vi của tiềm năng đó?; Câu trả lời của Jensen: “ Hãy tích cực và say mê trong việc làm giàu kiến thức cho trẻ”. Phương pháp của FasTracKids phản ánh nhiều phát hiện của Jensen. Tất cả các lớp học của FTK tập trung vào các hoạt động kích thích và sớm pháttriểnnão bộ.