1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề phát triển các vùng nguyên liệu mía ở tỉnh nghệ an

9 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 156,41 KB

Nội dung

N. T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 78 VấN Đề PHáT TRIểN CáC VùNG NGUYÊN LIệU MíA TỉNH NGHệ AN Nguyễn Thị Trang Thanh, đậu khắc tài (a) Tóm tắt. Với lợi thế đất đai rộng lớn, Nghệ An đã hình thành các vùng nguyên liệu kết hợp với công nghiệp chế biến, trong đó có vùng nguyên liệu mía. Việc phát triển vùng mía đã đem lại nhiều lợi ích: sản xuất ra khối lợng sản phẩm lớn, năng suất cao, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho ngời dân Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía Nghệ An, đó là: xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà máy và ngời nông dân, cần có phơng thức mua bán đa dạng, tạo ra mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi giữa nhà máy và ngời dân, giúp nông dân có thị trờng ổn định; hỗ trợ vốn sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân vùng nguyên liệu mía, xây dựng trung tâm nghiên cứu giống mía, tập đoàn giống mía thích hợp cho vùng, thu mua mía theo trữ lợng đờng để nâng cao chất lợng sản xuất. 1. Đặt vấn đề Phát triển các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến có vai trò rất lớn: thúc đẩy chuyên môn hóa và tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng chất lợng hàng hóa, tạo ra nhiều nông phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập cho ngời nông dân và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Với lợi thế về đất đai rộng lớn, tỉnh Nghệ An đã hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản nh: vùng trồng mía, chè, cà phê, cao su, sắn, dứa, nguyên liệu giấy, . Đó cũng là những vùng chuyên canh lớn của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các vùng nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc liên kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến. Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển các vùng nguyên liệu mía Nghệ An, mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu mía với nhà máy chế biến, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu mía Nghệ An 2.1.1. Tình hình phát triển các vùng nguyên liệu mía gắn với nhà máy chế biến a, Về diện tích Cây mía đã đợc ngời dân Nghệ An trồng từ lâu đời để lấy mật. Cùng với sự phát triển của các nhà máy chế biến mía đờng, cây mía đã đợc phát triển mạnh Nghệ An. Diện tích mía tăng khá nhanh trong thời gian qua. Diện tích mía nguyên liệu tăng từ 19.500 ha năm 2001 lên 25.000 ha (niên vụ 2003-2004) và đạt cao nhất 29.085 ha (niên vụ 2007-2008). Riêng vụ ép 2005 - 2006 do thời tiết nắng hạn kéo dài, điều kiện tới chống hạn cho mía cha có nên diện tích mía thu hoạch các vùng nguyên liệu đều giảm, toàn tỉnh chỉ có 19.298 ha. Đến năm 2010, diện tích mía còn 23.379 ha. [1]. Diện tích các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến nh sau: - Nhà máy đờng Tate & Lyle có vùng nguyên liệu khoảng 23.000 ha tập Nhận bài ngày 11/05/2011. Sửa chữa xong 13/06/2011. Trờng đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 79 trung chủ yếu tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu. - Nhà máy đờng Sông Con có vùng nguyên liệu khoảng 4.000 ha tập trung chủ yếu tại huyện Tân Kỳ. - Nhà máy đờng Sông Lam có vùng nguyên liệu khoảng 1.300 ha tập trung chủ yếu tại 2 huyện Anh Sơn và Con Cuông. Diện tích của vùng nguyên liệu của nhà máy đờng Tate & Lyle lớn nhất trong 3 nhà máy. Từ vụ ép đầu tiên đến vụ ép 2008 - 2009, diện tích trồng mía theo hợp đồng với nhà máy tăng nhanh cả về diện tích và số hộ, xã, huyện; năm 1998 chỉ có 6.130 ha, đến vụ ép 2008- 2009 đã đạt là 21.119 ha. Tuy nhiên, trong 2 vụ ép gần đây, diện tích trồng mía của Nhà máy giảm đi: vụ ép 2009- 2010 chỉ còn 14.652 ha và vụ ép 2010 - 2011 dự báo khoảng 13.600 ha. Nguyên nhân cơ bản do những năm gần đây, vùng nguyên liệu mía xuất hiện bệnh chồi cỏ làm thiệt hại trên 5.000 ha. Bên cạnh đó có không ít diện tích ngời sản xuất tự chuyển sang trồng sắn nguyên liệu (do lãi suất từ trồng mía không cao bằng trồng sắn) [2]. b, Về năng suất, sản lợng Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật các vùng nguyên liệu luôn đợc các nhà máy quan tâm. Nhiều giống mới có năng suất và độ đờng cao lần lợt thay thế các giống mía cũ, nên năng suất mía bình quân tăng cao hơn so với các năm trớc. Năng suất mía bình quân cả tỉnh đạt khoảng 53 tấn/ha. Sản lợng mía hàng năm đạt từ 900 đến 1.500 nghìn tấn. Trong đó thấp nhất là niên vụ 2005 - 2006 chỉ đạt 904 nghìn tấn (do hạn hán), cao nhất là 1.555 nghìn tấn của niên vụ 2007 - 2008. Trên thực tế năng suất mía toàn tỉnh Nghệ An đạt bình quân 55- 60 tấn/ha. Các địa phơng có nhiều diện tích đạt năng suất mía cao tập trung chủ yếu 2 huyện Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn. Huyện có tỷ lệ diện tích thu hoạch đạt năng suất trên 70 tấn/ha cao nhất là Quỳ Hợp 34%, tiếp đến Nghĩa Đàn 27%, Quỳ Châu 24%, Quế Phong 17%, Thị xã Thái Hòa 11% và thấp nhất là Quỳnh Lu 9%, . Phần lớn các địa phơng trên có mía trồng trên đất đỏ vàng, đất xám. Tuy nhiên, năng suất mía bình quân tại các nhà máy chế biến đờng lại thấp hơn nhiều so với năng suất thực của vùng nguyên liệu. Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lợng mía qua các niên vụ phân theo các nhà máy [2] Nhà máy Hạng mục ĐVT Niên vụ 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006- 2007 2007-2008 Toàn tỉnh Diện tích Ha 28340 26980 19298 27865 29422 Năng suất Tấn/ha 52,4 47,9 46,8 48,7 53,0 Sản lợng Nghìn tấn 1484 1292 904 1357 1555 Nhà máy đờng T&L Diện tích Ha 23590 22430 16018 23226 23507 Năng suất Tấn/ha 52,1 46,9 42,8 47,4 51,0 Sản lợng Nghìn tấn 1230 1052 685 1101 1200 Nhà máy đờng Sông Lam Diện tích Ha 910 1050 986 1399 1239 Năng suất Tấn/ha 50,9 53,5 51,5 62,5 55,7 Sản lợng Nghìn tấn 47 56 51 86 69 Nhà máy đờng Sông Con Diện tích Ha 3840 3500 2294 3240 4613 Năng suất Tấn/ha 53,9 52,7 64,4 52,7 62,0 Sản lợng Nghìn tấn 207 184 168 170 286 N. T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 80 Trong số các nhà máy đờng của Nghệ An, nhà máy đờng Tate & Lyle có năng suất mía bình quân tại nhà máy thấp nhất. Theo số liệu báo cáo của nhà máy đờng Tate & Lyle, năng suất bình quân mía trong 10 năm chỉ có 2 vụ ép có năng suất đạt trên 50 tấn/ha (tính theo diện tích nhà máy kí hợp đồng và sản lợng mía vào nhà máy). Nguyên nhân chính là do nhiều sản lợng mía sau thu hoạch đã không bán cho nhà máy (khoảng 10% tổng sản lợng). Nhìn chung, tỷ lệ diện tích mía có năng suất cao ngày càng tăng, và giảm tỷ lệ diện tích có năng suất thấp. Theo số liệu tổng hợp vụ ép 2006 - 2007 và 2007 - 2008 tại vùng nguyên liệu nhà máy đờng Tate & Lyle cho thấy: tỷ lệ diện tích có năng suất dới 50 tấn/ha vụ sau giảm gần 4% so với vụ trớc. Trong đó tăng nhiều khu vực có năng suất trên 70 tấn/ha. Bảng 2. Diện tích mía thu hoạch phân theo năng suất của nhà máy đờng Tate&Lyle trong giai đoạn 2006 - 2008 [2] Năng suất (tấn/ha) Diện tích vụ ép 2006 - 2007 Diện tích vụ ép 2007 - 2008 ha % ha % Tổng 19.044 100,0 17.860 100,0 Dới 40 6.946 36,5 5.509 30,8 40 45 1.653 8,7 1.762 9,9 45 50 1.748 9,2 1.639 9,2 50 60 3.232 16,9 3.036 17,0 60 70 2.242 11,8 2.244 12,6 70 80 1.317 6,9 1.488 8,3 80 90 837 4,4 880 4,9 90 100 478 2,5 522 2,9 Trên 100 591 3,1 780 4,4 2.1.2. Tình hình chế biến mía đờng Nghệ An Giai đoạn 1995 - 2005, thực hiện chơng trình "1 triệu tấn đờng" của Chính phủ, Nghệ An đã nâng công suất nhà máy đờng Sông Lam lên 500 tấn/ngày, Sông Con lên 1.250 tấn/ngày. Đặc biệt tỉnh Nghệ An đã liên doanh với Tập đoàn Tate & Lyle của Vơng quốc Anh xây dựng Liên doanh Mía đờng Nghệ An Tate & Lyle với công suất ban đầu là 6.000 tấn/ngày, đến năm 2003 nâng lên 9.000 tấn/ngày. Hiện nay, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đờng trong tỉnh là 10.750 tấn/ngày. Tuy nhiên, phần lớn các vụ ép nhà máy đều thiếu nguyên liệu. Tính toán theo công suất thiết kế của các nhà máy và nguyên liệu vào nhà máy sau khi trừ nhu cầu của giống mía, lợng mía thất thoát sau thu hoạch vào thời vụ ép khoảng 150 ngày, thì hầu hết các vụ ép đều không đạt 100% so với công suất thiết kế, mà chỉ đạt 85% công suất thiết kế. Trờng đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 81 Bảng 3. Nhu cầu và khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đờng qua các niên vụ [2] Vụ ép Nhu cầu theo thiết kế của các nhà máy (nghìn tấn) Thực hiện (nghìn tấn) Tỉ lệ % so với thiết kế (%) Sản lợng đờng (tấn) 2003-2004 1.533 1.313 85,6 146.643 2004-2005 1.533 1.300 84,8 110.699 2005-2006 1.533 745 49,6 75.214 2006-2007 1.505 1.299 86,3 134.723 2007-2008 1.505 1.475 98,0 145.460 Theo số liệu báo cáo của Nhà máy đờng Tate & Lyle, trong 12 vụ ép vừa qua, chỉ có 5 vụ có sản lợng mía đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, 5 vụ đáp ứng trên 50% đến dới 100% nhu cầu và 2 vụ chỉ đáp ứng đợc dới 50% nhu cầu. Bảng 4. Nhu cầu và sản lợng mía thực ép của Nhà máy đờng Tate & Lyle qua các vụ ép [2] Vụ ép Nhu cầu (Tấn) Thực ép (Tấn) Đạt tỷ lệ (%) 1998- 1999 720.000 66.062 91,8 1999- 2000 720.000 323.294 44,9 2000- 2001 720.000 788.184 109,5 2001- 2002 720.000 869.657 120,8 2002- 2003 1.080.000 1.272.467 117,8 2003- 2004 1.080.000 1.059.883 98,1 2004- 2005 1.080.000 912.553 84,5 2005- 2006 1.080.000 527.660 48,9 2006- 2007 1.080.000 967.710 96,8 2007- 2008 1.080.000 1.120.000 103,7 2008- 2009 1.080.000 662.236 61,3 2009- 2010 1.080.000 589.171 54,6 Năng suất, sản lợng mía nguyên liệu của nhà máy đờng Tate & Lyle trong 2 vụ ép gần đây giảm mạnh chủ yếu do bệnh chồi cỏ xuất hiện trên hai vùng nguyên liệu chính có năng suất cao là Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, nên đã ảnh hởng mạnh đến kết quả sản xuất chung của vùng. N. T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 82 2.1.3. Thị trờng tiêu thụ Sản lợng đờng của các nhà máy chế biến Nghệ An sản xuất ra hàng năm đều đợc tiêu thụ hết và chủ yếu là thị trờng nội địa. 2.1.4. Mối quan hệ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu Để phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy mía đờng Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ, liên kết với các hộ nông dân trồng mía để duy trì vùng nguyên liệu. Những chính sách cụ thể có thể thấy rõ Nhà máy mía đờng Tate & Lyle. Nhà máy mía đờng Tate & Lyle tổ chức vùng nguyên liệu thành các hợp đồng theo xóm hoặc theo đơn vị địa lí. Mỗi xóm có từ 1 - 2 hợp đồng và có 1 nhóm trởng đại diện kí hợp đồng. Năm 2010, số lợng hợp đồng của Nhà máy là 508 hợp đồng với 17.500 hộ nông dân. Toàn bộ vùng nguyên liệu của Nhà máy đợc chia thành 5 vùng, tại mỗi vùng có 1 văn phòng của Nhà máy để quản lí điều hành. Có 5 cán bộ kĩ thuật của nhà máy (gồm 1 cán bộ bảo vệ thực vật và 4 cán bộ khuyến nông) hỗ trợ kĩ thuật trồng mía cho ngời nông dân. Ngoài ra, nhà máy còn có 36 giám sát viên đồng ruộng phân đều tại cácđể hớng dẫn nông dân và quản lí vùng nguyên liệu. Nhà máy có 5 máy trồng mía hàng đơn và hàng đôi đặt tại các văn phòng để cho nông dân mợn. Hàng năm, vào thời vụ trồng và chăm sóc, tuỳ nội dung công việc, loại giống mía cần phát triển, Nhà máy đờng Tate & Lyle đã thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu t phát triển vùng nguyên liệu phù hợp cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình nằm trong vùng mía của mình, nh: - Cho vay không lãi suất đến vụ thu hoạch để khai hoang và làm đất đúng kỹ thuật theo yêu cầu của Công ty, tiền mua giống mới, mua máy bơm nớc và máy phun thuốc trừ sâu theo sự chỉ đạo của Công ty. Trong đó tuỳ từng vụ trồng, từng giống mía, Công ty có chính sách hỗ trợ không hoàn lại với giá trị thích hợp. - Hỗ trợ cho không một số loại phân bón lót, bón thúc đối với một số giống mía chỉ định. Tuỳ từng niên vụ, Nhà máy thực hiện hỗ trợ phù hợp tiền công tác phí, tiền tổ chức hội thảo cho ban chỉ đạo trồng mía của huyện, xã và hỗ trợ tiền trực tiếp tổ chức và quản lý mía trong hợp đồng mình quản lý theo tấn mía từ địa phơng và cá nhân đó nhập về nhà máy. Trong thời gian trồng mía, Nhà máy thực hiện xây dựng các mô hình khuyến nông, đào tạo, tập huấn cho các hộ trồng mía bằng cách phát tờ rơi, cử cán bộ tập huấn cho nông dân tại đồng ruộng, Ngoài ra, Nhà máy còn hỗ trợ các địa phơng phơng tiện, máy móc, ống cống để sửa chữa, bảo dỡng và làm mới đờng vận chuyển mía; Thực hiện chơng trình nghiên cứu, lựa chọn giống mía để tạo giống mía sạch bệnh cho nông dân. Đến vụ thu hoạch, Nhà máy sẽ lấy mẫu kiểm tra độ đờng để đa ra giá mía thu mua đối với nông dân. Toàn bộ nhà máy có 500 xe chở nguyên liệu. Tùy từng vùng mía mà chi phí vận chuyển khác nhau. Trong vụ mía 2010 - 2011, chi phí vận chuyển mía trung bình là 55.000 đồng/tấn. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến cũng đợc thể hiện rõ Nhà máy mía đờng Sông Con. Vụ mía năm 2010 - 2011, Nhà máy mía đờng sông Con đã cho nông dân trồng mía vay không lấy lãi để mua máy nông nghiệp đa năng chăm sóc mía. Mỗi máy trị giá khoảng 30 triệu đồng, nhà máy Trờng đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 83 cho vay trong vòng 3 năm không lấy lãi và khấu hao dần vào sản phẩm mía. Việc đầu t cơ giới hóa đã nâng năng suất mía lên cao đem lại lợi nhuận cho ngời nông dân và đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, nhà máy còn chế biến các sản phẩm sau ép cung cấp cho ngời nông dân làm phân bón cho mía. 2.2. Đánh giá chung việc phát triển vùng nguyên liệu mía 2.2.1. Những thành tựu Phát triển vùng nguyên liệu đã khai thác đợc những lợi thế của vùng miền núi Nghệ An, tạo đợc khối lợng sản phẩm hàng hóa lớn để xuất khẩu. Các vùng chuyên canh đã có sự kết hợp với công nghiệp chế biến sản xuất ra những sản phẩm có chất lợng, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. - Phát triển vùng nguyên liệu mía đã đem lại lợi ích đích thực cho ngời nông dân, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho dân c các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. - Việc phát triển vùng mía nguyên liệu lớn, tơng đối tập trung, góp phần quan trọng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng, xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún trong nông nghiệp. - Sản xuất mía đang dần đợc đầu t về chất lợng. Đó là việc đa máy móc vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật; đa vào sản xuất đại trà nhiều giống mía mới có năng suất cao, độ đờng trung bình trên 10 CCS, phù hợp điều kiện vùng núi Nghệ An. - Phát triển vùng nguyên liệu đã thúc đẩy ngành nghề nh dịch vụ vận tải, sửa chữa nhỏ, dịch vụ vật t phân bón . phát triển theo, thu hút hàng chục ngàn lao động trong vùng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nhiều hộ vơn lên khá, giàu. - Cùng với sự phát triển của cây mía, hệ thống hạ tầng nông thôn - nhất là đờng giao thông cũng phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển mía từ các nơi sản xuất về nhà máy, đồng thời đã góp phần làm thay đổi về cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh. - Việc phát triển vùng nguyên liệu có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế của vùng.Vùng nguyên liệu có khoảng 1.185.000 nhân khẩu (chiếm gần 40% nhân khẩu cả tỉnh), 771.000 lao động. Hiện tại có trên 30.000 hộ các xã, đơn vị tham gia ký hợp đồng sản xuất mía nguyên liệu cho các nhà máy, trong đó có 937 lao động làm việc thờng xuyên trong các nhà máy chế biến mía đờng. Nhiều hộ xoá đợc đói nghèo và cũng có không ít hộ vơn lên khá, giàu từ cây mía. 2.2.2. Những khó khăn, tồn tại - Cho đến nay các nhà máy cha khai thác có hiệu quả tiềm năng vùng nguyên liệu. Phần lớn các vụ ép của các nhà máy đều không đạt hết công suất. Nhiều vụ ép, công suất thực ép thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Điều này làm giảm hiệu quả chế biến của nhà máy. - Diện tích mía hiện có của các nhà máy chủ yếu đợc ký hợp đồng theo chu kỳ với các hộ gia đình, các thành phần kinh tế các địa phơng, do vậy tính ổn định của vùng nguyên liệu không vững chắc. Mặt khác, tỉnh đã và đang triển khai thực hiện một số dự án lớn, nh: Dự án thuỷ điện Bản Mồng, Dự án chăn nuôi bò sữa, các dự án phát triển công nghiệp, phát triển đô thị . Những dự án này đều ảnh hởng đến vùng nguyên liệu mía của các nhà máy. N. T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 84 - Trong thời gian gần đây, năng suất mía và giá thu mua mía còn thấp, nên hiệu quả sản xuất đem lại từ cây mía cha cao. So với mặt bằng giá các nhà máy tỉnh khác thì giá thu mua mía của các nhà máy Nghệ An thấp hơn từ 150- 300 đồng/tấn (nh năm 2009 - 2010 thấp hơn các nhà máy mía đờng các tỉnh phía Nam từ 250.000 - 300.000 đồng/tấn). Giữa các nhà máy trong tỉnh cũng có sự không hợp lý. Nhà máy Tate & Lyle đợc xem có công nghệ hiện đại nhất Đông Nam á, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn hẳn so với các nhà máy khác, nhng giá thu mua nguyên liệu đây lại thấp hơn các nhà máy mía đờng trong tỉnh. Vì vậy, sản lợng mía hàng năm của vùng nguyên liệu vẫn bị thất thoát do nông dân bán ra những địa phơng khác (nh Thanh Hóa), chiếm khoảng 10% tổng sản lợng mía thu hoạch. - Cây mía vùng chuyên canh hiện đang bị cạnh tranh với một số cây khác do hiệu quả sản xuất mía cha cao. Với năng suất bình quân và giá thu mua nh hiện nay thì giá trị sản xuất 1 ha mía đang thấp thua so với cây trồng hàng năm khác trên cùng loại đất và trong cùng thời điểm. Năm 2009, giá trị sản xuất 1 ha mía chỉ đạt 30 triệu đồng, trong đó 1 ha sắn đạt 35 triệu đồng và 1 ha cỏ đạt 60 triệu đồng. Vì vậy, một phần diện tích mía đang chuyển sang trồng các loại cây khác. Về lâu dài, sẽ gây thiệt hại lớn cho các nhà máy chế biến. - Các vùng trồng mía cha chủ động đợc tới tiêu, mà vẫn phụ thuộc vào lợng ma. Có những năm hạn hán, năng suất và sản lợng mía của vùng chuyên canh giảm nhiều. - Trong thời gian gần đây, vùng nguyên liệu mía của Nghệ An gặp bệnh chồi cỏ. Dịch bệnh vẫn cha đợc khống chế và đang lây lan nhanh, gây thiệt hại cho ngời trồng mía và nhà máy chế biến. Năm 2008, diện tích mía bị bệnh chồi cỏ lên đến 4.900 ha và vẫn đang tiếp tục lan rộng. 2.3. Một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía Để có thể phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía gắn với các nhà máy chế biến, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau : - Các nhà máy nên đa ra mức giá thu mua hợp lí, phân phối lợi nhuận đồng đều giữa nhà máy và ngời trồng mía nhằm giữ vững diện tích và đảm bảo nguyên liệu cho chế biến: + Các nhà máy cần có phơng thức mua bán đa dạng, nhằm tạo ra mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với từng hộ nông dân, giúp hộ nông dân có thị trờng ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá mía cần tính đến giá đầu vụ, cuối vụ, cự li gần, cự li xa, đảm bảo ngời sản xuất cũng có lợi. Ngoài ra, để khuyến khích nông dân trồng mía với trữ lợng đờng tốt, Nhà máy cần có phần thởng cho hộ sản xuất giỏi nh mời đi tham quan, du lịch, thởng tiền, hiện vật có giá trị. + Phân phối lợi nhuận hợp lí giữa nhà máy và ngời nông dân. Cần chia sẻ cả những khó khăn giữa ngời sản xuất và ngời chế biến, tránh những lúc khan hiếm nguyên liệu, ngời nông dân lại bán mía đi nơi khác; còn những lúc giá mía xuống thấp, nhà máy lại không . Trờng đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 85 thu mua hết nguyên liệu cho ngời nông dân. Thông thờng, ngời sản xuất thờng gặp thiệt hại nhiều hơn, nên cần có chính sách hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất cho ngời nông dân khi mất mùa do thiên tai gây ra. - Các nhà máy nên kết hợp với các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hỗ trợ vốn sản xuất, cho nông dân vay tiền sản xuất một cách hữu hiệu. - Chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân, giúp nông dân trồng mía đạt năng suất cao. Nhà máy cần xây dựng trung tâm nghiên cứu giống mía, xây dựng tập đoàn giống mía thích hợp cho vùng. Tổ chức các trung tâm chuyển giao, trình diễn kĩ thuật và cung ứng vật t cho nông dân; bố trí các cán bộ kĩ thuật phụ trách vùng mía để trực tiếp chuyển giao kĩ thuật mới cho nông dân, giúp nông dân trong chế độ canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt phòng từ bệnh chồi cỏ hại mía. - Các nhà máy nên tiến tới thu mua mía theo trữ lợng đờng. Điều này sẽ khuyến khích ngời trồng mía quan tâm, chú trọng đầu t về chất lợng sản phẩm hơn. 3. Kết luận Việc phát triển vùng nguyên liệu mía đã thúc đẩy nông nghiệp tỉnh Nghệ An phát triển theo hớng thị trờng, tăng thu nhập cho ngời nông dân, xóa đói, giảm nghèo vùng miền núi Nghệ An. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do sự không đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, do dịch bệnh mía đang phát triển, . làm diện tích vùng chuyên canh giảm nhanh trong những năm gần đây. Điều này, gây ảnh hởng xấu đến cả nhà máy và ngời nông dân. Vì vậy, để có thể phát triển bền vững vùng nguyên liệu, cần phải xây dựng đợc mối liên kết chặt chẽ giữa ngời nông dân và các nhà máy chế biến, cũng nh cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phơng trong việc quy hoạch và đa ra các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ ngời nông dân sản xuất mía nguyên liệu thì vùng nguyên liệu mía mới có thể phát triển bền vững và đạt đợc những mục tiêu đề ra. TàI LIệU THAM KHảO [1] Cục Thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An năm 2009. [2] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía Nhà máy đờng Tate & Lyle thời kì 2015 và 2020, 2009. [3] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, 2009. N. T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 86 SUMMARY on the ISSUE of DEVELOPMENT of SUGARCANE GROWING AREAS IN NGHE AN PROVINCE With a vast area of land, Western Nghe An has a number of growing areas combined with processing industry, including sugarcanes. The development of sugarcane has brought many benefits: producing a large quantity of products with high productivity, raising people's incomes, reducing poverty. The article suggests some sustainable solutions to the development of sugarcane growing areas based on our analysis of the situation. It is essential to build a win-win partnership between the factory and farmers, help them have a stable market, assist them in production, and transfer technology. (a) Khoa Địa lí, Trờng Đại học Vinh . T. T. Thanh, đ. K. Tài vấn đề pháT Triển các vùng, tr. 78 - 86 78 VấN Đề PHáT TRIểN CáC VùNG NGUYÊN LIệU MíA ở TỉNH NGHệ AN Nguyễn Thị Trang Thanh, đậu. nguyên liệu và nhà máy chế biến. Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển các vùng nguyên liệu mía ở Nghệ An, mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu mía

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w