1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Kiểm toán viên đối với vấn đề Going concern theo ISA pptx

46 874 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 743,5 KB

Nội dung

Ti`m kiê´m Kiểm toán viên đối với vấn đề Going concern theo ISA Đã đọc: 12546 lượt. Phạm Văn Cung - ACCA 1. Thế nào là Going concern (GC) Một doanh nghiệp thông thường được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần (foreseeable future) mà không có ý định hay không bắt buộc phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản. 2. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế điều chỉnh- chuẩn mực 570 quy định các vấn đề sau: a. Trách nhiệm của kiểm toán viên b. Lập kế hoạch như thế nào để đánh giá GC c. Đánh giá GC như thế nào d. Báo cáo như thế nào 3. Trước hết, hãy xem vai trò của Ban giám đốc công ty được kiểm toán a. BGĐ công ty chịu trách nhiệm đánh giá GC của công ty (theo yêu cầu của IAS 1) b. Ban Giám đốc cần đánh giá các vấn đề sau: i. Mức độ chắc chắn của các thông tin ii. Đánh giá dựa trên các thông tin đó. c. Các yếu tố cho thấy có thể có nghi ngờ đối với tính GC của DN i. Công nợ ròng, công nợ ngắn hạn ròng (nghĩa là tài sản nhỏ hơn công nợ) ii. Các khoản vay tới hạn trả mà không có khả năng trả cũng như không được gia hạn iii. Dựa quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn iv. Có dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ về tài chính của các chủ nợ sẽ chấm dứt v. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là âm vi. Các chỉ số tài chính ở tình trạng xấu vii. Lỗ hoạt động hoặc có tình trạng mất giá của các tài sản viii. Chậm trả hoặc ngừng trả cổ tức ix. Không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ khi tới hạn x. Phương thức thanh toán hàng mua chuyển từ phương án được mua chịu sang thanh toán bằng tiền mặt khi hàng được giao (COD- cash on delivery) xi. Không có khả năng huy động được nguồn tài chính mới tài trợ cho các sản phẩm mới hoặc các nghiên cứu phát triển xii. Mất mát vị trí lãnh đạo chủ chốt mà không có người thay thế xiii. Mất thị trường trọng điểm, giấy phép, khách hàng trọng điểm, kênh phân phối trọng điểm xiv. Gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lao động xv. Thiếu nguồn cung xiv. Không tuân thủ các quy định của pháp luật xvii. Là bên bị của các vụ kiện có khả năng thua kiện xviii. Thay đổi chính sách của chính phủ xix. Các nguyên nhân khác (ví dụ như cúm gà) d. Các yếu tố loại trừ: Các yếu tố trên có thể được giảm thiểu (loại trừ) bởi các yếu tố khác: ví dụ bán tài sản để trả nợ khi đến hạn, tìm được một nhà cung cấp khác thay thế cho nhà cung cấp đã bị mất, tìm đuợc thị trường mới thay cho thị trường trọng điểm 4. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Kiểm toán viên cần xem xét: - Tính hợp lý về các giả định GC - Liệu có tồn tại những nghi ngờ mang tính trọng yếu về vấn đề GC cần phải được trình bày trên báo cáo tài chính hay không. Kiểm toán viên cũng cần xem xét: -Quá trình đánh giá GC của BGĐ - Các giá định mà BGĐ sử dụng - Các kế hoạc trong tương lai Các thủ tục kế toán bổ sung: - Phân tích dự đoán lưu chuyển tiền tệ, kế hoạch lợi nhuận và các dự đoán khác - Phân tích và thảo luận với BGĐ báo cáo tài chính tháng/ quý gần đây nhát - Rà soát lại các điều khoản của các khoản vay và trái phiếu công ty - Đọc các biên bản họp HĐQT - Tìm hiểu thông tin từ các luật sư của công ty - Tìm hiểu và xác nhận các thông tin về sự tồn tại, tính hợp pháp, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo lợi nhuận cao trong tương lai - Có thể lấy thư cam kết hõ trợ (support letter) từ công ty mẹ- trong trường hợp này phải đánh giá khả năng tài chính của công ty mẹ - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày Báo cáo tài chính Báo cáo của kiểm toán viên i. Nếu không có nghi ngờ mang tính trọng yếu về GC ==> ý kiến chấp nhận toàn phần không sửa đổi (unqualified, unmodified) ii. Nếu có nghi ngờ mang tính trọng yếu, kiểm toán viên phải xem xét tới các yếu tố loại trừ: với hai khả năng sau: a. Nếu có đủ các yếu tổ loại trừ thích hợp, kiểm toán viên phải xem xét xem các yếu tố loại trừ đó có được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính hay không: - nếu có, ý kiến chấp nhận toàn phần có sửa đổi theo đó ý kiến kiểm toán sẽ bao gồm một đoạn nhấn mạnh giải thích về GC (unqualified, modified) - nếu không được trình bày đầy đủ, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến loại trừ, nêu lý do là GC không được trình bày dâyd đủ trong báo cáo tài chính b. Nếu không có các yếu tố loại trừ thích hợp, kiểm toán viên phải xem xét xem các baó cáo tài chính được soạn lập trên cở sở nào: - nếu sử dụng cơ sở GC ==> Kiểm toán viên đưa ra ý kiến trái ngược (adverse) - nếu sử dụng cơ sở khác ==> Kiểm toán viên đánh giá tình phù hợp của cơ sở đó và có thể đưa ra ý kiền chấp nhận toàn phần nhưng được sửa đổi, ý kiến kiểm toán thêm một đoạn nhấn mạnh trình bày về cơ sở soạn lập không phải là GC (Theo Webketoan) Báo cáo tài chính, phơi bày hay che dấu (Phần đầu) Đã đọc: 28438 lượt. Hoàn toàn lặng im khi nghe bồi thẩm đoàn đọc cáo trạng, Bernard Ebbers, cựu giám đốc điều hành tập đoàn viễn thông World Com, Mỹ đã bị buộc tội gian lận và cung cấp các số liệu không chính xác tại các báo cáo tài chính liên quan đến khoản tiền 11 tỷ USD trong vụ phá sản của một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ. Với các tội danh trên, Ebbers có thể phải chịu hình phạt lên đến 85 năm tù giam. Lúc đó, phản ứng duy nhất của mọi người trong phiên toà là từ phía vợ Ebbers, bà ngồi khóc lặng lẽ với sự an ủi của cô con gái. Ebbers và gia đình đã rời khỏi toà mà không có bình luận gì. Với họ những sai phạm tài chính đã quá rõ ràng. Từ trước đến nay, báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy mà, nhiều công ty đã sử dụng chính công cụ này để “che dấu” những thua lỗ trong kinh doanh, lừa dối các nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến “một nghịch lý đáng buồn đối với báo cáo tài chính, một công cụ vốn được xem là cái gậy của các cơ quan quản lý nhằm duy trì tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh”, như lời John Patosa, cựu giám đốc Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) đã từng nhận xét, “đó là càng che dấu tài chính bao nhiêu thì lại càng dễ phơi bày những lỗi lầm bấy nhiêu”. Bernie Ebbers, một cựu huấn luyện viên bóng rổ, đã góp công lớn trong việc đưa Worldcom từ một công ty nhỏ tại vùng Mississippi hẻo lánh trở thành một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất trên thế giới trong vòng chưa đầy 15 năm. Ông chỉ là một trong 6 cựu thành viên ban lãnh đạo của Worldcom bị truy tố sau những bê bối tài chính dẫn đến sự sụp đổ Worldcom, một thời là biểu tượng của ngành viễn thông Mỹ. Đã có thời điểm, giá trị của Worldcom trên thị trường chứng khoán vượt qua con số 100 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù được đánh giá như một trong những thành viên năng động và nhạy bén nhất của Worldcom trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh vào thập kỷ 90 nhưng tại toà án Ebber luôn nói là mình không biết gì về các chi tiết tài chính của tập đoàn. Và khi công việc kinh doanh sa sút, Worldcom đã che dấu khó khăn với các cổ đông bằng những gian lận kế toán trong báo cáo tài chính lên đến trên hàng chục tỷ USD. Suốt thời gian xét xử, Ebbers luôn bác bỏ các tội danh do tòa đưa ra và tự bào chữa rằng chỉ ông nắm được rất ít tin tức về tình hình tài chính của Worldcom, những sai phạm trong báo cáo tài chính chủ yếu thuộc về cựu giám đốc tài chính Worldcom, Scott Sullivan. Trước khi quyết định rằng Ebber có phạm tội hay không, bồi thẩm đoàn đã cân nhắc rất kỹ lời khai của Ebber và Scott Sullivan, người luôn cho rằng những gian lận của mình là làm theo lệnh của Ebbers. Việc Worlcom sụp đổ đã kéo theo phản ứng dây chuyền khiến giá cổ phiếu của nhiều hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và chính phủ Mỹ đã phải cải cách lại toàn bộ các quy định hiện hành về kế toán. Trong khi những gian lận tại Enron liên quan tới các thủ thuật kế toán tinh vi thì tại Worlcom các gian lận diễn ra rất đơn giản. Worlcom khi đó đã tăng giả mạo các chỉ số kế toán hiện hành và bỏ đi các số liệu về vốn theo thời gian mà nhẽ ra phải công bố công khai. Về bản chất, Worlcom đã chuyển dịch một loạt các con số từ cột này sang cột khác trong báo cáo tài chính. Những gian lận tài chính của Worldcom được đưa ra ánh sáng chưa đầy một năm sau việc Enron phá sản do những scandal tài chính hàng chục tỷ USD. Vụ việc của Worldcom và Enron được đánh giá là hai vụ phá sản lớn nhất trong lịch sự nước Mỹ. Theo ước tính thì Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỷ USD và trên 20000 nhân viên bị mất việc làm. Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Worldcom đã đổi tên thành MCI. Điều đáng quan tâm là không chỉ có hai đại gia Enron và Worldcom trực tiếp tham gia vào những gian lận trong báo cáo tài chính mà lúc đó còn có rất nhiều “thế lực ngầm” khác trợ giúp. Và ngân hàng CIBC (Canadian Imperial Bank of Commerce) là một trong những thế lực ngầm như vậy. Mới đây, tập đoàn ngân hàng này đã chấp nhận bỏ ra 80 triệu USD để dàn xếp các khoản chi phí của hãng liên quan đến việc sụp đổ của Enron. SEC cho biết sẽ kiện ba thành viên đang và nguyên là nhân viên điều hành cao cấp của CIBC. Hai trong số ba nhân viên trên đã giải quyết vụ kiện và đảm bảo sẽ bồi thường 600.000 USD. SEC đã khởi tố CIBC và ba nhà điều hành của tập đoàn này về tội “đã giúp Enron lừa dối các nhà đầu tư thông một dãy các giao dịch trong báo cáo tài chính với cấu trúc phức tạp trong một vài năm trước khi Enron phá sản”. Bản án được tuyên đã khiến rất nhiều công tố viên thở phào nhẹ nhọm bởi gần 2 năm nay việc xét xử các thành viên của Worlcom luôn được xem là khó khăn nhất trong lịch sử ngành toà án Mỹ. Và việc tuyên bố Ebber phạm tội sẽ làm nền tảng cho việc xét xử ba thành viên khác của của Worlcom trong thời gian tới với nhiều chứng cứ và đánh giá phức tạp hơn nhiều. Nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định rằng việc xét xử “thẳng tay” các thành viên ban lãnh đạo Worldcom là một trong những thành công lớn nhất của ngành tòa án Mỹ trong cuộc chiến chống tham nhũng và gian lận tài chính. Theo Stephen Culter, giám đốc Ban hoà giải của SEC thì “ngày nay, các hành động che dấu thua lỗ trong báo cáo tài chính của các công ty Mỹ bị phanh phui đã chứng tỏ rằng chẳng có một sự thiết lập tài chính nào hay bất kể một nhà điều hành nào có thể che dấu các giao dịch tài chính mang đầy tính chất phức tạp và gian lận của các ông chủ giàu có”. Có thể nói rằng, báo cáo tài chính của mỗi công ty sẽ chứng minh rằng công ty đang hoạt động bình thường và cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiếc thay, hiện nay tính trung thực trong các báo cáo tài chính không còn được trung thực! Câu hỏi đặt ra là, vì sao xảy ra tình trạng ấy và cần làm gì để khắc phục? Báo cáo tài chính, phơi bày hay che dấu (Tiếp theo và hết) Đã đọc: 5405 lượt. Có thể khẳng định rằng phần lớn các báo cáo tài chính của các công ty trên thế giới hiện này còn chứa đựng những thông tin thiếu trung thực nhằm những mục đích khác nhau. Với một số tập đoàn lớn, sự thiếu trung thực phổ biến nhất là biến lỗ thành lãi, hay còn gọi là tạo ra tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Thực chất của vấn đề này là tránh cổ phiếu tụt giá làm nản lòng các nhà đầu tư. Vì vậy, trong khi thực chất con số thua lỗ ngày một tăng thì nhiều công ty để che dấu sự thật đã khuyếch trương thanh thế để vay vốn được ngân hàng, nâng giá cổ phiếu,… Khi đó “những diễn viên ảo thuật” cần có một báo cáo tài chính đẹp, tức là phải phản ánh tình trạng tài chính của công ty một cách lành mạnh, có lãi, thậm chí lãi năm sau phải cao hơn năm trước. Thế là bộ máy kế toán phải ra sức “vận dụng sáng tạo” để đưa ra kết quả theo ý muốn của những ông chủ. Trong năm 2003, người dân châu Âu đã hồi hộp theo dõi vụ “Enron châu Âu”, Royal Ahold, tập đoàn bách hoá Hà Lan có lịch sử 116 năm đã tuyên bố khai vượt lợi nhuận của chi nhánh dịch vụ thực phẩm Mỹ ít nhật là 500 triệu USD và đã phát ra những vụ giao dịch phi pháp tại Argentina Năm đó, giá cổ phiếu của Ahold đã giảm 2/3 khiến hàng triệu người đầu tư vào cổ phiếu Blue-chip của Ahold lo lắng. Giám đốc điều hành Cees Van der Hoeven và trợ lý đã từ chức. Albert Heijin, người cháu nội 76 của người sáng lập Ahold đã xuất hiện trên truyền hình Hà Lan để trấn an người dân rằng, hệ thống siêu thị trong nước của Ahold, nhà phân phối thực phẩm lớn thứ ba trên thế giới, vẫn rất an toàn. Trên khắp châu Âu, các tờ báo đang gọi Royal Ahold là “Enron của châu Âu”. Ahold có rất nhiều điểm chung với các công ty Mỹ đã đi lạc lối trong thời kỳ “phát triển bong bóng” vào cuối những năm 90. Giống như Tyco và Worldcom, Ahold đã đạt được những thành công liên tiếp, thu mua hàng loạt các chuỗi các cửa hàng và thiết lập nên một chuỗi các siêu thị với doanh thu lên tới 1,9 tỷ USD/năm. Van der Hoeven được ca ngợi là chơi tốt trong cuộc sáp nhập và thanh lý. Nhưng sau đó, Ahold bắt đầu phải đấu tranh vật lộn trong thị trường có nhiều biến động và phải vay mượn rất nhiều để tiếp tục trò chơi. Đó là bối cảnh cho sự thua lỗ 500 triệu USD. Giống như tất cả các nhà phân phối khác, Ahold được hưởng một khoản chiết khấu từ các nhà cung cấp nếu đạt được một mức doanh số nhất định, như chi nhánh tại Mỹ đã tính cả những khoản chiết khấu đó vào thu nhập của mình trước khi đạt được ngưỡng doanh thu đó, khiến lợi nhuận thu được vượt trội lên. Các quan chức Mỹ đang điều tra ra đã có ba bộ hồ sơ được trình lên đại diện các cổ đông. Các nhà giám sát chứng khoán Hà Lan đã theo dõi mức giá giao dịch nội bộ dựa trên một khối lượng lớn cổ phiếu được giao dịch trước khi Ahlod công bố rộng rãi về vụ “xì căng đan” của mình. Một điểm giống Eron nữa là Ahold đã gặp phải những rắc rối ngay chính tại “trong ruột mình”. Trong bản báo báo cáo tài chính hàng năm, năm 2001, Ahold đã che giấu sự thật rằng khoản lợi nhuận 1 tỷ USD theo Luật kiểm toán Hà Lan của mình đáng lẽ chỉ đáng 109 triệu USD theo Luật kiểm toán Mỹ vì Hà Lan có những cơ chế rất thoáng cho các công ty khi tính giá thu mua. Ngoài ra, có một nghịch lý khác đó là nhiều công ty nhỏ cũng cố ý “biến tướng” báo cáo tài chính theo chiều hướng ngược lại, tức là “biến lãi thành lỗ”. Lý do chính là để tránh thuế. Bán hàng không phát hành hoá đơn làm giảm doanh thu, giảm thuế phải nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tại Mỹ và châu Âu, các cơ quản lý than phiền về các báo cáo tài chính gian dối nhưng nhiều khi chính họ cũng tự cần xem lại những biện pháp quản lý và pháp luật đã tạo ra “sức ép” và những thuận lợi cho tình trạng thiếu trung thực trong báo cáo tài chính của các công ty. Thuế cao tại Mỹ là một động cơ đẩy các công ty vào hành vi trốn thuế nếu muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính của các cơ quan chức năng Mỹ đã bị buông lỏng trong thời gian khá dài. Các quy định pháp luật về kế toán khá lạc hậu từ hàng chục năm nay. Chỉ sau khi xảy ra hai vụ scandal động trời của Enron và Worldcom thì một số quy định về tài chính mới được ban hành nhưng vẫn còn khiên cưỡng, đôi khi khập khiễng đến mức không thế chấp nhận được”, H.Barringer, giám đốc Công ty Luật Willikie Farr&Gallagher cho biết. Câu hỏi đặt ra là làm gì để Mỹ và châu Âu không còn chứng kiến những Enron, Worldcom hay Ahold tương tự trong tương lai? Đây là câu hỏi không dễ trả lời song cũng có những căn cứ hy vọng nếu: Thứ nhất, các cơ quan chức năng xem xem xét lại các quy định về kế toántài chính, sớm ban hành những quy định mới và thi hành mộ cách nhất quán. Thứ hai, cải tổ công tác kiểm toán đối với tập đoàn, công ty trên toàn nước Mỹ và châu Âu. Chất lượng các cuộc kiểm toán cũng cần được coi trọng. Thứ ba, giảm thuế để các công ty có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường vốn đã vô cùng khốc liệt. Người Mỹ và châu Âu hy vọng những năm tới vấn đề trên sẽ được giải quyết để họ không còn phải nơm nớp lo sợ một lúc đó những cổ phiếu mình đang cầm trong tay sẽ trở thành “tờ giấy vụn” chỉ trong vòng một đêm chỉ vì những gian lận trong báo cáo tài chính bị phanh phui. (Theo www.bwportal.com) Bản chất hơn hình thức Đã đọc: 13003 lượt. Trong khoa học kế toán có một nguyên tắc "Bản chất hơn hình thức", dịch theo nguyên bản tiếng Anh "Substance over form". Như vậy nguyên tắc này được hiểu như thế nào? và nó thể hiện trong các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam như thế nào? Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01 - Chuẩn mực Chung - mục Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán có yêu cầu về tính Trung thực. Tính Trung thực, theo VAS, có nghĩa là "Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh." Đoạn 12 - VAS 21 - Trình bày Báo cáo tài chính nêu ra yêu cầu về cung cấp thông tin của Báo cáo tài chính là thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đáng tin cậy. Trong đó, Báo cáo tài chính chỉ cung cấp thông tin đáng tin cậy khi: - Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; - Trình bày khách quan, không thiên vị; - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Như vậy, nguyên tắc "Bản chất hơn hình thức" được lồng vào trong nội dung của các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Một số trường hợp thể hiện nguyên tắc "Bản chất hơn hình thức" trong kế toán Tài sản cố định: 1. Tài sản thuê tài chính Theo VAS 06 - Thuê tài sản: "Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản." Về mặt hình thức, các tài sản thuê tài chính này doanh nghiệp được sử dụng theo hợp đồng thuê. Vậy lý do tại sao các tài sản thuê này lại được hạch toán như là một khoản tài sản của Doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán? trong khi nó là tài sản đi thuê. Nhưng về mặt bản chất, một tài sản được chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản thì có nghĩa là tài sản đó thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Và tài sản này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Như vậy, tài sản thuê tài chính thoả mãn định nghĩa Tài sản theo VAS 01 - Chuẩn mực chung. 2. Hoạt động bán, tái thuê Tài sản Lấy ví dụ về trường hợp Công ty kiểm toán ABC thực hiện hoạt động bán toà nhà trụ sở của mình cho một công ty cho thuê tài chính và thực hiện thuê lại theo một hợp đồng thuê tài chính. Giả định, giá trị toà nhà bán và thuê lại của Công ty cao hơn giá trị còn lại trên sổ kế toán tại thời điểm giao dịch. Lúc này tạo ra phần thu nhập do hoạt động bán. Tuy nhiên, phần thu nhập này được ghi nhận hoãn lại trên Bảng cân đối kế toán (tài khoản 3387) thay vì ghi nhận vào Báo cáo Kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì sao? Về mặt hình thức, đây là hoạt động bán tài sản, có sự chuyển giao quyền sở hữu và phát sinh khoản thu nhập. Và tài sản thuê lại tài chính là tài sản đi thuê. Lúc này phát sinh 02 giao dịch được hạch toán là giao dịch bán và giao dịch thuê. Các giao dịch này hoàn toàn tách biệt. Nhưng xét về bản chất, Công ty kiểm toán ABC vẫn hoạt động bình thường tại trụ sở của mình mà không bị ảnh hưởng gì của hoạt động bán và thuê. Tất cả các hoạt động bán và thuê chỉ là các hoạt động được thực hiện thông qua các giao dịch qua lại bằng nhiều hình thức như fax, mail, văn bản, các hoạt động này không tác động đến hoạt động của trụ sở của công ty ABC. Thực tế cho thấy, chi phí khấu hao mà ABC được khấu trừ vào thu nhập trong tương lai chỉ bằng giá trị còn lại của Toà nhà trụ sở. Trong khi đó hoạt động bán và thuê lại làm phát sinh chi phí bằng giá trị thuê lại (lớn hơn giá trị còn lại) và một khoản thu nhập (chênh lệch giữa giá bán và thuê lại với giá trị còn lại). Do đó, để đảm bảo nguyên tắc "Bản chất hơn hình thức", trong trường hợp này kế toán phải hoãn lại khoản thu nhập qua hoạt động bán và thuê lại, khoản thu nhập này sẽ được phân bổ dần giảm chi phí thuê lại Trụ sở tương ứng với thời gian thuê lại. Việc hạch toán như vậy đảm bảo chi phí được khấu trừ vào thu nhập trong tương lai của ABC đúng bằng giá trị còn lại của Trụ sở. Chi tiết hạch toán kế toán đối với hoạt động bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính được trình bày tại Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003. Bản quyền: www.kiemtoan.com.vn giữ bản quyền bài viết này. Khi sử dụng hoặc trích dẫn từng phần của bài viết này cần phải ghi đầy đủ các thông tin như sau: Phan Long, CPA. (2006).Bản chất hơn hình thức. Bản quyền www.kiemtoan.com.vn Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Đã đọc: 34839 lượt. Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì?. Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không?. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị, để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này. 1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất. Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê. 2. Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 2.1. Sự giống nhau * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý. 2.2. Sự khác nhau * Mục đích: - Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. * Đối tượng phục vụ: - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê) * Đặc điểm của thông tin: - Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư. - Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị. * Nguyên tắc cung cấp thông tin: - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp. - Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc. * Phạm vi của thông tin: - Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. - Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. * Kỳ báo cáo: - Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm * Quan hệ với các môn khoa học khác: Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin. * Tính bắt buộc theo luật định: - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc. - Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành). [...]... kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, vì vậy kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết Kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động-đâu là lựa chọn ưu tiên ? Đã đọc: 9981 lượt Có 3 phương pháp tiếp cận tài chính đối với Kiểm toán nhà nước, đó là: Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán xác nhận ( Báo cáo tài chính) và Kiểm. .. Về vấn đề này, tuyên bố Lima của INTOSAI đã đề cập như sau: Việc cần có loại kiểm toán tuân thủ pháp luật thong thường đối với các vấn đề tài chính là điều không phải tranh cãi; tuy nhiên loại kiểm toán này có thể được bổ sung bằng loại kiểm toán hoạt động 2 Kiểm toán tài chính, nội dung cốt lõi của Kiểm toán Nhà nước Tại hầu hết các quốc gia, các loại hình kiểm toán chủ yếu thường là kiểm toán tuân... cuộc kiểm toán báo cáo tài chính GAAS - bao gồm cả những yêu cầu liên quan đến việc đào tạo về mặt kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên vì vậy phải xem xét GAAS có đề cập đến những kỹ năng tương tự yêu cầu đối với kiểm toán báo cáo tài chính để thực hiện việc điều tra pháp lý hay không? • Nếu không cần thiết phải mởi rộng các thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán viên, kiểm toán viên. .. phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị là kế toán chi tiết không? Để hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các "thuật ngữ" trên ta cần phân tích mối quan hệ giữa kế toán tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằn trình bày các số liệu báo cáo mang tính tổng hợp về tình hình tài sản,... xem xét Kiểm toán viên sẽ xác định ranh giới giữa thủ tục kiểm tra báo cáo tài chính và thủ tục phục vụ mục đích tư vấn cho khách hàng ở đâu? Kiểm toán viên có kinh nghiệm cần thiết để đưa ra ý kiến Báo cáo tài chính hay không? Kiểm toán viên có độc lập trong khi đưa ra ý kiến thuộc về cảm tính hay không? Hướng dẩn của GAAS cũng mơ hồ và bị giới hạn trong vấn đề này Phần kết: Rõ ràng, kiểm toán viên được... hiện thanh toán ( tiền kiểm) hoặc có thể diễn ra sau khi thanh toán( hậu kiểm) Kiểm toán tuân thủ pháp luật đôi khi được mở rộng để bao gồm cả việc xem xét tính đúng đắn Kiểm toán xác nhận ( Báo cáo tài chính ) là một loại kiểm toán tuân thủ đang trở thành quan trọng hơn trong những năm gần đây Là loại kiểm toán bao gồm công việc kiểm toán và việc trình bày ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính... các kiểm toán viên, thông thường, chỉ gửi thư xác nhận đối với các khoản hoặc đối với các đối tượng được theo dõi trên khoản mục Phải trả nhà cung cấp Khi đó, thư xác nhận công nợ mới đạt hiệu quả cao Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số! (Phần đầu) Đã đọc: 10737 lượt Kiểm toán viên cần phải hiểu và tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán số 99 (SAS99) - Xem xét gian lận trong kiểm toán báo cáo tài. .. rằng cơ quan kiểm toán sẽ bồi dưỡng được các kỹ năng cần thiết và các kiểm toán viên có năng lực thực hiện loại công việc này có thể được phát hiện và được đào tạo chuyên sâu 5 Kết luận - Kiểm toán tài chính luôn đóng vai trò quan trọng - Kiểm toán hoạt động có thể cải thiên ảnh hưởng của kiểm toán - Kiểm toán hoạt động phải chứng minh được hiệu quả của đồng vốn - Việc bắt đầu áp dụng kiểm toán hoạt động... Tiến hành làm việc với những tài liệu sẵn có, kiểm toán viên xem xét lại các tài liệu liên quan đến việc bán hàng thông qua hoá đơn Họ điều tra được rằng, tên và địa chỉ người trả mâu thuẫn với hoá đơn mà việc chi trả được uỷ quyền cho người thủ kho Sau đó kiểm toán viên đã yêu cầu được cung cấp những hoá đơn liên quan đến việc huỷ bỏ các Séc thanh toán cho người bán hàng Kiểm toán viên đã phát hiện... biệt, hãy xem vấn đề này có lien quan đến hệ thống quản lý hay không? Kiểm toán viên phải cân nhắc xem gian lận có bộc lộ là ảnh hưởng lên toàn bộ và có cần mức độ chính trực của người quản trị hay không? Nếu kiểm toán viên quyết định những sai sót xảy ra do gian lận và là trọng yếu hoặc kiểm toán viên không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của gian lận đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên có thể . Ti`m kiê´m Kiểm toán viên đối với vấn đề Going concern theo ISA Đã đọc: 12546 lượt. Phạm Văn Cung - ACCA 1. Thế nào là Going concern (GC) Một doanh. thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán viên, kiểm toán viên kết luận họ thực hiện các thủ tục một cách thành thạo, tiếp theo kiểm toán viên có

Ngày đăng: 25/12/2013, 19:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng lưu chuyển tiền tệ là một trong những bảng tài chính quan trọng của doanh nghiệp - Tài liệu Kiểm toán viên đối với vấn đề Going concern theo ISA pptx
Bảng l ưu chuyển tiền tệ là một trong những bảng tài chính quan trọng của doanh nghiệp (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w