1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam) xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010

196 520 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN BÍNH QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI TỈNH NGHỆ AN (VIỆT NAM)-XIÊNG KHOẢNG (LÀO) TỪ 1976 ĐẾN 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội, 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN BÍNH QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI TỈNH NGHỆ AN (VIỆT NAM)-XIÊNG KHOẢNG (LÀO) TỪ 1976 ĐẾN 2010 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận, hiện đại Mã số : 62 22 50 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Công Quý 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thi Hà Nội, 2013 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Danh mục các chữ viết tắt 2 Danh mục các bảng 3 Mở đầu 4 Chương 1. Tổng quan 13 1.1. Nghiên cứu của Việt Nam 13 1.1.1. Nghiên cứu quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng đặt trong bối cảnh chung về lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam và Lào 13 1.1.2. Nghiên cứu trực tiếp quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm và các tài liệu gốc 15 1.2. Nghiên cứu của học giả Lào và nước ngoài 24 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan 26 Chương 2. Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 1991 28 2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng 28 2.1.1. Nhân tố địa lý và tài nguyên thiên nhiên 28 2.1.2. Nhân tố văn hóa, lịch sử và chính trị 32 2.2. Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1991) 36 2.2.1. Bối cảnh lịch sử 36 2.2.2. Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1991) 40 2.2.2.1. Quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và công tác biên giới 40 2.2.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 49 2.2.2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế 59 Chương 3. Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1991 đến năm 2010 70 3.1. Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng (1991-2010) 70 3.1.1. Nhân tố quốc tế, khu vực và trong nước 70 3.1.2. Sự thay đổi cơ chế, chính sách của Nghệ AnXiêng Khoảng 73 3.2. Quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng (1991-2010) 77 3.2.1. Quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh 77 3.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 90 3.2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục, đào tạo và y tế 105 Chương 4. Một số nhận xét 119 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm 119 4.2. Phương thức, đặc điểm quan hệ hợp tác 124 4.3. Quan điểm quan hệ hợp tác 130 4.4. Một số cơ chế, chính sách và các biện pháp thực hiện quan hệ hợp tác hai tỉnh trong thời gian tới 132 Kết luận 137 Danh mục công trình đã công bố của tác giả 144 Tài liệu tham khảo 145 Phụ lục 162 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án đều trung thực. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ Trương Văn Bính 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐBP: Bộ đội Biên phòng BPKP: Công ty Phát triển kinh tế miền núi, dân tộc Lào CĐSP: Cao đẳng Sư phạm CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐVBQ: Đơn vị bảo quản HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng http: Giao thức truyền siêu văn bản KT-XH: kinh tế-xã hội LLVT: Lực lượng vũ trang LTTU: Lưu trữ Tỉnh ủy NDCM: Nhân dân cách mạng NXB: Nhà xuất bản THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTLT: Trung tâm lưu trữ UBND: Ủy ban nhân dân UBCQ: Ủy ban chính quyền UNESCO: Tổ chức giáo dục-khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc XHCN: Xã hội chủ nghĩa XNK: Xuất nhập khẩu 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh điều kiện tự nhiên Xiêng KhoảngNghệ An Bảng 2.2. So sánh dân số, mật độ và dân tộc ở Nghệ AnXiêng Khoảng Bảng 2.3. Tổng kim ngạch XNK hai chiều Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1985) Bảng 2.4. Hàng tiêu dùng Nghệ Tĩnh chuyển sang Xiêng Khoảng năm 1985 Bảng 2.5. Một số vật Nghệ An giúp Xiêng Khoảng phát triển ngành nghề Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng hợp tác đào tạo các lĩnh vực và giúp đỡ chuyên gia của Nghệ Tĩnh cho Xiêng Khoảng (1976-1984) Bảng 3.1. Số vụ buôn bán ma túy được xử lý (1992-1997) Bảng 3.2. Số lượt ô tô, hành khách qua cửa khẩu Nậm Cắn (1992-1997) Bảng 3.3. Tình hình XNK, xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thủy (2002-2005) Bảng 3.4. Thống kê số lượng khách du lịch nhập cảnh qua Nậm Cắn và đến thăm tỉnh Xiêng Khoảng (2001-2007) 7 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia ven biển, phía Tây đất nước là rừng núi-dãy Trường Sơn, là cột sống của đất nước ta và xa hơn nữa là nước bạn Lào. Muốn bảo vệ được biển thì trước hết phải bảo vệ được đất liền, bảo vệ cái xương sống của mình. Chúng ta có thể đầu nhiều tiền của, công sức để bảo vệ biển, nhưng kẻ thù, các thế lực thù địch “thọc vào cột sống” của chúng ta thì không những không giữ được biển mà còn mất cả “mái nhà”. Việt Nam nằm ở phía Đông Trường Sơn nhìn ra biển. Bờ biển Việt Nam dài (gấp 6 lần mức trung bình của thế giới), nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Còn Lào nằm ở sườn Tây dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước. Địa hình hiểm trở của Trường Sơn-một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam-Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt-Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [48; 168]. Rõ ràng Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển. Cho đến nay, quan hệ đặc biệt giữa hai nước là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Cùng với sự phát triển quan hệ hai nước, có thể nói quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu trong thời kỳ trước và quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện hiện nay giữa tỉnh Nghệ An với tỉnh Xiêng Khoảng-hai tỉnh có chung đường biên giới dài nhất trong số 8 các tỉnh biên giới hai nước đã trở thành quan hệ tương đối điển hình trong số các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào. Nghệ AnXiêng Khoảnghai tỉnh có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, chính trị với nhau nhưng có một số khác biệt về mặt địa lý-tài nguyên-dân cư, cho nên trong quan hệ hữu nghị và hợp tác sẽ có sự bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Trải qua thăng trầm lịch sử, quan hệ hai tỉnh không ngừng được củng cố, tăng cường. Nhân dân hai bên biên giới luôn phát huy truyền thống đoàn kết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và trong lao động sản xuất. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), cùng với sự chuyển biến trong quan hệ hai nước Việt Nam-Lào, mối quan hệ giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng chuyển sang thời kỳ mới: Thời kỳ chuyển dần sang quan hệ hợp tác toàn diện về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 2010 có ý nghĩa lớn về lý luận-khoa học. Thông qua mối quan hệ giữa hai tỉnh sẽ góp phần làm sáng rõ hơn quan hệ về các mặt của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào, bởi vì quan hệ hai tỉnh là một bộ phận cấu thành nên quan hệ hai nước. Đồng thời, khẳng định quan hệ hợp tác hai tỉnh trong thời kỳ mới là sự kế thừa và phát triển quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Lào đã được các nhà lãnh đạo của hai nước trước đây dày công xây đắp, góp phần thực hiện chủ trương không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là chủ trương tăng cường quan hệ giữa các địa phương có chung đường biên giới. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng (13-3-2013) khi sang thăm tỉnh bạn: “Xiêng Khoảngtỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng hai nước. Tôi mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Xiêng Khoảng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các địa phương của Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc đường biên giới hòa bình hữu nghị và phát triển kinh tế xã hội” đã khẳng định thêm một lần nữa về điều đó. Hơn thế nữa, qua nghiên cứu sẽ tổng kết, đánh giá chặng đường hợp tác trong 35 năm (1976-2010), rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển hai địa phương. 9 Mặt khác, nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa Nghệ AnXiêng Khoảng thời kỳ này còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đây là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Nam-Lào trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đặt ra vấn đề tất cả các quốc gia phải tích cực hội nhập, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng về nhiều mặt. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam và Lào cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy, hai nước phải không ngừng củng cố quan hệ với các nước truyền thống, thắt chặt quan hệ giữa các tỉnh chung đường biên giới. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc ở chỗ cho chúng ta thấy được đặc điểm chính của hai giai đoạn trong quan hệ hợp tác. Nếu như ở giai đoạn 1976-1991 có đặc điểm nổi bật là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh được thực hiện trong điều kiện hai nước còn đang trong thời kỳ bao cấp với muôn vàn khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khó khăn trong bảo vệ an ninh quốc phòng thì ở giai đoạn 1991- 2010, mối quan hệ giữa hai tỉnh được thực hiện trong thời kỳ cả Việt Nam và Lào đều đã mở cửa nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Với cơ chế mở, thông thoáng đã cho phép hai bên sử dụng và hợp tác một cách có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, giao thông, xuất khẩu ., nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhằm góp phần tăng cường quan hệ Việt-Lào, tạo điều kiện để hai nước tham gia vào quá trình hội nhập; khẳng định một lần nữa về sự đóng góp của nhân dân Nghệ An-Xiêng Khoảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần vào thành công trên nhiều lĩnh vực của mỗi quốc gia, giúp nhân dân hiểu rõ hơn mối quan hệ hợp tác toàn diện, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh nói riêng, hai nước nói chung. Bên cạnh đó, luận án sẽ là sự tập hợp liệu có hệ thống và tương đối đầy đủ về đề tài này, góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và việc nghiên cứu tại Nghệ An nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh, đặc biệt là trong việc tìm hiểu, giảng dạy nội dung lịch sử quan hệ địa phương cho sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn Nghệ An-nơi có nhiều sinh viên Lào nói chung và sinh viên Xiêng Khoảng nói riêng sang học tập, nghiên cứu. Đồng thời đề tài cũng góp phần vào việc cung cấp thông tin và liệu về quan 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. So sánh điều kiện tự nhiên Xiêng Khoảng và Nghệ An - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 2.1. So sánh điều kiện tự nhiên Xiêng Khoảng và Nghệ An (Trang 34)
Bảng 2.4. Hàng tiêu dùng Nghệ Tĩnh chuyển sang Xiêng Khoảng năm 1985 - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 2.4. Hàng tiêu dùng Nghệ Tĩnh chuyển sang Xiêng Khoảng năm 1985 (Trang 61)
Bảng 2.5. Một số vật tư Nghệ An giúp Xiêng Khoảng phát triển ngành nghề - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 2.5. Một số vật tư Nghệ An giúp Xiêng Khoảng phát triển ngành nghề (Trang 64)
Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng hợp tác đào tạo các lĩnh vực và giúp đỡ chuyên gia  của Nghệ Tĩnh cho Xiêng Khoảng (1976-1984) - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng hợp tác đào tạo các lĩnh vực và giúp đỡ chuyên gia của Nghệ Tĩnh cho Xiêng Khoảng (1976-1984) (Trang 67)
Bảng 3.1. Số vụ buôn bán ma túy được xử lý (1992-1997) - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 3.1. Số vụ buôn bán ma túy được xử lý (1992-1997) (Trang 84)
Bảng 3.3. Tình hình XNK, xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Nậm Cắn  và Thanh Thủy (2002-2005) - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Bảng 3.3. Tình hình XNK, xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thủy (2002-2005) (Trang 104)
Hình thức dự án Khuyến khích ngời dân trồng trên đất của họ - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khích ngời dân trồng trên đất của họ (Trang 175)
Hình thức dự án Khuyến khích ngời dân trồng bằng đất của ngời dân theo hình thức 2+3 - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khích ngời dân trồng bằng đất của ngời dân theo hình thức 2+3 (Trang 175)
Hình thức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 (Trang 176)
Hình thức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 và thu mua - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 và thu mua (Trang 177)
Hình thức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khớch người dõn trồng theo hỡnh thức 2+3 (Trang 177)
Hình thức dự án Trang trại nuụi trõu, nuụi bũ - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Trang trại nuụi trõu, nuụi bũ (Trang 179)
Hình thức dự án Xõy dựng nhà mỏy giết mổ đạt tiờu chuẩn - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng nhà mỏy giết mổ đạt tiờu chuẩn (Trang 180)
Hình thức dự án Xõy dựng nhà mỏy sản xuất bỏn ở trong nước và xuất khẩu - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng nhà mỏy sản xuất bỏn ở trong nước và xuất khẩu (Trang 181)
Hình thức dự án Nhà mỏy sản xuất gạch - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Nhà mỏy sản xuất gạch (Trang 182)
Hình thức dự án Nhà mỏy chế biến thức ăn gia sỳc - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Nhà mỏy chế biến thức ăn gia sỳc (Trang 183)
Hình thức dự án Khuyến khớch người dõn làm theo hỡnh thức 2 + 3 - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Khuyến khớch người dõn làm theo hỡnh thức 2 + 3 (Trang 184)
Hình thức dự án Nhà mỏy sản xuất gạch - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Nhà mỏy sản xuất gạch (Trang 184)
Hình thức dự án Xõy dựng trung tõm bảo tồn cổ vật và cỏc cổ vật quan trọng về mặt lịch sử Diện tích dự án 24 ha - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng trung tõm bảo tồn cổ vật và cỏc cổ vật quan trọng về mặt lịch sử Diện tích dự án 24 ha (Trang 185)
Hình thức dự án Xõy dựng thành khu du lịch lịch sử Diện tích dự án 35 ha - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng thành khu du lịch lịch sử Diện tích dự án 35 ha (Trang 186)
Hình thức dự án Xõy dựng thành trung tõm văn húa và khu du lịch - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng thành trung tõm văn húa và khu du lịch (Trang 186)
Hình thức dự án Tụ nhượng và xõy dựng Resort - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Tụ nhượng và xõy dựng Resort (Trang 187)
Hình thức dự án Xõy dựng khu vườn hoa, trồng cõy, xõy đường nhựa, lỏt bằng sõn để cú thể thu  hút được nhiều du khách hơn - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Xõy dựng khu vườn hoa, trồng cõy, xõy đường nhựa, lỏt bằng sõn để cú thể thu hút được nhiều du khách hơn (Trang 188)
Hình thức dự án Tụ nhượng và phỏt triển làm khu du lịch Diện tích dự án 6,400 ha - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Tụ nhượng và phỏt triển làm khu du lịch Diện tích dự án 6,400 ha (Trang 189)
Hình thức dự án Phỏt triển làm khu du lịch Diện tích dự án 30- ha - Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam)   xiêng khoảng (lào) từ 1976 đến 2010
Hình th ức dự án Phỏt triển làm khu du lịch Diện tích dự án 30- ha (Trang 189)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w