Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư.Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và khẳng định được vai trò của lĩnh vực này đối với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta đã và đang bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao... Dẫn đến vai trò của lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị suy giảm, xuất hiện nguy cơ về sự giảm sút của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Xuất phát từ thực tiễn trên, với sự tìm hiểu và nghiên cứu của mình, em đã nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đây là lý do em chọn đề tài:"Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội( đường xá, cầu cống, trường học…) tại Việt Nam "Nhưng vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một khái niệm riêng bao gồm một hệ thống các công trình như cấp điện, cấp nước, giao thông, nhà ở, thông tin liên lạc...mà thời gian nghiên cứu hạn chế, nên chúng em chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số bộ phận như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc.Kết cấu bài viết ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn bao gồm:Phần I: Khái quát chung.Phần II: Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội tại Việt Nam.Phần III: Giải pháp về vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam.
Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và khẳng định được vai trò của lĩnh vực này đối với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta đã và đang bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao . Dẫn đến vai trò của lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị suy giảm, xuất hiện nguy cơ về sự giảm sút của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát từ thực tiễn trên, với sự tìm hiểu và nghiên cứu của mình, em đã nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đây là lý do em chọn đề tài: Trang 1 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 "Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội( đường xá, cầu cống, trường học…) tại Việt Nam " Nhưng vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một khái niệm riêng bao gồm một hệ thống các công trình như cấp điện, cấp nước, giao thông, nhà ở, thông tin liên lạc .mà thời gian nghiên cứu hạn chế, nên chúng em chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số bộ phận như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc. Kết cấu bài viết ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn bao gồm: Phần I: Khái quát chung. Phần II: Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội tại Việt Nam. Phần III: Giải pháp về vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam. Do trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế, bài viết này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô nhằm giúp đỡ chúng em trau dồi và nắm chắc hơn những gì mình đã học, những gì mình có thể vận dụng vào thực tiễn. Trang 2 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 Phần I: Khái quát chung 1.1 Khái niệm và phân loại. 1.1.1 Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là hệ thống giao thông vận tải, đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, đường ống, hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thông cung cấp năng lượng, nước… Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển. 1.1.2 Phân loại. Căn cứ vào chức năng, tính chất và đặc điểm ngời ta chia các công trình cơ sở hạ tầng thành 3 loại - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Cơ sở hạ tầng xã hội. Trang 3 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 - Cơ sở hạ tầng môi trờng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hoá, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ. Cơ sở hạ tầng môi trờng là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.2.Đặc điểm: Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống kinh tế xã hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần xem xét các đặc điểm sau: Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu hồi vốn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại. Vì thế, lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng Trang 4 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch vụ kinh doanh buôn bán khác. Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc tính của hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham gia của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công cộng về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình này thường có vốn đầu tư hơn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm chí rất khó thu hồi vốn. Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao, quy mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống con người . trong hiện tại và cả trong tương lai nữa. Mặt khác, thời gian tồn tại của các công trình cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài. Vì thế những sai lầm trong bố trí địa điểm, áp dụng công nghệ sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó, yêu cầu khi xây dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động trong tương lai. Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ sở hạ tầng lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm phân biệt giữa cơ cở hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác. Trang 5 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 Phần II: Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội tại Việt Nam. 2.1. Hệ thống giao thông. Hệ thống giao thông Việt nam được đưa vào khai thác từ hơn 100 năm nay. Trong cả thời gian này không được đầu tư đúng mức để bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp. Vì vậy sau một thời gian dù khai thác và trải qua hai cuộc chiến tranh, đến nay hệ thống giao thông Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Từ cuối những năm 80, Chính phủ Việt nam đã dành ưu tiên nguồn vốn NSNN và tín dụng ra ưu đãi đầu tư nước ngoài cho các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đường bộ, đường sắt, cảng biến và hàng không. Đến nay, nước ta đã có một mạng lưới giao thông khá đa dạng về số lượng, mật độ và loại hình phong phú. Song chất lượng còn chưa cao. 2.1.1. Đường bộ: Mạng lưới đường bộ Việt Nam dài khoảng 210 000 km trong đó quốc lộ và tỉnh lộ là 56 000 km, mật độ đường bộ trên 100 km2 là 16,16km. Tỷ số này không phải là thấp so với các nước trong khu vực. Về hệ thống : có 3 trục Bắc–Nam trong quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300km. Bên cạnh đó chúng ta đã xây dựng được một số công trình giao thông quan trọng, công trình có kỹ thuật cao như: cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, tuyến đường Thăng Long-Nội Bài, đường 5 … củng cố nâng cấp một số tuyến giao thông nội thị ở các thành phần phố lớn. Đang khởi công xây dựng công trình trọng điểm, cải thiện các đầu mối và các trục chính ở các vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Nam Bộ và Miền Trung. Tuy nhiên, đường bộ của ta còn hẹp mặt đường xấu và mới có 60% quốc lộ và tính lộ được nhựa hoá. Theo kết quả điều tra cho đến năm 95 trên địa bàn cả nước. Trang 6 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 - Đường rải nhựa chiếm 22% - Đường nhựa bán thành nhập 38% - Đường đá 15% - Đường đất 25% 2.1.2. Đường sắt: Mật độ đường sắt nước ta là 0,8 km/100km2 trong đó đường sắt Bắc Nam dài 1726 km, tuyến Hà Nội - Lào Cai 230 km, tuyến Hà Nội-Hải Phòng 100km. Hai tuyến trên vận tải quốc tế Hà Nội - Trung Quốc là Hà Nội-Đồng Đăng -Bắc Kinh và Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh. Đường sắt Bắc Nam đang được củng cố, nâng cấp nhưng hệ thống này đang ở vào thế độc tuyến. Chỉ cần một ách tắc nhỏ tại một địa điểm sẽ làm cho cả hệ thống phải tạm dừng hoạt động. 2.1.3. Đường biển: Hệ thống cảng phân bố đều ở cả ba miền với bờ biển dài 3.200 km, quy mô và tổng công suất trên chục triệu tấn. Mặc dù đã có những hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận tàu các nước ra vào. Song đó chỉ là số ít, phần lớn các cảng biển nước ta không đảm nhận được những tàu trọng tải lớn vì vậy chi phí cho việc bốc dỡ hang hoá cao do phải chuyển tải. Bên cạnh đó hệ thống dịch vụ ở các cảng này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. 2.1.4. Hàng không: Hiện có gần 100 vị trí sân bay lớn nhỏ trong nước, trong số gần 20 sân bay đã được đưa vào khai thác sử dụng, có 3 sân bay cấp IV là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đạt tương đương tiêu chuẩn quốc tế. Trang 7 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 2.2. Bưu chính viễn thông: Đã triển khai chiến lược tăng tốc, mạng thông tin mở rộng nhanh, đi vào kỹ thuật hiện đại hoà nhập với quốc tế, các dịch vụ bưu chính viễn thông đang có nhiều cố gắng cải thiện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và thu hút FDI nói riêng. Tuy phát triển tăng tốc song còn ở mức độ thấp, mới chỉ tập trung ở đô thị, đáp ứng được nhu cầu trước mắt với chất lượng chưa cao và chi phí đắt. Mạng cáp nội hạt quá cũ , bố trí cáp treo thiếu quy hoạch, kém an toàn và mất mỹ quan. Mạng viễn thông có hệ thống thiết bị chưa đồng bộ, tồn tại nhiều hệ khác nhau, chưa phát triển nhiều dạng thông tin, giá cả còn mang tính độc quyền. 2.3. Cung cấp điện. Đã phát triển nhanh chóng nguồn điện, đến năm 98 sản lượng điện đạt 21,77 tỷ kwh, tốc độ tăng sản lượng điện thời kỳ 91-95 đạt bình quân 10,2%/ năm với việc đưa vào vận hành đường dùng 500 KV Bắc Nam tạo điều kiện khai thác hợp lý các nguồn điện trong cả nước, cung cấp điện an toàn, liên tục cho nhu cầu các vùng và toàn bộ đất nước. Cung cấp điện năng bình quân đầu người tăng lên đáng kể ( năm 90: 135 Kwh, 95: 175 kwh, 98: 279 kwh). Hệ thống lưới chuyển tải được mở rộng, lưới phân phối được cải tạo hoàn thiện từng bước. Đến nay đã có 85% số huyện và 60% số xã được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua phát triển nguồn điện chưa cân đối về cơ cấu, thủy điện chiếm tỷ trọng cao gần 71% cả về công suất lẫn sản lượng, gây ra tính kém ổn định của hệ thống. Tổn thất điện năng còn lớn, hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện còn rất thấp, tiêu hao nhiên liệu cao, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu. Trang 8 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 2.4. Hệ thống cấp nước. Hệ thống cấp nước đô thị cũng trì trệ không kém. Trong tổng số 689 đô thị trên toàn quốc hiện vẫn còn gần 400 đô thị nhỏ chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy nước sinh hoạt đạt 3.2 đến 3.6 triệu m3/ngày đêm, công suất khai thác chỉ đạt 2.2 m3/ngày đêm. Rõ ràng, hệ thống cấp nước đô thị mới chỉ đáp ứng yêu cầu của 60% dân số đô thị với mức tiêu thụ bình quân 80 lít/người/ngày đêm. Trong khi đó tỷ lệ thất thoát, thất thu vẫn cao trên 30%, có nơi tỷ lệ này lên tới 45%. Đặc biệt tại các khu đô thị cũ mạng lưới đường ống cũ và đường kính nhỏ, khó đảm bảo cấp nước liên tục đặc biệt trong mùa khô hạn. Trong khi đó, hệ thống còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng định, tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Phần lớn hệ thống là chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước của các thành phố lớn chỉ mới đáp ứng 60% nhu cầu trong khi các đô thị khác phạm vi phục vụ chỉ đạt 20-25%. Theo đánh giá của các công ty thoát nước, môi trường đô thị tại các địa phương hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống đã bị xuống cấp, chỉ còn khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là ngập úng xảy ra thường xuyên đặc biệt là trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh. Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời gian ngập úng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Trang 9 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 Phần III: Giải pháp về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội tại Việt Nam. Trong công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện còn nhiều khiếm khuyết như: thiếu quy hoạch đồng bộ tổng thể, thiếu hợp tác liên kết với các tổ chức quy hoạch hàng đầu thế giới, việc làm quy hoạch có tính khép kín trong các ngành và lĩnh vực có tính kỹ thuật, thiếu một tầm nhìn kinh tế tổng thể. Để khắc phục những khiếm khuyết trên đây, cần phải xem xét và định hướng lại công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. 3.1 Chính phủ cần lập một tổ tư vấn liên ngành nghiên cứu xác định một hệ quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam. Hệ quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng, không chỉ xác định những quan điểm phát triển cho từng lĩnh vực, quan trong hơn là những quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng có tính liên hoàn, phối hợp. Trong tổ tư vấn này không chỉ gồm quan chức, mà cần các chuyên gia độc lập, không chỉ gồm các nhà kỹ thuật, mà còn phải có cả các nhà kinh tế. Hệ quan điểm phát triển trên đây sẽ được Chính phủ xem xét quyết đinh, và đây sẽ là cơ sở để các ngành xây dựng các quy hoạch cho mình. Cần có sự hợp tác với các cơ quan tư vấn quy hoạch hàng đầu thế giới, để tiếp cận các ý tưởng quy hoạch mới mẻ, để nhờ họ đánh giá, phản biện các bản quy hoạch của các ngành. Điều nay sẽ đảm bảo cho các bản quy hoạch Việt Nam có tính hiện đại hơn. 3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng phải ưu tiên tập trung trước hết ở hai tuyến phát triển kinh tế trọng điểm quan trọng nhất. Trang 10 [...]... hợp lý, ưu tiên cho những dự án cấp bách hơn 3.7 Thực hiện xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trước thực trạng khả năng huy động nguồn vốn ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế, về thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm huy động các nguồn vốn khác từ các thành phần kinh tế để thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết và hết sức quan trọng, góp... tho quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở Các đô thị Việt Nam hiện phát triển đã vượt qua các cơ sở hạ tầng cơ sở, đô thị hóa đã đi xa hơn tốc độ phát triển hạ tầng cơ sở Tình trạng tắc nghẽn giao thông, thiếu điện, thiếu nước là điều khó tránh khỏi Do vậy quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở phải đi trước, và quy hoạch xây dựng đô thị phải dựa trên quy hoạch hạ tầng cơ sở Nhà nước phải thu lại những giá... để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phải đảm bảo nguồn vốn hoàn trả, cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chuyên tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, hoặc sử dụng quỹ đất để kêu gọi đầu tư theo hình thức đổi đất lấy công trình; Xã hội hóa lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc hình thành những đơn vị chuyên ngành đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng có đủ năng lực tài... 12 Lý thuyết tài chính công Nhóm 7 3.6 Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả Để huy động được nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một vấn đề thực sự nan giải vì đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tính sinh lời thấp nên đã hạn chế sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư do đó bên cạnh nguồn vốn nhà nước giữ vai trò chủ đạo... phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một bước đi đúng và cần thiết Do đó nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách, khung pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ trung ương đến địa phương theo hướng cụ thể cho từng ngành từng lĩnh vực Có chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia xã hội hóa, chính... khác Đồng thời phải xã hội hóa cả thông tin để mọi tổ chức cá nhân dễ dàng và bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn thông tin về xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tạo cho các nhà đầu tư như đầu tư tư nhân có cơ hội trao đổi tình hình, các thông tin có liên quan đến dự án để họ có cơ hội tham gia lựa chọn và quyết định đầu tư Đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối... năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả Gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với chất lượng và tiến độ của dự án Hằng năm trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sau đó cân đối với nguồn vốn rồi mới có kế hoạch phân bổ và sử dụng từng loại... nhà đầu tư, ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án BOT để làm tăng tính khả thi của dự án 3.8 Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và năng lực cán bộ quản lý Không những công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất khó mà công tác quản lý cũng rất khó khăn và phức tạp Đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và... số lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Nhà nước có vai trò độc quyền, nhưng nhà nước phải vận hành theo các nguyên tắc thị trường, chẳng hạn định giá điện, giá nước… phải theo thị trường – có thể lấy giá thị trường khu vực làm chuẩn để điều chỉnh phù hợp Việc huy động nguồn vốn khi vực tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng theo các hình thức BOT, BT… là hoàn toàn cần thiết, đã và đang được áp dụng ở Việt Nam Trong... lại những giá trị gia tăng của đất đai khi có cơ sở hạ tầng hiện đai Một nghịch lý ở nhiều đô thị Việt Nam là Nhà nước bỏ tiền làm đường, mắc điện, cấp nước,… nhưng giá đất hai bên đường đó tăng lên bao nhiêu dân ảnh hưởng tất cả Do vậy, cần có chính sách điều tiết để nhà nước có thể thu hồi một phần lớn giá trị giá tăng bù vào chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước Trang 12 Lý thuyết tài chính