1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế thị trường ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

75 1,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Trong quá trình th c hi n đ tài khóa lu nự ệ ề ậ t t nghi p “M i quan h gi a đ o đ c kinh tố ệ ệ ữ ạ ứ ế th tr ng Vi t Nam trong giai đo n hi n nay”,ị ườ ệ ạ ệ b n thân em luôn nh n đ c s giúp đ nhi tả ậ ượ ự ệ tình c a các th y, cô giáo trong khoa Lý Lu nủ ầ ậ Chính Tr - Tr ng i h c Khoa H c Hu , đ cị ườ Đạ ế ặ bi t là s ch b o t n tình c a th y giáo Nguy nệ ự ỉ ả ậ ủ ầ ễ Thanh Tân. Nh ng ng i thân, ng i b n đã th ngữ ườ ườ ạ ườ xuyên ng h , đ ng viên em trong su t quáủ trình h c t p th c hi n đ tài. Các b n đ ngọ ậ ự ệ ề ạ nghi p đã giúp đ nhi t tình, trao đ i đóng gópệ ý ki n đ em hoàn thành khóa lu n này. cế ể ậ Đặ bi t tình yêu th ng vô h n c a gia đình đã giúpệ ươ ạ ủ em c g ng v t qua nh ng khó kh n, thố ắ ượ ữ ă ứ thách, yên tâm trong quá trình h c t p vàọ ậ nghiên c u. ứ T t c s giúp đ trên đã t o đi u ki n t tấ ả ự ạ ề ệ cho b n thân em hoàn thành t t nhi m v h cả ệ ụ t p nghiên c u, hoàn thành t t khóa lu n t tậ ứ nghi p. Qua đây, cho phép em đ c bày t tìnhệ ượ c m lòng bi t n vô h n!ả ế ơ ạ Hu , tháng 05 n m 2011ế ă Sinh viên: Lê Th Duyênị L p: Tri t K31ớ ế MỤC LỤC Trang MỤC LỤC .2 MỞ ĐẦU .1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu .4 5. Đóng góp của đề tài .4 6. Kết cấu của khoá luận .5 NỘI DUNG .6 Chương 1 .6 LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .6 1.1. Lý luận về đạo đức .6 1.1.1. Một số quan niệm về đạo đức trong lịch sử triết học trước chủ nghĩa Mác 6 1.1.2. Quan niệm về đạo đức trong triết học Mác - Lênin .12 1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 16 1.2. Lý luận về kinh tế thị trường 19 1.3. Những vấn đề của đạo đức trong kinh tế thị trường 24 Chương 2 .29 SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 29 2.1. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức .29 2.1.1. Quan điểm phủ nhận ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức 29 2.1.2. Quan điểm khẳng định ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức .33 2.1.3. Quan điểm coi kinh tế thị trường có tác động hai mặt (tích cực tiêu cực) đối với đạo đức 36 2.2. Vai trò điều tiết của đạo đức đối với kinh tế thị trường 43 2.2.1. Chủ trương tách biệt đạo đức với kinh tế thị trường 44 2.2.2. Chủ trương coi kinh tế thị trường đạo đứcquan hệ nội tại 46 2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường .52 2.3.1. Trước hết phải hoàn thiện cơ chế thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới 53 2.3.2. Cùng với việc kiện toàn cơ chế thị trường, cần phải đẩy mạnh việc xây dựng kiện toàn về thiết chế cũng như thế chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm taọ khung pháp lý chính trị cho việc xây dựng đạo đức mới 57 2.3.3. Tăng cường giáo dục xã hội, đặc biệt là giáo dục đạo đức để chuyển chuẩn mực xã hội (về chính trị, pháp lý, thẩm mỹ, khoa học) đã đang được tạo dựng trong nền kinh tế thị trường xây dựng nhà nước pháp quyền thành chuẩn mực đạo đức cá nhân 60 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay, kinh tế thị trường đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ đang từng bước được hoàn thiện về cơ chế cũng như thế chế. Điều này, mặc nhiên thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần (có cả kinh tế tư nhân) được điều tiết bởi kinh tế thị trường. Trong công cuộc đổi mới đất nước 15 năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì công cuộc đổi mới đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề xuống cấp của đạo đức. Điều này liên quan đến mặt trái của kinh tế thị trường, cũng như sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong đó nổi lên những vấn đề về lợi ích quan hệ lợi ích trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, nhất là vấn đề kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội về mặt đạo đức ngược lại, đạo đức chi phối như thế nào đến sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường hiện nay. Trước những thành quả mà kinh tế thị trường đã mang lại những tác động tiêu cực của nó, nhất là về mặt đạo đức, một số người đã cho rằng, sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân trong người lao động. Họ cho rằng, đạo đức xã hội lợi ích cá nhân trong kinh tế thị trường là không thể dung hợp được với nhau. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sự khuyến khích lợi ích cá nhân (là lợi ích cá nhân chính đáng), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân phát triển mình về mọi mặt nhất là về tài năng trí tuệ. Hay nói khác đi, đó là với việc phát triển kinh tế thị trường đã tạo ra môi trường thuận lợi phát huy vai trò chủ thể cá nhân, rằng kinh tế thị trường là cơ chế cho nhân cách con người phát triển tốt nhất trong điều kiện hiện nay. 1 Hiện nay, có một số người kỳ thị với kinh tế thị trường vì họ cho rằng kinh tế thị trường là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về mặt đạo đức. Hiển nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đều đang diễn ra hiện tượng suy thoái về đạo đức, thậm chí sự suy thoái về đạo đức một số nước trong một số giai đoạn còn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường. Nhưng từ thực tế chúng ta có thể thấy rằng, không thể đổ hết nguyên nhân làm suy thoái đạo đức cho kinh tế thị trường phải đánh giá đúng đắn những giá trị mà kinh tế thị trường đã mang lại. Trên thực tế đã cho thấy: không phải tất cả mọi người sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận đều suy thoái về đạo đức; kinh tế thị trường luôn tác động hai mặt, bên cạnh những mặt xấu thì kinh tế thị trường còn có những tác động tốt đến đạo đức xã hội; hiện tượng băng hoại về đạo đức không chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường mà một số hiện tượng xấu đó cũng tồn tại trong nền kinh tế phi thị trường; bên cạnh những nước có hiện tượng xấu về đạo đức tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì cũng có những nước kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng hiện tượng suy thoái về đạo đức ngày càng giảm; hoặc chúng ta cũng có thể thấy rằng hiện tượng băng hoại về đạo đức tăng là do một số nước thực hiện không đúng kinh tế thị trường, nhất là do yếu kém trong quản lý xã hội giáo dục chưa đạt chất lượng. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, cũng như xây dựng những giá trị đạo đức mới là vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Vì vậy, em chọn “Mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này chủ yếu dựa trên lý luận triết học nhìn nhận mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường, có ý nghĩa về mặt lý luận đó là làm rõ lý luận về đạo đức kinh tế thị trường, những ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội sự điều tiết của đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ những lý luận đó, nhằm đưa ra những giải pháp cơ bản để xây dựng một nền đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường nước ta hiện nay. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cùng với việc thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế thị trường các quy luật của nó vào thực tiễn nước ta nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế vừa làm giàu để xóa đói giảm nghèo vừa thực hiện đền ơn đáp nghĩa, vừa phát triển kinh tế vừa chăm lo cho đời sống tinh thần. Phát triển một nền kinh tế giàu mạnh đi đôi với việc xây dựng mối quan hệ giữa người với người, đạo lý làm người ngày càng tốt đẹp hơn. Xây dựng đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng đang được quan tâm hàng đầu, đó là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường cùng những vấn đề liên quan, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức trong giai đoạn kinh tế thị trường đã đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Phạm Văn Đức với “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân đạo đức trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, 28/01/2006; GS.TS. Chu Văn Cấp với “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2009; PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ với “Tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa đối với xây dựng đời sống văn hóa”, Tạp chí cộng sản, 2004; Nguyễn Đình Tường với “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay giải pháp khắc phục”, Tạp chí triết học, 2010. Tuy nhiên, hầu hết những đề tài trên đều xem xét mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường chủ yếu góc độ thực tiễn. Với đề tài “Mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay”, mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường được nghiên cứu xem xét góc độ lý luận triết học. Sự tác động lẫn nhau giữa kinh tế thị trường đạo 3 đức được xem xét với nhiều quan điểm khác nhau, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng có hiệu quả đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài đặt ra là: - Phân tích lý luận về đạo đức, kinh tế thị trường những vấn đề của đạo đức trong kinh tế thị trường . - Phân tích tác động qua lại giữa đạo đức kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay, đề xuất những giải pháp chính nhằm xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường. 4. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của triết học duy vật lịch sử. Đồng thời xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó đề tài còn có cơ sở lý luận là những quan điểm về tác động qua lại giữa kinh tế thị trường đạo đức trong lịch sử tư tưởng triết học. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là phương pháp biện chứng duy vật, đồng thời để nghiên cứu vấn đề này em còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp lôgic lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh,…Trên cơ sở đó kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, trong đó có kế thừa có chọn lọc những tài liệu có sẵn trong kho tàng lý luận. 5. Đóng góp của đề tài Kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, những thay đổi trong quan hệ kinh tế đã có sự tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Với những mặt tích cực mà kinh tế thị trường đem lại đã làm cho kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ đời sống vật chất cũng như tinh 4 thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường là vấn đề nổi cộm, nhất là hiện nay vấn đề xuống cấp của đạo đức, vấn đề này có liên quan đến sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Như vậy, trong lúc còn có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường thì đề tài này có những đóng góp sau: - Trình bày một cách tổng hợp khái quát lý luận về đạo đức kinh tế thị trường, những quan điểm về mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế thị trường, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam để có những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường nước ta hiện nay. -Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên những người quan tâm đến vấn đề này. 6. Kết cấu của khoá luận Ngoài Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận có hai chương (6 tiết). 5 NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Lý luận về đạo đức Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển cùng với sự phát triển của các phương thức sản xuất. Đạo đức- một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không loại bỏ bất cứ lĩnh vực nào. Chính vì vậy mà con người mới tự giác điều chỉnh hành vi lợi ích xã hội, hạnh phúc con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay với toàn xã hội, quan hệ với tự nhiên hay cả với bản thân mình. Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại được mọi thời đại quan tâm. Nhất là trong xã hội hiện nay, bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang là nguồn sức mạnh tinh thần trong công cuộc đổi mới đất nước, đang có không ít vấn đề nảy sinh. Thực hiện kinh tế thị trường đòi hỏi cần phải có những quyết tâm đấu tranh giữa những lối đạo đức khác nhau. Đó là lối sống lý tưởng, lành mạnh trung thực, thẳng thắn vì lợi ích chung của cộng đồng. Ngược lại, đó là lối sống thực dụng, ích kỷ, dối trá, chạy theo đồng tiền mà bỏ qua lợi ích chung quên đi những giá trị đạo đức. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện cơ chế kinh tế thị trường cần có những định hướng giá trị đạo đức lành mạnh cho tất cả mọi người nhằm tạo ra được đời sống tinh thần xã hội tốt đẹp trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay. 1.1.1. Một số quan niệm về đạo đức trong lịch sử triết học trước chủ nghĩa Mác Trong bất cứ thời đại lịch sử nào, cá nhân xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người luôn tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu về 6 lợi ích của mình. Tùy theo trình độ phát triển của kinh tế - xã hội mà lợi ích cá nhân phù hợp ít hay nhiều với lợi ích của tập thể, lợi ích của xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người có hai xu hướng trái ngược nhau. Một là, trong xã hội có giai cấp - xã hội được xây dựng dựa trên chế độ chiễm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì lợi ích cá nhân của giai cấp thống trị thường đối lập với lợi ích của xã hội. Hai là, Trong xã hội xã hội chủ nghĩa - xã hội được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong xã hội này về cơ bản lợi ích của cá nhân thống nhất với lợi ích xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng không phải lúc nào lợi ích cá nhân lợi ích xã hội cũng hoàn toàn phù hợp được với nhau mà nhiều khi còn xảy ra mâu thuẫn. Nên vấn đề cần quan tâm đây là phải điều chỉnh như thế nào để lợi ích cá nhân lợi ích của xã hội có sự phù hợp tương đối với nhau. Để làm được điều đó cần có những nguyên tắc, quy tắc, những chuẩn mực hành vi làm tiêu chuẩn cho hoạt động của cá nhân của cộng đồng người trong xã hội. Những nguyên tắc chuẩn mực đó được đưa ra không phải tùy tiện mà dựa trên những lợi ích kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị, nó được thể hiện qua các quan hệ xã hội. Trong hệ thống các quan hệ xã hội nhằm điều chỉnh lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội đó có quan hệ về đạo đức. Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng về đạo đức đã xuất hiện cách đây hơn 26 thể kỷ. Sự phát triển của đạo đức từ thấp đến cao, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thông qua sự kế thừa có chọn lọc. Do đó đạo đức ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Cụ thể, phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc được bắt nguồn từ cách hiểu về “đạo” “đức”. “Đạo” là nói đến đường đi, nói đến đường sống của con người trong xã hội. Còn “đức” là nhân đức, là biểu hiện của đạo. Đối với người Trung Quốc, đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc theo những định hướng giá trị nhất định trong xã hội được đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Còn phương Tây, khái niệm đạo đức được bắt nguồn từ từ vựng La Tinh “Moralis” có nghĩa là thói quen, là tập tục hằng ngày trở thành những thói quen. Họ nói đến đạo đức là nói đến những lề thói tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp. 7

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph. Ăngghen (1969), Lút vích phơ bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lút vích phơ bách và sự cáo chung của triết học cổđiển Đức
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1969
2. TS. Cao Thu Hằng (30/12/2007), “Về sự hình thành nhân cách”, tạp chí triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự hình thành nhân cách
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấphành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấphành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử triếthọc
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử triếthọc
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
9. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
10. Học viện chính trị quân sự (2000), “Xây dựng Đảng và rèn luyện Đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đảng và rèn luyện Đảngviên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Học viện chính trị quân sự
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
11. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
13. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
14. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
15. C. Mác – Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C. Mác – Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1980
16. C. Mác – Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác – Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
18. Nguyễn Đình Tường (08/11/2010), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giải pháp khắc phục”, tạp chí triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biểu hiện của sự biến đổi giátrị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay và giải pháp khắc phục
20. PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chínhtrị hiện nay
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
21. PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chínhtrị hiện nay
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
22. Nguyễn Đình Tường (08/11/2010), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biểu hiện của sự biến đổi giátrị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải phápkhắc phục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w