1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

95 367 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Trang 1

Trờng đại học kinh tế quốc dân

khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế  

chuyên đề thực tập

Đề tài:

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệptrong các khu công nghiệp miền trung

DANH MỤC CÁC HèNH

MỞ ĐẦU 1

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦNTHIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 4

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 4

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu 5

1.1.2.1 Xuất khẩu gián tiếp 6

1.1.2.2 Xuất khẩu trực tiếp 7

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 8

1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9

1.1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 13

1.2 KHU CÔNG NGHIỆP 14

1.2.1 Quá trình hình thành và khái niệm về KCN 14

1.2.2 Đặc điểm và phân loại KCN 18

1.2.2.1 Đặc điểm của các KCN 18

1.2.2.2 Phân loại KCN 19

1.2.3 Hoạt động của doanh nghiệp trong KCN 22

1.3 KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC 23

1.4 SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆPTRONG KHU CÔNG NGHIỆP 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANHNGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 28

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNGNGHIỆP MIỀN TRUNG 28

2.1.1 Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội của Miền Trung 28

Trang 3

2.1.2 Sự hình thành và phát triển các KCN miền Trung 33

2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁCKHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 37

2.2.1 Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miền Trung 37

2.2.2 Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 41

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KCN MIỀN TRUNG 46

2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 46

2.3.1.1 Quan hệ chính trị ngoại giao 46

2.3.1.2 Thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu 48

2.3.1.3 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 49

2.3.1.4 Hỗ trợ tài chính 50

2.3.1.5 Tỷ giá hối đoái 52

2.3.1.6 Cơ sở hạ tầng 53

2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 55

2.3.2.1 Mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp 55

2.3.2.2 Khả năng am hiểu về thị trường nước ngoài 56

Trang 4

2.4.3 Nguyên nhân của mặt hạn chế 59

2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía Nhà nước 60

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦADOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀNTRUNG 63

3.1 TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁCKHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 63

3.1.1 Định hướng phát triển các KCN miền Trung 63

3.1.1.1 Quan điểm phát triển KCN 63

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển các KCN miền Trung đến năm 2015 64

3.1.1.3 Định hướng phát triển các KCN miền Trung 64

3.1.2 Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 65

3.2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦADOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 67

3.2.1 Các giải pháp từ phía nhà nước 67

3.2.1.1 Tăng cường và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại 67

3.2.1.2 Cải thiện hệ thống pháp lý gắn với thúc đẩy hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp trong các KCN 70

3.2.1.3 Quy hoạch lại hệ thống KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo liên kếtgiữa các địa phương trong vùng 71

3.2.1.4 Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệptrong KCN miền Trung 72

3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 73

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHỤ LỤC

DANH M C CÁC CH VI T T TỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

Trang 6

Khu chế xuất KCX

Trang 7

DANH M C CÁC CH VI T T TỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

1Hình 2.1Số các KCN ở miền Trung từ năm 1994 – 2007 34

2Hình 2.2Tỷ trọng các KCN được phân bổ ở các vùng trên cả nước 37

3Hình 2.3Thu hút đầu tư trong nước vào các KCN miền Trung 38

4Hình 2.4Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN miền Trung 38

5Hình 2.5Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả nước đến hết năm 2007 39

6Hình 2.6Cơ cấu đầu tư trong nước vào các KCN trên cả

nước đến hết năm 2007 397Hình 2.7Kim ngạch xuất khẩu so với GTSXCN của

doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 438Hình 2.8Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp

trong các KCN miền Trung năm 2007 449Hình 2.9Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong cácKCN miền Trung so với toàn vùng năm 2007 45

10Hình 2.10Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2003 – 2007 48

11Hình 2.11Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo trong cácKCN miềnTrung 57

Trang 9

MỞ ĐẦU1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh mới của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốctế, việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) là một hướng điđúng đắn, là hướng phát triển có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện mục tiêucông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đưa Việt Nam trở thành mộtnước công nghiệp hiện đại.

Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, GDP tăngbình quân 7,5%/năm tăng cao hơn 0,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của5 năm 1996-2000, thu nhập của người dân được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảmmạnh, lạm phát được kìm hãm… Trong sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽấy, KCN là một điểm sáng, đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế, giữ vai tròquan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ -công, nông, ngư nghiệp; cơ cấu lao động; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăngkhả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại; kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tạo việclàm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo; thúc đẩy xuất khẩu…

Miền Trung Việt Nam gồm 14 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, chiếmkhoảng 29,1% diện tích tự nhiên và 23,3% dân số cả nước cũng đang xây dựngvà phát triển các KCN nhằm phát triền kinh tế vùng nói riêng và cả nước nóichung Miền Trung là cầu nối giữa hai vùng trọng điểm kinh tế miền Bắc vàmiền Nam, là cửa ngõ ra biển Đông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kôngmở rộng, thế nên việc phát triển kinh tế miền Trung có một vai trò to lớn Đónggóp cho sự thịnh vượng của miền Trung, 22 KCN trong vùng đang làm tốtnhiệm vụ thu hút đầu tư để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu của vùng Có thể nóivới lợi thế bờ biển dài, lại nằm trên hệ thống giao thông quan trọng của cả nước,với sự phát triển mạnh mẽ của các cảng biển, sân bay… doanh nghiệp trong cácKCN miền Trung có ưu thế rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trườngthế giới

Trang 10

Tuy nhiên với đặc thù và những lợi thế của mình miền Trung vẫn chưathực sự bứt phá đi lên Trị giá xuất khẩu khu vực miền Trung vẫn còn cách xahai vùng còn lại, mới chỉ chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của các KCN cảnước, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung hoạt động còn kém hiệu quả.

Do vậy đề tài: “Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCNmiền Trung” sẽ đưa ra một cách nhìn tổng thể về thực trạng xuất khẩu của các

KCN miền Trung, qua đó để có hướng đi phù hợp đẩy mạnh kim ngạch xuấtkhẩu của vùng.

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xuất khẩu - khu công nghiệp và thựctrạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn miềnTrung Việt Nam, mà đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cácdoanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp miền Trung.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất

của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung.

- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong cáckhu công nghiệp miền Trung, rút ra những mặt được, mặt hạn chế cũngnhư những nguyên nhân hạn chế của hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung.

- Trên cơ sở triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu côngnghiệp miền Trung, đề tài đề xuất các giải phát nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung.

Trang 11

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệptrong các khu công nghiệp miền Trung.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động chính là xuất khẩu của doanhnghiệp trong các khu công nghiệp ở miền Trung Việt Nam trong giai đoạn từnăm 2000 đến nay.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làmphương pháp luận cơ bản Bên cạnh đó, phương pháp phân tích kinh tế, phươngpháp thống kê, phương pháp lượng hoá, phương pháp hệ thống… cũng được vậndụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.

5 KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu thamkhảo, đề tài được chia thành 3 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩucủa doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

- Chương II: Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu côngnghiệp miền Trung

- Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong cáckhu công nghiệp miền Trung

Trang 12

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚCĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU

CÔNG NGHIỆP1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

Ngày nay, xu thế hội nhập đang là một xu thế tất yếu Xu thế này như mộtlàn gió lan rộng khắp thế giới làm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễnra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng Tất nhiên xu thế này đã tạo rất nhiều cáccơ hội to lớn nhưng cũng không ít thách thức cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốcgia Vì vậy lựa chọn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu là một trong những lựa chọnhàng đầu của các quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển để tiến nhanhtrên con đường hội nhập.

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Ngay từ thế kỷ XVI, các nhà kinh tế học đã đề cao vai trò của thương mạiđặc biệt là ngoại thương đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Các nhàkinh tế học thuộc trường phái trọng thương cho rằng, một quốc gia muốn phồnthịnh thì phải phát triển thương nghiệp, phát triển thương nghiệp nếu chỉ chú ýđến nội thương thì quốc gia đó không mạnh, quốc gia mạnh phải phát triểnngoại thương Nhưng các nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương coi hoạtđộng thương mại giữa các quốc gia không khác một cuộc chiến có kẻ thắng kẻbại Chỉ đến đầu thế kỷ XIX, với việc xuất hiện lý thuyết lợi thế so sánh củaDavid Ricardo đã khiến cho hoạt động kinh doanh thương mại bùng nổ trên toànthế giới Theo Ricardo, thương mại quốc tế là sân chơi chung của tất cả các quốcgia, trong thương mại quốc tế không có kẻ thắng người thua, ngay cả khi mộtquốc gia không có lợi thế trong sản xuất bất kỳ một loại hàng hoá nào thì vẫnthu được lợi ích khi có quan hệ mậu dịch với nước có khả năng sản xuất hiệuquả hơn ở tất cả các loại hàng hoá, thương mại quốc tế là hoạt động nhằm đem

Trang 13

lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia Sau David Ricardo, các nhà kinh tế họcsau này như Haberler, Heckscher… cũng đều khẳng định tầm quan trọng củathương mại quốc tế đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia Và xuấtkhẩu là một bộ phận quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế.

Xuất khẩu được xem xét và định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau Xétdưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là hoạt động bán các hàng hoá và dịch vụhoặc vượt qua biên giới các quốc gia hoặc cho các tổ chức (cá nhân) có quốctịch khác với bên bán, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc traođổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương Xét dưới góc độ phi kinhdoanh thì xuất khẩu là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốcgia không nhằm mục đích lợi nhuận như quà tặng, viện trợ không hoàn lại…

Ở Việt Nam, khái niệm hoạt động xuất khẩu cũng có khá nhiều định nghĩakhác nhau Theo điều 2 của Nghị định 57/1998 NĐ-CP thì “hoạt động xuất khẩulà hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nướcngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập táixuất và chuyển khẩu hàng hoá” Còn theo khoản 1 điều 28 của Luật thương mạinăm 2005 thì “xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổViệt nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật”.

Như vậy, xuất khẩu là hoạt động của các doanh nghiệp, các thương nhân nướcbán nhằm đưa hàng hoá trong nước đến tay người sử dụng có quốc tịch khácnước bán.

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Là hoạt động xuất hiện rất sớm trong thương mại quốc tế, nên xuất khẩuđược hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữangười bán và người mua thì ta có thể thấy xuất khẩu có hai hình thức chính làxuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp.

1.1.2.1 Xuất khẩu gián tiếp

Trang 14

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ ra thị trường nướcngoài thông qua trung gian (người thứ ba) Như vậy việc kiến lập mối quan hệgiữa người bán và người mua hay việc quy định các điều kiện mua bán đều phảithông qua một người trung gian Người trung gian mua bán chủ yếu trong kinhdoanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý xuất khẩu, công ty kinh doanh xuấtkhẩu

hiện một hoặc một số hoạt động của việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trườngnước ngoài Như vậy đại lý không phải là một chi nhánh của nhà xuấtkhẩu mà chỉ là người đại diện thực hiện một hoặc một vài hoạt động nhấtđịnh chẳng hạn như: nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm…chongười xuất khẩu và nhận thù lao hoặc hoa hồng.

công tác xuất khẩu hàng hoá Hoạt động của công ty là cung ứng các dịchvụ xuất khẩu như làm thủ tục xuất khẩu và thu được một khảo thù laonhất định từ hoạt động đó.

phân phối độc lập, có chức năng kết nối khách hàng nước ngoài với doanhnghiệp trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ Do có kinhnghiệm trong việc xuất khẩu hàng hoá, am hiểu sâu về thị trường nướcngoài, có vốn và cơ sở vật chất tốt nên ngoài việc thực hiện các hoạt độngtrực tiếp liên quan đến xuất khẩu, các công ty kinh doanh xuất khẩu còncó thể cung ứng các dịch vụ bổ trợ cho xuất khẩu; thiết lập và mở rộngkênh phân phối; tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư; thậm chí cáccông ty này còn trực tiếp sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho sảnphẩm xuất khẩu như: bao gón, in ấn…

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:

Trang 15

Với việc sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp các doanh nghiệp không cầnphải thành lập một bộ phận xuất khẩu riêng, một lực lượng bán hàng ở nướcngoài đồng thời các doanh nghiệp cũng không cần phải thực hiện một loạt cácgiao dịch, tiếp xúc với khách nước ngoài nên ưu điểm đầu tiên của hình thức nàylà giảm một phần công việc cho doanh nghiệp sản xuất và giúp cho bộ máydoanh nghiệp đỡ cồng kềnh hơn.

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:

Các trung gian khi tham gia vào xuất khẩu đều thu được thù lao hoặc hoahồng nhất định, chính vì vậy mà doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt một phần lợinhuận khi sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp Ngoài ra, do không tiếp xúctrực tiếp với khách hàng nên việc nắm bắt thông tin của doanh nghiệp sẽ bị hạnchế và không phản ứng kịp thời được với sự biến đổi của nhu cầu thị trường.

1.1.2.2 Xuất khẩu trực tiếp

Hình thức xuất khẩu gián tiếp rất thuận lợi cho giai đoạn đầu của mộtdoanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu do lúc này doanh nghiệp có ítkinh nghiệm và mức đầu tư cũng thấp Tuy nhiên, về lâu dài thì hình thức này sẽcản trở việc quản lý thị trường của doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp pháttriển có thể thành lập các tổ chức bán hàng riêng để kiểm soát thị trường củamình thì họ dùng hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là việc mộtdoanh nghiệp bán hàng hoá hay dịch vụ của mình cho khác hàng nước ngoài màkhông qua bất kỳ một trung gian nào Doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩutrực tiếp qua các hình thức chủ yếu sau:

ty chuyên trách thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thịtrường nước ngoài Như vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến việc cungứng sản phẩm ra thị trường nước ngoài từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếmkhách hàng, giao dịch và thực hiện việc xuất khẩu sẽ đều do một bộ phậnđảm nhiệm Nếu hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển thì bộ phận

Trang 16

này có thể trở thành một phòng ban độc lập hay một công ty con ở nướcngoài.

hàng hoá hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài Người đại diện hoạt độngnhư một nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài, đượcnhận lương và một phần hoa hồng từ giá trị sản phẩm bán được, còn côngty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài.

phân phối hoặc các đại lý bán hàng ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ bánhàng hoá cho các nhà phân phối để họ bán theo kênh tiêu thụ mà công tyđã phân định Đại lý phân phối sẽ bán hàng và thu lợi nhuận qua chênhlệch giữa giá mua và giá bán, đồng thời họ phải chịu mọi rủi ro trong quátrình bán hàng hoá ở thị trường đã phân định.

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: việc xuất khẩu trực tiếp đem lại

các ưu điểm sau:

Một là, doanh nghiệp sẽ không phải mất một khoản lợi nhuận cho trunggian, lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nướcngoài sẽ cao hơn

Hai là, doanh nghiệp có thể phát triển quan hệ chặt chẽ với khách hàng, chủđộng hơn khi có sự biến động trên thị trường nước ngoài.

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

Để có thể xuất khẩu trực tiếp thành công sản phẩm của mình ra thị trườngnước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải đâu tư nhiều thời gian và tiền bạc Đây làhình thức có nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra trường thế giới luôn chịu sự tácđộng trái ngược nhau của nhiều yếu tố Ta có thể chia các yếu tố này thành hai

Trang 17

nhóm chính: nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và nhóm các yếu tố thuộcmôi trường vi mô.

1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Trong điều kiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng hội nhập liênkết là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia Việc là thành viên của các tổchức liên kết kinh tế sẽ là đem lại cơ hội cho quốc gia phát triển thương mại vàđầu tư Mục đích của các liên kết kinh tế hay các hiệp định song phương giữacác quốc gia là đem lại những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại quốctế Các điều kiện thuận lợi đó có thể là các cam kết cắt giảm thuế quan, cam kếtáp dụng các ưu đãi đặc biệt, cam kết hỗ trợ đầu tư… Như vậy, hoạt động trongmột quốc gia có quan hệ ngoại giao cởi mở sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiềucơ hội trong hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thị trường đối tác.

Để thích ứng nhu cầu của hội nhập, các quốc gia trên thế giới đều theo đuổichính sách tăng cường tự do hóa thương mại và giảm dần bảo hộ mậu dịch Tuynhiên, độ mở cửa của mỗi một quốc gia là không giống nhau do họ khác nhau ởcác quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp về hoạt động thươngmại quốc tế Thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu là hai công cụ điển hình ảnhhưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.

Thuế quan xuất khẩu là khoản tiền mà chính phủ đánh vào hàng hóa xuấtkhẩu Thuế quan xuất khẩu được coi như một khoản chi phí và nó làm tăng giácủa hàng hóa, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế về giá trong xuất khẩu.Nếu thuế đánh vào một mặt hàng nào đó cao thì sẽ hạn chế việc xuất khẩu mặthàng đó ra thị trường nước ngoài, và ngược lại Các nước thường áp dụng thuếxuất khẩu khi cho rằng giá xuất khẩu của mặt hàng nào đó thấp hơn so với mứcgiá thực tế trên thị trường thế giới Các nước đang phát triển thì cho rằng sửdụng thuế quan với hàng hóa xuất khẩu để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiêntrong nước.

Trang 18

Hạn ngạch xuất khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất củamột mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu ra thị trường nước ngoàitrong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép Khác với thuếquan, những hàng hóa phải chịu mức hạn ngạch thì chỉ được xuất khẩu trongmột giới hạn nhất định Chính phủ các nước thường quy định hạn ngạch xuấtkhẩu khi muốn duy trì một mức cung thích hợp đối với thị trường trong nước,hoặc muốn giảm lượng cung trên thị trường thế giới để tăng mức giá bán qua đóthu được lợi nhuận lớn hơn

Theo luật Thương mại Việt Nam 2005: “ Xúc tiến thương mại là hoạt độngthúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạtđộng khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch

Thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển bền vữngcủa nền kinh tế, nên chính phủ của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đầutư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạtđộng xuất khẩu Chính phủ thường xuyên tổ chức các chuyến khảo sát thị trườngnước ngoài, thiết lập các văn phòng thương mại ở nước ngoài để giới thiệu cácdoanh nghiệp trong nước với các bạn hàng tiền năng ở nước ngoài, cung cấp chodoanh nghiệp xuất khẩu những thông tin cần thiết về thị trường, về chính sáchthương mại của các nước khác… Những hoạt động này của chính phủ đã có tácdụng rất lớn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cung ứng hànghóa và dịch vụ ra thị trường thế giới.

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Chính phủ các nước thường hỗ trợ cácdoanh nghiệp về mặt tài chính nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra một cácthuận lợi.

Có 2 hình thức chủ yếu hay được sử dụng trong thương mại quốc tế.

1 Điều 3 Luật Thương mại 2005; Những văn bản pháp luật kinh tế, Tr 227.

Trang 19

Một là tín dụng xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu là việc nhà nước hoặc tư nhân dành cho khách hàngnước ngoài một khoản tín dụng để mua hàng của mình Tín dụng xuất khẩu cònđược hiểu là khoản hỗ trợ của tài chính giúp cho nhà xuất khẩu thực hiện đượchợp đồng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu đã tạo điều kiện cho khách hàng nướcngoài mua được hàng hóa qua đó đẩy mạnh được khả năng xuất khẩu của cáccông ty trong nước.

Người cung ứng tín dụng xuất khẩu rất đa dạng có thể là chính phủ, các cơquan tín dụng, hay trực tiếp người xuất khẩu/người nhập khẩu.

Tình trạng sử dụng tín dụng xuất khẩu ngày càng phổ biến Tín dụng xuấtkhẩu có thể cấp cho các nước đang phát triển không đủ khả năng tài chính choviệc nhập máy móc, thiết bị có giá trị lớn Tín dụng xuất khẩu có thể được cấpcho các đối tác chiến lược hoặc quen thuộc…

Để tín dụng xuất khẩu phát huy được hiệu quả, nhà nước đã thực hiện biệnpháp đảm bảo tín dụng xuất khẩu đảm bảo cho nhà xuất khẩu không gặp rủi ro ởcác khoản tín dụng xuất khẩu đã cấp Đảm bảo tín dụng xuất khẩu là việc nhànước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuấtkhẩu nước mình dành cho các nhà nhập khẩu nước ngoài Nhờ đó đảm bảo tíndụng xuất khẩu giúp cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng hoạt động xuấtkhẩu của mình.

Hai là trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi về mặt tài chính mà nhà nước dành chocác nhà xuất khẩu khi họ thực hiện hoạt động đưa hàng hóa ra thị trường nướcngoài.

Trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện một các trực tiếp hoặc gián tiếp.Nhà nước có thể trực tiếp cấp cho doanh nghiệp các khoản như tiền thưởng xuấtkhẩu, áp dụng tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được do xuất khẩu Nhà

Trang 20

nước có thể gián tiếp thực hiện bằng cách dùng ngân sách nhà nước đi tuyêntruyền quảng cáo, giúp đỡ doanh nghiệp về kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi chocác dịch vụ xuất khẩu Tùy thuộc vào chính sách của nhà nước mà mặt hàng nàosẽ được hưởng trợ cấp xuất khẩu và ở mức độ nào Hiện nay, trợ cấp xuất khẩuchủ yếu dành cho sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu có thể cản trở những cam kếtthực hiện theo các hiệp định song phương, đa phương của các quốc gia nên cầnphải có sự cân nhắc khi lựa chọn.

Tỷ giá hối đoái là mức tỷ giá theo đó một đồng tiền được trao đổi với mộtđồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phépchúng ta so sanh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khácnhau Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhậpkhẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước Khi đồng tiền của mộtnước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng cuất khẩu của nước nàysẽ rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy rằng hàng nhập khẩu từ nước ngoàisẽ đắt lên Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiềutiền hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít tiềnhơn cho hàng hóa của nước ngoài Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sửdụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóacủa một nước

Khi kinh doanh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp không thể khôngtính tới tác động của tỷ giá hối đoái Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếngiá cả hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyếnkhích xuất khẩu vì lúc này hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thịtrường quốc tế Đồng thời tỷ giá hối đoái tăng sẽ là động lực thúc đẩy doanh

Trang 21

nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn vì cùng một lượng ngoại tệ thu được doxuất khẩu doanh nghiệp có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ.

Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong các yêu cầu cần thiết để hoạt độngngoại thương diễn ra thuận lợi Để vận chuyển được hàng hóa ra thị trường thếgiới, các quốc gia hiện nay có thể sử dụng các loại hình như vận tải đườngkhông, đường biển, đường bộ, đường sắt… Người ta nói rằng, nếu thương mạiquốc tế được cho là nhựa sống của nền kinh tế thế giới thì vận tải quốc tế đượccoi là mạch máu lưu thông của những dòng nhựa đó Chính vì vậy mà các quốcgia đều hình thành một hệ thống các cơ sở hạ tầng: hệ thống sân bay, cảng biển,đường giao thông… hợp lý để thúc đẩy ngoại thương phát triển.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩucủa các doanh nghiệp như thủ tục hành chính, trình độ của cán bộ hoạt động liênquan đến xuất khẩu….

1.1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Khi tham gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không phải doanh nghiệp nàocũng như doanh nghiệp nào Có doanh nghiệp thì coi việc xuất khẩu hàng hóa,thâm nhập thị trường nước ngoài là mục tiêu sống còn, cũng có doanh nghiệpcoi việc xuất khẩu là việc giải quyết năng lực sản xuất dư thừa hay nhằm đápứng một đơn đặt hàng cụ thể Cho nên sự sẵn sàng trong hoạt động xuất khẩucủa các doanh nghiệp là khác nhau.

Là doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế nếu nhưkhông có một sự hiểu biết nhất định về thị trường thế giới thì khó có thể đạtđược thành quả như mong muốn Kinh doanh trên thị trường mới, các doanhnghiệp cần có sự hiểu biết cơ bản về những quy định pháp luật, nhu cầu của

Trang 22

người tiêu dùng, mức độ cạnh tranh trên thị trường… để có được chiến lượcxuất khẩu phù hợp Nếu khả năng này của doanh nghiệp có hạn thì các doanhnghiệp nên chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp để tránh rủi ro có thể gặp phải.

Năng lực sản xuất của công ty thể hiện ở công nghệ sản xuất, năng suất laođộng, quy mô sản xuất… Năng lực sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ đến khảnăng xuất khẩu của doanh nghiệp Chẳng hạn đối với nhóm hàng thủ công mỹnghệ của Việt Nam hiện nay, do quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng công nghệ thủcông nên không đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của nước ngoài nên kimngạch xuất khẩu mặt hàng này còn hạn chế Muốn duy trì và mở rộng được hoạtđộng xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng sản xuất để đảmbảo cung cấp cho thị trường đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa ngay cả khicó sự biến động tăng.

Có thể nói khi mới tham gia vào thị trường thế giới, bên cạnh nguyên nhânkinh nghiệm về thị trường nước ngoài kém là nguyên nhân chi phí khiến chodoanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp Nếu doanh nghiệp cónguồn tài chính dồi dào để đáp ứng cho nhiều loại chi phí khi thâm nhập thịtrường nước ngoài như chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo, chi phíkhuyến mãi, chi phí cải tiến và thích nghi sản phẩm… thì doanh nghiệp có thểdễ dàng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.

1.2 KHU CÔNG NGHIỆP

1.2.1 Quá trình hình thành và khái niệm về KCN

Sau chiến tranh thế giới thứ II, chủ nghĩa tư bản ở trong thời kỳ cạnh tranhtìm kiếm và phân chia lại thị trường thế giới Các nước tư bản gia sức bànhtrướng thương mại trên phạm vi toàn thế giới Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sảnxuất trong nước sang các nước khác là mục tiêu quan trọng để phát triển công

Trang 23

nghiệp của các nước tư bản trẻ Hơn nữa, do tính chất toàn cầu hóa chưa cao,nên việc sử dụng nhân công giá rẻ ở các nước thuộc địa như một yếu tố giảm chiphí sản xuất chưa thật cần thiết trong các ngành công nghiệp so với việc tìmkiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, tài nguyên cho côngnghiệp chính quốc Vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế trong giai đoạn này rấtphát triển, các nhà tư bản chưa chú trọng nhiều đến việc mở rộng thị trường đầutư phát triển sản xuất ở nước ngoài.

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng với quy mô và tốc độ ngày cànglớn, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự hóa thương mại và đầu tư Xu thế hộinhập đã khiến cho các nền kinh tế càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đềutheo xu hướng mở cửa Bên cạnh đó, sự phát triển của cuộc cánh mạng khoa họccông nghệ đã tạo nên một cuộc chạy đua giữa các quốc gia, nhất là các nước tưbản phát triển Các nước phát triển có lợi thế về trình độ công nghệ cao, vốnnhiều nhưng lại phải đối mặt với chi phí nhân công cao, đối mặt vói sụ khanhiếm về tài nguyên thiên nhiên Các yếu tố này đã thúc đẩy các doanh nghiệpcủa các nước phát triển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để giảm bớt chiphí sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh ở nước tiếp nhận đầu tư, tìm kiếm thịtrường mới, nguồn nguyên nhiên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao hơn Sự pháttriển nhanh chóng của cuộc cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông vàphương tiện vận tải đã khắc phục được khoảng cách về không gian, giúp cácdoanh nghiệp xử lý thông tin kịp thời, chính xác Do vậy, đã tạo nên một nhucầu chuyển dịch dòng vốn đâu tư chảy từ các nước phát triển sang các nướcđang phát triển.

Trong khi đó, các nước đang phát triển do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật côngnghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao đểkhai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng những lợi thế sẵn có của mình đểphát triển kinh tế, vì vậy các nước này khó có thể xây dựng được ngay nhữngđiều kiện và yếu tố để sản xuất những sản phẩm công nghiệp đủ sức cạnh tranhtrên thị trường thế giới.

Trang 24

Như vậy, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế giữa các nước pháttriển và nước đang phát triển Sự thôi thúc tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ vànguyên liệu cũng như các thị trường mới đã thúc đẩy các nước phát triển dichuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động, tài nguyên ra nướcngoài Còn các nước đang phát triển, thấy được lợi thế và hạn chế của mình, đãcố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút vốn đầu tư từ bênngoài nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế và thực hiện mục tiêu CNH –HĐH.

Để sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp công nghiệp đều cần có một cơsở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và xã hội xác định Trên thực tế, có rấtnhiều hình thức tổ chức và quy hoạch các doanh nghiệp sản xuất như hình thứcphân tán, hội tụ theo cụm công nghiệp, hình thức tập trung có trung tâm chung(thực chất là KCN) Thời gian đầu, các doanh nghiệp công nghiệp của các nướcđang phát triển do hạn chế về vốn nên có quy mô vừa và nhỏ được bố trí ởnhững địa điểm không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cả về quy hoạchvà lãnh thổ Các doanh nghiệp công nghiệp phân bố phân tán, khả năng xử lý ônhiễm và bảo vệ môi trường thấp, thêm vào đó, các chi tiêu của Chính phủ cầnphải tập trung vòa việc phát triển cơ sở hạ tầng Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trên,việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tập trung vào một khu vực nhấtđịnh theo quy hoạch phát triển, nhằm tiết kiệm trong đầu tư, tiết kiệm đất đai, dễdàng kiểm soát và có biện pháp bảo vệ một trường thích hợp là một giải pháthữu hiệu nhất.

Bởi vậy các nước đang phát triển cần tạo một môi trường thuận lợi cho cácnhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo một quy hoạch nhấtđịnh, phù hợp với mục tiêu phát triển KT – XH

Các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưuđãi nổi bật về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút đầu tưvà phát triển công nghiệp bền vững Các KCN đã bắt đầu hình thành ở các nước

Trang 25

đang phát triển Đến những năm 50 của thế kỷ XX, các KCN đã bắt đầu xuấthiện ở châu Á, đi đầu là Singapore năm 1951, tiếp đến là Malaisia (1954), ẤnĐộ (1955) Cùng với sự páht triển của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế,KCN xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do vậy mà khái niệm về KCN ởcác nước trên thế giới rất khác nhau.

Khái niệm thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuấtcông nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất côngnghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở,trường học, bệnh viện… Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tếđặc biệt như KCN Batam ở Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan,Thái Lan và một số nước Tây Âu.

Khái niệm thứ hai: KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn, trong đó tập trungcác doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dâncư sinh sống Mô hình KCN này được tìm thấy ở một số nước như Malaixia,Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Philippin…

Còn ở Việt Nam, KCN cũng có khá nhiều các khái niệm khác nhau TheoQuy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày24/4/1997, Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranhgiới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập Theo luật đầu tư 2005, KCN là khu chuyên sảnxuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, córanh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ Và gầnđây nhất Nghị định 29/2008 NĐ – CP đã nêu rõ KCN là khu chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranhgiới địa lý xác định, được thành lập theo một trình tự thủ tục nhất định Cũngtheo nghị định này, KCN và KCX được gọi chung là KCN, trư những trườnghợp có quy định cụ thể.

Trang 26

Từ các khái niệm trên có thể rút ra một số kết luận về KCN như sau:

phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình.

hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) là hạt nhân của KCN.Vệ tinh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là các doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ.

công nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo một cơ chế tổ chức quảnlý thống nhất của Ban quản lý KCN.

động trong nước và tại chỗ.

thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát…)

1.2.2 Đặc điểm và phân loại KCN

1.2.2.1 Đặc điểm của các KCN

Đến nay, các KCN đã được thành lập và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết cácnước, đặc biệt là các nước đang phát triển Mặc dù các KCN ở các quốc gia cósự khác nhau về quy mô, địa điểm, phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưngnhìn chung các KCN đó đều có những đặc điểm chủ yếu sau:

thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có dân cư KCN đượcthành lập để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất các sảnphẩm công nghiệp hoặc kinh doanh các dịch vụ gắn liền với sản xuất côngnghiệp Trong KCN, các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnhvực:

Trang 27

 Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng

và tiêu dùng tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sángchế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.

lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.

thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì KCN đã được xây dựng hoànchỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện - nước, mạnglưới thông tin liên lạc… Ở Việt Nam, Chính phủ khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế,các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệpViệt Nam đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầngKCN Tùy theo quy mô và tính chất, một KCN có thể có một hoặc nhiềucông ty phát triển hạ tầng cùng thực hiện.

(BQL KCN) cấp tỉnh để thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đốivới các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong KCN Ngoài BQL KCN làcơ quan quản lý trực tiếp, còn có các cơ quan khác tham gia vào quản lýhoạt động của các KCN như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, BộXây dựng, Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh…

1.2.2.2 Phân loại KCN

Tuy có nhiều điểm chung, nhưng các KCN còn có những nét đặc thù riêngthể hiện tính đa dạng, phong phú Đứng ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, tacó thể chia KCN thành các nhóm khác nhau.

2 Điều 6 - Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 ban hành về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Trang 28

 Căn cứ vào quy mô của KCN thì có thể phân các KCN thành 2 loại:- KCN tập trung: có quy mô từ 50 ha trơ lên.

- KCN vừa và nhỏ: có quy mô nhỏ hơn 50 ha.

- KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư xâydựng CSHT Như KCN Phúc Khánh (Thái Bình), KCN An Tây(Bình Dương), KCN Minh Hưng ( Bình Phước)…

- KCN do doanh nghiệp liên doanh giữa giưa doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và doang nghiệp trong nước là chru đầu tư xâydựng CSHT Đặc trưng của các KCN này là được xây dựng hiệnđại, có quy mô lớn thường trên 100 ha Điển hình ở Việt Nam cócác KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCNViệt Nam – Singapore (Bình Dương)…

- KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư xây dựng CSHT.Đặc trưng của các KCN này là thường được xây dựng theo hìnhthức cuốn chiếu (xây dựng đến đâu cho các nhà đầu tư thuê đến đó,sau đó mới tiếp tục xây dựng) Ví dụ như KCN Quế Võ (Bắc Ninh),KCN Phan Thiết (Bình Thuận), KCN Trảng Bàng (Tây Ninh)…

- KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Loại KCN này thường tậptrung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.Có quy mô trên 100 ha.

- KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đôthị lớn Các KCN này thường tập trung ở các thành phố lớn, có quymô dưới 100 ha Ví dụ như KCN Phú Thị (Hà Nội), KCN ThanhTrì (Hà Nội)…

Trang 29

- KCN nhằm phát triển ưu thế của địa phương Các KCN này thườngcó quy mô nhỏ hơn 100 ha, gắn với các lợi thế của địa phương vàchế biến các nông sản, thực phẩm do địa phương sản xuất ra nhưKCN Tiền Hải (Thái Bình), KCN Tâm Thắng (Đăk Lắk)…

- KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chếtạo Ví dụ như KCN Phú Mỹ 1 (Bà Rịa – Vũng Tàu) là nơi tậptrung các dự án về thép, phân bón, điện, khí.

- KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêudùng, như KCN Đồng An (Bình Dương), KCN Biên Hòa 2 (ĐồngNai)…

- KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ chuyên sản xuất cácsản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp như: bao bì, đónggói…như KCN Bình Đường (Bình Dương).

- KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn: trong KCN gồm các ngànhcông nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩmhỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn Ví dụ KCN Phúc Khánh(Thái Bình), KCN Tâm Thắng (Đắk Lắk)…

- KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệthấp và trung bình, tương đương với trình độ công nghệ của cácdoanh nghiệp công nghiệp bên ngoài KCN Chẳng hạn như KCNBình Đường (Bình Dương), KCN Lê Minh Xuân (tp Hồ Chí Minh).- KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàng lượng công nghệ kháso với các ngành công nghiệp trong nước nhưng chỉ đạt mức trung

Trang 30

bình so với khu vực như KCN Nội Bài (Hà Nội), KCN Sài Đồng B(Hà Nội)…

- KCN tập trung sản xuất các sản phẩm công nghệ khá so với khuvực như KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Vĩnh Lộc (TP Hồ ChíMinh)…

- KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ tiêntiến so với khu vực và thế giới như KCN Nomura (Hải Phòng).

1.2.3 Hoạt động của doanh nghiệp trong KCN

Theo nghị định 36/1997 của Chính phủ thì doanh nghiệp trong KCN là cácdoanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, bao gồm các doanhnghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ Trong đó

Doanh nghiệp sản xuất KCN là các doanh nghiệp sản xuất hàng côngnghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.

Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt độngtrong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cầu hạ tầng KCN, dịch vụ sản

Như vậy, khi hoạt động trong KCN doanh nghiệp có thể tham gia vào cả hailĩnh vực sản xuất là công nghiệp và dịch vụ Ngay sau khi các KCN được quyếtđịnh xây dựng, các công ty phát triển hạ tầng là những doanh nghiệp đầu tiênhoạt động trong KCN Khi cơ sở hạ tầng của KCN đã xây dựng xong, lúc nàyBQL KCN bắt đầu lên kế hoạch thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất kinhdoanh trong KCN Các doanh nghiệp sẽ thuê lại đất trong KCN theo quy định đểxây dựng nhà xưởng và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp trong KCN sản xuất ra các sản phẩm có thể được tiêu thụ ngay tạiKCN (doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp), tại thịtrường trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Theo quy định của

3 Điều 2 - Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 ban hành về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Trang 31

Chính phủ thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong KCN không quá 50năm đồng thời cũng không vượt quá thời hạn hoạt động của công ty phát triểnhạ tầng KCN tính từ ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết địnhchấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư vào KCN

1.3 KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

Cho đến nay, cả thế giới đều phải thừa nhận và khâm phục những thànhcông trong công cuộc đổi mới, tái thiết kinh tế của Trung Quốc Thành công nàylà kết quả của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan Thực tế cho thấy việchình thành và phát huy hiệu quả của hệ thống các KCN ở Trung Quốc là mộtnhân tố quyết định.Trung Quốc thời kỳ đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hảixây dựng hàng loạt các KCN, đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuấtnông nghiệp thành các trung tâm công nghiệp Trung Quốc đã xác định khôngđể các KCN trở thành nơi tập kết các ngành “công nghiệp cổ điển”mà phải lựachọn loại hình “kỹ thuật tương đối tiên tiến” đồng thời cũng hướng sản xuấttrong KCN theo chiến lược “hướng ngoại”, tức là sản xuất hàng xuất khẩu.Chiến lược đó cho đến nay dường như đã thành công khi hàng hóa xuất khẩucủa Trung Quốc có một phần lớn là hàng chế tạo và chiếm tỷ trọng không nhỏ(trên dưới 10%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.Trước hết, nền kinh tế thế giới trong thời gian qua luôn đạt mức tăng trưởng caovà vững chắc, dẫn đến mức cầu trên thị trường thế giới tăng Nếu như trong năm2001 nền kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng thực tế là 0,3% thì năm 2006 mứctăng này là 3,2% Nhật Bản bắt đầu thoát khỏi tình trạng giảm phát từ năm 2003để bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế mới Từ năm 2004, kinh tế các nước EUcũng bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn so với 2 năm trước đó.

Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc đạt thành quả như vậy là doTrung Quốc duy trì một mức tỷ giá hối đoái cố định, trong đó giá trị đồng nhân

Trang 32

dân tệ (NDT) luôn đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó tới 40% Tuy nhiên,một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng của xuất khẩu hànghóa của Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiến lược phát triểnxuất khẩu đúng đắn.

Bảng 1.1: Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001-2005

Tổng XK Tốc độ tăngMặt hàng XK (tỷ USD)

Hình thức XK (tỷ USD)

XK của các DN (tỷ USD)

Hàng chếtạo

Gia côngXK

XK khácDN trongnước

DN có vốnnước ngoài

444,21(58,30)Chú thích: * Số liệu trong ngoặc đơn chỉ tỷ trọng trong tổng xuất khẩu

(Nguồn Website: http://www.moi.gov.vn)

Điều này được thể hiện trước hết ở sự coi trọng hoạt động xuất khẩu, chủtrương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tối đa Năm 2001, cùng vớiviệc gia nhạp WTO, Trung Quốc đã được hưởng nhiều ưu đãi dành cho cácnước đang phát triển, được tham gia cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc củaWTO, được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và cácquốc gia khác Song hành với việc tiếp tục đẩy mạnh các cải cách trong nướcnhư đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế

Trang 33

quan, xóa bỏ hạn ngạch và các rào cản phi thuế quan khác, mở cửa thị trườngtrong nước theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc chủ trươngáp dụng chính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào các hoạt động sản xuất để xuất khẩu Các rào cản đối với FDInhư yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và tỷ lệ nội địa hóađược bãi bỏ Nhờ đó, dòng vốn FDI ồ ạt vào Trung Quốc có xu hướng ngàycàng gia tăng vào những ngành xuất khẩu mà Trung Quốc có lợi thế so sánh.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách can thiệp có lựachọn để hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó góp phần đẩy nhanh sựchuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc Trung Quốc cũng rát coi trọngviệc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không tập trung đầu tư cho một thịtrường riêng biệt nào cả Những cải cách định hướng thị trường đó góp phần làmcho hệ thống ngoại thương của Trung Quốc ngày càng có tính trung lập cao hơn,tạo điều kiện khuyến khích hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc áp dụng chế độ hoàn thuế xuất khẩu Đến nay, ởTrung Quốc, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sảnphẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng TrungQuốc cũng thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh có cấu ngành nghềsản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảmkhó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiếtthuế mậu dịch xuất khẩu.

Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các chính sách thúc đẩyxuất khẩu truyền thống và phù hợp với thông lệ quốc tế như miễn, giảm và hoànthuế, đồng thời chuyển sang đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩuđược áp dụng rộng rãi trên thế giới như: cung cấp tín dụng cho người mua nướcngoài, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảo hiểm và bảo lãnh tíndụng xuất khẩu Việc cung cấp tín dụng xuấ khẩu do ngân hàng xuất nhập khẩuTrung Quốc đảm nhiệm, với đối tượng chủ yếu là các sản phẩm cơ điện, điện tử,

Trang 34

đóng tàu và các mặt hàng công nghệ mới – công nghệ cao Có thể nói các chínhsách hỗ trợ trên có rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàngchế tạo, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao (hiện nay cácsản phẩm chế tạo chiếm hơn 90% xuất khẩu của Trung Quốc), tạo điều kiện đểTrung Quốc tiếp cận vững chắc những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đồng thờithâm nhập được những thị trường xuất khẩu mới tiềm năng.

1.4 SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆPTRONG KHU CÔNG NGHIỆP

Ngày nay, hòa chung trong xu thế hội nhập, các quốc gia trên thế giới đềumở rộng cánh cửa nền kinh tế để đẩy mạnh mậu dịch thương mại với các quốcgia khác Cánh cửa kinh tế mở là điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hóa ra (xuấtkhẩu) và dòng hàng hóa vào (nhập khẩu) Trong đó các quốc gia đều muốn tăngcường xuất khẩu để phát triển nền kinh tế bền vững

Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài là con đường mà rất nhiềudoanh nghiệp lựa chọn Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nhanh có thể nhanhchóng mở rộng thì trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ sảnxuất tiên tiến …qua đó có thể nâng cao năng lực sản xuất và tạo dựng được vịthế cạnh tranh nhất định trên thương trường quốc tế.

Qua hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, quốc gia sẽ nhận biết được lợithế so sánh của mình, từ đó giúp cho quốc gia có thể tập trung được nguồn lựcvào sản xuất và cung ứng những sản phẩm có thế mạnh, tạo điều kiện cho phâncông lao động quốc tế được hình thành Ngoài ra, xuất khẩu thu ngoại tệ tạonguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc hiện đại để phát triểnsản xuất, chuyển dịch cơ cấu, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước.

KCN ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vàngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất

Trang 35

khẩu và đó cũng chính là những bước đầu tiên để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốctế

Do được hưởng những ưu đãi và một cơ chế hải quan thông thoáng, nênhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN ngày càng giữ một tỷtrọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu Hiện nay kim ngach xuất khẩu tại cácKCN chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Ngoài ra, KCN lànơi thu hút vốn, công nghệ tiên tiến của nước ngoài giúp chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô sang các sản phẩm chế tạo, góp phầntạo uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường thế giới Như vậy, cần phảithúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN để tăng nhanhkim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Tóm lại, trong chương 1 giới thiệu một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu vàKCN Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một số kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩucủa Trung Quốc cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu củacác doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các KCN nói riêng Căn cứvề mặt lý luận để nhận thấy rằng Việt Nam cần phải có các giải pháp thích hợpđể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN.

Trang 36

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNGNGHIỆP MIỀN TRUNG

2.1.1 Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội của Miền Trung

Nằm ở giữa cả nước, là cầu nối hai miền Nam – Bắc, miền Trung có nhiềuđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Miền Trung Việt Nam bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóađến Bình Thuận chiến 29,1% diện tích và 23,6% dân số cả nước Miền Trung là

Ninh Bình; phía nam giáp với tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp với 2 nước Lào vàCampuchia; phía đông giáp biển Miền Trung nằm ở điểm giữa của nước ViệtNam, trên hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia với Quốc lộ 1A vàđường sắt xuyên Việt đi ngang qua.

Miền Trung không chỉ nằm ở giữa nước Việt Nam mà còn ở vị trí trung tâmcủa các trục giao lưu quốc tế các nước ASEAN Miền Trung là phần đất vươn rabiển Đông xa nhất của nước Việt Nam; do đó các hải cảng của miền Trung rất

Trang 37

gần với đường hàng hải quốc tế nối khu vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á vàcác châu lục khác Ngoài ra, 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cònnằm trong hành lang kinh tế đông tây với tổng chiều dài 1450km, đi qua bốnnước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Do nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, miền Trung Việt Nam đã trởthành mặt tiền của đất nước, nối liền các nước tiểu vùng sông MêKông, Châu Á– Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài bằng hệ thống cảng biển đồng thờicũng giúp miền Trung thành một vùng trọng điểm của đất nước trong thời kỳđổi mới với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy hiện nay miền Trung vẫn là khu vực nghèo và chậm phát triển nhất củađất nước nhưng miền đất này lại ẩn chứa một nguồn tài nguyên thiên nhiên lớnlao mà nếu được khai thác tốt sẽ là đòn bẩy tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóngvề kinh tế và xã hội.

Biển và tài nguyên biển được đánh giá là một nguyền tài nguyên quan trọngnhất của miền Trung Một đặc điểm nổi bật là các tỉnh miền Trung đều giápbiển, tạo lên một bờ biển trải dài 1.172km, ngoài khơi còn có hàng trăm hải đảolớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Trữ lượng hải sản trong vùng thềm lục địa miền Trung ước đoán khoảngnửa triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 67% Trữ lượng hải sản này tuy không lớnnhưng đa dạng về chủng loại và có nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao Sự tiếpgiáp giữa núi và biển khiến cho thềm lục địa miền Trung thường dốc và hẹp,nhiều rạn đá và bão san hô, đây là môi trường phát triển của các loài giáp cácnhư tôm, mực và các loại cá cảnh nước mặn Theo số liệu thống kê của ngànhhải sản miền Trung thì có khoảng 4.55 tấn tôm biển và hơn 7.000 tấn mực.Ngoài ra, ven biển miền Trung còn có yến sào, một loài đặc sản quý hiếm được

Trang 38

phân bổ rải rác trên các đảo đá gần bờ thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến KhánhHòa.

Vùng ven biển miền Trung có nhiều đầm phá nước mặn nước lợ và nướcngọt, tập trung ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định và Phú Yên Hiện Nay cókhoảng 40.000 ha đầm phá được sử dụng để nuôi trồng các loại hải sản như tôm,cua, cá, rong câu…cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản.

Những nhánh núi vươn ra biển cùng với nhiều cửa sông lớn đã tạo cho miềnTrung nhiều cửa biển, vịnh biển sâu và kín gió thuận lợi để phát triển cảng biển.Hiện Nay ở miền Trung có 4 hải cảng tầm quốc gia là Vinh, Đà Nẵng, QuyNhơn và Nha Trang Các hải cảng này đang phục vụ cho hoạt động kinh tế đốingoại và du lịch của các tỉnh miền Trung và nước CHDCND Lào với mức độhoạt động ngày càng tăng mạnh So với các hải cảng lớn ở hai miền Nam – Bắcthì hải cảng miền Trung không có ưu thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhưng lại cóưu thế do thiên nhiên tạo ra như mực nước sâu, độ kín gió và đặc biệt là rất gầnđường hàng hải quốc tế

Do cấu tạo địa chất, khoáng sản miền Trung không nhiều và đa dạng nhưmiền Bắc nhưng phân phối tương đối tập trung và điều kiện khai thác khôngmấy phức tạp

Đá vôi và đất sét có nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong các rặng núithuộc hệ Trường Sơn Bắc Các mỏ đá vôi ở đây có trữ lượng hàng tỷ tấn, phânphối nhiều nhất ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam Đágranít và các loại đá cứng có màu dùng để chế tác đá ốp lát có hầu hết ở cáctỉnh Nguồn đá này được khai thác để cung ứng cho thị trường vật liệu trongnước và xuất khẩu.

Ở đây còn có nhiều mỏ cát trắng có thể làm nguyên liệu cho công nghiệpsản xuất thủy tinh Một phần các mỏ cát trắng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, KhánhHòa…đã được khai thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho các xí nghiệp địaphương Đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng để xuất

Trang 39

khẩu hoặc xây dựng các nhà máy thủy tinh, kính phẳng có công nghệ tiên tiến làhướng đầu tư ưu tiên trong miền.

Về khoáng sản kim loại, dải phía tây của miền Trung là khu vực miền núi,chiếm tới 4/5 diện tích lãnh thổ, đây là khu vực có nhiều tiềm năng khoáng sản.Tuy quy mô khoáng sản không lớn song đa dạng, phong phú Một số tài nguyêncó giá trị kinh tế lớn như: 61,3% trữ lượng quặng sắt, 100% cromit, 40% đá vôiso với toàn quốc, vật liệu xây dựng bentonit, graphit, titan…

Nguồn tài nguyên nước khoáng có ở khắp các tỉnh miền duyên hải Về quimô và chất lượng, đáng chú ý nhất có các nguồn khoáng Bang ở Quảng Bình,Thạch Bích ở Quảng Ngãi.

Thời gian qua, kinh tế miền Trung đã có sự tăng trưởng và đóng góp đángkể vào tăng trưởng kinh tế quốc gia Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng nămthời kỳ 2001-2005 đạt 10,1% cao hơn mức bình quân cả nước Thế nhưng chođến nay, các tỉnh miền Trung vẫn là các địa phương có mức thu nhập thấp, cónền kinh tế thuần nông với tỷ lệ gần 90% số dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bánlưng cho trời” Với bản chất cần cù, chịu khó, tích cách mạnh mẽ, sáng tạonhững người dân miền Trung đang dần cải thiện dần hình ảnh một miền Trungnghèo khó.

Trong công nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và các sảnphẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhândân đã có bước tăng khá Đây là kết quả của quá trình đầu tư mở rộng sản xuất,thay đổi thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ Một số công trình quan trọng nhưđường hầm đèo Hải Vân, đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay PhúBài (Thừa Thiên Huế) và sân bay Chu Lai (Quảng Nam) đang được đầu tư xâydựng, đặc biệt là nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được tích cực triển khai cótác dụng tạo động lực cho phát triển kinh tế toàn cầu.

Trang 40

Trong nông nghiệp, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồngtheo hướng sản xuất hàng hóa, đã tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ chocông nghiệp chế biến Nông thôn đang phát triển theo hướng CNH – HĐH cùngvới tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 20% trong khi của cả nước là 25% Công tácquản lý và bảo vệ rừng đã được coi trọng, hạn chế được cháy rừng, phá rừng;giao đất và khoán rừng cho dân đang được đẩy mạnh Ngành thủy sản đã cónhiều đội tàu có công suất lớn đưa vào khai thác đánh bắt hải sản xa bờ, đạt hiềuquả kinh tế cao; nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, góp phần tăng kim ngạchxuát khẩu và cải thiện đời sống nhân dân vùng biển đảo.

Trong thương mại – dịch vụ, vùng đã giữ được nhịp độ phát triển khá, kimngạch xuất khẩu tăng theo từng năm (tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là1.846 triệu USD, đạt bình quân 95 USD/người) Phát huy lợi thế về điều kiện tựnhiên và các di sản văn hóa thế giới, các tỉnh trong vùng đã tập trung phát triểndu lịch, bước đầu đạt kết quả khả quan, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinhtế mũi nhọn của vùng.

B ng 2.1 Các khu kinh t t i Vi t Namảng 2.1 Các khu kinh tế tại Việt Namế tại Việt Nam ại Việt Namệt Nam

4Chân Mây – Lăng CôThừa Thiên Huế27.108

Ngày đăng: 16/11/2012, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001-2005 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 1.1 Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001-2005 (Trang 35)
Bảng 2.1. Cỏc khu kinh tế tại Việt Nam - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.1. Cỏc khu kinh tế tại Việt Nam (Trang 44)
Bảng 2.2. Phõn bổ cỏc KCN miềnTrung theo tỉnh thành - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.2. Phõn bổ cỏc KCN miềnTrung theo tỉnh thành (Trang 47)
Bảng 2.3. Phõn bố KCN theo vựng đến thỏng 12 năm 2007 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.3. Phõn bố KCN theo vựng đến thỏng 12 năm 2007 (Trang 48)
Bảng 2.4. Thu hỳt đầu tư tớnh lũy kế theo cỏc năm vào phỏt triển CSHT và SXKD trong cỏc KCN miền Trung - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.4. Thu hỳt đầu tư tớnh lũy kế theo cỏc năm vào phỏt triển CSHT và SXKD trong cỏc KCN miền Trung (Trang 52)
Bảng 2.5. Tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của cỏc KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.5. Tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của cỏc KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) (Trang 53)
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong cỏc KCN miền Trung phõn theo tỉnh - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong cỏc KCN miền Trung phõn theo tỉnh (Trang 54)
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong cỏc KCN miềnTrung phõn theo mặt hàng - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong cỏc KCN miềnTrung phõn theo mặt hàng (Trang 56)
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phõn theo vựng - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phõn theo vựng (Trang 58)
Bảng 3.1. KCN miềnTrung dự kiến thành lập và mở rộng đến năm 2015 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Bảng 3.1. KCN miềnTrung dự kiến thành lập và mở rộng đến năm 2015 (Trang 77)
w