3 Chương 1 MỘTSỐVĂNBẢNLIÊNQUANTỚI ĐẢM BẢOCHẤTLƯỢNGTHUỐC Bài 1 TÓM TẮT LUẬT DƯỢC CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Phần A: CĂN CỨ, SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. CĂN CỨ XÂY DỰNG LUẬT DƯỢC 1.1. Nghị quyết của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ hai về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI 1.2. Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004. 1.3. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế chủ trì soạn thảo Dự án Luật Dược. 2. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT DƯỢC 2.1. Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt liênquan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng. 2.2. Quốc hội ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 và Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 1993, 2003 (mới). 2.3. Hiện nay, hệ thống các vănbản pháp luật về dược chủ yếu là các vănbản dưới luật, còn tản mạn, hiệu lực thấp và không đồng bộ. Nhiều điểm còn bất cập trong điều hành hoạt động về dược. 2.4. Việc cung ứng thuốc - Xã hội: bảođảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc đạt chấtlượng cho nhân dân, - Kinh tế: kinh doanh có hiệu quả. 2.5. Chính sách quốc gia về thuốc được Chính phủ phê duyệt tháng 06/1996 với hai mục tiêu cơ bản là bảođảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc cho nhân dân, bảođảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả. 2.6. Nhìn chung, các nước trên thế giới đều ban hành Luật về Dược. Cộng đồng Châu Âu cũng có Luật Dược chung cho cả Cộng đồng. * Vì vậy, việc ban hành Luật Dược là hết sức cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về dược, thực hiện được các mục tiêu mà Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam đã đề ra, bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong sử dụng thuốc có chất lượng, an toàn và hợp lý. 3. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 3.1. Luật Dược phải thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 4 3.2. Luật Dược phải bảođảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. 3.3. Hoạt động dược là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người, do đó Luật Dược phải có các qui định bảođảmquản lý chặt chẽ hoạt động dược từ sản xuất, lưu thông, phân phối buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin, quảng cáo thuốc đến sử dụng thuốc 3.4. Luật Dược phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản lý hoạt động dược trong những năm qua và việc xây dựng hệ thống vănbản qui phạm pháp luật về dược 3.5. Các quy định của Luật Dược phải tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược trong việc hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới 3.6. Luật Dược là vănbản pháp quy cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động liênquantớithuốc Phần B: BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DƯỢC Bố cục của Luật Dược gồm 11 Chương, 73 Điều, tóm tắt như sau: 1. Chương I: Những quy định chung Gồm 9 điều (từ Điều1 đến Điều 9): quy định những vấn đề có tính chung nhất của luật - Chi phối toàn bộ nội dung của Luật ở các Chương, điều tiếp theo. Trước hết, Luật xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Dược, giải thích từ ngữ, chính sách của nhà nước, dự trữ quốc gia, quản lý, thanh tra . - Luật còn quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh thuốc, (Điều 9). 2. Chương II: Kinh doanh thuốc Gồm 25 điều (từ Điều 10 đến Điều 34) được chia làm 7 mục, quy định các điều kiện kinh doanh, lưu hành thuốc, sản xuất , xuất, nhập khẩu , bán buôn , bán lẻ , dịch vụ kiểm nghiệm, dịch vụ bảoquản thuốc. 3. Chương III: Đăng ký, lưu hành thuốc Gồm 4 điều (từ Điều 35 đến Điều 38), quy định về đăng ký, lưu hành thuốc, nhãn và thu hồi thuốc. 4. Chương IV: Thuốc đông y và thuốc từ DL Gồm 7 điều (từ Điều 39 đến Điều 45): Trồng cây thuốc, chất lượng, bảoquản DL, sản xuất, xuất, nhập khẩu, đăng ký và buôn bán thuốc. 5. Chương V: Đơn thuốc và sử dụng thuốc Gồm 2 điều (Điều 46 và Điều 47), Quy định việc kê đơn thuốc, và yêu cầu đối với người sử dụng thuốc. 6. Chương VI: Cung ứng thuốc trong cơ sở khám, chữa bệnh 5 Gồm 3 điều (Điều 48 đến Điều 50), quy định điều kiện đảmbảo cung ứng thuốc, pha chế thuốc trong cơ sở điều trị 7. Chương VII : Thông tin, quảng cáo thuốc Gồm 3 điều (từ Điều 51 đến Điều 53), quy định nội dung, phạm vi thông tin, quảng cáo thuốc 8. Chương VIII: Thử thuốc trên lâm sàng Gồm 9 điều (từ Điều 54 đến Điều 62), Thuốc nào thử lâm sàng, cơ sở thử lâm sàng, người tham gia thử lâm sàng, quyên và nghĩa vụ của các bên, các giai đoạn và thủ tục thử lâm sàng. 9. Chương IX: Quản lý các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ Gồm 4 điều (từ Điều 63 đến Điều 65), quy định các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ phải được kiểm soát đặc biệt, Bộ Y tế sẽ quy định danh mục các thuốc phải được kiểm soát đặc biệt và điều kiện kinh doanh thuốcthuộc loại kiểm soát đặc biệt. 10. Chương X: Tiêu chuẩn chấtlượngthuốc và việc kiểm nghiệm thuốc Gồm 5 điều (từ Điều 66 đến Điều 70), có hai cấp độ: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất; 11. Chương XI : Điều khoản thi hành Gồm 3 điều (từ Điều 71 đến Điều 73), quy định việc áp dụng Luật này đối với các hoạt động liênquan đến thuốc; Có hiệu lực từ 1/ 10/ 2005 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Phần C: MỘTSỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG LUẬT DƯỢC LIÊNQUANTỚI ĐẢM BẢOCHẤTLƯỢNGTHUỐC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng + Luật này quy định việc kinh doanh thuốc; đăng ký, lưu hành thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chấtlượngthuốc và kiểm nghiệm thuốc. + Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 6 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 1.2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: + Dược là thuốc và hoạt động liênquan đến thuốc. + Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. + Tiêu chuẩn chấtlượngthuốcbao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảoquản và các yêu cầu khác có liênquan đến chấtlượng thuốc. Tiêu chuẩn chấtlượngthuốc được thể hiện dưới hình thức vănbản kỹ thuật. + Thuốc kém chấtlượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chấtlượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. + Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộcmột trong những trường hợp sau đây: - Không có dược chất; - Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; - Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; - Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác. + Kiểm nghiệm thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó. 1.3. Những hành vi bị nghiêm cấm Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốcthuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký hoặc giới thiệu cho thầy thuốc. 1.4. Hình thức kinh doanh thuốc Kinh doanh thuốcbao gồm các hình thức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảoquản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc. 2. DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM THUỐC 2.1. Điều kiện đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt trong kiểm nghiệm thuốc. Trường hợp phòng kiểm nghiệm của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc muốn làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung 7 chức năng làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. 2.2. Quyền của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc + Kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc, thuốcbán thành phẩm, thuốc thành phẩm. +Trả lời kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm. + Được hưởng tiền thù lao làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc theo quy định. 2.3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc + Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm. + Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do kết quả kiểm nghiệm sai. 3. THUỐC ĐÔNG Y VÀ THUỐC TỪ DƯỢC LIỆUChấtlượng của dược liệu Dược liệu đưa vào sản xuất, chế biến hoặc cân thuốc theo thang phải bảo đảmchấtlượng theo đúng quy định. Tổ chức, cá nhân cung ứng phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chấtlượng của dược liệu do mình cung ứng. 4. TIÊU CHUẨN CHẤTLƯỢNGTHUỐC VÀ VIỆC KIỂM NGHIỆM THUỐC 4.1. Tiêu chuẩn chấtlượngthuốc + Tiêu chuẩn chấtlượngthuốc của Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. + Tiêu chuẩn quốc gia về chấtlượngthuốc và các phương pháp kiểm nghiệm thuốc được quy định tại Dược điển Việt Nam. Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc xây dựng và công bố. Tiêu chuẩn cơ sở không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia về chấtlượng thuốc. + Chính phủ quy định việc ban hành Dược điển Việt Nam, việc áp dụng dược điển nước ngoài, dược điển quốc tế tại Việt Nam. 4.2. Kiểm nghiệm thuốc + Việc kiểm nghiệm thuốc phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn chấtlượngthuốc của cơ sở sản xuất đã đăng ký. Trường hợp áp dụng phương pháp khác không theo phương pháp trong tiêu chuẩn đã đăng ký thì phải được sự chấp thuận của Bộ Y tế. + Trường hợp có nghi ngờ về thành phần hoặc chấtlượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc được áp dụng các phương pháp khác với các phương pháp trong tiêu chuẩn đã đăng ký để kiểm tra và đã ra kết quả kiểm nghiệm chấtlượng thuốc. + Bộ trởng Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục lấy mẫu, lưu mẫu thuốc và nội dung kiểm nghiệm chấtlượng thuốc. 4.3. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc 8 Cơ sở kiểm nghiệm thuốcbao gồm cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc, doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, phòng kiểm nghiệm thuốc của cơ sở kinh doanh thuốc. 4.4. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc + Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc giúp cơ quanquản lý nhà nước về dược trong việc xác định chấtlượng thuốc. + Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc được quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này. + Chính phủ quy định hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc. 4.5. Giải quyết khiếu nại về kết luận chấtlượngthuốc + Các cơ sở kinh doanh thuốc có quyền khiếu nại về kết luận chấtlượngthuốc của cơ quanquản lý nhà nước về dược. + Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, cơ quan giải quyết khiếu nại về kết luận chấtlượng thuốc. 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 5.1. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005. Các quy định trớc đây trái với Luật này đều bãi bỏ. 5.2. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 ĐỂ NẮM VỮNG VỀ LUẬT DƯỢC, CẦN NGHIÊN CỨU VĂNBẢN LUẬT DƯỢC CHI TIẾT . 3 Chương 1 MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN TỚI ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC Bài 1 TÓM TẮT LUẬT DƯỢC CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2005/QH11. chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật. + Thuốc