Những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương trong ngành giáo dục
UBND HUYỆN THANH TÂM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-PGD Thanh Tâm, ngày tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO Những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương trong ngành giáo dục Căn cứ Công văn số 4057/UBND-TH, ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc báo cáo những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thực hiện Công văn số 966/UBND-TH của UBND huyện Thanh Tâm về việc báo cáo những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Căn cứ vào kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Tâm xin báo cáo cụ thể như sau: I. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh 1.1. Số trường hiện có: Tổng số 85 trường. Không tăng so với năm học 2012-2013. - Trường Mầm non: 28 trường. - Trường Tiểu học: 28 trường ( trong đó có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú). - Trường THCS: 48 trường ( trong đó có 13 trường phổ thông dân tộc bán trú). - Trường phổ thông DTNT: 04 trường. - Số trường đạt chuẩn quốc gia: 03 trường (trường Tiểu học Thị trấn Thanh Tâm, trường Mầm non Hoa Lan, trường phổ thông DTNT huyện). Không tăng so với năm học 2012-2013. 1.2. Số lớp, số học sinh a) Bậc học Mầm non: * Nhà trẻ: Tổng số nhóm: 58 nhóm = 6443 cháu, so với năm học 2012-2013 tăng 16 nhóm = 222 cháu, so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 giảm 40 nhóm = 362 cháu. Tỷ lệ huy động 0 ->2 tuổi đạt: 14,531% (643/4.430), so với năm học 2012- 2013 tăng: 4,88%, so với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2013 giảm 8,49%. * Mẫu giáo: Tổng số lớp: 282 lớp = 5.8438 cháu, so với năm học 2012-2013 tăng 20 lớp = 584 cháu, so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 giảm 01 lớp, tăng 311 cháu. Tỷ lệ huy động 3 ->5 tuổi: 92,68% (5.848/6.310), so với năm học 2012-2013 tăng 4,54%, so với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2013 giảm 0,92%. Riêng trẻ 5 tuổi đến trường đạt 98,85 % (2.149/2.174), so với năm học 2012- 2013 tăng 0,64%, so với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2013 tăng 0,85%. b) Bậc học phổ thông: * Tổng số lớp: 705 lớp = 14.666 học sinh, so với năm học 2012-2013 tăng 13 lớp = 220 học sinh, so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 giảm 452 học sinh. Được chia ra cụ thể như sau: * Bậc học Tiểu học: Tổng số 5153 lớp = 9.284 học sinh, so với năm học 2012- 2013 tăng 10 lớp = 253 học sinh, so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 giảm 72 học sinh. - Tổng số trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 1.990 học sinh. So với năm học 2012-2013 tăng 115 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt: 99.80%, so với năm học 2012- 2013 tăng 0,17% , so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 tăng 1,80%. - Tổng số học sinh 6->10 tuổi: 8.927 học sinh, so với năm học 2012-2013 tăng 319 học sinh. Tỷ lệ huy động đạt 99,69%, so với năm học 2012-2013 tăng 0,05%. * Bậc học THCS: Tổng số 1903 lớp = 5.382 học sinh, so với năm học 2012- 2013 tăng 03 lớp, số học sinh giảm 333 học sinh, so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 giảm 380 học sinh. - Tổng số học sinh 11 tuổi vào lớp 6: 1.385 học sinh. Tỷ lệ huy động đạt: 90,35%, so với năm học 2012-2013 tăng 5,57%. - Tổng số học sinh 11->14 tuổi: 5.1381 học sinh. Tỷ lệ huy động đạt 96,71%, so với năm học 2012-2013 giảm 0,20%. - Tỷ lệ huy động 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98,18%, so với năm học 2012-2013 giảm 0,05%, so với chỉ tiêu kế hoạch giao tăng 0,18%. 1.3. Học viên Phổ cập THCS tại xã Thiên Nam Tổng số học viên tham gia học 01 lớp = 213 học sinh. Dự kiến trong tháng 12 năm 2013 sẽ hoàn thành chương trình học; đồng thời phòng GD&ĐT huyện sẽ thành lập Hội đồng xét và xét công nhận tốt nghiệp. 1.4. Công tác huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT Trong năm học 2013-2014, công tác huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học tiếp THPT, Trung tâm GDTX huyện đã được Huyện ủy, UBND huyện, chính quyền các xã, thị trấn đặc biệt quan tâm. Do vậy, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục đi học tăng lên rõ rệt. Năm 2013, toàn huyện 463 học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT, Trung tâm GDTX và các trường Nội trú trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 338 học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT, 71 học sinh đi học TTGDTX ; 15 học sinh trúng tuyển vào trường PT DTNT tỉnh; 20 học sinh trúng tuyển trường PT DTNT Yên Minh; 01 học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường Đại học Lâm Nghiệp; 02 học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường Phổ thông dân tộc Vùng cao Việt Bắc. Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT đạt 44%. Đây là một sự đột phá, một sự phát triển vượt bậc trong công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện. Đồng thời tạo sự chuyển biến bước đầu trong nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học tập, từng bước xây dựng xã hội học tập. 2. Về các điều kiện phát triển giáo dục 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ( Tính đến ngày 05/11/2012) Tổng số: 1.680 người ( Tính đến ngày 5/12/2013). Chia ra: CBQL: Mầm non: 37 người, Tiểu học: 49 người, THCS: 39 người; Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 1.453 người; (Mầm non: 367 người; Tiểu học: 6731 người; THCS: 415 người); Nhân viên: 102 người. 2.2. Về cơ sở vật chất - Tổng số phòng học hiện có: 925 phòng; trong đó: Phòng kiên cố: 403 phòng; phòng học cấp IV: 402 phòng; phòng học tạm: 120 phòng. - Phòng lưu trú giáo viên: 4833 phòng; thiếu 525 phòng. - Phòng lưu trú học sinh: 1372 phòng; thiếu 361 phòng. - Phòng thư viện 138 phòng; phòng thí nghiệm: 5 phòng; trong đó phòng đạt chuẩn: 0 phòng. - Tổng số bàn ghế cho giáo viên: 4397 bộ - Tổng số bàn ghế cho học sinh: 8575 bộ 3. Công tác xã hội hoá giáo dục Công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm gần đây đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội đặc biệt là chính quyền các xã, Thị trấn và nhân dân đã tích cực tham gia tuyên truyền vận động học sinh đến trường, nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đã giúp đỡ ngành giáo dục xuống các xã, Thị trấn tuyên truyền vận động học sinh đi học, học sinh được quan tâm hơn cả về vật chất lẫn tinh thần do đó tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. 4. Công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục Công tác phát triển Đảng viên trong nhà trường được đẩy mạnh. Toàn ngành giáo dục có 650 đảng viên ( nữ 412 người) chiếm 38,69% cán bộ giáo viên toàn ngành. Trong năm học 2012-2013 chi bộ các đơn vị trường học đã kết nạp được 109 đảng viên mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số Đảng bộ xã, chi bộ trường học chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển Đảng dẫn đến số Đảng viên được kết nạp mới trong năm học cũng như số Đảng viên trong toàn ngành chiếm tỷ lệ còn thấp. 5. Chất lượng, hiệu quả giáo dục 5.1. Kết quả triển khai đổi mới phương pháp dạy học Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức triển khai tới toàn bộ các đơn vị trường học trong toàn huyện thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh là trung tâm, tăng cường các hoạt động chủ động của học sinh, giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong các bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học . Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá như đổi mới cách ra đề kiểm tra, sử dụng linh hoạt hai hình thức tự luận và trắc nghiệm trong các đề kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra nhằm xác định rõ các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT huyện thường xuyên cử cán bộ, giáo viên cốt cán đi tập huấn, lĩnh hội việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá do Bộ Giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức. Đồng thời tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên để đưa vào thực hiện đại trà trong toàn huyện. Thực hiện nghiêm túc và đảm bảo đối với việc tổ chức sinh hoạt tổ, khối và tổ chức chuyên đề: Tổ chức được các buổi trao đổi, thống nhất về phương pháp, tiến trình, rút kinh nghiệm để thống nhất tiết dạy, thống nhất về chương trình dạy học tích hợp các nội dung giáo dục trong từng khối lớp đạt nhiều kết quả cao. 5.2. Kết quả triển khai công tác giáo dục Dân tộc - Học sinh trường phổ thông DTNT huyện: Tổng số: 10 lớp = 300 học sinh. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 36 người (Cán bộ quản lý: 03 người; giáo viên: 22 người; Tổng phụ trách Đội: 01 người; nhân viên: 10 người). - Học sinh là người dân tộc: + Tiểu học: 9.154/9.291 Chiếm: 98,53%. + Trung học cơ sở: 5.3396/5.470 Chiếm: 98,65%. 5.3 Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh a, Năm học 2013-2014 a, Kết quả triển khai thực hiện Nghị định 74/2013/NĐ-CP. - Tổng số học sinh được miễn học phí theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ: 5.466 học sinh. - Tổng số học sinh được giảm học phí theo Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ: 809 học sinh. b, Kết quả triển khai thực hiện Quyết định 85/QĐ-TTg . - Tổng số học sinh bán trú theo Quyết định số 85/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: 6.357 học sinh (cấp Tiểu học 2.984 học sinh cấp THCS 3.373 học sinh). c, Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Tổng số học sinh được hưởng theo Quyết định 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 03 học sinh (Mầm non 01 học sinhl Tiểu học 02 học sinh). d, Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg và Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Tổng số mẫu giáo được hưởng theo Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 2.025 học sinh. - Tổng số mẫu giáo được hưởng theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 3.404 học sinh. e, Kết quả thực hiện Nghị quyết số 22//2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. - Tổng số học sinh nghèo được hưởng theo Nghị quyết 22/NQ-HĐND tỉnh: 3.664 học sinh. b. Đối với năm học 2012-2013 và những năm học trước - Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh: UBND huyện Thanh Tâm đã cấp và chi trả đảm bảo chế độ cho học sinh. 5.4. Chất lượng giáo dục toàn diện - Kết quả thực hiện các phong trào giáo dục trong nhà trường: Công tác giáo dục toàn diện được Phòng GD&ĐT luôn quan tâm. Trong các hội nghị giao ban hiệu trưởng hàng tháng. Phòng giáo dục thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, công tác vệ sinh trường lớp, mỗi đơn vị trường học thành lập một đội văn nghệ xung kích của đơn vị, tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao trong trường học. Trong năm học 2013 (tính đến thời điểm 24/12/2013) phòng giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Xây dựng lớp học chất lượng cao, lớp học kiểu mẫu, phòng ở kiểu mẫu”. + Tổng số lớp học kiểu mẫu: 131 lớp = 3.266 học sinh, so với năm học 2012-2013 tăng 105 học sinh ( trong đó Mầm non 43 lớp = 1058 cháu; Tiểu học 50 lớp = 1.098 học sinh; THCS 38 lớp = 1.110 học sinh) + Tổng số phòng ở kiểu mẫu: 536 phòng = 1171 học sinh, so với năm học 2012-2013 tăng 05 phòng = 214 học sinh ( trong đó Tiểu học 21 phòng = 487 học sinh; THCS 335 phòng = 484 học sinh). + Tổng số lớp học chất lượng cao: 15 lớp = 411 học sinh, so với năm học 2012-2013 giảm 03 lớp = 87 học sinh ( trong đó Tiểu học 02 lớp = 50 học sinh; THCS 13 lớp = 361 học sinh). II. NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ Chất lượng giáo dục còn thấp, chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ huy động học sinh trong các độ tuổi đến trường chưa cao, một số tỷ lệ chưa đạt được so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp còn thấp, tình trạng học sinh nghỉ học cài răng lược vẫn xảy ra, số lượng học sinh bỏ học tương đối lớn (tính đến thời điểm hiện tại toàn ngành có 271 học sinh bỏ học. Trong đó Tiểu học 24 học sinh; THCS 2347 học sinh). - Các đơn vị trường học thực hiện phong trào xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “lớp học chất lượng cao, lớp học kiểu mẫu, phòng ở kiểu mẫu” chưa nghiêm túc dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao. - Công tác vệ sinh trường lớp học, xây dựng khuân viên nhà trường xanh, sạch, đẹp chưa được chú trọng. Việc sắp xếp đồ đạc tại các khu nhà lưu trú của giáo viên và học sinh chưa gọn gàng, ngăn nắp. - Năng lực quản lý của một số cán bộ trường học còn hạn chế, công tác quản lý về chuyên môn, ngày giờ công của Ban giám hiệu một số đơn vị trường học còn lỏng lẻo. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng viên chức tại các đơn vị trường học chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, nể nang, chưa phản ánh đúng thực chất về năng lực chuyên môn của cán bộ giáo viên. - Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ giáo viên, học sinh, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số đơn vị trường học chưa thực sự được chú trọng. Dẫn dến tình trạng vẫn còn giáo viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống. Tình trạng đơn thư nặc danh, đơn thư vượt cấp còn xảy ra nhiều. - Một số giáo viên chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh, chưa chú trọng đầu tư vào công tác chuyên môn, chưa nghiên cứu giáo án, tài liệu trước khi lên lớp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy còn hạn chế, mang tính hình thức, việc ứng dụng giáo án điện tử trong các bài giảng chưa được áp dụng thường xuyên. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học, phong trào tự làm đồ dùng dạy học tại một số đơn vị trường học chưa được các trường chú trọng và quan tâm. III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Trong năm học 2013-2014, ngành giáo dục huyện Thanh Tâm được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai. Sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực huyện ủy, Thường trực HĐND - UBND huyện, của Phòng giáo dục và đào tạo huyện về công tác giáo dục trên địa bàn toàn huyện. Các ban, ngành, đoàn thể của huyện được phân công phụ trách các xã đã thường xuyên xuống cơ sở giúp nhà trường, giáo viên tuyên truyền vận động học sinh đi học. Hỗ trợ về kinh phí và hiện vật để giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh bán trú. Cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân một số xã đã thực sự coi trọng công tác giáo dục, phát huy được công tác xã hội hóa giáo dục. IV. NHỮNG TỒN TẠI VÀ RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Bên cạnh những mặt đạt được trong năm học 2013-2014 ngành giáo dục và đào tạo huyện còn gặp nhiều rào cản trong công tác giáo dục đó là: Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa có ý thức trong việc cho con đi học, còn bắt con phải làm việc nhiều. Do đặc điểm địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, dân cư phân bố không tập trung, khí hậu khắc nghiệt đặc biệt vào mùa đông nên học sinh còn nghỉ học nhiều. Công tác tham mưu của Ban giám hiệu các đơn vị trường học đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc vận động, duy trì sĩ số học sinh còn nhiều hạn chế. Một số đồng chí CBQL trường học chưa phát huy hết vai trò, năng lực quản lý, công tác chỉ đạo, điều hành đơn vị còn nhiều thiếu sót. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể một số xã chưa thực sự đồng bộ, hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Cần làm tốt công tác tham mưu với Thường trực Huyện uỷ, Thường trực HĐND-UBND huyện trong chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường, tu sửa cơ sở vật chất. Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường đảm bảo được chỉ tiêu kế hoạch giao. - Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho cán bộ giáo viên và học sinh. Thực hiện tốt các chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác giáo dục. - Thực hiện tốt biên chế năm học và sự chỉ đạo chuyên môn theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai. - Thường xuyên tuyên truyền và phổ biến sâu rộng tới toàn thể cán bộ giáo viên nội dung cuộc vận động "Hai không" với bốn nội dung do Bộ GD&ĐT phát động; việc " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với " Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". - Tổ chức tốt các Hội thi, kỳ thi cho cán bộ giáo viên và học sinh. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học và trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng trực quan. - Củng cố vững chắc công tác phổ cập trẻ 5 tuổi, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học, duy trì đảm bảo kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học hàng năm. - Xây dựng kế hoạch cụ thể về việc mở lớp phổ cập THCS đảm bảo các tiêu chuẩn công nhận cho năm 2014. - Làm tốt công tác tuyển sinh đầu vào các cấp: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, BTTHPT, tuyển sinh học sinh nội trú, bán trú. VI. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Năm học 2013-2014, năm học bản lề thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Toàn ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, thực hiện những giải pháp đột phá và những giải pháp lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 1. Phương hướng chung Thực hiện tốt chủ đề năm học, thực hiện tốt các cuộc vận động, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tham mưu tốt với Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện trong việc tu sửa cơ sở vật chất trường lớp học. Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi phổ cập đến trường. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho cán bộ giáo viên và học sinh. Thực hiện tốt các chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác giáo dục. Thực hiện tốt biên chế năm học và sự chỉ đạo chuyên môn theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Lào Cai. Tiếp tục tuyên truyền và phổ biến sâu rộng tới toàn thể cán bộ giáo viên nội dung cuộc vận động "Hai không" với bốn nội dung do Bộ GD&ĐT phát động. Thực hiện tốt việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức tự học và sáng tạo". Tổ chức tốt các Hội thi cho cán bộ giáo viên và học sinh. 2. Nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể 2.1. Nhiệm vụ cụ thể: 1 - Duy trì kết quả công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 2 - Thực hiện tốt cuộc vận động tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động. 3 - Nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các bậc học, ngành học. Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện các lớp học chất lượng cao, các lớp học kiểu mẫu. 4 - Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, công tác quản lý trường học, ổn định đội đội ngũ cán bộ giáo viên các trường. 5 - Xây dựng các tiêu chí đối với các đơn vị trường nằm trong lộ trình công nhận trường chuẩn quốc gia từ nay đến năm 2015. 6 - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. - Thực hiện tốt công tác phổ cập phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS, phổ cập trẻ GDMN cho trẻ 5 tuổi. - Tuyên truyền thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhân dân, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Chú trọng phát triển ngành học Mầm non. - Chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9. - Tận dụng tối đa các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, tiến tới không có phòng học tạm. 2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản: - Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt từ 23% trở lên. - Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 93,6% trở lên. - Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 98% trở lên. - Tỷ lệ huy động 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98% trở lên. - Tỷ lệ huy động 6-14 tuổi đến trường đạt 98% trở lên. - Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I: 01 trường công nhận trong năm 2013; 01 trường công nhận trong năm 2014. - Chất lượng chuyển lớp, tỷ lệ học sinh khá giỏi: * CấpTiểu học. - Chất lượng chuyển lớp đạt trên 95% - Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 33% * Cấp THCS: - Chất lượng chuyển lớp đạt trên 92%. - Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 19% trở lên. 3. Giải pháp thực hiện - Tiếp tục tham mưu với Thường trực Huyện uỷ, Thường trực HĐND-UBND huyện trong chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường, tu sửa cơ sở vật chất. Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường đảm bảo được chỉ tiêu kế hoạch giao. . báo cáo những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thực hiện Công văn số 966/UBND-TH của UBND huyện Thanh Tâm về việc báo cáo những rào. Số: /BC-PGD Thanh Tâm, ngày tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO Những rào cản làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương trong ngành giáo dục Căn cứ